Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Giải pháp giảm nghèo đa chiều trên địa bàn xã lương thượng, huyện na rì, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.09 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG MINH ĐÔ
Tên đề tài:
“GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ LƯƠNG THƯỢNG HUYỆN NA RÌ TỈNH BÁC KẠN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát Triển Nông Thôn

Lớp

: K49 – PTNT

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học



: 2017 -2021

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Bùi Thị Thanh Tâm

Thái Nguyên - năm 2021


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài "Giải pháp giảm nghèo đa chiều trên địa bàn xã
Lương Thượng huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn" là cơng trình nghiên cứu độc lập
dưới sự hướng dẫn của TS. Bùi Thị Thanh Tâm. Những số liệu và kết quả
nghiên cứu hoàn toàn trung thực, được thực hiện tại ủy ban xã Lương
Thượng, khơng sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác. Ngồi ra, trong bài báo
cáo có sử dụng tham khảo một số tài liệu đã được trích dẫn nguồn và ghi chú
rõ ràng. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm trước khoa và nhà trường về sự
cam đoan này nếu như có vấn đề sảy ra.
Xác nhận của GVHD

Người cam đoan

TS. Bùi Thị Thanh Tâm

Nông Minh Đô



ii

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành khóa luận này, em xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ giáo
TS. Bùi Thị Thanh Tâm đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết báo
cáo tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Kinh tế và Phát triên
nông thơn đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với
vốn kiến thức được tiếp thu trong q trình học khơng chỉ là nền tảng cho q
trình nghiên cứu khóa luận mà cịn là hành trang quý báu để em bước vào đời
một cách vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn các bác, cô, chú, anh, chị cán bộ làm việc tại Uỷ
Ban xã Lương Thượng đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập
tại cơ quan.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành cơng
trong sự nghiệp cao q.
Do trình độ cũng như kinh nghiệm thực tiễn cịn hạn chế nên bài báo cáo
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được ý kiến đóng góp
của các thầy cơ.
Em xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, tháng

năm 2021


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ v
PHẦN 1.MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 1
1.2.1.Mục tiêu chung................................................................................................. 1
1.2.2.Mục tiêu cụ thể................................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................... 2
PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................... 3
2.1. Cơ sở lí luận....................................................................................................... 3
2.1.1. Một số quan điểm về nghèo và giảm nghèo..................................................... 3
2.1.1.1. Một số khái niệm và định nghĩa về nghèo.................................................... 3
2.1.1.2. Khái niệm giảm nghèo và quan điểm về giảm nghèo................................... 3
2.1.2. Nghèo đa chiều................................................................................................ 4
2.1.2.1. Khái niệm nghèo đa chiều............................................................................ 4
2.1.2.2. Các khía cạnh của nghèo đa chiều................................................................ 5
2.1.2.3. Chuẩn nghèo đa chiều.................................................................................. 6
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài................................................................................. 10
2.2.1. Tình hình nghèo và công tác giảm nghèo ở Việt Nam................................... 10
2.2.2. Kinh nghiệm giảm nghèo của một số địa phương......................................... 11
2.2.2.1. Huyện Na Hang.......................................................................................... 11
2.2.2.2. Huyện Định Hóa......................................................................................... 12
2.2.3. Rút ra bài học khinh nghiệm cho công tác giảm nghèo đa chiều
của huyện Na Rì...................................................................................................... 13
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........14
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 14



iv

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 14
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 14
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 14
3.2.1. Nội dung nghiên cứu..................................................................................... 14
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 14
3.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin.................................................................. 14
3.3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin.................................................. 16
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................ 17
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu........................................................................... 17
4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên.......................................................................... 17
4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội............................................................................... 19
4.2. Thực trạng nghèo đa chiều tại xã Lương Thượng huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn .. 24

4.3 Tình hình chung của nhóm hộ điều tra.............................................................. 25
4.3.1. Thực trạng nghèo đa chiều của nhóm hộ điều tra.......................................... 27
4.3.2. Mức độ thiếu hụt các dịch vụ cơ bản của nhóm hộ điều tra...........................32
4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới nghèo đa chiều.......................................... 34
4.4.1. Ảnh hưởng của thành phần dân tộc đến nghèo đa chiều................................ 34
4.4.2. Ảnh hưởng của quy mơ hộ gia đình đến nghèo đa chiều...............................35
4.4.3. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của các hộ điều tra..................................... 36
4.5. Giải pháp giảm nghèo tại xã Lương Thượng huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn.........37
4.5.1. Định hướng:.................................................................................................. 37
4.5.2 Giải pháp giảm nghèo bền vững nâng cao chất lượng đối với các nhóm hộ và
các chiều nghèo....................................................................................................... 38
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................. 41
5.1. Kết luận............................................................................................................ 41
5.2. Kiến nghị.......................................................................................................... 43



v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Xóa đói giảm nghèo
Uỷ ban nhân dân
Kinh tế xã hội
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Mặt trận tổ quốc
Nông nghiệp
Lao động
Đơn vị tính


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong lịch sử xã hội của loài người, đặc biệt từ khi có giai cấp tới nay,
vấn đề phân biệt giàu nghèo đã xuất hiện và đang tồn tại như một thách thức
lớn đối với phát triển bền vững của một cuốc gia, từng khu vực và toàn bộ nền
văn minh hiện đại.



các xã của huyện Na Rì nói chung và xã Lương Thượng nói riêng vấn

đề xóa đói giảm nghèo ln được Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện trong
suốt q trình xây dựng đất nước và coi đó là nhiệm vụ quan trọng để ổn định
và phát triển. Cùng với các địa phương khác trong huyện, xã Lương Thượng
đang có rất nhiều cố gắng trong việc xóa đói giảm nghèo, tính đến thời điểm
hiện tại ở xã Lương Thượng có 5 thơn với 2163 nhân khẩu/469 hộ, bên cạnh
đó có 195 hộ nghèo và cận nghèo chiếm 41,58% số hộ trên tồn xã.
Mức độ đói nghèo cũng có sự chênh lệch khác nhau giữa các vùng miền
trong cả nước do những đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội. Trong đó, đói nghèo ở các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa trầm trọng
hơn các khu vực miền xi. Tình trạng đó đã gây ảnh hưởng rất xấu tới chất
lượng cuộc sống nhân dân vùng núi.
Là một người con trong xã và cũng là một sinh viên sắp ra trường. Trải qua
quá trình tìm tịi và nghiên cứu em đã thấy được tính cấp thiết của của việc giảm
nghèo, vì vậy em đã quyết định chọn đề tài “Giải pháp giảm nghèo đa chiều
trên địa bàn xã Lương Thượng huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn” để nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1.Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng đói nghèo của các hộ nơng dân
xã Lương Thượng theo tiêu chí nghèo đa chiều, đề tài nhằm đưa ra những giải
pháp nhằm giảm nghèo cho các hộ nông dân của xã Lương Thượng huyện Na


2

Rì tỉnh Bắc Kạn.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể

Đánh giá được thực trạng nghèo đa chiều của xã Lương Thượng.
Tìm ra được và nêu ra những nguyên nhân dẫn đến nghèo đa chiều tại xã
Lương Thượng.
Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo đa chiều ở xã
Lương Thượng.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Để nâng cao kiến thức và kinh ngiệm thực tế việc nghiên cứu đề tài là cơ
hội để sinh viên tham gia thực hành và áp dụng những kiến thức đã được học
đi vào thực tế.
Nghiên cứu đề tài đòi hỏi sinh viên phải vận dụng nhiều kiến thức đã học
để đưa vào thực tế, kỹ năng đặt câu hỏi khai thác thông tin, các phương pháp
PRA, khả năng phân tích xử lý số liệu, sự tổng hợp và đưa ra lý luận từ những
vấn đề thực tiễn...
Những đề tài liên quan đến vấn đề nghèo đói ln mang tính cấp thiết và
quan trọng hàng đầu về các chương trình phát triển kinh tế xã hội trên tồn thế
giới cũng như ở Việt Nam. Nghèo đói là gốc rễ dẫn đến nhiều vấn đề khác
trong cuộc sống xã hội, nó là mắt xích quan trọng để giải quyết các vấn đề đó.
- Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài sẽ góp phần vào việc đánh giá thực trạng đói nghèo tại địa phương,
những nguyên nhân nghèo đói, hiệu quả của các chính sách, chương trình triển
khai tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con địa phương.
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là cơ sở giúp chính quyền và ban ngành đoàn thể
trong xã đưa ra được những biện pháp giảm nghèo có hiệu quả hơn.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Một số quan điểm về nghèo và giảm nghèo
2.1.1.1. Một số khái niệm và định nghĩa về nghèo
Trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về nghèo nhưng phổ biến hơn
cả là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
Theo nghĩa tuyệt đối, nghèo khổ là một trạng thái mà các cá nhân thiếu
những nguồn lực thiết yếu để có thể tồn tại. Khái niệm này nhằm vào phúc lợi
kinh tế tuyệt đối của người nghèo, tách rời với phân phối phúc lợi của xã hội.
Điều này có nghĩa là mức tối thiểu được xác định bằng ranh giới nghèo khổ. Ranh
giới nghèo khổ phản ánh mức độ nghèo khổ của một tầng lớp dân cư nhất định
trong một hời gian nhất định. Nó thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế và những
chính sách điều chỉnh xã hội trong các kế hoạch chung và dài hạn của quốc gia.
Ranh giới nghèo khổ có thể được xếp theo cách tiếp cận "đáp ứng nhu cầu cơ
bản", trong đó chỉ mức dinh dưỡng tối thiểu và những thực phẩm khác.

Theo nghĩa tương đối nghèo là tình trạng thiếu hụt các nguồn lực của các
cá nhân hoặc nhóm trong tương quan của các thành viên khác trong xã hội, tức
là so với mức sống tương đối của họ. Như vậy, nghèo tương đối là tình trạng
của một bộ phận dân cư có mức sống dưới trung bình của cộng đồng tại địa
phương xem xét khái niệm này thường được các nhà xã hội học ưa dùng vì
nghèo tương đối liên quan đến sự chênh lệch về những nguồn lực vật chất,
nghĩa là về bất bình đẳng phân phối xã hội.(Trịnh Son, 2012)[6]
2.1.1.2. Khái niệm giảm nghèo và quan điểm về giảm nghèo
Khái niệm giảm nghèo được hiểu là giảm tình trạng dân cư chỉ có thể thỏa
mãn một phần nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Ở cấp độ cộng đồng, giảm nghèo
này được hiểu là giảm số lượng hay tỷ lệ người hay hộ không thỏa mãn những
nhu cầu cơ bản. Ở cấp độ gia đình, giảm nghèo được hiểu là nâng cao mức độ


4


thõa mãn các nhu cầu cơ bản của hộ gia đình hay cịn gọi là thu hẹp khoảng
cách nghèo.
Trên thực tế, chuẩn nghèo được thể hiện bằng một mức thu nhập cụ thể.
Do vây, giảm nghèo cũng có thể được hiểu là nâng cao thu nhập (để nâng cao
mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản).
Bản chất của giảm nghèo là cải thiện hay nâng cao mức độ thỏa mãn các
nhu cầu cơ bản. Nhưng mục tiêu của giảm nghèo là phải thoát nghèo (vượt
chuẩn nghèo). Do vậy các hoạt động hỗ trợ giảm nghèo nếu chỉ đặt mục tiêu là
cải thiện mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản là chưa đủ, mà cần phải xác
định mục tiêu là thốt nghèo, có nghĩa là thỏa mãn các nhu cầu cơ bản ở mức
độ cao (so với chuẩn).(Bùi Tư, 2020)[9]
2.1.2. Nghèo đa chiều
2.1.2.1. Khái niệm nghèo đa chiều
Theo Tổ chức Liên hợp quốc “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham
gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là khơng có đủ ăn, đủ
mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, khơng có đất đai để
trồng trọt hoặc khơng có nghề nghiệp để ni sống bản thân, khơng được tiếp
cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là khơng an tồn, khơng có quyền, và bị
loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro, không tiếp cận
được nước sạch và cơng trình vệ sinh”.
Vấn đề nghèo đa chiều có thể đo bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí phi
thu nhập. Sự thiếu hụt cơ hội, đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng, thất học,
bệnh tật, bất hạnh và tuyệt vọng là những nội dung được quan tâm trong khái
niệm nghèo đa chiều. Thiếu đi sự tham gia và tiếng nói về kinh tế, xã hội hay
chính trị sẽ đẩy các cá nhân đến tình trạng bị loại trừ, khơng được thụ hưởng
các lợi ích phát triển kinh tế - xã hội và do vậy bị tước đi các quyền con người
cơ bản.
Tuy nhiên, chuẩn nghèo đa chiều có thể là một chỉ số khơng liên quan đến



5

mức thu nhập mà bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sự thiếu hụt các dịch
vụ xã hội cơ bản. Chỉ số nghèo đa chiều của quốc tế, với ba chiều cạnh chính là:
y-tế, giáo dục và điều kiện sống, hiện là một thước đo quan trọng nhằm bổ sung
cho phương pháp đo lường nghèo truyền thống dựa trên thu nhập.
Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các nhà
chính trị và các học giả với quan điểm nghèo là một hiện tượng đa chiều, cần
được chú ý nhìn nhận là sự thiếu hụt hoặc không được thỏa mãn các nhu cầu cơ
bản của con người. Nghèo đa chiều là tình trạng con người không được đáp ứng

ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.
(Trần Nguyệt Minh Thu, 2019)[8]
2.1.2.2. Các khía cạnh của nghèo đa chiều
Về thu nhập: Đa số người nghèo làm những công việc đơn giản, lao động
chân tay là chủ yếu, công việc nặng nhọc, khơng ổn định, phục thuộc vào thời
vụ và có tính rủi ro cao nhưng lại có mức thu nhập thấp, thường làm các nghề
về nông lâm ngư nghiệp. Do làm những công việc nặng nhọc kéo dài mà mức
thu nhập thấp nên các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày chỉ đáp ứng được một phần
nào đó, kéo theo đó là suy giảm về lao động tạo từ đó làm giảm mức thu nhập
từ đó tạo nên vong luẩn quẩn của đói nghèo.
Y tế - giáo dục: Do phải lao động cực nhọc kéo dài và sống trong khu vực
có điều kiện vệ sinh còn hạn chế dẫn đến những vấn đề về sức khỏe. Việc thiếu
những diều kiện không đảm bảo vệ sinh cũng dẫn đến tỷ lệ trẻ em bị mắc các
bệnh gây nên suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến những bà mẹ mang thai gây nên
sự mất chất lượng về các đời sau. Ngồi ra tình trạng giáo dục của người nghèo
cũng là một vấn đề đáng phải quan tâm. Những người nghèo thường khơng có
điều kiện học thuận lợi do khơng thể trang trải được lệ phí hoặc do tâm lý lạc
hậu ảnh hưởng đến việc học của con cái. Tuy nhiên hiện nay do đã nhận thức

được tầm quan trọng của việc đi học nhưng vấn đề chi phí cũng gây ra nhiều
khó khăn đối với tình hình tài chính của các hộ gia đình nghèo.


6

Điều kiện sống: Chúng ta cần đưa ra những giải pháp để giúp người
nghèo thoát khỏi cảnh phải sống ở những nơi có điều kiện sinh hoạt, vệ sinh, ý
tế có nhiều hạn chế, giúp họ được tiếp cận với điều kiện sống tốt hơn.
Tiếp cận thông tin: Người nghèo thường rất hạn chế và lạc hậu về việc
tiếp cận thông tin, cần phải đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao đồng thời từ
đó tăng lên sự hiểu biết cho các hộ về các lĩnh vực.
Nhà ở: Người nghèo thường sống trong những ngôi nhà thiếu bền vững,
thiếu thốn về vật chất và tinh thần từ đó gây nên những ảnh hưởng xấu đến
công việc sản xuất hằng ngày và mất thêm chi phí để gia cố nhà ở, ta cần đưa
ra các giải pháp đề khắc phục vấn đề này.
2.1.2.3. Chuẩn nghèo đa chiều
Chuẩn nghèo đa chiều là mức độ thiếu hụt mà nếu hộ gia đình thiếu nhiều
hơn mức độ này thì bị coi là nghèo đa chiều. Theo quan niệm của các tổ chức
quốc tế, một hộ gia đình thiếu từ 1/3 tổng điểm thiếu hụt trở lên sẽ bị coi là
nghèo đa chiều.
Theo QĐ số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng
chính phủ quy định các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho
giai đoạn 2016-2020 như sau:
Các tiêu chí về thu nhập
Hộ nghèo
Khu vực nơng thơn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở
xuống.
-


Có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 700.000 đồng

đến1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở
xuống.


- Có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến


7

1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ cận nghèo
Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên
700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ
thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên
900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức
độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Hộ có mức sống trung bình
Khu vực nơng thơn: là hộ có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên
1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên
1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng.(Phương Chi, 2016)[2]
Chỉ số nghèo đa chiều

Bảng 2.2. Bảng chỉ số nghèo đa chiều
Chiều
nghèo

1. Giaó
dục


8

2. Y tế


9

3. Nhà ở

4. Điều
kiện sống


10

5. Tiếp
cận thông
tin

(Ng
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tình hình nghèo và cơng tác giảm nghèo ở Việt Nam

Các đánh giá, nghiên cứu cho thấy, thời gian qua công tác giảm nghèo của
Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định. Tỷ lệ hộ nghèo giảm liên tục
qua các năm trên phạm vi cả nước, các vùng miền.
Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2016- 2020, đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo cả nước cịn
3,75%; trong 4 năm, có 58% số hộ nghèo đã thoát nghèo. Uớc đến cuối năm
2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn khoảng 2,75%. Như vậy sau 5 năm, tỷ lệ
hộ nghèo bình quân cả nước giảm khoảng 1,43%/năm, đạt chỉ tiêu Quốc hội giao.
Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên về đích trước Mục tiêu Thiên niên kỷ của
Liên hợp quốc về giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm cịn
27,85%, bình qn trong 4 năm giảm 5,65%/năm, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao
giảm bình quân 4%/năm; ước cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo bình qn các huyện
nghèo cịn khoảng 24%. Đã có 8/64 huyện nghèo thốt khỏi tình trạng


11

đặc biệt khó khăn và 14/30 huyện nghèo hưởng cơ chế theo Nghị quyết 30a
thốt khỏi tình trạng khó khăn. Nhiều địa phương đã nỗ lực thốt khỏi tình
trạng đặc biệt khó khăn, thốt nghèo như huyện Tân Sơn (Phú Thọ), huyện Ba
Bể (Bắc Kạn), huyện Phù Yên và huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), huyện Tân
Uyên và huyện Than Uyên (Lai Châu), huyện Như Xuân (Thanh Hóa), huyện
Sơn Hà (Quảng Ngãi). Dự kiến, đến cuối năm 2020, có 32 huyện nghèo thốt
khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.(Lê Văn Phong, 2020)[5]
Có thể thấy, trong giai đoạn 2016-2020, mặc dù ngân sách cịn nhiều khó
khăn song Quốc hội, Chính phủ đã tăng nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo gấp
2 lần so với giai đoạn trước. Tổng các nguồn vốn thực hiện Chương trình giai
đoạn 2016-2020 đạt trên 93,6 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách:
45,33%; vốn ngân sách địa phương: 10,75%; vốn xã hội hóa: 23,62%; vốn ủng
hộ Quỹ “Vì người nghèo” và các hoạt động an sinh xã hội của MTTQ Việt

Nam các cấp: 19,86%... Nguồn lực này đã được bố trí, huy động để thực hiện
một số chính sách thúc đẩy hiệu quả cơng tác giảm nghèo bền vững. Có được
những thành quả trên là do Chính phủ đã chỉ đạo ban hành các chính sách giảm
nghèo chung hỗ trợ toàn diện cho người nghèo như bảo hiểm y tế, miễn giảm
học phí, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, dạy nghề, lao động và việc làm, trợ giúp
pháp lý, trợ giúp xã hội, vay vốn tín dụng ưu đãi; giải quyết đất ở, đất sản xuất,
giao rừng. Từng bước giảm dần và bãi bỏ những chính sách hỗ trợ cho khơng,
tăng chính sách hỗ trợ có hồn trả, có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và
thời gian thụ hưởng.(Tuấn Anh, 2018)[1]
2.2.2. Kinh nghiệm giảm nghèo của một số địa phương
2.2.2.1. Huyện Na Hang
Giảm nghèo ở huyện Na Hang – Tuyên Quang: là một huyện ở vùng cao đa
số các hộ đều thuần nông, người dân chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông
nghiệp, các ngành nghề khác phát triển chậm. Để người nghèo thoát nghèo, bảo


12

đảm khơng tái nghèo, vươn lên có mức sống trung bình, khá giả địi hỏi phải
có sự quyết tâm cao của đảng bộ, chính quyền và tồn dân.
Để phát triển kinh tế, nâng cao nguồn thu nhập, ngoài làm ruộng, chăn ni
để sinh sản, ví dụ như gia đình ơng Lê Hưng Dần ở thơn Khánh Hội cịn nhân
rộng mơ hình ni cá kết hợp chăn ni. Năm 2019 sau khi trừ các khoản chi phí,
gia đình ơng Dần lãi trên 100 triệu đồng. Ơng Dần khơng chỉ là tấm gương điển
hình của người nơng dân vượt khó làm kinh tế giỏi mà còn thường xuyên chia sẻ,
giúp đỡ các hộ nghèo, có hồn cảnh khó khăn về kiến thức để cùng vươn lên phát
triển kinh tế, đẩy lùi đói nghèo. thông qua công tác tuyên truyền đã làm chuyển
biến, thay đổi nhận thức, phát huy được vai trò “tự giảm nghèo”, “tự an sinh” của
các đối tượng thuộc hộ nghèo; nhận thấy trách nhiệm trong việc giảm nghèo, xóa
bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và xã hội, có trách nhiệm

cải thiện và nâng cao đời sống của bản thân, gia đình trước sự phát triển, đi lên
của xã hội... Bên cạnh đó là việc thực hiện có chất lượng, hiệu quả các chương
trình, dự án giảm nghèo của Chính phủ đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ
17,46% năm 2015 xuống còn 2,21% năm 2020.

Để tiếp tục nâng cao đời sống cho người dân thời gian tới huyện sẽ tập
trung tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của người
dân, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, cùng vào cuộc tích cực
hơn nữa để Nhân dân được tiếp cận với các chính sách giảm nghèo. Đồng thời,
tiếp tục xây dựng phong trào giảm nghèo thông qua biểu dương, khen thưởng
các cá nhân là những gương điển hình tiên tiến, vươn lên thốt nghèo... từ đó
sẽ thực hiện tốt hơn nữa chủ trương xóa nghèo bền vững trên địa bàn huyện.
(Thiên Nga, 2020)[4]
2.2.2.2. Huyện Định Hóa


huyện định hóa sau khi kết thúc chương trình mục tiêu quốc giá giảm

nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3%/năm.
Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở huyện được dầu tư xây mới và nâng cấp theo tiêu


13

chí nơng thơn mới, thu nhập của các hộ gia đình tham gia dự án phát triển sản
xuất, đa dạng hóa kinh tế tăng 25%/năm, bình qn mỗi năm có ít nhất 15% hộ
tham gia dự án thoát nghèo, cận nghèo.(Đỗ Huy, 2021)[3]
2.2.3. Rút ra bài học khinh nghiệm cho cơng tác giảm nghèo đa chiều
của huyện Na Rì
Từ cơng tác giảm nghèo của một số địa phương ta rút ra một số bài học

kinh nghiệm như sau:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng nhằm làm chuyển biến về nhận thức của người
dân trong công tác giảm nghèo, ý thức được trách nhiệm của mình, từ đó tự
vươn lên thốt nghèo, tránh tư tưởng trơng chờ ỷ lại vào Nhà nước.
Hai là, cần có những chỉ đạo sát sao những điều chỉnh phù hợp cần thiết
và đúng lúc đến từ sự lãnh đạo của các cấp chính quyền, huy động được sự hợp
tác và phấn đấu của nhân dân thực hiện chính sách giảm nghèo theo hướng bền
vững.
Ba là, phải thực hiện lồng ghép tốt các chương trình, dự án, nguồn vốn
trên địa bàn để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bằng một cơ chế chỉ đạo tập
trung thống nhất từ huyện đến cơ sở.
Bốn là, để lên kế hoạch và xây dựng chương trình giảm nghèo với những
giải pháp phù hợp, đúng hướng ta cần xác định rõ nguyên nhân, điều kiện ở
từng địa phương để từ đó có thể làm tốt và đạt được hiệu quả cao nhất trong
công cuộc giảm nghèo.
Năm là, đẩy mạnh công tác xây dựng nhân rộng mơ hình giảm nghèo với
phương châm mỗi địa phương có một mơ hình hiệu quả; hướng dẫn cách làm
ăn; phát huy hệ thống dạy nghề, tập trung ngành nghề gắn với thực tiễn sản
xuất, nhu cầu học nghề của từng đối tượng và nhu cầu việc làm; tổ chức sơ,
tổng kết kịp thời.


14

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hộ dân trên địa bàn xã Lương Thượng huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn sẽ

là đối tượng nghiên cứu.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại địa xã Lương Thượng

huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn.
-

Phạm vi thời gian: Các số liệu và thông tin, các chương trình thực hiện

từ năm 2018 đến năm 2020.
- Thời gian triển khai thực hiện đề tài: Từ ngày 01/02/2021- 01/05/2021
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Nội dung nghiên cứu
-

Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội tại xã Lương Thượng huyện

Na Rì tỉnh Bắc Kạn.
- Đánh giá thực trạng nghèo tại xã Lương Thượng huyện Na Rì tỉnh Bắc
Kạn.

-

Xác định các nguyên nhân nghèo đói của người dân tại xã Lương

Thượng huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn.
-


Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm giảm nghèo đa chiều cho các nhóm

hộ tại xã Lương Thượng huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn.
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu
3.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Cần sử dụng các phương pháp để thu thập các thông tin phục vụ nghiên
cứu như sau:
Thông tin thứ cấp:
Thu thập các nguồn thơng tin có sẵn. Thu thập các số liệu đã được cơng
bố của xã Lương Thượng huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn.


15

- Báo cáo về kinh tế xã hội của xã.
- Thuyết minh về q trình xây dựng nơng thơn mới của xã.
- Báo cáo về chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2018-2020.
- Một số tài liệu liên quan khác…
- Sách báo, internet…v.v…
- Các thông tin do cán bộ địa phương cung cấp.
-

Các thành tựu đã đạt được và kinh nghiệm của những người đã lmà công

tác giảm nghèo tại địa phương.
Thông tin sơ cấp:
Thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu. Cụ thể, số liệu sơ cấp đuwọc
thu thập từ các hộ điều tra trên địa bàn xã Lương Thượng.
Đến địa bàn nghiên cứu quan sát thực tế, phỏng vấn các hộ gia đình để
biết được tình hình nghèo đói của địa phương. Vai trị giảm nghèo bền vững

đối với phát triển kinh tế của hộ. Từ đó nắm được một cách tương đối thơng tin
về tình hình thu thập, nhân khẩu, lao động, đất đai, chi phí sản xuất, tài sản,
nguồn vốn của hộ, những thuận lợi và khó khăn để đưa ra các giải pháp giúp
các hộ gia đình thốt nghèo.
Phương pháp điều tra hộ
Chọn mẫu điều tra
Tồn xã có 5 thơn, để phản ánh một các trung thực và chính xác nhất thực
trạng nghèo của các hộ tại xã Lương Thượng, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
Chọn 3 thôn đại diện cho xã trong đó mỗi thơn lấy ngẫu nhiên 15 hộ thuộc hộ
nghèo và cận nghèo , trong đó:
Chọn 1 thơn có tình hình kinh tế phát triển nhất (Thơn Nà Làng)
Chọn 1 thơn có tình hình kinh tế phát triển trung bình (Thơn Pàn Xả)
Chọn 1 thơn có tình hình kinh tế khó khăn (Thơn Khuổi Nộc)


16

3.3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin
Phương pháp xử lý:
-

Tổng hợp các số liệu đã thu được qua đó phân tích số liệu và biểu diễn

số liệu theo các hình thức phù hợp.
-

Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: tổng hợp các số liệu thu

thập sau đó xử lý trên bảng, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện.
Phương pháp phân tích thơng tin:

Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để
tiến hành thu thập thông tin trong một khoảng thời gian đề tài nghiên cứu. Từ
các số liệu và các thông tin thu thập được tiến hành phân tích những yếu tố,
nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèo để thấy được xu hướng và đưa ra những
giải pháp giảm nghèo bền vững.


17

PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
4.1.1.1.Vị trí địa lý:
Lương Thượng là một xã vùng cao thuộc huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn.
Xã Lương Thượng có vị trí địa lý:
Phía bắc giáp xã Thuần Mang
Phía đơng giáp xã Văn Lang

Phía nam giáp các xã Văn Lang và xã Kim
Hỷ Phía tây giáp xã Kim Hỷ.
Xã Lương Thượng có diện tích 38,18 km², dân số năm 2020 là 2163
người, mật độ dân số đạt 56 người/km².
Lương Thượng có sơng Bắc Giang chảy qua và có một số phụ lưu như
Khuổi Lịa, Khuổi Hát. Quốc lộ 279 chạy gần như song song với dịng sơng khi
đi qua địa bàn xã.
Xã Lương Thượng được chia thành 5 bản: Khuổi Nộc, Nà Làng, Vằng
Khít, Pàn Xả, Bản Giang.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo:

Lương Thượng là xã vùng núi có con sơng Bắc Giang chảy qua và đường
quốc lộ 279 qua địa bàn xã 7km làm phân bố địa hình xã làm 2 phần rõ rệt một
bên giáp núi đá thuộc khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, một bên giáp đồi rừng, diện
tích đồi núi chiếm 70% tổng diện tích tự nhiên. Nhìn chung đất đai xã Lương
Thượng khơng màu mỡ, hàm lượng mùn thấp, đất ruộng có tầng canh tác mỏng,
đất rừng có tầng lớp mặt trung bình, phù hợp với trồng cây lâm nghiệp.

4.1.1.3. Khí hậu và thủy văn:


18

Tuy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng vì địa hình cao,
lại có nhiều dãy núi hình cánh cung mở ra ở phía bắc, mùa đơng có gió Bắc
thổi mạnh, rất lạnh, cịn mùa hè mát mẻ, do đó vùng này có khí hậu cận nhiệt
ẩm, cụ thể như sau:
-

Nhiệt độ: nhiệt độ cao nhất khoảng 37-38◦C (tháng 7 - 8), nhiệt độ thấp

nhất xuống tới 7 - 8◦C (tháng 02 - 03).
- Gió: hướng gió chủ đạo: gió Đơng Nam về mùa hè, gió Đơng Bắc về
mùa

đơng. Vận tốc gió trung bình 2 m/s.
- Bão: ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, chủ yếu gây ảnh hưởng gây
mưa

lớn, hàng năm thường có 5 - 7 cơn bão gây mưa lớn.
-


Mưa: lượng mưa trung bình hàng năm 1.064 mm lượng mưa cao nhất vào

khoảng tháng 5,6,6 trung bình khoảng từ - 176,2 mm/tháng đến 252,0mm/tháng

lượng mưa thấp vào khoảng tháng 11-12.
-

Độ ẩm khơng khí: độ ẩm khơng khí trung bình khoảng 82%. Thấp nhất là

78% vào tháng 2-3 cao nhất 87% vào tháng 8-9.Lượng bốc hơi trung bình hàng
năm 840mm, thâp nhất là 65,4mm vào tháng 2, cao nhất 77m vào tháng 4.

- Nắng: Số giờ nắng trung bình 1600 - 1700 giờ/năm.
4.1.1.4. Nguồn nước:
Tài nguyên nước được nhìn nhận và đánh giá dựa trên hai nguồn nước
chính là: nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.
Nguồn nước mặt: Lương Thượng có con sơng Bằng Giang, là nguồn nước
chính phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp. Ngồi ra trong địa bàn xã có nhiều ao
hồ, hệ thống kênh đào và các con suối nằm xen kẽ giữa các khe núi.
Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm chủ yếu trong tầng chứa nước lỗ
hổng Plutôxen, hàm lượng Cl < 200mg/l. Tầng khai thác phổ biến ở độ sâu
trung bình từ 90 - 120 m có thể khai thác phục vụ sinh hoạt. Tuy nhiên, hiện
nay trên địa bàn xã chưa có đánh giá chi tiết về trữ lượng cũng như chất lượng
tầng nước ngầm.(Nông Đức Tuyên, 2017)[7]


×