Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Biện pháp dạy trẻ 4 5 tuổi kể chuyện sáng tạo mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.06 MB, 19 trang )

I. Lý do chọn biện pháp
1. Cơ sở lý luận
Kể chuyện sáng tạo là hình thức diễn đạt câu chuyện theo ngơn ngữ riêng của
trẻ. Ngơn ngữ ấy có thể cịn rất ngây ngơ nhưng cũng thể hiện tính cách của mỗi
trẻ. Trẻ được đắm chìm vào thế giới ngơn từ và trí tưởng tượng phong phú. Từ
đó câu chuyện như khoác thêm một chiếc áo mới sinh động hơn.
Theo nghiên cứu mới nhất cho thấy tác dụng của việc dạy trẻ kể chuyện
sáng tạo sẽ góp phần cải thiện phát âm, rèn cho trẻ thói quen phát âm rõ ràng,
mạch lạc, cách sử dụng câu từ phù hợp. Kể chuyện sáng tạo góp phần làm giàu
vốn từ cho trẻ. Khi trẻ cuối 3 tuổi sang tuổi thứ 4 vốn từ vựng của trẻ là khoảng
1000 từ. Thông qua việc kể các câu chuyện mà vốn từ vựng của trẻ sẽ tăng lên
từng ngày. Khơng chỉ vậy, trẻ có thể học được những từ đồng nghĩa, trái nghĩa
để đa dạng hơn trong cách biểu đạt. Kể chuyện sáng tạo góp phần p hát triển
năng lực tư duy và óc sáng tạo. Bởi lẽ trẻ con ln có những suy nghĩ mà
chúng ta chẳng ngờ tới. Vì thế giới của trẻ mn màu mn sắc, trong thế giới
ấy con cá có thể bay, con chim có thể bơi. Và có thể một ngày nào đó, những
sinh vật ấy sẽ xuất hiện từ chính bàn tay của con người. Bởi vậy, hoạt động kể
chuyện sáng tạo góp phần khơng nhỏ trong việc phát triển năng lực tư duy,
kích hoạt óc sáng tạo của trẻ.
Mô tuýp chung của hầu hết các câu chuyện là cái thiện chiến thắng cái ác. Sự
xấu xa, độc ác sẽ khó có thể tồn tại. Những câu chuyện ấy như kim chỉ nam định
hình tính cách cho trẻ ngay từ bé. Dễ có thể thấy, ước mơ của rất nhiều trẻ là trở
thành công an, bác sỹ thậm chí là siêu nhân để có thể giúp đỡ mọi người. Và dù
sau này lớn lên có làm gì, hy vọng trẻ vẫn giữ được những lý tưởng cao đẹp đó.
Chính vì vậy mà dạy trẻ kể chuyện sáng tạo cịn góp phần ni dưỡng tâm hồn
nhân ái của trẻ thơ.
2.Cơ sở thực tiễn.
Trong những năm học gần đây, chuyên đề cho trẻ làm quen văn học tại
trường tôi cũng đã được quan tâm và chỉ đạo sát sao, chất lượng chuyên đề cũng
đã được cải tiến rõ rệt. Xong kết quả vẫn chưa được như mong đợi. Trong các
1




hoạt cho trẻ làm quen văn học số trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động vẫn
chưa cao, một số cháu chưa hiểu hết nội dung, ý nghĩa của câu chuyện đã học.
Kỹ năng kể chuyện sáng tạo của trẻ cịn hạn chế. Chính vì vậy bản thân tơi ln
suy nghĩ và muốn làm một cái gì đó để góp phần nâng cao chất lượng của việc
dạy trẻ kể chuyện sáng tạo. Nên trong trong học 2020-2021 tôi đã mạnh dạn áp
dụng “Biện pháp giúp trẻ 4-5 kể chuyện sáng tạo ”.
a. Thuận lợi:
- Về phía nhà trường: Ban giám hiệu đã quan tâm, chỉ đạo sát sao về
chuyên môn nghiệp vụ. Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ.
- Về cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng dạy học: Đã được trang bị đầy
đủ theo văn bản bản Hợp nhất số 01.
- Về phía giáo viên: Bản thân tơi có trình độ đào tạo trên chuẩn, có ý
thức trách nhiệm cao trong cơng viêc. u nghề, mến trẻ. Là giáo viên giỏi cấp
huyện.
- Về phụ huynh: Đa số các bậc phụ huynh đã nhận thức đầy đủ về tầm
quan trọng của giáo dục mầm non, phối kết hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm
trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
- 100% học sinh của lớp đã qua lớp mẫu giáo 3-4 tuổi, nên cũng thuận lợi
cho việc đưa trẻ vào nề nếp học tập.
b. Khó khăn:
- Về cơ sở vật chất: Diện tích lớp học chưa được rộng rãi, chưa có phịng
ngủ riêng ( Vì xây dựng theo chuẩn cũ) nên cũng ảnh hưởng đến không gian
hoạt động của trẻ.
- Đồ dùng trang thiết bị dạy học tuy đã đủ theo Văn bản Hợp nhất số 01
xong vẫn chưa phong phú, đa dạng.
- Vẫn còn một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của
con em mình.
- Nhận thức của trẻ chưa đồng đều nên cũng ảnh hưởng đến quá trình học

tập và vui chơi.

2


-Số trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động vẫn chưa cao, một số cháu
chưa hiểu hết nội dung, ý nghĩa của câu chuyện đã học. Kỹ năng kể chuyện sáng
tạo của trẻ còn hạn chế
c. Thực trạng của vấn đề ( Khảo sát trẻ)
Trước khi áp dụng biện pháp, tôi tiến khảo sát trẻ ở nội dung trên. Kết quả
khảo sát như sau:
STT

Số trẻ đạt

Nội dung

TS

%

18/35

51,4

11/35

31,4

Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động kể chuyện sáng

1
2

tạo
Trẻ biết kể chuyện sáng tạo

d. Mục đích
Áp dụng biện pháp nhằm mục đích giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú tham gia
các hoạt động kể chuyện sáng tạo, biết kể chuyện sáng tạo, để từ đó góp phần
phát triển ngơn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất.
II. Nội dung
1. Giải pháp 1: Tạo môi trường vật chất về văn học cho trẻ.
Môi trường vật chất cho trẻ hoạt động là nơi cung cấp nguồn thơng tin
phong phú, khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Mơi trường
vật chất giúp trẻ tìm tịi, khám phá và phát hiện những điều mới lạ hấp dẫn trong
cuộc sống, các kiến thức và kĩ năng của trẻ được củng cố và bổ sung.
Chính vì vậy để trẻ có một mơi trường vật chất làm quen văn học phong
phú, hấp dẫn trẻ. Tôi dành một khoảng trống vừa đủ để trang trí cho trẻ một góc
“Bé u văn học”. Trong đó tơi trang trí những hình ảnh, những bức tranh có nội
dung về các bài thơ, hay câu chuyện gần gũi với trẻ. Để khi trẻ tham gia chơi
trong góc học tập – sách, trẻ lại được ngắm nhìn những hình ảnh quen thuộc có
trong các bài thơ, câu chuyện đã học. Từ đó trẻ có thể nhớ lại nội dung bài thơ,

3


câu chuyện đó và thể hiện lại cách đọc bài thơ, hay kể lại câu chuyện một cách
dễ dàng.

T


Tôi thường xun thay đổi hình ảnh trong góc chơi theo từng chủ đề để
trẻ không bị nhàm chán, luôn hứng thú với những gì mới mẻ ở mảng tường “Bé
yêu văn học”

4


Ngồi ra, tơi cịn sưu tầm các sách văn học, các họa báo, tạp chí, lịch cũ,
nguyên liệu cho trẻ tự làm sách để xây dựng một “ Góc thư viện” mang nội dung
văn học. Sau đó cơ kể cho trẻ nghe những câu chuyện có trong góc thư viện.

(Hình ảnh cơ và trẻ làm sách ở góc thư viện)

(Video cơ kẻ chuyện cho trẻ nghe ở góc thư viện)
5


Để môi trường cho trẻ làm quen văn học phong phú, đa dạng hơn, tôi đã
tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tận dụng mảng tường ở cầu thang và
hành lang lớp học, tường bao khuôn viên trường để vẽ những bức tranh thể hiện
nội dung về những câu chuyện, bài thơ gần gũi với trẻ.

Với cách làm như vậy, tôi thấy môi trường làm quen với văn học cho trẻ
đã phong phú hơn, trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc với các tác phẩm văn học một
cách gián tiếp, điều đó đã làm tăng cảm xúc, hứng thú của trẻ khi tham gia các
hoạt động làm quen văn học. Giúp trẻ củng cố các kiến thức đã học một cách
nhẹ nhàng khơng gị bó.
Và tơi đã tận dụng mơi trường vật chất đó để dạy trẻ kể chuyện sáng tạo
như sau:

Với những hình ảnh trang trí trong góc bé yêu văn học, theo từng chủ đề
vào những lúc phù hợp tơi gợi ý cho trẻ nói về nội dung các hình ảnh trên đó.
Xem con gì đây? Con gà đang làm gì? Bức tranh này vẽ cái gì nhỉ? Từ những
hình ảnh này ai có thể kể cho cô và các bạn nghe câu chuyện về bạn gà nào? Tôi
cho từng trẻ kể, mỗi trẻ kể theo một ý tưởng khác nhau. Câu chuyện trẻ kể có
thể rất buồn cười nhưng đó là suy nghĩ của riêng trẻ, tôi rất tôn trọng. Mỗi câu
chuyện trẻ kể mang một màu sắc khác nhau, nhưng đều toát lên một đặc điểm
chung là vô cùng ngộ nghĩnh.
6


(Video trẻ kể chuyện sáng tạo ở góc bé yêu học)
Với những hình ảnh của mơi trường bên ngồi như cầu thang, vẽ về nội
dung câu chuyện “Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn” “Ba chú lợn nhỏ” “Cô bé
quàng khăn đỏ” tơi cũng đã tận dụng trị chuyện với trẻ về nội dung bức tranh
xem đây là ai? Có trong câu chuyện nào? Câu chuyện đó như thế nào nhỉ? Trẻ sẽ
tự tưởng tượng và kể lại câu chuyện theo cách nhớ của trẻ. Tôi đã cho trẻ tưởng
tượng ra một cái kết khác cái kết trong câu chuyện. Mỗi trẻ nghĩ ra một cái kết
khác nhau nghe rất ngộ nghĩnh và đáng yêu. Cứ như vậy việc tận dụng môi
trường cho trẻ làm quen văn học để dạy trẻ kể chuyện sáng tạo tôi thấy rất hiệu
quả mà nhẹ nhàng.

(Video trẻ kể chuyện sáng tạo cùng cô cạnh bức tranh vẽ ở cầu thang)
Với cách tạo môi trường như vậy tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia vào
các hoạt động kể chuyện sáng tạo.
2. Giải pháp 2: Kể cho trẻ nghe thật nhiều câu chuyện.
Việc nghe nhiều câu chuyện sẽ giúp trẻ dễ dàng học cách kể chuyện sáng
tạo. Thông qua các câu chuyện mà trẻ được nghe từ cô giáo trẻ sẽ phát triển
7



được nhiều kỹ năng hữu ích. Thế giới các câu chuyện sẽ đóng góp rất lớn để trẻ
phát triển trí nhớ. Trẻ cũng sẽ được phát triển ngôn ngữ, tư duy, khả năng cảm
thụ cái hay, cái đẹp… của thế giới xung quanh. Đây là điều rất quan trọng để trẻ
học hỏi và phát triển nhân cách sau này.
Việc kể cho trẻ nghe thật nhiều câu chuyện được tôi tiến hành như sau:
Thứ nhất tôi kể chuyện cho trẻ nghe thông qua các hoạt động làm quen
văn học, cụ thể là tiết kể chuyện. Ở tiết kể chuyện này tôi có cơ hội hệ thống hóa
kiến thức cho trẻ về nội dung một câu chuyện cụ thể trong chương trình theo
từng chủ đề. Ví dụ như câu chuyện “Tích chu” trong chủ đề gia đình, hay “Cáo
thỏ và gà trống” trong chủ đề động vật, hoặc “Kiến con đi ô tô ” chủ đề phương
tiện giao thông

8


9


(Ảnh một số hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe trong giờ kể chuyện)
Sau mỗi lần kể cho trẻ nghe, đàm thoại trích dẫn giảng nội dung câu
chuyện, giáo dục trẻ những bài học đã học được qua mỗi câu chuyện. Tôi
thường gợi mở để trẻ tư duy sáng tạo, nghĩ ra một cái kết mới cho câu chuyện đã
nghe, nhờ vậy mà trẻ đã tưởng tượng ra những cái kết rất phong phú theo suy
nghĩ của riêng mình.
Đặc biệt ở những loại tiết dạy trẻ kể lại truyện tôi rất lưu tâm đến việc
khuyến khích trẻ truyện sáng tạo ở phần cuối. Từ nội dung câu truyện trẻ học tôi
gợi ý cho trẻ tưởng tượng để nghĩ ra một cái kết hay hơn, mới hơn, có thể tưởng
tượng thêm một vài tình tiết khơng có trong nội dung truyện ....cứ như vậy tôi
thấy trẻ kể truyện sáng tạo đã tiến bộ hơn rất nhiều.

Ngoài việc kể chuyện cho trẻ nghe ở hoạt động học có chủ đích là hoạt
động làm quen văn học, thì trong một số các hoạt động học khác, nếu phù hợp
tôi cũng sẽ lồng ghép để kể cho trẻ nghe những mẩu chuyện có tính giáo dục
phù hợp với hoạt động đó. Ví dụ như trong hoạt động làm quen với tốn về nhận
biết phía trên phía dưới phía trước phía sau của bản thân tôi cũng tận dụng cơ
hội để kể cho trẻ nghe về câu chuyện nhà bạn Thỏ, qua đó khơng chỉ giúp trẻ
được nghe những mẩu chuyện về gia đình bạn thỏ mà cịn góp phần cho trẻ dễ
hình dung khi học biểu tượng về không gian.

10


(Ảnh cô kể chuyện cho trẻ nghe trong giờ học toán)
Hay khi cho trẻ khám phá về sự phát triển của cây từ hạt tôi cũng tận dụng
cơ hội kể cho trẻ nghe câu chuyện “Hạt đỗ sót”, qua đó trẻ khơng chỉ biết được
q trình phát triển của cây từ hạt mà ngẫu nhiên trẻ cũng có thêm những bài
học quý giá từ nội dung câu chuyện tôi vừa kể

(Vide co kể chuyện hạt đỗ sót trong giờ khám phá khoa học)
Hoặc khi cho trẻ bật xa 45 cm, tôi đã lồng ghép kể cho trẻ nghe đoạn
truyện về những con vật ở rừng xanh, phải bật qua con suối để kiếm mồi ....

11


(Ảnh cho trẻ bật xa 45 cm)
Để trẻ được nghe nhiều câu chuyện khác nhau trong chủ đề tôi đã tận
dụng mọi lúc mọi nơi nếu có thể để kể cho trẻ nghe những mẩu chuyện phù hợp
với từng nội dung, từng thời điểm trong ngày. Và sau mỗi lần kể chuyện cho trẻ
nghe tôi không quên tạo cơ hội cho trẻ được nói lên những suy nghĩ của riêng

mình bằng cách hỏi trẻ theo con câu chuyện này còn có thể có kết thúc khác hay
hơn khơng nhỉ? Theo con con thích cái kết như thế nào? Trẻ sẽ tưởng tượng và
nói cho cơ nghe suy nghĩ của mình. Điều đó giúp trẻ có nhũng sáng tạo trong
cách kể lại câu chuyện của trẻ.
Ví dụ: Trong giờ đón trẻ, trả trẻ, trẻ được hoạt động tự do theo ý thích, tơi
cũng tranh thủ mở ti vi cho trẻ nghe một số câu chuyện trong chủ đề đã được
chuyển thể thành phim hoạt hình. Qua nội dung của các câu chuyện trẻ đã được
nghe, mỗi trẻ đều có những cảm nhận riêng về nội dung câu chuyện. Mỗi cháu
đều rút ra cho mình những bài học riêng tùy thuộc vào suy nghĩ cũng như nhận
thức của từng trẻ. Tôi cũng sẽ gợi ý để hỏi trẻ như trên để giúp trẻ có trí tưởng
tượng tốt, có thể kể lại câu chuyện một cách sáng tạo

12


(Ảnh, video trẻ xem phim về các câu chuyện trong chủ đề)
Hay trong hoạt động chiều, tôi cũng lựa chọn những câu chuyện phù hợp
theo chủ đề để kể cho trẻ nghe. Sau mỗi lần kể cho trẻ nghe. Để khơi gợi trí tượng
tượng của trẻ, giúp trẻ có thể kể chuyện sáng tạo theo cách của riêng mình, tơi đều
cho các con tưởng tượng ra một cái kết khác cho nội dung câu chuyện.
13


(Ảnh cô kể cho trẻ nghe chuyện ở hoạt động chiều)
Với cách trên tôi đã cho trẻ làm quen với rất nhiều câu chuyện kể, làm
giàu vốn hiểu biết của trẻ, khơi gợi trí tưởng tượng của trẻ để trẻ có thể kể lại
câu truyện theo cách của riêng mình. Điều đó giúp khả năng kể chuyện sáng tạo
của trẻ được nâng cao.
3. Giải pháp 3: Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo với đồ chơi
Dạy trẻ kể chuyện với đồ chơi cũng là một cách dạy trẻ kể chuyện sáng

tạo hay. Ví dụ như những con rối trong những câu chuyện tôi đã làm để dạy trẻ.
Tôi trưng bày chúng ở góc bé yêu văn học, khi trẻ tham gia chơi ở góc chơi đó,
tơi gợi ý cho trẻ lấy những con rối đó ra, tơi kể cho trẻ nghe những đoạn truyện
về những nhân vật ấy, mỗi lần kể theo một cách tưởng tượng khác nhau, sáng
tạo theo cách khác nhau. Sau đó tơi khuyến khích trẻ kể chuyện theo cách mà trẻ
hiểu. Kể theo sự sáng tạo và suy nghĩ của mình. Trong quá trình này, khả năng
tưởng tượng, xử lý tình huống của bé cũng rất tốt.

14


(Ảnh cô kể chuyện sáng tạo, video 3-4 trẻ tự chơi kể chuyện sáng tạo với rối)
Hay ở góc phân vai khi cho trẻ chơi trị chơi cơ giáo, trẻ cũng có thể sử
dụng một số đồ chơi trong lớp như quả bóng, cái vịng, hay cái mũ, con vật,
tranh truyện, xa bàn.... để có thể kể cho học sinh nghe những câu chuyện về
những đồ vật, con vật đó

(Ảnh, video cô giáo đang kể chuyện sáng tạo cho HS nghe ở góc phân vai)
Hoặc ở góc chơi khám phá: Khi trẻ khám phá về sự kỳ diệu của nước, trẻ
cũng có thể tưởng tượng ra những mẩu truyện khác nhau từ những chai nước
diệu kỳ.

(Ảnh trẻ chơi ở góc khám phá, pha màu nước)
15


Với cách dạy trẻ kể chuyện sáng tạo với đồ chơi, tôi thấy trẻ cũng đã biết
cách kể chuyện sáng tạo và rất hứng thú tham gia hoạt động này.
4. Giải pháp 4. Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo qua tranh
Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo qua tranh là hình thức trẻ được xem tranh vẽ

về nội dung câu chuyện nào đó, sau đó dựa vào nội dung bức tranh trẻ có thể
tưởng tượng ra những mẩu chuyện khác nhau theo suy nghĩ của riêng mình. Để
dạy trẻ kể truyện sáng tạo qua tranh hiệu quả tôi đã làm như sau:
Trong góc học tập sách, tơi đã chuẩn bị cho trẻ rất nhiều những quyển
truyện tranh. Trong truyện tranh đó có cả tranh và chữ, nhưng trẻ mầm non thì
chưa biết chữ, các cháu chỉ có thể mở sách xem tranh vẽ về các nhân vật và tự
tưởng tượng ra nội dung bức tranh. Lần đầu tôi cho trẻ xem truyện tranh và kể
cho trẻ nghe nội dung câu chuyện trong đó. Lần thứ hai tơi khơng kể cho trẻ
nghe nữa mà cùng trẻ trò truyện về nội dung của từng bức tranh. Khi trẻ đã biết
rõ nội dung từng bức tranh tôi cho trẻ tự kết nối nội dung các bức tranh thành
một câu chuyện hoàn chỉnh theo thứ tự tranh. Nhờ vậy mà trẻ đã có khả năng
sắp xếp, kết nối nội dung từng bức tranh, ghép thành một câu chuyện kể rất tốt.
Mỗi trẻ có một cách kết nối, cách kể riêng không bạn nào giống bạn nào.

(Ảnh trẻ đang kể truyện theo tranh ở góc sách truyện)
Ngồi sách tranh ra thì những câu truyện có trong trương trình giáo dục
trẻ, tơi cũng vẽ những bức tranh minh họa theo nội dung câu chuyện để sau khi
tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện đó trên giờ hoạt động học có chủ đích xong, thì
16


vào các thời điểm khác trong ngày như giờ đón trả trẻ, hoạt động góc, hay hoạt
động chiều, tơi cũng tận dụng những bức tranh đó hỏi trẻ xem đó là tranh vẽ về
câu truyện gì? Trong tranh có gì? Nhân vật đó đang làm gì? là người như thế nào
....sau đó gợi ý cho trẻ kết nối nội dung các bức tranh thành một câu chuyện
hoàn chỉnh. Và cho trẻ kể lại theo tranh một cách sáng tạo theo suy nghĩ của
riêng mình.

(Ảnh, Video Trẻ kể chuyện sáng tạo theo tranh, xa bàn trong câu chuyện
có ở chương trình học)

III. Kết quả thực hiện
1.Khả năng áp dụng của biện pháp
Sau một năm áp dụng các giải pháp này bản thân tôi thấy những giải pháp
tôi thực hiện rất dễ áp dụng. Có thể áp dụng cho trẻ ở tất cả các độ tuổi khác
nhau. .
Với kết quả áp dụng được đánh giá tương đối chính xác, sát và phù hợp
với thực tiễn, tâm lý của trẻ. Theo đánh giá chủ quan của cá nhân tôi, biện pháp
này không chỉ vận dụng cho việc dạy trẻ lứa tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi tại Trường
mầm non Hồng An mà cịn có thể áp dụng trong các Trường mầm non trên toàn
huyện Hiệp Hòa
2.Hiệu quả thu được do áp dụng giải pháp
Từ những cố gắng của bản thân. Sau một năm thực hiện áp dụng biện
pháp “Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi kể chuyện sáng tạo” trong trường mầm non
đã có chuyển biến rõ rệt, kết quả đạt được cụ thể như sau:
17


STT

Nội dung

Số trẻ đạt đầu
năm

Số trẻ đạt cuối
năm

Đánh
giá


TS

%

TS

%

1

Trẻ hứng thú tham gia các
hoạt động kể chuyện sáng
tạo

18/35

51,4

33/35

94,3

Tăng
42,9%

2

Trẻ biết kể chuyện sáng tạo

11/35


31,4

30/35

85,7

Tăng
54,3%

IV. Kết luận
1. Kết luận.
Việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là một hoạt động có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Nó khơng chỉ giúp trẻ cải
thiện khả năng chú ý mà cịn khiến cho trẻ thích lắng nghe để thấu hiểu. Thay vì
xem phim hoạt hình với hình ảnh, âm thanh sống động, hoạt động kể chuyện
sáng tạo có thể giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng về các nhân vật, địa điểm
trong một câu chuyện. Suy nghĩ tự do cũng giúp trẻ sáng tạo hơn, không theo
khuôn mẫu.
Qua những câu chuyện giúp trẻ biết yêu cái đẹp của tự nhiên và con người,
biết phân biệt cái thiện và cái ác, đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về
cuộc sống xung quanh. Đồng thời trẻ biết nhập vai với những nhân vật trong câu
chuyện. Ngoài ra văn học cịn giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng sáng tạo nghệ
thuật, và là một trong những hoạt động cần thiết trong việc hình thành nhân cách
cho trẻ.
2. Bài học kinh nghiệm.
Với những biện pháp và kết quả nêu trên bản thân tôi tự rút ra những bài
học kinh nghiệm sau:
- Ngay từ đầu năm học người giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm
sinh lý của trẻ để có những phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ đầu

cho hợp lý.
18


- Luyện tập giọng đọc, giọng kể sao cho diễn cảm, thể hiện được nét mặt,
cử chỉ, điệu bộ của các nhân vật trong truyện. Biết tận dụng cơ hội để dạy trẻ kể
chuyện sáng tạo.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Tuyên truyền, phối kết hợp tốt với phụ huynh hỗ trợ thêm một số tranh
truyện, sách báo...
- Giáo viên phải biết sử dụng đồ dùng trực quan linh hoạt, đúng lúc,
tránh lạm dụng, ôm đồm. Biết tích hợp lồng ghép nhẹ nhàng nội dung dạy trẻ kể
chuyện sáng tạo vào các hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi. Bản thân luôn tự học hỏi
để nâng cao trình độ chun đề thơng qua dự giờ đồng nghiệp và việc tiếp thu
chuyên đề do nhà trường tổ chức.
- Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động tổng hợp mang tính nghệ thuật:
ngày hội, ngày lễ, hoạt động sân khấu…
Trên đây là “ Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi kể chuyện sáng tạo” của tơi,
kính mong được sự quan tâm đóng góp của các ban giám khảo để biện pháp của
tơi được hồn thiện hơn./.
Xin chân thành cảm ơn!
Hoàng An, tháng 10 năm 2021
Người làm biện pháp

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Nguyễn Thị Thanh

19




×