Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh và việc vận dụng vào việc ứng xử của sinh viên trên không gian mạng ở trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.42 KB, 8 trang )

Hồ Thanh Hải
Nguyễn Tam Quang
Võ Phi Long
Nguyễn Thị Tố Nga
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
Tóm tắt: Cách ứng xử có văn hóa, phép lịch sự trong giao tiếp là cần thiết trong
đời sống xã hội Việt Nam. Đó là những biểu hiện tốt đẹp của lối sống chung, của ý thức
tôn trọng lẫn nhau, là sự trao đổi cân bằng và sự quan tâm giữa người với người trong
gia đình và ngồi cộng đồng xã hội. Phép lịch sự trong việc ứng xử là một sự tổng hợp
các nghi thức được biểu hiện ra trong giao tiếp, nhưng không phải là những ứng xử một
cách máy móc, mà là những việc làm, lời ăn tiếng nói linh hoạt, nhiều vẻ gắn với từng
hồn cảnh, từng mơi trường cụ thể và tùy theo đối tác gặp gỡ. Trong thời đại cơng nghệ
4.0 hiện nay, nhất là văn hóa ứng xử ở ở giảng đường đại học của sinh viên có vai trị
cực kì quan trọng. Bài tham luận tập trung vào nghiên cứu cơ sở lí luận về văn hóa ứng
xử của Hồ Chí Minh và việc vận dụng vào việc ứng xử của sinh viên trên không gian
mạng xã hội ở trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: Văn hóa; ứng xử; sinh viên; Sư phạm; không gian mạng.

1. Đặt vấn đề
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những quan điểm, những vấn đề lí luận
mang bản chất khoa học và tính cách mạng. Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hố
mang đậm tính chắt lọc, kế thừa, tổng hợp từ các giá trị mang tính văn hố ở ngay
cả trên 2 phương diện, phương Đơng lẫn phương Tây. Cũng chính vì vậy trong
tư tưởng của người ln mang tính hài hồ, tính sáng tạo, tính phát huy nhưng
vẫn giữ được đậm đà bản sắc dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hố cịn là
sự giao thoa giữa cái truyền thống và cái hiện đại, những cái cũ nhưng không lỗi
thời sẽ được phát huy, cái lạc hậu tất yếu sẽ bị đào thải. Những cái mới và thực
sự phù hợp với nền văn hoá nước nhà sẽ được người áp dụng một cách triệt để.
Một trong những nét văn hóa đặc sắc của Hồ Chí Minh đó chính là văn hóa ứng
xử. Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề này là một trong những yêu cầu cấp thiết
hiện nay. Đối tượng sinh viên nhất là sinh viên ngành Sư phạm, những giáo viên


tương lại cần có những kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết trong giao tiếp, ứng
xử nhất là hoạt động trên không gian mạng hiện nay.
598


2. Giải quyết vấn đề
2.1. Một số khái niệm
Văn hóa - “culture”, có gốc chữ Latin chính là sự “trồng cấy”. Ở đây theo
nghĩa bóng thì culture có nghĩa: Văn hố là q trình ni dưỡng thành con người
như thể gieo trồng và chăm sóc mầm cây vậy. Cịn văn hố theo nghĩa Hán tự là
q trình con người hố con người.
Văn hoá là một giá trị, một ý nghĩa, một lối sống bất khả phân với con
người. Con người là con người bởi có văn hố; văn hố là văn hoá bởi từ con
người và cho con người.
Muốn trở thành văn hố, một con người, một gia đình, một xã hội phải đào
luyện, chắt lọc mình trong từng cử chỉ, từng hành vi, từng thể thức, từng thái độ.
Sự chắt lọc ấy tạo nên bản sắc. Như vậy, văn hoá sẽ tạo nên bản sắc và bản sắc
tạo nét riêng đặc thù cho văn hoá. Và một nền giáo dục phải nhắm đến mục đích
đào tạo những con người có bản lĩnh cho xã hội khao khát theo đuổi giá trị văn
hoá. Đào luyện con người văn hoá, trước hết là đào luyện một nền văn hố tồn
diện cho con người, và sau đó con người đó sẽ mang theo hành trang văn hố của
mình gia nhập cuộc hành trình của xã hội. Một cơng dân được giáo dục văn hố
là cơng dân có khả năng tham dự vào xã hội bằng một tấm lòng nhân ái, một thái
độ cư xử lịch lãm, đúng mực, và một tâm hồn cao thượng. Một xã hội chỉ có thể
trở thành văn hố với những cơng dân đã được đào luyện văn hố, và nền văn
hố đó giúp cho mọi người được sống trong ánh sáng nhân bản.
Đảng ta coi việc bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ
Chí Minh cho mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân có tác dụng vơ cùng quan trọng.
Tại Đại hội VII, Đảng coi đó là một nội dung lớn trong công tác “Đổi mới, nâng
cao chất lượng công tác tư tưởng” nhằm chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo

và sức chiến đấu của Đảng. Tại Đại hội XII, Đảng coi việc học tập phong cách
Hồ Chí Minh nhằm: “chống suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và
những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng
phí, bè phái, “lợi ích nhóm”, nói khơng đi đơi với làm. Từ đó có thể thấy, phong
cách Hồ Chí Minh đã được Đảng đề cập từ khá sớm và là một trong những nội
dung rất quan trọng trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
Ứng xử là cách quan hệ giao tiếp, đối xử giữa người với người, giữa cá
nhân với cộng đồng, ứng xử khơng chỉ được thể hiện qua lời nói, cử chỉ, nét mặt
bề ngoài mà chủ yếu là ở sự chân thành của tình cảm và của mối quan hệ giữa
chủ thể với đối tượng. Vì vậy, ứng xử được coi là biểu hiện tổng hợp của văn hóa
- đạo đức, qua cách ứng xử có thể thẩm định được nhân cách của một con người.
Phản ánh nhân cách, trí tuệ, tâm hồn, đạo đức trong sáng của Người, nét chung
tạo nên tính nhất quán trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là sự chân thành,
599


bình dị, tự nhiên. Đó khơng phải là một “nghệ thuật xã giao”, mà là sự phản ánh
trung thực tâm hồn, đạo đức, nhân cách Hồ Chí Minh.
Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh là hệ thống ứng xử xuyên suốt cuộc đời và
sự nghiệp cách mạng, thể hiện tầm vóc trí tuệ lớn lao cùng tình cảm sâu sắc của
Người; đa dạng, phong phú và hấp dẫn, trong đó nổi bật là tính nhất quán về mục
tiêu, nguyên tắc ứng xử. Hồ Chí Minh có cách ứng xử rất tự nhiên, bình dị, rất
cởi mở, chân tình, vừa chủ động, linh hoạt, lại vừa ân cần, tế nhị đối với nhân
dân, bạn bè, đồng chí, anh em, làm cho bất cứ ai được gặp Người đều thấy khơng
khí chan hịa, ấm cúng, thoải mái, khơng cảm thấy sự cách biệt giữa lãnh tụ và
quần chúng.
Bàn về “Không gian mạng” Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật An
ninh mạng 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019) thì thuật ngữ khơng
gian mạng được quy định cụ thể như sau:
Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông

tin, bao gồm mạng viễn thơng, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thơng
tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực
hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian [4].
2.2. Sự cần thiết của việc giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trên khơng
gian mạng hiện nay
Việt Nam được đánh giá là một nước đang phát triển, với những thành tựu
về khoa học - cơng nghệ - kĩ thuật. Ngồi ra với một nước đang trong q trình
thực hiện cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước và xu thế hội nhập quốc tế tồn cầu hố . Đã có những tác động hết sức tích cực đến nền kinh tế quốc gia.
Bên cạnh đó, cũng đã nảy ra một số vấn đề đặt ra trong xã hội. Q trình thực
hiện đơ thị hố đã làm nảy sinh một số vấn đề có ảnh hưởng về nhiều mặt đối với
tầng lớp sinh viên hiện nay. Việc “du nhập” vốn văn hoá, tư tưởng từ các nước
phương Tây, các nước phát triển đã tác động đến sinh viên trên nhiều phương
diện từ các hoạt động, suy nghĩ, hành động đến lối sinh hoạt. Sự chuyển tiếp từ
thế hệ này sang thế hệ khác đã đặt ra nhiều vấn đề về việc kế thừa, phát huy vốn
truyền thống văn hoá quý báu, các giá trị trên mặt trận tư tưởng, văn hoá đang
dần mai một và thay vào đó là những nguồn văn hố “ sính ngoại” . Vấn đề đặt
ra hiện nay là bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá sao cho đảm bảo vẫn phát
triển đất nước trên nhiều mặt, tránh lạc hậu so với các nước trong khu vực và các
nước phát triển trên thế giới. Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư
tưởng Hồ Chí Minh. Việc bảo vệ, phát huy vốn truyền thống văn hoá quý báu
của dân tộc đang là vấn đề đáng quan tâm trong thời đại hiện nay đối với chính
sinh viên, tầng lớp tri thức. Ở các trường đại học hiện nay, văn hóa ứng xử thường
được quy định mới văn hóa học đường của từng trường. Có đơn vị xây dựng các
600


nội quy trường lớp… có đơn vị xây dựng quy chế đặc biệt liên quan đến vấn đề
này. Hiện nay trên không gian mang, sinh viên thường sử dung nhiều nhất là
Gmail, facebook, zalo,… những ứng dụng rất hữu ích nhưng nếu khơng biết cách
xử lý hài hịa trên khơng gian mạng thì rất dễ dấn đến hậu quả đáng tiếc.

2.3. Vận dụng các đặc trưng về văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh trong việc
ứng xử của sinh viên ở trường Đại học Sư phạm hiện nay
2.3.1. Đặc trưng về văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh
a. Ứng xử khiêm tốn, nhã nhặn, lịch lãm
Trong các cuộc tiếp xúc, Người thường khiêm tốn, không bao giờ đặt mình
cao hơn người khác, mà trái lại, ln hịa nhã, quan tâm chu đáo đến những người
chung quanh. Đến thăm một lớp học hay dự một buổi nói chuyện, bao giờ Người
cũng chú ý hỏi thăm các vị nhân sĩ, trí thức có danh vọng, các bậc cao tuổi, các
đại biểu phụ nữ, rồi trân trọng mời ngồi lên trên, thể hiện phong cách tao nhã, rất
mực Á Đông. Tiếp khách tại một khách sạn ở Paris năm 1946, Hồ Chí Minh bắt
tay mọi người, nói chuyện thân mật, rất tự nhiên, kèm theo những lời khen, những
câu ca tụng nước Pháp... Người Pháp rất có cảm tình với Bác.
b. Ứng xử chân tình, nồng hậu
Khi gặp gỡ mọi người, với những cử chỉ thân mật, lời hỏi thăm chân tình,
hay một câu nói đùa, Người đã tạo ngay ra một bầu khơng khí thân mật, thoải
mái, thân thiết như trong một gia đình. Khơng chỉ đùa vui người khác, đơi lúc
Người cũng nói đùa về bản thân. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, khi
đến thăm lớp chỉnh huấn giữa lúc mưa to, cả hội trường vang lên tiếng hô “Hồ
Chủ tịch muôn năm!”, Người ra hiệu im lặng, rồi nói: Mn năm làm cái gì?
Trăm năm đã là q. Cịn bây giờ, Bác chỉ “muốn nằm” một tí thơi!.
Ứng xử văn hóa Hồ Chí Minh đạt tới sự kết hợp hài hịa giữa tình cảm nồng
hậu với lý trí sáng suốt, nên linh hoạt, uyển chuyển, sẵn sàng vì cái lớn mà châm
chước cái nhỏ. Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm chính thức nước
Pháp. Khi tới thành phố Biarít, ra sân bay đón Người chỉ có một mình ơng Tỉnh
trưởng, sau đó họ đưa Người về nghỉ tại một khách sạn khá sang, nhưng bên
ngoài vẫn còn sơn phết dang dở. Chị Phương Tiếp, một trí thức Việt kiều, được
cử làm phiên dịch cho Người, tỏ ý thắc mắc về sự đón tiếp khơng được trịnh
trọng: “Tại sao họ chưa có chính phủ mà Cụ đã sang?”. Người trả lời hóm hỉnh:
“Thế nếu có chính phủ rồi, họ đổi ý khơng mời mình sang nữa thì sao?”. Với tầm
suy nghĩ vừa xa rộng, vừa uyển chuyển, Người đã tranh thủ được một cơ hội đưa

lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc ta tới Paris, vào lúc nước ta chưa được một quốc
gia nào công nhận.
601


c. Ứng xử linh hoạt, chủ động, biến hóa
Ứng xử văn hóa Hồ Chí Minh đạt tới sự kết hợp hài hịa giữa tình cảm
nồng hậu với lý trí sáng suốt, nên linh hoạt, uyển chuyển, sẵn sàng vì cái lớn
mà châm chước cái nhỏ.
d. Ứng xử có lý, có tình
Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh uyển chuyển như tư duy khống đạt của
Người, nó xa lạ với mọi sự cứng nhắc, khiên cường, sẵn sàng vì cái lớn mà châm
chước cái nhỏ. Đáp từ trong buổi chiêu đãi của Thủ tướng Pháp Biđơn (2/7/1946),
Người nói: “Chúng ta đều được kích thích bởi một tinh thần. Triết lý đạo Khổng,
và triết lý phương Tây đều tán dương một nguyên tắc đạo đức: “Kỷ sở bất dục,
vật thi ư nhân”. Tôi tin rằng trong những điều kiện ấy, hội nghị sắp tới sẽ đi tới
những kết quả tốt đẹp”.
e. Ứng xử thành tâm, thật lòng
Thành tâm, thật lòng là điểm nổi bật trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh.
Với mọi người, bất kể đó là người Việt Nam hay người nước ngồi, thuộc giai
tầng nào, giới nào, có chính kiến, quá khứ hay hiện tại ra sao,… Hồ Chí Minh
ln lấy sự thành tâm, thật lịng để ứng xử.
f. Ứng xử tôn trọng, quý mến, thương yêu con người
Tôn trọng, quý mến, thương yêu con người là một điểm tạo nên phong cách
ứng xử Hồ Chí Minh. Các giáo lý của nhiều tơn giáo đều rất coi trọng tình thương
yêu con người. Tuyên ngôn Tôn giáo năm 1517 do Lude (người Đức) đã viết:
“Khởi nguồn chân lý là sự yêu thương và tha thứ”. Còn Phật giáo cho rằng cuộc
sống là từ bi hỷ xả,...
g. Ứng xử khoan dung, độ lượng
Trong giao tiếp, ứng xử Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện tấm lòng khoan

dung, độ lượng với tất cả mọi người. Người đã nhắc nhở: “Đối với tất cả mọi
người trong các tầng lớp dân chúng, ta phải có một thái độ mềm dẻo khơn khéo,
biết nhân nhượng, biết trọng nhân cách người ta. Phải tỏ cho mọi người biết rằng
công việc là công việc chung, thiếu người ra gánh vác thì mình ra, nếu có người
thay, mình sẽ nghỉ để làm việc khác, sẵn sàng nhường lại cho ai muốn làm và
làm được”. Đối với những người lầm lạc hay đã từng cộng tác với đối phương,
Người khuyên không nên đào bới chuyện cũ ra làm án mới. Đối với những người
khơng nguy hiểm lắm thì nên dùng chính sách cảm hóa, khoan dung.
h. Nụ cười - nét ứng xử văn hóa đặc biệt của Hồ Chí Minh
Ở Hồ Chí Minh, sự lạc quan ln được thể hiện trong cuộc sống và trong
ứng xử hàng ngày. Người có những nụ cười với nhiều cung bậc khác nhau, được
thể hiện trong văn thơ hoặc truyện ngắn, văn nói, văn chính luận.
602


Đặc biệt, trong ứng xử đời thường, Người luôn thể hiện sự hóm hỉnh, tính
hài hước để đùa vui, để nhắc nhở, để giáo dục, nhất là phá đi cái nghi thức, cái
trịnh trọng không cần thiết để tạo ra khơng khí giao hịa, gần gũi giữa quần chúng
với lãnh tụ. [2].
2.3.2. Giải pháp trong việc vận dụng vào văn hóa ứng xử của sinh viên
thời đại cơng nghệ số hiện nay
* Giải pháp chung:
Một là, cần đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
Hai là, yêu cầu tất cả sinh viên, đảng viên (là sinh viên) phải rèn luyện
phong cách ứng xử chân tình, thân thiện, tơn trọng đồng chí đồng nghiệp, biết
thương yêu và hướng tới việc thiện, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Ba là, xây dựng văn hóa ứng xử có văn hóa ở các cơ quan, đơn vị; đặc biệt
chú trọng quan hệ ứng xử với giảng viên, cán bộ và sinh viên qua từng năm (năm
nhất, năm hai, năm ba và năm tư).

Bốn là, các tổ chức Đảng ủy, Đoàn thể các cấp khối trường học phải thường
xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá tác phong ứng xử của sinh viên, lấy đó làm
một trong những căn cứ để nhận xét, đánh giá, kiểm điểm Đoàn viên, đảng viên
(là sinh viên) hàng năm.
Năm là, việc học tập văn hóa ứng xử của Bác đều được thể hiện một cách
chân thực, giản dị và gần gũi trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày và
được thể hiện qua nhiều kênh khác nhau như qua sinh hoạt tại các chi Đồn Lớp. Trong quan hệ ứng xử với khóa trước và khóa sau, giữa sinh viên và thầy
cơ, thể hiện thái độ kính trọng, khiêm nhường; đồn kết, chân tình, cởi mở và có
tinh thần cầu tiến. Đồng thời, khi nhận xét góp ý cho nhau trên tinh thần thẳng
thắn, chân thành, có tính xây dựng, vì lợi ích chung chứ khơng vì quan điểm cá
nhân mà trù dập, kéo bè, kéo cánh, nói xấu, hạ bệ lẫn nhau. Đó cũng chính là
động lực để đồn viên trưởng thành, tự tin hơn khi giải quyết các công việc được
giao. Đối với nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên cần có tấm lịng bao dung, độ
lượng, lịng u thương con người trong các mối quan hệ giao tiếp, ứng xử. Sự
thân thiện, cởi mở, gần gũi, chân tình hướng dẫn, giúp đỡ nhau những lúc khó
khăn, hoạn nạn, có thái độ tích cực trong phục vụ nhân dân, tơn trọng nhân dân
ở cơ quan cũng như nơi cư trú chính là cơ sở, nền tảng cho sự thành công của
mỗi người khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Sáu là, tự bản thân phải khơng ngừng tu dưỡng, rèn luyện, có phẩm chất
chính trị, đạo đức lối sống giản dị trong sáng, ln gắn bó mật thiết với nhân dân,
tích cực học tập, xây dựng văn hóa ứng xử theo phong cách Hồ Chí Minh.
603


** Giải pháp cụ thể:
Thời đại công nghệ số hiện nay có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa giao tiếp
và ứng xử, chính vì thế những giải pháp cụ thể sẽ giúp sinh viên có đầy đủ kiến
thức cũng như kinh nghiệm để tham gia hoạt động trên không gian mạng.
Thứ nhất, sinh viên cần được tập huấn về các hoạt động diễn ra trên không
gian mạng, cách giao tiếp với thầy cô, các bạn giáo sinh trong trường. Thay đổi

thói quen cũng như kỹ năng trả lời các câu hỉu của giảng viên qua các lớp học
trực tuyến. Viết và gửi nội dung trên mail, Zalo, facebook, MS teams, …đều có
chủ ngữ, nội dung và chi tiết hóa nộ dung cần diễn đạt…
Thứ hai, sinh viên tránh tiếp xúc với các trang Wed khơng chính thống,
bình luận và chia sẻ những nội dung chưa kiểm duyệt gây hoang mang dư luận.
Khơng đưa bất kì tranh ảnh, hình ảnh, video cá nhân lên mạng xã hội, không xúi
dục các bạn khác tham gia các nhóm có tính chất nhạy cảm trên khơng gian mạng.
Thứ ba, các tổ chức chính trị xã hội ở trường tạo kênh truyền thông cho
sinh viên chia sẻ các bài viết hay, hành động đẹp, chia sẻ kiến thức, kỹ năng mình
học được cho các bạn trong trường. Tạo sân chơi bổ ích, tăng tính thi đua, cạnh
tranh lành mạnh giữa các khoa, các lớp, các ngành và các sinh viên thông qua
các cuộc thi. Khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học, tham gia các cuộc
hội thảo giúp sinh viên được trải nghiệm thực tế, được tiếp xúc với nhiều môi
trường khác nhau để qua đó được thể hiện và phát triển bản thân.
Thứ tư, có sự phối hợp giữa đồn thanh niên với Hội sinh viên trường tổ
chức các hoạt động đào tạo, hoạt động ngày hội việc làm, hoạt động tình nguyện,
hoạt động hướng nghiệp, hoạt động vì cộng đồng, hoạt động tri ân qua mạng xã
hội… nhằm hướng sinh viên tích cực, chủ động tham gia, tự giác rèn luyện và
bồi dưỡng về nhân cách, đạo đức, lối sống cho bản thân.
Thứ năm, các chi bộ, Khoa, các Trung tâm, phòng ban cần phối hợp chặt
chẽ với phịng cơng tác học sinh sinh viên, giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập,
cán bộ các lớp trong công tác giáo dục, đào tạo, đặc biệt là định hướng chuẩn về
văn hóa ứng xử trong sinh viên. Phải coi đó là nhiệm vụ trọng tâm trong bồi
dưỡng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội hiện
nay. Hàng tuần, hàng tháng cần triển khai đánh giá hoạt động về cơng tác sinh
viên trong đó có văn hóa ứng xử. Tổ chức tuyên dương hành vi đẹp, hành động
xấu cần phải được phê bình rộng rãi mang tính cảnh báo, răn đe và áp chế.
Thứ sáu, Đảng ủy, Ban giám hiệu, các Khoa, Trung tâm phải nhận thức được
tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc giáo dục văn hóa ứng xử nói chung và
văn hóa ứng xử trong sinh viên nói riêng. Nhà trường phải ban hành được qui định,

nội qui về giao tiếp, ứng xử trong môi trường giáo dục đại học. Thường xuyên tổ
chức kiểm tra, giám sát và tổng kết công tác thực hiện văn hóa học đường. Tổ chức
604


các chuyên đề buổi nói chuyện, sinh hoạt về ý thức và văn hóa học đường cho sinh
viên.Tổ chức các hoạt động, phong trào văn hóa ứng xử như thi sinh viên thanh
lịch, các cuộc thi nói lời hay làm việc tốt, mỗi ngày một hành động.
3. Kết luận
Đội ngũ nhà giáo phải là người gương mẫu về đạo đức, lối sống, nhân cách,
là một tấm gương về văn hóa ứng xử để người học noi theo. Các giáo sinh đang
ngồi trên ghế nhà trường cần thể hiện năng lực chun mơn, đổi mới phương
pháp giảng dạy, ln có hành vi và thái độ chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử.
Đây là tính tất yếu trong q trình đổi mới tồn diện đại học Việt Nam hiện nay.
Chính vì vậy, bên cạnh việc giao tiếp, ứng xử đúng chuẩn mực theo văn hóa ứng
xử của Hồ Chí Minh ở nhà trường, gia đình và xã hội thì việc giao tiếp ứng xử
trên mạng xã hội trong thời đại thiết bị dạy học thông minh như hiện nay sinh
viên cũng cần có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để hình thành văn hóa đẹp
trước học sinh, đối tượng sau này các giáo sinh sẽ thực tập cũng như giảng dạy
theo yêu cầu của nghề giáo viên.
Tài liệu tham khảo:
[1].

Ban Chấp hành Trung ương (2016), Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 Về tăng
cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Hà Nội.

[2].

Lê Thị Ngọc Hoa, Hồ Thanh Hải,Tống Kim Đồng, Hồ Thị Luyện (2020), Phong cách

ứng xử Hồ Chí Minh, Nxb Đại học Huế.

[3].

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, tập 4,5,8,12 Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[4].

/> />Luật An Ninh mạng (2020), Nxb Hồng Đức.

[5].
[6].

605



×