Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

E-service-learning và khả năng ứng dụng tại môi trường đại học Việt Nam: Trường hợp lớp thiết kế dự án tại UEF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.77 KB, 8 trang )

Hồng Mi
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh - UEF
Tóm tắt: Nghiên cứu này tìm hiểu về khả năng áp dụng e- service learning (e-SL) (học tập phục vụ cộng đồng trực tuyến) thông qua trường hợp một lớp học về kỹ năng
tại trường đại học. Kết quả cho thấy đa số sinh viên cảm thấy hài lòng với sự hiện diện
của e-S-L và muốn tiếp tục tích hợp e-S-L trong các mơn học khác trong tương lai. Tuy
nhiên, nghiên cứu cũng nhận thấy e-S-L khơng nên được tiến hành trực tuyến 100% vì
trải nghiệm tương tác trực tiếp với cộng đồng rất có giá trị đối với sinh viên.
Từ khóa: e-service learning, Việt Nam, UEF, sáng kiến chống biến đổi khí hậu,
thiết kế dự án

1. Giới thiệu
Học tập phục vụ cộng đồng (Service Learning - SL) là một phương pháp
giảng dạy kết hợp dịch vụ phục vụ cộng đồng với học thuật. Thuật ngữ này lần
đầu tiên được nêu lên vào năm 1967 và đến những năm 1990 đã chứng kiến sự
phát triển vượt bậc trong SL, giờ đây SL được coi là một phần quan trọng trong
thay đổi giáo dục
Trong đó, học tập phục vụ cộng đồng trực tuyến (e-S-L) đã và đang là một
lĩnh vực đang phát triển trong bối cảnh giáo dục đại học vì tính linh hoạt và khả
năng tiếp cận khơng biên giới của nó. (Semenski và cộng sự, 2017). Do đại dịch
Covid-19, nhiều trường đại học trên thế giới đã sử dụng e-S-L thay vì học tập
phục vụ cộng đồng truyền thống (Grenier, Robinson, & Harkins, 2020). Tuy
nhiên, ở Việt Nam hiện chưa có trường đại học nào chuyển sang e-S-L vì nhiều
lý do như chưa ứng dụng nhiều học tập phục vụ cộng đồng trước đây, chưa có sự
phát triển đồng đều về mặt cơ sở kỹ thuật giữa các bên trong phương pháp học
này. Nghiên cứu này nhằm xem xét một một khóa học trong một trường đại học
ở Việt Nam, tích hợp học tập phục vụ cộng đồng trực tuyến. Kết quả của nó được
sử dụng cho các khuyến nghị trong việc áp dụng e-S-L ở cấp đại học tại Việt
Nam hiện nay.
590



2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Các loại e-S-L
2.1.1. Loại e-S-L 1 - hướng dẫn kiến thức online, thực hiện phục vụ cộng
đồng trực tiếp tại địa bàn
Trong phương pháp này, sinh viên sẽ được hướng dẫn online và sẽ trực tiếp
đến cộng đồng để thực hiện dịch vụ. Những hoạt động như reflection hoặc các
nhận xét từ cộng đồng cũng sẽ thực hiện online. Đã có một số nghiên cứu thực
hiện theo cách này như nghiên cứu Bennett và Green, (2001) cho khóa học quản
lý thể thao trực tuyến nhưng có thực hiện dịch vụ cộng đồng tại địa phương hoặc
Burton (2003) đã thiết kế khóa học với khóa học trực tuyến với trải nghiệm nhóm
10 ngày tại một địa phương.
2.1.2. Loại e-S-L 2 - hướng dẫn kiến thức trực tiếp, thực hiện phục vụ cộng
đồng online
Trong cách học này, khóa học được thực hiện một cách trực tiếp trên lớp
và dịch vụ được thực hiện hoàn toàn trực tuyến. Loại service learning này thường
được áp dụng với dịch vụ cộng đồng mang bản chất công nghệ thông tin như xây
dựng trang web, thực hiện khảo sát online…Ví dụ Mosley (2005), trong một khóa
học tại Khoa Khoa học Máy tính và Hệ thống Thông tin đã yêu cầu các sinh viên
sử dụng các kiến thức trong khóa học để thiết kế web cho các tổ chức phi lợi
nhuận tại địa phương mà không cần phải gặp gỡ các tổ chức này. Lazar và Preece,
(1999) cũng kết hợp service learning trong khóa học hệ thống thơng tin và u
cầu sinh viên phát triển nhóm cộng đồng trực tuyến cho các nhóm cộng đồng cần
sự giúp đỡ như nhóm vận động xã hội cho hội chứng Down, nhóm cộng đồng
bác sĩ gây mê….
2.1.3. Loại e-S-L 3 - hướng dẫn kiến thức và thực hiện phục vụ cộng đồng
một phần trên online và một phần trực tiếp
Theo phương pháp này, khóa học sẽ được thực hiện theo cả 2 hình thức,
online và offline. Service learning cũng sẽ thực hiện theo cả 2 hình thức như khóa
học. Ví dụ như Blackwell (2008) đã kết hợp giảng dạy kiến thức y khoa lâm sàng
tại lớp với hướng dẫn kinh nghiệm trực tuyến để cung cấp cho sinh viên cơ hội

thực hành chăm sóc điều dưỡng tồn diện trong chương trình giáo dục điều
dưỡng. Ơng u cầu sinh viên phải tham dự năm giờ giảng tại lớp và bốn giờ tại
phịng khám. Ngồi ra, sinh viên có thể tham gia hệ thống quản lý khóa học trực
tuyến cho phép sinh viên truy cập để tải tài liệu, nộp bài tập và lên kế hoạch trước
khi đến phịng thí nghiệm. Đối với phần phục vụ cộng đồng, sinh viên phải luân
chuyển trong các cơ sở điều dưỡng y tế cộng đồng, điều dưỡng sức khỏe tâm
thần cộng đồng, hoặc đơn vị chăm sóc dài hạn. Trong một khóa học nghiên cứu
về tiếp thị, McGrett (2006) đã giao nhiệm vụ cho các sinh viên phát triển kế
591


hoạch tiếp thị cho một tổ chức lịch sử địa phương. Các sinh viên đã gặp gỡ khách
hàng trực tuyến và trực tiếp trong suốt học kỳ. Khóa học cũng được thực hiện cả
trực tuyến và trong lớp học, vì vậy sinh viên đã gặp mặt trực tiếp với người hướng
dẫn ít nhất một lần một tuần. McGrett nhận thấy rằng hiệu suất của sinh viên
trong khóa học này khơng khác biệt đáng kể so với các khóa học nghiên cứu tiếp
thị khác được cung cấp hoàn toàn trực tuyến hoặc ở dạng truyền thống.
2.1.4. e-S-L - hướng dẫn kiến thức và thực hiện phục vụ cộng đồng online 100%
Theo phương pháp này, cả khóa học hướng dẫn kiến thức và dịch vụ phục
vụ cộng đồng đều được tiến hành trực tuyến hồn tồn. Đã có một số nghiên cứu
về cách thực hành này trước đây bao gồm Malvey at al. (2006) cho khóa học về
giáo dục quản lý sức khỏe, Hunter (2007) với lớp tiếp thị trực tuyến. Trong khóa
học của Hunter (2007), Học sinh được giao trách nhiệm thực hiện các phương
pháp về nghiên cứu về tiếp thị. Sinh viên cũng soạn thảo các tờ giới thiệu, tài liệu
quảng cáo, một tờ rơi, một trang web, một quảng cáo, một mẫu thư cảm ơn cho
những người nhận nuôi / tặng vật nuôi cho một tổ chức xã hội chăm sóc thú ni.
2.2. Tác dụng của e-S-L
Mơ hình Service-learning được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích cho
giáo dục cho cả giảng viên và sinh viên bao gồm phát huy sự chấp nhận tính đa
dạng, trách nhiệm, sự tin cậy và quan tâm đến người khác, cải thiện sự hài lịng

của sinh viên, tăng sự gắn bó của sinh viên, cũng như phát triển mối quan hệ giữa
trường đại học với cộng đồng. Nhìn chung, nghiên cứu trước đây (Yusof, Atan and
Harun, 2018) cho thấy e-S-L có hiệu quả tích cực trong việc học tập. Mơ hình eS-L cung cấp nền tảng để phát triển các công cụ giúp các nhà giáo dục được trao
quyền như người hướng dẫn, sinh viên được tự chủ và tự định hướng, trở thành
những người tích cực và tham gia đầy đủ vào việc thực hành và phản hồi.
2.3. Mơ hình áp dụng của e-S-L
Mơ hình của là sự kết hợp của 4 mơ hình đã và đang được áp dụng trong
hình thức
(1) Mơ hình học tập phục vụ cộng đồng (Dewey, 1938): phục vụ cộng đồng
có thể được tích hợp với giáo dục để tạo ra trải nghiệm học tập đích thực
(2) Mơ hình u cầu Cộng đồng (Garrison và Arbaugh, 2007): kết quả học
tập tốt là sự kết hợp của của giảng dạy, trải nghiệm xã hội và nhận thức.
(3) Lý thuyết tự quyết định (Ryan và Deci, 1985): việc giảng dạy và sự
hiện diện xã hội tạo ra động lực bên ngoài và bên trong tương ứng đối với q
trình học tập của học sinh.
(4) Khung Mơ Hình Tích hợp Học tập Dịch vụ với Khóa học Trực tuyến
(Yusof, Atan và Harun, 2018): Các sinh viên nghiên cứu nội dung học thuật, thực
hiện dịch vụ cộng đồng và đánh giá tương tự như mơ hình học tập phục vụ cộng
592


đồng truyền thống (Dewey, 1938) và mơ hình u cầu Cộng đồng (Garrison và
Arbaugh, 2007), với sự tự quyết định (Ryan và Deci, 1985). Những điều khác
biệt ở đây là các phương tiện, là môi trường trực tuyến, với mục đích tối ưu hóa
kết quả học tập.
3. Phương pháp:
Đối tượng tham gia: 39 sinh viên tại UEF, tuổi từ 18 - 19.
Nội dung học tập: khóa học thiết kế dự án, trong đó sinh viên được yêu cầu
phát triển một dự án theo 7 bước. Khóa học được tiến hành trực tiếp tại lớp. Bên
cạnh đó, sinh viên được nhận thông tin, thảo luận trên diễn đàn trực tuyến (UEF

LMS - và trao đổi nhóm trên Zalo (một nền tảng mạng
xã hội tại Việt Nam) và gửi bài tập của mình lên UEF LMS
Phục vụ cộng đồng: sinh viên được yêu cầu sử dụng các kỹ năng, kiến thức
đã học được để đưa ra các sáng kiến và giải pháp xây dựng mơi trường sống an
tồn, giảm thiểu rủi ro do thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ý tưởng của
các em được đóng góp trong cuộc thi “Gia đình an tồn trước thiên tai và biến
đổi khí hậu”, do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Tổ chức Plan International
Việt Nam tổ chức. Các em sẽ tìm hiểu các thơng tin cần thiết về cộng đồng chủ
yếu trên môi trường trực tuyến
Đánh giá: Trong suốt khóa học, sinh viên đã viết đánh giá, cảm nhân về trải
nghiệm của mình hai lần, đây cũng là một phần yêu cầu của khóa học. Bên cạnh
đó, học viên được hỏi về trải nghiệm của mình trong một cuộc khảo sát trực tuyến
sau khi kết thúc khóa học.
Dữ liệu được phân tích về số lượng và chất lượng để tìm ra xu hướng và lý
do nằm sau các trải nghiệm của sinh viên.
4. Kết quả
Trải nghiệm về nền tảng trực tuyến dành cho việc học: 95,8% người trả
cảm thấy hài lòng với việc sử dụng UEF LMS để gửi bài làm và nhận các tài
liệu học tập, điều này cho thấy tiềm năng tích hợp một phần của bài học trên
nền tảng trực tuyến.

Nền tảng trực tuyến UEF LMS
593


Nhóm lớp trên mạng xã hội Zalo để thảo luận
Các sáng kiến và giải pháp của học sinh cho cộng đồng ở các khu vực bị
ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và thiên tai rất đa dạng, từ các chiến dịch truyền
thông đến các lớp học kỹ năng dành cho người dân. Trong đó, 33,3% sáng kiến
tập trung vào các sản phẩm cơng nghệ như giếng khoan có lõi lọc, máy hút rác

tự động. Điều này cho thấy khả năng đóng góp của sinh viên trong cộng đồng từ
những hoạt động phục vụ cộng đồng trực tuyến.

Mở lớp dạy kỹ năng sinh tồn cho người dân ở các khu vực bị ảnh hưởng

Chiến dịch truyền thông để trồng rừng
594


Làm giếng có lõi lọc

Mở một lớp học cho người dân ở các khu vực bị ảnh hưởng để hướng dẫn cách
tiết kiệm và đầu tư tiền
Kết quả phản ánh vào cuối khóa học cho thấy phần lớn sinh viên hài lịng
với e-S-L tích hợp trong mơn học Thiết kế Dự án.
95.8%

Tỷ lệ sinh viên hài lòng với e-S-L

100%

Tỷ lệ sinh viên muốn các khóa học tiếp theo có hoạt động phục vụ
cộng đồng tương tự

100%

Tỷ lệ sinh viên quan tâm đến cộng đồng nhiều hơn sau khóa học
này

Tuy nhiên, 95,8% người trả lời cũng muốn có cơ hội gặp gỡ trực tiếp cộng

đồng để hiểu hơn về nhu cầu của họ. 25% sinh viên cho biết mặc dù họ hài lòng
với hoạt động phục vụ cộng đồng trực tuyến, họ vẫn muốn có nhiều hoạt động
595


thực tế hơn trong lĩnh vực này. Điều này cho thấy hoạt động phục vụ cộng đồng
không phù hợp để tiến hành trực tuyến 100% vì sẽ khơng đem lại trải nghiệm
học tập như kỳ vọng cho sinh viên.
5. Thảo luận
Kết quả cho thấy e-S-L là một phương pháp phù hợp trong giáo dục đại học
ở Việt Nam khi nền tảng cơng nghệ đã đủ chín muồi để đưa vào áp dụng. Tuy
nhiên, thực hiện e-S-L theo trường phái cực đoan (100% online) sẽ không tạo ra
kết quả học tập tốt nhất vì sinh viên muốn có thêm kinh nghiệm thực tế.
e-S-L mở ra một cơ hội lớn để nhiều sinh viên được tiếp xúc đối tác cộng
đồng hơn để thu được các kinh nghiệm học tập quý giá từ các cộng đồng này.
Việc phát triển một phương thức phù hợp để phát triển e-S-L giữa trường và đối
tác mang lại cơ hội trau dồi kỹ năng chuyên môn phù hợp và dễ thực hiện. Ngày
nay, càng lúc càng có nhiều sinh viên theo học các khóa học trực tuyến, nhưng
chỉ một số ít được tiếp xúc với e-S-L. Để duy trì tính phù hợp, học tập phục vụ
cộng đồng cũng phải thực hiện trực tuyến. Do đó, cần có nhiều hơn các nghiên
cứu trong lĩnh vực này, cả về cơ sở lý thuyết lẫn thực hành trong thực tế để tìm
ra cách áp dụng e-S-L đơn giản và phù hợp với môi trường Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
[1].

Blackwell, C. W. (2008). Meeting the objectives of community-based nursing education.
In A. Dailey-Hebert, E. Donnelli-Sallee, & L. DiPadovaStocks (Eds.), Service-eLearning: Educating for citizenship. (pp. 87-94). Charlotte, NC: Information Age Publishing.

[2].


Bennett, G., & Green, F. P. (2001). Promoting service learning via online instruction.
College Student Journal, 35(4), 491-497

[3].

Burton, E. (2003). Distance learning and service-learning in the accelerated format. New
Directions for Adult and Continuing Education, 2003(97), 63-72.

[4].

Dewey, J., Education and Experience. Indianapolis, IN: Kappa Delta Pi, 1938.

[5].

Hunter, D. (2007). The virtual student/client experience. Journal of American Academy
of Business, 12(1), 88-92.

[6].

Lazar, J., & Preece, J. (1999). Implementing service learning in an online communities
course. In 14th Annual Conference International Academy for Information Management
(pp. 22-27). Charlotte, NC. Retrieved from />
[7].

Malvey, D. M., Hamby, E. F., & Fottler, M. D. (2006). E-service learning: A pedagogic
innovation for healthcare management education. Journal of Health Administration Education, 33(2), 181-198.

[8].

Mosley, P. (2005). Redesigning web design. Academic Exchange Quarterly. Retrieved

from />596


[9].

Grenier, L., Robinson, E., & Harkins, D. A. (2020). Service-learning in the COVID19
era: Learning in the midst of crisis. Pedagogy and the Human Sciences, 7 (1). Retrieved
from />
[10]. Garrison, D. R., & Arbaugh, J., Researching the community of inquiry framework: Review, issues, and future directions. The Internet and Higher Education, 10(3), 157-172,
2007.doi:10.1016/j.iheduc.2007.04.001.
[11]. Ryan, R. M., & Deci, E. L., Self-determination theory and the facilitation of intrinsic
motivation, social development, and well-being. American Psychologist, 55, 68-78,
2000.
[12]. Semenski, Sara & Harte, Aidan & Mikelic Preradovic, Nives. (2017). Service-learning
and digital technologies. 283-289. 10.17234/INFUTURE.2017.28.

[13]. Yusof, Azizah & Atan, Noor & Harun, Jamalludin & Doulatabadi, Mehran. (2018). Towards A Conceptual Framework for Service-Learning in Online Learning Environment.

597



×