Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG AXIT HYDROXYCITRIC CỦA VỎ QUÁ BỨA TAI CHUA |

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HUỲNH THỊ MỸ CẨM

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH, XÁC
ĐỊNH HÀM LƯỢNG AXIT HYDROXYCITRIC
CỦA VỎ QUẢ BỨA TAI CHUA

Chuyên ngành: HÓA HỮU CƠ
Mã số: 60.44.01.14

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Đà Nẵng - Năm 2015


Cơng trình được hồn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS ĐÀO HÙNG CƯỜNG

Phản biện 1: TS. Huỳnh Thị Kim Cúc
Phản biện 2: TS. Trần Mạnh Lục

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ Khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày
26 tháng 7 năm 2015

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng


- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, với sự phát triển khoa học kỹ thuật và kinh tế của
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng; chất lượng cuộc sống của
con người ngày một nâng cao. Với những tiến bộ của y học hiện đại,
mọi người đã nhận thức được tầm quan trọng của các hợp chất có
nguồn gốc thiên nhiên trong việc phục vụ chất lượng cuộc sống và
kiểm soát bệnh tật của con người, bởi tính hiệu quả và sự an tồn cao
của nó; và axit hydroxycitric trong vỏ quả bứa tai chua (Garcinia
cowa Roxb.,) là một hợp chất tiêu biểu như thế, bởi những hiệu quả
và tính an tồn trong điều trị giảm cân mà nó đã mang lại cho người
sử dụng.
Quả bứa tai chua (hay còn gọi là Tai chua) - tên khoa học là
Garcinia cowa Roxb., là một chi thực vật trong họ Bứa- Clusiaceae,
thuộc lồi bứa – Garcinia; được tìm thấy nhiều ở Australia, các nước
nhiệt đới châu Á, miền nam châu Phi và Polynesia [3]. Ở Việt Nam,
tai chua là một loại cây dễ trồng, phát triển tốt, cho năng suất cao; có
mặt hầu hết ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta, ở các khu
rừng thứ sinh [1].
Trong vỏ quả bứa tai chua, người ta đã xác định thành phần
hóa học chủ yếu là các axit hữu cơ như axit hydroxycitric, axit citric,
axit malic, glycozit,…Trong đó, axit hydroxycitric (-)-HCA, được
xem như là hoạt chất có tác dụng giảm cân hiệu quả, giúp ngăn chặn
q trình tích mỡ, kìm hãm q trình chuyển hóa lượng đường thừa
trong cơ thể thành mỡ, ngăn chặn quá trình béo phì. Đặc biệt, (-)-



2
HCA đạt hiệu quả cao trong việc cải thiện, giảm các mỡ xấu cho sức
khỏe như triglixerit,¼Bên cạnh đó, (-)-HCA làm tăng nồng độ
serotonin, là một chất dẫn truyền thần kinh chủ yếu có vai trị kiểm
sốt sự thèm ăn và cảm xúc; làm tăng quá trình tổ hợp glycogen và
tăng độ oxi hóa, đốt cháy mỡ thừa. Ngồi ra, (-)-HCA cịn có thể
ngăn ngừa viêm lt dạ dày, lt tá tràng, viêm miệng, chữa sốt, bảo
vệ thành mạch giúp ngăn ngừa một số bệnh về tim mạch [2], [19].
Theo những tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo được, thì hiện
nay có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về hợp chất axit này trong các
loại bứa. Tuy nhiên đối với quả bứa tai chua thì tương đối ít, chưa
được đầy đủ và hệ thống. Ở nước ta, gần đây cũng có những nghiên
cứu về lồi bứa nói chung [2], [5], nhưng đối với lồi tai chua
(Garcinia cowa Robx.,)nói riêng, thì vẫn cịn rất ít và nhiều hạn chế.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu với nội
dung: “Nghiên cứu quy trình chiết tách, xác định hàm lượng axit
hydroxycitric của vỏ quả bứa tai chua”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng quy trình chiết tách axit hydroxycitric từ vỏ quả
bứa tai chua.
- Xác định hàm lượng axit hydroxycitric có trong vỏ quả bứa
tai chua.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vỏ quả bứa tai chua (Garcinia Cowa Robx.,) được thu hái tại
huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.


3

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu trên nguồn nguyên liệu vỏ quả bứa tai chua .
- Quy trình chiết tách, xác định hàm lượng axit hydroxycitric
từ vỏ quả bứa tai chua (Garcinia oblongifolia Champ. Ex Benth.,
thuộc họ Măng cụt – Clusiaceae).
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lý thuyết
-Tìm hiểu tổng quan tài liệu về đặc điểm hình thái thực vật,
thành phần hóa học của cây bứa.
-Tìm hiểu đặc điểm, tính chất của axit HCA.
4.2. Nghiên cứu thực nghiệm
-Phương pháp trọng lượng để xác định độ ẩm, hàm lượng tro
của vỏ quả bứa tai chua.
-Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) để xác
định hàm lượng kim loại có trong vỏ quả bứa tai chua.
-Phương pháp chưng ninh để chiết tách HCA từ vỏ quả bứa tai
chua.
-Phương pháp chuẩn độ axit-bazơ để xác định tổng lượng axit
có trong dịch chiết.
-Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử ( UV-Vis)
-Phương pháp tẩy màu bằng than hoạt tính.
-Phương pháp kết tủa pectin.
-Phương pháp sắc kí lỏng cao áp (HPLC) để xác định hàm
lượng axit có trong dịch chiết.


4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Xây dựng quy trình chiết tách axit hydroxycitric từ vỏ quả

bứa tai chua.
- Cung cấp những thông tin, tư liệu làm cơ sở cho các nghiên
cứu sau này về ứng dụng của axit hydroxycitric (HCA) trong vỏ quả
bứa tai chua và khả năng ứng dụng trong cuộc sống.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xây dựng quy trình chiết tách axit hydroxycitric trong bứa
tai chua một cách chi tiết và cụ thể hơn.
- Nhằm giúp cho việc quy hoạch, khai thác, chế biến và ứng
dụng của axit hydroxycitric (HCA) có trong vỏ quả bứa tai chua vào
trong các sản phẩm một cách hiệu quả và khoa học hơn.
6. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu, kí hiệu các chữ viết tắt, danh mục các
bảng, hình, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo. Luận văn được
chia làm các chương như sau:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận


5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. CÂY BỨA
1.1.1. Bộ chè (Theales)
1.1.2. Bứa
1.1.3. Phân loại bứa
1.2. GIỚI THIỆU AXIT HYDROXYCITRIC (HCA)
1.2.1. Nguồn gốc (-)-HCA
1.2.2. Hóa học của (-)-HCA
1.2.3. Những ảnh hưởng của (-)-HCA lên sự tổng hợp chất

béo và sự hình thành lipit.
1.2.4. Tác dụng của HCA
1.2.5. Một vài lo ngại về (-)-HCA
1.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHIẾT
TÁCH CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ
1.3.1. Chiết đơn giản, một lần
1.3.2. Chiết đơn giản, nhiều lần
1.3.3. Chưng cất để loại dung môi
1.3.4. Chưng cất phân đoạn
1.3.5. Kỹ thuật chiết bằng lôi cuốn theo hơi nuớc
1.3.6. Phương pháp chưng ninh
1.3.7. Kết tinh


6
CHƯƠNG 2
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.NGUYÊN LIỆU
2.1.1. Thu nguyên liệu
Quả bứa tai chua được thu hái huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh
Phúc. Chọn các loại quả chín có vỏ màu vàng, mềm, ít nhựa, dễ dùng
dao tách lấy vỏ. Cơm bao quanh hạt dày, rõ ràng, màu trắng vàng.
2.1.2. Xử lý nguyên liệu
Sau khi thu hái, loại bỏ quả hư, dập nát, rửa sạch quả bứa tai
chua nhằm loại bỏ tạp chất, bụi bẩn, sau đó để ráo nước.
Quả bứa tai chua sau khi khô, được tách bỏ hạt, cắt thành lát
mỏng đem phơi nắng. Sau đó, đem sấy khô trong tủ sấy ở nhiệt độ
70-800C đến khi khô hồn tồn. Tiếp đó, ta xay nhỏ bảo quản trong
lọ có nắp đậy, để nơi thống mát.
2.1.3. Dụng cụ và hóa chất

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp trọng lượng
2.2.2. Phương pháp kết tủa pectin
2.2.3. Phương pháp tẩy màu
2.2.4. Phương pháp chiết tách
2.2.5. Phương pháp chuẩn độ axit – bazơ
2.2.6. Phương pháp vật lí
a. Phương pháp sắc kí lỏng cao áp (HPLC)
b. Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử (UV- Vis)
c. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)


7
2.2.7. Sơ đồ nghiên cứu
Vỏ quả bứa
tai chua

Xử lý nguyên liệu

Xác định tính
chất vật lý

Độ
ẩm

Hàm
lượng
tro

*Làm

sạch
*Sấy khơ
*Xay nhỏ

Ngun liệu
sau khi xử


Khảo sát
tổng lượng
axit theo thời
gian

Chưng
ninh với
nước

Khảo sát
tổng lượng
axit theo tỉ
lệ R/L

Thành
phần
kim
loại

Dịch
chiết


Tẩy màu

Kết tủa
pectin

Đo UV-Vis
Dịch chiết đã xử lý
Khảo sát các

Khảo sát các điều

điều kiện:

kiện:

Chuẩn
độ

- Nhiệt độ

Đo
HPLC

- Thời gian

- Nhiệt độ
- pH
- Thời gian

Xác định

tổng lượng
axit

Xác định hàm
lượng axit
HCA

- Tỉ lệ cồn với
dịch chiết


8
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HĨA LÍ
3.1.1. Xác định độ ẩm
Kết quả khảo sát độ ẩm của vỏ quả tai chua được trình bày qua
Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả xác định độ ẩm trong vỏ quả bứa tai chua
WTB

STT

m0 (g)

m1(g)

m2 (g)

m3 (g)


W (%)

1

10,001

35,211

43,691

8,480

15,208

2

10,001

35,340

43,835

8,495

15,050 15,089

3

10,000


36,332

44,832

8,500

15,008

(%)

Nhận xét: Độ ẩm trung bình trong vỏ quả tai chua nguyên
liệu là 15,089%. Độ ẩm nguyên liệu khơ là khá cao. Vì vậy cần bảo
quản ngun liệu vỏ quả tai chua trong suốt quá trình làm thực
nghiệm.
3.1.2. Xác định hàm lượng tro
Kết quả xác định hàm lượng tro của vỏ quả bứa tai chua
được trình bày ở Bảng 3.2 sau:


9
Bảng 3.2. Kết quả xác định hàm lượng tro trong vỏ quả bứa tai
chua khô
Khối

Khối

Khối Khối lượng

Khối


Hàm

Hàm

lượng

lượng

lượng

mẫu+cốc

lượng

lượng

lượng

cốc (g)

mẫu+

mẫu

sau khi tro

tro (g)

tro


tro TB

cốc (g)

(g)

hóa (g)

(%)

(%)

35,211

43,691

8,480

35,715

0,504

5,943

35,340

43,835

8,495


35,815

0,475

5,591

35,332

44,832

8,500

36,772

0,440

5,176

5,570

Nhận xét: Hàm lượng tro trung bình trong vỏ quả bứa tai
chua là 5,570%, rất thấp, chứng tỏ các kim loại có mặt trong tai chua
là rất ít.
3.1.3. Xác định thành phần kim loại nặng
Kết quả được trình bày ở Bảng 3.3.
Bảng 3.3. Kết quả hàm lượng một số kim loại trong vỏ quả bứa tai chua
STT

Tên


Phương

Kết quả

Tiêu chuẩn

Hàm

kim

pháp thử

(mg/kg)

CODEX

lượng cho

loại

(AAS)

STAN 164-

phép

1989
(mg/kg)
1


Cu

TCVN

0.0504

5.0

30.0

0.0102

0.3

2.0

6193-1996
2

Pb

TCVN
6193-1997


10
3

Zn


TCVN

0.0358

5.0

40.0

KPH

0.2

1.0

6193-1998
4

As

TCVN
6193-1999

Nhận xét: Thành phần kim loại nặng có trong vỏ quả bứa tai
chua rất thấp đối với các tiêu chuẩn cho phép. Kết quả so sánh với
tiêu chuẩn CODEX STAN 164- 1989 và tiêu chuẩn về chất lượng
trái cây và hàm lượng kim loại nặng cho phép trong các loại rau quả
quy định tại Quyết định số 867/1998/QĐ- BYT của Bộ Y Tế ngày 4
tháng 4 năm 1998 về việc ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh
đối với lương thực, thực phẩm” thì các hàm lượng kim loại nặng nằm

trong khoảng cho phép. Vì vậy, có thể sử dụng vỏ quả bứa để làm
thực phẩm mà không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
3.2. CHIẾT AXIT HỮU CƠ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHƯNG
NINH TRONG NỒI ÁP SUẤT
3.2.1. Quy trình chiết
Quy trình chiết được trình bày cụ thể tại phần nghiên cứu
(mục 2.2.4).
3.2.2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tổng lượng axit
hữu cơ bằng phương pháp chưng ninh trong nồi áp suất
a. Ảnh hưởng của thời gian
Cân khoảng 10g mẫu vỏ quả bứa tai chua khô đã xay nhỏ,
chưng ninh trong nồi áp suất ở nhiệt độ 1270C, áp suất 0,15MPa với


11
200ml nước cất tiến hành trong các khoảng thời gian lần lượt là: 30
phút, 60 phút, 90 phút, 120 phút, 150 phút.
Kết quả khảo sát sự phụ thuộc tổng lượng axit chiết được trong
vỏ quả bứa tai chua khô vào thời gian chiết được thể hiện ở Hình 3.1.

Tổng lượng axit
trung bình

25
20
15
10
5
0
0


50

100

150

200

Thời gian (phút)
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của tổng lượng axit
vào thời gian chiết.
Nhận xét: Theo Hình 3.1, tổng lượng axit tăng theo thời gian
chiết, đến thời gian là 90 phút thì đạt giá trị lớn nhất. Nếu tiếp tục
tăng thời gian chiết, tổng lượng axit gần như không thay đổi. Vậy
thời gian chiết tốt nhất với phương pháp chưng ninh trong nồi áp suất
ở nhiệt độ 1270C và áp suất 0,15 Mpa là 90 phút, tổng lượng axit
trung bình là 23,055g/100g.
b. Ảnh hưởng của tỷ lệ rắn / lỏng
Để tìm ra điều kiện chưng ninh tốt, ta cố định thời gian chiết là
90 phút và thay đổi thể tích nước, cụ thể thể tích nước lần lượt là:
100ml, 150ml, 200ml, 250 ml. Kết quả thể hiện ở đồ thị Hình 3.2.


12

Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tổng lượng axit vào thể
tích nước
Nhận xét: Dựa vào Hình 3.2, ta thấy tỉ lệ rắn/lỏng tốt nhất thu
được là 10g/200ml nước với tổng lượng axit trung bình thu được là

23,715g/100g. Khi tăng thể tích nước kết quả tổng lượng axit thu
được gần như không thay đổi
3.3. TẨY MÀU DỊCH CHIẾT HCA
Cân khoảng 10g mẫu vỏ quả bứa tai chua khô đã xay nhỏ,
chưng ninh trong nồi áp suất ở nhiệt độ 1270C, áp suất 0,15MPa với
200ml nước cất, thời gian chiết 90 phút. Lọc bằng phễu buchner ta
thu được dịch chiết chưa xử lý. Ta đem cơ cịn lại 50ml, sau đó tẩy
màu dịch chiết thu được bằng than hoạt tính, lọc bằng phễu buchner,
than hoạt tính được rửa 2 lần với nước cất, mỗi lần 10ml nước cất để
thu hồi hết axit, ta được dịch chiết đã tẩy màu.
3.3.1. Khảo sát hàm lượng than hoạt tính
Để khảo sát hàm lượng than hoạt tính, ta cố định thể tích nước,
thời gian chiết và thay đổi lượng than lần lượt: 3, 4, 5, 6, 7 g. Sau đó
ta đem đi đo UV-Vis.


13
Kết quả được thể hiện ở Hình 3.3 sau:

.
Hình 3.3. Phổ UV-Vis của dịch chiết HCA
Nhận xét: Từ Hình 3.3, phổ UV-Vis của dịch chiết, ta thấy
hàm lượng than hoạt tính dùng để tẩy màu tốt nhất là khoảng từ 4-5g.
3.3.2. Ảnh hưởng của thời gian:
Để khảo sát thời gian tốt nhất tẩy màu dịch chiết thu được, ta
cố định thể tích nước 200ml, thời gian chiết 90 phút, hàm lượng than
hoạt tính 4g và ta thay đổi thời gian lần lượt là: 10 phút, 20 phút, 30
phút, 40 phút. Ta được kết quả như Hình 3.4.

Hình 3.4. Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu quả tẩy màu dịch

chiết HCA


14
Nhận xét: Kết quả thực nghiệm thể hiện trên Hình 3.4 cho
thấy thời gian tẩy màu tốt nhất là 30 phút.
3.3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Để khảo sát nhiệt độ tốt nhất tẩy màu dịch chiết thu được, ta
cố định thời gian chiết 90 phút, thể tích nước 200ml, hàm lượng than
hoạt tính 4g, thời gian tẩy màu 30 phút và thay đổi nhiệt độ, cụ thể
nhiệt độ lần lượt là: 400C, 500C, 600C, 700C, 800C, 900C. Kết quả
được thể hiện ở Hình 3.5.

Hình 3.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu quả tẩy màu dịch chiết
HCA
Nhận xét: Kết quả thực nghiệm thể hiện trên hình 3.5 cho
thấy nhiệt độ tẩy màu tốt nhất là 800C
3.4. KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀM
LƯỢNG PECTIN THÔ TRONG DỊCH CHIẾT HCA
Cân khoảng 10g mẫu vỏ quả bứa tai chua khô đã xay nhỏ,
chưng ninh trong nồi áp suất ở nhiệt độ 1270C, áp suất 0,15MPa với


15
200ml nước cất, thời gian chiết 90 phút. Lọc bằng phễu buchner ta
thu được dịch chiết chưa xử lý. Đem cơ dịch chiết cịn lại 50ml, sau
đó kết tủa pectin bằng cồn 960. Lọc kết tủa bằng giấy lọc đã biết khối
lượng, kết tủa được rửa lại với cồn 960 cho sạch. Đem kết tủa đi sấy
trong tủ sấy ở 500C, cho vào bình hút ẩm đến khi nguội thì đem cân
trên cân phân tích, đem trừ khối lượng giấy lọc ta được khối lượng

pectin thô
3.4.1. Ảnh hưởng của thể tích cồn đến hàm lượng kết tủa
pectin thơ
Để khảo sát ảnh hưởng tỉ lệ cồn tốt nhất đối với dịch chiết và
xác định hàm lượng pectin thô ta cố định thời gian chiết là 90 phút,
thể tích nước là 200ml, nhiệt độ 500C và thay đổi lượng cồn lần lượt
là: 50ml, 100ml, 150ml, 200ml.
Kết quả được thể hiện ở đồ thị Hình 3.6.

Hình 3.6. Sự phụ thuộc hàm lượng pectin thơ vào thể tích cồn


16
Nhận xét: Dựa Hình 3.6 ta thấy, thể tích cồn tốt nhất để loại
pectin là 150ml và hàm lượng pectin thơ trung bình trong vỏ quả bứa
tai chua khơ là 12,863%. Khi tăng thể tích cồn thì hàm lượng pectin
hầu như là không thay đổi
3.4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Để khảo sát ảnh hưởng nhiệt độ tủa pectin tốt nhất và xác định
hàm lượng pectin thô ta cố định thời gian chiết là 90 phút, thể tích
nước là 200ml, thể tích cồn 150ml và thay đổi nhiệt độ lần lượt là:
300C, 400C, 500C, 600C, 700C.

Hình 3.7. Sự phụ thuộc hàm lượng của pectin thơ vào nhiệt độ
Nhận xét: Dựa Hình 3.7 ta thấy, nhiệt độ tốt nhất để loại
pectin là 600C và hàm lượng pectin thơ trung bình trong vỏ quả bứa
tai chua khô là 13,134%. Khi nhiệt độ dịch chiết ở 700C thì độ giảm
hàm lượng pectin thơ là không đáng kể .



17
3.4.3. Ảnh hưởng của thời gian
Để khảo sát thời gian tủa pectin và xác định hàm lượng pectin
thô ta cố định thời gian chiết là 90 phút, thể tích nước là 200ml, thể
tích cồn là 150ml, nhiệt độ là 600C và thay đổi thời gian kết tủa như
sau: 5 phút, 10 phút, 15 phút, 20 phút.

Hình 3.8. Sự phụ thuộc hàm lượng của pectin thô vào thời gian
Nhận xét: Dựa theo kết quả đồ thị cho thấy thời gian tốt
nhất để loại pectin là 15 phút và hàm lượng pectin thơ trung bình
trong vỏ quả bứa tai chua khơ là 13,553%.
3.4.4. Ảnh hưởng pH
Để khảo sát hàm lượng tủa pectin theo pH ta cố định thời gian
chiết, thể tích nước, thể tích cồn, nhiệt độ, thời gian tủa và tiến hành
khảo sát kết tủa pectin tại các giá trị pH khác nhau: 2, 3, 4, 5, 6, 7 để
xem xét khuynh hướng ảnh hưởng pH đến kết tủa pectin.


18

Hình 3.9. Sự phụ thuộc hàm lượng pectin thơ vào pH
Nhận xét: Dựa theo kết quả đồ thị cho thấy tại pH=4 hiệu
suẩt kết tủa pectin cao nhất với hàm lượng pectin thơ trung bình
trong vỏ quả bứa tai chua khơ là 13,879%.

.
Hình 3.10. Vỏ bứa tai chua sau khi
phơi khơ

Hình 3.11. Vỏ bứa tai chua

sau khi xay nhuyễn


19

Hình 3.12. Nồi áp suất

Hình 3.13. Dịch chiết chưa xử lý

Hình 3.14. Dịch chiết sau khi tẩy màu

Hình 3.15. kết tủa petin

Hình 3.16. Dịch chiết đã xử lý


20
3.5. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG AXIT HYDROXYCITRIC
(HCA) TRONG VỎ QUẢ BỨA TAI CHUA BẰNG PHƯƠNG
PHÁP HPLC
3.5.1. Kết quả xây dựng phương trình đường chuẩn
Kết quả xây dựng phương trình đường chuẩn được thể hiện ở
Hình 3.17
Phương trình đường chuẩn của HCA: y = 1,409x + 108,5
Trong đó:

y

: Diện tích pic của HCA


x

: Nồng độ HCA

Hệ số tương quan R2 = 0,9805
Diện tích pic

Nồng độ chuẩn(ppm)
Hình 3.17. Đồ thị đường chuẩn của HCA
3.5.2. Kết quả xác định HCA bằng phương pháp HPLC
Tiến hành đo bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC)
để đánh giá hàm lượng của HCA trong quả bứa tai chua (Garcinia
cowa Robx.,) và kết quả được thể hiện ở Hình 3.18.


21
Nồng độ HCA (X) tính bằng ppm xác định bằng phương
pháp HPLC dựa vào phương trình đường chuẩn của HCA: y =
1,409x + 108,5 và công thức X = Cm . Kpl. Thành phần HCA tính
bằng cơng thức: %HCA = (Cm .Kpl)/10000.
Bảng 3.10. Kết quả định lượng HCA trong dịch chiết vỏ quả bứa
tai chua bằng phương pháp HPLC
Diện tích

Cm (x)

của pic (y)

(ppm)
313,089


Kpl

50

Nồng độ

Thành

HCA (X)

phần

(ppm)

HCA(%)

15654,467

15,654

Hình 3.18. Sắc kí đồ của dịch chiết vỏ quả bứa tai chua
Nhận xét:
- Thành phần HCA (Bảng 3.10) trong dịch chiết vỏ quả bứa
tai chua là 15,654%.


22
- Dựa vào sắc kí đồ (Hình 3.18) ta thấy hàm lượng HCA thu
được tại thời gian lưu R= 2,406 có giá trị rất lớn (khoảng 99,6%).

Điều này phù hợp với các tài liệu tham khảo trên thế giới về lồi bứa
mà chúng tơi tìm được, cụ thể là bứa tai chua (Garcinia cowa Roxb),
với tín hiệu phổ chuẩn của HCA tại thời gian lưu R= 3,07 và hàm
lượng thu được (khoảng 99,78%).


23
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã đạt được một số kết quả
cụ thể như sau:
1. Đã xác định được các thông số vật lí của vỏ quả bứa tai
chua: Độ ẩm trung bình của quả bứa tai chua là 15,09%; và hàm
lượng tro trung bình là 5,57%; Thành phần kim loại nặng có trong vỏ
quả bứa tai chua rất thấp đối với các tiêu chuẩn cho phép, có thể sử
dụng vỏ quả bứa tai chua để làm thực phẩm mà không ảnh hưởng
đến sức khỏe con người.
2. Xây dựng được quy trình chiết tách axit HCA từ bứa tai
chua với các điều kiện thích hợp:
- Chiết tách axit HCA: Áp suất 0,15 Mpa; nhiệt độ 1270C; thời
gian 90 phút; tỉ lệ rắn/lỏng là 10g/200ml nước.
- Tẩy màu: Hàm lượng than hoạt tính 4-5g; nhiệt độ 800C; thời
gian 30 phút.
- Kết tủa pectin: Thể tích cồn/dịch chiết 150ml, nhiệt độ 600C,
thời gian 15 phút, pH=4.
3. Xác định được hàm lượng axit HCA tìm thấy trong vỏ quả
bứa tai chua (Garcinia cowa Roxb.,) tại huyện Tam Dương, tỉnh
Vĩnh Phúc, bằng phương pháp sắc kí lỏng cao áp (HPLC) tại thời
gian lưu R= 2,406 (khoảng 99,6%). Thành phần HCA trong dịch
chiết vỏ quả bứa tai chua là 15,654.



×