Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý, giáo dục, đào tạo tại trường Đại học Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.45 KB, 7 trang )

Trần Nguyễn Việt Linh
Dương Thanh Linh
Phân hiệu Trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau
Tóm tắt: 2020 là năm đầy biến động trong lịch sử thế giới hiện đại. Nhiều hoạt
động xã hội bị đình trệ trên phạm vi tồn cầu do đại dịch Covid-19. Trong đó, giáo dục
trở thành một mối lo khi phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong hồn cảnh
đó, với nền giáo dục mở vốn đã có sự kế thừa và vận hành cơng nghệ số, Trường Đại
học Bình Dương (BDU) tiếp tục đẩy mạnh công tác triển khai hoạt động giáo dục với
phương thức mới - chuyển đổi số (CĐS). Bài viết tập trung phân tích những ứng dụng
chuyển đổi số trong quá trình quản lý, giáo dục, đào tạo tại BDU. Phân tích thực trạng,
những thách thức, định hướng và giải pháp trong cơng tác ứng dụng chuyển đổi số.
Từ khóa: Trường Đại học Bình Dương, chuyển đổi số, quản lý, giáo dục đào
tạo, công nghệ thông tin.

1. Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số trong giáo dục khơng cịn là câu chuyện mới khi những tiến
bộ của công nghệ thông tin (CNTT) cùng sự phát triển mạng internet đã mang
lại nhiều bước tiến trong giáo dục. Chuyển đổi số đã được đặt ra, nhưng phần
nào còn mơ hồ, bởi chưa có lý do, mơi trường tương thích để buộc phải chú trọng,
cho đến khi giáo dục theo phương thức truyền thống trở nên bất khả kháng trong
thời gian đại dịch covid-19 xảy ra, vấn đề chuyển đổi số trong giáo dục lại trở
thành giải pháp và thách thức đối với nhiều đơn vị giáo dục. Chính trong hồn
cảnh này, chuyển đổi số lại vươn mình mạnh mẽ hơn bởi có lý do chính đáng để
tồn tại và phát triển. Hơn thế nữa, với tình thế cấp bách và yêu cầu cao hơn,
chuyển đổi số trong giáo dục lúc này không thể mang tính kêu gọi, hình thức mà
buộc phải tồn diện, đầy đủ, chuẩn xác,… để mang lại kết quả tốt nhất.
Chuyển đổi số là quá trình chuyển các hoạt động từ thế giới thực sang thế
giới ảo trên môi trường internet. Ở đó, khoảng cách được rút ngắn và không gian
được thu hẹp, mọi người được tiếp cận thông tin nhiều hơn trong thời gian ngắn
hơn. “Chuyển đổi số” là phương thức cũng chính là hệ quả cho sự phát triển toàn
diện trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay. Với giáo dục,


chuyển đổi số đặt ra một thách thức thay đổi diện mạo giáo dục hoàn toàn mới
với phương thức, cách thức, phương pháp, kĩ thuật, công cụ và phương tiện mới.
360


2. Ứng dụng công nghệ số tại Trường Đại học Bình Dương
Trong giáo dục, chuyển đổi số mang lại nhiều hiệu quả tích cực ở nhiều
khía cạnh. Trường Đại học Bình Dương với định hướng giáo dục mở, tiếp cận
cơng nghệ số, công tác chuyển đổi số luôn là phương châm, mục tiêu trong q
trình xây dựng mơi trường giáo dục. Hiệu quả của cơng tác này có thể thấy rõ
trong việc chất lượng giáo dục được nâng cao theo thời gian. Cùng với các thành
tựu công nghệ như IoT (Internet Of Things) giúp tăng cường quản lý, giám sát
tại các cơ sở (Trường Đại học Bình Dương bao gồm cơ sở chính và Phân hiệu tại
Cà Mau), theo dõi hành vi của người học, cập nhật thông tin, phân tích hành vi
học tập của người học để có hỗ trợ, tư vấn kịp thời. Hệ thống quản lý thông tin
và hồ sơ giáo dục của người học được quản lý, lưu trữ bảo mật; thông tin đồng
nhất, minh bạch.
Xây dựng môi trường giáo dục chú trọng thực hành - ứng dụng: Với
phương châm chú trọng vào việc thực hành - ứng dụng cho sinh viên, BDU đẩy
mạnh việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học, thay đổi phương pháp giảng
dạy học tập từ truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích cực, giúp người
dạy và người học phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt
hiệu quả. Trong hồn cảnh khó khăn từ đại dịch covid-19 với phương thức giáo
dục truyền thống, để đảm bảo được quyền lợi, xây dựng không gian – thời gian
học tập linh động, chuyển đổi số còn hỗ trợ tạo điều kiện cho người học tiếp thu
kiến thức một cách chủ động và thuận tiện mọi lúc, mọi nơi. Điều này thúc đẩy
một nền giáo dục mở đúng phương hướng và tôn chỉ đề ra của BDU, giúp con
người tiếp cận thông tin đa chiều, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về
thời gian, phát triển nhanh về kiến thức, nhận thức và tư duy. Qua đó, người học
có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, có thể chủ động trong việc học tập và

ứng dụng kiến thực vào thực tiễn. Bên cạnh đó, BDU triển khai cơ chế đặc thù
đào tạo nhân lực CNTT, gia tăng cơ hội hợp tác với doanh nghiệp, các tổ chức
quốc tế để huy động các nguồn lực của xã hội tham gia vào quá trình đào tạo
nhân lực CNTT, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng nhân lực ở các doanh nghiệp
và nhu cầu của xã hội.
Sự bùng nổ về công nghệ giáo dục đã, đang và sẽ tạo ra những phương thức
giáo dục phi truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang
tính chuyển đổi sâu sắc vì con người. Nắm bắt những hạn chế tồn tại, BDU đẩy
mạnh số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng elearning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), xây dựng môi trường ứng dụng thực
tế ảo (VR - Virtual Reality), thực tế tăng cường (AR - Augmented Reality) để
tạo dựng các phịng thí nghiệm ảo, mơ hình thực tế ảo có khả năng tương tác với
người dùng, dạy về lập trình, lego wedo 2.0, khoa học vũ trụ,… giúp cho người
361


học có những trải nghiệm đa giác quan, dễ hiểu, dễ nhớ và gây tò mò, hứng thú
cho người học, đồng thời tăng tính tương tác, thực hành và ứng dụng kiến thức
ngay trong lớp học.
Tài nguyên học tập mở: Trường Đại học Bình Dương trong suốt chặng
đường 24 năm xây dựng và phát triển nền giáo dục mở đã ln khơng ngừng tìm
kiếm những dấu ấn mới, phương thức mới đáp ứng nhu cầu học tập cho xã hội.
Đi kèm với giáo dục mở là tài nguyên học liệu mở, giúp người học, người dạy
kết nối với kiến thức hiệu quả dù họ ở đâu và trong khoảng thời gian nào. Hình
thức học tập 5 người thầy ln được BDU áp dụng và định hướng học tập cho
người học. Trong đó, internet là một trong những người “thầy” mang lại kiến
thức vơ cùng đa dạng, phong phú và có thể đáp ứng mọi lúc, mọi nơi. Tài nguyên
học liệu mở là một xu hướng phát triển tất yếu của nền giáo dục hiện đại mà
chuyển đổi số đã mang lại cho người quản lý, người dạy và nhất là người học.
Nâng cao chất lượng quản lý: Không dừng lại ở đó, BDU đã thực hiện áp
dụng chuyển đổi số trong công tác quản lý. Việc áp dụng công nghệ vào vận hành

giúp quản lý giáo viên và học viên triệt để hơn, giảm tải các lãng phí, tăng hiệu
suất và chất lượng làm việc của khối văn phòng và đào tạo. Theo thời gian, những
hạn chế của bước đầu thực hiện dần được cải thiện. Đến thời điểm hiện nay, cơng
nghệ số thực sự là một bước chuyển mình mang lại nhiều sự khai thơng với hiệu
quả tích cực trong công tác quản lý tại BDU. Việc áp dụng phần mềm quản trị
nhà trường được triển khai sâu rộng; hệ thống quản lý hành chính điện tử kết nối
hỗ trợ đơn vị báo cáo, cập nhật thông tin đến các cấp, Bộ GDĐT giúp các hoạt
động quản lý thông suốt, ổn định, phát huy hiệu quả tích cực.
Phương thức giáo dục, đào tạo thay đổi dẫn đến phương pháp, kỹ thuật sư
phạm truyền thống khơng cịn hiệu quả, nhất là khi đối tượng người học ngày
càng chủ động tiếp cận được nhiều thông tin mới, đa dạng. Để làm được điều
này, đội ngũ giảng viên, CB-NV Trường Đại học Bình Dương ln thay đổi, cập
nhật, sáng tạo và linh hoạt trong vận dụng và sử dụng các thiết bị, tính năng của
cơng nghệ, đảm bảo chất lượng giảng dạy đạt kết quả kỳ vọng. Chuyển đổi số
không dừng lại ở số hóa bài giảng hay ứng dụng các phần mềm vào soạn bài dạy
mà còn là sự chuyển đổi toàn bộ cách thức, phương pháp giảng dạy, kỹ thuật
quản lý lớp học, tương tác với người học sang không gian số, khai thác công nghệ
thông tin để tổ chức giảng dạy thành cơng. Cơng việc này địi hỏi phải có sự
nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý học thần kinh, trí tuệ nhân tạo AI vào
thiết kế nội dung cũng như công cụ thực hiện giảng dạy, tận dụng thế mạnh của
công nghệ để thực hiện cá nhân hố chương trình giáo dục.
Nâng cao chất lượng đào tạo: Trên nền tảng quản lý, sự vận hành của đơn
vị và chất lượng đào tạo cũng cũng được cải thiện không ngừng. Đào tạo trực
362


tuyến rõ ràng không phải là điều mới mẻ, lạ lẫm, nhưng đào tạo trực tuyến trong
hoàn cảnh hoàn toàn khơng có lựa chọn tiếp cận trực tiếp dẫn đến thay đổi ở
nhiều khía cạnh khác, địi hỏi nhiều điều kiện mới. Việc áp dụng chuyển đổi số
với sự hoàn thiện không ngừng từ đội ngũ chuyên môn, người dạy có thể đánh

giá chính xác về kiến thức của từng sinh viên thông qua việc sử dụng những đánh
giá của người học kết hợp với việc phân tích các dữ liệu; người dạy có thể áp
dụng các thơng tin mà họ có được để tiến hành điều chỉnh các kế hoạch giảng
dạy. Sinh viên có thể trả lời các câu hỏi của giảng viên thông qua các phần mềm.
Hệ thống bài tập online cùng nguồn tài liệu phong phú vừa hỗ trợ cho sinh viên
vừa chính là cơng cụ đắc lực để quản lý, đánh giá sinh viên của giảng viên. Tồn
bộ dữ liệu về q trình học tập của sinh viên cũng được theo dõi và lưu trữ bằng
công nghệ chứ không phải thông qua hệ thống hồ sơ sổ sách thông thường. Kết
quả đào tạo, đánh giá được số hố, q trình đánh giá cũng được triển khai, thực
hiện bằng ứng dụng cơng nghệ trên máy tính. Tại BDU, giảng viên có thêm nhiều
thời gian trong cơng tác nghiên cứu, giảng dạy khi các cơng tác hành chính, giấy
tờ như làm sổ sách, sổ điểm, học bạ, quản lý hồ sơ học tập của người học đã có
được trợ thủ đắc lực là “chuyển đổi số”.
Chuyển đổi số trong giáo dục là một quá trình mà sự thay đổi không nằm ở
đối tượng. Sự thay đổi nằm ở phương thức, tất yếu dẫn tới những thay đổi về
phương pháp, cách thức, kỹ thuật thực hiện giảng dạy, đào tạo. Thay đổi trải
nghiệm giáo dục chính là điều kiện hình thành một số năng lực, kỹ năng của
người học nhằm đáp ứng và thích nghi trong mơi trường mới. Trọng tâm của
chuyển đổi số là trải nghiệm của người học sẽ hoàn toàn thay đổi. Hiển nhiên tư
duy quản lý giáo dục cần phải chuyển đổi, mở hơn và linh hoạt hơn để có thể
hình dung và nắm bắt được những yếu tố vơ hình. Điều này cùng chính là chìa
khóa mở đường, là tơn chỉ của người dẫn dầu trong hệ thống giáo dục.
3. Khó khăn và giải pháp
Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về
việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030”. Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ 2
sau lĩnh vực Y tế. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giáo dục và chuyển đổi
số trong lĩnh vực giáo dục. Với BDU, công tác chuyển đổi số trong giáo dục đã
được thực hiện từ lâu, tuy vậy vẫn cịn nhiều khó khăn khách quan, tồn tại cần
tiếp tục được khắc phục, hoàn thiện.

Chuyển đổi số địi hỏi hạ tầng viễn thơng phát triển ở một mức độ nhất định,
mà yếu tố này liên quan nhiều đến mức độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa
phương. Do vậy, ngành giáo dục, đơn vị giáo dục khơng thể đi một mình mà phải
đồng hành, phối hợp với các ngành khác, đơn vị khác. Chuyển đổi số phụ thuộc
363


rất lớn vào các yếu tố bối cảnh, nó là cơ hội cho nhóm đối tượng này nhưng lại
là thách thức cho đối tượng khác. Với người học, điều kiện học tập trong bối
cảnh chuyển đổi số, cụ thể như các trang thiết bị CNTT, đường truyền, dịch vụ
Internet không đồng bộ dẫn đến việc tìm kiếm câu trả lời cho sự bình đẳng về cơ
hội học tập, tiếp cận kiến thức của người học. Cách thức và quá trình chuyển đổi
khơng có một cơng thức chung, địi hỏi lãnh đạo ngành, đơn vị cần phải đề ra
chiến lược, giải pháp và lộ trình chuyển đổi riêng cho mình mà khơng có nhiều
sự tham khảo từ kinh nghiệm và thực tiễn từ các ngành khác, các quốc gia khác.
Chuyển đổi số trong giáo dục được kỳ vọng sẽ giúp tối đa hóa hiệu quả đào
tạo. Tuy nhiên nếu bài tốn về hạ tầng mạng, thiết bị và giải pháp công nghệ
khơng được đáp ứng, bài tốn về chuyển đổi năng lực của giáo viên không được
giải quyết, hệ lụy của nó sẽ rất nguy hiểm khi các hành vi học tập có thể bị lệch
lạc, hoạt động giáo dục khơng được kiểm soát; chất lượng giáo dục bị thả lỏng.
Chuyển đổi số tạo điều kiện phát triển các cộng đồng học tập chuyên nghiệp
cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trên quy mơ rộng. Ngồi ra cịn có rất
nhiều phương tiện hỗ trợ người dạy thiết kế tài liệu, xây dựng bài dạy. Đây được
xem là cơ hội phát triển chuyên môn nhưng cũng là môi trường dễ phát sinh hành
động sao chép, nhân bản hồ sơ, giáo án, bài soạn, thậm chí cả việc đánh giá, nhận
xét người học trở nên đơn giản và dễ dàng. Từ hoàn cảnh này, hơn bao giờ hết
việc thu thập, chia sẻ, khai thác dữ liệu quản lý giáo dục và học liệu số cần có
hành lang pháp lý chung phù hợp với các quy định về bản quyền tác giả, sở hữu
trí tuệ, an ninh thơng tin, giao dịch điện tử và luật chia sẻ cung cấp thông tin. Chỉ
khi các nút thắt này được tháo gỡ mới thúc đẩy phát triển được hệ thống dữ liệu

số, học liệu số đủ lớn (gồm cả dữ liệu mở), đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc
gia nói chung và giáo dục đào tạo nói riêng. Hiện tượng cục bộ về dữ liệu cịn
tồn tại ở khơng ít các địa phương, nhà trường dẫn đến sự bó hẹp về cơng tác quản
lý dữ liệu đào tạo.
Trên cơ sở quy định pháp lý chung ở trên, cần hoàn thiện quy định chuyên
ngành giáo dục, cụ thể như: Quy định chương trình học trực tuyến, thời lượng
học, kiểm tra đánh giá trực tuyến, kiểm định chất lượng học trực tuyến, công
nhận kết quả học trực tuyến (khác với học truyền thống); quy định điều kiện tổ
chức lớp học, trường học trên môi trường mạng (kể cả ngắn hạn và dài hạn).
4. Định hướng
Từ những khó khăn, BDU khơng ngừng cố gắng hồn thiện phương thức
quản lý, đào tạo nhằm mang đến một hệ thống giáo dục, đào tạo vì người học, ở
đó người học ln là trung tâm. Cơng tác triển khai Chính phủ điện tử, hướng
đến Chính phủ số trong tồn ngành được quan tâm, đẩy mạnh. Tăng cường kết
nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu góp phần hình thành cơ sở dữ liệu mở quốc gia;
364


thực hiện số hóa triệt để, sử dụng văn bản điện tử, sổ sách học bạ sổ điểm điện
tử thay thế văn bản, tài liệu giấy; hoạt động chỉ đạo, điều hành, giao dịch, họp,
tập huấn được thực hiện chủ yếu trên mơi trường mạng.
Bên canh đó, BDU tăng cường áp dụng công nghệ như Big data, AI,
Blockchain,… với cơ sở dữ liệu số chuyên ngành nhằm xây dựng các hệ thống
thu thập thông tin đưa ra các dự báo, dự đoán và tạo ra các ứng dụng, dịch vụ
phù hợp đến từng đối tượng người học. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng mạng đồng bộ,
thiết bị công nghệ thông tin thiết thực phục vụ dạy - học là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm mà BDU quan tâm. Đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo kiến thức, kỹ năng CNTT, an tồn thơng
tin cần thiết để tác nghiệp trên môi trường số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
Yếu tố quan trọng tiếp theo quyết định ý nghĩa của chuyển đổi số là sự sẵn

sàng tiếp nhận của người học. Do vậy, BDU luôn cố gắng xây dựng môi trường
học tập số hấp dẫn, đã dạng, phù hợp với năng lực, tương thích với tính chất,…
bảo đảm khơng gian học tập phong phú, tích cực và năng lượng cho người học
với tôn chỉ “lấy người học làm trung tâm”. Văn hóa giáo dục số, gồm các vấn về
đề thái độ học tập, hiểu biết về đạo đức học thuật, tính tự giác, ý thức về học tập
suốt đời (lifelong learning) cũng như cần được xây dựng phát triển trong cộng
đồng người học và người dân nói chung. Đối với đào tạo trực tiếp, việc kiểm sốt
q trình đào tạo phần lớn thuộc về cơ sở giáo dục và giáo viên, trong khi đối với
đào tạo trực tuyến, người học cũng phải chia sẻ nhiệm vụ này.
5. Kết luận
“Chúng ta hãy cùng suy nghĩ thấu đáo và chọn cho mình một niềm tin đúng,
đi đến tận cùng, để xây dựng nên các đại học xuất sắc thông qua chuyển đổi số.
Đại học xuất sắc, giáo dục và đào tạo xuất sắc là nền tảng quan trọng để Việt
Nam bứt phá vươn lên và hùng cường thịnh vượng. Bộ TTTT cam kết đồng hành
cùng Bộ GDĐT trên hành trình đầy thách thức và vinh quang này”, Bộ trưởng
Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh. Đây cũng chính là định hướng phát triển giáo
dục của Trường Đại học Bình Dương. Với mong muốn tối ưu hóa chuyển đổi số
trong giáo dục, BDU khơng ngừng học hỏi, kế thừa và phát huy kinh nghiệm, tri
thức nhằm tiến hành chuyển đổi số trong giáo dục với tâm thế “thần tốc”, “hiệu
quả” và “bứt phá”.

365


Tài liệu tham khảo
Nghị quyết của Chính phủ số 44/NQ-CP ngày 9/6/2014 ban hành Chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện
GDĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
XHCN và hội nhập quốc tế;
[2]. Nghị quyết của Chính phủ số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 ban hành Chương trình hành

động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh
ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
[3]. Nghị quyết của Chính phủ số 36a/ NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử;
[4]. Nghị quyết của Chính phủ số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp
trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;
[5]. Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính
sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4;
[6]. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
[7]. Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng
CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, NCKH góp phần nâng cao chất
lượng GDĐT giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2925”;
[8]. Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng
Công nghiệp lần thứ 4;
[9]. Hồ sợ dự thảo Đề án chuyển đổi số Quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ.
[10]. Các tài liệu khác tham khảo trên Internet.
[1].

366



×