Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Khảo sát tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.56 KB, 62 trang )

SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ


ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SƠ

KHẢO SÁT TỶ LỆ TƯƠNG TÁC THUỐC
TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ
CẦN THƠ

Chủ nhiệm đề tài : DS. Nguyễn Tạ Hải Giang

Cần thơ, năm 2021


SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ


ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SƠ

KHẢO SÁT TỶ LỆ TƯƠNG TÁC THUỐC
TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ
CẦN THƠ
Chủ nhiệm đề tài : DS. Nguyễn Tạ Hải Giang
Cộng sự đề tài


: DS. Nguyễn Thị Thanh Xuân
DSTH. Nguyễn Thị Phương Lan
DSCĐ. Lương Ngọc Khánh

Cần thơ, năm 2021


TĨM TẮT NGHIÊN CỨU

Mở đầu: Tương tác thuốc có thể ảnh hưởng đến cách thức hoạt động
của thuốc hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Tỷ lệ phản ứng có
hại (ADR) khi kết hợp nhiều loại thuốc sẽ tăng theo cấp số nhân. Tương
tác thuốc trên sản phụ là vấn đề quan trọng cần được quan tâm do khi
đang cho con bú, nếu chẳng may bị bệnh, hoặc đã có những bệnh mãn
tính, người mẹ bắt buộc phải dùng thuốc thì dù muốn hay khơng, chất
lượng của sữa cũng bị ảnh hưởng.
Hàng năm, bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ tiếp nhận số lượng lớn
sản phụ ở các bệnh viện tuyến dưới hoặc cơ sở điều trị khác chuyển đến.
Có nhiều sản phụ có tình trạng bệnh lý phức tạp, địi hỏi sự chăm sóc đặc
biệt cùng với phác đồ điều trị kết hợp nhiều thuốc. Điều đó khiến tương
tác thuốc ln là vấn đề được quan tâm trong điều trị.
Mục tiêu:
1. Đánh giá tỷ lệ tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng tại Bệnh
viện Phụ sản thành phố Cần Thơ.
2. Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý tại Bệnh viện phụ
sản thành phố Cần Thơ.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả, thực hiện trên 350
bệnh án và thuốc nằm trong danh mục thuốc được sử dụng tại Bệnh viện Phụ
sản Thành phố Cần Thơ năm 2021. Tiêu chuẩn chọn mẫu: Hồ sơ bệnh án ra viện
tại các khoa Hậu sản, Hậu Phẫu, Khoa Phụ, Sản Bệnh, Khoa Sanh. Thực hiện

phân tích tương tác thuốc đối với những cặp thuốc được chỉ định liền kề nhau
trong giới hạn T1/2 của thuốc.Và thuốc nằm trong danh mục thuốc được sử
dụng tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ năm 2021.Tiêu chuẩn loại trừ:
Bệnh án sử dụng ít hơn 2 thuốc. Thuốc phối hợp đa vitamin và khoáng chất, sinh
phẩm, vaccine và thuốc có nguồn gốc dược liệu.
Kết quả: Có 51 bệnh chính được sử dụng trong bệnh án. Trong đó, bệnh
chính chăm sóc bà mẹ vì tử cung có sẹo mổ trước đó chiếm tỷ lệ cao nhất là
22.86% với 80 bệnh án, tiếp theo là bệnh chính chăm sóc bà mẹ vì ngơi đầu cao


lỏng khi đủ tháng có tỷ lệ 15.43% với 54 bệnh án. Thấp nhất là có 19 bệnh chính
chỉ với 1 bệnh án chiếm 0.29%. Số thuốc trung bình trong một bệnh án điều trị
tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ là 6.46 ± 2.65. Số thuốc được kê
trong bệnh án ít nhất là 02 thuốc và nhiều nhất 19 thuốc. Có 14 nhóm thuốc
được sử dụng kê đơn trong bệnh án. Trong đó, nhóm chống nhiễm khuẩn chiếm
tỷ lệ cao nhất là 24.73% với 558 lượt kê đơn, tiếp theo là nhóm thuốc có tác
dụng thúc đẻ và chống đẻ non có tỷ lệ 21.32% với 481 lượt kê đơn. Nhóm thuốc
chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh là nhóm có tỷ lệ kê
đơn thấp nhất với 02 lượt kê đơn, chiếm tỷ lệ 0.09%. Có 26 cặp tương tác thuốc.
Trong 350 bệnh án có 110 bệnh án có tương tác thuốc, chiếm tỷ lệ 31.43%.
Trong 110 bệnh án có tương tác, tổng số lần các cặp tương tác xuất hiện 147 lần.
Trong đó, cặp Misoprostol + Oxytocine có số lần xuất hiện chiếm tỷ lệ cao nhất
là 32.65% với 48 lần, tiếp theo là cặp Ketorolac + Gentamycin với tỷ lệ 25.85%
có 38 lần. Có 10 cặp tương tác thuốc 1 lần xuất hiện chiếm tỷ lệ thấp nhất là
0.68%. Từ đó, những cặp tương tác có tần suất xuất hiện lớn hơn hoặc bằng 1%
tổng số bệnh án được đưa vào danh mục tương tác thuốc có tần suất gặp cao. Có
1 cặp tương tác đáng chú ý: Gentamycin + Rocuronium ( Nghiêm trọng), có 18 cặp
tương tác thuốc vừa phải và 7 cặp tương tác thuốc nhẹ.
Kết luận: Có 28 cặp tương tác thuốc. Có 110 bệnh án có tương tác thuốc,
chiếm tỷ lệ 31.43%. Trong 110 bệnh án có tương tác, tổng số lần các cặp tương

tác xuất hiện 147 lần. Cặp Misoprostol + Oxytocin có số lần xuất hiện chiếm tỷ
lệ cao nhất là 32.65% với 48 lần. Có 1 cặp tương tác đáng chú ý: Gentamycin +
Rocuronium ( Nghiêm trọng). Đánh giá mức độ tương tác cho thấy có 1 cặp
tương tác thuốc nghiêm trọng là Gentamycin + Rocuronium, có 18 cặp tương
tác thuốc vừa phải và 8 cặp tương tác thuốc nhẹ.


ABSTRACT

SUMMARY
Introduction: Drug interactions can affect the way a drug works or cause
unwanted side effects. The adverse drug reaction rate (ADR) when combining
multiple drugs increases exponentially. Drug interactions on pregnant women is
an important issue to be concerned especially breastfeeding period, if they’re ill
unfortunately or has chronic diseases, they must take drugs, whether they don’t
want and the milk volume is also affected.
Every year, Can Tho Gynecology Obstetrics hospital receives a large number of
transferred mothers from lower-level hospitals or other treatment facilities.
There are many pregnant women with complicated medical conditions, requiring
special care along with a multi-drug combination treatment regimen. That makes
drug interactions always a matter of concern in treatment.
Target:
1. Evaluation of drug interaction rates in clinical practice at Can Tho City
Obstetrics and Gynecology Hospital.
2. Develop a list of drug interactions that need attention at Can Tho Gynecology
Obstetrics Hospital.
Methods: A retrospective study performed on 350 medical records and drugs on
the list of drugs used at Can Tho Gynecology Obstetrics Hospital in 2021.
Sampling criteria: Medical records come out of hospital in the Departments of
Postpartum, Post-Surgery, Gynecology, Birth. Perform drug interaction analysis

for drug pairs that are indicated next to each other within the T1/2 limit of the
drug. And the drug is on the list of drugs used at Can Tho Gynecology
Obstetrics Hospital in 2021.


Exclusion criteria: History of using less than 2 drugs. Multivitamin and mineral
combination drugs, biological products, vaccines and drugs of medicinal origin.
RESULTS: There were 51 major diseases used in the medical records. In which,
the main disease taking care of the mother because the uterus has a scar from
previous surgery accounted for the highest rate of 22.86% with 80 medical
records, followed by the main disease taking care of the mother because the
head is high and loose when full term has the highest rate. 15.43% with 54
medical records. The lowest was 19 major diseases with only 1 case, accounting
for 0.29%. The average number of drugs in a medical record at Can Tho
Gynecology Obstetrics Hospital is 6.46 ± 2.65. The number of drugs prescribed
in the medical record is at least 02 drugs and at most 19 drugs. There are 14
groups of drugs that are used by prescription in medical records. In which, the
anti-infective group accounted for the highest rate of 24.73% with 558
prescriptions, followed by the group of drugs with effects of promoting labor
and preventing premature birth with the rate of 21.32% with 481 prescriptions.
The group of antipsychotic drugs and drugs affecting the nervous system was
the group with the lowest prescribing rate with 02 prescriptions, accounting for
0.09%. There are 26 pairs of drug interactions. Out of 350 medical records, there
were 110 cases with drug interactions, accounting for 31.43%. In 110 interacting
cases, the total number of interacting pairs appeared 147 times. In which, the
Misoprostol + Oxytocine pair had the highest occurrence rate of 32.65% with 48
times, followed by the Ketorolac + Gentamycin pair with the rate of 25.85%
with 38 times. There are 10 pairs of drug interactions with 1 occurrence,
accounting for the lowest rate of 0.68%. From there, pairs of interactions with a
frequency greater than or equal to 1% of the total number of medical records are



included in the list of drug interactions with high frequency. There are 1 pair of
interactions worth noting: Gentamycin + Rocuronium (Severe), there are 18
pairs of moderate drug interactions and 7 pairs of mild drug interactions.
Conclusion: There are 28 pairs of drug interactions. There were 110 medical
records with drug interactions, accounting for 31.43%. In 110 interacting cases,
the total number of interacting pairs appeared 147 times. The pair Misoprostol +
Oxytocin has the highest number of occurrences at 32.65% with 48 times. There
is 1 pair of interactions worth noting: Gentamycin + Rocuronium (Severe).
Evaluation of the interaction level showed that there was 1 pair of serious drug
interactions, Gentamycin + Rocuronium, 18 pairs of moderate drug interactions
and 8 pairs of mild drug interactions.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................3
1.1. Tương tác thuốc...................................................................................................3
1.2. Cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc.............................................................10
1.3. Tổng quan các nghiên cứu về tương tác thuốc...............................................15
CHƯƠNG 2................................................................................................................ 18
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................18
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................18
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................19
2.3. Đạo đức nghiên cứu............................................................................................23
CHƯƠNG 3................................................................................................................ 24
KẾT QUẢ................................................................................................................... 24
3.1. Đánh giá tỷ lệ tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng.............................24
3.2. Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý...............................................33

CHƯƠNG 4................................................................................................................ 40
BÀN LUẬN................................................................................................................40
4.1. Đánh giá tỷ lệ tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng.............................40
4.2. Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý...............................................41
KẾT LUẬN................................................................................................................47
KIẾN NGHỊ...............................................................................................................48


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

TỪ VIẾT
TẮT

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

1

ACTH

Adrenocorticotropic hormone

Hormone vỏ thượng
thận

2


CSDL

Database

Cơ sở dữ liệu

3

DNA

Deoxyribonucleic acid

Axit đêôxyribônuclêic

4

MAO

Monoamine oxydase

Monoamin oxydase

5

RNA

Ribonucleic acid

Axit ribonucleic


6

TTT

Drug information

Thơng tin thuốc

7

MM

Micromedex®

Micromedex®

8

HA

Huyết áp


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1. Bảng phân loại mức độ nặng của tương tác trong MM..........................12
Bảng 1.2. Bảng phân loại mức đợ y văn ghi nhận trong MM.................................13
Bảng 3.1 Bệnh chính của mẫu nghiên cứu...............................................................24
Bảng 3.2 Số thuốc trung bình trong mợt bệnh án....................................................27
Bảng 3.3 Các nhóm thuốc được kê đơn nhiều nhất.................................................27
Bảng 3.4 Tổng số cặp tương tác................................................................................28

Bảng 3.5 Tổng số bệnh án có tương tác....................................................................30
Bảng 3.6 Tần suất từng cặp tương tác xuất hiện trong bệnh án.............................30
Bảng 3.7 Cặp tương tác đáng chú ý..........................................................................32
Bảng 3.8 Đánh giá mức độ tương tác.......................................................................32


ĐẶT VẤN ĐỀ

Tương tác thuốc có thể ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của
thuốc hoặc gây ra tác dụng phụ khơng mong muốn. Tỷ lệ phản ứng có hại
(ADR) khi kết hợp nhiều loại thuốc sẽ tăng theo cấp số nhân. Một thống
kê dịch tễ học cho thấy tỷ lệ ADR là 7% ở bệnh nhân dùng phối hợp 6 –
10 loại thuốc, nhưng tỷ lệ này sẽ là 40% khi dùng phối hợp 16 – 20 loại
thuốc [1]., [3]..
Tương tác thuốc trên sản phụ là vấn đề quan trọng cần được quan
tâm do khi đang cho con bú, nếu chẳng may bị bệnh, hoặc đã có những bệnh
mãn tính, người mẹ bắt buộc phải dùng thuốc thì dù muốn hay không, chất
lượng của sữa cũng bị ảnh hưởng. Phần lớn thuốc người mẹ dùng đều được
chuyển vào sữa, trừ những thuốc có phân tử lượng rất lớn như insulin,
heparin... [1]., [3].. Dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú phải thật thận

trọng do một số thuốc có thể ảnh hưởng đến sự tiết sữa hoặc có thể bài
tiết qua sữa mẹ gây tác dụng không mong muốn cho trẻ. Mặc dù hầu hết
các thuốc qua được sữa mẹ chỉ bài tiết vào sữa với nồng độ nhỏ nhưng
vẫn có những thuốc có hoạt tính mạnh ở nồng độ thấp, có khả năng gây
tác dụng xấu đối với trẻ đang bú mẹ.
Hàng năm, bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ tiếp nhận số
lượng lớn sản phụ ở các bệnh viện tuyến dưới hoặc cơ sở điều trị khác
chuyển đến. Có nhiều sản phụ có tình trạng bệnh lý phức tạp, địi hỏi sự
chăm sóc đặc biệt cùng với phác đồ điều trị kết hợp nhiều thuốc. Điều đó

khiến tương tác thuốc ln là vấn đề được quan tâm trong điều trị. Việc
xây dựng một công cụ giúp kiểm soát tương tác thuốc, phù hợp với thực
tế lâm sàng của bệnh viện là rất cần thiết. Trên cơ sở đó, để góp phần tăng
cường kiểm sốt tương tác thuốc bất lợi trong thực hành lâm sàng. Đề tài
“ Khảo sát tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng tại Bệnh viện
Phụ sản thành phố Cần Thơ” với 2 mục tiêu sau:
1


Mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá tỷ lệ tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng tại Bệnh
viện Phụ sản thành phố Cần Thơ.
2. Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý tại Bệnh viện phụ
sản thành phố Cần Thơ.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tương tác thuốc
1.1.1 Định nghĩa

Tương tác thuốc là sự tác dụng qua lại lẫn nhau giữa
thuốc này với thuốc khác, giữa thuốc với tình trạng sinh lý hoặc bệnh lý của cơ
thể. Kết quả của tương tác thuốc làm cho thuốc tăng hoặc giảm tác dụng điều trị,
hoặc làm phát sinh một số tác dụng không mong muốn gây bất lợi cho người
bệnh [17]., [1]..
Tương tác thuốc có thể gây hại: ví dụ như warfarin làm chảy máu ồ ạt khi
phối hợp với phenylbutazon [20]..

Tương tác thuốc có khi làm giảm hiệu lực thuốc: ví dụ như uống các
tetracyclin hoặc fluoroquinolon cùng thuốc kháng acid hoặc chế phẩm của sữa
sẽ tạo phức hợp và mất tác dụng kháng khuẩn [19]..
Tương tác thuốc đôi lúc mang lại lợi ích đáng kể: ví dụ như phối hợp
thuốc hạ huyết áp với thuốc lợi tiểu để điều trị tăng huyết áp [19]..
Tương tác thuốc có thể vừa lợi vừa hại: ví dụ kết hợp rifampicin với
isoniazid để chống trực khuẩn lao (có lợi), nhưng dễ gây viêm gan (có hại)
[32]., [36]..
Có khi tương tác thuốc dùng để chỉ những phản ứng lý, hóa gặp khi trộn
lẫn thuốc trong dung dịch, gây kết tủa, vẩn đục, đổi màu, mất tác dụng…,
thường gọi là tương kỵ thuốc (incompatibility). Tương tác cũng có thể để nêu
ảnh hưởng của thuốc làm sai lệch những kết quả thử nghiệm về hóa sinh, huyết
học [1]..
Các dạng tương tác thuốc: Tương tác giữa thuốc - thuốc, tương tác giữa
thuốc - thức ăn, tương tác giữa thuốc - dược liệu, tương tác giữa thuốc - tình
trạng bệnh lý, tương tác giữa thuốc - xét nghiệm. Thuật ngữ “tương tác thuốc”
cũng được dùng để chỉ ra những phản ứng hóa –lý khi các loại thuốc được pha,
3


trộn lẫn trong dung dịch, dịch truyền, gây ra các hiện tượng kết tủa, thay đổi
màu sắc, hoặc mất hoàn toàn tác dụng của thuốc [17]., [1]., [2]., [3]..
1.1.2 Phân loại tương tác thuốc

Có nhiều loại tương tác thuốc thơng thường có 3 loại tương tác sau:
1.1.2.1 Tương tác thuốc - thuốc
Tương tác dược động học: Đối kháng khi hấp thu, phân bố, chuyển hoá,
đào thải thuốc. Hiệp đồng khi hấp thu, phân bố, chuyển hố, đào thải thuốc.
Thuốc có thể tương tác ở bất cứ thời điểm nào trong suốt q trình hấp
thu, phân bố, chuyển hóa, hoặc thải trừ. Kết quả là tăng hoặc giảm nồng độ của

thuốc ở cơ quan tác dụng. Thuốc có thể bị thay đổi bởi các tương tác lý hóa xảy
ra trước hấp thu trong trường hợp thuốc tiêm và tiêm truyền. Ví dụ: Các thuốc
có thể tương tác trong một dung dịch tiêm tĩnh mạch để tạo tủa khơng tan có thể
thấy được hoặc không thấy được rõ ràng. Trong ruột các thuốc có thể tạo phức
với các ion kim loại hoặc hấp phụ trên các chất nhựa cao phân tử làm thuốc.
Ca2+ và các cation kim loại chứa trong các antacid tạo phức hợp với tetracyclin
không hấp thu qua ruột [17]., [1]., [9]..
Một số thuốc vận chuyển một cách tích cực đến vị trí hoạt động. Ví dụ:
Thuốc guanethidin gây ức chế chức năng hệ thống thần kinh giao cảm sau khi
được chuyển vào các nơron adrenegic bằng cơ chế thu thập norepinephrin và ức
chế hệ thống thu nhập này của nơron bởi các thuốc chống trầm cảm 3 vòng và
một số amin có tác dụng giống thần kinh giao cảm sẽ ức chế sự phong bế giao
cảm và giảm tác dụng chống tăng huyết áp của guanethidin [17]., [1]..
Tương tác liên quan đến chuyển hóa thuốc có thể làm tăng hoặc giảm
lượng thuốc sẵn có, để tác dụng tùy theo tương ứng ức chế hoặc cảm ứng
chuyển hóa. Tương tác có thể xảy ra giữa các thuốc hoặc giữa thuốc với các chất
dinh dưỡng (như naringenin trong nước ép bưởi, naringenin là chất ức chế
CYP3A4) hoặc với các hóa chất khác (như rượu, dung môi hữu cơ vơi các chất
cảm ứng CYP2E1), khói thuốc lá, biphenyl polyclorinat (các chất gây ức chế
CYP1A2). Các tác dụng cảm ứng hoặc ức chế enzym thường thấy rõ nhất đối
4


với thuốc uống vì tồn bộ hợp chất hấp thu phải qua gan trước khi vào hệ tuần
hoàn [1]., [20]..
Tương tác dược lực học: Tương tác đối kháng có cạnh tranh, không
cạnh tranh.
- Tương tác hiệp đồng: Hiệp đồng ở cùng thụ thể. Hiệp đồng trực tiếp,
nhưng khác thụ thể. Hiệp đồng vượt mức.
+ Hiệp đồng ở cùng thụ thể: Ví dụ khi dùng kháng sinh cùng nhóm

aminoglycosid với nhau. Trong thực tế, không dùng cách phối hợp này.
+ Hiệp đồng trực tiếp, nhưng khác thụ thể: Clopromazin (aminazin) là ví
dụ rất điển hình của tác dụng hiệp đồng trực tiếp. Aminazin không chứa đựng
tác dụng của những thuốc khác, nhưng lại làm tăng rất rõ tiềm lực của chúng
(potentiation), ví dụ khi phối hợp aminazin với thuốc mê, thuốc giảm đau, rượu,
thuốc tê, cura, thuốc ngủ, an thần, chống động kinh ..., hậu quả của tương tác
này có khi rất nghiêm trọng.
+ Hiệp đồng vượt mức: Acid folic là coenzym giúp tạo nên các base
purin, thymin và các acid amin cần cho tổng hợp DNA, RNA và protein là
những nguyên liệu cần cho vi khuẩn phát triển. Sulfamid cùng với trimethoprim
(hoặc pyrimethamin) ức chế hai loại enzym khác nhau ở hai khâu khác nhau,
nhưng trong cùng một quá trình tổng hợp acid tetrahydrofolic. Hai loại thuốc đó
dùng chung sẽ hiệp đồng vượt mức, tương tác có lợi, mạnh hơn hẳn khi dùng
đơn độc từng loại [2]., [3]..
- Tương tác đối kháng:
+ Có cạnh tranh: Chất chủ vận và chất đối kháng cạnh tranh với nhau ở
cùng một thụ thể như: Pilocarpin - atropin (thụ thể Muscarinic), histamin phenergan (thụ thể Histamin 1), histamin – cimetidin (thụ thể Histamin 2)...Ví
dụ: Để chống độc hoặc để cai nghiện morphin hoặc heroin, các opiat khác, ta
dùng naloxon (tiêm) hoặc naltrexon (uống) để đối kháng ở thụ thể morphinic.
+ Không cạnh tranh: Chất đối kháng có thể tác động lên thụ thể ở vị
trí khác với chất chủ vận, chất đối kháng làm cho thụ thể biến dạng, qua
5


đó thụ thể sẽ giảm ái lực với chất chủ vận. Ví dụ: Tác dụng nhóm β-lactam
là ở pha phân bào của vi khuẩn (ức chế sự tổng hợp vách tế bào vi khuẩn),
tác dụng này bị hạn chế một phần nếu dùng penicilin phối hợp với
tetracyclin, sulfamid, cloramphenicol, vì những thuốc sau là kìm khuẩn,
làm chậm sự phân bào [2]., [3]..
1.1.2.2. Tương tác thuốc - thức ăn

Ảnh hưởng của thức ăn tới động học, tác dụng và độc tính của thuốc.
Ảnh hưởng của thức uống (nước, sữa, cà phê, nước chè, rượu ethylic...) tới động
học, tác dụng và độc tính của thuốc.
Thức ăn làm thay đổi pH của dạ dày
Khi đói dạ dày chứa ít dịch, pH rất acid (1,7 - 1,8). Khi
no pH dạ dày tăng ≥ 3 tùy thuộc chế độ ăn. Thuốc sẽ thay đổi hấp thu tùy thuộc
pH. Trong bữa ăn no, aspirin phân cực nhiều hơn lúc đói, nên giảm hấp thu ở dạ
dày. Sự tháo sạch của dạ dày có ảnh hưởng tới tốc độ di chuyển thuốc: Khi no,
thuốc mất 1 - 4 giờ để cùng thức ăn thoát khỏi dạ dày, nhưng lúc đói, thời gian
này chỉ là 10 - 30 phút [2]., [3]..
Chế độ ăn
Chế độ ăn thiếu protid, lipid và năng lượng sẽ làm giảm hoạt tính
cytochrom P450. Ngược lại, chế độ ăn giàu protid làm tăng chuyển hóa thuốc
qua gan, do làm tăng tổng hợp enzym chuyển hóa thuốc. Chế độ ăn thiếu khoáng
như: Kẽm, calci, magnesi cũng cản trở chuyển hóa thuốc. Thiếu vitamin C làm
giảm hoạt tính của enzym chuyển hóa thuốc.
Nhiều thuốc ảnh hưởng tới sự thèm ăn (Insulin, hormon steroid),
làm tăng glucose máu (opiat, lợi niệu thiazid) , giảm lipid máu (Aspirin,
colchicin), giảm chuyển hóa protid (Tetracyclin, cloramphenicol)...[2],[3]
Nhiều thuốc tương tác với chuyển hóa vitamin và kim loại trong cơ thể
Nhiều thuốc khi dùng phải kiểm tra lượng Na +, K+ trong chế độ ăn, như
dùng lợi niệu, corticoid, lithi, glycosid trợ tim. Thuốc lợi niệu đặc biệt nhóm
6


thiazid và corticoid gây thiếu hụt K+, sẽ làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim nếu
dùng glycosid trợ tim…[2]., [3]..
Ảnh hưởng của thức uống tới động học, tác dụng, độc tính của thuốc
- Nước:


Nước giúp thuốc chóng tới tá tràng là nơi

thuốc dễ hấp thu. Nước làm tăng tan rã dạng bào chế, tăng độ tan hoạt chất, thúc
đẩy sinh khả dụng của thuốc, như với amoxicilin, theophylin. Thuốc chỉ lưu lại
tại thực quản 5 giây nếu uống kèm 100mL nước, nhưng nếu uống thuốc với q
ít nước hoặc khơng dùng nước, thì thuốc lưu tại thực quản, có thể gây loét tại
chỗ [2]., [3]..
- Sữa:

Sữa chứa calci caseinat, tạo phức hợp, do đó làm giảm

tác dụng của nhiều thuốc như tetracyclin, atenolol...Sữa giúp các thuốc ưa lipid
dễ tan, nhưng làm chậm khuếch tán của những thuốc nào có hệ số phân tán
dầu /nước cao. Sữa làm giảm sinh khả dụng của penicilin V, theophylin, một số
cephalosporin. Sữa có pH khá cao, nên làm giảm sự kích ứng dạ dày của một số
thuốc acid [2]., [3]..
- Cà phê, nước chè, cacao, chocolat:



phê,

nước

chè,

cacao, chocolat gây hưng phấn thần kinh trung ương, nên có tương tác (hiệp
đồng hoặc đối kháng) với nhiều thuốc khác. Thuốc hạ sốt giảm đau (aspirin,
paracetamol...) tăng tác dụng khi uống cùng cà phê, nước chè. Cà phê, nước chè
làm giảm hấp thu và giảm tác dụng của alendronat [2]., [3]..

- Rượu ethylic:

Liều cao rượu gây co thắt hạ vị, làm chậm sự

tháo sạch dạ dày, nên làm giảm tốc độ hấp thu, giảm sinh khả dụng của
diazepam, penicilin V, các vitamin ở ruột. Ngược lại, khi uống cùng rượu, có
thuốc như glycerin trinitrat, một số benzodiazepin...lại tăng hấp thụ vì tăng hịa
tan và lưu lượng máu ở ruột tăng lên sau khi uống rượu. Rượu làm tăng tính
thấm của một số thuốc mà lúc thường rất khó thấm, như kháng sinh
aminoglycosid, thuốc chống giun sán...[2]., [3]..
1.1.2.3. Tương tác thuốc – trạng thái bệnh lý
7


Một số trạng thái bệnh lý như: Mang thai, suy gan, suy thận, suy
tim, tăng huyết áp, người theo chế độ ăn khơng muối, viêm lt ống tiêu hóa...
Người bệnh có trạng thái bệnh lý đặc biệt, cần hết sức cân nhắc khi
dùng thuốc, để tránh tối đa những hậu quả tai biến do thuốc. Một số trạng thái
bệnh lý, một số thuốc chính cấm dùng hoặc phải dùng thận trọng.
Mang thai
Ba tháng đầu của thai kỳ hoặc người nghi có thai: Thuốc chống
gián phân cyclophosphamid, clorambucil...Thuốc chống nơn meclozin,
dimenhydrinat... Thuốc chống động kinh, chống sốt rét, thuốc nhuận tràng,
thuốc chống trầm cảm loại ba vòng, thuốc chống tiểu đường ...
Trong suốt thai kỳ: Kháng sinh nhóm aminoglycosid, kháng giáp
trạng tổng hợp, hormon sinh dục, chất làm đồng hóa protein, iod liều cao hoặc
dùng lâu, các tetracyclin, vitamin A liều cao, vaccin ...
Trong ba tháng cuối của thai kỳ (nhất là khi sắp chuyển dạ): Thuốc
gây mê, thuốc ngủ, indomethacin, aspirin, thuốc an thần, chế phẩm thuốc phiện,
thuốc gây methemoglobin máu hoặc gây vàng da ở trẻ sơ sinh ...[2]., [3]..

Suy mạch vành
Thuốc làm tăng công năng tim: Loại adrenergic, amphetamin, thuốc
chống cao huyết áp, các xanthin (cafein, theophylin), hormon giáp trạng (liều
cao), levodopa, ketamin, một số thuốc giãn mạch...[2]., [3]..
Suy tim
Propranolol, verapamil, thuốc làm hạ calci máu (mithramycin...),
thuốc gây mê, thuốc chứa ion Na+, thuốc gây tích lũy nước và Na+, thuốc ngủ, an
thần giải lo (khi lưu lượng tim rất thấp), corticoid…[2]., [3]..
Người theo chế độ ăn không muối
Thuốc chứa Li+, truyền tĩnh mạch thuốc chứa Na+, thuốc long đờm
chứa natri (natri benzoat, natri citrat...), thuốc kháng acid đường tiêu hóa chứa
natri bicarbonat hoặc dinatriphosphat ...[2]., [3]..
Tăng huyết áp
8


Một số thuốc gây mê, thuốc làm tăng huyết áp cấp tính, như khi bắt
đầu dùng loại adrenergic, reserpin, hoặc dùng clonidin khi kết thúc điều trị mạn
(như thuốc uống ngừa thai, corticoid, ACTH)...[2]., [3]..

9


Suy gan
Thuốc ngủ, an thần giải lo, thuốc an thần kinh, kháng histamin H1,
thuốc dễ làm chảy máu (aspirin, salicylat, kháng vitamin K, heparin, loại tiêu
fibrin), thuốc gây loét ống tiêu hóa (thuốc chống viêm, reserpin)...[2]., [3]..Viêm
hoặc loét ống tiêu hóa
Acid ethacrynic, thuốc chống viêm, thuốc dễ làm chảy máu
(aspirin, salicylat, indomethacin, thuốc chống đông, loại tiêu fibrin, reserpin...)

[2]., [3]..
Động kinh
Thuốc hồi sức hô hấp (nikethamid, long não, cardiazol,
doxapram ...), amphetamin và dẫn xuất, thuốc tê (liều cao), dẫn xuất
phenothiazin kháng H1, thuốc làm chảy máu (có thể gây chấn thương sọ), thuốc
chống co giật...[2]., [3]..
Nghiện rượu
Thuốc ngủ, an thần, thuốc kháng histamin H1, thuốc chống trầm
cảm ba vòng, thuốc ngủ gây rối loạn tâm thần như glutethimid, methaqualon…
Thuốc gây thiếu vitamin như ethionamid, protionamid, dihydralazin làm giảm
vitamin B6 gây co giật…[2]., [3]..
Suy thận
Kháng sinh aminoglycosid, penicilin G, carbenicilin (liều cao tiêm
tĩnh mạch), kháng sinh polypeptid, thuốc sát khuẩn đường tiết niệu (như
nitrofurantoin), thuốc gây tê, cloramphenicol, thiamphenicol...[2]., [3]..
Tiểu đường
Thuốc mang thêm ose (glucose, fructose), thuốc làm tăng glucose
máu (corticoid, uống thuốc ngừa thai, thuốc lợi niệu thiazid, furosemid,
phenytoin, một số thuốc chống gián phân), thuốc gây nhiễm acid chuyển hóa
(thuốc ức chế β, thuốc ức chế MAO, sulfamid, perhexilin), thuốc kháng sinh như
các tetracyclin, cloramphenicol, corticoid, thuốc ức chế miễn dịch [2]., [3]..
Suy hô hấp
10


Thuốc ức chế trung tâm hô hấp (chế phẩm thuốc phiện, nalorphin,
barbiturat, thuốc an thần giải lo), thuốc ngăn cản dẫn truyền thần kinh cơ (kháng
sinh aminoglycosid, d- tubocurarin, colistin, polymyxin B, các tetracyclin,
aminazin, trimethadion, penicilamin, succinylcholin...[2]., [3]..
Người bí tiểu

Ở nam giới: Các androgen và loại đồng hóa protein. Ở cả hai giới:
Loại kháng cholinergic (atropin và cùng loại, thuốc chống Parkinson loại kháng
cholinergic trung ương, thuốc kháng histamin H1, thuốc an thần kinh (như loại
phenothiazin), chống trầm cảm ba vòng, thuốc liệt hạch (như Arfonad)...[2].,
[3]..
Glocom
Ở người glocom mạn: Corticoid, ACTH. Ở người glocom góc mống
mắt - giác mạc đóng: Atropin (nhỏ mắt hoặc toàn thân), thuốc kháng cholinergic,
thuốc liệt hạch Arfonad, dẫn xuất amphetamin ...[2]., [3]..
Người ở ngoài nắng nhiều, ở nhiệt độ cao, đang sốt
Tiếp xúc nhiều với ánh nắng: Thuốc có độc tính khi gặp ánh sáng
như ban đỏ ở nơi của thân thể tiếp xúc với ánh sáng. Thuốc bơi ngồi như
hexaclorphen, bithionol, benzen, toluen, anthracen…Thuốc dùng bên trong cơ
thể: Doxycylin, dẫn xuất phenothiazin...Thuốc gây quá tải sắc tố melanin: Uống
thuốc ngừa thai.
Tiếp xúc với nhiệt độ cao: Thuốc kháng cholinergic (loại atropin),
thuốc làm tăng thân nhiệt loại amphetamin, aspirin, thuốc ức chế MAO…
Người đang sốt: Mọi thuốc gây rối loạn thần kinh - tâm thần [2]., [3].,
[34]..
1.2.

Cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc

Hiện nay, để hỗ trợ tra cứu TTT, bác sĩ, dược sĩ thường dùng đến các
CSDL bao gồm các sách chuyên khảo, phần mềm, thông tin tra cứu trực tuyến
hoặc các bảng cảnh báo TTT được đề xuất từ những nghiên cứu khác nhau. Các
CSDL dùng trong đề tài là CSDL có uy tín trên thế giới và Việt Nam.
11



1.2.1 Ấn phẩm

1.2.1.1.Tài liệu “Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định”
Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định do GS.TS. Lê Ngọc Trọng làm chủ
biên [16]., là cuốn sách giúp bác sĩ thực hành kê đơn tốt, dược sĩ thực hành dược
tốt và điều dưỡng thực hành dùng thuốc đúng cách, theo dõi và phát hiện biểu
hiện bất thường của người bệnh khi dùng thuốc. Đặc biệt là trong những trường
hợp bắt buộc cần kết hợp thuốc cho người bệnh thì bác sĩ có thể tiên đốn và
chuẩn bị xử trí khi có tương tác bất lợi xảy ra. Sách chỉ đề cập tới tương tác
thuốc - thuốc, không đề cập đến tương tác thuốc - thức ăn hay các loại tương tác
khác. Mỗi chuyên luận bao gồm: tên thuốc (nhóm thuốc), chú ý khi chỉ định, các
tương tác, mức ý nghĩa của tương tác, phân tích và mơ tả ngắn gọn cách kiểm
sốt tương tác. Nhận định ý nghĩa của tương tác được phân ra thành 4 mức độ:
Mức độ 1: Tương tác cần theo dõi.
Mức độ 2: Tương tác cần thận trọng.
Mức độ 3: Cân nhắc nguy cơ/lợi ích.
Mức độ 4: Phối hợp nguy hiểm.
1.2.1.2. Bristish National Formulary 61 năm 2011 (BNF)
Bristish National Formulary là một ấn phẩm chung của Hiệp hội Y khoa
Anh và Hiệp Hội Dược sĩ Hoàng gia Anh, được xuất bản sáu tháng một lần.
BNF cung cấp cho bác sĩ, dược sĩ và các cán bộ y tế khác các thông tin cập nhật
về việc sử dụng thuốc, ít có thơng tin cho cộng đồng. BNF là tài liệu tham khảo
nhanh, do đó nó khơng phải ln bao gồm đầy đủ tất cả các thông tin cần thiết
về quy định, phân phối. Phụ lục 1 về TTT cung cấp thông tin ngắn gọn về
khoảng 3000 tương tác với các tương tác gây hậu quả nghiêm trọng được ký
hiệu bằng dấu chấm [30]..
1.2.2 Phần mềm

1.2.2.1. Drug interactions – Micromedex® Solutions (MM)
Drug interactions – Micromedex® Solutions là cơng cụ tra cứu trực

tuyến được dùng phổ biến tại Hoa Kỳ cung cấp bởi Truven Health Analytics.
12


CSDL này cung cấp thông tin về tất cả các dạng tương tác, bao gồm:
tương tác thuốc - thuốc, tương tác thuốc - thức ăn, tương tác thuốc - ethanol,
tương tác thuốc - thuốc lá, tương tác thuốc - bệnh lý, tương tác thuốc - thời kỳ
mang thai, tương tác thuốc - thời kỳ cho con bú, tương tác thuốc - xét nghiệm,
tương tác thuốc - phản ứng dị ứng. Thông tin về mỗi tương tác thuốc gồm các
phần sau: Tên thuốc tương tác, cảnh báo (hậu quả của tương tác), biện pháp xử
trí, thời gian tiềm tàng, mức độ nghiêm trọng của tương tác, mức độ y văn ghi
nhận về tương tác, cơ chế, mô tả tương tác trong y văn và tài liệu tham khảo.
Trong đó, mức độ nghiêm trọng của tương tác và mức độ y văn ghi nhận về
tương tác được trình bày cụ thể trong bảng 1.5 và bảng 1.6 [12].
Bảng 1.1. Bảng phân loại mức độ nặng của tương tác trong MM.

Mức độ nghiêm trọng của tương tác
Chống chỉ định

Nghiêm trọng

Ý nghĩa
Chống chỉ định dùng đồng thời các
thuốc
Tương tác gây hậu quả đe dọa tính
mạng và/ hoặc cần can thiệp y khoa
để hạn chế tối thiểu phản ứng có hại
nghiêm trọng xảy ra.
Tương tác dẫn đến hậu quả làm nặng


Trung bình

thêm tình trạng của bệnh nhân và/
hoặc cần thay đổi thuốc điều trị.
Tương tác ít có ý nghĩa trên lâm sàng.
Tương tác có thể làm tăng tần suất

Nhẹ

hoặc mức độ nặng của phản ứng có
hại nhưng thường khơng cần thay đổi

Khơng rõ

thuốc điều trị.
Khơng rõ

13


Bảng 1.2. Bảng phân loại mức độ y văn ghi nhận trong MM.

Mức độ y văn ghi nhận về tương tác

Ý nghĩa
Các nghiên cứu có kiểm sốt tốt đã

Rất tốt

chứng minh rõ ràng sự tồn tại của

tương tác.
Các tài liệu tin cậy cho thấy có tồn tại

Tốt

tương tác nhưng vẫn cịn thiếu các
nghiên cứu có kiểm sốt tốt.
Dữ liệu hiện có nghèo nàn, nhưng dựa
vào đặc tính dược lý, các chuyên gia

Khá

lâm sàng nghi ngờ tương tác có tồn tại
hoặc có bằng chứng tốt về dược lý đối

Khơng rõ
1.2.2.2. Drugs.com (D)

với một loại thuốc tương tự.
Không rõ

Là CSDL được xây dựng bởi Drugsite Trust.
Phần mềm chia thành 2 cấp độ người dùng: Người sử dụng bình thường
và người có chun mơn. Đối với người dùng bình thường thì nội dung kết quả
tương tác ngắn gọn, dễ hiểu chỉ gồm hậu quả và cách xử trí, khơng nêu cơ chế
và tài liệu tham khảo. Đối với người dùng có chun mơn thì tương tác được
trình bày đầy đủ các nội dung và có kèm danh sách tài liệu tham khảo. Nội dung
chú ý khi chỉ định thuốc thì được tích hợp trong phần thông tin chung, nêu các
đối tượng chú ý và nguyên nhân.
Các TTT được chia làm 3 mức độ [20]..

Nguy hiểm: Tương tác có ý nghĩa lâm sàng cao. Tránh phối hợp, nguy cơ
tương tác cao hơn lợi ích.
Trung bình: Tương tác có ý nghĩa lâm sàng trung bình. Thường tránh phối
hợp, chỉ sử dụng trong những tình huống đặc biệt.

14


Nhẹ: Tương tác có ý nghĩa lâm sàng thấp. Nguy cơ thấp, đánh giá nguy cơ
và xem xét một thuốc thay thế, thực hiện các biện pháp để tránh tương tác
và/hoặc lập kế hoạch giám sát.
1.2.2.3. WebMD.com
Là CSDL do WebMD LLC phát triển.
Nội dung tương tác rất ngắn gọn, gồm có mức ý nghĩa, mức độ nghiêm
trọng, tác động, cơ chế và xử trí. Nội dung cảnh báo khi sử dụng thuốc có mức
độ chú ý và nguyên nhân.
1.2.2.4. Medscape.com
Là CSDL do Medscape LLC phát triển.
Nội dung về tương tác thuốc rất ngắn gọn, gồm có mức ý nghĩa, mức độ
nghiêm trọng, tác động, cơ chế và xử trí. Nội dung về thận trọng khi sử dụng
thuốc được tách riêng, nêu các bệnh lý hoặc tình trạng cần thận trọng khi sử
dụng thuốc.
Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định, Dược thư quốc gia Việt Nam,
Bristish National Formulary 61 là các tài liệu tham khảo mang tính tổng hợp,
khái quát cao, thông tin được cung cấp đầy đủ và đã qua thẩm định nên có độ tin
cậy cao. Drug Interactions Checker ( Drug Interactions
Checker ( là các CSDL tra cứu online có ưu điểm là
đa dạng, được cập nhật từ khắp nơi trên thế giới, tra cứu dễ dàng, nhanh chóng.
Trong các nghiên cứu xây dựng danh mục TTT trên thế giới như nghiên cứu của
Malone và cộng sự (Hoa Kỳ) [9]., hay nghiên cứu của Hansten & Horn (Hoa

Kỳ) [27]., các CSDL tra cứu tương tác ln đóng vai trò chủ chốt và là cơ sở
quan trọng để đánh giá một tương tác có ý nghĩa lâm sàng hay khơng, từ đó, đưa
ra biện pháp xử trí, phịng ngừa và khắc phục hậu quả do tương tác gây ra. Tuy
nhiên, nhóm nghiên cứu sẽ chọn phần mềm Drugs.com để làm CSDL tra cứu
phần mềm này đưa ra nội dung kết quả tương tác ngắn gọn, dễ hiểu, bao gồm cả
hậu quả, cách xử trí, nêu cơ chế và kèm danh sách tài liệu tham khảo.
15


×