Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Những khó khăn của sinh viên ở một số trường cao đẳng, đại học địa phương thuộc khu vực bán đảo Cà Mau trong việc tiếp cận hình thức học tập theo hướng chuyển đổi số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.49 KB, 9 trang )

Đỗ Thị Liên
Trường Đại học Bạc Liêu
Tóm tắt: Chuyển đổi số trong giáo dục đại học là xu thế tất yếu trong thời đại
ngày nay. Đối với sinh viên ở một số trường cao đẳng, đại học địa phương thuộc khu
vực Bán đảo Cà Mau, việc học tập theo hướng chuyển đổi số đã tạo nên những thách
thức đối với các em. Trên cơ sở chỉ ra những khó khăn, bài viết bước đầu đã đưa ra
các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn và định hướng để sinh viên ở một số
trường cao đẳng, đại học thuộc khu vực Bán đảo Cà Mau tiếp cận hình thức học tập
chuyển đổi số hiệu quả hơn.
Từ khóa: chuyển đổi số, hình thức học tập mới, khó khăn của sinh viên, trường
đại học địa phương.

1. Đặt vấn đề
Đại dịch Covid - 19 đã tạo ra những thay đổi lớn trong quá trình dạy học ở
các cơ sở giáo dục đại học. Để vừa đảm bảo tính liên tục trong q trình giáo dục
vừa thực hiện đúng các biện pháp phòng chống dịch bệnh lây lan trong cộng
đồng, các trường đại học trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã thực
hiện phương pháp chuyển đổi số trong dạy học. Trên cơ sở đó hình thức dạy học
trực tuyến sẽ được ưu tiên hàng đầu so với hình thức dạy học trực tiếp trên lớp.
Sự thay đổi về hình thức học tập này đã ít nhiều ảnh hưởng tới quá trình giảng
dạy của giảng viên và đặc biệt là hoạt động học tập của sinh viên.
Đối với sinh viên ở một số trường cao đẳng, đại học địa phương thuộc khu
vực Bán đảo Cà Mau, việc học tập theo hướng chuyển đổi số cũng đã ít nhiều tạo
nên những thách thức đối với các em. Do điều kiện vị trí địa lí xa trung tâm thành
phố lớn, kèm theo về điều kiện cơ sở vật chất giáo dục còn hạn chế, điều kiện
kinh tế chưa cho phép, dẫn đến việc có nhiều khó khăn nảy sinh từ phía các em
khi các em tiếp cận hình thức học tập mới.
Trong bài viết này, chúng tơi đưa ra những khó khăn của sinh viên khi tiếp
cận hình thức học tập mới, đồng thời bước đầu chúng tôi cũng đưa ra những giải
pháp để giải quyết những khó khăn đó. Những vấn đề chúng tôi đặt ra ở đây vừa
332




mang tính đặc trưng vùng miền vừa mang những đặc trưng chung của sinh viên
khi tham gia chương trình học tập theo hướng chuyển đổi số.
2. Nội dung
2.1. Thế nào là học tập theo hướng chuyển đổi số
Chuyển đổi số (digital transformation) là thuật ngữ dùng để chỉ các hoạt
động của chúng ta từ thế giới thực sang thế giới ảo ở trên môi trường mạng. Để
thực hiện hoạt động này hiệu quả, rất cần sự tham gia của công nghệ (chủ yếu là
công nghệ thông tin và viễn thông) vào các mặt khác nhau trong đời sống xã hội;
từ đó, làm thay đổi cách con người làm việc và liên hệ với nhau.
Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay, nội dung
chuyển đổi số diễn ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, văn hóa, chính
trị, xã hội và cả giáo dục. Theo đó, trong lĩnh vực giáo dục đại học, chuyển đổi
số có tầm quan trọng trong việc đổi mới quá trình đào tạo theo hướng lấy người
học làm trung tâm, giảm quá trình truyền thụ kiến thức, hướng đến việc phát triển
năng lực người học, hỗ trợ hiệu quả khả năng tự học cho sinh viên và duy trì cơ
hội học tập suốt đời cho sinh viên. Hiện nay có rất nhiều các phần mềm cùng hỗ
trợ tạo nên hạ tầng giáo dục số trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói
riêng. Để sử dụng hiệu quả các sản phẩm kĩ thuật công nghệ này, cả giảng viên
và sinh viên cần phải khơng ngừng tìm tịi, học hỏi; tích cực trang bị khơng chỉ
kiến thức, kĩ năng mà cả các phương tiện kĩ thuật để có thể kết nối trực tuyến
hiệu quả trong quá trình dạy học.
Như vậy, học tập theo hình thức chuyển đổi số chính là quá trình sinh viên
chuyển từ hình thức học tập trực tiếp trên lớp sang hình thức học tập trực tuyến
trên mạng. Theo đó, để tiếp cận hiệu quả hình thức học tập mới này khơng chỉ
địi hỏi sự nỗ lực cố gắng từ phía giảng viên mà cịn cần sự hợp tác hiệu quả từ
phía sinh viên. Bất kì sự bất hợp tác nào hoặc những khó khăn cản trở nào xuất
phát từ phía sinh viên cũng đều ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giáo dục đại
học. Theo đó, tìm hiểu ngun nhân những hạn chế và khắc phục hiện trạng trong

dạy học trực tuyến xét từ phía sinh viên là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với
mỗi một nhà giáo dục.
2.2. Một số khó khăn đặt ra từ phía sinh viên
2.2.1. Sử dụng phương tiện học tập chưa hiệu quả
- Khi thực hiện hoạt động học tập trực tuyến, sinh viên có thể dùng hai loại
phương tiện để kết nối: hoặc điện thoại di động hoặc máy vi tính. Trong đó, việc
sử dụng máy vi tính sẽ có nhiều tiện ích hơn đối với việc học tập của sinh viên.
+ Sử dụng máy vi tính để học tập, sinh viên sẽ đạt được một số lợi ích như:
các thao tác được thực hiện dễ dàng như tải tài liệu, xem tài liệu, gửi bài tập,
333


tương tác trong nhóm,…; đường truyền internet tốt hơn; chủ động hơn trong việc
duy trì trạng thái pin của máy tính; màn hình lớn nên dễ theo dõi bài giảng và có
thể tương tác bằng mắt với người dạy qua webcam.
+ Sử dụng điện thoại để học tập, sinh viên có thể chủ động trong việc
chuyển đổi khơng gian học tập, tuy nhiên sinh viên lại gặp một số khó khăn sau:
(i) khả năng duy trì pin của điện thoại khơng cao nên có thể sinh viên sẽ bị
ngắt bài giảng giữa chừng do máy hết pin nếu như sinh viên quên không kiểm tra
mức pin của điện thoại;
(ii) với những sinh viên, điện thoại không giữ được pin, các em phải vừa
sạc pin vừa vừa tiến hành học tập, điện thoại có thể bị nóng, điều này khá nguy
hiểm cho sức khỏe của sinh viên;
(iii) các thao tác trên điện thoại xử lí khơng nhanh, dung lượng ở một số
điện thoại của sinh viên không nhiều nên đôi khi có hiện tượng đứng máy do
thiếu dung lượng kết nối;
(iv) màn hình điện thoại khá nhỏ nên sinh viên theo dõi lâu có thể bị lóa
mắt, mỏi mắt dẫn đến việc khó tập trung để duy trì theo dõi hết buổi học.
- Đó là tiện ích của việc sử dụng máy vi tính hoặc điện thoại di động trong việc
học tập trực tuyến. Tuy nhiên, qua thực tiễn quan sát, chúng tôi thấy đa phần sinh

viên sử dụng điện thoại để kết nối học tập. Nguyên nhân được giải thích như sau:
+ Sinh viên năm thứ nhất ít có máy vi tính để sử dụng, đa phần tập trung
vào sinh viên năm cuối. Điều này có thể xuất phát từ nhu cầu học tập liên quan
đến máy vi tính của sinh viên năm cuối cao hơn.
+ Một bộ phận sinh viên thích sử dụng điện thoại để kết nối vì tính tiện lợi
của nó trong việc dễ dàng di chuyển ở các không gian học tập khác nhau.
+ Một bộ phận sinh viên chưa hiểu được hết tầm quan trọng của chiếc máy
tính. Các em sẵn sàng bỏ tiền ra mua một chiếc điện thoại có giá ngang với chiếc
máy vi tính nhưng khơng chọn mua máy vi tính. Do đó, những sinh viên này sẽ
thiếu đi phương tiện học tập cho bản thân.
+ Tuy nhiên, nguyên nhân chính yếu là do điều kiện kinh tế chưa cho phép
nên đa phần sinh viên chưa mua được máy vi tính để học tập; các em chủ yếu sử
dụng điện thoại để kết nối.
- Hiện trạng này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả học tập trực tuyến
của sinh viên.
2.2.2. Khó khăn vì tiếp nhận hình thức học tập mới
Do học tập ở môi trường xa trung tâm giáo dục lớn của cả nước nên sinh
viên ở một số trường cao đẳng, đại học địa phương thuộc khu vực Bán đảo Cà
Mau ít nhiều chịu thiệt thịi trong việc tiếp cận môi trường sống sôi động, hội
334


nhập nơi các thành phố lớn. Vì vậy, việc tiếp cận với thế giới thông tin tiên tiến
của các em cịn hạn chế. Theo đó, hình thức học tập trực tuyến đã đặt ra cho các
em nhiều thử thách.
Thứ nhất là thử thách về mặt tâm lí, vấn đề giáo dục chuyển đổi số đã được
đề cập ở nước ta từ lâu. Tuy nhiên, đưa hình thức học tập này trở thành hoạt động
chính thức trong giáo dục đại học thì mới chỉ bắt đầu đồng bộ ở nước ta vào năm
2020 với việc đánh dấu sự bùng phát của dịch bệnh Covid – 19. Sinh viên đã có
khoảng thời gian hơn mười năm tiếp nhận theo hình thức học tập trực tiếp trên

lớp, các em đã quen với sự tương tác giữa thầy và trị. Theo đó, bước đầu sinh
viên sẽ khó khăn về mặt tâm lí trong việc tiếp cận hình thức học tập mới. Cũng
chính vì khó khăn này mà sinh viên khó tiếp thu bài học cũng như tương tác trực
tuyến với giảng viên.
Thứ hai là về kĩ thuật kết nối phương tiện học tập, sinh viên còn lúng túng
do các em chưa biết cách hoặc chưa thật sự tích cực trong việc tìm tịi học hỏi
các phần mềm học tập trực tuyến.
Thứ ba là sinh viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của hình thức học
tập theo hướng chuyển đổi số, do đó chưa thật sự nhiệt tình tham gia.
2.2.3. Khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu
Vấn đề “Khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu”, chúng tơi chỉ đặt ra ở tình
huống, sinh viên tham gia hoạt động học tập trực tuyến trong giai đoạn giãn cách
xã hội khi dịch bệnh có những diễn biến phức tạp.
Trong tình hình này, sinh viên bị giảm cơ hội trong việc tiếp cận tài liệu
giấy, các em không thể đến thư viện để đọc sách, không thể trao đổi trực tiếp tài
liệu từ bạn bè hoặc từ thầy cơ. Theo đó, thư viện số có ý nghĩa rất quan trọng đối
với sinh viên. Tuy nhiên, ở một số trường cao đẳng, đại học địa phương thuộc
khu vực Bán đảo Cà Mau thì vấn đề số hóa thư viện chưa được hồn thiện, theo
đó sinh viên rất khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu. Điều này đã ảnh hưởng
không nhỏ tới khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.
2.2.4. Khó khăn trong việc kết nối đường truyền
Hoạt động học tập trực tuyến muốn có hiệu quả tốt thì kết nối đường truyền
phải duy trì liên tục. Nếu khơng, sinh viên khơng thể nào tiếp tục hoạt động học
tập của mình một cách hiệu quả.
Vấn đề này chúng tơi cũng đặt ra trong tình huống giãn cách xã hội khi dịch
bệnh có những diễn biến phức tạp. Trong thời điểm này, đa phần sinh viên sẽ trở
về nhà. Do đó, việc học tập của các em cũng được thực hiện ngay tại không gian
quê nhà. Một bộ phận sinh viên ở các huyện thuộc vùng sâu, vùng xa thì rất khó
khăn trong việc kết nối mạng, hoặc kết nối được nhưng mạng lại chập chờn, do
335



vậy các em không thể nghe được giảng viên giảng bài hoặc tải bài tập để thực
hành ngay trong giờ học. Hiện trạng này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt
động học tập của sinh viên.
2.2.5. Ý thức học tập trực tuyến của sinh viên chưa cao
Đa phần sinh viên mang tâm lí e ngại, khơng tin tưởng vào hình thức học
tập mới, do đó chưa thực sự hợp tác có trách nhiệm trong giờ học. Theo đó, có
một bộ phận sinh viên chưa thực sự có ý thức tích cực trong việc tham gia hoạt
động học tập trực tuyến: khơng duy trì được hết buổi học, chỉ xuất hiện vào đầu
hoặc cuối buổi học khi cần điểm danh. Chính vì chưa có ý thức học tập chỉn chu
nên các em thường lựa chọn cho mình khơng gian học tập không phù hợp: vừa
nằm võng vừa học, vừa nằm trên giường vừa học, vừa làm việc khác vừa học,…
2.3. Đề xuất một số giải pháp
2.3.1. Giáo dục văn hóa học tập trực tuyến cho sinh viên
Mục đích của giải pháp này nhằm giúp cho sinh viên có niềm tin vào hình
thức học tập trực tuyến, để từ đó sinh viên cùng tìm cách hợp tác trong quá trình
dạy học của giảng viên.
(1) Giáo dục cho sinh viên biết những lợi ích của việc học tập trực tuyến
như: giúp bắt kịp với xu thế số hóa tồn cầu; đảm bảo được đúng tiến độ học tập
của sinh viên khi tình hình dịch bệnh có những diễn biến phức tạp; hữu ích cho
việc rèn luyện khả năng chuyên môn nghiệp vụ của sinh viên trong thời đại công
nghệ 4.0,…
(2) Giáo dục cho sinh viên về thái độ chỉn chu trong học tập: chỉ ra cho sinh
viên biết đây cũng là một kênh học tập chính thức như học tập ở trên lớp mà sinh
viên phải thực hiện theo đúng quy định; thông qua kênh học tập này, giảng viên
cũng sẽ đánh giá thái độ học tập của sinh viên thông qua mức độ tham gia trong
buổi học trực tuyến, vì vậy u cầu sinh viên phải có lịng tự trọng, trách nhiệm
trong thực hiện kế hoạch học tập; nếu sinh viên khơng có thái độ học tập chỉn
chu thì sẽ phải chịu một hình thức chế tài nào đó, ví dụ như hạ điểm quá trình

của học phần, hạ điểm rèn luyện, hoặc liên hệ trực tiếp với gia đình sinh viên,…
Trên cơ sở đó, cần gợi ý cách lựa chọn môi trường học tập hiệu quả cho
sinh viên: nếu là học tập tại nhà trọ, cần thỏa thuận với bạn chung phòng và nếu
học tập ở nhà, cần thỏa thuận với người nhà để mọi người tạo điều kiện học tập
tốt nhất cho sinh viên; hướng dẫn sinh viên sắp xếp một góc học tập trực tuyến
chỉn chu, có bàn học, có sổ ghi chép và giấy nháp, tài liệu trang bị đi kèm,...
Hoạt động này cần có sự hợp tác giữa giảng viên bộ môn, giảng viên cố vấn
và nhà trường. Trong đó, để có cơ sở pháp lí, nhà trường cần ban hành các văn
336


bản cụ thể về quy chế học tập trực tuyến cho sinh viên, để sinh viên tuân thủ và
thực hiện nhiệm vụ hiệu quả.
2.3.2. Định hướng sinh viên trong việc lựa chọn phương tiện học tập
Hoạt động này cần có sự can thiệp của giảng viên cố vấn và giảng viên
giảng dạy bộ môn kết hợp định hướng cho sinh viên trong các buổi họp cố vấn
hoặc trong các giờ dạy trực tiếp trên lớp hoặc các giờ học trực tuyến. Theo đó,
giảng viên nên định hướng cho sinh một số vấn đề sau:
(1) Giải thích và khuyến khích sinh viên mua và sử dụng máy vi tính một
cách hiệu quả, đặc biệt là trong học tập trực tuyến; nhắc nhở sinh viên cần chuẩn
bị kĩ lưỡng các công cụ phục vụ cho phương tiện học tập như: chuẩn bị sẵn ổ điện,
cục sạc dự phòng khi điện thoại hoặc máy vi tính hết pin; nếu sử dụng điện thoại
để học trực tuyến, sinh viên cần kiểm tra kĩ lưỡng về dung lượng điện thoại, xóa
bớt những dữ liệu khơng cần thiết để máy không bị gián đoạn trong quá trình học.
(2) Nhắc nhở sinh viên cần xem xét kĩ lưỡng về khả năng kết nối mạng của
điện thoại hoặc máy vi tính, chọn địa điểm và gói cước đăng kí mạng phù hợp để
tránh tình trạng bị gián đoạn kết nối trong quá trình học.
(3) Hướng dẫn sinh viên chủ động tìm hiểu trước về các phần mềm dạy học
trực tuyến mà giảng viên sử dụng để giảng dạy. Qua đó, sinh viên có thể biết
được những tiện ích cũng như những hạn chế để có thể lường trước được, kịp

thời ứng phó khi có sự cố về kết nối phần mềm dạy học xảy ra.
(4) Đối với những trường hợp sinh viên bị ngắt nối mạng hoặc phương tiện
học tập khơng đáp ứng, sinh viên có thể báo cáo lại với giảng viên bộ môn. Giảng
viên bộ môn sẽ hỗ trợ sinh viên học tập như gửi cho sinh viên phần ghi âm buổi
học trực tuyến để sinh viên tự học lại, gửi bài tập để sinh viên làm và nộp bổ
sung,…
2.3.3. Rèn luyện và tạo động lực cho sinh viên thích nghi với hình thức học
tập trực tuyến
Cần chủ động duy trì hình thức học tập trực tuyến cho sinh viên ngay cả
khi sinh viên đang tham gia hình thức học tập trực tiếp ở trên lớp. Nhà trường có
thể thiết kế các mơ-đun học tập kết hợp giữa dạy học trực tiếp trên lớp và dạy
học trực tuyến trên mạng. Nếu nhà trường chưa đưa ra được các kế hoạch học
tập kết hợp cụ thể như vậy thì giảng viên có thể thực hiện trước thơng qua hình
thức sửa bài tập về nhà, ơn tập kiến thức trước kì thi kết thúc học phần, giải đáp
những thắc mắc về kiến thức chuyên môn cho sinh viên,…Việc duy trì hình thức
học tập này một cách thường xuyên sẽ giúp ích cho sinh viên thích nghi dần với
hình thức học tập mới này.
337


Để hạn chế sự phân tâm và tăng cường thu hút sự chú ý của sinh viên trong
giờ học trực tuyến, giảng viên nên phát huy tối đa các phương pháp giảng dạy
tiến bộ, lấy người học làm trung tâm. Điều này có nghĩa là, giảm bớt đi sự diễn
giảng của người dạy và phát huy khả năng làm việc tích cực của sinh viên trong
giờ học. Theo đó, trong giờ học, giảng viên chủ yếu là phân tích, giải thích, trả
lời các thắc mắc và hướng dẫn sinh viên làm bài tập thực hành còn người thực
hiện nhiệm vụ chủ yếu chính là sinh viên. Muốn vậy, giảng viên cần phải gửi
trước bài giảng powerpoint và các tài liệu học tập cho sinh viên qua email hoặc
các trang mạng xã hội hoặc trên phần mềm dạy học trực tuyến (ví dụ như phần
mềm LMS). Khi gửi tài liệu, giảng viên đồng thời đưa ra các yêu cầu nhiệm vụ

mà sinh viên phải thực hiện khi nhận tài liệu. Ví dụ như phải (i) tóm tắt được
những nội dung kiến thức chính yếu, (ii) trả lời những câu hỏi do giảng viên gợi
ý trước, (iii) thử vận dụng kiến thức tự học để làm bài tập thực hành. Sau đó,
trong giờ học chính thức, giảng viên sẽ định hướng lại cho sinh viên. Bên cạnh
đó, giảng viên cũng cần chú ý đến việc thiết kế bài giảng powerpoint theo hướng
tinh gọn, chỉ tập trung vào nội dung trọng tâm của học phần; các nội dung học
tập cần được mơ hình hóa hoặc thể hiện trực quan bằng hình ảnh, video, mơ hình
ảo,…; cịn những nội dung kiến thức phụ khác, giảng viên có thể định hướng cho
sinh viên biết cách tự nghiên cứu tài liệu; tất nhiên giảng viên phải có những hình
thức kiểm tra, đánh giá hoạt động tự nghiên cứu đó.
Để kiểm tra sự duy trì lớp học của sinh viên, trước khi kết thúc buổi học
giảng viên có thể dành ra 5 phút để kiểm tra sinh viên về mức độ hiểu bài. Bài
tập này được thiết kế trực tuyến (chẳng hạn trên phần mềm LMS). Bài tập sẽ có
cài đặt cụ thể về thời gian làm bài và thời gian nộp bài. Hết thời gian quy định,
hệ thống sẽ tự ngắt và sinh viên không thể tiếp tục làm bài. Do thời gian gắt gao
như vậy, sinh viên không thể trao đổi bài với nhau được, do đó giảng viên có thể
kiểm tra tương đối chính xác sự tập trung chú ý của sinh viên trong học tập. Cũng
cần chú ý những kiến thức mà giảng viên thiết kế trong bài tập trực tuyến phải
đáp ứng được yêu cầu, chỉ những sinh viên tập trung trong buổi học thì mới có
thể trả lời được, những sinh viên khơng chú ý thì sẽ khơng thực hiện được phần
bài tập của mình. Sau mỗi buổi học, giảng viên sẽ xem xét lại toàn bộ bài tập mà
sinh viên gửi, từ đó sẽ nhận xét, đánh giá cụ thể, rút kinh nghiệm học tập cho
sinh viên, đồng thời điều chỉnh phương pháp giảng dạy của bản thân. Trong quá
trình theo dõi, nếu giảng viên phát hiện được những sinh viên thường xun
khơng hồn thành bài tập kiểm tra của mình, giảng viên cũng cần phải có những
chế tài cụ thể.
338


2.3.4. Định hướng cho sinh viên biết cách tra cứu tài liệu học tập

Cách định hướng này cũng chỉ giới hạn trong tình huống hoạt động học tập
của sinh viên đang trong thời kì giãn cách xã hội. Nếu trường đại học mà sinh
viên đang học có hệ thống thư viện đã được số hóa thì q tiện lợi cho sinh viên.
Tuy nhiên, đối với sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học có hệ thống thư viện
chưa được số hóa thì giảng viên có thể định hướng cho sinh viên về các phương
pháp tìm kiếm và xử lí thông tin tài liệu. Giảng viên chỉ cách cho sinh viên biết
dấu hiệu nhận diện những trang website có uy tín trong và ngồi nước mà sinh
viên có thể đăng nhập để tìm kiếm tài liệu; hướng dẫn cho sinh viên truy cập vào
một số thư viện điện tử mở (khơng cần tài khoản đăng nhập) để tìm kiếm tài liệu
chuyên ngành; gửi cho sinh viên những tài liệu sách điện tử mà giảng viên có;
thậm chí trong một số trường hợp cần kíp, giảng viên cịn phải chịu khó chụp lại
một số trang tư liệu để gửi trực tuyến cho sinh viên,… Nói chung, nếu thực sự
có tâm, giảng viên có thể sẽ có nhiều hình thức để hỗ trợ cho sinh viên nghiên
cứu tài liệu học tập hiệu quả.
Ngoài ra, sau mỗi buổi học, giảng viên cần xin ý kiến phản hồi của sinh
viên về các mặt trong hoạt động dạy học trực tuyến (kết nối đường truyền; giọng
nói; phương pháp giảng dạy; cách kiểm tra, đánh giá,…). Giảng viên có thể thiết
kế một bản khảo sát ý kiến để gửi cho sinh viên. Nhờ sinh viên phản hồi và gửi
lại sau buổi học cho giảng viên. Giảng viên căn cứ trên các phiếu phản hồi đó để
rút kinh nghiệm cho bản thân và hỗ trợ cho sinh viên có hoạt động học tập trực
tuyến hiệu quả hơn.
3. Kết luận
Nói tóm lại, việc chuyển đổi số trong dạy học đại học là cần thiết trong tình
hình thực tế. Tuy nhiên, do đặc điểm vùng miền, mỗi nơi lại có những khó khăn
riêng trong việc tổ chức hình thức dạy học này. Theo đó, căn cứ vào thực tiễn
đào tạo, mỗi cơ sở giáo dục lại có những quyết sách riêng để ứng phó với những
tình huống cụ thể khác nhau nhằm đạt tới mục tiêu cao nhất là thực hiện đào tạo
đại học thành công. Việc chỉ ra những khó khăn, thách thức mà sinh viên ở một
số trường cao đẳng, đại học địa phương thuộc Bán đảo Cà Mau gặp phải khi tham
gia hoạt động học tập trực tuyến là một vấn đề cần thiết. Một mặt, giúp các cơ sở

đào tạo đại học ở địa phương rút ra được kinh nghiệm và có những điều chỉnh
kịp thời; mặt khác, nhằm góp phần cung cấp một cái nhìn tồn cảnh hơn về tình
hình dạy học theo hướng chuyển đổi số của nước ta trong thời gian qua. Từ đó,
giúp các cơ quan ban ngành liên quan có thể sẽ có những phân tích, đánh giá vấn
đề một cách khách quan và toàn diện hơn.

339


Tài liệu tham khảo:
[1].

Đỗ Thị Ngọc Quyên (2021), Chuyển đổi số trong giáo dục: Những thách thức và nguy
cơ, , 05/02/2021.

[2].

Vân Khánh (2020), Những khó khăn đối với các trường đại học, cao đẳng ngành Văn
hoá, thể thao và du lịch khi triển khai đào tạo trực tuyến trong thời kỳ dịch bệnh Covid19, , 11/04/2020.

[3].

Thu Phương-Huyền Thanh (2020), Đào tạo trực tuyến ở bậc đại học: Khó khăn trong
đảm bảo an tồn thơng tin, , 18/04/2020.

[4].

Nguyễn Đức Thịnh (2021), Những thuận lợi và khó khăn của hình thức đào tạo đại học
trực tuyến E-learning trong năm 2021, , 10/3/2021.


340



×