Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chuyển đổi số trong dạy học cho sinh viên nghệ thuật trường Đại học Hùng Vương (Phú Thọ), thách thức và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.24 KB, 7 trang )

Nguyễn Quang Hưng
Trường Đại học Hùng Vương (Phú Thọ)
Từ khóa: Bồi dưỡng, nghệ thuật, giáo dục, giảng viên, tỉnh Phú Thọ

1. Mở đầu
Giáo dục và đào tạo có vai trị quan trọng trong cơng cuộc đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm mục tiêu xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng văn minh.
Chuyển đổi số (digital transformation) làm thay đổi hoàn toàn cách thức
đào tạo trong giáo dục. Việc chuyển đổi số, dạy học trực tuyến với mục tiêu đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, hội nhập quốc tế được xem là giải pháp căn cơ, cốt lõi để
tăng khả năng thích ứng và phù hợp với bối cảnh cuộc cách mạng cơng nghiệp
4.0. Thách thức chính về vấn đề chuyển đổi số trong giảng dạy Nghệ thuật đó là
việc xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình giáo dục trực tuyến phù hợp
với từng Nhà trường, sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống giáo dục cùng với
ngân sách đào tạo bồi dưỡng ngành Nghệ thuật. Vấn đề hoạch định chính sách
đầu tư cho đào tạo Nghệ thuật trong xu thế trên tại các trường Đại học đang đặt
ra những bài tốn cần có lời giải. Các điều kiện về chuyển đổi số trong hoạt động
dạy và học, vấn đề bố trí người làm IT phục vụ cơ sở hạ tầng viễn thơng nhằm
mục đích giúp việc dạy và học môn Nghệ thuật được thuận lợi, vấn đề trang bị
cơ sở dữ liệu, kinh phí trang thiết bị…ln là những khó khăn cần tháo gỡ.
Cùng với sự thay đổi của cơng nghệ, cơng cuộc hội nhập quốc tế địi hỏi
giáo dục Nghệ thuật tại trường Đại học Hùng Vương phải xác định chiến lược
phát triển, mục tiêu cốt lõi trong việc đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng, tư duy
sáng tạo và khả năng thích ứng với thách thức của đại dịch Covid-19 nhằm đảm
bảo sự thích nghi trong tình hình mới.
Trong lĩnh vực hoạt động dạy và học Nghệ thuật, chuyển đổi số sẽ là sự bổ
sung những nội dung mới mà trước đây, hầu hết giảng viên dạy môn Nghệ thuật
ở trường Đại học Hùng Vương chưa được tiếp cận. Đặc biệt trong bối cảnh dịch
bệnh Covid-19, việc chuyển đổi từ phương thức giảng dạy truyền thống sang


434


giảng dạy trực tuyến đang ngày càng trở nên bức thiết. Đây là thách thức của các
trường Đại học nói chung, các trường Đại học đào tạo ngành Nghệ thuật nói
riêng. Với bài viết này, chúng tơi muốn nhìn nhận vấn đề trên và đưa ra một số
giải pháp cần thiết nhằm nhằm thực hiện chuyển đổi số hiệu quả trong lĩnh vực
giáo dục Nghệ thuật.
2. Nội dung
2.1. Tính cấp thiết trong việc chuyển đổi số đối với hoạt động giảng dạy Nghệ
thuật trong trường Đại học
Trong cuộc cách mạng 4.0, vấn đề chuyển đổi số của ngành giáo dục trên
thế giới luôn được các nước đặc biệt quan tâm và đẩy mạnh, đã mang lại hiệu
quả tích cực trong hoạt động đào tạo, NCKH, chuyển giao công nghệ, điển hình
ở một số quốc gia như: Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Úc…Ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và
Đào tạo có những chiến lược và giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh, tăng cường
năng lực tiếp cận việc thực hiện chuyển đổi số trong đào tạo: gắn kết nền tảng
cơng nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu big Data..chủ động tham gia cuộc cách mạng
4.0. Ngoài ra, vấn đề chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục được thay đổi từ cách
thức quản lý, chỉ đạo, điều hành từ các cơ quan quản lý nhà nước, cách thức quản
lý và điều hành của nhà trường trên nền tảng công nghệ, thay đổi môi trường dạy
học truyền thống chuyển sang áp dụng môi trường số. Đặc biệt trong bối cảnh
dịch bệnh Covid-19 hoành hành, việc chuyển đổi phương thức đào tạo truyền
thống sang đào tạo trực tuyến càng trở nên cấp bách.
Để triển khai hoạt động đào tạo có thể chủ động tham gia cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ 4, thời gian qua Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 44NQ/CP này 9/6/2014 ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GDDT, đáp ứng yêu
cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập
Quốc tế; Nghị quyết 26/NQ –CP ngày 15/4/2015 ban hành Chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 1/7/2014 của Bộ chính trị về đẩy

mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội
nhập quốc tế; Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/1/2017 phê duyệt Đề án “Tăng
cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy- học, NCKH
góp phần nâng cao chất lượng GDĐT giai đoạn 2016-2020, định hướng 2025”
Thực hiện Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT của Bộ trưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo
về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2019 - 2020 của ngành Giáo dục. Những Chỉ thị,
Nghị quyết này đã góp phần quan trọng trong việc định hướng phát triển nhân
lực có trình độ cao, kỹ năng nghề thành thục, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia
trong tình hình mới.
435


2.2. Một số thách thức trong việc chuyển đổi số đối với hoạt động giảng dạy
các ngành Nghệ thuật ở trường Đại học Hùng Vương
Trong những năm học qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Trường Đại học Hùng
Vương quan tâm chỉ đạo sát sao về vấn đề xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên
Nghệ thuật, trong đó chú trọng đến đối tượng giáo viên Mĩ thuật.
Khoa Nghệ thuật và Thể dục thể thao trường Đại học Hùng Vương là khoa
đào tạo đặc thù năng khiếu các ngành sư phạm âm nhạc, mỹ thuật và giáo dục
thể chất cho sinh viên Việt Nam và sinh viên Quốc tế với tổng số lớp khoa đang
quản lý là 39 lớp, với 706 sinh viên và học viên. Năm học 2019-2020, Khoa tiến
hành tổ chức giảng dạy 156 học phần với tổng số giờ giảng dạy là: 5.972,5 giờ.
Trong quá trình dịch bệnh Covid-19 xảy ra, Nhà trường đã chủ động tiến hành
cho phép đào tạo trực tuyến, yêu cầu Khoa triển khai thực hiện giảng dạy trực
tuyến các học phần đã đăng ký. Việc giảng dạy nghệ thuật trực tiếp truyền thống
với phương pháp “cầm tay chỉ việc” hướng dẫn cụ thể để người học hiểu và xây
dựng được tình cảm thẩm mỹ, thấm nhuần vẻ đẹp trong từng bài dạy đã khó nay
còn phải giảng dạy qua kỹ thuật, phương tiện ảo lại càng khó khăn hơn gấp bội.
Ngồi ra, việc áp dụng dạy trực tuyến thường có thể áp dụng dễ dàng ở một số
học phần lý thuyết, còn lại một số học phần thực hành, sinh viên thường phải

phải vẽ, hát, đàn trực tiếp trên lớp dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Nay, từng
sinh viên phải thể hiện nội dung bài học thực hành trên qua hình thức trực tuyến
sẽ dẫn đến việc khó đạt được kết quả như kỳ vọng.
Chuyển đổi số trong giáo dục không chỉ là sự thay đổi về số hóa bài giảng,
ứng dụng các phần mềm trong soạn giáo án, mà là sự đổi mới phương pháp giảng
dạy, phương thức, kỹ thuật quản lý lớp học trên khơng gian ảo. Vì vậy, việc triển
khai trực tuyến trong dạy học Nghệ thuật đòi hỏi phải sáng tạo, linh hoạt, phải
biết vận dụng phương pháp giảng dạy một cách khoa học, hợp lý kết hợp với sự
nhuần nhuyễn trong sử dụng thiết bị suốt quá trình lên lớp. Đây là một trong
những thay đổi mà trước đây giảng viên dạy nghệ thuật hầu như ít trải qua.
Để đảm bảo yếu tố chuyển đổi số, trong đó có giáo dục trực tuyến thì vấn
đề số hóa các học liệu, giáo án, sách giáo khoa, chuẩn bị slide powerpoint, sổ
sách…cũng như chương trình đào tạo, kiểm tra, đánh giá, cơng nhận kết quả học
tập của sinh viên cịn nhiều vướng mắc, cần nhiều thời gian để hoàn thiện, do đó
việc đào tạo trực tuyến dành cho ngành năng khiếu lại càng khó khăn hơn.
Ngồi ra, việc giáo viên Nghệ thuật tiếp cận với công nghệ thông tin,
chuyển đổi số còn gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt do đặc thù ngành học nên thời
gian chuẩn bị các slide soạn giảng phải địi hỏi cơng phu, rất vất vả. Việc chuyển
đổi số sẽ không đạt được hiệu quả nếu như năng lực tiếp cận kỹ thuật số của
giảng viên chưa tốt.
436


Để thực hiện tốt việc giảng dạy Nghệ thuật trực tuyến cần đầu tư về trang
thiết bị và hạ tầng viễn thông. Tuy nhiên, việc đầu tư cơ sở vật chất của Nhà
trường cịn gặp nhiều khó khăn, việc trang bị máy tính xách tay, điện thoại thơng
minh đảm bảo cho việc thực hiện học trực tuyến ở một số sinh viên ngành Nghệ
thuật còn gặp nhiều hạn chế.
2.3. Thực trạng chuyển đổi số trong đào tạo Nghệ thuật ở trường Đại học
Hùng Vương

Trong những năm qua, các môn thuộc lĩnh vực Nghệ thuật như: Âm nhạc,
Mĩ thuật được Sở, Ban, ngành và Nhà trường quan tâm, coi trọng. Đội ngũ giáo
viên Nghệ thuật cơ bản đồng bộ, đã và đang duy trì ổn định chất lượng giáo dục
Nghệ thuật. Nhà trường đã tạo điều kiện khuyến khích giảng viên Nghệ thuật
được tham gia các chương trình tập huấn cơng nghệ thông tin do Sở GD, ngành
và Trường tổ chức. Chất lượng giáo dục Nghệ thuật dần đáp ứng được yêu cầu
của xã hội. Bên cạnh đó, giảng viên Nghệ thuật có ý thức nâng cao trình độ tin
học. Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tâm, yêu nghề.
Tuy nhiên, đánh giá về thực trạng việc áp dụng chuyển đổi số, giảng dạy
trực tuyến thì vẫn cịn tồn tại những vấn đề cần quan tâm như sau:
Đường truyền Internet, trang thiết bị CNTT (máy tính, máy qt, camera,
điện thoại thơng minh) phục vụ cho giảng dạy trực tuyến còn khá thiếu và chưa
đồng bộ.
Hiện tượng một số giảng viên Nghệ thuật tiếp cận, hiểu được công nghệ IT,
khả năng áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến cịn nhiều hạn chế.
Một số giảng viên dạy các mơn thực hành còn bị động trong thực hiện
chuyển đổi phương pháp đào tạo trực tuyến, đặc biệt với những học phần đặc thù
địi hỏi phải thị phạm (mơn Thanh nhạc, Nhạc cụ) và những học phần liên quan
đến vật mẫu, người mẫu (mơn Hình họa, Điêu khắc). Một số cán bộ quản lý cấp
bộ mơn cịn thực sự lúng túng trong chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện
chương trình, kế hoạch giảng dạy.
Một số sinh viên có hồn cảnh khó khăn hoặc bị hạn chế về năng khiếu (khả
năng tiếp thu, nhận thức thẩm mỹ…) sẽ bị thiệt thòi trong q trình học tập mơn
Nghệ thuật theo hình thức trực tuyến.
Việc kiểm tra đánh giá, kế hoạch đào tạo, sổ điểm, sổ đầu bài, thực hiện
nghiên cứu khoa học, thực tập, thực tế chun mơn…cũng sẽ gặp khó khăn,
vướng mắc. Ngoài ra việc định hướng kế hoạch cũng như triển khai thực hiện
dạy học trực tuyến luôn xảy ra những “kịch bản” ngoài dự kiến, những sự cố bất
ngờ, khó kiểm sốt.
437



Cuối cùng, sự cố mất mạng Internet, gián đoạn đường truyền, mất điện,
trang thiết bị phục vụ giảng dạy gặp trục trặc...hoặc việc thiếu kiểm tra giám sát
của Khoa, bộ môn, hiện tượng giảng viên tự cắt xén, loại bỏ chương trình giảng
dạy, hiện tượng sinh viên học chống đối, điểm danh đối phó trên khơng gian
ảo…và nhiều hiện tượng “bi hài” khác diễn ra trong quá trình dạy học đã gây tác
động khơng nhỏ đến q trình thực hiện giảng dạy trực tuyến ngành Nghệ thuật.
2.4. Một số giải pháp nhằm thực hiện chuyển đổi số hiệu quả trong giảng dạy
cho sinh viên Nghệ thuật trường Đại học Hùng Vương
Do Phú Thọ là một tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, nên điều kiện phát
triển kinh tế, xã hội, giáo dục cũng có sự khác biệt. Mặc dù ngành giáo dục đã có
chủ trương thực hiện giảng dạy trực tuyến trong thời gian dịch bệnh Covid-19
bùng phát, song hoạt động này mới chủ yếu tập trung vào một số ngành dễ triển
khai như: Kinh tế, Ngoại ngữ, Giáo dục tiểu học, các ngành sư phạm: Tốn, Lý,
Hóa…cịn các ngành sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Thiết kế đồ họa vẫn
gặp rất nhiều khó khăn. Một phần vì điều kiện cơ sở vật chất phục vụ việc dạy
và học, cơ sở hạ tầng viễn thông chưa đồng bộ, một phần vì trình độ cơng nghệ
thơng tin của đội ngũ giảng viên Nghệ thuật không đồng đều. Từ những vấn đề
đã đề cập ở trên, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cần triển khai
đồng bộ như sau:
Một là: Cần thay đổi tư duy và năng lực quản lý của Ban giám hiệu, Trưởng
phó khoa, Trưởng phó bộ mơn đào tạo ngành Nghệ thuật. Cần trang bị hiểu biết,
phương pháp nắm bắt nội dung, khai thác hiệu quả cơng nghệ trên khơng gian
ảo, từ đó có sự chỉ đạo, điều hành và làm chủ cơng nghệ một cách hiệu quả.
Hai là: Nhà trường cần trang bị cơ sở hạ tầng công nghệ đồng bộ, đường
truyền Internet ổn định, trang thiết bị đầy đủ cho người học và giảng viên trực
tiếp giảng dạy. Các thiết bị phần cứng, các nền tảng (platform) được trang bị phải
đảm bảo phục vụ tối đa cho hoạt động giảng dạy và học tập được diễn ra thuận
lợi. Cần có sự kết nối liên thông, chia sẻ nguồn tài liệu mở, dữ liệu thơng tin của

Nhà trường tới tồn thể giảng viên và sinh viên…Hướng dẫn khai thác sử dụng
thiết bị công nghệ hợp lý, mạng Internet thuần thục, thực hành tác nghiệp tốt trên
mơi trường số có sẵn phù hợp với đơn vị.
Ba là: Xây dựng chương trình tập huấn phương pháp dạy học trực tuyến
phù hợp với điều kiện của Nhà trường. Biên soạn thống nhất về nội dung cơ bản,
cốt lõi theo khung năng lực nghệ thuật của giáo viên phổ thông. Phần trọng tâm
cần ngắn gọn, cô đọng, xúc tích theo các module của Bộ Giáo dục và Đào tạo
hướng dẫn. Ngoài ra, chú ý bồi dưỡng kiến thức IT cho giáo viên Nghệ thuật.
438


Xây dựng hệ thống bài tập thực hành vừa sức, không tập trung nhiều vào nội
dung lý thuyết hàn lâm mà chú ý đến nội dung tổ chức các hoạt động dạy học
Nghệ thuật trên không gian ảo hấp dẫn, lôi cuốn. Chú ý phân bổ thời gian giảng
dạy hợp lý. Tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ giảng viên Nghệ thuật phổ thơng nhằm
có sự thay đổi, bổ sung, rút kinh nghiệm kịp thời trong quá trình giảng dạy. Tăng
cường trao đổi, thảo luận, chia sẻ kho học liệu số, tạo sự tương tác giữa giảng
viên và sinh viên. Thiết kế một số giáo án mẫu, tổ chức các tiết dạy minh họa,
các giờ thực hành trực tuyến hiệu quả nhằm giúp các giảng viên dễ hình dung
quá trình thực hiện, các bước lên lớp nhằm đạt được mục tiêu của môn học. Trang
bị bổ sung những kiến thức đang cần, đang thiếu cho giảng viên sát với nhu cầu
thực tiễn để có thể vận dụng một cách dễ dàng.
Bốn là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm
và sự quyết tâm đồng lịng trong thực hiện chuyển đổi số tồn đơn vị, toàn trường,
các đội ngũ quản lý, giảng viên và sinh viên. Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi
về thiết bị cho các đối tượng là sinh viên nghèo, ưu tiên các phương án mượn,
mua thiết bị nhằm phục vụ tối đa cho việc dạy và học trực tuyến. Có cơ chế huy
động nguồn lực xã hội hóa chung tay cùng tham gia thực hiện.
Năm là: Triển khai mạnh mẽ mạng xã hội trong Nhà trường dưới sự kiểm
soát và định hướng của phịng Cơng tác chính trị và HSSV, tạo môi trường số

chia sẻ, kết nối giữa các đơn vị phịng ban, khoa, bộ mơn với gia đình, giảng viên
và sinh viên. Đẩy mạnh việc phát triển hệ thống học tập trực tuyến, hình thành
mạng học tập mở của sinh viên trong tồn trường.
Sáu là: Giảng viên phải đóng vai trò tiên phong nòng cốt trong thiết kế, xây
dựng chương trình, phát triển học liệu số cho mơn học Nghệ thuật. Lãnh đạo Nhà
trường có trách nhiệm, phân cơng, giao nhiệm vụ, thẩm định nội dung biên soạn
chương trình, tiết dạy của giảng viên nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu
cầu học tập của sinh viên. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trên
cơ sở áp dụng công nghệ số (quản lý thời gian, kiểm tra, đánh giá...) cần phải
được thực hiện linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với điều kiện của Nhà trường, từng
đối tượng sinh viên.
3. Kết luận
Vấn đề bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Nghệ thuật giảng dạy trực tuyến được
xác định là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt quyết định sự thành công của đào tạo
trực tuyến và chuyển đổi số. Vấn đề chuyển đổi số, giảng dạy trực tuyến không
thể thành cơng nếu lực lượng giảng viên Nghệ thuật khơng có đủ trình độ, kỹ
năng sử dụng cơng nghệ một cách hiệu quả.
439


Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giảng dạy Nghệ thuật trực tuyến,
chuyển đổi số trong Nhà trường, rất cần sự chung tay, đồng thuận của các cấp,
các ngành, của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên nhằm
chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để công việc đạt hiệu quả và chất lượng
tốt nhất. Việc áp dụng chuyển đổi số, giảng dạy trực tuyến cần linh hoạt, phù hợp
với thực tiễn, bám sát vào mục tiêu giảng dạy các ngành học, biết phối hợp đồng
bộ linh hoạt các phương pháp khác nhau sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ đổi mới mà
Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở ban ngành đang triển khai.
Tài liệu tham khảo
[1].

[2].

[3].
[4].

[5].

[6].

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình Giáo dục phổ thơng mơn Mĩ thuật, NXB
Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật, ban
hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT-BGĐT, ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục & Đào tạo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Tài liệu Hội nghị nâng cao chất lượng giáo dục nghệ
thuật trong trường học, (Lưu hành nội bộ)
4.Nghị quyết 44-NQ/CP này 9/6/2014 ban hành chương trình hành động thực hiện
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đơi mới căn bản, toàn diện GDDT,
đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN
và hội nhập Quốc tế.
Nghị quyết 26/NQ –CP ngày 15/4/2015 ban hành Chương trình hành động thực hiện
Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 1/7/2014 của Bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát
triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/1/2017 phê duyệt Đề án “ Tăng cường ứng dụng
CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy- học, NCKH góp phần nâng cao chất
lượng GDĐT giai đoạn 2016-2020, định hướng 2025”

440




×