Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

ĐỀ TÀI Tìm hiểu về bệnh trầm cảm của trẻ vị thành niên ở Việt Nam dưới góc nhìn Xã Hội Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.09 KB, 18 trang )

skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP.HCM
Khoa Văn Hóa Học

--🙢🕮🙠--

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: 2 Tín Chỉ
TÊN ĐỀ TÀI: Tìm hiểu về bệnh trầm cảm của trẻ
vị thành niên ở Việt Nam dưới góc nhìn Xã Hội Học
Giảng viên hướng dẫn

: Lê Thị Minh Thư

Sinh viên thực hiện

: Lê Thị Cẩm Tiên

Lớp

: 21DCN1

MSSV

:D21VH256

Thành phố Hồ Chí Minh-2021


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Minh Thư khoa Văn Hóa học
trường Đại học Văn Hóa TP.HCM đã tận tình chỉ bảo và cung cấp cho em những
kiến thức cần thiết trong suốt thời gian qua. Đây sẽ là nền tảng cho em có thể
hồn thành được bài luận văn này, bộ môn Xã Hội Học Đại Cương là một mơn
học thú vị và vơ cùng bổ ích mang lại cho em rất nhiều cảm hứng. Tuy nhiên,
những kiến thức và kỹ năng về môn học này của em vẫn cịn nhiều hạn chế. Do
đó, bài tiểu luận của em khó tránh khỏi những sai sót.
Kính mong cơ xem xét và góp ý cũng như thơng cảm cho em giúp bài tiểu luận
của em được hoàn thiện hơn.Cuối cùng em xin kính chúc cơ có thật nhiều sức
khỏe và gặt hái nhiều thành cơng để có thể tiếp tục sự nghiệp giảng dạy của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

Tác Giả

Lê Thị Cẩm Tiên


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)
MỤC LỤC
Mở Đầu
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.Bệnh trầm cảm là gì?…

5

1.2.Khái niệm trẻ vị thành niên…


5

1.3.Khái niệm Xã Hội học…

5

1.4.Khái niệm xã hội hóa và các quá trình phân đoạn…

6

2. Tìm hiểu về bệnh trầm cảm ở trẻ vị thành niên

2.1.Nguyên nhân…

7

2.2.Biểu hiện…

7

2.3.Phân loại trầm cảm

8

2.4.Hậu quả…

9

3. Một số phương pháp điều trị


3.1.Can thiệp tâm lý xã hội

10

3.2.Điều trị bằng thuốc…

11

3.3.Tâm lý trị liệu…

11

Chương 2: ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Các biện pháp phòng ngừa…

12

2. Kiến nghị

13

Tổng Kết


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình tiếp xúc với mơn xã hội học,ta thấy được nhiều khía cạnh của xã
hội cả những mặt tốt lẫn những mặt khiếm khuyết của xã hội. Xã hội ngày càng

phát triển kéo theo nhiều sự thay đổi trong đời sống con người,bên cạnh những sự
thay đổi tích cực thì cùng với nó cũng phát sinh nhiều mối đe dọa tiềm tàng cho
sức khỏe tinh thần của con người, đó là một loạt các trạng thái tiêu cực trong đó
phải kể đến căn bệnh trầm cảm, đây là một hiện tượng bệnh lý xuất hiện ngày
càng phổ biến hiện nay.
Trầm cảm ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe và đời sống con người về mặt thể chất
lẫn tinh thần,căn bệnh này xuất hiện ở hầu hết các độ tuổi cũng như giới tính. Có
thể coi đây là mối đe dọa với con người. Theo con số thống kê của Tổ chức Y tế
thế giới, 5 % dân số trên hành tinh chúng ta có rối loạn trầm cảm,ước tính trên thế
giới có khoảng 350 triệu người bị ảnh hưởng bởi trầm cảm và theo thống kê của
Việt Nam,số người tự tử hàng năm lên tới 36.000-40.000 người cao gấp 3-4 lần tử
vong do tai nạn giao thông, theo số liệu của một số nghiên cứu tại Việt nam cho
thấy tỉ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là
6,3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và trẻ cố gắng tự tử là 5,8%.Trong số liệu kể
trên có khoảng 75% trường hợp tự tử do trầm cảm, đây là một con số đáng báo
động mà mọi người không nên lơ là. Trẻ vị thành niên lại chính là một trong
những độ tuổi có nguy cơ trầm cảm rất cao,điều này có thể ảnh hưởng tới sự phát
triển và tư duy nhận thức của những thế hệ tương lai đất nước. Đây là độ tuổi có
nhiều thay đổi về tâm sinh lý, bước đầu hình thành nhân cách và là giai đoạn đánh
dấu bước phát triển lớn từ phạm vi gia đình, trẻ bước đầu gia nhập vào tập thể,
vào xã hội và phát triển những kỹ năng. Thời kỳ vị thành niên được đặc trưng bởi
sự phát triển nhanh cả về trí tuệ lẫn thể lực. Do vậy, trước những tác động không
thuận lợi của môi trường mà trẻ chưa thích nghi được, dễ dẫn đến những phản
ứng cảm xúc – hành vi lệch lạc,đây là một trong những vấn đề nhức nhối cần
được quan tâm chính vì thế tác giả đã chọn chủ đề này cho bài tiểu luận của mình.


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ

1.Một số khái niệm cơ bản:
1.1. Bệnh trầm cảm là gì ?

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm lý, nó khiến người bệnh ln có cảm giác
buồn bã, mệt mỏi, khơng có hứng thú và rơi vào trạng thái bế tắc. Cảm giác này
kéo dài trong thời gian dài, ảnh hưởng đến sức khỏe, suy nghĩ,cảm xúc,tư duy và
hành động của người bệnh làm người bệnh suy nghĩ đến cái chết.Người bị trầm
cảm khó có thể làm việc hoặc sinh hoạt bình thường với gia đình và bạn bè xung
quanh, nghiêm trọng hơn là có các hành động làm tổn thương chính bản thân
mình, thậm chí là tự tử.Có nhiều dạng trầm cảm khác nhau như: trầm cảm sau khi
chia tay, trầm cảm theo mùa, trầm cảm do stress, trầm cảm khi mang thai, trầm
cảm sau sinh,… Trầm cảm có thể xảy ra ở mọi đối tượng khơng kể giới tính và
lứa tuổi, tuy nhiên tỷ lệ trầm cảm cao nhất là ở độ tuổi từ 15 đến 44 tuổi, và nữ
giới có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn so với nam giới với tỷ lệ lần lượt là 5,1%
và 3,6% [1]
1.2. Khái niệm về trẻ vị thành niên:

Tại Việt Nam, trẻ vị thành niên trẻ ở lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Trẻ em được luật
pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi. Về mặt luật pháp trẻ vị thành niên
là trẻ dưới 18 tuổi.Lớp tuổi vị thành niên này được chia ra ba nhóm: Từ 10 đến 13
tuổi là nhóm vị thành niên sớm; Từ 14 đến 16 tuổi là nhóm vị thành niên giữa; Từ
17 đến 19 tuổi là nhóm vị thành niên muộn. Sự phân chia này dựa theo đặc điểm
ít nhiều khác nhau về phát triển cơ thể và tâm sinh lý của lứa tuổi vị thành niên,
để việc chăm sóc sức khoẻ cho phù hợp với từng nhóm đối tượng. Ở độ tuổi này
sẽ có những thay đổi lớn về mặt sinh học, trẻ có những thay đổi nhiều về tâm lý.
Với những đặc điểm sinh lý riêng biệt, muốn khẳng định mình nên dễ thay đổi
tính cách và hành vi ứng xử.
1.3. Khái niệm Xã Hội Học:

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về xã hội học, thuộc tính hướng dẫn và cấp

độ tiếp cận. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đều những điều thống nhất,
khái quát về các vấn đề cơ bản sau: Xã hội học là một khoa học Nghiên cứu


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)
về xã hội lồi người, thơng qua các hành vi, hoạt động của con người. trong đời
sống xã hội, trong điều kiện lịch sử xã hội cụ thể. Theo các nhà xã hội học
Mác-Xít nhấn mạnh: đây là khoa học về những quy luật phổ biến và đặc thù của
sự phát triển các hình thái kinh tế – xã hội, về cơ chế hoạt động và hình thức biểu
hiện của các quy luật đó trong hoạt động của các cá nhân, các tập đoàn, các giai
cấp trong xã hội, dân tộc.
1.4. Khái niệm xã hội hóa và các q trình phân đoạn:

Xã hội hóa là một khái niệm của nhân loại học và xã hội học được định nghĩa là
một quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt đời qua đó cá nhân phát triển khả
năng con người và học hỏi các mẫu văn hóa của mình[2]. Nói một cách khác, đó
chính là q trình con người liên tục tiếp thu văn hóa vào nhân cách của mình để
sống trong xã hội như là một thành viên. Khi một đứa trẻ sinh ra không mang sẵn
bản chất xã hội mà phải dần trải qua sự phát triển về thể chất, trong q trình đó
đứa trẻ sẽ dần dần học được những cách cư xử từ gia đình từ đó có sự thay đổi
trong nhận thức, q trình này được gọi là q trình xã hội hóa.
Các quá trình phân đoạn: Theo quan niệm xã hội học người Mỹ G.Mead thì q
trình xã hội hóa chia làm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn thứ 1 là bắt chước: Đây là
giai đoạn mà con người sao chép hành vi của người khác một cách chủ động hoặc
bị động. Ví dụ như cha mẹ sẽ dạy cho con mình cầm viết bằng tay phải khi chúng
bắt đầu học viết
Giai đoạn 2 là đóng vai: ở giai đoạn này con người đã nhận thức được những
hành vi tưởng ứng với vai trò xã hội nhất định, đặc biệt là các vai trị trong phạm
vi quan sát của mình .Giai đoạn này giúp cho con người hiểu được những suy
nghĩ và hành động của người khác khi họ thực hiện vai trị của mình, phân tích và

phán xử hành vi của họ để tạo thành kinh nghiệm xã hội cho các nhân mình. Nói
dễ hiểu hơn chính là con người trong giai đoạn này sẽ quan sát mọi sự vật,hiện
tượng xung quanh mình để làm bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Giai đoạn 3 là trò chơi: : Giai đoạn này con người cần phải biết được sự địi hỏi
khơng phải chỉ một cá nhân nào đó mà là của xã hội nói chung. Giai đoạn này đã
giúp cho con người thấy rõ được cái tôi chủ động, cái tôi bị động và cái chúng ta,


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)
phân biệt rõ mình, người khác và cộng đồng. Đây là cơ sở để con người hòa
chung vào cuộc sống cộng đồng,đồng thời con người ở giai đoạn này sẽ hình
thành nên những lối tư duy mới để có thể hịa nhập với mơi trường.
2. Tìm hiểu về bệnh trầm cảm ở trẻ vị thành niên:
2.1.

Nguyên nhân: Trầm cảm ở tuổi vị thành niên có rất nhiều nguyên nhân

nhưng trong đó có những nguyên nhân cơ bản sau:
+Yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra khoảng
40% trẻ trầm cảm có liên quan đến ADN; trẻ có bố mẹ hoặc người thân trong gia
đình bị trầm cảm thì khả năng trẻ bị chứng bệnh này cao gấp 3 lần so với trẻ khác.
+Do mơi trường tác động:Mơi trường gia đình nếu có người trầm cảm cũng dễ
khiến những đứa trẻ bắt chước và dần trở thành thói quen, việc sinh hoạt hàng
ngày với người mạng bệnh sẽ dễ làm cho trẻ mắc bệnh hơn. Trẻ sẽ không nghĩ
việc bố mẹ ít nói, ít giao tiếp xã hội, trầm tư… là điều bất thường. Đây là môi
trường không tốt trong việc hình thành tính cách, hành vi của trẻ.
+Những chấn thương tâm lý:Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất
chẳng hạn như việc mất đi người thân,gia đình đổ vỡ,body shamming,bị oan ức,
…đây là những cú sốc quá lớn đối với trẻ vị thành niên hoặc bị quấy rối tình dục
khiến cho trẻ dễ rơi vào hoảng loạn trở nên khép mình, ln lo lắng sợ hãi, ít hoặc

khơng giao tiếp với thế giới bên ngồi. Nếu khơng được đối thoại, định hướng
tâm lý, trẻ rất dễ có những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến trầm cảm.
+Do áp lực trên trường lớp: Có rất nhiều vấn đề phát sinh ở mơi trường này ví dụ
như:áp lực điểm số,bị cơ lập,bạn bè bắt nạt và thời gian học quá nhiều khiến trẻ
kiệt sức dẫn đến nghĩ quẫn.
2.2. Biểu hiện:

Mặc dù chẩn đốn trầm cảm thường khơng có khó khăn, tuy nhiên trầm cảm ở trẻ
em và thanh thiếu niên thường không được phát hiện hoặc điều trị. Biểu hiện ban
đầu ở bệnh nhân trẻ tuổi có khuynh hướng là những than phiền về hành vi hoặc
triệu chứng thực thể, làm che lấp các triệu chứng trầm cảm điển hình thường thấy
ở người lớn. Các triệu chứng của bệnh nhân mà bác sĩ lâm sàng cần nghĩ tới có
khả năng trầm cảm bao gồm: Tâm trạng cáu kỉnh hoặc thất thường,chán nản hoặc
mất hứng thú kéo dài với các hoạt động giải trí được yêu thích trước đây (ví dụ:


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)
bỏ các hoạt động thể thao, hoặc khiêu vũ, âm nhạc) rút lui khỏi xã hội hoặc khơng
cịn muốn đi chơi với bạn bè. Tránh né việc đi học Suy giảm kết quả học tập, thay
đổi kiểu thức - ngủ (ví dụ: ngủ và từ chối đến trường) ,thường xun có các phàn
nàn khơng giải thích được như cảm giác mệt mỏi, đau đầu, đau dạ dày, xuất hiện
các vấn đề về hành vi (ví dụ: trở nên cố chấp hơn, trốn khỏi nhà, bắt nạt người
khác) ,lạm dụng rượu hoặc các chất khác[3].

2.3. Phân loại trầm cảm:
-Trầm cảm đơn cực: Là một loại trầm cảm mà trước đó khơng có tiền sử của một
giai đoạn hưng cảm hay trầm cảm nào.
-Trầm cảm lưỡng cực:Khi tiền sử đã có ít nhất một giai đoạn hưng cảm hoặc
hưng cảm nhẹ
-Trầm cảm có loạn thần:Trẻ biểu hiện có ảo giác hoặc hoang tưởng ngoài các

triệu chứng của trầm cảm điển hình và khơng có rối loạn tâm thần khác.
-Trầm cảm sầu uất, giai đoạn trầm cảm điển hình với các đặc điểm u sầu, hoặc
sầu uất Các giai đoạn được đặc trưng bởi những thay đổi thần kinh thực vật nổi
bật như sút cân, chậm chạp tâm thần vận động, rối loạn giấc ngủ rõ rệt, thay đổi
tâm trạng trong ngày, thức giấc sớm vào buổi sáng và thiếu phản ứng.
-Rối loạn khí sắc: Một tâm trạng chán nản mãn tính kéo dài ít nhất một năm
nhưng khơng đủ trầm trọng thỏa mãn các điều kiện chẩn đoán trầm cảm.
-Trầm cảm kép: Giai đoạn trầm cảm xảy ra ở bệnh nhân đã bị loạn khí sắc.

-Trầm cảm căng trương lực Khi rối loạn khí sắc biểu hiện cùng với triệu chứng
sững sờ.


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)
-Trầm cảm sau loạn thần Khi trầm cảm xuất hiện trong tiến triển của Tâm thần
phân liệt, thường sau khi các triệu chứng loạn thần đã được giải quyết.
-

Rối loạn loạn cảm tiền kinh nguyệt Thay đổi tâm trạng tiền kinh nguyệt-

loạn cảm, căng thẳng, dễ nổi nóng, chống đối và tâm trạng khơng ổn định- tương
tự trầm cảm.
-

Trầm cảm theo mùa, trầm cảm điển hình với những giai đoạn theo mùa, rối

loạn cảm xúc theo mùa Khởi phát và thuyên giảm trầm cảm theo một giai đoạn
(trong ít nhất 2 năm) liên quan đến thời gian cụ thể trong năm.
-


Rối loạn khí sắc khơng biệt định khác (NOS) Các triệu chứng và suy giảm

khí sắc đáng kể khơng đủ tiêu chuẩn để chẩn đốn một loại rối loạn khí sắc đặc
hiệu nào, thường do hỗn hợp nhiều triệu chứng .
-

Rối loạn sự thích ứng với tâm trạng chán nản Triệu chứng trầm cảm hoặc

suy giảm đáng kể về mặt lâm sàng diễn ra trong vòng ba tháng kể từ khi xác định
được yếu tố sang chấn và không đáp ứng các tiêu chuẩn của trầm cảm điền hình
hoặc mất người thân.
-

Trầm cảm nhẹ, trầm cảm dưới lâm sàng Các triệu chứng trầm cảm không

đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trầm cảm.[4]
2.4.

Hậu quả: Trầm cảm ở trẻ vị thành niên nếu không được phát hiện và can

thiệp kịp thời sẽ gây ra rất nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống
của bệnh nhân như sau:
-

Kết quả học tập giảm sút: Các triệu chứng của trầm cảm sẽ kéo dài khiến

cho đầu óc của trẻ khó tập trung ảnh hưởng đến trí nhớ và bộ não một cách sâu
sắc dẫn đến kết quả học tập sa sút đáng kể.
-


Chất lượng cuộc sống kém: Trầm cảm có thể khiến cho chất lượng cuộc

sống của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Hầu như bệnh nhân không muốn
thực hiện bất kì cơng việc nào,kể cả những sở thích của trẻ thậm chí là việc vệ
sinh cá nhân hàng ngày,khiến trẻ dần tự tách biệt với xã hội và sợ giao tiếp bên
ngoài. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về sau của bệnh
nhân.
- Ảnh hưởng các mối quan hệ xung quanh: Biểu hiện rõ nhất của bệnh này chính
là sự thu mình lại và xa lánh tất cả mọi người xung quanh đương nhiên là trẻ sẽ


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)
khơng muốn nói chuyện và tiếp xúc bất kỳ ai kể cha ba mẹ và người thân.Những


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)
biểu hiện bất thường của trẻ trong giai đoạn trầm cảm cũng là một phần dẫn tới
việc dần mất đi các mối quan hệ xã hội.

-

Nguy cơ tự sát cao: Đây là một hậu quả nghiêm trọng nhất đe dọa đến tính

mạng người bệnh,khi khơng có sự can thiệp từ sớm dễ dẫn đến trẻ có những suy
nghĩ cực. Ý định tự sát phổ biến trong giới trẻ, khoảng một trong sáu thiếu niên
nữ từ 12 đến 16 tuổi được phát hiện có những ý định này trong sáu tháng qua (tỷ
lệ này ở trẻ nam là 1 trên 10 trẻ) tuy nhiên tỷ lệ các ca lâm sàng cịn cao hơn
nhiều, có nhiều cách tự tử nguy hiểm khác nhau ngồi tầm kiểm sốt của người
thân.Theo chị Huỳnh Hồng Anh,một người đã từng bị trầm cảm trong thời gian
dài cho hay: “Tôi nghĩ căn bệnh này xuất phát từ bên trong mà ra cảm xúc tiêu

cực thời gian dài khiến cuộc sống ngày càng bế tắc, điều khiến tơi vượt qua đó là
nhờ gia đình và những người bạn luôn bên cạnh”.
3. Một số phương pháp điều trị:
3.1. Can thiệp tâm lý xã hội:

-Liệu pháp nhận thức hành vi: là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả
nhất cho bệnh trầm cảm và được cho là có hiệu quả với nhiều độ tuổi, bao gồm
trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và người cao tuổi.Phương pháp này giúp tìm
hiểu nguyên nhân của những cảm giác hiện tại.Liệu pháp này tập trung vào nhận
thức – những điều bạn nghĩ và hành vi – cách trẻ hành động. Những suy nghĩ và
hành động này sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận của trẻ. Sau khi tìm ra nguyên nhân
trầm cảm, trẻ sẽ được tiến hành chữa trị để cải thiện trạng thái tinh thần.


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)
-Liệu pháp hành vi cụ thể: là phương pháp tập trung chặt chẽ vào hành vi của trẻ.
Mục tiêu của phương pháp này là khích lệ trẻ ra ngồi và làm điều mình thích.
Đây là kiểu đảo ngược các hình thức trốn tránh, rút lui khỏi mọi hoạt động – điều
mà trầm cảm gây ra với người bị mắc bệnh và làm tình trạng của họ tệ đi.Thơng
qua liệu pháp hành vi cụ thể,trẻ được khuyến khích tham gia các hoạt động đem
lại niềm vui và sự thỏa mãn.
Liệu pháp tiếp xúc cá nhân:Phương pháp này tập trung vào các mối quan hệ trong
cuộc sống. Thường áp dụng trong các trường hợp người bệnh cảm thấy khó khăn
khi tương tác hoặc kết nối với mọi người, tập trung cải thiện các kỹ năng cần có
để đối phó với vấn đề trong quan hệ cá nhân. Dưới sự hỗ trợ của bác sĩ qua đó trẻ
sẽ khám phá được các mối quan hệ và vấn đề của bản thân.
3.2. Điều trị bằng thuốc:

Thuốc chống trầm cảm là một vũ khí quan trọng để điều trị trầm cảm ở trẻ em và
trẻ vị thành niên, tuy nhiên, một vài thuốc chống trầm cảm hiệu quả chỉ với nhóm

tuổi trẻ em và trẻ vị thành niên (ví dụ như thuốc chống trầm cảm ba vòng) hoặc là
quá nhiều nguy cơ khi sử dụng ở nhóm tuổi này (ví dụ MAOIs), lưu ý rằng các dữ
liệu từ kinh nghiệm điều trị ở người lớn khơng thể được áp dụng cho nhóm tuổi
trẻ em và trẻ vị thành niên. Hiệu quả của giả dược để điều trị trầm cảm ở trẻ em
và trẻ vị thành niên mạnh mẽ hơn so với người lớn, các thuốc chống trầm cảm
không hiệu quả hơn so với giả dược trong điều trị trầm cảm mức độ nhẹ nhưng lại
tỏ ra hiệu quả hơn khi điều trị trên bệnh nhân có trầm cảm mức độ nặng. Một khía
cạnh then chốt trong việc kê toa và nhận được sự đồng thuận là thảo luận với
bệnh nhân và cả người nhà.
3.3. Tâm lý trị liệu:

Đây là các phương pháp, kỹ thuật mà nhà tâm lý sử dụng thông qua cách thức
giao tiếp nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần tháo gỡ những vấn đề trong cảm xúc
và hành vi của người bệnh. Đối với phương pháp này thay vì uống thuốc thì bệnh
nhân sẽ được tư vấn tâm sự cùng các bác sĩ,chuyên gia để tìm ra cách tháo gỡ
những điều mà họ không thể nhận ra và xác định những tiêu cực xoay quanh bệnh
nhân từ đó hướng dẫn họ đối phó với những nỗi sợ bấy lâu. Ban đầu các trẻ sẽ


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)
cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc với người lạ nhưng theo các nghiên cứu cho thấy
thì tâm lý trị liệu là một phương pháp vô cùng hiệu quả.
Chương 2: ĐÁNH GIÁ CHUNG:
1.

Các biện pháp phòng ngừa: Có rất nhiều cách giúp trẻ vị thành niên tránh

khỏi trầm cảm và phát triển tư duy một cách tốt hơn, sau đây là một số cách:
-


Tập thể dục và chơi thể thao thường xuyên: Thể dục thể thao thường xuyên

giúp cải thiện sức khỏe tinh thần một cách hiệu quả,theo khoa học điều này giúp
cho hệ thần kinh trung ương của con người được xoa dịu hoặc có thể tham gia
một số bộ môn nhẹ nhàng hơn như yoga cũng giúp cải thiện tâm trạng sau những
giờ học mệt mỏi.
-

Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trị vơ cùng quan trọng tròn đời sống hàng

ngày nên ngủ đủ giấc để có tinh thần sảng khối hơn và quan trọng hơn hết đây là
khoảng thời gian để não bộ nghỉ ngơi và phát triển,nếu ngủ không đủ 6-8 tiếng
trong ngày cơ thể sẽ rất mệt mỏi và khó tập trung dễ dẫn đến trầm cảm.
-Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp: Hãy cho trẻ thường xuyên kết nối với bạn bè
và gia đình.Cho trẻ tham dự các sự kiện xã hội khi có thể và tìm kiếm những sở
thích mới có thể giúp trẻ gặp gỡ những người mới ,nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự
hỗ trợ xã hội “đầy đủ” cũng có thể bảo vệ khỏi bệnh trầm cảm.
-

Đảm bảo giờ giấc sinh hoạt hợp lý: Đây là một trong những thói quen tốt

giúp điều hịa nhịp sống của trẻ bên cạnh đó nó cịn giúp trẻ sống một cách có
quy tắc kỷ luật hơn.Nếu chế độ sinh hoạt bị đảo lộn liên tục dễ khiến trẻ bị hoảng
và khó mà thích nghi được.
-

Hạn chế dùng mạng xã hội: Mạng xã hội là một nơi phải nói là thú vị với

giới trẻ hiện nay,bên cạnh những mặt tốt thì nó tìm ẩn các nguy cơ gây nghiện
khiến trẻ hạn chế tiếp xúc với gia đình,bạn bè. Hãy sử dụng mạng xã hội có mục

đích và có chọn lọc,tránh tiếp thu những điều tiêu cực và lệch lạch quá giới hạn
độ tuổi.
2.

Kiến nghị: Được biết như trên,vị thành niên là một độ tuổi vô cùng nhạy

cảm. Những thứ xảy ra xung quanh trẻ đều có sức ảnh hưởng đến tư duy và hành
động của trẻ, các gia đình thường hay lơ là và không quan tâm dõi sát con em đây
là một điều vô cùng nguy hiểm và cũng là một phần to lớn khiến trẻ rơi vào trầm


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)
cảm. Hãy cho con trẻ học tập và vui chơi một cách khoa học, có những bậc cha


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)
mẹ thường hay nghĩ rằng cho con học càng nhiều càng tốt nhưng không nghĩ đến
cảm xúc của con cái. Sau một ngày học tập căng thẳng hãy dành con thời gian
rãnh để đứa trẻ có thể vui chơi giải trí và thường xuyên tâm sự với con, khi một
đứa trẻ nhận được sự quan tâm của ba mẹ nó sẽ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc
hơn là chỉ biết bắt con làm theo ý của ba mẹ. Đừng ngại cho con giao lưu với bạn
bè, vì đây
là thời điểm con có thể học hỏi và tạo dựng các mối quan hệ trong cuộc sống, nên
dạy con những điều hay lẽ phải và định hướng tư duy cho con cái ngay từ nhỏ để
đứa trẻ sẽ lớn lên một cách hồn thiện hơn.
Cịn đối với mơi trường xã hội,đầu tiên là môi trường mạng xã hội. Hãy tìm hiểu
thơng tin có chọn lọc,nếu con thích bộ mơn thể thao hoặc bộ mơn nghệ thuật nào
thì bậc phụ huynh cứ cho con mình thử sức, đừng tạo cho trẻ thói quen xấu là ở
nhà thường xuyên nó khiến trẻ tiếp xúc với mạng xã hội nhiều hơn từ đó trẻ sẽ thu
mình lại và nghiện game ngày nay cũng khơng cịn xa lạ gì, nó có thể ảnh hưởng

đến xu hướng hành động của trẻ qua những trò chơi bạo lực. Những người nổi
tiếng hiện nay cũng có vai trị hết sức quan trọng đó là dùng tiếng nói của mình để
truyền tải những thơng điệp hay và hiệu quả đến các bạn trẻ hiện nay, trong một
buổi hịa nhạc hoặc trong một bài phỏng vấn nó cũng góp phần ảnh hưởng tích cực
đến giới trẻ. Ví dụ như một nhóm nhạc K-pop gồm 7 thành viên có tên là BTS,
khơng thể phủ nhận sức hút của nhóm nhạc này,BTS đã cùng với UNICEF tạo ra
chiến dịch LOVE MYSELF nhằm giúp chấm dứt bạo lực và sự thờ ơ đồng thời
trân trọng bản thân trên toàn thế giới đã vô cùng thành công với 5 triệu lượt tweet
và hơn 50 triệu lượt tương tác. BTS từng chia sẻ: “Chúng tôi bắt đầu chiến dịch
LOVE MYSELF như một cách tiếp cận được đến với các bạn thanh niên và giúp
cải thiện cuộc sống cũng như quyền lợi của các bạn ấy”,đây là một dự án vô cùng
ý nghĩa và thiết thực. Trong suốt tour diễn thế giới LOVE YOURSELF,một phần
doanh thu được trích vào quỹ các hoạt động của UNICEF để giúp những người trẻ
dễ dàng tham gia hòa nhập vào cộng đồng.


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)
TỔNG KẾT
Qua bài tiểu luận này thông điệp muốn đem đến cho mọi người cái nhìn sâu sắc
về căn bệnh mang tên “ Trầm cảm” một căn bệnh đang rất phổ biến trong xã hội
hiện nay , mà có khi chính chúng ta cũng đang mắc phải mà không hay biết , nên
việc thực hiện bài luận mong muốn mọi người tìm hiểu và biết rõ hơn về căn
bệnh này,quan tâm đến con cái và gia đình bạn bè nhiều hơn, cũng như để những
người có người thân và bạn bè đang mắc phải có thể thấu hiểu và cảm thông cho
người mắc bệnh . Hãy chung tay góp sức cho việc phịng tránh căn bệnh tồi tệ này
đến với cuộc sống của chúng ta và với những trẻ độ tuổi vị thành niên. Nếu bạn
hoặc người thân đang có một trong những biểu hiện trên của căn bệnh trầm cảm

hãy bình tĩnh và thả lỏng bản thân,tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác hãy mở
lịng chia sẻ đừng che đậy và để căn bệnh này xâm chiếm , hãy để bản thân chúng
ta được giúp đỡ, được chia sẻ và lắng nghe đừng sợ hãi đừng chạy trốn và hãy
luôn nhớ rằng chúng ta vẫn ln có những người u thương chúng ta và sẵn sàng
kéo lấy chúng ta khỏi đáy vực thẳm này.Cuộc sống ngày càng phát triển,con cái
ngày càng thu mình ngại chia sẻ và lắng nghe điều đó dẫn đến gia đình của mất đi
sự ấm áp và kết nối giữa người với người từ đó hình thành căng bệnh trầm cảm,
do đó chúng ta hãy biết quan tâm và chia sẻ để mắt đến người thân bạn bè xung
quanh và cả chính chúng ta đừng để căn bệnh trầm cảm phá hủy cuộc sống và các
mối quan hệ gia đình bạn bè .
Và kết thúc bài tiểu luận em muốn mọi người sẽ biết thêm thật nhiều về căn bệnh
này vì chính em cũng là người có những người bạn đã từng trãi qua trầm cảm ở
tuổi vị thành niên nên em rất cảm thông và thấu hiểu cho những người đã và có
người thân bạn bè đang mắc phải căn bệnh này,hãy lắng nghe và đừng phán xét
đó là những điều chúng ta nên làm đối với họ, hãy thông cảm và u thương họ
một cách chậm rãi,vì chính họ cũng đang khơng biết cách quan tâm và u
thương chính bản thân họ,đừng để căn bệnh này cướp đi cuộc sống của bất kỳ ai.
Không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh mà cịn ảnh hưởng đến gia
đình và những người thân yêu xung quanh


skkn Tiểu Luận PRO(123docz.net)

Tài Liệu Tham Khảo:
1.[1]Trần Thơ Nhị, Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Ngơ Văn Tồn, Nguyễn Đức Hinh
(2016). Trầm cảm ở phụ nữ mang thai và một số yếu tố liên quan tại huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội. Tạp chí Phụ sản, tập 14, số 5, 62-67.
2.[2]Macionis. Nguyên tác: Sociology, Nhà xuất bản Prentice Hall, Toronto,
Canada, 1987.Trang 154
3.[3]Rey JM, Bella-Awusah TT, Jing L. Trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Trong Rey JM (chủ biên), Sách giáo khoa điện tử IACAPAP về Sức khỏe tâm
thần trẻ em và vị thành niên. Geneva: Hiệp hội quốc tế về Sức khỏe tâm thần trẻ
em và thanh thiếu niên và các ngànhnghề liên quan, 2015.Trang 9
4.[4]Rey JM, Bella-Awusah TT, Jing L. Trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Trong Rey JM (chủ biên), Sách giáo khoa điện tử IACAPAP về Sức khỏe tâm
thần trẻ em và vị thành niên. Geneva: Hiệp hội quốc tế về Sức khỏe tâm thần trẻ
em và thanh thiếu niên và các ngành nghề liên quan, 2015.Trang 5
Sinh viên thực hiện
LỜI CẢM ƠN

: Lê Thị Cẩm Tiên Lớp : 21DCN1

MỤC LỤC
Mở Đầu
Một số khái niệm cơ bản
Tìm hiểu về bệnh trầm cảm ở trẻ vị thành niên
Một số phương pháp điều trị
Chương 2: ĐÁNH GIÁ CHUNG
MỞ ĐẦU
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Tìm hiểu về bệnh trầm cảm ở trẻ vị thành niên:
Một số phương pháp điều trị:
Chương 2: ĐÁNH GIÁ CHUNG:
TỔNG KẾT
Tài Liệu Tham Khảo:



×