Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG QUẢ MÙ U QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 78 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN NGỌC SONG

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG QUẢ MÙ U
QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số: 60 44 27

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƯỜNG

Đà Nẵng – Năm 2012


2

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn ký và ghi rõ họ tên

Nguyễn Ngọc Song



3

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Các dạng axít béo no thường gặp trong tự nhiên

14

1.2

Các axít béo khơng no thường gặp trong tự nhiên

16

3.1

Kết quả khảo sát độ ẩm trong hạt mù u tươi

41

3.2

Kết quả khảo sát độ ẩm trong mẫu hạt mù u khô


41

3.3

Kết quả khảo sát hàm lượng tro trong hạt mù u tươi

42

3.4
3.5
3.6

3.7

3.8

3.9

3.10

3.11

Kết quả hàm lượng dầu trong hạt mù u bằng phương
pháp ép cơ học
Thành phần hoá học dầu mù u
Thành phần hoá học dịch chiết hạt mù u trong dung mơi
n-hexan
Thành phần hố học dịch chiết hạt mù u trong dung mơi
chloroform

Thành phần hố học dịch chiết hạt mù u trong dung môi
ethanol
Hàm lượng dầu trong hạt mù u thu được khi chiết trong
n-hexan theo thời gian
Hàm lượng dầu mù u thu được khi chiết trong n-hexan
theo tỉ lệ rắn(g)/lỏng(ml)
Hàm lượng dầu mù u thu được khi chiết theo quy trình
tối ưu

43
45
48

51

54

57

58

59

3.12

Tỷ trọng của dầu mù u

60

3.13


Chỉ số khúc xạ của dầu mù u

60

3.14

Chỉ số axit của dầu mù u

61

3.15

Chỉ số este của dầu mù u

61


4

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

1.1


Cây mù u và hoa mù u

5

1.2

Quả mù u

5

2.1
2.2
3.1
3.2
3.3

(a) Quả mù u chín; (b) Hạt mù u còn vỏ cứng; (c) Nhân hạt mù
u; (d) Mẫu hạt mù u khô xay nhỏ.
Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm
(a) Hạt mù u; (b) Hạt mù u tách bỏ vỏ một phần; (c) Nhân hạt
mù u; (d) Mẫu hạt mù u
Mẫu hạt mù u sau khi tro hóa
(a) Dầu mù u chưa lắng lọc; (b)Dầu mù u sau khi lọc; (c)Bã mù
u sau khi lọc; (d)Bã mù u sau khi ép

28
39
40
42

43

3.4

Phổ GC-MS dầu mù u

44

3.5

Phổ MS các cấu tử chính trong dầu mù u

46

3.6

Dịch chiết hạt mù u trong n-hexan

47

3.7

Phổ GC-MS dịch chiết hạt mù u trong dung mơi n-hexan

47

3.8

Phổ MS của các cấu tử chính có trong dịch chiết hạt mù u/nhexan


49

3.9

Dịch chiết hạt mù u trong clorofrom

50

3.10

Phổ GC-MS dịch chiết hạt mù u trong dung môi chloroform

50

3.11

Phổ MS của các cấu tử chính có trong dịch chiết hạt mù
u/chloroform

52

3.12

Dịch chiết hạt mù u trong ethanol

53

3.13

Phổ GC-MS dịch chiết hạt mù u trong dung môi ethanol


53


5

3.14

3.15

3.16
3.17

Phổ MS của các cấu tử chính có trong dịch chiết hạt mù
u/ethanol
Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của thời gian chiết đến hàm lượng
dầu
Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của tỉ lệ rắn(g)/lỏng(ml) đến hàm
lượng dầu
Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của dầu mù u

55

57

58
62


6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Trần Thị Áng (2001), Hóa sinh học, NXB Giáo dục.
[2] Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
[3] Trịnh Đình Chính, Nguyễn Thị Bích Tuyết (2003), Giáo trình hợp chất tự nhiên,
Đại học Huế.
[4] Nguyễn Khắc Quỳnh Cư, Đặng Văn Giáp, Võ Thị Bạch Huệ, Nguyễn Thị Hồng
Hương, Vĩnh Định và Nguyễn Tuấn Dũng, Mai Phương Mai, Nguyễn Văn
Thanh, Trần Văn Bé Bảy (2002), "Nghiên cứu hoàn thiện chế phẩm từ dầu
mù u: thuốc mỡ balsino", Tạp chí Y học Đại học Y Dược TP. HCM, 6(1), tr.
296-300.
[5] Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu (1985), Phương pháp nghiên cứu hóa học
cây thuốc, NXB Y học, TP. Hồ Chí Minh.
[6] Phạm Thị Ngọc Ðồi, Nguyễn Thị Diễm Chi, Hồ Thị Yến Linh, Võ Phùng
Nguyên, Huỳnh Thị Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thanh (2002), Nghiên cứu tạo
màng sinh học trị phỏng từ acetobacter xylinum, Đại học Y Dược TP. HCM.
[7] Nguyễn Quang Long (1990), Dầu mù u (calophyllum inophyllum) dùng làm
kháng sinh điều trị phẫu thuật viêm xương – tủy không đặc hiệu, Đại học Y
Dược TP. HCM.
[8] Phạm Quốc Long, Châu Văn Minh (2006), Lipit và các axit béo hoạt tính sinh
học có nguồn gốc thiên nhiên, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[9] Hoàng Đức Như (1997), Dầu thực vật và sức khỏe, Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ
em TP. HCM.
[10] Phạm Văn Nguyên (1981), Những cây có dầu béo ở Việt Nam, NXB Khoa học
và kỹ thuật, Hà Nội.
[11] Phan Tống Sơn, Lê Đăng Doanh (dịch từ nguyên bản cuốn organikum
organisch - hemisches grundpraktikum) (1977), Thực hành hoá học hữu cơ,
NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.



7
[12] Nguyễn Thị Hồng Thái (2007), Nghiên cứu hóa học các hợp chất có hoạt tính
sinh học trong quả ké đầu ngựa, Đề tài luận văn Thạc sĩ, Thái Nguyên.
[13] Nguyễn Đình Triệu (2001), Các phương pháp phân tích vật lí và hóa lí, NXB
Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.
[14] Lê Thế Trung (2000), Những điều cần biết về bỏng, NXB Y học, Hà Nội.
[15] Lê Ngọc Tú, La Văn Chứ, Đặng Thị Thu, Phạm Quốc Thăng, Nguyễn Thị
Thịnh, Bùi Đức Hợi, Lưu Duẩn, Lê Dỗn Diên (1998), Hóa sinh công
nghiệp, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[16] Nguyễn Lê Tuấn, Hoàng Nguyễn Thùy Liên, Nguyễn Thị Việt Nga (2009),
Giáo trình thực hành hóa hữu cơ, Đại học Quy Nhơn.
[17] Bùi Xuân Vững (2009), Bài giảng môn Phương pháp phân tích cơng cụ, Đại
học Sư phạm Đà Nẵng.
Các trang web
[18] 10/3/2012
[19] 10/3/2012
[20] />10/3/2012
[21] 10/3/2012
[22] />4-11-2003.htm, 12/3/2012
[23] 12/3/2012
[24] />=Lo%C3%A0i+inophyllum&type=A6&stype=0Lo%C3%A0i%20inophyllu
m, 12/3/2012
[25] />icle&id=48:axit-

linoleic&catid=36:cac-thanh-phn-ca-du-da&Itemid=55,

12/3/2012
[26] 15/3/2012



8
[27] />1&frmMode=View&snewsid=229, 15/3/2012
[28] 2/4/2012
[29] 2/4/2012
[30] 24/3/2012
[31] 24/3/2012
[32] 24/3/2012
[33] 24/3/2012
[34] 2/4/2012
[35] 2/4/2012
[36] 25/4/2012
[37] 25/4/2012
[38] />25/4/2012


9

PHỤ LỤC


10

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 4
1.1. Khái quát họ Bứa (Họ Măng Cụt) ........................................................................4
1.1.1. Họ Bứa ........................................................................................................4
1.1.2. Cây mù u .....................................................................................................4
1.1.1.1. Danh pháp .........................................................................................4
1.1.1.2. Mô tả .................................................................................................5
1.1.1.3. Nơi sống và thu hái ...........................................................................6
1.1.1.4. Thành phần hoá học ..........................................................................6
1.1.1.5. Công dụng .........................................................................................6
1.1.1.6. Dầu mù u và thành phẩm trên thị trường ..........................................8
1.1.1.7. Tính vị, tác dụng ...............................................................................9
1.1.1.8. Một số bài thuốc trong y học cổ truyền từ cây mù u ........................9
1.2. Sơ lược về "bỏng" và dược liệu thiên nhiên có tác dụng trị bỏng .....................10
1.3. Axit béo ..............................................................................................................10
1.3.1. Các dạng axít béo hay gặp trong tự nhiên ................................................10
1.3.2. Vai trò của axit béo ...................................................................................19
1.4. Phương pháp nghiên cứu hợp chất thiên nhiên ..................................................21
1.5. Chiết tách các hợp chất hoá học trong hạt mù u ................................................22
1.5.1. Sản xuấ t dầ u bằ ng phương pháp ép cơ ho ̣c ..............................................22
1.5.2. Nguyên tắc chiết tách (trích ly) ................................................................24
1.5.2.1. Khái niệm ........................................................................................24


11
1.5.2.2. Phương pháp chiết xuất ...................................................................24
1.5.2.3. Dự đốn sự có mặt của các chất ......................................................25
1.5.2.4. Tách phân đoạn các hợp chất ..........................................................25
1.5.2.5. Cách trích ly ....................................................................................25
1.5.2.6. Dụng cụ trích ly...............................................................................26
1.5.2.7. Dung mơi trích ly ............................................................................26

1.5.3. Chiết các chất rắn......................................................................................26
1.5.3.1. Chiết đơn giản, một lần ...................................................................26
1.5.3.2. Chiết đơn giản, chiết nhiều lần .......................................................27
1.5.4. Xác định thành phần hóa học bằng phương pháp sắc kí khí khối
phổ (GC- MS) .....................................................................................................27
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 28
2.1. Nguyên liệu chính ..............................................................................................28
2.2. Dụng cụ và hóa chất ...........................................................................................29
2.2.1. Hố chất ....................................................................................................29
2.2.2. Dụng cụ và thiết bị ....................................................................................29
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................29
2.3.1. Phương pháp hóa lý xác định độ ẩm và hàm lượng tro ............................29
2.3.1.1. Xác định độ ẩm ...............................................................................29
2.3.1.2. Xác định hàm tro .............................................................................30
2.3.2. Chiết tách dầu mù u bằng phương pháp ép cơ học ...................................31
2.3.3. Trích ly dầu mù u bằng phương pháp chiết soxhlet .................................32
2.3.3.1. Cơ sở của phương pháp chiết soxhlet .............................................32
2.3.3.2. Chiết soxhlet hạt mù u bằng dung môi n-hexan .............................32
2.3.3.3. Chiết soxhlet hạt nhân quả mù u bằng dung môi chloroform .........32
2.3.3.4. Chiết soxhlet mẫu hạt mù u bằng dung môi ethanol.......................32
2.3.4. Khảo sát điều kiện chiết tối ưu .................................................................33
2.3.4.1. Lựa chọn dung môi .........................................................................33
2.3.4.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết ..........................................33


12
2.3.4.3. Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ rắn(g)/lỏng(ml) .................................34
2.3.4.4. Trích ly dầu mù u bằng quy trình chiết tối ưu ................................34
2.3.5. Xác đinh
̣ các chỉ số vâ ̣t lý, hóa ho ̣c của dầu mù u ....................................35

2.3.5.1. Xác đinh
̣ tỉ khố i ...............................................................................35
2.3.5.2. Xác định chỉ số khúc xa ..................................................................
36
̣
2.3.5.3. Xác định chỉ số axit.........................................................................36
2.3.5.4. Xác định chỉ số este ........................................................................37
2.3.5.5. Xác định chỉ số xà phòng ................................................................37
2.3.6. Phương pháp vi sinh vật thăm dị hoạt tính sinh học ................................37
2.4. Sơ đồ nghiên cứu................................................................................................39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 40
3.1. Thu nguyên liệu..................................................................................................40
3.2. Kết quả khảo sát độ ẩm và hàm lượng tro .........................................................41
3.2.1. Độ ẩm trong hạt mù u tươi và mẫu hạt mù u khô .....................................41
3.2.1.1. Xác định độ ẩm trong hạt mù u tươi ...............................................41
3.2.1.2. Xác định độ ẩm trong mẫu hạt mù u khô ........................................41
3.2.2. Hàm lượng tro ...........................................................................................42
3.3. Chiết tách dầu mù u bằng phương pháp ép cơ học ............................................43
3.4. Khảo sát dung mơi chiết .....................................................................................47
3.4.1. Xác định thành phần hố học của dịch chiết hạt mù u trong
dung môi n-hexan ...............................................................................................47
3.4.2. Xác định thành phần hoá học của dịch chiết hạt mù u trong
dung môi chloroform ..........................................................................................49
3.4.3. Xác định thành phần hố học của dịch chiết hạt mù u trong
dung mơi ethanol ................................................................................................53
3.5. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết tách hạt mù u .....................56
3.5.1. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết ...................................................56
3.5.2. Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ rắn(g)/lỏng(ml) ..........................................57
3.5.3. Trích ly dầu mù u bằng quy trình chiết tối ưu ......................................... 59



13
3.6. So sánh lượng dầu mù u thu được bằng phương pháp trích ly với phương
pháp ép cơ học...........................................................................................................59
3.7. Kết quả xác định các chỉ số vật lý và số hóa học của dầu mù u ........................60
3.7.1. Xác định tỉ khối ........................................................................................60
3.7.2. Xác định chỉ số khúc xạ ............................................................................60
3.7.3. Chỉ số axit .................................................................................................61
3.7.4. Chỉ số este .................................................................................................61
3.7.5. Chỉ số xà phịng ........................................................................................61
3.8. Thử hoạt tính sinh học........................................................................................62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC


14

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây mù u được biết đến từ hàng ngàn năm trước tại quần đảo Tahiti. Người
Tahiti đã sớm khám phá ra những hạt mù u khơ có chứa dầu và tìm cách trích ly để
dùng vào việc chăm sóc, bảo vệ da chống lại các tác nhân tổn hại như ánh nắng, gió
biển… Năm 1918, các nhà khoa học Pháp bắt đầu nghiên cứu về tác dụng tại chỗ,
đối với da của dầu mù u và ghi nhận đặc tính làm liền da của nó. Y khoa của Pháp
đã ghi nhận nhiều trường hợp sử dụng thành công dầu mù u trong điều trị các bệnh
lý về da. Dầu mù u được sử dụng để làm giảm sự đau nhức thần kinh trong bệnh
phong và làm lành những vết bỏng nặng do nước sôi, hóa chất hoặc X-quang.
Dầu mù u được dùng trong các bệnh lý da và mỹ phẩm nhờ tính thẩm thấu

qua da tốt, có mùi thơm, làm sáng da nên thường được đưa vào các thành phẩm
dạng nước (dầu massage), kem, pommad và các mỹ phẩm khác. Dầu mù u có tiềm
năng lớn trên thị trường các sản phẩm trị bệnh ngoài da lẫn trong kỹ nghệ mỹ phẩm.
Tại Tahiti, dầu mù u được tiếp thị cho các dịch vụ săn sóc ban đầu ngồi da và hỗ
trợ sắc đẹp. Tại châu Âu, dù là một sản phẩm còn mới mẻ nhưng dầu mù u đã được
nhiều công ty đưa vào các cơng thức sản phẩm. Dầu mù u có thể được sử dụng
nguyên chất hoặc pha loãng 50% với dầu dừa hoặc dung mơi thích hợp khác mà
khơng làm giảm hiệu lực.
Trong tương lai, dầu mù u có thể kết hợp với vitamin E, aloes vera (cây lô
hội, tức nha đam) để tạo nên các sản phẩm săn sóc da. Hiện nay đã có nhiều cơng ty
sản xuất dầu mù u đóng chai như cơng ty tinh dầu thiên nhiên Natural, Active
Botanicals, Pure World Botanicals...
Ở nước ta, cây mù u không những chỉ được biết đến qua thơ ca, mà nó cịn
được biết đến như một cây thuốc q. Nhiều bộ phận của cây được dùng làm thuốc.
Nhựa mù u dùng bôi làm tan các chỗ sưng tấy, chữa họng sưng không nuốt được,
cam răng tẩu mã thối loét và các mụn tràng nhạc không tiêu, các mụn nhọt, vết loét
nhiễm trùng, bệnh dời đái, tai có mủ. Dầu mù u dùng trị ghẻ, nấm tóc và các bệnh
về da nói chung, chữa viêm dây thần kinh trong bệnh cùi, làm lành các vết thương,


15
trị bỏng, dùng bôi trị thấp khớp. Vỏ cây dùng trị bệnh đau dạ dày và xuất huyết bên
trong. Rễ dùng chữa viêm chân răng.
Từ những ứng dụng thực tiễn đó, mà những năm gần đây các nhà khoa học
trong nước đã có nhiều nghiên cứu về ứng dụng của cây mù u. Tiêu biểu như:
Nghiên cứu tạo màng sinh học trị bỏng có tẩm dầu mù u - Phạm Thị Ngọc Ðoài,
Nguyễn Thị Diễm Chi, Hồ Thị Yến Linh...; Xác định nhóm hợp chất có tác dụng tái
sinh mơ trong dầu mù u – Huỳnh Thị Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thanh; dầu mù u
dùng làm kháng sinh trong điều trị phẫu thuật viêm xương tủy không đặc hiệu – GS.
Nguyễn Quang Long... Những nghiên cứu này cho thấy dầu mù u có nhiều ứng

dụng quan trọng trong mỹ phẩm, trong y học và dược liệu. Bên cạnh đó nhu cầu
tiêu thụ tinh dầu từ các loại thảo mộc ở Châu Âu rất lớn, quả mù u lại cho nhiều dầu
nên việc nghiên cứu sản xuất và sử dụng dầu mù u đang được đầu tư phát triển. Cụ
thể, xưởng sản xuất dầu mù u Organic Tamanu Oil ở trung tâm xã Thành Triệu,
huyện Châu Thành, Bến Tre sản xuất dầu mù u theo tiêu chuẩn Organic của Châu
Âu với công suất thiết kế 2 tấn dầu/tháng.
Từ những ứng dụng quan trọng của dầu mù u trong công nghệ mỹ phẩm,
dược phẩm, thì việc nghiên cứu sản xuất dầu mù u và từ đó xác định những thành
phần có hoạt tính sinh học là nhu cầu cần thiết. Vì vậy tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu
chiết tách, xác định thành phần hóa học trong quả mù u Quảng Nam."
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu chiết tách dầu mù u từ quả mù u.
- Xác định thành phần hóa học của dầu mù u.
- Thử hoạt tính sinh học của dầu mù u.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Quả mù u có ở Quảng Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết: phương pháp nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên,
tổng quan các tài liệu về đặc điểm thực vật, thành phần hóa học, tác dụng sinh học


16
của các thành phần thuộc cây mù u, các phương pháp chiết tách và xác định thành
phần hóa học của các hợp chất thiên nhiên và hoạt tính sinh học của chúng.
- Phương pháp chiết: Lấy dầu bằng phương pháp ép cơ học, chiết soxhlet
bằng các dung mơi có độ phân cực khác nhau
- Phương pháp xác định các chỉ số vật lý và hóa học: các phương pháp xác
định chỉ số vật lý tỷ trọng, chỉ số khúc xạ, các phương pháp xác định chỉ số axit,
este, xà phòng hóa…
- Phương pháp xác định thành phần hóa học, định danh, tách và phân lập, xác

định cấu trúc các cấu tử chính bằng các phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ
(GC-MS).
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Nghiên cứu này giúp cho chúng ta hiểu biết rõ hơn về cây mù ù cũng như
những ứng dụng của nó trong đời sống, trong y học.
- Giúp cho chúng ta biết về các phương pháp sản xuất, thành phần hóa học
và cơng dụng của dầu mù u.
6. Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm các chương mục sau:
Mở đầu
Chương 1 – Tổng quan tài liệu
Chương 2 – Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 – Kết quả và thảo luận
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


17

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái quát họ Bứa (Họ Măng Cụt)
1.1.1. Họ Bứa [28]
Họ Bứa (Măng Cụt, Guttiferae hay Clusiaceae) gồm khoảng 40 chi với hơn
1000 lồi. Chúng có thể là đại mộc, tiểu mộc hay bụi nhỏ, phân bố chủ yếu ở vùng
nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm như Đơng Nam Á, bán đảo Ấn Độ và vùng xích đạo
Châu Phi.
Cây gỗ hoặc cây nhỡ, có khi là cây bì sinh mọc leo, có dịch nhựa, màu vàng,
hoặc là cây bụi thấp hay cỏ. Lá mọc đối chéo chữ thập, ít khi mọc vịng, đơn, khơng

có lá kèm.
Hoa đơn tính, ít khi lưỡng tính, đều, thường ở ngọn. Quả nang, quả mọng
hay quả hạch, có nhiều nỗn, rất ít khi đơn hạt; hạt khơng có phơi nhũ. Gồm 47 chi
với hơn 900 loài phân bố ở hầu khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta, có các
chi Calophyllum (mù u), Cratoxylum, Garcinia, Hypericum, Kayea, Mesua và
Ochrocarpos, với khoảng 55 lồi.
Chi Calophyllum: Hiện có 11 lồi
- Calophyllum balansae

- Calophyllum membranaceum

- Calophyllum calaba

- Calophyllum pisiferum

- Calophyllum ceriferum

- Calophyllum polyanthum

- Calophyllum dongnaiense

- Calophyllum soulatri

- Calophyllum drybalanoides

- Calophyllum tetrapterum

- Calophyllum inophyllum
1.1.2. Cây mù u [10], [24], [27], [30]
1.1.1.1. Danh pháp

Tên thường gọi: Mù u, Cồng, Hồ Đồng
Tên khoa học: Calophyllum inophyllum


18
1.1.1.2. Mơ tả
Hình dáng: Cây gỗ lớn, cao tới 20 - 25m, đường kính trung bình 30 - 35cm,
thân thẳng, dáng đẹp với tàn xanh lục, có mủ (oleoresin) xanh dợt. Tại miền Nam
Việt Nam, theo kinh nghiệm nhân dân phân biệt:
- Mù u tía: đọt non hơi nâu, chồi có lơng màu rỉ sét, gỗ nâu sậm, sớ xoắn,
cứng và bền.
- Mù u trắng: đọt non xanh dợt, gỗ màu hường dợt, nhẹ, với dác nhiều, lõi ít.
Lá: Lá lớn, mọc đối, phiến lá thuôn, dài đến 15 - 17cm, rộng 5 - 8cm, mỏng;
gân bên nhiều, nhỏ, song song và gần như thẳng góc với gân chính, nổi rõ ở hai
mặt; cuống lá dày và dẹt.

Hình 1.1. Cây mù u và hoa mù u
Hoa: Cụm hoa chùm ở nách lá hay ở
ngọn cành gồm 5 - 16 hoa, thường là 9. Hoa
màu trắng hay vàng cam, có 4 lá dài, 4 cánh
hoa, nhiều nhị xếp thành 4 - 6 bó, bầu một lá
nỗn với 1 nỗn đính gốc, 1 vịi nhụy.
Trái: Trái có nhân cứng, trịn đường kính
2,5cm, có màu vàng nhạt khi chín, chứa một hạt
Hình 1.2. Quả mù u

có vỏ dày và một lá mầm lớn đầy dầu, không


19

phơi nhũ.
1.1.1.3. Nơi sống và thu hái
Có ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Nam
Trung Quốc, Malaixia, Inđônêxia đến châu Đại Dương. Tại Việt Nam, mù u thường
gặp ở dựa rạch miền Nam, vùng đồng bằng Cửu Long, Ðồng Nai hay dọc theo ven
biển miền Trung từ Quảng Bình đến Phan Thiết, được trồng nhiều tại Huế, Quảng
Trị và miền Bắc, gặp ở Kiến An và Quảng Ninh (Quảng Yên) và Hải Phòng (Kiến
An)... và cây lấy dầu ở nhiều nơi.
Cây trổ hoa vào tháng 4 - 6 dương lịch, trái chín vào tháng 10 - 12 dương
lịch, đôi khi với những cây khỏe mạnh, có thể có mùa trổ hoa lần hai vào tháng 10 11 dương lịch. Cây tăng trưởng khá nhanh, tại U Minh, cây trồng 55 năm có đường
kính đến 55cm. Thu hái quả tốt nhất vào lúc cây có 7 -10 năm tuổi: quả chín rụng
rồi khơ sẽ có nhiều dầu. Nên thu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Hạt dùng tươi
hay ép lấy dầu. Nhựa thu quanh năm, phơi khô, tán bột. Rễ, lá thu hái quanh năm,
phơi khơ.
1.1.1.4. Thành phần hố học [31]
Nhân hạt chứa: 50,2 – 73% dầu. Dầu này gồm 71,5 - 90,3% dầu béo và 9,7 28,5% nhựa. Dầu mù u là một vecni tự nhiên tốt; thành phần chính của dầu là axit
linoleic và axit oleic (70%), có nhóm epoxy…
Vỏ hạt chứa: (-+) leucocyanidin
Vỏ cây: chứa 11,9% tanin, axit hữu cơ, saponin triterpen, hytosterol.
Lá: chứa saponin và axit cyanhydric
Mủ của quả: Có một phần khơng tan trong cồn gồm các glycerid, và phần
tan trong cồn chứa tinh dầu, nhựa và các lacton phức hợp (dẫn xuất coumarin):
calophyllolid, mophyllolid acid.
1.1.1.5. Công dụng [2], [4] ,[6], [21]
Dầu mù u được sử dụng làm xà phòng loại xấu, dầu thắp sáng và còn được
dùng để sản xuất epoxy, làm chất hóa dẻo và dùng trong công nghiệp sơn, vecni. Gỗ
mù u màu đỏ nâu, thuộc loại gỗ cứng được sử dụng để đóng thuyền và làm cột


20

buồm. Mù u cịn là cây chống gió và chống cát bay ở vùng ven biển. Nhiều bộ phận
của cây được dùng làm thuốc.
Từ xưa, người Tahiti đã biết những hạt mù u khơ có chứa dầu và tìm được
cách trích ly để dùng vào việc săn sóc, bảo vệ da chống lại các tác nhân gây tổn hại
như ánh nắng, độ ẩm cao, gió biển.
Dầu mù u chứa 3 nhóm lipit căn bản: lipit trung tính, glycolipid và
phospholipid; Một axit béo gọi là axit calophyllic; Một chất kháng sinh mang vịng
lactone và một chất kháng viêm khơng steroid gọi là calophyllolide. Ngồi ra cịn
có chất kháng viêm coumarine đã tạo nên những hoạt tính bảo vệ sức khỏe. Vì thế,
dầu mù u có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau. Đặc tính làm liền sẹo
và giảm đau chưa được giải thích trong y văn dù đã được cơng nhận.
Dầu mù u có tác động mạnh làm giảm đau thần kinh tọa, đau dây thần kinh,
đau khớp xương và đau thần kinh do bệnh phong. Năm 1918, các nhà khoa học
Pháp bắt đầu nghiên cứu về tác dụng tại chỗ đối với da của dầu mù u và ghi nhận
đặc tính làm liền da của nó. Y văn của Pháp đã ghi nhận nhiều trường hợp sử dụng
thành công dầu mù u trong điều trị các bệnh lý về da. Điển hình là một phụ nữ vào
bệnh viện St. Louis tại Paris, bị loét hoại thư ở chân dai dẳng không lành, phải cắt
bỏ chân. Trong thời gian chờ mổ, bà được đắp dầu mù u hằng ngày. Kết quả là vết
thương lành dần và khỏi hoàn toàn, chỉ để lại một vết sẹo phẳng, nhỏ. Trong những
trường hợp khác, dầu mù u đã sử dụng thành công để làm lành những vết bỏng nặng
do nước sơi, hóa chất hoặc X-quang.
Từ thập niên 20 của thế kỷ trước, dầu mù u đã được dùng tại Fiji để làm
giảm sự đau nhức thần kinh trong bệnh phong. Nữ tu Marie-Suzanne thuộc dòng
thánh Mary đã dùng dầu mù u (được gọi là Dolno, tức không đau) để bôi lên tổn
thương của người bị bệnh phong và cho kết quả tốt. Từ kết quả lâm sàng tại Fiji,
dầu mù u nhanh chóng được nghiên cứu tại Pháp để điều trị đau dây thần kinh và
tiếp tục được quan tâm về tác dụng làm liền sẹo.
Tại Việt Nam: Cơng trình nghiên cứu toàn diện về dầu mù u của các nhà
nghiên cứu y, dược (trường Đại Học Y Dược – Viện Y Dược Học Dân Tộc – Thành



21
phố Hồ Chí Minh) dùng dầu mù u làm kháng sinh trong phẫu thuật điều trị viêm
xương – tủy không đặc hiệu. Các kết quả bước đầu nghiên cứu và ứng dụng dầu mù
u (Tổng quan và chuyên khảo ngắn Y Dược số 37/1988). Kết luận của nhóm nghiên
cứu Khoa – Bộ mơn chấn thương – chỉnh hình (chủ nhiệm GS Nguyễn Quang Long
– Đại Học Y Dược). Dầu mù u: một thuốc kháng viêm và chống đau đắp tại chỗ
hiệu quả rõ rệt, chỉ định rộng rãi cho cả các vùng viêm tấy có vết thương. Dầu mù
u: thuốc đắp tuyệt hảo chữa các vết thương, vết bỏng có các đặc tính: giảm đau,
kích thích mọc mơ hạt nhanh, tạo một sẹo da mềm mại, dầu mù u có tính kháng
khuẩn [7].
1.1.1.6. Dầu mù u và thành phẩm trên thị trường [19]
Dầu mù u được dùng trong các bệnh lý da và mỹ phẩm nhờ tính thẩm thấu
qua da tốt, có mùi thơm, làm sáng da nên thường được đưa vào các thành phẩm
dạng nước (dầu massage), kem, pommad và các mỹ phẩm khác. Dầu mù u có tiềm
năng lớn trên thị trường các sản phẩm trị bệnh ngoài da lẫn trong kỹ nghệ mỹ phẩm.
Các nghiên cứu khoa học liên quan đến dầu mù u đã có từ năm 1920 nhưng
nhiều năm sau mới được sử dụng rộng rãi, nhất là tại Tahiti - nơi mà dầu mù u được
tiếp thị cho các dịch vụ săn sóc ban đầu ngoài da và hỗ trợ sắc đẹp.
Tại Châu Âu, dù là một sản phẩm còn mới mẻ nhưng dầu mù u đã được
nhiều công ty đưa vào các công thức sản phẩm. Dầu mù u có thể được sử dụng
nguyên chất hoặc pha loãng 50% với dầu dừa hoặc dung mơi thích hợp khác mà
khơng làm giảm hiệu lực.
Trong ngành mỹ phẩm, dầu mù u sử dụng phải thật tinh khiết để bảo đảm
thích hợp cho mọi loại da, hấp thu nhanh, làm mềm da mà không để lại vết trơn
láng của dầu.
Trong tương lai, dầu mù u có thể kết hợp với vitamin E, aloes vera (cây lô
hội, tức nha đam) để tạo nên các sản phẩm săn sóc da. Hiện nay đã có nhiều cơng ty
sản xuất dầu mù u đóng chai như cơng ty tinh dầu thiên nhiên Natural, Active
Botanicals, Pure World Botanicals...



22
Một số cơng trình nghiên cứu khoa học về dầu mù u đã được công bố tại
châu Âu và Mỹ. Người ta còn phối hợp dầu mù u với các chất khác để sản xuất loại
mỹ phẩm dùng dưới dạng lotion, kem, dầu mat-xa. Ở nước ta cũng đã có sản phẩm
Trăn - mù u đóng chai 15ml. Trong tương lai, các sản phẩm có chứa dầu mù u để
điều trị và làm đẹp da có thể sẽ tạo nên một thị trường giàu tiềm năng.
1.1.1.7. Tính vị, tác dụng [26]
Nhựa có vị mặn, tính rất lạnh, gây nơn, giải các loại ngộ độc, bụng trướng
đầy. Dùng bôi làm tan chỗ sưng tấy. Trị lở loét, nhiễm trùng.
Dầu tiêu sưng giảm đau, sát trùng cầm máu, trị ghẻ, nấm tóc, các bệnh về da,
bôi trị thấp khớp.
Vỏ làm săn da, trị đau da dày và xuất huyết bên trong.
Rễ chữa viêm chân răng.
Lá độc đối với cá.
1.1.1.8. Một số bài thuốc trong y học cổ truyền từ cây mù u [26]
Cách dùng: Dầu thường dùng bôi. Nhựa và vỏ cây dùng dưới dạng bột.
Người ta đã chế các sản phẩm của mù u thành dạng xà phòng, thuốc mỡ, cao dầu,
thuốc viên.
Ðơn thuốc: Mù u cũng là một dược liệu dân gian được sử dụng phổ biến ở
Việt Nam:
Ðau dạ dày: Bột vỏ mù u 20g, bột cam thảo nam 14g, bột quế 1g, tá dược
vừa đủ làm thành 100 viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 viên.
Mụn nhọt, lở, ghẻ: Hạt mù u giã nhỏ, thêm vôi, đun sôi để nguội làm thuốc
bôi. Hoặc dầu mù u trộn với vơi, chưng nóng lên để bơi.
Giải độc: Hồ nhựa vào nước, uống nhiều lần thì mửa ra. Nếu khơng có
nhựa thì dùng 120g gỗ chẻ nhỏ sắc uống nhiều lần.
Cam tẩu mã, viêm răng thối loét: Nhựa mù u trộn với bột hồng đơn bơi liên
tục vào chân răng.

Răng chảy máu hay lợi răng tụt xuống, chân răng lộ ra: Rễ mù u và rễ câu
kỷ (rau khởi) liều lượng bằng nhau, sắc nước ngậm nhiều lần.


23
Phong thấp đau xương và thận hư đau lưng hoặc bị thương đau nhức: Rễ
mù u 40g sắc uống.
1.2. Sơ lược về "bỏng" và dược liệu thiên nhiên có tác dụng trị bỏng [14]
Sơ lược về "bỏng": Bỏng là tổn thương do tác dụng trực tiếp của các yếu tố
vật lý, hóa học gây ra trên cơ thể (lửa, chất cháy, điện, hóa chất, phóng xạ…). Do
tác nhân gây phỏng đến từ bên ngoài nên da là bộ phận thường bị tổn thương nhất.
Bỏng do sức nhiệt gây ra trong những sinh hoạt thường ngày. Vết thương của tai
nạn bỏng nếu nhẹ thì có thể tự lành, nếu nặng có thể dẫn đến hiện tượng sốc bỏng
và gây tử vong khi không được cứu chữa kịp thời. Tai nạn bỏng cịn có thể để lại di
chứng lâu dài.
Những điều kiện để vết bỏng bị nhiễm khuẩn bao gồm: tổ chức hoại tử vết
bỏng trở thành một môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng vi khuẩn, vùng tổn
thương bỏng được ni dưỡng kém vì các vi mạch bị huyết khối bít tắt, dịch phù
bỏng ứ đọng gây cản trở tuần hoàn, các chất trung gian viêm như prostaglandin và
thromboxane gây ảnh hưởng bất lợi đến vùng mô lành lân cận tiếp giáp vùng bị tổn
thương tạo điều kiện cho sự xâm nhập của vi khuẩn từ bề mặt vết bỏng, di cư theo
các ống lông, tuyến mồ hôi xâm nhập vào sâu tới cả mô lành chung quanh vết bỏng.
Bằng các xét nghiệm vi khuẩn học cùng với việc khám theo dõi trạng thái vết bỏng,
các biểu hiện lâm sàng viêm nhiễm khuẩn, số lượng dịch mủ xuất hiện tại vết bỏng
và các biến chứng nhiễm khuẩn tại chỗ, biến chứng tồn thân có thể chẩn đốn và
đánh giá các mức độ viêm nhiễm khuẩn vết bỏng. Tại vùng tổn thương bỏng có thể
phân ra các mức độ sau đây: Vi khuẩn sinh trưởng tại vết bỏng, ở bề mặt vết bỏng
hay vi khuẩn đã có ở vùng ranh giới mô lành – mô bị bỏng; Vi khuẩn xâm nhập sâu
vào phần mềm dưới da hay đã vào thành vi mạch và hạch.
Theo kinh nghiệm dân gian dược liệu thiên nhiên có tác dụng trị bỏng: Mỡ

trăn, võ cây nhãn, dầu mù u.
1.3. Axit béo
1.3.1. Các dạng axít béo hay gặp trong tự nhiên [1], [8], [12], [15], [31], [32]
Lipit là những hợp chất hữu cơ tự nhiên rất phổ biến trong tế bào các cơ


24
thể sống, trong động vật, thực vật và vi sinh vật. Chúng có thành phần hố học và
cấu tạo khác nhau nhưng cùng có tính chất chung là khơng hồ tan trong nước
mà hồ tan tốt vào các dung mơi hữu cơ như: ete, clorofom, benzen, ete dầu
hoả…
Cấu trúc đa dạng của lipit được bắt nguồn từ các axit béo khác nhau tham
gia vào trong thành phần của nó. Ngày nay, đã phát hiện được hơn 500 axit béo
khác nhau ở mức độ và đặc điểm phân nhánh của mạch hydrocacbon, số lượng và
vị trí các nối đơi trong mạch, vị trí và số lượng các nhóm chức, độ dài của mạch
hydrocacbon.
Các axít béo có mặt trong thành phần lipit thực vật, động vật, thường có từ
16-20 nguyên tử cacbon trong phân tử. Theo Ackman trong sinh vật biển số
lượng ngun tử các bon của axít béo cịn nhiều hơn có khi đến 30 nguyên tử
cacbon.
Hầu hết các axit béo no có mặt trong tự nhiên có cấu tạo mạch thẳng với
số nguyên tử cacbon chẵn. Các axit với số nguyên tử cacbon từ C 2 – C30 được
biết đến, nhưng phổ biến và quan trọng nhất là C 12 – C22. Chúng có thể được gọi
tên theo tên thường và tên khoa học hoặc gọi theo kí hiệu số như 16:0 (nghĩa là
axit béo có 16 cacbon và khơng có nối đơi). Những axit béo đơn giản trong tự
nhiên là các axit béo no, với mạch hydrocacbon dài, không phân nhánh có cơng
thức chung như sau: CH3(CH2)nCOOH
Trước đây người ta cho rằng số n bao giờ cũng là số chẵn, hiện nay nhờ
các phương pháp phân tích hiện đại, người ta đã phát hiện trong dầu mỡ tự nhiên
có cả các axit béo no có số nguyên tử cacbon n lẻ. Các axit này chiếm khoảng

1% so với tổng số các axit béo.
Hơn một trăm axit béo một nối đơi được tìm thấy trong tự nhiên, nhưng
hầu hết chúng là những hợp chất hiếm. Thực tế, tất cả các axit béo một nối đơi đều
có cơng thức chung là: CH3(CH2)mCH=CH(CH2)nCOOH
Đa số các axit béo có một nối đơi tham gia vào thành phần lipit tồn tại ở


25
dạng cấu hình –cis:

CH3 CH2

m
H

C

C

CH2 COOH
n
H

Các axit béo tự nhiên có nhiều hơn một liên kết đơi có thể chia thành một
số nhóm. Nhóm quan trọng nhất cả về mặt cấu trúc và mức độ tồn tại, là nhóm có
vị trí nối đơi được phân cách đều đặn bởi nhóm metylen (methylene- interrupted)
và nối đơi cấu hình dạng cis (Z), đại diện cho nhóm này là 2 axit linoleic và axit
archidonic.
Nhóm khác là các axit có tất cả một hoặc một phần không no trong một hệ
liên kết đôi liên hợp dạng cis (Z) hoặc trans (E).

Nhóm thứ ba thường xuyên miêu tả là liên kết đôi C=C không bị phân
cách đều đặn bởi nhóm metylen (non methylene-interrupted diensNMID), axit 5, 9,
12 - 18:3 có trong dầu hạt cây tùng lớn là ví dụ:
H3C

COOH

Các axit béo khơng no đa nối đơi phân cách đều đặn bởi nhóm allyl
(-CH=CHCH2)- đều có chung công thức là: CH3(CH2)m(CH=CHCH2)n(CH2)COOH.
Các axit béo đa nối đôi liên hợp (conjugated polyenenoic fatty acids) là các
axit béo không no chứa nhiều liên kết đôi liên hợp tồn tại trong thành phần.
Các axit béo đa nối đôi liên hợp khơng có dấu hiệu tồn tại trong lipit bất kì
một loại động vật nào và được thừa nhận có vai trò đáng kể chỉ trong một số dầu
hạt thực vật, trong đó có dầu trẩu là một loại dầu thương mại quan trọng. Phần lớn
các axit béo đa nối đôi liên hợp trong tự nhiên thường tồn tại dưới 7 dạng đồng
phân của axit octadecatrienoic. Trước đây đã có thời gian người ta cho rằng chỉ
có 1 dạng của axit này tồn tại, nhưng gần đây nhờ phổ 13C- NMR phân giải cao
và sắc ký lỏng hiệu nâng cao (HPLC) đã chỉ ra rằng các axit béo đa nối đôi liên
hợp khác nhau bởi chính các dạng đồng phân cis (Z) hoặc trans (E) của chúng.


×