Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH _ PHẢN HÓA HỌC TRONG MỘT SÓ DỊCH CHIẾT CỦA LÁ CÂY CHÙM RUỘT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.63 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
¾¾¾¾¾¾¾¾¾

HUỲNH THỊ TUYẾT ANH

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH
PHẦN HÓA HỌC TRONG MỘT SỐ DỊCH CHIẾT CỦA
LÁ CÂY CHÙM RUỘT

Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số: 60 44 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN MẠNH LỤC

Đà Nẵng – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Huỳnh Thị Tuyết Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1


1. Lý do chọn đề tài .................................................................................1
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu......................................................2
3. Nội dung nghiên cứu............................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................3
5. Bố cục luận văn....................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN............................................................................4
1.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CHI PHYLLANTHUS - HỌ
PHYLLANTHACEAE .....................................................................................4
1.2. GIỚI THIỆU VỀ CÂY CHÙM RUỘT ......................................................4
1.2.1. Tên gọi ..........................................................................................4
1.2.2. Nguồn gốc và phân bố ...................................................................5
1.2.3. Điều kiện sinh trưởng và phát triển ...............................................6
1.2.4. Mô tả chung về cây chùm ruột ......................................................7
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM ...15
2.1.

NGUYÊN LIỆU, DỤNG CỤ, HĨA CHẤT..........................................15
2.1.1. Ngun liệu..................................................................................15
2.1.2. Xử lí ngun liệu .........................................................................15
2.1.3. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất...........................................................16
2.1.4. Sơ đồ chiết tách bằng phương pháp chiết soxhlet .......................17
2.1.5. Sơ đồ chiết tách, xác định thành phần hóa học của các phân đoạn

từ tổng cao metanol ..........................................................................................18
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................19
2.2.1. Phương pháp phân tích trọng lượng ............................................19
2.2.2. Cơ sở lý thuyết của phương pháp hấp thụ nguyên tử AAS .........19
2.2.3. Cơ sở lý thuyết về phương pháp chiết .........................................20



2.2.4. Cơ sở lý thuyết của phương pháp GC/MS [27]...........................24
2.3. XÁC ĐỊNH CÁC THƠNG SỐ HĨA LÝ.................................................26
2.3.1. Xác định độ ẩm ............................................................................26
2.3.2. Xác định hàm lượng tro ...............................................................27
2.3.3. Xác định hàm lượng kim loại ......................................................28
2.4. CHIẾT SOXHLET VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
MỘT SỐ DỊCH CHIẾT KHÁC NHAU TỪ LÁ CHÙM RUỘT ....................29
2.5.

KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN CHIẾT BỘT LÁ CHÙM RUỘT BẰNG

PHƯƠNG PHÁP CHƯNG NINH ...................................................................30
2.5.1. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ đến quá trình chiết
bộ lá chùm ruột................................................................................................ 30
2.5.2. Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ rắn - lỏng đến quá trình chiết bột lá
chùm ruột.........................................................................................................30
2.5.3. Khảo sát ảnh hưởng của số lần chiết đến quá trình chiết bột lá
chùm ruột.........................................................................................................31
2.6. ĐIỀU CHẾ CAO CHIẾT TỪ LÁ CHÙM RUỘT CHO QUÁ TRÌNH
PHÂN LẬP BẰNG SẮC KÝ ..........................................................................31
2.7. KỸ THUẬT SẮC KÝ BẢN MỎNG .......................................................32
2.7.1. Nguyên tắc ...................................................................................32
2.7.2. Chuẩn bị dụng cụ và thuốc thử ....................................................33
2.7.3. Cách tiến hành .............................................................................35
2.7.4. Cách hiện hình vết sắc ký để xác định Rf ....................................36
2.8. SẮC KÝ CỘT ..........................................................................................37
2.8.1. Lựa chọn dung môi ......................................................................37
2.8.2. Nạp chất hấp thu dạng sệt vào cột ...............................................39
2.8.3. Nạp mẫu vào cột ở dạng khô .......................................................40
2.8.4. Chạy cột tổng silicagel.................................................................40



2.8.5. Dung mơi giải ly ..........................................................................41
2.8.6. Theo dõi q trình giải ly.............................................................42
2.8.7. Chọn phân đoạn tiếp tục khảo sát................................................43
2.9. PHƯƠNG PHÁP THỬ HOẠT TÍNH SINH HỌC ..................................44
2.9.1. Ngun liệu..................................................................................44
2.9.2. Hóa chất .......................................................................................44
2.9.3. Dụng cụ........................................................................................45
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................47
3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA LÝ...........................47
3.1.1. Độ ẩm...........................................................................................47
3.1.2. Hàm lượng tro..............................................................................47
3.1.3. Hàm lượng kim loại .....................................................................48
3.2. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MỘT SỐ HỢP
CHẤT TRONG CÁC DỊCH CHIẾT SOXHLET KHÁC NHAU TỪ LÁ
CHÙM RUỘT ..................................................................................................49
3.2.1. Kết quả khối lượng cao chiết.......................................................49
3.2.2. Dịch chiết soxhlet bằng hexane ...................................................50
3.2.3. Dịch chiết soxhlet bằng dung môi chloroform ............................53
3.2.4. Dịch chiết soxhlet bằng dung môi ethyl acetate..........................57
3.2.5. Dịch chiết soxhlet bằng dung môi methanol ...............................59
3.2.6. Tổng kết thành phần trong các dịch chiết từ lá chùm ruột ..........63
3.3. KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN CHIẾT BỘT LÁ CHÙM RUỘT BẰNG
PHƯƠNG PHÁP CHƯNG NINH ...................................................................65
3.3.1. Ảnh hưởng của thời gian .............................................................65
3.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ...............................................................66
3.3.3. Ảnh hưởng của tỉ lệ rắn – lỏng ....................................................67
3.3.4. Ảnh hưởng của số lần chiết .........................................................68



3.4. KẾT QUẢ CHIẾT TÁCH XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TỪ
TỔNG CAO METHANOL TỪ LÁ CHÙM RUỘT BẰNG CHIẾT PHÂN
ĐOẠN LỎNG - LỎNG....................................................................................69
3.4.1. Cao chiết hexane từ tổng cao methanol.......................................69
3.4.2. Cao chiết ethyl acetate từ tổng cao methanol ..............................72
3.5. KẾT QUẢ PHÂN LẬP PHÂN ĐOẠN CAO ETHYL ACETATE .........76
3.5.1. Kết quả chạy cột tổng và cột sắc kí phân đoạn............................77
3.5.2. Sắc ký đồ GC phân đoạn Aa7.17.................................................78
2.5.3. Sắc ký đồ GC phân đoạn ea1.......................................................80
3.5.4. Sắc ký đồ GC phân đoạn ea2.......................................................82
3.5. KẾT QUẢ THỬ HOẠT TÍNH KHÁNG VI SINH VẬT KIỂM ĐỊNH ..83
3.5.1. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn E.Coli ..................................84
3.5.2. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn Staphylococcus aureus ........84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................88
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AAS

: Atomic Absorption Spectrophotometric

GC

: Gas Chromatography


MS

: Mass Spectrometry

STT

: Số thứ tự

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

UV/VIS

: Ultraviolet-Visible Spectroscopy

VSV

: Vi sinh vật


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Số hiệu

Trang

2.1.


Hóa chất được sử dụng trong q trình làm thí nghiệm

16

2.2.

Một số tỉ lệ dung môi chạy sắc ký bản mỏng

38

3.1.

Kết quả xác định độ ẩm của bột lá chùm ruột

47

3.2.

Kết quả xác định hàm lượng tro của lá chùm ruột

48

3.3.

Hàm lượng kim loại trong lá chùm ruột

48

3.4.


Khối lượng cao của các dịch chiết hexane, ethyl acetate,

50

chloroform, methanol
3.5.

Thành phần hóa học trong dịch chiết soxhlet hexane của

52

lá chùm ruột
3.6.

Thành phần hóa học trong dịch chiết soxhlet chloroform

55

của lá chùm ruột
3.7.

Thành phần hóa học trong dịch chiết soxhlet ethyl acetate

58

của lá chùm ruột
3.8.

Thành phần hóa học trong dịch chiết soxhlet methanol


61

của lá chùm ruột
3.9.

Thành phần hóa học trong các dịch chiết soxhlet từ lá

63

chùm ruột
3.10.

Kết quả khảo sát thời gian chiết bằng dung môi ethyl

65

acetate
3.11.

Kết quả khảo sát nhiệt độ chiết bằng dung môi ethyl

66

acetate
3.12.

Kết quả khảo sát tỉ lệ rắn – lỏng chiết bằng dung môi
ethyl acetate

67



Tên bảng

Số hiệu
3.13.

Kết quả chưng ninh bột lá chùm ruột trong dung mơi

Trang
68

ethyl acetate ở điều kiện thích hợp
3.14.

Thành phần hóa học trong dịch chiết hexane của lá chùm

71

ruột
3.15.

Thành phần hóa học trong dịch chiết ethyl acetate của lá

74

chùm ruột
3.16.

Thành phần hóa học trong phân đoạn Aa7.17


79

3.17.

Thành phần hóa học trong phân đoạn ea1

81


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số

Tên hình

Trang

hiệu
1.1.

Hoa của cây chùm ruột

8

1.2.

Quả của cây chùm ruột

9


1.3.

Quả chùm ruột nấu ở nhiệt độ cao sẽ chuyển sang màu đỏ

9

1.4.

Thân của cây chùm ruột

10

1.5.

Nhánh lá của cây chùm ruột

10

1.6.

Cây chùm ruột (Phyllanthus acidus (L.) Skeels)

11

2.1.

Cây chùm ruột Liên Chiểu, Đà Nẵng tháng 9 năm 2014

15


2.2.

Lá chùm ruột phơi khô và xay thành bột

15

2.3.

Hộp nhựa đựng bột lá chùm ruột sau khi nghiền nhỏ

16

2.4.

Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm chiết soxhlet

17

2.5.

Sơ đồ điều chế các loại cao chiết

18

2.6.

Sơ đồ cấu tạo máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS

2.7.


Chiết bằng máy soxhlet

24

2.8.

Sơ đồ thiết bị sắc ký khí ghép khối phổ

25

2.9.

Mẫu bột lá chùm ruột đã tro hóa

28

2.10. Hệ thống 4 ống sinh hàn dùng trong chiết soxhlet bột lá

29

chùm ruột với các dung môi hexane, ethyl acetate,
chloroform, methanol
2.11. Các cao chiết hexane, ethyl acetate và methanol

32

2.12. Sáu bình triển khai dạng hình khối trụ có nắp đậy kín

34


2.13. Buồng soi UV dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 254nm

37

và 365nm


Số

Tên hình

Trang

hiệu
2.14. Kết quả chạy sắc ký bản mỏng với hệ dung môi hexane:

38

ethyl acetate theo các tỉ lệ 3:7, 2:8 và 1:9 soi dưới đèn
UV tại bước sóng 365nm
2.15. Cột sắc ký và các lọ dung dịch hứng 15ml

41

3.1.

49

Cao chiết hexane, ethyl acetate, chloroform , methanol

từ lá chùm ruột sau khi cô cạn

3.2.

Sắc ký đồ GC dịch chiết hexane của lá chùm ruột

51

3.3.

Sắc ký đồ GC dịch chiết chloroform của lá chùm ruột

54

3.4.

Sắc ký đồ GC dịch chiết ethyl acetate của lá chùm ruột

57

3.5.

Sắc ký đồ GC dịch chiết methanol của lá chùm ruột

60

3.6.

Sắc ký đồ GC của dịch chiết hexane của lá chùm ruột


70

3.7.

Sắc ký đồ GC của dịch chiết ethyl acetate của lá chùm

73

ruột
3.8.

Sơ đồ phân lập chất từ cao ethyl acetate

76

3.9.

Sắc ký đồ GC của phân đoạn Aa7.17

78

3.10. Sắc ký đồ GC của phân đoạn ea1

80

3.11. Sắc ký đồ GC của phân đoạn ea2

82

3.12. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn E.Coli


84

3.13. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn Staphylococcus

84

aureus


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa đến nay, những cây thuốc dân gian vẫn đóng vai trị hết sức quan
trọng trong đời sống con người. Từ trước khi có sự ra đời của thuốc tây,
nhiều lồi cây cỏ trong tự nhiên đã được sử dụng trong dân gian để chữa bệnh
và rất có hiệu quả.
Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới có thảm thực vật phong phú, rất nhiều
loài cây thuộc chi Phyllanthus, họ Phyllanthaceae được dùng để bào chế
thuốc chữa nhiều bệnh. Mặc dù những loài thuộc các chi kể trên có nhiều giá
trị sử dụng như vậy nhưng các cơng trình nghiên cứu về thành phần hố học,
hoạt tính của các cây thuộc chi nói trên vẫn chưa hồn tồn đầy đủ và có tính
hệ thống [4], [6].
Chùm ruột, cịn gọi là tầm ruột có tên khoa học là Phyllanthus acidus (L.)
Skeels (danh pháp đồng nghĩa Phyllanthus distichus, Cicca disticha, Cicca acida
hay Averrhoa acida), là loài cây duy nhất có quả ăn được trong họ Phyllanthaceae
[2], [8].
Mỗi bộ phận của chùm ruột từ quả, lá, rễ, vỏ đều có tác dụng chữa bệnh, trong
đó đáng chú ý là lá chùm ruột. Lá chùm ruột có khả năng trị bệnh scorbut (bệnh do

thiếu hụt vitamin C). Lá nấu chín đắp lên mụn nhọt giúp hút mủ rất tốt. Người ta
còn nhai lá chùm ruột để xoa dịu các chứng viêm họng và miệng. Lá đun nước tắm
có thể chữa lở, nổi mề đay và các bệnh ngoài da khác.
Trong khi đó, kết quả nghiên cứu được cơng bố trên tạp chí Asian Pacific
Journal of Tropical Biomedicine của châu Á chỉ ra rằng, chiết xuất từ lá chùm ruột
cịn có khả năng chống viêm, giảm đau và chống oxi hóa mạnh mẽ. Khơng chỉ thế,
một bài báo đăng trên tạp chí European Journal of Pharmacology của châu Âu
khẳng định, chiết xuất từ lá chùm ruột có khả năng hạ huyết áp rất tốt. Ngoài ra,
theo một nghiên cứu được cơng bố trên tạp chí Nature and Science thì các chất


2

trong lá chùm ruột có thể ức chế và tiêu diệt vi khuẩn E. coli và khuẩn tụ cầu rất tốt.
Vì vậy, tơi chọn đề tài “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa
học trong một số dịch chiết của lá cây chùm ruột” làm luận văn thạc sĩ nhằm đóng
góp thơng tin khoa học về thành phần hóa học của lồi cây này.

2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Lá cây chùm ruột (Phyllanthus acidus (L.) Skeels) được thu hái vào
tháng 9 năm 2014, tại quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
2.2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định một số thơng số hóa lý của lá chùm ruột.
- Xác định thành phần hóa học, cơng thức cấu tạo của một số hợp chất có
trong lá chùm ruột.
- Phân lập một số chất có trong lá chùm ruột (Phyllanthus acidus (L.)
Skeels) ở Liên Chiểu – Đà Nẵng.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Tham khảo các cơng trình nghiên cứu trên thế giới về loài nghiên cứu.
- Thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu, tư liệu về đặc điểm hình thái
thực vật, nguồn nguyên liệu, thành phần hóa học, ứng dụng của lá chùm ruột.
- Tổng hợp tài liệu về phương pháp lấy mẫu, chiết tách, phân lập và xác
định thành phần hóa học các chất từ thực vật.
3.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Xử lí mẫu: Lá chùm ruột được rửa sạch, phơi khô và xay nhỏ.
- Phương pháp ngâm chiết mẫu.
- Xác định độ ẩm hàm lượng tro bằng phương pháp trọng lượng.
- Phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử để xác định hàm lượng các
kim loại trong lá chùm ruột.


3

- Phương pháp sắc ký khí – khối phổ liên hợp (GC/MS) thực hiện khi
chiết soxhlet với các dung môi có độ phân cực tăng dần, xác định các thành
phần có trong dịch chiết.
- Phân lập một số chất trong dịch chiết lá chùm ruột bằng phương pháp
sắc ký cột, sắc ký lớp mỏng, các phương pháp kết tinh phân đoạn.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Cung cấp các thông tin khoa học về quy trình chiết tách các chất trong
lá chùm ruột.
- Cung cấp các thơng tin có ý nghĩa khoa học về thành phần được chiết
tách từ loài Phyllanthus acidus (L.) Skeels và qua đó góp phần nâng cao giá
trị ứng dụng của chúng trong ngành dược liệu.
5. Bố cục luận văn
Luận văn có cấu trúc như sau:
Mở đầu (3 trang)
Chương 1. Tổng quan (11 trang)

Chương 2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (31 trang)
Chương 3. Kết quả và thảo luận (40 trang)
Kết luận và kiến nghị (2 trang)
Tài liệu tham khảo (3 trang)


4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CHI PHYLLANTHUS - HỌ
PHYLLANTHACEAE [18]
Diệp hạ châu (danh pháp khoa học: Phyllanthaceae) là một họ thực vật,
trước đây được coi là phân họ Phyllanthoideae của họ Đại kích. Phân họ
Phyllanthoideae đã được chia tách từ họ Euphorbiaceae theo kết quả của
phân tích các dịng dõi trong cây tiến hóa.
Trong hệ thống Cronquist cũ thì cây chùm ruột được đặt trong bộ Hoa
hồng (Rosales), họ Oxalidaceae (họ Chua me đất), họ này có 6 chi với 770
loài.
Hệ thống APG III - 2009 sắp xếp lại nhiều lồi thuộc các bộ, họ khác
nhau có liên quan đến di truyền phân tử để lập thành họ Diệp hạ châu mới
(Phyllanthaceae) mở rộng hơn với 8 tơng, 55 - 58 chi và khoảng 2000 lồi.
Trong đó chi Diệp hạ châu mới (Phyllanthus) là một chi lớn nhất trong thực
vật có hoa, chứa trên 1.200 lồi, chiếm trên một nửa số loài trong họ Diệp hạ
châu. Cây có dạng thân gỗ, cây bụi và cây thân thảo, quả mọc ngay dưới nách
lá kép, phân bố trong khu vực nhiệt đới.
Do đó muốn tra cứu về cây chùm ruột (Phyllanthus acidus) nên tham
khảo các tên đồng nghĩa của nó trong các hệ thống phân loại cũ hơn.
1.2. GIỚI THIỆU VỀ CÂY CHÙM RUỘT

1.2.1. Tên gọi [18]
- Tên tiếng Việt: Cây tầm ruột, cây tùm ruột, cây chùm ruột.
- Tên tiếng Anh: Otaheite gooseberry, Mala gooseberry, Tahitian
gooseberry, Country gooseberry, Star gooseberry, West India gooseberry,


5

Simply gooseberry tree.
- Tên khoa học: Phyllanthus acidus (L.) Skeels, họ Diệp hạ châu
(Phyllanthaceae).
- Tên đồng nghĩa: Ph. distichus; Cicca acida; C. disticha; Averrhoa acida.
- Phân loại khoa học: (Theo Hệ thống APG III - 2009).
Giới (regnum):

Thực vật (Plantae)

Ngành (phylum):

Thực vật có hoa (Angiospermae)

Lớp (class):

Hai lá mầm thật (Eudicots)

Phân lớp (subclass):

Hoa hồng (Rosids)

Bộ (ordo):


Sơ ri (Malpighiales)

Họ (familia):

Diệp hạ châu (Phyllanthaceae)

Tông (tribus):

Diệp hạ châu (Phyllantheae)

Phân tơng (subtribus):

Flueggeinae

Chi (genus):

Diệp hạ châu (Phyllanthus)

Lồi (species):

Phyllanthus acidus

1.2.2. Nguồn gốc và phân bố
a. Trên thế giới
Loài cây nhiệt đới và cận nhiệt đới này được tìm thấy ở khắp nơi Châu
Á, vùng Caribbean, trung tâm và miền nam Châu Mỹ. Cây chùm ruột có
nguồn gốc khơng xác định, ban đầu nó nảy mầm ở Madagascar (đảo quốc ở
Ấn Độ Dương), phần khác nó được tìm thấy ở miền nam Châu Á, Eduardo
Quisumbing và được mang đến Philippines trong thời tiền sử. Nó lan rộng

sang Ấn Độ Dương đến Resunion, Mauritius và qua Thái Bình Dương đến
Hawaii và được mở rộng đến Caribbean vào năm 1793, khi William Bligh
mang cây từ Timor đến Jamaica [11].


6

Hiện nay trên thế giới cây chùm ruột được trồng ở các nước: Đảo Guam
(tên ceremai), Indonesia (tên ceremai hoặc cerama), Miền Nam Việt Nam (tên
chùm ruột), Cambodia (tên kantuet), Thái Lan (tên mayom), Lào (tên
cerme), Bắc Mã Lai (tên chermai), Ấn Độ (tên chalmeri hoặc harpharoi),
Philippines (tên iba ở Tagalog và karmay ở Ilokano), ở Mỹ được trồng tại đảo
Hawaii và phía Nam của bang Florida.
Ngồi

ra

cây

chùm

ruột

cịn

được

trồng

ở Ecuador, El


Salvador, Mexico, Colombia, Venezuela, Surinam, Peru và Brazil [16].
b. Ở Việt Nam
Cây chùm ruột trồng phổ biến ở miền Nam vừa làm cây cảnh trước sân,
trong vườn vừa được dùng làm rau, lấy quả.
Ở Việt Nam có hai giống chùm ruột, đó là:
- Chùm ruột ngọt (ít chua): được dùng để ăn chơi, làm mứt.
- Chùm ruột chua: được dùng để ăn chơi, làm mứt và lấy chất chua để
nấu canh.
1.2.3. Điều kiện sinh trưởng và phát triển
Cây chùm ruột thích hợp trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, có sức
chịu đựng cao, cây có thể sống ở vùng lạnh và độ cao trên 1000m. Cây chùm
ruột được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, trừ đất sét trộn ít hay nhiều cát.
Cây chỉ thích hợp ở những nơi có nhiều ánh nắng, trừ những vùng q nóng.
Trong q trình trồng cần phải thường xuyên làm cỏ, tưới nước đều đặn. Nếu
đất quá khô cây sẽ kém phát triển, bị teo nhỏ và rụng sớm. Chùm ruột thường
ra hoa vào tháng 3 - 5 và cho quả vào tháng 6 - 8, đó là thời vụ chính. Ngồi
ra cịn có những vụ trái mùa, tùy theo mà có thời điểm thu hoạch khác nhau.
Lúc trái chùm ruột cịn non thì có màu xanh, khi chín thì chuyển sang màu
vàng - xanh nhạt hay trắng, lúc này các rãnh của quả cạn hơn, có múi to hơn,


7

đây là thời điểm thu hoạch tốt nhất. Trái chùm ruột thường được thu hoạch
bằng thủ công, được bảo quản ở nhiệt độ 20 - 25oC với độ ẩm tương đối là 85
- 90%. Nếu bảo quản ở nhiệt độ cao hơn thì chất lượng trái sẽ giảm nhanh
chóng. Đựng trái trong túi polyetylen kín, khơng có lỗ ở nhiệt độ 23oC, sẽ giữ
được trong 2 tuần [21].
1.2.4. Mô tả chung về cây chùm ruột

a. Thân: Chùm ruột là loại cây thân mộc, cỡ nhỏ, gần giống cây bụi, đạt
chiều cao trung bình 4 - 6 mét, cây cao nhất có thể đạt đến 10 m. Có tán cây
rậm rạp và hoa màu hồng rất đẹp, thường được trồng như một loại cây cảnh ở
sân nhà hay trong vườn.
Thân cây có gổ bở, nhiều cành mọc từ thân chính, cành dịn dễ gãy.
Nhánh cây sần sùi vì vết sẹo của những cuống lá cũ. Ở cuối mỗi cành chính
có nhiều cành nhỏ màu xanh, dài từ 15 - 30 cm, mọc thành chùm dày đặc
[18].
Thành phần hóa học: Vỏ thân cây chùm ruột có chứa: saponine,
flavonoide, tanin, polyphenol [7], [18].
b. Rễ: Rễ mọc khỏe, ăn sâu và lan rộng.
Thành phần hóa học: Vỏ rễ chứa 18% chất tanin với chất saponine, acid
gallic, phyllanthusol A và B [19].
c. Lá: Lá kép mọc so le, lá chét hình trứng, dài với kích thước 4 – 5 cm,
rộng khoảng 1,5 - 2 cm, gốc lá trịn, nhọn về phía đầu. Lá chùm ruột có khi
được nấu lên ăn như một loại rau [18].
Thành phần hóa học: Lá cây chùm ruột có chứa: tanin, flavonoide,
saponine, polyphenol [18].
d. Hoa: Có thể là hoa đực, hoa cái hoặc hoa lưỡng phái, mọc thành cụm
4 - 7 hoa nhỏ, có màu hồng nhạt đến đỏ, hoa cái có 3 vịi nhụy chẻ 2. Hoa


8

mọc nơi nách những lá đã rụng nở từng chùm. Cây chùm ruột nở hoa vào
tháng 3 - 5, kết quả vào tháng 6 - 8 [15, 18].
e. Quả: Quả hình trịn, chia thành 6 múi, màu xanh nhạt, có đường kính
khoảng 2 – 2,5 cm. Quả mọc từng chùm theo các cành non và kể cả ở cành
già hay ngay trên thân, có vỏ từ màu xanh non đến vàng nhạt và mờ đục như
sáp. Hình dáng và hương vị của trái tùy thuộc vào giống. Khi nấu ở nhiệt độ

cao trái chùm ruột sẽ chuyển sang màu đỏ [18].
Thành phần hóa học: Quả chùm ruột có chứa acide 4 - hydroxybenzoic,
acide cafeic, adenosine, kaempferol, acid hypogallic, đường saccharose,
vitamin C, dextrose 0,33%, levulose 1% [13].
f. Nhân: Mỗi quả chỉ có 1 hột, có 3 - 6 khía trịn và cứng như đá nằm ở
trung tâm của quả, mỗi hột chứa 4 - 6 hạt. Vị chùm ruột giòn và rất chua, do
đó thường được tiêu thụ dưới dạng mứt tại Việt Nam.

Hình 1.1. Hoa của cây chùm ruột


9

Hình 1.2. Quả của cây chùm ruột

Hình 1.3. Quả chùm ruột nấu ở nhiệt độ cao sẽ chuyển sang màu đỏ


10

Hình 1.4. Thân của cây chùm ruột

Hình 1.5. Nhánh lá của cây chùm ruột


11

Hình 1.6. Cây chùm ruột (Phyllanthus acidus (L.) Skeels)
1.2.5. Các nghiên cứu về dược tính trong y học dân gian ở Việt Nam
và trên thế giới

a. Dược tính theo Đơng y Việt Nam
Các vị thuốc từ lá cây chùm ruột
- Lá chùm ruột có tính nóng, rễ độc, có tác dụng làm tan ứ huyết, tiêu
độc, tiêu đờm, sát trùng, đặc biệt chống độc đối với nọc độc rắn. Có thể dùng
để trị bệnh scorbut (bệnh do thiếu hụt vitamin C), dùng đun nước tắm chữa
lở, nổi mề đay và các bệnh ngoài da khác. Lá chùm ruột tươi giã nát cùng hồ
tiêu rồi đắp vào chỗ đau chữa đau nhức. Lá non có tác dụng kích hoạt q
trình lên men chua của nem và mắm chua nhanh hơn.
- Tại Philippines, nước sắc từ lá dùng đắp trị ngứa, mẩn đỏ ngoài da,
nước sắc từ vỏ thân để trị ho sưng phổi. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu
được cơng bố trên tạp chí Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine của


12

châu Á chỉ ra rằng, chiết xuất từ lá chùm ruột cịn có khả năng chống viêm,
giảm đau và chống oxi hóa mạnh mẽ. Khơng chỉ thế, một bài báo đăng trên
tạp chí European Journal of Pharmacology của châu Âu khẳng định chiết xuất
từ lá chùm ruột có khả năng hạ huyết áp [26]. Ngoài ra, theo một nghiên cứu
được cơng bố trên tạp chí Nature and Science thì các chất trong lá chùm ruột
có thể ức chế và tiêu diệt vi khuẩn E. coli và khuẩn tụ cầu [18], [19].
Các vị thuốc từ quả cây chùm ruột
- Quả có vị chua, tính mát, có tác dụng bổ gan, bổ máu, giải nhiệt và làm
se. Thường được ăn sống, dùng trong các món gỏi hoặc nấu canh cho mát,
mỗi ngày ăn 200 gam quả này sẽ có làn da mịn màng.
- Tại Philippines, quả dùng làm giấm. Tại Miến Điện, quả dùng làm
thuốc xổ. Tại Ấn độ, quả được dùng làm thuốc bổ gan, bổ máu, xi - rô từ quả
dùng kiện vị và hạ để gây nôn [18], [19].
Các vị thuốc từ vỏ thân cây chùm ruột
- Vỏ thân cây có khả năng tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu đờm, tiêu độc,

trừ tích ở phế, sát trùng, đặc biệt là chống độc đối với nọc rắn. Rượu ngâm vỏ
thân cây nhỏ vào tai chữa thối tai, tiêu mủ, bôi chữa ghẻ, loét, vết thương
chảy máu ngoài da, ngậm chữa đau răng, đau họng. Nước sắc vỏ cây chùm
ruột (được cô lại cho đặc) và rượu rễ cây chùm ruột chữa bệnh vảy nến. Ngoài
ra, bột vỏ thân ngâm dấm còn chữa được bệnh trĩ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1
thìa canh.
- Tại Ấn Độ, vỏ thân dùng lấy tanin để thuộc da, làm chất chát. Tuy có
nhiều cơng dụng, nhưng rễ và vỏ rễ cây này rất độc [7].
Cách dùng các vị thuốc từ vỏ thân cây chùm ruột bằng cách ngâm rượu
Cách làm rượu vỏ chùm ruột như sau: Phơi khô vỏ thân cây, tán thành
bột mịn. Rượu trắng nồng độ cao, cứ 200 gam bột ngâm với 1 lít rượu để


13

trong 10 ngày là sử dụng được [18].
Các vị thuốc từ rễ cây chùm ruột
- Rễ cây chùm ruột có tính nóng, độc, có tác dụng làm tan ứ huyết, tiêu
độc, tiêu đờm, sát trùng, đặc biệt chống độc đối với nọc độc rắn và có tác
dụng tẩy.
- Tại Malaysia, rễ được xem là có tính xổ và có độc, nhưng được đun sôi
và dùng để xông hơi trị ho và nhức đầu.
Lưu ý: không được uống nước sắc cũng như rượu ngâm vỏ, rễ cây chùm
ruột vì rất độc, có khả năng gây chết người, nhẹ thì cũng váng vất, nhức đầu,
nặng hơn sẽ đau bụng dữ dội và xấu nhất có thể tử vong [18], [19].
Các vị thuốc từ hạt cây chùm ruột
Hạt chùm ruột chữa trị chứng táo bón, chuẩn bị 3/4 muỗng cà phê hạt
chùm ruột, rửa sạch, nghiền nhuyễn thành bột. Cho vào 1/2 tách nước nóng.
Khi nước cịn nóng, cho 1 muỗng canh mật ong khuấy đều, dùng uống 2 lần/
ngày [18].

b. Dược tính theo y học nước ngoài
Trong y học dân tộc Ethnomédicales
Trong những tài liệu nghiên cứu khoa học cho thấy Cây Chùm ruột là
một đơn thuốc tốt cho những loại khác nhau của những bệnh, như là: ngộ độc,
bệnh ho, nổi mề đay, huyết áp cao, bảo vệ gan, bệnh vảy nến, thuốc tẩy, thuốc
bổ gan, nhuận trường, nghiện thuốc lá, buồn nơn và thuốc tẩy, thuốc dán cao
và lịng bàn chân, bệnh suyễn, bệnh viêm phế quản, những rối loạn da, đổ mồ
hôi da, bệnh lậu, phục hồi chức năng, chống nhận thức cảm giác, chống bệnh
tiểu đường, đau lưng hoặc đau thấp khớp, phun mủ và bệnh viêm nước phế
quản [18].


14

Sử dụng bên ngoài cơ thể
- Rễ cây chùm ruột sử dụng để chữa trị bệnh vảy nến psoriasis của lịng
bàn chân.
- Nước ép của vỏ rễ, có chứa những chất như saponine, acide gallique,
tanin, và một hợp chất kết tinh, có thể là lupeol được dùng trong ngộ độc tố
tụng hình sự.
- Chất mủ chát của những bộ phận khác nhau cây chùm ruột là chất gây
nôn mửa và xổ.
c. Dược tính theo Y học cổ truyền nước ngồi
Ở Ấn Độ dùng lá chùm ruột đâm nát đắp ngoài để điều trị đau thần kinh
tọa, đau lưng và thấp khớp. Xi - rô từ nước ép quả chùm ruột được sử dụng để
trị bệnh dạ dày, và có tác dụng bổ gan. Lá nấu chín đắp lên mụn nhọt giúp hút
mủ. Người ta còn nhai lá chùm ruột để xoa dịu các chứng viêm họng và
miệng. Thân cây chùm ruột được đưa vào các trị liệu dân gian do khả năng
làm hạ sốt nhanh chóng [18].
d. Dược tính theo Tây Y

- Theo Les plantes médicales, rễ cây tươi và lá chùm ruột có khả năng trị
bệnh scorbut (một bệnh do thiếu hụt vitamin C).
- Các nghiên cứu ở Ấn Độ cho biết trong quả chùm ruột có chứa 4hydroxybenzoic axit, axit caffeic, adenosine, kaempferol andhypogallic acid,
các chất này có tác dụng thanh lọc và bổ gan.
- Chùm ruột được Tây y xác định là có tác dụng giải độc, là một trong
những loại thực vật được đưa vào chương trình giải độc cơ thể, trị các bệnh về
da [18].


×