Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA MƯU SINH CỦA CƯ DÂN XÓM XUỒNG ÔNG ME

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.91 KB, 33 trang )

X

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VĂN HĨA HỌC

NIÊN LUẬN CUỐI KHĨA
Sinh viên: Trần Hồng Sơn
MSSV: 1356140060
Lớp:Văn Hóa Học K07
Hệ Chính Quy

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2017


Bố cục niên luận
Chương 1: Tổng quan về làng nghề và văn hóa làng nghề
1.1.Khái niệm làng nghề và văn hóa làng nghề
1.1.1. Khái niệm làng nghề
1.2.2. Khái niệm văn hóa làng nghề
1.2.Vai trị của làng nghề đối với kinh tế, văn hóa, xã hội
1.2.1 Đối với kinh tế
1.2.2. Đối với văn hóa
1.2.3. Đối với xã hội
1.3. Thực trạng các làng nghề hiện nay
Chương 2: Tổng quan về làng nghề đóng xuồng Ơng Me
2.1.Định vị hệ tọa độ
2.1.1. Chủ thể
2.1.2. Khơng gian
2.1.3. Thời gian
2.2. Tình hìnhphát triển của xóm xuồng khi còn hoạt động


2.2.1. Các sản phẩm nghe xuồng
2.2.2 . Sức mua bán.
2.2.3. Thời kỳ suy tàn của làng nghề
Chương 3: Thực trạng về xóm xuồng hiện nay


3.1.Sự thay đổi về phương thức mưu sinh: khơng cịn đóng xuồng chuyển sang
sửa xuồng, ghe lớn
3.2. Khơng cịn tiềm năng khôi phục lại làng nghề như xưa.
3.3. Một số giải pháp góp phần bảo tồn các giá trị của xóm xuồng(các bài viết,
bài phóng sự; giáo dục con cháu giữ nghề cha ông,...)
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ
1.1.

Khái niệm làng nghề và phân loại làng nghề
1.1.1. Khái niệm làng nghề

Ngay từ buổi ban đầu, với nền kinh tế nông nghiệp lúa nước địi hỏi có nhiều lao
động tham gia sản xuất, người dân sinh sống quần cư với nhau và hình thành nên làng
xã. Ngồi hoạt động sản xuất nơng nghiệp, người dân cịn làm thủ cơng nghiệp để
chăm lo cho đời sống vật chất. Lâu dần, những nghề thủ công được lan truyền và được
nhiều người làm theo rồi hình thành nên làng nghề và được truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác.
Có khá nhiều định nghĩa về làng nghề và được nhìn ở các góc độ khác nhau:

Theo tác giả Lê Thị Minh Lý trong “Tạp chí Di sản văn hóa số 4 – 2003” có nêu:
“Làng nghề là một thực thể vật chất và tinh thần được tồn tại cố định về mặt địa lý, ổn
định về nghề nghiệp hay một nhóm các nghề có mối liên hệ mật thiết với nhau để làm
ra một sản phẩm, có bề dày lịch sử và được tồn tại lưu truyền trong dân gian”1.
Dưới góc độ kinh tế học,TS. Dương Bá Phượng cho rằng : “Làng nghề cần được
hiểu là những làng ở nơng thơn có các ngành nghề phi nơng nghiệp chiếm ưu thế về
số hộ, số lao động và số thu nhập so với nghề nông” [Dương Bá Phượng 2001:16]

1.1.2. Phân loại làng nghề
Có nhiều cách để phân loại làng nghề. Dựa theo nhóm ngành nghề(chế biến thực
phẩm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng); dựa theo số lượng
nghề( làng một nghề, làng nhiều nghề), dựa theo tình hình phát triển làng nghề(làng
1 />

nghề phát triển tốt, làng nghề kém phát triển). Tuy nhiên, cách phân loại theo lịch sử
phát triển thường được sử dụng nhất. Dựa vào lịch sử phát triển, người ta chia làng
nghề thành làng nghề truyền thống và làng nghề mới. Trong bài viết này, chủ yếu
xem xét vấn đề dưới góc nhìn của làng nghề truyền thống vì vậy cần hiểu rõ những đặc
điểm của làng nghề truyền thống:
Thứ nhất, sự ra đời, tồn tại và phát triển của làng nghề truyền thống luôn gắn liền
với nông thôn, làng xã.
Thứ hai, làng nghề truyền thống có lịch sử lâu đời, được lưu truyền qua nhiều thế
hệ, mang tính chất “cha truyền con nối”.
Thứ ba, làng nghề truyền thống thường gắn liền với nông nghiệp, số vốn đầu tư
thấp do trình độ dân trí thấp.
Bất cứ làng nghề truyền thống nào cũng mang các đặc điểm này vì đây là các tiêu
chí chung nhất cho việc tìm hiểu làng nghề.

1.2.


Vai trò của làng nghề đối với kinh tế, xã hội, văn hóa

Làng nghề là một phần khơng thể thiếu của làng xã nơng nghiệp cổ truyền, vì nó
phản ánh đầy đủ thuộc tính tự cung, tự cấp và tính khép kín cố hữu của làng xã nơng
nghiệp. Mặt khác, làng nghề lại biểu hiện tính năng động, sáng tạo của người nơng dân
trong q trình thích ứng với điều kiện địa lý, kinh tế xã hội nhất định, đồng thời thể
hiện rất rõ yếu tố mở của xã hội tiểu nông. Làng nghề là một bộ phận của văn hóa làng
xã, làng xã cấu thành nên xã hội vì thế dù là làng nghề truyền thống hay làng nghề
mới đều mang trong mình những đặc tính xã hội và có những tác động to lớn đến các
khía cạnh của xã hội.
Một là, tạo việc làm cho người lao động. Những làng nghề luôn cần một số
lượng lớn lao động nên cơ hội việc làm là khơng khó cho những ai muốn học và phát
triển nghề. Bên cạnh đó, làng nghề khơng cần nhiều lao động trí thức, có trình cao độ
nên đây là cơ hội nghề nghiệp cho dân cư có trình độ học vấn thấp, lao động có hồn
cảnh khó khăn thậm chí cho lao động lớn tuổi.


Hai là, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân lao động. Làng nghề mang
lại thu nhập cho cả hai đối tượng: cơ sở sản xuất và người lao động.. Làng nghề ra đời
một phần giải quyết vấn đề thiếu hụt việc làm vì làng nghề ln linh hoạt và mang đến
nhiều cơ hội việc làm cho một bộ phận thiếu việc. Phần lớn làng nghề tập trung ở nơng
thơn, nơi sinh sống bằng nơng nghiệp là chính vì thế làng nghề cịn tạo thêm thu nhập
cho người dân trong thời gian nhàn rỗi.
Ba là, tăng giá trị sản xuất hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu; thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế cũng như quá trình cơng nghiệp hóa(CNH), hiện đại hóa(HĐH) ở
nơng thơn. Ngồi các sản phẩm nơng nghiệp, cơng nghiệp, dịch vụ thì lĩnh vực kinh tế
cịn có thêm sản phẩm thủ cơng nghiệp từ các làng nghề. Các sản phẩm thủ công
nghiêp không chỉ được sử dụng trong nước mà cịn có giá trị xuất khẩu, mang lại lợi
ích kinh tế cao. Bên cạnh đó, nhờ tạo việc làm, tăng thu nhâp cho người dân ở nông
thôn cho nên làng nghề đã làm tăng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy q

trình CNH, HDDH ở nơng thơn.
Bốn là, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và kéo theo du lịch phát triển.
Vấn đề này được nhìn nhận “Làng nghề là phương thức sản xuất truyền thống, có bề
dày lịch sử lâu đời, là nơi hội tụ và kết tinh các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng
của Việt Nam. Mỗi làng nghề có một lịch sử về nguồn gốc hình thành và phát triển tạo
nên bản sắc văn hóa riêng của từng làng nghề. Nhiều làng nghề đã nổi bật lên trong
lịch sử văn hóa, văn minh của Việt Nam” [Đoàn Bá Phượng 2001: 46]. Làng nghề gắn
với các giá trị văn hoá và lịch sử của địa phương nên có thể phát triển du lịch làng
nghề để thu hút du khách thông qua các hoạt động tham quan thực tế, nghĩ dưỡng, mua
bán các sản phẩm thủ cơng. Làng nghề có quan hệ tương hổ với ngành du lịch ở nhiều
mặt và có triển vọng du lịch rất lớn. Làng nghề làm đa dạng sản phẩm và tăng nguồn
thu của ngành du lịch. Ngược lại, ngành du lịch góp phần quảng bá và hỗ trợ tiêu thụ
cho làng nghề. Du lịch văn hóa làng nghề đang là xu hướng mới của của những người
làm kinh doanh du lịch hiện nay.


1.3.

Thực trạng các làng nghề hiện nay

Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, len lỏi
đến mọi khía cạnh xã hội trong đó có làng nghề truyền thống. Q trình đơ thị hóa
nơng thơn làm cho các làng nghề có những biến đổi nhất định:

(1) Nhiều làng nghề đã mất do xã hội khơng cịn nhu cầu sử dụng cũng như thị
trường tiêu thụ mất dần
(2) Nhiều làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một bởi thị trường co lại và
nhu cầu ít ỏi của một bộ phận người sử dụng;
(3) Các làng nghề vẫn đang tồn tại và phát triển do nhu cầu và thị trường vẫn
còn, nhưng đều buộc phải thay đổi quy trình sản xuất, thay đổi mẫu mã cho

phù hợp với thị hiếu mới
Nhìn chung, tuy các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được xuất khẩu ở
163 quốc gia trên thế giới, mang về nguồn ngoại tệ cho đất nước, giúp cải thiện và
nâng cao đời sống người dân tuy nhiên đó chỉ là phần nổi của vấn đề. “Theo Chủ tịch
Hiệp hội làng nghề Việt Nam Vũ Quốc Tuấn, thì trong đó, hiện có hơn 60% số làng
nghề đang hoạt động cầm cự, 20% đang thật sự khó khăn và 20% cịn lại đã phá sản .
Cịn theo Theo Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, thống kê từ 38 tỉnh, thành
năm 2009 cho thấy đã có 9 làng nghề bị phá sản, 124 làng nghề khác đang sản xuất
cầm chừng (chiếm khoảng 10% tổng số các làng nghề); 2.166 hộ sản xuất làng nghề
có đăng ký kinh doanh đóng cửa; 468 doanh nghiệp làng nghề hoạt động cầm chừng
(chiếm 16% tổng số doanh nghiệp làng nghề)”2

Tiểu kết
Đây là chương mở đầu quan trọng với những lý luận nền tảng để triển khai nội dung
đề tài. Trong chương này, cần phải hiểu rõ được khái niệm cơ bản về làng nghề, phân
loại làng nghề từ đó nắm rõ vai trị và thực trạng các làng nghề hiện nay.
Với số liệu thống kê trên, những người làm cơng tác quản lý văn hóa làng nghề cần
phải sáng suốt nhìn nhận nguyên nhân cũng như đề xuất những giải pháp hợp lý để kịp
2 />

thời bảo tồn những làng nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một. Bảo tồn và phát
triển làng nghề truyền thống là việc làm có ý nghĩa và rất cần thiết. Với niềm tin ở mọi
nổ lực giữa chính quyền và người dân, chắc chắn các làng nghề truyền thống sẽ có
nhiều triển vọng để tiếp tục phát triển và khẳng định vai trị của mình trong cuộc sống
hiện tại của đất nước.

.


CHƯƠNG 2

LÀNG NGHỀ ĐÓNG XUỒNG LONG THANH
2.1.Định vị hệ tọa độ
Trong chương này, đầu tiên tôi muốn nêu rõ hai vấn đề:
Điều đầu tiên, ngày nay khơng cịn hoạt động đóng ghe xuồng tại chính xóm
xuồng bởi vì xóm xuồng đã chính thức ngừng hoạt động vào đầu những năm 1990.
Cho nên, mọi số liệu, thông tin đều được xem xét dưới góc độ lịch sử.
Thứ hai, người dân ở tại xóm xuồng và người dân lân cận đều gọi tên cho làng
nghề này là “xóm xuồng” chứ khơng gọi theo danh xưng “xóm xuồng Long Thanh” vì
tên gọi “xóm xuồng” đã có từ mấy đời nay. Tên gọi làng nghề ở Vĩnh Long được chia
làm hai loại (1) nếu chỉ có địa phương đó sản xuất ra sản phẩm làng nghề thì khơng có
tên địa phương đi theo, ví dụ xóm lá, xóm chiếu, xóm nón,(2) nếu có nhiều địa phương
cùng sản xuất một mặt hàng thì có tên gọi địa phương đi kèm để phân biệt, ví dụ như
xóm xuồng Cầu Đơi (phường 8, Vĩnh Long), xóm xuồng Hịa Tịnh (Mang Thít). Tuy
nhiên xóm “Xóm xuồng Long Thanh” được gọi để mang tính khoa học vì từ trước đến
nay, tuy cùng sản xuất mặt hàng xuồng ghe nhưng ở đây khơng có danh xưng địa
phương đi theo để phân biệt với vùng Cầu Đơi hay Hịa Tịnh vì vậy một vài mục trong
bài viết này tôi sẽ sử dụng tên “xóm xuồng” thay cho “xóm xuồng Long Thanh” để
mang tính chân thực, gần gũi.
Xóm xuồng Long Thanh là một làng nghề có diện tích tương đối nhỏ tuy nhiên
vẫn có đầy đủ các đặc trưng văn hóa. Ở phạm vi bài viết này, tôi sẽ tiếp cận theo hệ tọa
độ: khơng gian văn hóa, thời gian văn hóa, chủ thể văn hóa.
2.1.1.Khơng gian văn hóa


Xóm xuồng tọa lạc cặp mé sơng Long Hồ có chiều dài khoảng 1km, bắt đầu
cách bến đò chợ Cua (cầu Cua hiện nay) khoảng vài trăm mét và kéo dài đến cầu Kinh
vì cầu bắt qua một con kinh nhỏ. Phạm vi của xóm xuồng khơng có sự chuyển biến về
mặt không gian từ thời nhàNguyễn cho đến nay, nếu có chỉ thay đổi về mặt quy mơ.
Về đường thủy, xóm xuồng cách sơng Cổ Chiên (người dân thường gọi là sông
Cái) khoảng 3,5 km và nằm cạnh sông Long Hồ. Đây là con sông huyết mạch lấy nước

từ sông Cổ Chiên và cung cấp cho các phụ lưu lân cận ở các huyện Mang Thít, Tam
Bình. Ngồi ra sơng Long Hồ cịn mang giá trị văn hóa, lịch sử quan trọng từ buổi sơ
khai cho đến ngày nay.

Hình 1: Vị trí xóm xuồng Long Thanh(màu đỏ) bên sơng Long Hồ nhìn từ
Google Map (Nguồn: Google Map)
Về đường bộ, xóm xuồng nằm trên trục đường chính 8/3 từ phường 5, thành phố Vĩnh
Long kéo dài đến tỉnh lộ 909, nối liền thành phố Vĩnh Long- huyện Long Hồ(qua xã
Thanh Đức)- huyện Mang Thít(qua xã Long Mỹ, xã Hịa Tịnh)
Về khí hậu, với vị trí nằm trong tỉnh Vĩnh Long ít mưa bão, lũ lụt. Bên cạnh đó, xóm
xuồng cịn ở vùng nông thôn, trước mặt là sông Long Hồ, sau là những cánh đồng lúa
rộng lớn, cây cối xanh tươi quanh năm nên khí hậu vơ cùng mát mẻ.


Hình 2: Xóm xuồng Long Thanh nhìn từ cầu Cua (Ảnh: Hồng Sơn)

2.1.2.Thời gian văn hóa
Xóm xuồng được nhận định là đã có từ rất lâu. Theo lời ơng Trương Văn
Ngàn(Tám Ngàn), nghệ nhân lớn tuổi nhất còn sống tại xóm xuồng thì ơng là hậu duệ
đời thứ 5 của một gia đình có truyền thống đóng xuồng. Ơng khơng biết xóm này hình
thành chính xác vào thời gian nào nhưng đến thời của ông cũng trải qua 5 6 đời đóng
xuồng,
Cịn theo cuốn “Tìm hiểu văn hóa Vĩnh Long (1732-2000)”, trong phần “Tiểu
thủ công nghiệp ở Vĩnh Long thời các chúa Nguyễn và triều Nguyễn”, có ghi:
“ Cịn xưởng thủy sư-xưởng đóng tàu đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn ở trấn
Vĩnh Thanh và khu vực các ụ ghe ô, ụ ghe lê, gồm 7 ụ trên thủy trường dài theo mé
sông Long Hồ do vua Minh Mạng thiết lập vào năm 1836 thường chỉ đóng mới và sửa
chửa ghe tàu để phục vụ chủ yếu cho quan binh của triều đình nhà Nguyễn. Chính vì
thế mà cuối thế kỷ 18 (1791), nhà Nguyễn đặt ở Gia Định nói chung( trong đó có Vĩnh
Long) 62 ty, tượng cục điều hành sản xuất các ngành nghề thủ công nghiệp trong



vùng, tập trung vào việc chế tạo các sản phẩm, vật phẩm thủ cơng thiết yếu, quan
trọng của triều đình lúc ấy.”[Ban tuyên giáo Vĩnh Long 2000:86-87]
Dựa vào hai dữ kiện, có thể kết luận rằng xóm xuồng bắt đầu hình thành từ năm
1836 và kéo dài đến những năm đầu 1990, tổng cộng gần 155 năm hoạt động. Đây là
một khoảng thời gian khá dài cho sự hình thành và phát triển của một làng nghề
Thời chúa Nguyễn xóm xuồng sơ khai thuộc huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn,
tỉnh Vĩnh Long . Thời Pháp thuộc quận Long Châu. Đến thời Mỹ thuộc huyện Long
Hồ. Sau giải phóng, vẫn thuộc huyện Long Hồ. Về địa giới hành chính thì lúc còn hoạt
động những năm 1980 thuộc ấp Long Hưng B, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh
Vĩnh Long. Ngày nay sau nhiều lần thay đổi địa giới, xóm xuồng tọa lạc tại ấp Hưng
Quới, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
2.1.3. Chủ thể văn hóa
Vùng đất Long Hồ đã có người sinh sống từ khoảng thế kỷ 17 với sự cộng cư của
các dân tộc Việt-Khmer-Hoa. Huyện Vĩnh Bình (Long Hồ ngày nay) năm 1837 bao
gồm 8 tổng, 75 xã thôn. Dân cư là chủ thể cũ, cộng với thành phần di dân từ Gia Định
hoặc từ miền Trung vào theo chính sách khai hoang của triều đình nhà Nguyễn. Dân
cư chủ yếu tập trung thành làng ấp, đùm bọc, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau vì họ chủ
yếu di dân đến từ nhiều địa phương khác nhau. Người dân sống ở những vùng trũng để
canh tác lúa nước cũng như sống gần kênh rạch, sông lớn để thuận lợi cho việc giao
thương, di chuyển.
“Trấn Vĩnh Thanh là một trong bốn nơi thuộc thành Gia Định được chọn làm
trọng điểm thiết lập dinh điền. Trong những dinh điền này, cư dân vừa là nơng dân
vừa là binh lính theo phương châm “động vi binh, tĩnh vi dân”[Ban tuyên giáo Vĩnh
Long 2000:28]. Cư dân sống ở xóm xuồng thời điểm này chủ yếu là dân địa phương và
binh lính. Người dân vừa trồng trọt, chăn nuôi, giao thương và đóng ghe xuồng, sửa
chữa ghe xuồng để phục vụ cho quân đội triều đình nhà Nguyễn.
Đến giai đoạn sau thì thành phần đóng xuồng chủ yếu là cư dân địa phương vì
hầu hết người dân đã có nhiều kinh nghiệm đóng xuồng từ những người đi trước. Một



gia đình ở xóm xuồng đều có cho riêng mình một trại đóng xuồng. Đến giai đoạn
khoảng năm 1967-1968, do nhu cầu đi lại và chuyên chở, người dân bắt đầu đóng ghe
nhưng với số lượng ít. Thời điểm này, do cư dân xóm xuồng chỉ biết đóng xuồng và
chưa có kinh nghiệm đóng ghe cho nên đã mời những người biết đóng ghe đến để chỉ
dạy. Dó đó giai đoạn này có thêm người dân từ vùng khác tới để làm nghề và định cư
với số lượng khơng nhiều.
Nhìn chung, chủ thể của xóm xuồng phần lớn là người Việt với bản tính chân
chất, thật thà, cần cù, hăng say lao động. Đây giống như một cộng đồng khép kín,
khơng có sự thay đổi nhiều về thành phần dân cư. Người dân ngày đêm chỉ biết cần cù
làm công việc của mình, hỗ trợ giúp đỡ nhau và tham gia các lễ hội cúng tế của làng
xã.
Tóm lại, với không gian sống gần môi trường nước, thiên nhiên ưu đãi cũng như
quá trình phát triển lâu đời và do nhu cầu của lịch sử cùng với chủ thể là người Việt
cần cù, nhiều kinh nghiệm sản xuất đã tạo nên một làng nghề đóng xuồng truyền thống
nổi tiếng. Việc khái qt hệ tọa độ khơng gian văn hóa, thời gian văn hóa và chủ thể
văn hóa tạo nên nền tảng cho việc nhận định, lý giải vấn đề ở các phần sau một cách
có cơ sở và hợp lý nhất.

2.2. Tình hình xóm xuồng Long Thanh khi cịn hoạt động
2.2.1.Các sản phẩm ghe xuồng
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Lợi - Hội Văn hóa Dân gian - ĐH Văn hóa
TP.HCM thì“Ghe xuồng ở Nam Bộ có vị trí rất quan trọng trong việc giao thông
đường thuỷ, ở một địa bàn mà mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt. Việc sử
dụng ghe xuồng làm phương tiện đi lại, vận chuyển đã trở thành nét độc đáo trong đời
sống của cư dân vùng này. Có thể nói, cư dân miệt sông nước ra đến ngõ là gần như


phải đi xuồng. Ngay từ thưở đi khai hoang của cha ông ta, việc đi lại bằng đường thuỷ

vẫn tiện lợi và an tồn nhất.”3
Nhìn chung, sản phẩm ở xóm xuồng bao gồm xuồng, ghe. Dựa vào thời gian văn
hóa, có thể phân loại các sản phẩm theo từng giai đoạn
Giai đoạn 1(thời gian ban đầu): đóng ghe tàu phục vụ cho quan binh triều đình.
Giai đoạn 2(trước 1968): Tất cả người dân đều đóng xuồng.
Giai đoạn 3(1968-những năm 1980): có thợ dạy đóng ghe, kết hợp giữa đóng
xuồng và ghe nhưng xuồng vẫn chiếm số lượng lớn hơn.
Giai đoạn 4(1980- những năm 1988): Phần lớn đóng ghe nhưng bắt đầu ít
dần,đóng xuồng rất ít chủ yếu phục vụ ở địa phương.
Giai đoạn 5(những năm 1988-trở về sau): Nghĩ đóng xuồng, nghĩ đóng ghe, con
cháu đi đóng thuê, sửa ghe xuồng cho các địa phương khác cho đến ngày nay.
Ngay từ buổi đầu thành lập, xóm xuồng chủ yếu đóng, sửa chửa tàu thuyền để
phục vụ cho quân đội triều đình. Trong giai đoạn này có một sự kiện lịch sử rất quan
trọng để hình thành nên các xưởng thủy sư đóng tàu xuồng bên dịng sơng Long Hồ.
Năm 1830, Lê Văn Duyệt cho tu sửa thành thành Bát Quái(thành Gia Định). Tiếc thay
việc sửa thành, cộng thêm tư thù khi còn trẻ của vua Minh Mạng với Lê Văn Duyệt vì
cho rằng Lê Văn Duyệt đã lộng quyền khi ra lệnh xử trảm bố vợ vua Minh Mạng là
Huỳnh Công Lý. Huỳnh Công Lý lúc bấy giờ là cha của Huệ phi, một phi tần sủng ái
của vua Minh Mạng. Chính vì hiềm khích đó dẫn đến việc hồng đế đã vu cho ơng tội
nhị tâm (hai lịng) và cho quân sang bằng mồ mả sau khi Lê Văn Duyệt mất. Sự việc
này làm Lê Văn Khôi, con nuôi của Lê Văn Duyệt nổi giận vì cha của ơng là một cơng
thần có cơng phị tá vua nên đã nổi dậy và đánh chiếm lấy thành Bát Quái và biến nơi
đây thành căn cứ chính cho vuộc nổi dậy của mình(1833-1835). Với sự áp đảo từ quân
đội triều đình, cuộc nổi dậy đã chấm dứt vào năm 1835.

3 />

Sau binh biến của Lê Văn Khơi, triều đình bắt đầu củng cố quân sự cho vùng đất
Vĩnh Long, Gia Định nên ngồi việc xây vững các thành trì thì còn mở thêm các làng
nghề để phục vụ cho quân đội điển hình là hai xóm: xóm Lị Rèn và xóm xuồng.

“Phía tả của thành là sơng Long Hồ, phía hữu là rạch Ngư Câu (rạch Cái Cá), mặt
sau có sông Cổ Chiên (một nhánh lớn của sông Tiền), mặt trước có đường Cừ Sâu
(nay là rạch Cầu Lầu). Ở phía trái của tịa thành là nhà Sứ Qn, phía phải là chợ
Vĩnh Thanh (tức chợ Vĩnh Long ngày nay). Ở góc nam của thành (chỗ tiếp giáp đường
Cừ Sâu và sơng Long Hồ) có xưởng Thủy sư (xưởng đóng tàu chiến). Bên kia Cầu Lầu
có xóm Lị Rèn chun làm đồ binh khí cho qn lính. Ngồi ra ở quanh thành cịn có
đàn Xã Tắc, đàn Tiên Nơng và miếu Văn Thánh...Để yểm trợ tòa thành này đồng thời
để trấn giữ sơng Cổ Chiên, viên trấn thủ cịn cho dựng lên ở giữa Cầu Lầu một trạm
gác (bốn phía có lỗ châu mai) và hai đồn nhỏ: một ở phía đơng Bãi Tiên và một ở
Vàm Tuần.”[Huỳnh Minh, 2002:154]. Vì thế, có thể thấy thời gian đầu xóm xuồng chủ
yếu đóng tàu chiến phục vụ cho quân đội nhà Nguyễn trong việc giữ vững bình yên ở
vùng đất Vĩnh Long.
Sản phẩm nổi bậc của xóm xuồng có lẽ là xuồng. Điểm đặc biệt khi nhắc đến
xóm xuồng là phần lớn ở đây đóng xuồng 5 lá, thỉnh thoảng đóng xuồng 7 lá khi có
yêu cầu, thời gian đầu xuồng tam bản hay ghe lớn thì hầu như rất ít đóng. Thật ra
xuồng 5 lá khơng khác xuồng 3 lá nhiều. Nếu xuồng ba lá dài trung bình 4m, rộng
1,5m thì xuồng 5 lá dài 5m, 5m5, 6m hoặc dài hơn, rộng chừng 2-2,5m. Xuồng 5 lá
không khác xuồng 3 lá về hình dáng, chỉ khác nhau về cấu tạo gồm 5 miếng ván ghép
lại cho nên xuồng 5 lá ít tròng trành, giữ được độ thăng bằng và chuyên chở được
nhiều hơn xuồng 3 lá. Xuồng 5 lá được cải tiến từ xuồng 3 lá. Xuồng 5 lá chở khoảng
12 giạ lúa, chiều dài từ 4-5m. Xuồng 7 lá có tải trọng lớn hơn xuồng 5 lá. Xuồng 7 lá
cỡ 5m thì chở được khoảng 20 giạ, cỡ 5m5 chở khoảng 25 giạ, cỡ 6m chở khoảng 30
giạ lúa.
Quá trình giao thương bn bán ngày càng phát triển nên nhu cầu sử dụng các
loại ghe xuồng có tải trọng lớn để chuyên chở hàng hóa tăng cao. Năm 1968 người dân
bắt đầu học cách đóng ghe từ thầy dạy ở Cầu Mới (Vũng Liêm), họ đóng ghe với số


lượng ít, sau đó thì tăng dần khoảng thời gian sau đó. Đóng ghe lúc này chủ yếu ghe
17 lá, 19 lá, 21 lá, lớn hơn thì có ghe 100 giạ, ghe 200 giạ. Ngồi ra người dân cịn

đóng một số lượng nhỏ ghe tam bản 9 lá, 11 lá khi thương lái có nhu cầu.
2.2.2. Sức mua bán
Trong hai sản phẩm chính của xóm xuồng là ghe và xuồng thì xuồng được ưa
chuộng và bán đắt hơn. Trong suốt thời kì đầu,người dân đóng xuồng với số lượng lớn
bởi vì nhu cầu sử dụng xuồng rất cao. Thời kì sau khi giao thương phát triển, phải
chuyển đổi sang ghe nhưng chỉ bán được thời kì đầu, sau đó thì số lượng bán ít dần.
Theo lời nghệ nhân Phạm Văn Tư (Tư Chiến), khoảng thời gian cịn đóng xuồng
thì các trại xuồng đều kinh doanh thuận lợi, suôn sẻ. Thời gian này, sức bán ra đều
đều, nhiều khi hút hàng, ít khi có tình trạng ứ đọng, ế ẩm.. Mỗi hộ gia đình là một trại
đóng xuồng. Thơng thường, đàn ông lớn tuổi nhất trong gia đình đảm nhiệm các công
đoạn quan trọng, người vợ và các con làm các công việc phụ như cưa cỗ, chét
chay,....Nhà nào đông thành viên hơn thì sẽ đóng nhiều xuồng hơn. Người dân đóng
xuồng như một cơng việc thường nhật . Họ đóng xuồng mỗi ngày, khơng theo mùa vụ,
có khi một đến hai ngày được 1 cái xuồng, có khi hai ba ngày mới hồn thành xong
một cái xuồng. Làm xong thì họ để riêng vào một góc trại và đợi thương lái đến mua.
Đa phần các thương lái đều là bạn hàng quen biết nên việc mua bán diễn ra thuận lợi,
giá cả hợp lý, vừa lịng đơi bên.
Số lượng xuồng đóng ra đa phần bán với số lượng lớn cho các thương lái từ nơi
khác đến. Các thương lái từ miệt dưới Trà Vinh, Bạc Liêu, An Giang thường lái ghe bự
lên để chở xuồng về bán lại. Một số lượng ít xuồng được bán lẻ cho người dân địa
phương và vùng lân cận.Nhưng càng về sau thì sức mua xuồng giảm mạnh, các thương
lái khơng cịn đến trại xuồng để đặt hàng nên các thợ đóng xuồng phải mướn ghe lớn
chở xuồng xuống miệt dưới để bán lẻ. Trung bình một chiếc xuồng tốt khi ấy có giá từ
150-300 đồng bạc, chừng 50-100 giạ lúa lúc bấy giờ.
Những người lớn tuổi ở xóm xuồng hầu như ai cũng nhớ thời điểm tháng 8-9
năm1978 là thời kì đỉnh điểm xóm xuồng đóng xuồng với số lượng rất lớn. Theo lời


kể, thời điểm ấy các thương lái lên Vĩnh Long để tìm kiếm số lượng lớn xuồng đem về
vùng Châu Đốc, Tân Châu bán lại. Người dân phải đóng xuồng liên tục vì thương lái

địi hỏi số lượng xuồng nhiều hơn mọi khi. Có khi bán trên nề, chưa vơ vỏ dưa cũng có
khách tới đặt hàng, đóng bao nhiêu thì bán bấy nhiêu. Khi số lượng gỗ khơng đủ để
đóng, người dân phải dùng cây tạp: gỗ mù u, gỗ gịn, me tây,... để đóng. Tuy nhiên, do
gỗ những cây vườn thường không được bền và chắc nên xài một thời gian gỗ mục nên
phải quăng đi (bỏ đi) vì thế mới có tên xuồng “năm quăng” nghĩa là xài một năm rồi
quăng bỏ đi. Giải thích về vấn đề này, người dân cho hay thời điểm đó dân ở vùng An
Giang hay có lũ lụt và cần nhiều xuồng để chuyên chở lúa gạo và đi lại.
Đầu tiên, sau giải phóng năm 1975, có một số quy định về kinh tế được đặt ra
trong đó người dân khơng được bán lúa gạo nếu chưa có sự cho phép của chính quyền.
Hầu hết, những thương lái lên vùng xóm xuồng Long Thanh để mua xuồng chủ yếu đi
lén để tránh sự phát hiện của chính quyền khu vực. Vì các thương lái ở Sài Gịn khơng
thể mua lúa gạo ở miền Tây được nên người dân cần nhiều xuồng để chở lúa gạo về
nhà.
Thứ 2, lũ lụt năm 1978 (Mậu Ngọ) là trận lụt lớn ở miền Tây dẫn đến vùng đầu
nguồn sông Tiền, sông Hậu chịu ngập nặng nề, tổn thất về người và tài sản với mực
nước cao nhất đo được 4,49 m ở Châu Đốc và 4,94 m ở Tân Châu, tổng thiệt hại
1.056,686 tỷ đồng, mất tích 90 người . Theo tư liệu của Viện Khoa học Thủy lợi Việt
Nam“ Trận lũ năm 1978 (năm Mậu Ngọ) là một trong những trận lũ lớn cả về lưu
lượng, tổng lượng và diễn biến bất thường. Năm 1978, có 3 cơn bão, trong đó có 2
cơn liên tiếp vào miền Trung (số 8, ngày 20/9và số 9, ngày 26/9), gây mưa lớn ở trung
hạ Lào và Đông-Bắc Thái Lan trong 3 tháng: 7 8,9. (.............................................). Tại
thượng lưu, lũ 1978 có hai đỉnh, xuất hiện cách nhau hơn 1 tháng và đỉnh sau thấp
hơn đỉnh trước rất nhiều. Về đồng bằng, sau khi qua Biển Hồ, lũ vẫn có dạng hai
đỉnh. Đầu tháng 8, khi mực nước ở Tân Châu trên 3 m và Châu Đốc trên 2 m đã lên
nhanh do lũ thượng nguồn và đạt đỉnh thứ nhất là 4,46 m tại Tân Châu ngày 30/8 và
4,15 m tại Châu Đốc ngày 5/9. Lũ lên nhanh, có những ngày đạt 13 cm tại Tân Châu
và 14 cm tại Châu Đốc. Sau đỉnh lũ thứ nhất, lũ rút chậm khoảng 2 tuần và lên lại để


đạt đỉnh thứ hai vào ngày 9/9 là 4,78 m tại Tân Châu và 4,46 m tại Châu Đốc. Cuối

tháng 10, lũ đã xuống đến mức an tồn, khơng khác so với hàng năm. Lũ đến sớm,
đỉnh lũ cao ngay cuối tháng 8 đã gây thiệt hại lớn. Thời gian duy trì mực nước từ 4,33
m trở lên là 60 ngày. Đỉnh lũ vào tháng 10 trùng kỳ triều cường và mưa lớn nội đồng
nên ngập lụt lớn.”4
Kết hợp hai dữ kiện trên cho thấy, năm 1978 là năm thu lợi nhiều nhất của người
dân xóm xuồng. Theo ơng Tám Ngàn, sau giải phóng người dân cịn nghèo, tuy nhiên
sau đợt năm 1978, nhiều người trở nên khá giả, đời sống vật chất cải thiện hơn rất
nhiều so với lúc trước.
Sau năm 1968, xóm xuồng đã bắt đầu đóng ghe do người khác đến dạy cho nên
khoảng thời gian sau đó người dân đã bán ghe nhưng với số lượng ít. Trước năm 80, số
lượng ghe bán ra không nhiều do số ghe làm ra chủ yếu theo yêu cầu của người dân có
nhu cầu sử dụng. Nếu xuồng đóng ra ln có người mua và khơng cần thương lái đặt
hàng thì khi đóng ghe người đóng chỉ đóng khi có người hỏi mua.. Sau năm 1978,
xuồng vẫn được bán đều đều nhưng số lượng ghe được đóng ra tăng hơn trước do
nhiều người cần sử dụng để chuyên chở, vận chuyển.
Nhìn chung, chính do đặc thù sơng nước nên nhu cầu sử dụng xuồng ghe rất cao
trong đời sống cư dân. Mặc khác, sản phẩm ghe xuồng của xóm xuồng Long Thanh có
chất lượng tốt, nổi tiếng nên sức bán ra ln ổn định, ít khi bị trì trệ hay thua lỗ. Người
dân ở địa phương hay vùng lân cận ln có nhu cầu sử dụng ghe xuồng của xóm
xuồng, duy chỉ khác ở thời điểm làm ra các sản phẩm vì có lúc chỉ bán xuồng, có khi
bán xuồng và ghe, cũng có khi bán ghe nhiều hơn xuồng. Tuy nhiên, vấn đề chỉ ra là
dù có sự khác nhau về sức bán các sản phẩm xuồng ghe nhưng nhu cầu sử dụng ghe
xuồng rất lớn trong đời sống người dân bởi những lợi ích thiết thực của ghe xuồng
đem lại. Điều này tạo nên một đặc trưng văn hóa Nam Bộ vùng sơng nước rất rõ nét và
đặc sắc.

4 />

2.2.3. Thời kỳ suy tàn của làng nghề
Chuyển đổi quy trình sản xuất từ đóng xuồng sang đóng ghe bự từ những năm

1980 nhưng hầu hết người dân xóm xuồng đều cho rằng cơng việc đóng xuồng ghe bắt
đầu suy giảm từ những năm 1985.
Xóm xuồng chủ yếu nổi danh với việc đóng xuồng 5 lá xuồng 7 lá cho nên khi
bắt đầu chuyển sang đóng ghe thì hiệu quả cơng việc đã ít nhiều giảm đi. Theo lời ơng
Tám Ngàn “Từ hồi ông cố ông sơ truyền lại là tồn đóng xuồng thơi, dân ở đây ai
cũng biết đóng xuồng chứ có ai biết đóng ghe. Từ hồi thầy tui đó, ơng Ba Hung ở
Vũng Liêm lên dạy thì mới biết bắt đầu đóng ghe. Mà tui nói chú nghe, mới đầu cũng
khơng quen tay cho lắm, đóng lâu rồi mới rành 5 được. Đóng xuồng thì một mình tui
kham nổi chứ đóng ghe phải có nhiều người lắm. Nhưng dân người ta địi ghe bự thì
mình phải đóng thơi, hổng đóng lấy gì ăn”.
Về cơ bản, có sự khác biệt giữa đóng xuồng và ghe. Đóng một chiếc xuồng thì
chỉ một người có tay nghề cũng có thể làm được mà khơng cần nhiều người. Điển hình
nhà bác Tư Chiến, lúc đó nhà bác chỉ có 5 người, bác là người đóng chính vợ bác và 3
đứa con chỉ phụ những việc lặt vặt nhưng cũng đủ đóng xuồng kiếm tiền ni 5 miệng
ăn. Nếu một mình bác Tư đóng mà khơng cần vợ con phụ thì cũng nhiều nhất 3 ngày
là hoàn chỉnh được một cái xuồng 3 lá, 5 lá. Còn nếu vợ bác phụ những việc như cưa
cây, chét chay,... thì cùng lắm là 1 ngày rưỡi, 2 ngày là làm xong 1 chiếc xuồng. Đàn
ông nào nhanh tay, tháo vác, siêng năng cộng thêm vợ con rành rỏi thì làm xuồng ra
“phà phà”6, sớm đủ hàng giao cho thương lái. Nếu khơng có thương lái đặt hàng thì
cũng đóng xuồng bằng gỗ tạp và chất ở bến, ai có nhu cầu thì mua. Bên cạnh đó, mỗi
nhà tự làm xuồng, khơng cần th thợ hay nhân công nên tiền bán ra đều do gia đình
bác sở hữu hết. Tuy tiền mỗi chiếc xuồng giá không cao do chủ yếu là sử dụng gỗ cây
tạp, gỗ cây khơng cần chất lượng tốt nhưng vì khơng trả tiền nhân cơng nên tiền đó có
thể trang trải mọi chi phí trong gia đình. Tuy nhiên khi bắt đầu chuyển sang đóng ghe
5 rành: biết rõ, thành thạo, sành sỏi
6 phà phà: nhanh nhẹn, tháo vát làm một việc gì đó


thì có sự thay đổi về các cơng đoạn, chi phí cũng như nhân cơng. Tùy vào loại ghe nhỏ
( 17 lá, 19 lá, 21 lá) hay ghe lớn( 100 giạ, 200 giạ) thì thời gian đóng một sản phẩm là

từ 7 ngày-20 ngày hoặc hơn. Do q trình đóng ghe cần nhiều cơng đoạn nên cần
nhiều thợ và có tay nghề. Chi phí cho một chiếc ghe cũng khá cao do phải thuê thợ và
cây gỗ cũng phải có chất lượng tốt, giá thành cao. Tuy nhiên giá bán một chiếc ghe cao
hơn bán một chiếc xuồng nhưng việc phải trả tiền cho thợ cũng như phải đầu tư mua
gỗ tốt nên sau khi bán một chiếc ghe thì mỗi chủ trại đóng xuồng khơng lời được nhiều
tiền. Có thể tóm tắt sự khác nhau giữa đóng xuồng và ghe qua bản so sánh dưới đây:

Tiêu chí
Thời gian
hồn thành

Nhân cơng

Chi phí

Ngun
liệu

Đóng xuồng

Đóng ghe

1-3 ngày

7-20 ngày

Ít người, từ 1-2 người, khơng

Nhiều người, phải th người có


cần th

tay nghề, chun mơn

Thấp

Cao

Cây gỗ không cần quá tốt
Cây tạp (cây mù u, cây

Gỗ cây rừng tốt, chất lượng, bền
chắc(gỗ cây sao, gỗ cây sầu đâu,...)

gịn,...)
Đối tượng

Mọi người dân có nhu cầu sử

và mục

dụng cho cơng việc thường

đích sử

nhật (chở giống, chở lúa, đi

dụng

câu, đi chợ,...)


Giá bán

Thấp

Phần lớn chỉ sử dụng cho những
người buôn bán lớn, chở nhiều
hàng hóa
Cao


Từ đó có thể thấy, khi chuyển sang đóng ghe thì hiệu suất cơng việc đã có dấu
hiệu giảm xuống. Đầu những năm 80, để bắt kịp nhu cầu của khách hàng, người dân
đã chủ động đóng ghe có có tải trọng lớn nên đã đầu tư khá nhiều tiền cho việc mua
cây gỗ, thuê nhân công. Tuy nhiên đến khoảng năm 1985 thì số lượng gia đình đóng
ghe đã giảm thiểu đi rất nhiều. Nếu trước kia đóng xuồng 10 hộ thì chuyển sang đóng
ghe thì chỉ cịn 3 4 hộ vì lý do kinh phí. Những hộ gia đình khơng đủ khả năng để
chuyển sang đóng ghe thì tiếp tục đóng xuồng tuy nhiên số lượng xuồng bán ra không
nhiều,nhiều lúc không ai mua phải chất ở bến sơng hư hỏng do nắng mưa, họ tiếp tục
đóng xuồng với số lượng ít cho đến khi dừng hẳn nghề. Cịn những hộ gia đình có đủ
điều kiện để chuyển sang đóng ghe thì vẫn tiếp tục hoạt động này nhưng khơng duy trì
được lâu, và chấm dứt nghề đóng ghe xuồng vào cuối những năm 1980, đầu những
năm 1990 và chuyển sang những ngành nghề khác để mưu sinh. Một bộ phận tiếp tục
nghề truyền thống của cha ông bằng cách đi đóng thuê cho các trại ghe xuồng khác vì
họ khơng đủ kinh phí để phát triển nghề tại nhà. Ngồi đóng th họ cịn đi sửa ghe
xuồng thuê và kết hợp với những nghề mưu sinh khác.
Hình thành-phát triển-lụi tàn là quy luật tất yếu của một sự vật, hiện tượng và
xóm xuồng cũng nằm trong quy luật đó. Xét về nguyên nhân khách quan, chủ quan,
người viết đã đúc kết được ba nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên của xóm xuồng như
sau:


(1) Sự qua đời của những nghề nhân lớn tuổi và sự thay đổi về nhận thức của
giới trẻ.
Trong khoảng thởi gian cuối những năm 1985 đầu những năm 1990, các cụ có
kinh nghiệm đóng xuồng ghe từ lâu đời đều lần lượt qua đời. Thường thì trong gia
đình, những nghệ nhân này thường là những người đóng chính vì có tay nghề giỏi cho
nên khi họ qua đời thì gia đình đó sẽ mất đi người đóng trụ cột. Nghề gia truyền chỉ
được lưu giữ khi được truyền nghề cho con cháu trong gia đình đặc biệt là con ruột.
Tuy nhiên tại thời điểm này, kinh tế văn hóa xã hội của tỉnh nói chung và của địa
phương nói riêng đã có bước phát triển. Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần cũng như


nhận thức về mưu sinh đã dần thay đổi ở lớp trẻ. Nếu như trước đây nghề truyền thống
cha truyền con nối, cả gia đình dịng họ theo nghiệp đóng xuồng thì giờ đây, con cháu
khơng muốn nối nghiệp cha ông và bắt đầu mưu sinh bằng những phương thức khác
nhau: làm lúa, trồng rẫy, chăn nuôi, buôn bán, học văn hóa,....... Nếu như cha ơng
muốn truyền nghề mà con cháu khơng muốn theo nghề truyền thống thì sớm muộn gì
thì nghề gia đình cũng mai một và lụi tàn.

(2) Nghề khơng cịn đủ mưu sinh do ngun vật liệu lên giá
Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự lụi tàn của xóm xuồng. Việc đóng xuồng
chuyển sang đóng ghe kéo theo sự thay đổi về nguyên vật liệu và nhân công mà tôi đã
đề cập ở phần trên. Nếu như đóng xuồng chỉ cần gỗ cây rừng có chất lượng vừa phải
hoặc dùng cây tạp để thay thế thì khi chuyển sang đóng ghe địi hỏi chất lượng gỗ phải
tốt vì phải chun chở hàng hóa với số lượng lớn và thời gian sử dụng lâu bền. Giá cả
cây rừng lên giá, người dân bấy giờ thời gian đầu đóng bằng cây tạp, riết rồi khơng
cịn đủ cây tạp để đóng và chuyển sang mua cây rừng. Thời gian ban đầu một khối cây
sao chỉ hai trăm, ba trăm đồng, sau đó tăng lên bảy, tám trăm đồng và cịn cao hơn thời
gian sau đó.Ngồi ra, cộng thêm các vật liệu các như đinh, dầu chay cũng như phải trả
tiền cho nhân cơng thì số tiền dư ra sau khi bán một chiếc ghe cũng khơng cịn nhiều.

So với các trại ghe lớn với số vốn đầu tư để mua nguyên vật liệu cũng như sức mua
bán thì xóm xuồng thời điểm này khơng có đủ khả năng để duy trì hoạt động trong thời
gian dài.

(3) Giao thơng phát triển dẫn đến nhu cầu đi lại bằng xuồng ghe giảm
Thời điểm bây giờ, tại địa phương có hai khu chợ sầm uất, nhộn nhịp: chợ thị xã
Vĩnh Long và chợ Ngã Tư (thị trấn Long Hồ) được thông nhau bằng 2 tuyến giao
thơng chính là quốc lộ 53 và tuyến đường sông Long Hồ. Tuy nhiên thời điểm trước
đây, quốc lộ và các tuyến đường bộ đã xuống cấp, khơng thuận lợi để đi lại, vận
chuyển hàng hóa cho nên để giao thương giữa các chợ thường sử dụng đường sơng là
chính. Khi ấy xuồng ghe đóng vài trò quan trọng trong đời sống: xuồng để đi chợ,
xuồng để chở đồ, xuồng để đi đò,..... Tuy nhiên, thời gian sau này chính quyền địa
phương đã nâng cấp các tuyến quốc lộ 53, quốc lộ 57, đường 8/3, xây cầu Chợ Cua


thay thế cho đị nối liền hai bờ sơng Long Hồ đã giúp giao thông thuận tiện hơn. Quốc
lộ 57 qua cầu Cua và nối với quốc lộ 53; đường 8/3 bắt đầu từ cầu Thiềng Đức( giáp
với thị xã) kéo dài đến cầu Hòa Tịnh(chợ Ngã Tư Long Hồ); nhu cầu vận chuyển hàng
hóa nhanh gọn bằng các xe có tải trọng lớn đã khiến việc sử dụng xuồng ghe giảm sút.

(4) Nhu cầu của người dân giảm sút
Không thể phủ nhận rằng, vận chuyển hàng hóa bằng đường sơng có nhiều cái lợi
hơn đường bộ, tuy nhiên đối với nhận thức của người dân, họ ưu tiên đường bộ hơn
đường sơng. Khi chuyển sang đóng ghe, số lượng người dân có nhu cầu sử dụng khá
nhiều, tuy nhiên vài năm sau đó, nhiều người dân bỏ ghe chuyển hẳn sang dùng xe vì
họ cho rằng đường bộ thuận tiện hơn rất nhiều. Một số khác không muốn sử dụng sản
phẩm ghe xuồng từ xóm xuồng vì chất lượng khơng tốt bằng các trại ghe xuồng khác.
Khơng cịn ai sử dụng thì tất yếu xóm xuồng sẽ khơng cịn hoạt động.

Tiểu kết

Ở góc độ Tiến hóa luận và Chức năng luận, xóm xuồng ra đời-phát triển-lụi tàn
đều theo một quy luật và chịu sự tác động từ môi trường tự nhiên cũng như môi trường
xã hội.Ngay từ ban đầu, chính sự ảnh hưởng của điều kiện đường thủy thuận lợi cùng
với sự giữ vững về quân sự đã hình thành nên xóm xuồng. Sự phát triển của xã hội làm
nhu cầu vận chuyển, đi lại của người dân tăng theo buộc người dân xóm xuồng phải
chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ xuồng sang ghe. Đó là sự thích ứng kịp thời để đảm bảo
đời sống mưu sinh. Tuy nhiên sự chuyển đổi đó lại khơng thể đáp ứng được nhu cầu
của xã hội tại một khoảng thời gian khác. Nhu cầu của xã hội luôn chuyển biến ở mọi
thời điểm khác nhau và bắt buộc “cung” phải tự mình thay đổi mình để đáp ứng “cầu”.
Dù đã tự mình chuyển đổi nhưng việc nhu cầu sử dụng giảm sút đã khiến sự phát triển
khựng lại và giảm sút. Đó là một thực trạng khơng thể tránh khỏi của các làng nghề
truyền thống nói chung và của xóm xuồng Long Thanh nói riêng.


CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG XÓM XUỒNG HIỆN NAY
3.1. Sự thay đổi về phương thức mưu sinh: khơng cịn đóng xuồng chuyển
sang sửa xuồng, ghe lớn và các ngành nghề khác
Để đảm bảo đời sống kinh tế bắt buộc con người phải cố gắng thích ứng với từng
điều kiện sống mới và thay đổi hoạt động mưu sinh. Sau khi khơng cịn theo nghề
đóng ghe xuồng tại nhà nữa, người dân xóm xuồng dần chuyển sang những ngành
nghề mới để kiếm tiền chăm lo cho cuộc sống. Một bộ phận người dân có kinh nghiệm
đóng ghe xuồng tiếp tục nghề này bằng cách đi làm thuê cho các trại ghe xuồng lớn.
Họ không thể bỏ nghề truyền thống cha ông để lại, dù khơng đóng xuồng tại nhà thì
cũng đi đóng ở nơi khác để kiếm sống vì đây là nghề mưu sinh duy nhất của họ.
Những người có kinh nghiệm đóng xuồng cũng thành thạo trong việc sửa chữa ghe
xuồng nên ngồi việc đóng xuồng th, họ cịn đi sửa th cho những ai có nhu cầu.
Bộ phận đóng xuồng thuê, sửa thuê chủ yếu là những người lớn tuổi, có nhiều kinh
nghiệm. Họ còn cố gắng truyền nghề cho con cháu nhưng phần lớn con cháu đều
không muốn theo nghề này. Nhà có 4 người con trai thì chỉ 1-2 người con theo nghề

của cha truyền lại. Tuy nhiên, những người tiếp tục theo nghề cha ơng để lại thì cơng
việc này lại ổn định và duy trì lâu dài cho đến ngày nay. Ngày nay, một số thợ sửa ghe
ở xóm xuồng vẫn nổi tiếng với tay nghề của mình. Nếu có nhu cầu sửa chửa ghe
xuồng hư thì đều đi thẳng đến xóm xuồng và tìm thợ ở đó. Tuy xóm xuồng đã ngừng
hoạt động nhưng tiếng thơm của làng nghề này vẫn còn lan tỏa cho đến ngày nay với
những lời khen ngợi thường thấy “thợ xóm xuồng mát tay lắm”.
Một số ít nghệ nhân cao tuổi dừng hẳn nghề và khơng đi đóng th ở nơi khác,
bắt đầu “về hưu”và dần qua đời. Những người trong gia đình khơng tiếp tục nghề đóng
ghe xuồng mà tìm phương thức mưu sinh khác. Có người mua đất, mướn ruộng để làm


lúa, trồng rẫy, chăn ni. Một số gia đình đầu tư cho con học nghề, học chữ để tương
lai tươi sáng, bắt đầu với công việc kinh doanh, buôn bán.
3.2. Khơng cịn khả năng khơi phục làng nghề như khi xưa
Ở thời điểm hiện tại, nếu đặt câu hỏi: nghề đóng ghe xuồng có được cư dân ở
đây giữ gìn khơng? Câu trả lời là có vì một bộ phận người dân vẫn tiếp tục hoạt động
này và xem đó như một nghề mưu sinh chính. Cịn hỏi: xóm xuồng có thể khơi phục
lại hoạt động đóng ghe xuồng như khi xưa khơng? thì câu trả lời là khơng.
Thứ nhất, cho đến nay, xóm xuồng đã khơng cịn hoạt động trên 25 năm. Nếu
có khả năng hồi sinh lại làng nghề thì đã hồi sinh từ lâu khi điều kiện kinh tế, nhu cầu
đi lại còn phát triển như khi xưa.
Thứ hai, khơng có khả năng cạnh tranh với các trại ghe xuồng lớn ở khu vực và
vùng lân cận. Trong tỉnh Vĩnh Long ngày nay, các trại đóng ghe xuồng lớn hầu như
cịn rất ít vì địi hỏi phải có nhiều kinh phí đầu tư. Các trại ghe ngày nay cịn hoạt
động chủ yếu đóng ghe bự có tải trọng lớn, có uy tín và nhiều bạn hàng quen thuộc
nên hoạt động sản xuất mới được bền vững. Vì thế, xóm xuồng khó có đủ kinh phí
cũng như nhân cơng để hoạt động sản xuất lại được. Ngồi ra, các khu đóng xuồng
tập trung nổi tiếng như xóm Cầu Đơi (thành phố Vĩnh Long), xóm Hịa Tịnh ( huyện
Mang Thít) ngày nay hầu như khơng cịn hoặc chỉ cịn 1 trại sửa ghe lớn. Hai khu này
ngày nay không cịn đóng ghe xuồng, chỉ mở ra một trại để sửa chữa ghe lớn với

trang thiết bị, máy móc hiện đại. Ở xóm Cầu Đơi, trại sửa ghe nằm trên một khoảng
đất rộng cập mé sông, rất thuận tiện cho ghe lớn ra vào và lên xuống bãi. Nếu đặt ra
phương án có thể xây dựng một trại sửa ghe cập mé sông không? Phương án này
cũng không khả thi vì ngày nay, dân cư ở xóm xuồng khá đơng, chủ yếu xây nhà cập
mẹ sông để tiết kiệm diện tích đất cho nên khơng thể có một diện tích đất rộng để xây
dựng trại sửa ghe được.
Vì thế, phương án tốt nhất cho xóm xuồng là cứ để xóm xuồng phát triển một
cách tự nhiên nhất. Hãy để xóm xuồng vận động theo quy luật xã hội, người dân tiếp


×