Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hướng dẫn sử dụng MOM200A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.73 KB, 8 trang )

MỤC LỤC
1

Tổng quát về thiết bị ................................................................................................. 2

1.1 Mô tả ......................................................................................................................... 2
1.2 Các ứng dụng ............................................................................................................ 2
1.3 Đặc tính kỹ thuật ....................................................................................................... 2
2

Biện pháp kỹ thuật an toàn ....................................................................................... 3

2.1 Qui định an toàn đối với người vận hành ................................................................. 3
2.2 Qui định an toàn đối với thiết bị ............................................................................... 3
3

Các bước vận hành khai thác thiết bị ........................................................................ 4

3.1 Các bước chuẩn bị .................................................................................................... 4
3.2 Thực hiện phép đo .................................................................................................... 6
4

Bảo trì, sửa chữa, kiểm định/hiệu chuẩn .................................................................. 8

5

Các tài liệu tham khảo phục vụ biên soạn qui trình .................................................. 8


1


Tổng quát về thiết bị
1.1 Mô tả

-

Tên thiết bị: Máy đo điện trở tiếp xúc MOM-200.

-

Kiểu: MOM-200.

-

Nhà chế tạo: Programma - Thụy Điển.

-

Kích thước: 280 x 178 x 246 (mm).

-

Trọng lượng: 24,6 kg.
1.2 Các ứng dụng

-

Cầu đo điện trở tiếp xúc MOM-200 dùng để đo điện trở một chiều các mạch dẫn
chính của các thiết bị điện: Máy cắt, dao cách ly, cầu chì...; đồng thời cịn dùng
để kiểm tra chất lượng các mối ghép nối thường xuyên mang tải về dịng: các
mối nối của đường dây trên khơng, thanh cái. Nhờ vào các phép kiểm tra này mà

người sử dụng thiết bị có thể sớm phát hiện ra các khuyết tật cũng như các hư
hỏng tại các mối ghép nối, các điểm tiếp xúc trên một mạch dẫn chính của thiết
bị, dây dẫn và thanh cái v.v..

-

Cầu đo có thể sử dụng cho các phép thử nghiệm tại phòng cũng như tại trạm. Các
phép thử nghiệm có thể được tiến hành trên 2 thang đo dòng: 100, 200ADC.
1.3 Đặc tính kỹ thuật

-

Điện áp vào: 230V, 50 - 60Hz

-

Dải đo:
0 → 1999 , độ phân giải : 1  (ở nút chọn thang điện trở
“2m”). 0 → 19,99 m, độ phân giải : 10 (ở nút chọn thang điện
trở “20m”).

-

Dòng điện ra: 0 → 100 → 200ADC.

-

Điện áp không tải: 4,9 VDC.

-


Bộ bảo vệ nhiệt làm việc ở 900C.

-

Có 1 aptomat bảo vệ quá tải và sự cố nguồn bên trong thiết bị.

-

Có 1 sun dịng 200A - 20mV,  0,5% đi kèm theo máy.


-

Cấp chính xác:  1% + 1 chữ số của giá trị hiển thị.

-

Điện áp ra (đo tại các đầu cực): 3,8 VDC tại 100A; 3,0 VDC tại 200A.

-

Thời gian đo: 15 phút (100A), 30 giây (200A).

2

Biện pháp kỹ thuật an toàn
2.1 Qui định an toàn đối với người vận hành

-


Yêu cầu về người thí nghiệm: Theo qui định tại mục 3.1.1 của thủ tục kiểm sốt
các q trình thí nghiệm thiết bị nhất thứ.

-

Chỉ được phép làm việc trên thiết bị khi có sự phân cơng của phụ trách Phân
xưởng cao thế hoặc nhóm trưởng cao thế tại cơng trình.

-

Nhóm cơng tác phải có tối thiểu 2 người: trong đó người giám sát an tồn phải
có bậc an tồn tối thiểu là bậc 4.

-

Phải tuân thủ các qui định của ngành về an tồn điện và phịng chống cháy nổ;
sử dụng đầy đủ trang bị an toàn khi làm việc.

-

Người nào không liên quan đến công việc phải đứng tránh xa các phần đang
làm việc của phép thử bằng rào chắn thích hợp có chướng ngại vật hay các cảnh
báo.
2.2 Qui định an toàn đối với thiết bị

-

Phải kiểm tra đầy đủ tình trạng kỹ thuật của thiết bị trước khi sử dụng.


-

Phải nhớ rằng ln có khả năng có điện áp cảm ứng đang tồn tại ở các đầu cực
của đối tượng thử nghiệm do các đường dây cao áp hay các thiết bị đang mang
điện gần đó. Thiết bị này khi hoạt động ở vùng gần điện trường mạnh có thể gây
nên hiện tượng giá trị dịng điện hiển thị khơng đúng.

-

Đối tượng thí nghiệm phải được cắt điện và cô lập khỏi hệ thống điện. Kiểm tra
khơng cịn điện và tiếp địa an tồn chắc chắn các cực đầu ra của đối tượng thí
nghiệm trước khi tiến hành bất kỳ thao tác nào trên đối tượng thử.

-

Nghiêm cấm đấu nối cầu đo vào thiết bị đang mang điện hay sử dụng cầu đo
trong môi trường dễ nổ. Việc lắp đặt thiết bị phải thực hiện ở nơi khơ ráo, trong
bóng râm tránh bức xạ nhiệt trực tiếp lên màn hình chỉ thị tinh thể lỏng của thiết
bị.


-

Đấu nối sơ đồ đo phù hợp quy trình thí nghiệm đối tượng được thử nghiệm. Tuyệt
đối không được cấp nguồn cho thiết bị đo trong quá trình đang tiến hành các thao
tác đấu nối.

-

Khi kết thúc một phép thử, phải luôn luôn giảm điện áp thử về zêrô trước khi cắt

nguồn, rồi tách dây đo khỏi các đối tượng đo trước khi tháo đấu nối chúng ra khỏi
thiết bị đo (MOM-200). Dây nối đất an toàn phải được nối đầu tiên và tháo ra sau
cùng.

-

Không được để hở mạch đối tượng đo trong suốt quá trình đo điện trở tiếp xúc.

-

Không sử dụng cầu đo cho bất kỳ mục đích nào khác ngồi những gì đã cho trong
tài liệu hướng dẫn của nhà chế tạo.

-

Đối với các phụ tùng và thiết bị tự chọn gồm những dây cáp và các dây dẫn đấu
nối chỉ sử dụng phù hợp với thiết bị quy định và không được áp dụng cho các
mục đích nào khác.

-

Khi thay các cầu chì bị cháy, phải đảm bảo cầu chì thay thế đúng chủng loại,
đúng dịng định mức. Tuyệt đối khơng bao giờ dùng cầu chì tạm hay làm ngắn
mạch hộp cầu chì.

-

Mặc dù thiết bị MOM-200 được chế tạo với tính năng tự động nhưng khi sử dụng
cần phải lưu ý rằng thiết bị được thiết kế để sử dụng ở chế độ ngắn hạn (khơng
liên tục).


-

Trong q trình thử nghiệm nếu thấy hoặc phát hiện các hư hỏng và tình trạng
bất thường trên thiết bị thử hoặc đối tượng thử phải lập tức ngừng thử và báo cáo
kịp thời cho Lãnh đạo Phân xưởng hoặc Nhóm trưởng Cao thế tại cơng trình biết
để có biện pháp xử lý.

-

Khi vận chuyển tránh dao động, va chạm mạnh làm hỏng thiết bị. Sau khi đo
xong, phải vệ sinh thiết bị và các dây đo sạch sẽ. Khi sử dụng cũng như khi bảo
quản phải đặt thiết bị nơi khô ráo, râm mát, tránh xa các vùng có mưa ẩm, hóa
chất, tia lửa, ánh nắng, nhiệt độ cao..., ảnh hưởng đến chất lượng thiết bị.

3

Các bước vận hành khai thác thiết bị
3.1 Các bước chuẩn bị


-

Thực hiện các biện pháp kỹ thuật và an toàn cách ly đối tượng được thử với các
nguồn mang điện xung quanh. Tiếp địa tạm thời một phía của đối tượng thử và
phải
đảm bảo chắc chắn tính thơng mạch của đối tượng đo (máy cắt, dao cách ly được
thí nghiệm đang ở vị trí đóng).

-


Cầu đo được chế tạo để sử dụng với nguồn 220/240V có một dây trung tính. Yêu
cầu nguồn đo phải ổn định. Do vậy luôn nối cầu đo vào đầu ra của ổn áp có cơng
suất thích hợp với điện áp đầu ra 220-240V. Ngồi ra cần phải lắp thiết bị bảo vệ
quá áp đầu nguồn vào cho cầu đo nhằm tránh các sóng dâng có trị số lớn phát
sinh từ nguồn cung cấp tần số công nghiệp chạy vào gây tác hại lên các mạch
điện tử bên trong.

-

Trình tự bố trí thiết bị và lắp đặt mạch thử nghiệm như sau:
1. Đặt MOM-200 vào vị trí đã chọn để thí nghiệm.
2. Kiểm tra cơng tắc nguồn đang ở vị trí “0”.
3. Kiểm tra nút xoay của tự ngẫu hiện đang ở vị trí khởi đầu bằng cách xoay
núm vặn thử ngược chiều kim đồng hồ đến khi thấy vạch “0” trùng với điểm
khởi đầu là được.
4. Đấu đất chắc chắn dây cáp tiếp địa của cầu đo.
5. Cắm phích cấp nguồn vào ổ cắm trên cầu đo, sau đó mới tiến hành lấy nguồn
từ bên ngoài.
6. Kiểm chuẩn lại thiết bị đo như sau: Dùng shunt mẫu 200A-20mV đấu nối
vào MOM-200, phải bảo đảm đúng về cực tính của các cọc dịng và cọc áp.
Đặt nút chọn dịng đo ở vị trí “100A”, bật chuyển mạch chọn thang đo điện
trở sang vị trí “2m”, bật cơng tắc cấp nguồn sang vị trí “I”, đèn chỉ nguồn
dòng (đèn LED ký hiệu “A”) sẽ sáng đỏ, trên mặt màn hình chỉ thị số sẽ xuất
hiện các số “000”. Sau đó xoay núm vặn theo chiều kim đồng hồ đồng thời
quan sát đồng hồ hiện số sao cho giá trị dòng DC cung cấp là 100A (lấy theo
giá trị chỉ thị hiện số trên màn hình tinh thể lỏng). Tại ngay vị trí đó, nhấn


nút “R”, tiến hành lấy trị số ghi trên màn chỉ thị tinh thể lỏng nếu trị số đo

được bằng (100  1) thì cầu đo đạt yêu cầu để đưa vào sử dụng. Ngược
lại nếu giá trị đo được nằm ngoài phạm vi trên cần phải tiến hành các phép
kiểm tra tại phịng thí nghiệm.
7. Giảm tự ngẫu về “0”, bật cơng tắc cấp nguồn xuống vị trí “0”, tháo bộ shunt
mẫu ra khỏi MOM-200.
8. Nối một đầu cực của 2 dây cáp dòng vào 2 cực dòng (+), (-) của cầu đo và
đầu kia (có kẹp cá sấu) vào 2 phía của đối tượng được thí nghiệm.
9. Nối một đầu cực của 2 dây lấy tín hiệu áp vào 2 cực áp của cầu đo và đầu kia
vào 2 phía của đối tượng được thí nghiệm (theo đúng cực tính như cáp dịng).
Dây áp phải được đấu gần đối tượng thí nghiệm hơn so với cáp dịng.
3.2 Thực hiện phép đo
1. Bật cơng tắc nguồn sang vị trí “I” (ON), đèn LED chỉ thị dịng (có ký hiệu
“A”) sáng đỏ đồng thời trên màn hình tinh thể lỏng hiển thị các số “000”.
2. Ấn một trong 2 nút chọn giá trị dịng điện đo (100, 200 A); thơng thường

chọn nút 100 A.

3. Bật chuyển mạch chọn thang đo điện trở sang vị trí “2m” (để phù hợp với
các phép đo điện trở tiếp xúc thông thường).

4. Xoay núm vặn tự ngẫu theo chiều kim đồng hồ một cách đều đặn đồng thời
quan sát chỉ thị giá trị dòng đo trên đồng hồ hiện số sao cho giá trị của nó
đúng bằng trị số của mức dịng đã ấn chọn.

5. Nhấn nút “R” ngay khi dòng điện đã đạt đến giá trị yêu cầu trên. Khi đó thiết
bị sẽ ngắt dòng chạy qua đối tượng và chuyển đổi trạng thái sang chế độ tính
tốn. Sau khoảng 2 giây màn hình sẽ chỉ thị giá trị thực của điện trở tiếp xúc
đo được tính theo đơn vị  (lúc này đèn LED có ký hiệu “” sẽ sáng lên).

6. Nếu màn hình chỉ thị mỗi số “1” ở phía bên trái (nghĩa là giá trị đo được vượt

quá thang đo 2m) thì xoay tự ngẫu ngược chiều kim đồng hồ về “0” để đưa
màn hình về trạng thái ban đầu và bật chuyển mạch chọn thang đo điện trở


sang vị trí “20m”, sau đó thực hiện tiến trình đo theo các bước như đã nói
ở trên (ở chế độ này, màn hình sẽ hiển thị giá trị của điện trở tiếp xúc tính
theo đơn vị
, nhân giá trị này với 10 sẽ cho giá trị điện trở đo được thực tế).
7. Sau khi thu được giá trị đo, xoay tự ngẫu ngược chiều kim đồng hồ về “0”
để đưa màn hình về trạng thái ban đầu và chuẩn bị cho phép đo sau.
8. Phép đo được lập lại 3 lần để lấy giá trị trung bình, tiến trình đo lại bắt đầu
theo trình tự đã nói trên.
9. Kết thúc quá trình đo, sau khi quay tự ngẫu về “0” ta bật cơng tắc nguồn về
vị trí “0” (OFF).
10. Cắt nguồn cấp cho MOM-200, sau đó rút phích cắm ra ngoài ổ cắm của
MOM- 200.
11. Tháo các dây đo ra khỏi các đối tượng đo sau đó tháo chúng ra khỏi MOM200.
12. Sau cùng tháo dây tiếp địa MOM-200 ra, đồng thời tháo dây tiếp địa lưu
động ra khỏi đối tượng đo.
13. Vệ sinh thiết bị và dây đo, sắp xếp MOM-200 cùng các phụ kiện vào vali.


Mở rộng thang đo: khi cần mở rộng thang đo điện trở tiếp xúc thì tiến

trình chuẩn bị và thực hiện phép đo cũng giống như ở trên; chỉ có một điểm
khác là giá trị dòng đo hiển thị trên đồng hồ hiện số khác với mức dòng đã
chọn bằng nút ấn chọn dịng và khi đó giá trị điện trở chỉ thị trên đồng hồ hiện
số không phải là giá trị điện trở tiếp xúc thực của đối tượng thí nghiệm.
Khi đó, giá trị điện trở tiếp xúc chính xác đo được của đối tượng thí
nghiệm sẽ được tính theo cơng thức sau:


Trong đó:


- Rt : Giá trị điện trở tiếp xúc thực tế của đối tượng đo.
- Rđ : Giá trị điện trở được chỉ thị trên màn hình tinh thể lỏng khi đo.
- Ic : Mức thang đo dòng đã ấn chọn trên MOM-200 (có 2 nấc chọn
thang dịng: 100, 200 A).
- Iđ : Giá trị dòng được tạo ra trong khi đo (nó sẽ hiển thị trên màn hình
hiện số).
4
-

Bảo trì, sửa chữa, kiểm định/hiệu chuẩn
Thường xuyên vệ sinh thiết bị và dây đo sạch sẽ, báo cáo và xử lý kịp thời những
phần khuyết tật, hư hỏng mới phát sinh trong quá trình sử dụng, kiểm tra lại tình
trạng kỹ thuật của thiết bị và các dây đo trước khi giao cho Thủ kho Phân xưởng
quản lý và lưu kho bảo quản.

-

Hàng năm, định kỳ kiểm tra kỹ thuật, kiểm định/hiệu chuẩn và bảo dưỡng theo
đúng qui định của Nhà chế tạo.

-

Bảo trì, sửa chữa, kiểm định, hiệu chuẩn thực hiện theo Thủ tục quản lý thiết bị.




×