Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Đồ án tốt nghiệp với đề tài: Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn vùng Vĩnh Lợi – Sơn Dương – Tuyên Quang, lập phương án điều tra sơ bộ nước dưới đất phục vụ cấp nước cho xã Vĩnh Lợi với lưu lượng 400m3ng. Thời gian thi công 12 tháng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 118 trang )

Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

Phần I: Phần chung và chuyên môn

4

CHƯƠNG 1

5

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

5

1.1. Vị trí địa lý

5

1.2. Điều kiện tự nhiên

6

CHƯƠNG 2


10

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT

10

2.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất

10

2.2. Đặc điểm địa chất

10

CHƯƠNG 3

15

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN

15

3.1. Lịch sử điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất

15

3.2. Phức hệ chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Đệ tứ

18


3.3. Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích lục nguyên hệ tầng Văn Lãng (t 3)

18

3.4. Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích phun trào hệ tầng Tam Đảo (t 2)

19

3.5. Phức hệ chứa nước khe nứt - karst các trầm tích lục nguyên - carbonat hệ Devon
dưới (d1)
20
3.6. Phức hệ chứa nước khe nứt các trầm tích biến chất hệ Ordovic – hệ Silur, thống
dưới (o-s1)
24
3.7 Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích biến chất hệ tầng Thác Bà (np 3-1)

25

3.8. Các thành tạo địa chất rất nghèo nước

25

CHƯƠNG 4

27

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ TRỮ NƯỚC DƯỚI ĐẤT

27


Sinh viên : Cao Sỹ Hưng

Lớp ĐCTVAK59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

4.1. Đánh giá về chất lượng nước dưới đất

27

4.2. Đánh giá trữ lượng

28

4.3. Phân cấp trữ lượng nước dưới đất

32

MỞ ĐẦU

34

CHƯƠNG 1

35

CƠNG TÁC THU THẬP TÀI LIỆU


35

1.1.Cơng tác thu thập tài liệu

35

1.1.1. Mục đích, nhiệm vụ

35

1.1.2. Phương pháp tiến hành

35

1.1.3. Khối lượng công tác

35

1.1.4. Chỉnh lý tài liệu

37

CHƯƠNG 2

38

ĐO VẼ ĐC – ĐCTV TỔNG HỢP

38


2.1. Mục đích, nhiệm vụ

38

2.2. Khối lượng cơng tác

38

2.3. Phương pháp tiến hành

40

2.2.1. Thiết kế lộ trình khảo sát

41

2.4. Nội dung tiến hành

43

2.4.1. Quan sát tại các vết lộ địa chất

43

2.4.2.Quan sát địa mạo

44

2.4.3. Quan sát vết lộ địa chất thuỷ văn


44

2.5. Chỉnh lý tài liệu đo vẽ địa chất – địa chất thủy văn

46

CHƯƠNG 3

47

CÔNG TÁC ĐỊA VẬT LÝ

47

3.1. Mục đích, nhiệm vụ

47

Sinh viên : Cao Sỹ Hưng

Lớp ĐCTVAK59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

3.2. Khối lượng công tác địa vật lý.


47

3.3. Chỉnh lý tài liệu

52

CHƯƠNG 4

53

CƠNG TÁC KHOAN

53

4.1. Mục đích, nhiệm vụ

53

4.2. Khối lượng công tác

53

4.3. Phương pháp tiến hành

55

4.3.1 Thiết kế cấu trúc lỗ khoan

55


4.4. Nội dung tiến hành

57

4.4.1. Kỹ thuật chung

57

4.1.1.1. Khoan mở lỗ

57

4.4.2. Khoan xoay lấy mẫu

59

4.4.3. Khoan doa mở rộng đường kính lỗ khoan

61

4.4.4. Chế độ cơng nghệ khoan

65

4.4.5. Quan trắc trong quá trình khoan

68

4.4.6. Kỹ thuật chống ống


69

4.4.7. An toàn lao động khi khoan

69

4.4.8. Gia cố miệng lỗ khoan

69

4.5. Chỉnh lý tài liệu

69

CHƯƠNG 5

71

CƠNG TÁC HÚT NƯỚC THÍ NGHIỆM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN

71

5.1. Mục đích, nhiệm vụ

71

5.1.1. Cơng tác bơm thổi rửa

71


5.1.2. Cơng tác bơm hút nước thí nghiệm

71

5.2. Khối lượng công tác
Sinh viên : Cao Sỹ Hưng

71
Lớp ĐCTVAK59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

5.2.1. Hút thổi rửa lỗ khoan

71

5.2.2. Hút khai trương

71

5.2.3. Hút nước thí nghiệm đơn

72

5.3. Phương pháp tiến hành

72


5.3.1. Hút thổi rửa lỗ khoan

72

5.3.2. Hút nước thí nghiệm

73

5.4. Chỉnh lý tài liệu bơm

80

CHƯƠNG 6

81

CÔNG TÁC QUAN TRẮC ĐỘNG THÁI LÂU DÀI NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ NƯỚC
MẶT
81
6.1. Mục đích, nhiệm vụ

81

6.2. Khối lượng công tác

81

6.2. Quan trắc nước mặt


81

6.3. Quan trắc nước dưới đất:

82

6.4. Phương pháp tiến hành

83

6.5. Chỉnh lý tài liệu

83

CHƯƠNG 7

84

CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA

84

7.1. Mục đích, nhiệm vụ

84

7.2. Khối lượng cơng tác

84


7.3. Phương pháp tiến hành

84

7.3.1. Chuyển các cơng trình thăm dò từ bản vẽ ra thực địa

85

7.3.2. Đưa các vị trí cơng trình lên bản vẽ

85

7.3.3. Xác định tọa độ cơng trình thăm dị

86

7.3.4. Xác định độ cao cơng trình thăm dò

87

Sinh viên : Cao Sỹ Hưng

Lớp ĐCTVAK59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

7.4. Chỉnh lý tài liệu


87

CHƯƠNG 8

88

CÔNG TÁC LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH MẪU

88

8.1. Mục đích, nhiệm vụ

88

8.1.1. Đối với mẫu đất đá

88

8.1.2. Đối với mẫu nước

88

8.2. Khối lượng công tác

88

8.2.1. Mẫu đất đá

88


8.2.2. Mẫu nước

89

8.3. Phương pháp tiến hành

90

8.3.1. Mẫu đất đá

90

8.3.2. Mẫu nước

91

8.3.3. Các chỉ tiêu phân tích

91

8.4. Chỉnh lý tài liệu phân tích mẫu

93

CHƯƠNG 9

94

CƠNG TÁC CHỈNH LÝ SỐ LIỆU VÀ LẬP BÁO CÁO


94

9.1. Mục đích - nhiệm vụ

94

9.2. Khối lượng cơng tác

94

9.2.1. Cơng tác chỉnh lý ngồi thực địa

94

9.2.2. Cơng tác chỉnh lý tài liệu trong phịng

94

CHƯƠNG 10

97

TÍNH TỐN KINH PHÍ VÀ DỰ TRÙ NHÂN LỰC

97

10.1. Dự trù nhân lực cho các dạng công tác

97


10.1.1. Nhân lực cho công tác thu thập tài liệu

Sinh viên : Cao Sỹ Hưng

97

Lớp ĐCTVAK59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

10.1.2. Nhân lực cho công tác khảo sát ĐCTV, điều tra hiện trạng khai thác và sử
dụng nước dưới đất khu vực Vĩnh Lợi
97
10.1.3. Nhân lực cho công tác địa vật lý

98

10.1.4. Nhân lực cho công tác khoan và kết cấu lỗ khoan

98

10.1.5. Nhân lực cho cơng tác hút nước thí nghiệm

98

10.1.6. Nhân lực cho công tác lấy mẫu


99

10.1.7. Nhân lực cho công tác quan trắc động thái

99

10.1.8. Nhân lực cho cơng tác trắc địa

99

10.1.9. Nhân lực cho cơng tác chính lý tài liệu và viết báo cáo

99

10.2. Dự trù thời gian thi công phương án

100

10.2.1. Thời gian thu thập tài liệu – khảo sát thực địa

100

10.2.2. công tác đo vẽ ĐC ĐCTV tổng hợp

100

10.2.3. Thời gian cho công tác đo Địa vật lý

100


10.2.4. Thời gian cho công tác khoan

100

10.2.5. Thời gian cho cơng tác lấy mẫu và phân tích mẫu

100

10.2.6. Thời gian cho công tác bơm thổi rửa và hút nước thí nghiệm

100

10.2.7. Thời gian quan trắc động thái nước dưới đất

101

10.2.8. Thời gian cho công tác trắc địa

101

10.2.9. Thời gian cho công tác chỉnh lý tài liệu và viết báo cáo

101

10.3. Dự trù thiết bị vật tư cho công tác thi công

102

10.3.1. Công tác khoan, kết cấu giếng và hút nước thí nghiệm


102

10.3.2. Dự trù vật tư cho cơng tác chỉnh lý tài liệu và viết báo cáo

103

10.4. Dự trù kinh phí

103

KẾT LUẬN

Sinh viên : Cao Sỹ Hưng

107

Lớp ĐCTVAK59


Đồ án tốt nghiệp

Sinh viên : Cao Sỹ Hưng

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Lớp ĐCTVAK59


Đồ án tốt nghiệp


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

MỞ ĐẦU
Tài ngun nước có vai trị vơ cùng quan trọng đối với con người và bất kỳ sinh vật
nào trên trái đất. Nước cần cho sự sống và phát triển, vừa là môi trường sống vừa là yếu
tố phát triển các ngành kinh tế xã hội. Tài nguyên nước vô cùng quý giá nhưng không
phải là vô tận. Những năm gần đây, do sự phát triển của kinh tế xã hội và q trình cơng
nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước nhu cầu dùng nước cho sản xuất sinh hoạt nói chung và
các khu cơng nghiệp nói riêng ngày càng lớn mà các nguồn nước đang có dấu hiệu bị ơ
nhiễm và có tình trạng suy kiệt. Những khu vực nơng thôn, miền núi, hay các đảo và hải
đảo đều thiều nguồn nước sạch nghiêm trọng. Do vậy, điều tra địa chất thủy văn phục vụ
cấp nước ở thành phố và nông thôn, quy hoạch các bãi thải, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài
nguyên nước dưới đất là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được quan tâm thực hiện.
Sau thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Mỏ - Địa chất, tôi đã được trang
bị những kiến thức rất cơ bản về khoa học Địa chất và chuyên ngành Địa chất thuỷ văn.
Thực hiện chương trình đào tạo của nhà trường, Bộ môn địa chất thuỷ văn đã giao cho tôi
đồ án tốt nghiệp với đề tài: "Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn vùng Vĩnh Lợi – Sơn
Dương – Tuyên Quang, lập phương án điều tra sơ bộ nước dưới đất phục vụ cấp nước
cho xã Vĩnh Lợi với lưu lượng 400m3/ng. Thời gian thi công 12 tháng."
Qua thời gian làm việc và nghiên cứu tài liệu, dưới sự hướng dẫn tận tình của TS.
Dương Thị Thanh Thủy và các thầy cô trong Bộ môn Địa chất Thuỷ văn, bản đồ án đó
được hồn thành đúng thời hạn.
Nội dung đồ án gồm:
Mở đầu
Phần I : Phần chung và chun mơn
Chương 1: Đặc điểm địa lí tự nhiên-kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
Chương 2: Đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu
Chương 3: Đặc điểm địa chất thuỷ văn vùng nghiên cứu
Chương 4: Đánh giá chất lượng và trữ lượng nước dưới đất khu vực nghiên cứu.

Sinh viên : Cao Sỹ Hưng

1

Lớp ĐCTVAK59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Phần II : Phần Thiết kế và dự trù kinh phí
Chương 1: Công tác thu thập tài liệu và các lộ trình khảo sát thực địa
Chương 2: Đo vẽ ĐC – ĐCTV tổng hợp
Chương 3: Công tác địa vật lý
Chương 4 : Công tác khoan
Chương 5 : Công tác hút nước thí nghiệm địa chất thủy văn
Chương 6 : Cơng tác quan trắc động thái lâu dài nước dưới đất và nước mặt
Chương 7 : Công tác trắc địa
Chương 8 : Cơng tác lấy mẫu và phân tích mẫu
Chương 9 : Công tác chỉnh lý tài liệu và viết báo cáo
Chương 10 : Tính tốn dự trù kinh phí, nhân lực và tổ chức thi công
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Các bản vẽ kèm theo bao gồm:
1. Bản đồ địa chất
2. Bản đồ địa chất thuỷ văn
3. Sơ đồ bố trí các cơng trình thăm dị
4. Thiết đồ khoan bơm tổng hợp


Sinh viên : Cao Sỹ Hưng

2

Lớp ĐCTVAK59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Trong q trình làm đồ án, tơi ln nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ trong
Bộ mơn Địa chất thủy văn. Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành đến các thầy cô và các
bạn đã giúp đỡ tôi. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Dương Thị Thanh
Thủy đã hết lịng giúp đỡ Tơi hồn thành đồ án này.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ chun mơn còn hạn chế, kinh nghiệm
nghề nghiệp còn yếu nên đồ án này khơng tránh khỏi những sai sót, tơi kính mong nhận
được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo và các đồng nghiệp dành
cho tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Sinh viên thực hiện

Cao Sỹ Hưng

Sinh viên : Cao Sỹ Hưng

3

Lớp ĐCTVAK59



Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

PHẦN I
PHẦN CHUNG VÀ CHUYÊN MÔN

Sinh viên : Cao Sỹ Hưng

4

Lớp ĐCTVAK59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1. Vị trí địa lý
Sơn Dương là huyện nằm ở phía Nam tỉnh Tuyên Quang, từ thị xã Tuyên Quang đi dọc
theo quốc lộ 37 khoảng 30km sẽ đến huyện Sơn Dương
Phía Đơng Sơn Dương giáp với tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ; phía Nam
giáp tỉnh Vĩnh Phúc; phía Bắc giáp huyện Yên Sơn.( xem hình 1.1)
Xã vĩnh lợi thuộc huyện Sơn Dương với diện tích 21,52 km², dân số là 6889 người, mật
độ dân số đạt 320 người/km².

hình 1.1 Vị trí vùng nghiên cứu


Sinh viên : Cao Sỹ Hưng

5

Lớp ĐCTVAK59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

1.2. Điều kiện tự nhiên
1.2.1. Địa hình
Địa hình Sơn Dương có đặc thù của vùng chuyển tiếp giữa trung du và miền núi, rừng núi
chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên. Địa hình chia thành 2 vùng, vùng phía Bắc huyện có địa
hình đồi núi cao, độ dốc lớn, xen lẫn núi đá vơi; vùng phía Nam có địa hình đồi núi bát
úp, có độ dốc thấp, thoải dần.
1.2.2. Khí hậu
Theo tài liệu khí tượng trạm khí tượng Sơn Nam tại vùng Tuyên Quang giai đoạn 2010 –
2015 cho thấy ( xem bảng 1.1 )
*Nhiệt độ khơng khí
Nhiệt độ khơng khí trung bình hàng năm trong vùngng nghiên cứu là 25-270C. Chênh
lệch nhiệt độ giữa hai mùa không quá 1-20C. Thời gian có nhiệt độ thấp nhất vào tháng
12 hoặc tháng 1 là 25,50C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 và tháng 5 là 31,80C.
*Lượng mưa
Lượng mưa trong năm lớn, mưa tập trung nhiều vào các tháng 6, 7, 8, 9, 10. Tổng lượng
mưa trung bình năm cao nhất là 2718,0mm, thấp nhất là 1130,3mm, lượng mưa trung
bình nhiều năm là 1984,97mm. Tháng mưa nhiều nhất thường là tháng 7, tháng 10.
*Độ ẩm

Độ ẩm trung bình hàng năm là 82,58%, cao nhất vào tháng 10 là 90.16%, thấp nhất vào
tháng 3 là 73,02%, trung bình các tháng mùa mưa đạt 87%. Trong khi đó độ ẩm vào các
tháng mùa khơ đạt 77%. Độ ẩm thay đổi theo mùa rõ rệt, mùa khô thấp hơn mùa mưa.
*Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi trong năm lớn và cũng thay đổi theo mùa rõ rệt. Trong mùa khô lượng bốc
hơi rất cao, chiếm khoảng 64-67% tổng lượng bốc hơi cả năm . Ngược lại lượng bốc hơi
vào mùa mưa thấp, chiếm khoảng 33 đến 36% tổng lượng bốc hơi cả năm. Lượng bốc hơi

Sinh viên : Cao Sỹ Hưng

6

Lớp ĐCTVAK59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

cao nhất rơi vào các tháng 2-3-4 thấp nhất là vào các tháng 9-10-11. Lượng bốc hơi trung
bình năm đạt 1122,5mm. trung bình cao nhất 1414,3mm, trung bình thấp nhất 966,7mm.
Bảng 1.1 : Bảng trung bình lượng mưa, độ ẩm, độ bốc hơi, nhiệt độ

Tháng

Lượng mưa
TB (mm)

Nhiệt độ TB


Độ bốc hơi
TB

Độ ẩm TB

(0C)

(mm)

(%)

tháng 1
tháng 2
tháng 3
tháng 4
tháng 5
tháng 6
tháng 7
tháng 8
tháng 9

81.56
79.45
77.93
85.9
170.7
197.8
270.5
228.3
234.1


25.6
26.7
27.9
28.8
28.4
27.4
27.5
27
27.3

106.25
120.25
145
113
99
79.25
87.5
80
76

78.75
75
74.5
77.5
80.5
84
84.75
86.25
86


tháng 10

318.4

26.7

61.25

87.5

tháng11

136.39

26.2

69.25

84.5

tháng 12

103.94

25.9

88.25

81


Sinh viên : Cao Sỹ Hưng

7

Lớp ĐCTVAK59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Hình 1.2 Biểu đồ các yếu tố khí tượng
1.2.3. Đặc điểm thủy văn
Vùng nghiên cứu có mạng lưới sơng ngịi phân bố khá đồng đều đặc biệt là có sơng
Lơ chảy qua. Sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam Trung Quốc chảy qua Hà Giang xuống
Tuyên Quang. Đoạn chảy trong tỉnh Tun Quang dài 145km, diện tích lưu vực 2.090
km2. Sơng Lơ có lưu lượng lớn nhất 11.700m3/s, nhỏ nhất 128 m3/s; mực nước cao nhất là
28,64m (tháng 7/2001), thấp nhất là 15,43m (tháng 5/2005). Mực nước cao nhất của Sông
Lô năm 2005 là 23,78m, thấp hơn năm 2004 là 2,16m; thấp nhất năm 2005 là 15,43m,
thấp hơn năm 2004 là 0,16m. Sơng Lơ có khả năng cho phương tiện vận tải lớn lưu
thông và đây là tuyến đường thuỷ quan trọng nối Tuyên Quang với các tỉnh. Tuy nhiên,
Sông Lô cũng là một trong những nguồn nước gây ngập úng cho thị xã Tuyên Quang.
Những năm trước đây, khi chưa có thủy điện Na Hang, hầu như năm nào thị xã Tuyên
Quang cũng bị ngập lụt, nhiều tuyến đường trong thị xã nước ngập 0,3 ÷ 0,5m, làm ách
tắc giao thông và các hoạt động kinh tế - xã hội của thị xã.

Sinh viên : Cao Sỹ Hưng

8


Lớp ĐCTVAK59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

1.2.3. Điều kiện kinh tế, xã hội
Tồn huyện hiện có 47.172,6 ha đất lâm nghiệp, chiếm 59,86 % tổng diện tích tự
nhiên, diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 37.311 ha. Trong đó diện tích rừng trồng:
20.320 ha chiếm 54,5 % diện tích; diện tích rừng tự nhiên 16.991 ha, chiếm 45,5 % diện
tích..
Sơn Dương cũng là nơi tập trung các cơ sở chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây
dựng như: quặng thiếc, quặng Volfam, fenspat, Barit; khai thác đá, sỏi, cát, sản xuất gạch
đất sét nung, sản xuất vơi bột… Ngồi ra cịn có các cơ sở chế biến chè, đường, phân vi
sinh và các ngành tiểu thủ cơng nghiệp như may mặc, gị hàn, sản xuất đồ mộc gia dụng..

Sinh viên : Cao Sỹ Hưng

9

Lớp ĐCTVAK59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT
2.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất
Việc nghiên cứu địa chất trong vùng trước năm 1954 chủ yếu do các nhà địa chất
Pháp tiến hành. Trong các cơng trình nghiên cứu của họ tờ Bản đồ địa chất Đơng Dương
tỷ lệ 1: 2 000 000 (1937) có tính tổng hợp cao. Cho đến nay các tài liệu này vẫn cịn có
giá trị trong cơng tác nghiên cứu địa chất khu vực. Tuy nhiên việc nghiên cứu có hệ thống
cả địa chất và khoáng sản chỉ được tiến hành vào những năm 60, đưa đến việc xuất bản
Bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1: 500 000 và thuyết minh kèm theo ( Dovjikov
A. và nhiều người khác, 1965). Đây là những tài liệu tham khảo cơ bản cho những cơng
trình nghiên cứu sau đó.
Tiếp theo, việc đo vẽ Bản đồ địa chất và điều tra khống sản tỷ lệ 1: 200.000 đã
được Liên đồn Bản Đồ Địa chất lần lượt tiến hành. Kết quả đã làm sáng tỏ các vấn đề
địa tầng, magma, kiến tạo và khống sản của vùng nghiên cứu. Diện tích tỉnh Tuyên
Quang nằm trong các tờ bản đồ Tuyên Quang, Bắc Cạn và Bắc Quang. Đây là cơ sở địa
chất để thành lập bản đồ địa chất thuỷ văn của tỉnh Tuyên Quang.
2.2. Đặc điểm địa chất
2.2.1. Địa tầng
Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu Địa chất đã công bố trong vùng Vĩnh Lợi – Sơn
Dương – Tuyên Quang bao gồm các thành tạo địa chất sau ( xem bản vẽ 01 )
NEOPROTEROZOI – HỆ CAMBRI, THỐNG HẠ
Hệ tầng Thác Bà (NP3-ε1 tb)
Các trầm tích của hệ tầng lộ ra với diện tích khoảng 171 km2 tại rìa phía tây nam và
phía nam của tỉnh thuộc khu vực các huyện Yên Sơn và Sơn Dương. Các thành tạo của
vùng thường bị các khối granit của phức hệ Sông Chảy xuyên cắt.
Thành phần các đá bao gồm: phần dưới là đá phiến thạch anh sericit - clorit, đá
phiến 2 mica, xen các lớp mỏng quarzit, gnei migmatit; phần trên là quarzit phân lớp dày,
đá vôi tái kết tinh, đá hoa phân dải.
Chiều dày hệ tầng khoảng 1800-2200m.

Sinh viên : Cao Sỹ Hưng


10

Lớp ĐCTVAK59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

HỆ ORDOVIC
HỆ ORDOVIC THỐNG THƯỢNG - HỆ SILUR THỐNG HẠ
Hệ tầng Phú Ngữ (O-S1)
Hệ tầng Phú Ngữ do Phạm Đình Long và nnk. xác lập năm 1969.
Các đá của hệ tầng lộ ra với diện tích nhỏ ở rìa phía đơng nam tỉnh tại khu vực các
huyện Sơn Dương và Yên Sơn.
- Hệ tầng lộ ra chủ yếu tại khu vực phía đơng huyện n Sơn. Mặt cắt được chia
làm ba tập:
+ Tập 1: cát bột kết xám, đá phiến sét có sericit xen đá phiến silic. Dày 300-400m.
+ Tập 2: cát bột kết, đá phiến sét có sericit, xen đá phiến silic và ít cát kết thạch anh.
Dày 400m
+ Tập 3: cát bột kết xen đá phiến xám, đá phiến silic. Dày 200-300m.
Chiều dày chung của hệ tầng 2000 – 2300m.
Trong vùng ranh giới của hệ tầng không quan sát dược. Dựa vào các hóa thạch thu
thập được trong khu vực, hệ tầng Phú Ngữ được xếp tuổi Orđôvic muộn - Sirlua sớm.
HỆ ĐEVON
THỐNG HẠ
Hệ tầng Phia Phương (D1 pp)
Hệ tầng Phía Phương do Dovjicov A.E. và nnk. xác lập năm 1965.
Các đá của hệ tầng Phia Phương lộ ra rộng rãi trong tỉnh Tuyên Quang với diện tích

khoảng 2000 km2.
Hệ tầng lộ ra dưới dạng các dải hẹp viền quanh phân hệ tầng dưới. Mặt cắt của hệ
tầng được chia làm ba tập:
+ + Tập 1: đá phiến sericit xen quarzit vôi, đá vôi xám sáng, đá hoa dạng sọc dải .
Dày 100m.
+ Tập 2: đá hoa dạng đường, đá vôi dạng khối hoặc phân lớp dày, màu xám sáng.
Dày 150m.
+ Tập 3: đá vôi sét, vôi silic phân lớp mỏng, đá silic, đá phiến sericit màu xám đen.
Dày 200m.
Sinh viên : Cao Sỹ Hưng

11

Lớp ĐCTVAK59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

GIỚI MESOZOI
HỆ TRIAT
THỐNG TRUNG
Hệ tầng Tam Đảo (T2tđ)
Hệ tầng được Phạm Đình Long và nnk. xác lập năm 1981.
Trong phạm vi tỉnh, hệ tầng lộ ra ở phía đơng nam với diện tích khoảng 67 km2 tại
khu vực huyện Sơn Dương.
Các đá lộ ra ở đây chủ yếu là phun trào fensic như riolit, riolit porphya, riođaxit và
tuf của chúng. Bề dày chung của hệ tầng khoảng 800m.
Trong phạm vi tỉnh không quan sát được quan hệ trên và dưới của hệ tầng Tam Đảo.

THỐNG THƯỢNG
BẬC NORI - RET
Hệ tầng Văn Lãng (T3n-rvl)
Hệ tầng do Tạ Hồng Tinh và Phạm Đình Long xác lập năm 1966.
Các trầm tích của hệ tầng phân bố chủ yếu ở khu vực các huyện Chiêm Hóa n
Sơn và Sơn Dương, lộ ra với diện tích trung bình
Hệ tầng T3n-rvl : gồm cuội kết cơ sở, cát kết vôi xám sẫm, bột kết vôi xám đen, sét
than và ít vỉa than mỏng, chuyển lên trên là đá vôi sét màu đen phân lớp mỏng. Trong bột
kết vơi thường chứa hóa thạch hai mảnh, trong sét than chứa phong phú vết in lá. Dày
450-550m
Hệ tầng Văn Lãng phủ khơng chỉnh hợp lên trên các trầm tích của hệ tầng Phia
Phương
GIỚI KAINOZOI
HỆ ĐỆ TỨ (Q)
Các trầm tích Đệ tứ phát triển dọc theo hệ thống sông Lô và sông Gâm tạo thành
các dải hẹp ở khu vực các huyện Chiêm Hóa, Yên Sơn và thị xã Tuyên Quang.
- Tàn tích (eQ): là sản phẩm phong hố tại chỗ. Dày 1-4m.
- Sườn tích (dQ): gặp rải rác ở sườn núi thấp. Bề dày thay đổi từ 2-5m.

Sinh viên : Cao Sỹ Hưng

12

Lớp ĐCTVAK59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất


- Lũ tích (pQ): thuộc các nón phóng vật ở chân núi với thành phần gồm tảng, cuội
sỏi sắp xếp lộn xộn. Dày 4-5m.
- Bồi tích (aQ): phân bố dọc theo sông, suối dưới dạng bậc thềm và bãi bồi. Thành
phần gồm cuội, sỏi, cát, sét. Chiều dày từ 2-3m đến 15m.
Tất cả các thành tạo trên được xếp vào "Đệ tứ không phân chia".
2.2.2. Các thành tạo magma xâm nhập
Phức hệ Sông Chảy (G/D1sc)
Phức hệ do Izokh. E.P xác lập năm 1965.
Các đá của phức hệ lộ ra chủ yếu ở phía tây tỉnh thuộc khu vực huyện Sơn Dương
với diện tích khoảng 90km2. Phức hệ có hai pha:
- Pha 1(G/D1sc1): granit hai mica dạng gnei, granođioritogneis, granit dạng porphya,
plagiogranit dạng gneis.
- Pha 2(G/D1sc2): đá mạch aplit, pecmatit.
Về thạch học các đá của phức hệ đều có màu xám bẩn loang lổ, bị biến đổi mạnh,
đá mạch sáng màu, chứa tinh thể lớn turmalin. Những khống vật tạo đá chính là felspat
kali, plagioclas, thạch anh, biotit, muscovit. Khoáng vật phụ có apatit, zircon, spen,
tuamalin, granat, silimalit, xenotin và monazit.
Phức hệ Sơng Chảy xun cắt các trầm tích Neoproterozoi - Cambri hạ. Phức hệ
được định tuổi trước paleozoi sớm
Phức hệ Ngân Sơn (G/D3ns)
Phức hệ do Phan Viết Kỷ, Đào Đình Thục, Huỳnh Trung và nnk. xác lập năm 1995.
Phức hệ bao gồm nhiều khối phân bố ở phía tây tỉnh thuộc khu vực các huyện Hàm
Yên, Yên Sơn và Sơn Dương. Phức hệ có hai pha:
- Pha 1(G/ D3ns1): granit-biotit-plagiogranit dạng gnei yếu, granit hai mica hạt nhỏ
và vừa dạng porphya.
- Pha 2 (G/ D3ns2): Đá mạch aplit, pegmatit, dó màu sáng..
Các đá của phức hệ đều có màu xám sáng, hạt vừa đến lớn, kiến trúc dạng porphyr
với ban tinh felspat kali (microclin và orthoclas) cấu tạo perthit. Thành phần khoáng vật
(%): thạch anh (20-35), felspat kali (30-50), plagioclas (15-25), muscovit (1-7), biotit
(1-4). Khống vật phụ có: ilmenit, apatit, zircon, turmalin, granat, epiđot.


Sinh viên : Cao Sỹ Hưng

13

Lớp ĐCTVAK59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Phức hệ xuyên cắt hệ tầng Mia Lé (D1 ml) và hệ tầng Hà Giang (ε2hg)
Phức hệ Ngân Sơn được xếp tuổi trước Devon muộn.
Phức hệ Phia Bioc (G/T3n pb)
Phức hệ do Izokh E.P xác lập năm 1965.
Phức hệ lộ ra dưới dạng một số khối nhỏ ở phía bắc huyện Sơn Dương và một khối
ở tây bắc huyện Hàm Yên. Phức hệ được chia làm hai pha, lộ ra ở đây là các đá thuộc pha
1 (G/T3n pb1): granit hai mica, granitogneis. Granit có cấu tạo dạng porphyr với các tinh
thể felpat kali và plagioclas, hạt vừa đến nhỏ.
Thành phần khoáng vật (%): felspat kali (36), thạch anh (20-28), plagioclas (28-52,
biotit (5-10) ), amphibol (5) và ít muscovit, apatit, zircon, turmalin, granat.
Các đá này xuyên qua hệ tầng Mia Lé (D1ml), hệ tầng Phia Phương (D1pp) và hệ
tầng Phú Ngữ (O3-S1pn).
Phức hệ có tuổi trước Nori.

Sinh viên : Cao Sỹ Hưng

14


Lớp ĐCTVAK59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu địa chất thủy văn, vùng điều tra bao gồm các tầng
chứa nước và cách nước sau ( xem bản vẽ 02 ).
3.1. Lịch sử điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất
Công tác nghiên cứu địa chất thuỷ văn trong vùng nghiên cứu ở giai đoạn trước năm
1954 hầu như chưa được tiến hành, sau năm 1954 công tác này mới được bắt đầu. Các
công tác nghiên cứu địa chất thuỷ văn chủ yếu bao gồm:
1. Theo số liệu của Sở Xây dựng Tuyên Quang, báo cáo thăm dò ĐCTV của Viện
khảo sát đo đạc - Bộ Kiến trúc năm 1964 trong tầng bồi tích Sơng Lơ có đặc điểm ĐCTV
như sau: chiều dày tầng chứa nước 5 - 14m, mực nước tĩnh 6 - 8,0m, lưu lượng thực bơm
Q = 1.105,42m3/ng, tỷ lưu lượng q = 13,42 l/sm, hệ số thấm K = 103,13m/ng, hệ số
truyền áp a = 0,66.103m3/ng, trữ lượng khai thác 10.000 - 12.000m3/ng, chất lượng nước
đạt tiêu chuẩn ăn uống sinh hoạt.
2. Năm 1972, Bộ Xây dựng đã tiến hành thăm dò nước dưới đất tại thị xã Tuyên
Quang để phục vụ thiết kế Nhà máy nước Tuyên Quang. Diện tích thăm dò là 10 km2. Tại
đây đã khoan các lỗ khoan H.1, H.2, chiều sâu giếng từ 29,5 - 40m, nghiên cứu tầng chứa
nước Pleistocen. Các lỗ khoan đều được hút nước thí nghiệm đơn với 2 – 3 lần hạ thấp
mực nước, lưu lượng các lỗ khoan đều > 10 l/s, nhưng trị số hạ thấp mực nước lại < 1m.
Vì vậy, các thơng số ĐCTV có độ tin cậy thấp. Hiện tại 3 giếng đang được khai thác với
tổng lưu lượng là 2.642m3/ng.
3. Năm 1983 đến năm 1985, Liên đoàn II ĐCTV (nay là Liên đoàn Quy hoạch và
Điều tra tài nguyên nước miền Bắc) đã tiến hành tìm kiếm nước dưới đất vùng thị xã

Tuyên Quang với diện tích 144 km2, nhằm chỉ ra các đối tượng chứa nước có triển vọng.
Các dạng cơng tác chủ yếu được tiến hành gồm: khảo sát địa chất - địa chất thuỷ văn, đo
địa vật lý, khoan và hút nước thí nghiệm13 lỗ khoan, trong đó có 2 lỗ khoan nghiên cứu
tầng chứa nước Pleistocen và 11 lỗ khoan nghiên cứu các tầng chứa nước trong trầm tích
trước Đệ tứ.
- Tháng 6 năm 1985, cơng tác tìm kiếm đã kết thúc và chỉ lập báo cáo thông tin làm
cơ sở thiết kế các dạng công tác cho giai đoạn thăm dò tiếp theo.

Sinh viên : Cao Sỹ Hưng

15

Lớp ĐCTVAK59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

- Tháng 7 năm 1986 đến năm 1992, tiếp tục thăm dò nước dưới đất vùng thị xã
Tuyên Quang với mục tiêu nâng cấp trữ lượng khai thác từ 7000 m3/ng lên 15.000 m3/ng,
diện tích thăm dị là 110 km2.
Khối lượng các dạng công tác chủ yếu đã thực hiện trong giai đoạn tìm kiếm và
thăm dị như sau:
+ Khảo sát ĐC-ĐCTV: 1626 điểm, trung bình 13 điểm/km2;
+ Múc nước thí nghiệm: 36 giếng đào;
+ Địa vật lý: đo sâu đối xứng: 559 điểm; điện trường thiên nhiên: 801 điểm; carota
lỗ khoan: 1426m;
+ Khoan ĐCTV: 1992m/42 LK;
+ Hút nước thí nghiệm: hút thí nghiệm đơn: 29 LK, trong đó hút nước thí nghiệm

với 3 đợt hạ thấp mực nước 11 lỗ khoan, thí nghiệm chùm: 2 chùm; hút nước khai thác
thử đồng thời 2 lỗ khoan (TX.10 và TX.10b);
+ Quan trắc động thái nước mặt: 12 trạm; động thái nước dưới đất 35 trạm (10 điểm
lộ và 25 lỗ khoan);
+ Lấy và phân tích mẫu nước các loại;
Kết quả của cơng tác thăm dò sơ bộ nguồn nước dưới đất vùng thị xã Tuyên Quang
đã làm sáng tỏ về điều kiện ĐCTV vùng nghiên cứu, đánh giá được số lượng và chất
lượng nước dưới đất vùng nghiên cứu. Con số trữ lượng được Hội đồng Trữ lượng
Khoáng sản Nhà nước phê chuẩn tại quyết định số 80/CP ngày 13/01/1992 là:
- Trữ lượng trong tầng bồi tích:
+ Trữ lượng cấp A = 4.800m 3/ngđ
+ Trữ lượng cấp B = 4.000m3/ngđ
+ Trữ lượng cấp C1 = 5.900m3/ngđ
+ Trữ lượng cấp C2 = 21.000m3/ngđ
- Trữ lượng tầng đá gốc.
+ Trữ lượng cấp B = 9.684m3/ngđ
+ Trữ lượng cấp C1 = 11.670m3/ngđ
+ Trữ lượng cấp C2 = 40.000m3/ngđ
4. Năm 1997 Liên đoàn II ĐCTV (nay là Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài
nguyên nước miền Bắc) đã tiến hành lập bản đồ ĐCTV tỷ lệ 1: 200.000 tờ Tuyên Quang,
Sinh viên : Cao Sỹ Hưng

16

Lớp ĐCTVAK59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất


trong đó có một phần diện tích thuộc địa phận tỉnh Tuyên Quang. Trong địa phận tỉnh
Tuyên Quang đã tiến hành các dạng công tác: Đo vẽ lập bản đồ ĐCTV tỷ lệ 1: 200.000,
khoan và hút nước thí nghiệm 5 lỗ khoan, quan trắc động thái nước mặt và nước dưới đất,
lấy và phân tích mẫu nước các loại.
5. Từ năm 1979 đến năm 1985, Liên đoàn II ĐCTV (nay là Liên đoàn Quy hoạch và
Điều tra tài nguyên nước miền Bắc) đã tiến hành thăm dò sơ bộ mỏ nước khống Mỹ
Lâm. Diện tích thăm dị 5,5 km2, thuộc địa phận xã Mỹ Lâm, huỵện Yên Sơn, tỉnh Tuyên
Quang.
Khối lượng các dạng công tác chủ yếu đã thực hiện gồm:
- Đo vẽ ĐC-ĐCTV: 5,5 km2;
- Đo địa vật lý các loại: 1630 điểm;
- Khoan ĐCTV: 1408m/13 LK;
- Hút nước thí nghiệm: 13 lỗ khoan, trong đó có 2 lỗ khoan hút với 2 đợt hạ thấp
mực nước và 1 lỗ khoan hút với 3 đợt hạ thấp mực nước;
- Phân tích mẫu nước các loại: 762 mẫu
Báo cáo đã xác định nước thuộc loại nước khống nóng (nhiệt độ tới 63,50C), silicic
có chứa khí H2S, có tác dụng điều trị lâm sàng. Trữ lượng nước khoáng được đánh giá:
Cấp B: 180 m3/ng; cấp B+C1: 540 m3/ng; cấp C2: 1200 m3/ng. Trữ lượng nước dùng cho
ăn uống sinh hoạt (không phải là nước khống) được tính tốn cho 2 lỗ khoan ML.9 và
ML.16 với cấp trữ lượng C1 = 730 m3.ng.
6. Tháng 11 năm 1991, Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam (nay là Cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam) đã phê chuẩn Báo cáo: Tìm kiếm nước khống vùng Bình Ca, tỉnh
Tun Quang do Liên đồn II ĐCTV (nay là Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài ngun
nước miền Bắc) thực hiện. Diện tích tìm kiếm 24 km2, thuộc địa phận xã Bình Ca, huyện
Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Khối lượng các dạng công tác chủ yếu đã thực hiện gồm:
- Đo vẽ ĐC-ĐCTV tỷ lệ 1: 25.000: 24 km2;
- Đo sâu đối xứng: 280 điểm;
- Đo carota lỗ khoan: 395m;

- Khoan ĐCTV: 582m/6LK

Sinh viên : Cao Sỹ Hưng

17

Lớp ĐCTVAK59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

- Hút nước thí nghiệm: 6 lỗ khoan, trong đó có 1 lỗ khoan hút nước với 2 đợt hạ
thấp mực nước và 1 lỗ khoan hút nước với 3 đợt hạ thấp mực nước;
- Phân tích 847 mẫu nước và mẫu khí các loại.
Báo cáo đã đạt mục tiêu đề ra là nghiên cứu làm sáng tỏ cấu trúc địa chất, điều kiện
ĐCTV, từ đó xác định đối tượng và khoanh vùng triển vọng để thăm dị cung cấp nước
khống, trữ lượng cấp C1: 500m3/ng, cấp C1+C2: 2.030m3/ng. Nước khoáng thuộc loại
nước carbonnic, tổng khoáng hoá và nhiệt độ trung bình, hàm lượng CO2 đạt 2200mg/l,
khơng có chất độc hại, có tác dụng giải khát, khai vị, chữa bệnh đường ruột, thận, kích
thích tiêu hố.
7. Năm 1997, Liên đồn ĐCTV- ĐCCT miền Bắc (nay là Liên đoàn Quy hoạch và
Điều tra tài nguyên nước miền Bắc) đã tiến hành Điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất
các tỉnh miền núi phía Bắc pha I, trong đó có vùng Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang, diện tích điều tra 10km2, nhằm phục vụ cung cấp nước cho nhân dân miền
núi đang khó khăn về nước ăn uống sinh hoạt. Các dạng công tác đã thực hiện gồm khảo
sát ĐC-ĐCTV, đo địa vật lý, khoan và hút nước thí nghiệm 3 lỗ khoan, lẫy và phân tích
19 mẫu nước các loại.
Trữ lượng cấp C1: 516 m3/ng; cấp C2: 1.903 m3/ng.

Nhìn chung các tài liệu của giai đoạn trước mang tính chất đơn lẻ cho từng vùng,
với các mục đích khác nhau, nhưng rất có ý nghĩa cho việc tìm kiếm nước dưới đất vùng
Vĩnh Lợi nói riêng và vùng Tuyên Quang nói chung.
3.2. Phức hệ chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Đệ tứ
Tầng chứa nước phân bố dọc theo hệ thống Sơng Lơ, diện tích khoảng 52 km2.
Thành phần đất đá chứa nước gồm sét, cát, sỏi, sạn, cuội, tảng có nguồn gốc khác nhau:
bổi tích, lũ tích, tàn tích, sườn tích. Ở những khu vực cấu thành phức hệ là tàn tích, sườn
tích thì chỉ có khả năng thấm nước tốt, còn khả năng chứa nước bị hạn chế; những khu
vực cấu thành là bồi tích thì độ thấm và chứa nước đều cao hơn và giàu nước. Ven Sơng
Lơ, ở thị xã Tun Quang, tầng chứa nước có chiều dày thay đổi 7,5 ÷ 16,72 m, trung
bình 13,64m; chiều sâu nóc tầng 10,04 ÷ 14,0 m; chiều sâu đáy tầng 17,50 ÷ 28,00 m.
Đất đá chứa nước là cát, sạn, sỏi, cuội có thành phân tương đối đồng nhất. Chiều sâu mực
nước 3,00 ÷ 9,34 m. Tầng rất giàu nước và có khả năng cung cấp lớn
3.3. Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích lục nguyên hệ tầng Văn Lãng (t3)
Các trầm tích của hệ tầng t3 phân bố chủ yếu ở các huyện Chiêm Hóa, Yên Sơn và
Sơn Dương, với diện tích 147 km2. Thành phần gồm: cuội kết, cát kết vôi, bột kết vôi,
Sinh viên : Cao Sỹ Hưng

18

Lớp ĐCTVAK59


×