Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Xây dựng kế hoạch chuyển đổi số ở trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Đà Nẵng giai đoạn 2020-2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.55 KB, 6 trang )

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
Nguyễn Văn Long
1. Giới thiệu
Chuyển đổi số là quá trình khách quan, muốn hay khơng thì chuyển đổi số
vẫn xảy ra và đang diễn ra. Mỗi cá nhân, tổ chức có thể tham gia hoặc đứng ngồi
q trình đó. Nếu đứng ngồi, sẽ có khoảng cách lớn giữa các tổ chức, lĩnh vực
đã thực hiện và chưa thực hiện chuyển đổi số và khoảng cách đó sẽ dần được nới
rộng theo cấp số nhân. Chuyển đổi số được xem là mang lại cơ hội áp dụng công
nghệ để tạo ra những thay đổi nhanh chóng về mơ hình, cách thức tổ chức và
phương pháp dạy - học. Nhiều quốc gia đã và đang triển khai các chiến lược quốc
gia về chuyển đổi số như tại Anh, Úc, Đan Mạch, Estonia…. Quá trình chuyển
đổi số (CĐS) là xu hướng tất yếu, đã và đang diễn ra nhanh chóng trong bối cảnh
của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đặc biệt, trong lĩnh vực giáo dục đào
tạo, CĐS sẽ hỗ trợ đổi mới theo hướng phát triển năng lực người học, tăng khả
năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần
tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời.
Trong bối cảnh hội nhập tồn cầu, Việt Nam nói chung và ngành giáo dục
đào tạo (GDĐT) nói riêng cũng khơng thể nằm ngoài xu thế chung của thế giới
và phải thực hiện rất khẩn trương nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội mà cuộc cách
mạng Công nghiệp lần thứ 4 mang lại. Các cơ sở giáo dục tại Việt Nam đang bắt
đầu quá trình CĐS và tập trung vào một số lĩnh vực như quản lý giáo dục, đào
tạo và khoa học công nghệ. Thông tin từ VietnamNet, ngày 26/10/2020
( những đại học 'nhanh chân' chuyển đổi số đã cho
ra các sản phẩm số đáp ứng yêu cầu quản trị đại học, đào tạo (dạy, học, kiểm tra,
đánh giá) và nghiên cứu khoa học trong thời đại 4.0. Phải nói rằng, trong quản lý
giáo dục, các hoạt động CĐS chú trọng vào số hóa thơng tin quản lý, xây dựng
hệ thống cơ sở dữ liệu liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến. Trong
đào tạo, các hoạt động CĐS bao gồm số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài
giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện


số, phịng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng các
trường đại học ảo (cyber university). Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, các
387


hoạt động CĐS chủ yếu là xây dựng các cơ sở dữ liệu, các hệ thống quản lý hoạt
động khoa học công nghệ,…
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo đang có mơi trường
pháp lý thuận lợi từ Chính phủ đến các bộ ngành. Nhiều văn bản chỉ đạo, chương
trình hành động và đề án chuyển đổi số quốc gia được ban hành nhằm thúc đẩy
và khuyến khích các cơ sở giáo dục tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ 4. Đại học Đà Nẵng cũng có những định hướng về việc ứng dụng cơng nghệ
thông tin trong hoạt động quản trị đại học, chuyển đổi số thông qua các văn bản
hướng dẫn thực hiện triển khai.
Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHĐN đang đứng trước nhiều thách thức trong
quá trình tự chủ và sự cạnh tranh ngày càng cao. Việc nâng cao chất lượng, đổi
mới phương thức đào tạo, quản trị đại học và khoa học cơng nghệ càng trở nên
bức thiết. Vì vậy, Nhà trường cần sớm triển khai kế hoạch CĐS nhằm khai thác
lợi thế của cơng nghệ thơng tin, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả các
lĩnh vực hoạt động. Mục tiều cuối cùng là phục vụ cộng đồng: Đảm bảo và nâng
cao chất lượng nguồn lao động đầu ra của quá trình đào tạo trong xu thế cạnh
tranh khu vực và quốc tế.
2. Nguyên tắc xây dựng
1. Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHĐN thực hiện chương trình CĐS như
một nhu cầu tất yếu của thực tế trong mọi hoạt động của Nhà trường.
2. Kế hoạch chuyển đổi số ở Trường không chỉ giới hạn ở các hoạt động về
số hóa, phát triển ứng dụng mà cịn là sự thay đổi tư duy trong mọi cơng việc,
mọi hồn cảnh.
3. Trước hết mỗi cán bộ viên chức phải tự ý thức và dần thay đổi tư duy
truyền thống sang tuy duy số, đây là nền tảng cốt lõi để việc thực hiện chuyển

đổi số trở nên đồng bộ, hiệu quả.
4. Nhà trường đầu tư nguồn lực vào chương trình CĐS theo hướng tiết
kiệm, kế thừa các thành tựu ứng dụng số đã được triển khai thành công tại các
cơ sở giáo dục trên thế giới nhằm tiết kiệm thời gian, kinh nghiệm… đầu tư có
hiệu quả và có lộ trình.
5. Kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ bắt buộc thường xuyên trong quá trình
triển khai.
3. Mục tiêu
3.1. Mục tiêu chung
Triển khai kế hoạch CĐS nhằm nâng cao nhận thức và năng lực ứng dụng
cơng nghệ thơng tin, nhằm góp phần tăng cường hiệu quả trong các lĩnh vực đào
tạo, khoa học công nghệ và quản trị đại học. Từng bước kết hợp từ nâng cao nhận
thức tự giác đến áp dụng chế tài nhằm đạt được mục tiêu chung.
388


3.2. Mục tiêu cụ thể
Về đào tạo: cán bộ giảng dạy có năng lực cơ bản trong ứng dụng CNTT
vào dạy học kết hợp. Hệ thống website, hệ thống học liệu được xây dựng và tích
hợp trên các nền tảng quản trị nội dung để tăng khả năng tiếp cận các nguồn học
liệu chất lượng và cá nhân hóa việc học tập của sinh viên. Đồng bộ thông tin dễ
cho việc khai thác tài nguyên chung.
Về khoa học công nghệ: hoạt động khoa học công nghệ và chuyển giao tri
thức được triển khai hiệu quả trên nền tảng CNTT.
Về quản trị đại học: Cán bộ phục vụ đào tạo sử dụng thành thạo các ứng
dụng dùng chung trong quản trị đại học. Các hệ thống dịch vụ hành chính cơng
trực tuyến được xây dựng và phát triển. Phục vụ hỗ trợ công tác quản lý truy xuất
dữ liệu, báo cáo, kiểm tra, lưu trữ.
3.3. Một số chỉ tiêu then chốt
1. 100% đội ngũ cán bộ có năng lực ứng dụng cơng nghệ cơ bản trong

chun mơn, nghiệp vụ trong đó 30% có năng lực nâng cao.
2. 100% hệ thống website được xây dựng cho chương trình đào tạo đại học
và sau đại học.
3. 30% thời lượng các môn học thực hành và 50% thời lượng các môn học
lý thuyết được tổ chức dạy và học trực tuyến.
4. 50% hội nghị, hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến
5. 80% các thủ tục hành chính của cán bộ, giảng viên và sinh viên được
thực hiện qua các văn phòng hành chính “Một cửa”.
4. Các bước thực hiện
Bước 1: Có nhận thức và tư duy đúng về chuyển đổi số. Với một tổ chức,
nhận thức của lãnh đạo là điều kiện tiên quyết, để từ đó truyền nhận thức, cảm
hứng, khát vọng và quyết tâm thay đổi tới các thành viên.
Bước 2: Xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động. Xác định trạng thái
hiện tại và trạng thái cần đến để định rõ mục tiêu, gồm cả việc xác định mơ
hình hoạt động mới trong mơi trường số, xây dựng kế hoạch hành động với các
giai đoạn hợp lý, nội dung cụ thể.
Bước 3: Xác định công nghệ số chủ yếu trong lĩnh vực hoạt động cũng
như các nền tảng cần có để hỗ trợ việc chuyển đổi. Từ đó, xây dựng năng lực
số, gồm đào tạo nhân lực số, xây dựng thói quen, hình thành văn hóa đổi mới
với mơ hình hoạt động mới và thực hiện chuyển đổi.
389


5. Giải pháp thực hiện
5.1. Xây dựng chính sách về ứng dụng CNTT
1. Xây dựng chính sách khuyến khích cán bộ giảng dạy đổi mới phương
pháp dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học, xây dựng bài giảng, học liệu theo
đường hướng dạy học kết hợp và không đồng thời (asynchronous learning).
2. Định hướng chủ đề các đề tài NCKH đối với giảng viên, các nhóm
nghiên cứu (TRT) của Nhà trường về xây dựng các mơ hình ứng dụng CNTT

trong giảng dạy phù hợp với từng cấp học, môn học.
3. Xây dựng các bộ quy chuẩn, quy định, hướng dẫn về quản lý trực tuyến
các mảng công việc của Nhà trường.
4. Xây dựng chính sách đầu tư nguồn lực, hạ tầng, học liệu số theo lộ trình
để đáp ứng quá trình phát triển ứng dụng.
5. Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng (ĐBCL), hệ thống giám sát,
thành tra, kiểm tra trong quá trình CĐS.
5.2. Nâng cao năng lực đội ngũ về ứng dụng CNTT
1. Đối với cán bộ lãnh đạo: nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của CĐS
trong đơn vị. Tổ chức và tham gia các lớp tập huấn về nhận thức và chuyên môn
phù hợp.
2. Đối với cán bộ giảng dạy: nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp
giảng dạy và năng lực ứng dụng CNTT thơng qua các khóa đào tạo bồi dưỡng,
hội thảo về ứng dụng CNTT trong dạy học và nghiên cứu khoa học. Khuyến
khích đổi mới phương pháp dạy học có ứng dụng CNTT. Tập hợp các cán bộ
giảng dạy có năng lực CNTT thành nhóm hạt nhân để lan tỏa và hỗ trợ các cán
bộ giảng dạy khác.
3. Đối với các nhóm nghiên cứu: Ưu tiên nghiên cứu các đường hướng, mơ
hình, phương pháp dạy học có ứng dụng CNTT phù hợp với việc áp dụng tại Nhà
trường.
4. Đối với cán bộ kỹ thuật, CNTT: tham gia các khóa học nâng cao nghiệp
vụ, bồi dưỡng năng lực chuyên môn về vận hành hiệu quả hạ tầng CNTT từ thiết
bị phòng học, quản trị hệ thống mạng, máy chủ, hệ thống phần mềm ứng dụng.
5. Đối với cán bộ phục vụ đào tạo: nâng cao nhận thức và năng lực ứng
dụng CNTT trong chuyên môn nghiệp vụ thông qua tổ chức các lớp tập huấn và
các cuộc thi sáng kiến kinh nghiệm về ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả
công việc.
390



5.3. Xây dựng nội dung số
1. Khảo sát, quy hoạch để xây dựng lộ trình ứng dụng CNTT trong đào tạo,
khoa học công nghệ và quản trị đại học.
2. Nghiên cứu, tìm hiểu, ứng dụng có hiệu quả nội dung số.
3. Số hóa tài liệu, học liệu hiện có và xây dựng mới nội dung số.
4. Tích hợp nội dung số vào các hệ thống quản trị nội dung, hệ thống ứng
dụng quản lý, website…
5.4. Phát triển hệ thống ứng dụng
1. Phát triển phần mềm tuyển sinh các cấp, các hệ.
2. Phát triển các hệ thống quản trị nội dung học tập (LMS), tra cứu, chia sẻ
nội dung số, phần mềm hỗ trợ dạy học.
3. Xây dựng các hệ thống quản lý lớp học, thời khóa biểu, tính giờ giảng
dạy: phần mềm quản lý đào tạo.
4. Phát triển các hệ thống dịch vụ hành chính cơng: phần mềm quản trị
Nhà trường.
5. Xây dựng các hệ thống nghiệp vụ khoa học công nghệ và hợp tác
phát triển.
5.5. Đầu tư nguồn lực, hạ tầng
1. Xây dựng hệ thống phòng học trang bị cơng nghệ cao như máy tính đa
năng đáp ứng nhu cầu dạy học, tự học, thực hành đặc biệt các mơn thực hành
nghe nói, biên phiên dịch, các mơn học theo hình thức kết hợp qua mạng.
2. Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin như hệ thống đường truyền, máy
chủ, hệ thống mạng không dây.
3. Huy động nguồn lực trong hợp tác đầu tư công nghệ dạy học, nội dung
và thiết bị trong xây dựng học liệu và đào tạo trực tuyến.
4. Xây dựng, phân bổ nguồn tài chính hỗ trợ các hoạt động trong kế
hoạch CĐS.
6. Tổ chức thực hiện
Kế hoạch chuyển đổi số của Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHĐN giai đoạn
2020-2025 được cụ thể hóa trong kế hoạch nhiệm vụ năm học. Trung tâm

CNTT&HL chủ trì. Các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch CĐS, trình Hiệu
trưởng phê duyệt và triển khai thực hiện.
Phịng Thanh tra và Pháp chế tổ chức giám sát việc thực hiện của Trường
và các đơn vị. Phòng Kế hoạch Tài chính xây dựng kế hoạch phù hợp với từng
năm học. Phịng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục tổ chức đánh giá định
kỳ việc thực hiện kế hoạch.
391


Phụ lục 1. Hệ thống văn bản pháp lý
[1].
[2].
[3].

[4].
[5].
[6].

[7].
[8].

[9].
[10].
[11].

[12].
[13].

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 chỉ rõ định hướng về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa;

Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ
trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư;
Nghị quyết của Chính phủ số 44/NQ-CP ngày 9/6/2014 ban hành Chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện
GDĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
XHCN và hội nhập quốc tế; số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 ban hành Chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh
ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; số
36a/ NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử; số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 về một
số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020,
định hướng đến 2025;
Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng
Công nghiệp lần thứ 4;
Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm
2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư;
Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03 tháng 6 năm 2020 về phê
duyệt “Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
Quyết định số 117/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên
cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020,
định hướng đến năm 2025";
Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT ngày 22/4/2016 của Bộ GDĐT về Quy định Ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng;
Quyết định số 6200/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30/12/2016 về phê
duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020;
Công văn hướng dẫn số 2390/BTTTT-THH của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày
29/6/2020 về hướng dẫn triển khai khung chương trình chuyển đổi số đến năm 2025 định

hướng đến năm 2030;
Quyết định 259/QĐ-ĐHNN ngày 27/3/2019, QĐ về việc ban hành Quy định tạm thời về
đào tạo trực tuyến kết hợp với đào tạo truyền thống tại Trường ĐHNN-ĐHĐN;
Quyết Định 382/QĐ-ĐHNN ngày 25/4/2019, QĐ về việc ban hành Quy định tạm
thời về việc tổ chức thi KTHP theo hình thức trực tuyến - Hệ chính quy đào tạo theo
hệ thống tín chỉ.

392



×