Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đánh giá quy định của pháp luật tố tụng hành chính hiện hành về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.54 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
11

MỞ ĐẦU
Tranh chấp hành chính là hiện tượng khách quan, phát sinh từ những hạn chế, bất cập
trong tổ chức thực thi quyền hành pháp. Để giải quyết hiệu quả các tranh chấp này,
Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đã thiết lập, duy trì và từng bước hoàn thiện
nhiều phương thức nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn quyền khiếu kiện hành chính của
cá nhân, tổ chức trong xã hội. Một trong số phương thức để người dân bảo vệ quyền
lợi của mình là khởi kiện hành chính. Để thực hiện quyền khởi kiện của mình, cá
nhân, tổ chức phải tuân thủ những điều kiện nhất định. Trong những năm qua, mặc dù
có những tín hiệu khá tích cực trong cơng tác cải cách tư pháp nhưng cũng phải khẳng
định rằng nền tư pháp hành chính của Việt Nam còn gặp phải rất nhiều những hạn chế
do những quan điểm về địa vị pháp lí trong xã hội giữa người khởi kiện và người bị
kiện là không cân bằng. Để hiểu rõ hơn vấn đề này em xin chọn đề tài “Đánh giá quy
định của pháp luật tố tụng hành chính hiện hành về điều kiện khởi kiện vụ án
hành chính, cho ví dụ minh họa”.

1


NỘI DUNG
1 Khái quát chung về khởi kiện vụ án hành chính
1.1 Vụ án hành chính
Vụ án hành chính là vụ việc tranh chấp hành chính phát sinh do cá nhân, tổ
chức, cơ quan nhà nước khởi kiện yêu cầu tịa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của mình bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính,
quyết định kỷ luật buộc thôi việc theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.
Vụ án hành chính có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, vụ án hành chính phát sinh theo yêu cầu khởi kiện vụ án hành chính
của cá nhân, cơ quan, tổ chức đối tượng quản lí hành chính nhà nước có quyền, lợi ích


hợp pháp bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính của chủ thể quàn
lí hành chính;
Thứ hai, vụ án hành chính chỉ phát sinh kho được Tòa án thụ lý, tức là việc Tòa
án chấp nhận đơn khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức;

2


Thứ ba, vụ án hành chính có thể phát sinh sau khiếu nại hoặc nhận được
QĐGQKN hành chính mà cá nhân, tổ chức khơng đồng tình với QĐGQKN hoặc
khiếu nại khơng được giải quyết.
/>fbclid=IwAR0_PG8zdHnjMdW1WjE1EfNFO2FBNqEk6AapxDHb4ytZi0yWz_UW5IDAKo
1.2 Khởi kiện vụ án hành chính
Khởi kiện vụ án hành chính là chủ thể khởi kiện u cầu Tịa án giải quyết vụ
án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong thời hạn luật định,
nếu khiếu nại đến cơ quan hành chính nhà nước đã ra quyết định hành chính, thực
hiện hành vi hành chínhkhơng được giải quyết hoặc khơng đồng ý với việc giải quyết
khiếu nại đó thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền u cầu Tịa án giải quyết vụ án
hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Khởi kiện vụ án hành chính
được thể hiện dưới hình thức văn bản gọi là đơn kiện gửi đến Tịa án có thẩm quyền.
/>2. Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính
Trong pháp luật tố tụng hành chính, đánh giá điều kiện khởi kiện của người
khởi kiện là một trong những bước đầu tiên khi thực hiện hồ sơ vụ án. Liên quan đến
điều kiện khởi kiện được quy định tại Điều 115 của Luật tố tụng hành chính năm 2015
như sau:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không
đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải
quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không
được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết

khiếu nại về quyết định, hành vi đó.
Tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định giải quyết khiếu
nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp khơng đồng ý với quyết
định đó.
3


Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án về danh sách cử tri trong trường hợp đã
khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo
quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết,
nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại đó.
Khi căn cứ vào điều 115 của Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì các cơ quan,
tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại thì có quyền
khởi kiện theo quy định tại điều 115 của Luật tố tụng hành chính năm 2015. Để đánh
giá điều kiện khởi kiện của người khởi kiện cũng như thu thập chứng cứ, tìm ra những
cơ sở pháp lý để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện.
/>3. Đánh giá các quy định của pháp luật về khởi kiện vụ án hành chính
3.1 Quyền khởi kiện vụ án hành chính
Để đảm bảo triệt để lợi ích của người dân, pháp luật đã quy định về quyền khởi
kiện của công dân tại điều 115 Luật TTHC 2015.
Quyền khởi kiện chỉ phát sinh khi cá nhân, cơ quan, tổ chức cho rằng quyền và
lợi ích hợp của họ bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp
luật.
Khác với quy định pháp luật trong các Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án
hành chính trước đây, Luật thủ tục hành chính ra đời khơng xác định quyền khởi kiện
vụ án hành chính phải qua thủ tục khiếu nại hành chính hay là quyền phái sinh từ
quyền khiếu nại của công dân. Điều này nghĩa là người dân có quyền lựa chọn giữa
việc khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền trước khi kiện ra tịa án hoặc có thể khởi
kiện thẳng đến tòa án theo quy định tại Điều luật này. Có thể nói đây là một bước đổi
mới căn bản về điều kiện, cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính nhằm đổi mới thủ

tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Tịa án, tạo điều kiện thuận lợi cho người
dân tham gia tố tụng, tôn trọng quyền lựa chọn của người khởi kiện. Việc sớm đưa ra
Tòa cịn có tác dụng thúc đẩy người bị kiện có trách nhiệm hơn trong việc tự xét lại,
nhanh chóng hơn trong việc tự sửa sai.
Bên cạnh đó, Luật tố tụng hành chính 2015 cịn “dành quyền” lựa chọn cho
người khởi kiện được quyền vừa có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án, vừa có
đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại (Điều 33 Luật tố tụng
4


hành chính). Có thể thấy rằng quy định như vậy thể hiện rõ tính dân chủ, sự tơn trọng
quyền lựa chọn của người dân và đảm bảo quyền lợi chính đáng của người khởi kiện
hiện nay.
3.2 Chủ thể thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính
Người khởi kiện theo quy định của Luật thủ tục hành chính hiện hành là “cơ
quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính,
hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thơi việc, quyết định giải quyết khiếu nại
về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh ,...)” (khoản 8 Điều 3). Có thể thấy nếu chỉ căn
cứ vào khái niệm này để xác định người khởi kiện trong thủ tục hành chính thì dễ gây
hiểu nhầm về mặt ngữ nghĩa của khái niệm bởi lẽ bất cứ ai cũng có thể trở thành
người khởi kiện trong thủ tục hành chính, chỉ cần họ thực hiện hành vi khởi kiện đối
với các quyết định hành chính, hành vi hành chính. Nhưng thực tiễn áp dụng cho thấy
chỉ có những cá nhân, cơ quan tổ chức bị tác động trực tiếp bởi các quyết định hành
chính, hành vi hành chính mới có quyền khởi kiện vụ án hành chính, và họ chỉ trở
thành người khởi kiện trong vụ án nếu như hành vi khởi kiện của họ được Tịa án thụ
lý giải quyết.
Bên cạnh đó, từ khái niệm người khởi kiện và đối chiếu một số quy định của
Luật thủ tục hành chính (quy định tại chương IV) thì có thể thấy phạm vi người người
khởi kiện rộng. Tuy nhiên, một điểm hạn chế hiện nay là Luật thủ tục hành chính và
các văn bản pháp luật thủ tục hành chính vẫn khơng có quy định hướng dẫn cụ thể

việc xác định người khởi kiện khi nào là cá nhân, khi nào là cơ quan, tổ chức, điều
này gây khó khăn trong việc xác định tư cách tố tụng của người khởi kiện đối với
những vụ án phức tạp.
Một quy định nữa trong Luật thủ tục hành chính hiện nay đó là quy định khơng
cho phép các cá nhân, cơ quan, tổ chức được ủy quyền khởi kiện vụ án hành chính.
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp cá nhân, tổ chức không thể trực tiếp thực hiện
quyền khởi kiện của mình khi tham gia thủ tục hành chính vì một số lý do khách quan
hoặc chủ quan nhưng pháp luật thủ tục hành chính hiện hành lại không cho phép các
chủ thể được ủy quyền cho cá nhân khác khởi kiện. Chính điều này cũng góp phần
dẫn đến trường hợp hạn chế quyền khởi kiện vụ án hành chính của cá nhân, cơ quan
và tổ chức vì khơng phải ai cũng có thể tự mình thực hiện quyền khởi kiện trong
trường hợp nhất định.
3.3 Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính
5


Theo quy định của pháp luật thủ tục hành chính hiện hành thì đối tượng khởi
kiện vụ án hành chính là các quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm hại trực
tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Nếu như quy định ở các văn bản pháp
luật trước kia như Pháp lệnh Thủ tục giải quyết vụ án hành chính thì đối tượng khởi
kiện được xác định theo phương pháp liệt kê loại việc. Tuy nhiên có thể thấy phương
pháp này đã hạn chế quyền khởi kiện vụ án hành chính của cá nhân, cơ quan, tổ chức
đối với một số loại việc. Do đó đến luật thủ tục hành chính 2010 và hiện nay là Luật
thủ tục hành chính 2015, kỹ năng lập pháp khi xây dựng Luật thủ tục hành chính đã
được nâng cao đáng kể khi quy định về loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án theo phương pháp loại trừ. Điều này không chỉ đáp ứng được nhu cầu mở rộng
thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính mà cịn thể hiện tính khoa học, hợp lý
của kỹ thuật lập pháp mới tiến bộ so với cách quy định liệt kê như Pháp lệnh trước đó.
3.4 Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính
Như trong các Pháp lệnh Thủ tục giải quyết vụ án hành chính trước đây việc

quy định thời hiệu khởi kiện quá ngắn (30-45 ngày tùy trường hợp) dẫn đến tình trạng
người khởi kiện khơng thể chuẩn bị đủ hồ sơ và các thủ tục cần thiết để bảo vệ quyền
và lợi ích của mình trước khi khởi kiện. Bởi vậy, Luật tố tụng hành chính hiện nay đã
khắc phục tồn tại này, quy định thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp cụ thể.
Có thể thấy Luật tố tụng hành chính hiện hành đã quy định một cách hợp lí hơn
về thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính đối với các quyết định hành chính, hành vi
hành chính. Việc kéo dài hơn thời hiệu khởi kiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho cá
nhân, cơ quan, tổ chức có đủ thời gian chuẩn bị tài liệu, chứng cứ trước khi đưa vụ án
ra tòa xét xử.
Bên cạnh những điểm tích cực, quy định thời hiệu khởi kiện vẫn còn một số
hạn chế nhất định như cịn hạn chế trong các trường hợp khơng tính vào thời hiệu
khởi kiện ngoài những trường hợp đã được quy định trong Nghị quyết 02/2011/ NQHĐTP. Ví dụ như trên thực tế có thể phát sinh rất nhiều sự kiện nằm ngoài quy định
của pháp luật tố tụng hành chính làm cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức không thể
khởi kiện trong thời hạn luật định như: ốm đau, đi công tác, học tập nơi xa,… Hạn chế
này không chỉ là sự vướng mắc trên phương diện pháp luật mà còn ảnh hưởng trực
tiếp đến việc thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính của cá nhân, cơ quan, tổ
chức và gây khó khăn cho cả Tịa án trong việc xác định thời hiệu khởi kiện.
/>

thong-qua-tinh-huong-cu-the/?
fbclid=IwAR0_PG8zdHnjMdW1WjE1EfNFO2FBNqEk6AapxDHb4ytZi0yWz_UW5IDAKo
4. Ví dụ minh họa
Tình huống cụ thể về vụ án hành chính
Tóm tắt bản án
Nội dung sau được tóm tắt từ Bản án số 01/2020/HC-ST ngày 24/07/2020 về
việc khiếu kiện yêu cầu đăng ký khai sinh.
Chị Nguyễn Thị H và anh Bùi Hải L kết hơn và có con chung là cháu Bùi Minh K
(tên do 2 vợ chồng dự định đặt cho cháu). Tuy nhiên, Ủy ban nhân dân (sau đây gọi
tắt là UBND) xã VL nơi anh L, chị H cư trú không đồng ý khai sinh cho cháu K là
con chung của chị Nguyễn Thị H và anh Bùi Hải L. Nguyên nhân là do trước đó, chị

H đã kết hơn với anh Hồ Anh S, cháu K được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ
ngày chị H chấm dứt quan hệ hôn nhân với anh S theo khoản 1 Điều 88 Luật Hôn
nhân và gia đình 2014 “Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm
chấm dứt hôn nhân được coi là con do vợ có thai trong thời kỳ hơn nhân“. Anh H
cũng khơng có u cầu gì về việc nhận con do đã chấm dứt quan hệ hôn nhân với chị
H và 2 bên xác nhận không có con chung với nhau. Nhận thấy việc UBND xã VL từ
chối đăng ký khai sinh là không hợp lý, chị Nguyễn Thị H làm đơn khởi kiện vụ án
hành chính về hành vi khơng thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho cháu Bùi Minh
K, và yêu cầu UBND xã VL đăng ký khai sinh cho cháu K mang tên bố là Bùi Hải L,
mẹ là Nguyễn Thị H theo quy định của pháp luật. Sau khi xem xét đơn KK của chị H
tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án.
Chủ thể khởi kiện
Chủ thể khởi kiện trong tình huống này là chị Nguyễn Thị H. Trên cơ sở theo
quy định tại khoản 1 Điều 115 Luật tố tụng hành chính năm 2015 chủ thể khởi kiện vụ
án hành chính là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị ảnh hưởng bởi quyết định hành chính,
hành vi hành chính (quyết định hành chính, hành vi hành chính). Trong tình huống
này, vợ chồng anh L, chị H đã nhiều lần yêu cầu UBND xã VL làm thủ tục đăng ký
khai sinh cho con chị là cháu Bùi Minh K (tên dự định đặt cho con) nhưng không
được giải quyết, hành vi không thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ như vậy có thể
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người làm cha, làm mẹ như
anh Bùi Hải L và chị Nguyễn Thị H, ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của cháu K.
7


Đối tượng khởi kiện
Khoản 3 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính quy định: “Hành vi hành chính là
hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành
chính nhà nước thực hiện hoặc khơng thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của
pháp luật.” Tuy nhiên, khơng phải tất cả các hành vi hành chính trên đều là đối tượng

khởi kiện khi có đơn khởi kiện nộp cho Tịa án. Nó chỉ trở thành đối tượng khởi kiện
khi thỏa mãn điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính là “làm
ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
Trong tình huống này, đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính là hành vi
không thực hiện trách nhiêm của cơ quan hành chính nhà nước, cụ thể là khơng làm
thủ tục đăng ký khai sinh cho cháu Bùi Minh K có bố là anh Bùi Hải L, mẹ là chị
Nguyễn Thị H.
Thẩm quyền giải quyết
Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 luật tố tụng hành chính năm 2015 thì tịa án
cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm “Khiếu kiện quyết định
hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở
xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tịa án hoặc của người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện”. Trong
tình huống này, đối tượng khởi kiện là hành vi không thực hiện đúng trách nhiệm
được giao của UBND xã VL thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Như vậy, chủ
thể có thẩm quyền giải quyết trong ở đây là Tòa án nhân dân huyện Thanh Chương.
Thời hiệu khởi kiện
Theo quy định tại khoản 1 Điều 116 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì
“thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện
để u cầu tịa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị
xâm phạm. Trong trường hợp trên thì thời hạn khởi kiện của chị H là hợp lý, vì trường
hợp này là khởi kiện hành vi hành. Tại điểm a Khoản 2 Điều 116 Luật tố tụng hành
chính năm 2015 quy định điều kiện khởi kiện đối với hành vi hành chính là 1 năm kể
từ ngày nhận được hoặc biết được hành vi hành chính.
Trong tình huống này ngày 02/01/2020, vợ chồng anh Bùi Hải L, chị Nguyễn
Thị H đến UBND xã VL đề nghị làm thủ tục khai sinh cho con chung, hồ sơ làm khai
8



sinh đã được UBND xã VL tiếp nhận và có giấy hẹn trả kết quả, mà ngày có Quyết
định đưa vụ án ra xét xử là ngày 10/07/2020, nên có thể nói chị H nộp đơn khởi kiện
UBND xã VL trong thời hạn 1 năm kể từ ngày chị H biết được hành vi hành chính
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
/>fbclid=IwAR0_PG8zdHnjMdW1WjE1EfNFO2FBNqEk6AapxDHb4ytZi0yWz_UW5IDAKo

KẾT LUẬN
Luật tố tụng hành chính năm 2015 đã có nhiều thay đổi phù hợp hơn với thực
tiễn cũng như việc áp dụng điều luật đối với từng trường hợp xảy ra trong tố tụng
hành chính nói chung và các quy định về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính nói
riêng. Khởi kiện vụ án hành chính là một trong những vấn đề quan trọng của tố tụng
hành chính, do vậy việc quy định những điều kiện về khởi kiện vụ án hành chính là
cần thiết, khơng những giúp cho vụ án được xét xử kịp thời mà cịn góp phần giải
quyết đúng đối tượng, đúng thẩm quyền, nâng cao việc áp dụng pháp luật trong cuộc
sông, đồng thời đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Vì thế, để nâng cao hiệu quả xét
xử, các chủ thể khởi kiện, đối tượng khởi kiện và các cơ quan có thẩm quyền giải
quyết vụ án cần tuân theo các quy định và hướng dẫn của pháp luật. Đồng thời, pháp
luật cũng cần phải có những quy định cụ thể và phù hợp với thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />9


fbclid=IwAR0_PG8zdHnjMdW1WjE1EfNFO2FBNqEk6AapxDHb4ytZi0yWz_UW5IDAKo
2. />3.
/>fbclid=IwAR0_PG8zdHnjMdW1WjE1EfNFO2FBNqEk6AapxDHb4ytZi0yWz_UW5IDAKo

10




×