Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Cách mạng công nghiệp 4.0 và E-learning

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.72 KB, 10 trang )

Ngô Thái Hà
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Nguyễn Đức Khiêm
Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc
Tóm tắt: Sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động sâu sắc đến
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, giáo dục khơng phải là trường hợp ngoại lệ. Cùng
với đó, sự tác động mạnh mẽ, với những diễn biến phức tạp, khó lường của đại dịch
Covid-19 thì việc học trực tuyến là giải pháp được ưu tiên hàng đầu khi mà học sinh
không thể đến trường theo cách học truyền thống. Do đó, xây dựng mơi trường học
tập trực tuyến hiện đại, thiết kế các nội dụng dạy - học hiện đại thông qua mạng internet
được phát triển theo hướng ngày càng tiếp cận gần hơn với người học. Người học có
thể khai thác nội dung học tập trực tuyến từ các thiết bị điện tử thông minh, hay học
tập trong mơ hình giáo dục ảo...E-learning là một trong nhiều phương pháp giảng dạy
tiếp cận gần nhất với việc chuyển đổi số trong giáo dục trên nền tảng của cuộc cách
mạng 4.0.
Từ khóa: E-learning, phương pháp giảng dạy, đổi mới giáo dục.

1. Đặt vấn đề
Đào tạo trực tuyến E-Learning khơng cịn là một xu hướng mới, nhưng cách
mạng công nghiệp 4.0 (CMCN) đã mang lại cho hình thức đào tạo này những
thay đổi tích cực. Xây dựng mơi trường học tập trực tuyến địi hỏi ngày càng
hồn thiện đáp ứng hiệu quả các hoạt động học tập của người học. Sự phát triển
không ngừng của công nghệ trong cuộc CMCN 4.0 mang lại cơ hội lớn nhưng
cũng ẩn chứa nhiều thách thức với phương thức đào tạo E-Learning.
2. Nội dung
2.1. Khái lược về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Khoa học và công nghệ đã thực sự thâm nhập vào mọi lĩnh vực sản xuất, trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tham gia ngày càng nhiều và chiếm tỷ trọng
lớn trong quá trình tạo ra của cải vật chất phục vụ đời sống, giúp con người phát
triển những ngành sản xuất và tìm ra các nguồn/dạng năng lượng mới. Sự phát
triển và tác động của cuộc CMCN 4.0 là hạt nhân tạo nền tảng vững chắc tạo nên


thời kỳ mới trong sự phát triển - thời kỳ của nền kinh tế số, nền giáo dục số với
kho dự liệu giáo dục mở khổng lồ và số hóa mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Cuộc CMCN lần thứ nhất xuất hiện ở nước Anh vào nửa đầu thế kỷ XVIII
và kéo sang đầu thế kỷ XIX với việc thay đổi phương thức sản xuất từ lao động
181


chân tay, lao động thủ công sang lao động sản xuất dựa trên máy móc, cơ khí
nhờ vào sự ra đời của máy hơn nước và động cơ hơi nước được ví như cuộc đại
cách mạng về phương thức tạo ra sản phẩm vật chất và văn hóa tinh thần phục
vụ nhu cầu của con người và xã hội loài người. Cuộc CMCN lần thứ hai diễn ra
vào nửa cuối thế kỷ XIX nhờ dầu mỏ và động cơ đốt trong. Thời kỳ này, xu thế
đơ thị hóa bắt đầu tăng nhanh gây ra những hệ lụy nhất định trong xã hội bởi quy
mô phát triển đến mức phải đi tìm thuộc địa để cung ứng nguồn nhân lực và
nguyên liệu, phải tranh giành thị trường bằng chiến tranh. CMCN lần thứ ba diễn
ra khi những tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hố ra đời, được xúc tác
bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân và Internet.
Phạm vi ảnh hưởng và tầm tác động của cuộc CMCN lần thứ ba khơng cịn giới
hạn trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Khoảng cách không gian được rút ngắn
với tiến bộ công nghệ trong giao thông vận tải và truyền thông.
Năm 2011, tại Hội chợ công nghiệp Hanover, thuật ngữ CMCN 4.0 gọi tắt
là công nghệ 4.0 được sử dụng và chính thức được đưa lên bàn nghị sự tại Diễn
đàn kinh tế thế giới. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về CMCN 4.0, tuy nhiên
dù được tiếp cận từ góc độ và mục đích nghiên cứu như thế nào, các nhà khoa
học, các chuyên gia và giới nghiên cứu đều thống nhất khẳng định: CMCN 4.0
là biểu hiện sinh động và là biểu tượng cho quyền lực của nền kinh tế tri thức.
Mặc dù giữa hai thuật ngữ “CMCN 4.0 và kinh tế tri thức” có sự khác biệt rất
lớn về nội hàm khái niệm nhưng dấu hiệu chung bản chất của hai khái niệm này
hướng đến và khẳng định: Tri thức và công nghệ là quyền lực, là nguồn nguyên
liệu đầu vào của mọi quá trình sản xuất vật chất trong xã hội hiện đại.

Sự phát triển của cuộc CMCN 4.0 dựa trên những thành tựu đột phá của
công nghệ thông tin và tri thức khoa học. Thông tin và tri thức khoa học đã trở
thành nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng của mọi quá trình sản xuất, thậm trí
cịn quan trọng hơn cả nguồn ngun liệu sẵn có trong tự nhiên, quan trọng hơn
cả tài nguyên thiên nhiên của mọi quốc gia. Thực tế phát triển của nhiều quốc gia
đã chứng minh: Dù là quốc gia nghèo tài ngun khống sản, ln phải gánh chịu
những tác động tiêu cực của tự nhiên: Hạn hán, lũ lụt, động đất, song thần,..nhưng
vẫn trở thành những quốc gia phát triển hùng cường. Điển hình: Hàn Quốc là
một gia nghèo tài nguyên khoảng sản, bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhưng vẫn
trở thành một trong bốn con rồng Châu Á. Tài sản lớn nhất trong sự phát triển
của xứ sở “Kim Chi” là sự phát triển của nguồn nhân lực, là khoa học kỹ thuật
và công nghệ hay Nhật Bản, sau khi chiến tranh kết thúc, ngoài việc sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, nguồn viện trợ của cộng đồng quốc tế và vốn FDI chỉ được
coi là nguồn lực ngoại sinh trong sự phát triển “thần kỳ” của đất nước mặt trời
mọc. Nguồn lực nội sinh tạo nên sự phát triển của Nhật Bản chính là nguồn lao
động có kỷ luật, có kỹ thuật cao, biết kết hợp văn hóa bản địa với văn hóa và kỹ
182


thuật phương Tây. Ngược lại, một số nước: Ghinê, Côlômbia, Nirênia,..là những
quốc gia giàu tài nguyên khoảng sản nhưng vẫn nghèo.
Đặc trưng nổi bật của cuộc CMCN 4.0 không chỉ sử dụng máy móc, thiết
bị cơng nghệ hiện đại thay thế dần sự hiện diện của con người trong mọi hoạt
động lao động sản xuất vật chất mà còn dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo, cơng
nghiệp tự động hóa, vật liệu mới và cơng nghệ thơng tin phân tích dữ liệu. Với
đặc thù này, cơ cấu ngành nghề sẽ thay đổi rất nhanh, hầu hết các tư liệu tiêu
dùng và tư liệu sinh hoạt của xã hội hiện đại là các thiết bị đa ngành. Nói cách
khác, sản phẩm lao động làm ra trong thời đại hiện nay in dấu ấn văn hóa, tri
thức, trí tuệ của hàng ngàn, hàng vạn người lao động trên toàn cầu. Nếu so sánh
với ba cuộc CMCN đã diễn ra trong lịch sử thì cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra với

tốc độ cấp số mũ. Do đó, giáo dục và đào tạo - nơi cung ứng nguồn nhân lực có
chất lượng cho mọi quá trình phát triển kinh tế - xã hội cần phải thay đổi và có
những giải pháp tiếp cận phù hợp để hội nhập cùng cộng đồng quốc tế. Thách
thức đặt ra với nguồn nhân lực qua đào tạo là rất lớn, thói quen sính bằng cấp,
chọn trường danh tiếng để theo học hay bảng điểm cao để dễ dàng tìm kiếm được
việc làm và có thu nhập cao sẽ bị thay đổi trong bối cảnh cuộc cách mạng lần thứ
tư đang diễn ra trên toàn cầu.
Cách mạng 4.0 đã trở thành xu thế phát triển tất yếu khách quan, trở thành
hiện thực sinh động ở nước ta. Nó đang tác động trực diện đến tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội, giáo dục không phải là trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, sự
tác động trực tiếp, mạnh mẽ và đang đặt ra nhiều vấn đề nổi cộm là giáo dục nghề
nghiệp - nơi cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, có khả năng tiếp biến và
lĩnh hội các thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ hiện đại, biến khả năng,
cơ hội thành hiện thực của đất nước. Điều này càng trở nên có ý nghĩa quan trọng
đối với q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay. Đảng ta xác định: “Đẩy mạnh
phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là
hiện đại hóa giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu phát triển
trong bối cảnh cuộc CMCN lần thứ tư và hội nhập quốc tế sâu rộng”1. Nhằm hiện
thực hóa quan điểm trên, Đảng ta khẳng định: “Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng, ứng
dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin, công nghệ số trong giáo
dục - đào tạo”2
Như vậy, cuộc CMCN 4.0 tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, đặt ra
yêu cầu và đòi hỏi ngày càng khắt khe với nguồn nhân lực, điều đó địi hỏi giáo
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc
gia - Sự thật, HN, tr.127-128.
2.
Sđd, tr.129.
1.


183


dục và đào tạo - nơi tri thức hóa nguồn nhân lực phải có những thay đổi để đào
tạo nguồn nhân lực đủ đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Nhờ cơng nghệ, người máy
làm việc càng thơng minh, có khả năng ghi nhớ, học hỏi vô biên, ngược lại, khả
năng đó ở con người ngày một suy giảm theo thời gian và sự trưởng thành của
nguồn nhân lực. So với các phương pháp giáo dục của các thế kỷ trước, CMCN
4.0 chú trọng đến phương pháp giáo dục “cá thế”, “lấy người học làm trung tâm”.
Cuộc CMCN 4.0 đã tác động mạnh mẽ và toàn diện đến giáo dục và đào tạo, sự
liên kết giữa các lĩnh vực vật lý, sinh học, cơ học, điện tử, tốn học, hóa học,..hình
thành những ngành nghề đào tạo mới, đặc biệt những ngành nghề liên quan đến
sự tương tác giữa con người với máy.
2.2. E-Learning và các giai đoạn phát triển
Học tập trực tuyến và xây dựng môi trường học tập trực tuyến hiện đang
được quan tâm chú ý và đưa vào triển khai trong hệ thống giáo dục quốc dân ở
nước ta nói chung, tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói riêng với phạm vi và
mức độ khác nhau. Đào tạo trực tuyến (E-learning) là một phương pháp đào tạo
tiên tiến, tồn diện, có khả năng kết nối và chia sẻ tri thức hiệu quả. Sự ra đời của
E-learning đã đánh dấu bước ngoặt mới trong việc áp dụng công nghệ thông tin
và truyền thông (CNTT&TT) vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Song song với
sự phát triển mạnh mẽ của CNTT&TT, E-Learning đã trở thành một xu thế học
tập mới của thế giới đương đại, môi trường học tập E-Learning tạo ra cơ hội cho
người học khi tham gia các khóa học được tự do lựa chọn thời gian, địa điểm và
trình độ thích hợp để học tập. Hệ thống E-Learning phân phối các nội dung học
thông qua các công cụ điện tử hiện đại: Điện thoại thơng minh, laptop, mạng
Internet, Intranet,..trong đó, nội dung học được thể hiện dưới nhiều hình thức đa
dạng và phong phú: text, audio, video, mô phỏng. Trong môi trường học tập này,
không chỉ người dạy và người học mà tất cả các thành viên tham gia đào tạo qua
E-Learning đều có thể dễ dàng giao tiếp với nhau qua hệ thống mạng máy tính

dưới các hình thức như: thư điện tử, thảo luận trực tuyến, diễn đàn, hội thảo
video...Thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người
giao tiếp trên màn hình. Cùng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, hệ thống ELearning khơng chỉ là môi trường cung cấp học liệu và kênh giao tiếp thuần túy
giữa người dạy và người học mà hệ thống cịn đóng vai trị như một cố vấn hướng
dẫn học tập tích cực.
CMCN 4.0 có vai trị ngày càng quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật số có vai trị quan trọng đối với E-Learning
là vấn đề khơng thể phủ nhận. Bởi, đặc thù của phương thức giảng dạy ELearning là dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, chủ yếu là dựa trên hạ tầng
CNTT, vì thế, công nghệ thực tế ảo sẽ dần thay đổi cách dạy và học truyền thống
184


với việc các hình thức giáo dục, đào tạo mới ra đời và phát triển mạnh như:
Cousera; Khan Academy,..sinh viên có thể đeo kính VR và ngồi ở nhà nhưng vẫn
cảm giác như đang ngồi trên giảng đường nghe bài giảng, với sự hỗ trợ của tai
nghe, máy tính, laptop hoặc smartphone và các thiết bị truyền tin thông minh,
sinh viên có thể truy cập Internet ở bất kỳ nơi nào để nghe bài giảng; Thi hoặc
truy cập tài liệu nghiên cứu dựa trên nền tảng CNTT được số hóa; ngay cả các
buổi serminar sinh viên không nhất thiết phải có mặt, các em có thể dễ dàng nghe,
phát biểu xây dựng bài học thông qua các thiết bị điện tử hiện đại. E-Learning là
một hệ thống học tập trực tuyến qua môi trường mạng Internet, dựa trên nền tảng
công nghệ Web. Từ khi ra đời cho đến nay cùng với những phát triển công nghệ,
E-Learning đã trải qua ba giai đoạn phát triển: Giai đoạn 1: E-Learning 1.0: Hệ
thống E-Learning chủ yếu cung cấp cho người học tài nguyên học tập dưới dạng
các trang web tĩnh, và khơng có nhiều cơng cụ để hỗ trợ người học trong q
trình học tập; Giai đoạn 2: E-Learning 2.0: Các hệ thống E-Learning cung cấp
cho người học hệ thống nội dung học liệu dưới các hình thức text, video, và một
kênh thảo luận nhóm dưới dạng text đơn thuần; Giai đoạn 3: E-Learning 3.0-4.0:
E-Learning bắt đầu cung cấp cho người học các nội dung học tập một cách mềm
dẻo, linh hoạt tùy theo hành vi tương tác của người học trên hệ thống, và hệ thống

E-Learning cũng cung cấp cho người học nhiều công cụ hỗ trợ như: chat, video,
online,..3
Học tập E-Learning có nhiều ưu điểm với người học như: (1).Khơng bị giới
hạn bởi không gian và thời gian: Sở dĩ vậy bởi, sự phổ cập của Internet đã làm
mờ đi đi khoảng cách về thời gian và không gian cho E-Learning. Một khoá học
E-Learning được chuyển tải qua mạng tới thiết bị điện tử thơng minh có kết nối
internet: Laptop, Smartphone,..của người học, điều này cho phép các học viên
học bất cứ không gian và thời gian nào khi người học có thể học; (2).Tính hấp
dẫn: Với sự hỗ trợ của cơng nghệ Multimedia, những bài giảng tích hợp text,
hình ảnh minh hoạ, âm thanh tăng thêm tính hấp dẫn cho nội dung bài học. Thông
qua các thiết bị điện tử thơng minh, người học khơng chỉ nghe giảng mà cịn được
xem những ví dụ minh hoạ trực quan và tương tác trực diện với giảng viên và bài
học nên khả năng lĩnh hội kiến thức tăng lên; (3).Tính linh hoạt: Nhu cầu của
người học luôn là ưu tiên hàng đầu trong một khố học E-Learning mà khơng
nhất thiết phải bám theo một thời gian biểu cố định. Do vậy, người học có thể tự
điều chỉnh q trình học, lựa chọn cách học phù hợp nhất với thời gian và điều
kiện của cá nhân; (4).Dễ tiếp cận và truy nhập ngẫu nhiên: Điều này có được bởi,
trước khi lựa chọn khóa học, người học được quyền biết trước bảng danh mục
3.

Phan Thanh Toàn (2017), E-Learing 4.0 - Hệ thống học tập trực tuyến thông minh. Kỷ yếu Hội thảo
khoa học quốc gia: Đào tạo trực tuyến trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, Nxb Đại học Kinh tế
quốc dân, tr.123-130.

185


bài giảng, vì vậy tạo điều kiện thuận lợi để học viên lựa chọn đơn vị tri thức, tài
liệu một cách tuỳ ý theo trình độ kiến thức và điều kiện truy nhập mạng của mình.
Học viên tự tìm ra các kĩ năng học cho riêng mình với sự giúp đỡ của những tài

liệu trực tuyến; (5).Tính cập nhật: Nội dung, hình thức khố học thường xun
được cập nhật và đổi mới nhằm đáp ứng và phù hợp tốt nhất cho học viên.
Những ưu điểm trong phương thức học tập qua E-Learing tuy khơng thể hồn
tồn thay thế được phương thức đào tạo truyền thống, nhưng điều đó cũng cho
thấy E-Learning có thể lựa chọn là một trong những giải pháp tối ưu nhằm giải
quyết một vấn đề nan giải trong lĩnh vực giáo dục đó là nhu cầu đào tạo của người
lao động và số lượng sinh viên tăng lên quá tải so với khả năng của các cơ sở đào
tạo. Bởi, E-Learning có sức lơi cuốn rất nhiều người học, phù hợp với hoàn cảnh
của những người đang đi làm nhưng vẫn muốn nâng cao trình độ...Các chương
trình đào tạo từ xa trên thế giới hiện nay đã đạt đến trình độ phong phú về giao
diện, sử dụng rất nhiều hiệu ứng đa phương tiện: âm thanh, hình ảnh, hình ảnh
động ba chiều, kĩ xảo hoạt hình,..có độ tương tác cao giữa người sử dụng và
chương trình, đàm thoại trực tiếp qua mạng...Tất cả những điều đó, đem đến cho
học viên sự thú vị, say mê trong quá trình tiếp thu kiến thức cũng như hiệu quả
trong học tập.
Bên cạnh đó, E-Learning cho phép người học làm chủ hồn tồn q trình
học của bản thân, từ thời gian, lượng kiến thức cần học cũng như thái độ, tinh
thần và ý thức tự học, đặc biệt hình thức học tập này, cho phép người học tra cứu
trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một cách tức thời, duyệt lại
những phần đã học một cách nhanh chóng, tự do trao đổi với bạn cùng học hoặc
giáo viên ngay trong quá trình học, những điều mà theo cách học truyền thống là
khơng thể hoặc địi hỏi chi phí quá cao. Tuy vậy, hiện nay, E-Learning chưa thể
thay thế hoàn toàn phương pháp giảng dạy truyền thống bởi các lí do sau đây:
Phương pháp dạy học truyền thống vẫn là phương thức chủ yếu và phổ
biến bởi phù hợp với tất cả các người học và gắn liền với mỗi người học. Với
cách học truyền thống, người học cảm thấy an toàn hơn khi được nghe giảng trực
tiếp, được giải quyết vấn đề trực tiếp với giáo viên, phù hợp với nhiều đối tượng
khác nhau. Đối với những học viên khơng tự giác, khơng có thói quen tự làm
việc hay chủ động làm việc thì cách học truyền thống ít nhiều cũng có tác động
đến họ khi họ được học trực tiếp với giáo viên trên lớp. Giáo viên cũng có thể

quan sát được thái độ học tập và khả năng học tập của mỗi học viên qua tiếp xúc
trực tiếp. Trong khi đó, mơ hình đào tạo E-Learning khơng phải phù hợp với tất
cả mọi người, nó chỉ phát huy hiệu quả khi người học có nhu cầu, có tính độc lập
và tự giác cao.

186


Đối với bài học, khơng phải bất kì nội dung học nào cũng dễ dàng chuyển
đổi sang E-Learning, có rất nhiều mơn học, ngành học phần nội dung có tính thực
hành, tính thực tế cao thì khó có thể dùng E-Learning để giảng dạy, Ví dụ: các
ngành liên quan đến chế tạo máy, khoa học về con người, các loại hình nghệ thuật
thứ bảy: Sân khấu, âm nhạc, hội họa,..nhưng với những môn học thiên về rèn
luyện kĩ năng và hoạt động theo quy trình, có sự thay đổi nhanh về nội dung học
tập, có yêu cầu cập nhật kịp thời, sẽ là những nội dung thích hợp của E-Learning.
E-Learning hiện nay và trong tương lai gần vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn cách
học truyền thống, mà cần phải có sự kết hợp với nhau để đem lại kết quả tốt nhất
trong q trình dạy - học. Một khố học sử dụng thành cơng E-Learning địi hỏi
người dạy phải biết kết hợp cả hai phương pháp: dạy học E-Learning và dạy học
truyền thống để đem lại hiệu quả cao nhất cho người học.
Trong thế giới đương đại, việc học trực tuyến khơng cịn mới mẻ ở các nước
phát triển. Tuy vậy, ở Việt Nam, phương pháp học tập này mới phát triển vài
năm gần đây. Cộng hưởng với việc áp dụng phương pháp học tập này là nhờ việc
kết nối internet băng thông rộng được triển khai mạnh mẽ tới tất cả các cơ sở
giáo dục. Sự hữu ích, tiện lợi của E-learning thì đã rõ, nhưng để đạt được thành
cơng, các cấp quản lý cần có những quyết sách hợp lý. Thực hiện Chỉ thị số
29/2001/CT-BGDĐT của Bộ giáo dục và đào tạo về việc tăng cường giảng dạy,
đạo tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 2005 và Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT của Bộ giáo dục và đào tạo về việc tăng
cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong giai đoạn ngành
giáo dục 2008- 2012, trong những năm qua, hạ tầng CNTT trong ngành giáo dục

được đầu tư mạnh mẽ với việc hoàn thành “mạng giáo dục Edunet” năm 2010
(chương trình hợp tác giữa Bộ giáo dục và đào tạo với tập đồn viên thơng quân
đội Viettel), kết nối Internet băng thông rộng đến tất cả các cơ sở giáo dục từ
mầm non đến đại học. Nhiều trường đại học, cao đẳng đã trang bị hạ tầng CNTT,
thiết bị dạy học hiện đại và từng bước triển khai E-Learning. Chủ trương của Bộ
giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn tới là tích cực triển khai các hoạt động xây
dựng một xã hội học tập mà ở đó mọi cơng dân đều có cơ hội được học tập, bất
cứ lúc nào, bất cứ nới đâu và học tập suốt đời. Để thực hiện được mục tiêu trên,
E-Learning có một vai trị chủ đạo trong việc tạo ra một môi trường học tập ảo.
Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai ELearning. Một số đơn vị đã bước đầu triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và
cho các kết quả khả quan: Đại học công nghệ - Đại học quốc Gia Hà Nội, Viên
CNTT- Đại học quốc Gia Hà Nội, Học viện Bưu chính viễn thơng, Đại học Sư
phạm Hà Nội...Bên cạnh đó, một số cơng ty phần mềm ở Việt Nam đã cung ứng
ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo. Tuy nhiên khi triển khai giảng dạy
E-Learning ở Việt Nam gặp phải một số khó khăn.
187


Thứ nhất, để soạn bài giảng E-Learning có chất lượng địi hỏi tốn nhiều cơng
sức của giảng viên. Hiện nay chế độ hỗ trợ chưa phù hợp với công sức bỏ ra để
soạn bài giảng E- Learning, vì vậy chưa khuyến khích được giảng viên. Cùng với
đó, đội ngũ nhà giáo hiện gặp nhiều khó khăn: áp lực thi cử, các cơng việc cịn
mang nặng tính hành chính, đối phó: hồ sơ, sổ sách, bệnh thành tích trong giáo
dục,..hệ lụy là giảng viên khơng có thời gian đầu tư cho E-Learning. Mặt khác, có
một thực tế đang tồn tại, cịn khá nhiều giáo viên còn hạn chế trong việc sử dụng
các phần mềm cơng nghệ: ghi hình, thu âm, quay video bài giảng, tạo hiệu ứng âm
thanh cho nội dung bài học,..nên chưa dám mạnh dạn sử dụng E-Learning vào bài
giảng.
Thứ hai, học tập theo phương pháp E-Learning đòi hỏi người học phải có
tinh thần tự học, do ảnh hưởng của cách học thụ động truyền thống, tâm lí học

phải có thầy, nội dung bài học, mơn học cịn khá nặng nên việc tham gia học ELearning chưa trở thành động lực học tập. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế của
người học không giống nhau, nhất là ở vùng sâu vùng xa, chưa thể trang bị máy
vi tính kết nối Internet, nhiều thông tin trên mạng Internet chưa được kiểm sốt
dẫn đến gia đình lo lắng khi con em mình vào mạng,..
Thứ ba, để triển khai hiệu quả phương thức đào tạo E-Learning hiệu quả,
địi hỏi phải có hạ tầng CNTT đủ mạnh, có đường truyền cáp quang ổn định, xây
dựng Website trường học và Website E-Learning hoàn chỉnh chi phí cao, nếu
khơng tận dụng hết khả năng của Web sẽ gây lãng phí. Đồng thời, phải có đội
ngũ cán bộ chuyên trách phục vụ hoạt động của hệ thống E-Learning. Tuy nhiên,
theo quy định hiện tại chưa có cơ chế cho hoạt động này ở các trường.
Như vậy, thành tựu mà cuộc CMCN 4.0 đang đặt giáo dục trước nhiều thách
thức rất lớn. Trong đó, sự xuất hiện của các công nghệ mới đã làm thay đổi nền
tảng sản xuất và đặt ra những yêu cầu mới về năng lực nhân sự, đòi hỏi các các
cơ sở giáo dục phải thay đổi chương trình đào tạo để đáp ứng được yêu cầu của
nền công nghiệp 4.0. Đặc biệt, những tiến bộ về CNTT đã và đang làm xuất hiện
nhiều loại hình đào tạo mới. Hệ thống đào tạo trực tuyến đại chúng, đào tạo
online,..là những loại hình đào tạo mới thách thức các phương thức đào tạo truyền
thống. Do đó, Chính phủ đã xác định: “Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội
dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả
năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào
thúc đẩy đào tạo về khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật và tốn học (STEM), ngoại
ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thơng; đẩy mạnh tự chủ đại học,
dạy nghề; thí điểm quy định về đào tạo nghề, đào tạo đại học đối với một số

188


ngành đặc thù. Biến thách thức dân số cùng giá trị dân số vàng thành lợi thế trong
hội nhập và phân công lao động quốc tế”4.
2.3. Một số giải pháp phát triển E-Learning trong giảng dạy hiện nay

Để phát huy những ưu điểm E-Learning và khắc phục những khó khăn,
nhóm tác giả đưa ra một số giải pháp sau:
Thứ nhất, trên bình diễn vĩ mơ, Nhà nước cần ban hành chính sách, sửa
đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan trực diện đến phương thức ELearning, nhằm tạo hành lang pháp vững chắc tạo tiền đề thúc đẩy các hoạt động
liên quan đến phương thức E-Learning phát triển, bắt kịp với sự thay đổi mà cuộc
CMCN 4.0 mang lại. Bên cạnh đó, Nhà nước cần hỗ trợ cơ sở vật chất cần thiết
cho các cơ sở đào tạo E-Learning.
Thứ hai, trong điều kiện hiện nay, để hòa nhập và khơng bị lạc bước trong
nền kinh tế số thì nhân tố đóng vai trị quyết định là chất lượng nguồn nhân lực
và hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao. Do vậy, cần phải cải cách hệ thống
giáo dục quốc dân theo hướng áp dụng mạnh mẽ công nghệ thơng tin vào q
trình đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học nhằm đảm bảo tính đồng bộ và tạo nền
tảng kiến thức vững chắc cho nguồn nhân lực. Mơ hình giáo dục 4.0 là mơ hình
giáo dục thông minh, trên nền tảng mối quan hệ biện chứng giữa ba thành tố:
Nhà trường - Doanh nghiệp và nhà quản lý nhằm tạo điều kiện để đổi mới, sáng
tạo và tăng năng suất lao động trong xã hội tri thức. Giáo dục 4.0 sẽ giúp hoạt
động dạy và học diễn ra mọi lúc, mọi nơi, giúp người học có thể cá nhân hóa,
hồn tồn quyết định việc học tập theo nhu cầu của bản thân. Chuyển mục tiêu
phát triển giáo dục và đào tạo từ chú trọng giáo dục nhân cách nói chung sang
kết hợp giữa giáo dục nhân cách với phát huy tốt nhất tiềm năng trí tuệ của mỗi
cá nhân, tức là đề cao và coi trọng phẩm chất, năng lực cá nhân người học sau
quá trình đào tạo.
Thứ ba, cần phải đầu tư cho khoa học công nghệ, nhất là đầu tư cho CNTT.
Việc đầu tư này phải đặt lên đầu vì khi mà trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật số phát triển
như vũ bão thì hạ tầng, cơ sở vật chất cho việc đào tạo E-Learning sẽ nhanh
chóng bị lạc hậu. Do đó, đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc, phần
mềm tiện ích của cơng nghệ thơng tin có vai trị then chốt để đảm bảo cho phương
thức E-Learning ln phát huy tối đa tính vượt trội của E-Learning so phương
thức đào tạo truyền thống. Bên cạnh đó, cần thường xuyên mở các lớp tập huấn,
Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường tiếp cận cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ 4, truy cập ngày 14/4/2021 tại: />4.

189


bồi dưỡng năng lực dạy học qua E-learning cho đội ngũ nhà giáo, đảm bảo mỗi
giáo viên có thể thực hành và ứng dụng trong thực tiễn dạy học môn học của
mình đảm nhiệm. Qua đó, giúp giáo viên nâng cao năng lực thiết kế, sắp xếp, tổ
chức, giám sát, đánh giá các hoạt động học tập, thể hiện ở các kỹ năng: Xác định
mục tiêu, nội dung cần phát triển cho người học; Thiết kế các hoạt động hướng
dẫn học tập cụ thể trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông,..
3. Kết luận
CMCN 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội trong đó có giáo dục - đào tạo. Bởi vậy, nâng cao hiệu quả chất lượng giáo
dục - đào tạo sẽ là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia.
Hơn nữa, việc học tập không chỉ giới hạn trong việc học phổ thông, học đại học
mà là học suốt đời. E-Learning chính là một trong những phương pháp giảng dạy
tiếp cận gần nhất với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Sự ra đời của E-Learning
là một hình thức học tập mới đã mang đến cho người học một môi trường học
tập hiệu quả với tinh thần tự giác và tích cực.
Tài liệu tham khảo:
[1]. 1.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị 55/2008/CTBGDĐT “Về tăng
cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành
giáo dục giai đoạn 2008 - 2012”, Hà Nội.
[2]. 2.Bộ khoa học và công nghệ Việt Nam (2019), Tương lai nền kinh tế số
Việt Nam - Hướng tới năm 2030 và 2045. Báo cáo tóm tắt, Hà Nội.
[3]. 3.Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
[4]. 4.Phan Thanh Toàn (2017), E-Learing 4.0 - Hệ thống học tập trực tuyến
thông minh. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Đào tạo trực tuyến trong

thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân.
[5]. 5.Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường
tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, truy cập ngày 14/4/2021
tại: />
190



×