Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi có thói quen rửa tay bằng xà phòng (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.7 MB, 16 trang )

I. Lý do chọn biện pháp
1. Cơ sở lý luận
Dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng là một hoạt động vệ sinh trong chương
trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Việc dạy trẻ rửa tay và rửa tay bằng xà
phịng góp phần to lớn trong việc giúp trẻ phịng hai bệnh tiêu chảy và hô hấp.
Theo thống kê mới nhất trên thế giới, hàng năm có khoảng 1 triệu 800 ngàn trẻ
nhỏ dưới 5 tuổi bị tử vong bởi các bệnh tiêu chảy và hô hấp. Các nghiên cứu
cũng từng minh chứng rằng, việc dạy cách rửa tay đúng cho cộng đồng nói
chung và cho trẻ nhỏ nói riêng có hiệu quả rất lớn trong việc giúp giảm tỷ lệ
bệnh tật của hai loại bệnh phổ biến này. Rửa tay bằng xà phòng giúp giảm tỷ lệ
bị tiêu chảy đến 30% và giúp giảm nguy cơ bị các bệnh hơ hấp ở cộng đồng
đến khoảng 20%. Vì vậy, đây là phương pháp đơn giản, rất có ích cho sức khỏe
cộng đồng.
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid -19 thì hơn bao giờ hết việc
rửa tay bằng xà phòng hay sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn lại được quan
tâm như hiện nay. Nó được coi là một phương pháp góp phần phịng chống đại
dịch mà Bộ y tế đã khuyến cáo cho tất cả người dân trong cộng đồng. Xong rửa
tay thế nào cho đúng và hiệu quả thì khơng phải ai cũng nắm được. Vì vậy
hướng dẫn mọi người rửa tay bằng xà phịng nói chung và dạy trẻ mầm non rửa
tay bằng xà phòng nói riêng là một hoạt động hết sức quan trọng và có ý nghĩa.
2. Cơ sở thực tiễn
Tại các trường mầm non việc dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng đúng cách cũng
ngày càng được quan tâm vì lợi ích mà nó mang lại giúp giảm thiểu đáng kể
nguy cơ mắc các bệnh về tiêu chảy và bệnh hô hấp. Trong năm học 2020- 2021
nội dung này được quan tâm nhiều hơn, chỉ đạo sát sao hơn bởi lẽ đứng trước
đại dịch covid – 19 thì đây là biện pháp rất quan trong góp phần phịng chống
dịch bệnh trong trường mầm non mà Bộ y tế đã khuyến cáo.
Hiểu được vị trí vai trị và tầm quan trọng của việc dạy trẻ có thói quen
rửa tay bằng xà phịng, là một giáo viên mầm non tôi luôn băn khoăn, trăn trở
làm thế nào để thực hiện tốt nội dung này. Xong trong thực tế giảng dạy tôi nhận
1




thấy điều đó khơng dễ dàng gì. Bởi lẽ, để hình thành cho trẻ một thói quen nào
đó thì khơng thể một sớm một chiều là có được, mà nó là cả một quá trình, một
kỹ năng được lặp đi lặp lại nhiều lần mới có thể trở thành một thói quen. Thực tế
ở lớp tơi khi mới nhận lớp đầu năm học, số trẻ biết rửa tay bằng xà phịng đúng
cách chưa nhiều, số trẻ có thói quen rửa tay bằng xà phịng lại càng ít. Đứng
trước thực tế trên, trong năm học 2020-2021tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp
dụng biện pháp “Biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có thói quen rửa tay bằng xà
phịng” nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên.
a. Thuận lợi:
Cơ sở vật chất: Nhà trường đã trang bị đầy đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân
cho trẻ cũng như trang thiết bị đồ dùng để phục vụ việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao về chun mơn
nghiệp vụ.
Bản thân có trình độ tào tạo trên chuẩn, là giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp
huyện nhiều năm. Có kinh nghiệm trong giảng dạy, yêu nghề mến trẻ, có ý thức
trách nhiệm cao.
100% trẻ đã qua lớp 4 tuổi nên việc đưa trẻ vào nề nếp cũng thuận lợi hơn.
Đa số các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc học tập của con em mình ở
trường, phối hợp tốt với giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
b. Khó khăn:
Diện tích lớp học chưa được rộng rãi, chưa có phịng ngủ riêng nên không
gian hoạt động của trẻ cũng bị ảnh hưởng.
Lớp học khơng có nhà vệ sinh khép kín nên cũng khó khăn hơn trong việc
thực hiện rửa tay bằng xà phòng.
Một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mực đến con em mình.
Nhận thức của trẻ chưa đồng đều, một số trẻ chưa biết rửa tay bằng xà phòng
đúng cách, nhiều trẻ chưa có thói quen rửa tay bằng xà phịng thường xuyên.
c.Thực trạng của vấn đề:

Ngay từ đầu năm học, trước khi áp dụng biện pháp tôi đã tiến hành khảo
sát trẻ trên một số nội dung. Kết quả khảo sát như sau:
2


STT
1
2

Nội dung khảo sát
Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng đúng
cách
Trẻ có thói quen rửa tay bằng xà phịng

Kết quả
khảo sát

Tỷ lệ %

15/27

55,6

14/27

51,8

d.Mục đích ý nghĩa
Tơi áp dụng biện pháp trên nhằm mục đích rèn cho trẻ có thói quen rửa
tay bằng xà phịng góp phần phịng chống dịch bệnh covid, một số loại bệnh như

tiêu chảy, hô hấp, tay chân miệng ...
II. Nội dung
1.Giải pháp 1: Rà soát, bổ sung đồ dùng cho hoạt động vệ sinh rửa
tay bằng xà phịng.
Việc rèn cho trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân như rửa tay bằng xà phịng
khơng thể thực hiện được khi đồ dùng vệ sinh cho trẻ còn thiếu. Chính vì vậy
ngay từ tháng 8 tơi đã tiến hành rà soát đồ dùng vệ sinh của lớp để nhà trường
tổng hợp, xây dựng kế hoạch mua sắm. Rà soát lại cơ sở vật chất trang thiết bị
trong các nhà vệ sinh để đề xuất nhà trường tu sửa cho kịp thời.
Làm tốt cơng tác rà sốt đồ dùng cũng như chuẩn bị về cơ sở vật chất nên
ngay từ đầu năm học lớp tôi đã được trang bị đầy đủ xà phịng cho trẻ rửa tay.
Bình rửa tay có vịi bị hỏng cũng đã được bổ sung, thau chậu, xô chứa nước
cũng được cấp đầy đủ. Hệ thống vòi nước rửa tay trong nhà vệ sinh của trẻ cũng
đã hoạt động tốt.

Hình ảnh bình nước rửa tay
có vịi, chậu, xà phịng

Hình ảnh hệ thống vịi nước
trong nhà vệ sinh

3


2.Giải pháp 2. Rèn thói quen rửa tay bằng xà phịng thơng qua hoạt
động vệ sinh
Khi vào đầu năm học, ngay trong chủ đề Trường Mầm non để củng cố kỹ
năng vệ sinh rửa tay bằng xà phòng cho trẻ tôi đã tiến hành dạy trẻ trên giờ vệ
sinh rửa tay bằng xà phòng.
Để gợi ý cho trẻ nhớ lại các thao tác tác rửa tay bằng xà phòng, cũng như

các thời điểm trẻ cần rửa tay bằng xà phòng trong ngày tôi đã hỏi trẻ: Chúng ta
cần rửa tay bằng xà phòng vào những thời điểm nào? Hay bạn nào có thể nhắc lại
cho cơ và các bạn cùng nghe quy trình rửa tay bằng xà phịng đúng cách gồm mấy
bước? Là những bước nào? Sau khi trẻ trả lời tôi đã khẳng định lại để giúp trẻ nhớ
lâu hơn. Chúng ta cần rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và
khi tay bị bị bẩn. Nhắc lại quy trình rửa tay bằng xà phòng gồm 6 bước gồm:
+ Bước 1: Làm ướt bàn tay bằng nước, lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay
vào nhau
+ Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngồi các ngón tay của bàn
tay kia và ngược lại
+ Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay
+ Bước 4: Chà mặt ngồi các ngón tay của lịng bàn tay này vào lòng bàn
tay kia
+ Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại
+ Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
Rửa sạch tay với vịi nước tới cổ tay và làm khơ tay.

(6 bước rửa tay)
4


Sau đó tơi làm mẫu cho trẻ quan sát 1 lần, rồi lần lượt cho trẻ lên thực
hành kỹ năng rửa tay bằng xà phịng.

(Cơ làm mẫu rửa tay bằng xà phịng)

(Trẻ thực hành rửa tay bằng xà phịng ngồi trời)
Với hoạt động dạy trẻ kỹ năng rửa tay bằng xà phịng như trên, tơi khơng
chỉ rèn được cho trẻ có kỹ năng rửa tay bằng xà phịng đúng cách, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc hình thành cho trẻ thói quen rửa tay rửa tay bằng xà phịng.

Mà qua hoạt động này tơi cịn rèn cho trẻ một số các kỹ năng khác như biết chờ
đến lượt khi tham gia vào các hoạt động.
5


Trẻ xếp hàng chờ đến lượt
3. Giải pháp 3. Rèn thói quen rửa tay bằng xà phịng thơng qua các
hoạt động học
Thông qua các hoạt học tập cũng là cơ hội rất tốt để rèn cho trẻ có thói
quen rửa tay bằng xà phịng.
Ví dụ: Trong hoạt động tạo hình đề tài: “Cắt dán hoa mùa xuân” tôi không
chỉ giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh môi trường lớp học bằng cách nhặt bỏ giấy vụn
bỏ vào rổ gọn gàng không vứt bừa bãi ra lớp. Mà sau khi kết thúc hoạt động tạo
hình, để rèn cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng mỗi khi tay bị bẩn. Tôi đã
hỏi trẻ khi tay bị bẩn chúng ta phải làm gì? Sau đó cho trẻ đi rửa tay bằng xà
phòng. Để đảm bảo trẻ rửa tay bằng xà phòng đúng quy trình, tơi thường quan
sát trẻ thực hiện và không quên nhắc nhở từng cháu để trẻ nhớ lại quy trình rửa
tay bằng xà phịng và thực hiện cho đúng.

(Hình ảnh trẻ đang cắt dán hoa mùa xuân, hình ảnh trẻ đi rửa tay bằng xà
phòng sau giờ học tạo hình)
6


Hay trong giờ Phát triển vận động: Đề tài Bật sâu 40-50cm. Sau khi cho
trẻ thực hiện vận động cơ bản và chơi trò chơi vận động, tay của trẻ đã bị bẩn.
Tôi cũng rèn cho trẻ rửa tay bằng xà phịng sau khi tham gia hoạt động, bởi tơi
biết rằng muốn hình thành cho trẻ một thói quen nào đó, thì bản thân giáo viên
phải kiên trì cho trẻ thực hiện đi thực hiện lại, khi được lặp đi lặp lại nhiều lần
trong ngày, nhiều ngày trong tuần, nhiều tuần trong tháng và nhiều tháng trong

năm, nhất định thói quen tốt của trẻ sẽ được hình thành.

(Hình ảnh trẻ bật sâu, trẻ rửa tay bằng xà phòng sau khi thực hiện vận động)
Ngồi hoạt động tạo hình và hoạt động thể dục thì trong tất cả các hoạt
động khác như làm quen chữ cái, hay làm quen với toán hoặc các hoạt động học
khác thì sau mỗi giờ trẻ hoạt động, tay trẻ đã tiếp xúc với rất nhiều thứ để đảm
bảo cho trẻ có một đơi bàn tay ln sạch sẽ góp phần phịng chống dịch bệnh
cũng như góp phần hình thành thói quen rửa tay bằng xà phịng cho trẻ tơi đều
cho trẻ thực hiện rửa tay bằng xà phòng.

7


(Ảnh học chữ cái, ảnh học toán, ảnh rửa tay bằng xà phịng)

4. Giải pháp 4. Rèn thói quen rửa tay bằng xà phịng thơng qua các
hoạt động khác trong ngày.
*Giờ đón trả trẻ
Trong giờ đón trả trẻ là cơ hội tốt nhất để tơi rèn cho trẻ có thói quen biết
rửa tay bằng xà phòng khi tay bẩn. Khi cuộc sống xã hội phát triển, cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa được nâng cao thì kéo theo đó là cuộc sống của người dân
cũng vội vàng hối hả. Đa số các bậc phụ huynh đi làm công ty nên thời gian cho
trẻ ăn sáng tại nhà cũng không kịp. Một số bậc phụ huynh đã mang đồ ăn sáng
tới lớp nhờ cô giáo cho con ăn giúp. Mỗi khi trẻ ăn sáng nếu phụ huynh nhờ, tôi
đều hỏi các con, trước khi ăn các con phải làm gì để giữ vệ sinh? Vậy con vào
nhà vệ sinh rửa tay bằng xà phịng rồi ra ăn sáng. Cứ như vậy, tơi kiên trì rèn
cho hết trẻ này đến trẻ trẻ khác. Cũng chính nhờ vậy mà kết quả trên trẻ rất
nhanh tiến triển. Trẻ đã có ý thức hơn, tự giác hơn trong các thời điểm cần rửa
tay bằng xà phòng.


(Ảnh trẻ rửa tay bằng xà phòng trong nhà vệ sinh)
8


*Giờ hoạt động ngoài trời
Trong giờ hoạt động ngoài trời tơi cũng tận dụng cơ hội để rèn trẻ có thói
quen rửa tay bằng xà phịng sau mỗi buổi hoạt động.

Hình ảnh trẻ xếp hàng rửa tay sau khi chơi
*Hoạt động góc: Trong hoạt động góc trẻ được tham gia chơi rất nhiều các góc
chơi, ở góc nghệ thuật trẻ được dùng tay để nặn để vẽ, ở góc thiên nhiên trẻ
được chăm sóc cây xanh, được cắt lá tỉa cành, được nhổ cỏ bắt sâu, góc khám
phá thì trẻ được thỏa thích khám phá những nhiều mới mẻ theo từng chủ đề. Sau
mỗi buổi chơi thỏa thích như vậy tôi đều tận dụng cơ hội để rèn cho trẻ có thói
quen rửa tay bằng xà phịng khi tay bị bẩn.

9


(Hình ảnh trẻ chơi ở các góc)

(Trẻ rửa tay sau khi chơi)
*Giờ ăn trưa
Thói quen chỉ được hình thành khi một việc nào đó được lặp đi lặp lại
nhiều lần trong ngày, nhiều ngày trong tuần, nhiều tuần trong tháng, nhiều tháng
trong năm. Và thói quen vệ sinh rửa tay bằng xà phịng cũng khơng nằm ngồi
quy luật đó. Chính vì vậy hàng ngày trước giờ ăn của trẻ tơi đã tổ chức cho trẻ
thực hiện vệ sinh rửa tay bằng xà phịng đầy đủ. Những hoạt động đó được lặp
đi lặp lại trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Nhờ đó trẻ lớp tơi đã có được
thói quen rửa tay bằng xà phòng rất tốt.

10


(Hình ảnh trẻ rửa tay trước khi ăn)
*Hoạt động lao động
Với hoạt động lao động buổi chiều, sau khi tổ chức cho trẻ lau lá tưới cây
nhổ cỏ, chăm sóc vườn rau, tổ chức cho trẻ nhặt lá cây, nhặt rác để vào thùng rác
giúp trẻ có thói quen vệ sinh môi trường, giữ cho môi trường luôn sạch sẽ.
Trong hoạt động này tôi cũng hay phát động trẻ cùng cơ thực hiện 1 phút sạch
trường khi sân trường có nhiều lá rụng, sau mỗi buổi lao động như vậy tơi lại tổ
chức cho trẻ rửa tay bằng xà phịng trước khi vào lớp. Thế là trẻ nhớ lâu hơn
rằng khi tay bẩn nhất định phải rửa tay bằng xà phịng mới đảm bảo vệ sinh.
Hoạt động này tơi cũng kiên trì lặp lại hàng ngày trong tuần, hàng tuần trong
tháng, hàng tháng trong năm học và kết quả đã khơng phụ lịng tơi. Trẻ lớp tơi
thực hiện rất nề nếp và thành thạo kỹ năng rửa tay bằng xà phịng. Thói quen rửa
tay bằng xà phịng của trẻ từ đó đã được hình thành.

11


(Ảnh trẻ nhặt lá ngoài sân trường bỏ vào thùng rác, ảnh trẻ rửa tay bằng
xà phòng sau khi nhặt rác)
5. Giải pháp 5. Phối kết hợp với các bậc phụ huynh để rèn thói quen
rửa tay bằng xà phịng cho trẻ
Công tác phối, kết hợp với phụ huynh là biện pháp hữu hiệu giúp trẻ có
được thói quen này. Chính vì vậy trong các buổi họp phụ huynh học sinh tôi
luôn tuyên truyền và đề nghị phụ huynh phối kết hợp thật tốt với giáo viên chủ
nhiệm để rèn cho trẻ các nội dung giáo dục hàng ngày, trong đó có nội dung trên.

( Ảnh họp PH học sinh)

12


Ngồi ra trong các giờ đón trả trẻ, tơi thường tận dụng cơ hội đó để trao
đổi với phụ huynh về sự tiến bộ của trẻ khi ở lớp. Phụ huynh rất vui mừng phấn
khởi, vì đã nắm bắt được tình hình của con kịp thời. Qua đó tơi cũng không quên
nhắc phụ huynh rèn trẻ các kỹ năng rửa tay bằng xà phịng khi ở nhà.

( Ảnh cơ trao đổi với PH HS)
Trong năm học 2020-2021 đại dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp, học
sinh phải tạm nghỉ học để phịng dịch. Tơi đã thành lập nhóm zalo của lớp để
tiện trao đổi thông tin với các bậc phụ huynh. Thơng qua nhóm zalo tơi đã làm
một số video hướng dẫn trẻ học bài, vi deo hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà
phòng đúng cách. Hai trong số các video đó của tơi đã được Phịng giáo dục
phê duyệt và được đăng tải trên kênh Youtube và được lưu giũ trong kho dữ
liệu của tồn ngành.

(Hình ảnh 2 video được đăng tải trên kênh YouTube)
13


(Hình ảnh phụ huynh gửi trẻ rửa tay ở nhà)
III. Kết quả thực hiện
1. Khả năng áp dụng của biện pháp:
Trong quá trình áp dụng biện pháp nêu trên vào việc rèn thói quen rửa tay
bằng xà phịng cho trẻ. Trẻ trong lớp tơi đã hình thành nên thói quen rửa tay
bằng xà phòng rất tốt và đã thực hiện ở nhà ở trường thường xuyên.
Với biện pháp hết sức đơn giản, dễ áp dụng, khơng tốn kinh phí này thì
khả năng áp dụng rộng rãi là rất dễ. Chính vì vậy mà bạn bè động nghiệp trong
trường chúng tơi đã chia sẻ với nhau và áp dụng đạt hiệu quả. Tôi hy vọng

những giải pháp này của tôi sẽ được ứng dụng rộng hơn trong các trường trên
toàn huyện.
2. Hiệu quả lợi ích thu được do áp dụng biện pháp:
Qua một năm học áp dụng các giải pháp trên. Lợi ích thu được như sau:
*Đối với trẻ
Kết quả khảo sát sau khi áp dụng các giải pháp trên
ST
T
1
2

Nội dung khảo sát
Trẻ biết rửa tay bằng xà
phịng đúng cách
Trẻ có thói quen rửa tay
bằng xà phịng
*Đối với giáo viên

Kết quả
Số trẻ đạt đầu Số trẻ đạt
năm
cuối năm
TS
%
TS
%
26/2 96,
15/27 55,6
7
3

25/2 92,
14/27 51,8
7
6
14

Đánh giá
Tăng 40,7
%
Tăng 40,8
%


Giáo viên có kiến thức, kỹ năng hơn trong các hoạt động rèn thói quen vệ
sinh cá nhân cho trẻ.
Được phụ huynh và đồng nghiệp tin yêu quý trọng. Phụ huynh tin tưởng
tuyệt đối, yên tâm gửi con.
Mối quan hệ giữa cơ và trẻ ln gần gũi gắn bó.
IV. Kết luận:
Để xây dựng con người mới địi hỏi tồn xã hội phải quan tâm do đó đó
đặt mục tiêu cho ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về lâu dài, giúp cho
trẻ em phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng
cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng môi trường văn hóa lành
mạnh. Ở trường mầm non giáo dục văn hóa vệ sinh là một trong những nhiệm
vụ giáo dục toàn diện. Nó hình thành cho trẻ tính cẩn thận, trẻ có những hành vi
văn minh đối với người xung quanh và có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể, giữ
gìn đồ vật xung quanh trẻ. Đức tính này được hình thành vững chắc từ lứa tuổi
mẫu giáo là lứa tuổi trẻ rất dễ nhạy cảm và nhanh chúng tiếp thu những điều học
được ở trường và hình thành dấu ấn lâu dài.

* Bài học kinh nghiệm
- Việc rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ mẫu giáo là vơ cùng quan trọng.
Xong cơng việc thật khơng đơn giản. Trình độ nhận thức tiếp thu của mỗi cháu
khác nhau, điều kiện hồn cảnh sống từng gia đình mỗi cháu khơng đồng đều vì
vậy qua q trình thực hiện tơi nhận thấy muốn thực hiện tốt việc này, bản thân
mỗi giáo viên cần phải:
- Trau dồi kiến thức về vệ sinh cần thiết.
- Cơ giáo phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực, chịu khó,
kiên trì tìm tịi học hỏi, ln có biện pháp sáng tạo mới trong giảng dạy và chăm
sóc giáo dục trẻ.
- Cơ giáo dành thời gian, chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt để có
biện pháp giáo dục phù hợp, phải động viên khen thưởng sửa lại kịp thời cho trẻ
nhằm kích thích những việc làm tốt, và hạn chế những hành vi xấu của trẻ.

15


- Cơ giáo phải hết lịng u thương các cháu, với tinh thần là người mẹ
thứ hai của các cháu, cô giáo phải nhạy bén trước những diễn biến của các cháu,
hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của các cháu, hiểu được hồn cảnh sống của
từng gia đình.
- Có đủ mọi điều kiện cơ sở vật chất thiết yếu để rèn trẻ những thói quen
vệ sinh.
- Gia đình phải thật sự là mái ấm tình thương của trẻ, bố mẹ phải là tấm
gương sáng để trẻ noi theo, phải quan tâm, yêu thương trẻ, có trách nhiệm giáo
dục trẻ ngay từ khi mới chào đời.
- Tuyên truyền với phụ huynh về công tác giáo dục rèn luyện vệ sinh cho
trẻ. Do đó muốn giáo dục chăm sóc trẻ đạt kết quả tốt thì phải có sự thống nhất
phương pháp giáo dục của 2 cô giáo trong lớp cũng như phải có sự phối hợp
chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Trên đây là “Biện pháp giúp trẻ 5 -6 tuổi có thói quen rửa tay bằng xà
phịng”. Rất mong nhận được sự góp ý của các quý lãnh đạo để tơi có biện pháp
hồn thiện nhất giúp trẻ có thói quen rửa tay bằng xà phịng trong cuộc sống
hàng ngày./.
Hoàng An, ngày 12 tháng 10 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Người làm biện pháp

Nguyễn Thị Nga

16



×