Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Xóa đói giảm nghèo cho đồng bào thiểu số vùng cao: Kết nối thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.43 KB, 5 trang )

XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO THIỂU SỐ VÙNG CAO:
KẾT NỐI THỊ TRƯỜNG
Giáo sư Kriengsak Chareonwongsak,
Giảng viên cao cấp Đại học Harvard,
& Giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển Tương lai

1. Đặt vấn đề
Địa lý đóng vai trị quan trọng trong sự
phát triển của mỗi quốc gia. Kinh nghiệm xưa
cho thấy trong quá khứ những vùng đất giàu có
và thịnh vượng là những vùng có cảng hoặc
nằm trên vùng đồng bằng ven sông, tạo điều
kiện thuận lợi cho buôn bán và đặc biệt là
thông thương bằng đường biển với các quốc
gia khác. Do gần nguồn nước, đồng bằng ven
sông thích hợp để phát triển nơng nghiệp. Tuy
nhiên những vùng núi lại ít có điều kiện thuận
lợi đó, đặc biệt đối với lĩnh vực xúc tiến
thương mại và trao đổi hàng hóa. Cũng vì lý
do này mà khu vực miền núi khơng phải là vị
trí trọng yếu để đặt thủ đô của một quốc gia, và
những vùng này thường nhận được ít sự quan
tâm, trợ giúp. Từ những khó khăn đó nảy sinh
vấn đề xâm lấn đất rừng, chiếm hữu và sử
dụng không hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Người dân tộc thiểu số miền núi tại các khu
vực này cũng sớm nhận ra cộng đồng của mình
xã hội bỏ rơi khi hầu hết trong số họ phải đối
mặt với cái nghèo.
Gần đây, người ta cũng rất quan tâm
tới việc tìm giải pháp cho vấn đề xóa đói giảm


nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số. Trong
phần giải pháp của bài này, tác giả trình bày
giải pháp cho vấn đề trên bằng việc xây dựng
kênh kết nối thị trường cho đồng bào dân tộc
thiểu số miền núi. Thị trường trong bài viết
này là thị trường hàng hóa, dịch vụ, các yếu tố
đầu vào (nhân lực, vốn, đất đai) và yếu tố tài
chính (tiếp cận nguồn vốn).
Một ví dụ về sự thành công của Thái
Lan là Dự án phát triển Doi Tung, được Cơ
quan phòng chống ma túy và tội phạm của

168

Liên Hợp Quốc tun dương, là một ví dụ điển
hình về phát triển dài hạn. Dự án được thành
lập năm 1988 tại Doi Tung tỉnh Chiang Rai
bao gồm 6 tộc người khác nhau sinh sống ở
những điều kiện cực kỳ khắc nghiệt. Bên cạnh
đó cịn có những dự án của hồng gia như canh
tác lúa nước nhằm giảm lệ thuộc vào rừng và
tăng cường kiến thức phục vụ sự phát triển
vùng miền cụ thể là quản lý và phát triển
nguồn nước, xây dựng hệ thống tưới tiêu nông
nghiệp, cải thiện nhân tố sản xuất cơ bản như
đất, nước và giống, v.v… (Quỹ Mae Fah dưới
sự bảo trợ của Royal Patronage 2010).
Do đó, sự phát triển của miền núi
phụ thuộc vào sự giải pháp xóa đói giảm nghèo
cho đồng bào thiểu số thông qua việc tăng thu

nhập và cải thiện kết nối thị trường cho đồng
bào dân tộc thiểu số miền núi.
2. Vấn đề đói nghèo của người Thái ở
vùng miền núi
Trước đây, người Thái rất nghèo.
Một khảo sát về thực trạng đói nghèo tại các
vùng trung du miền núi điển hình năm 2004
của trường Đại học Chiang Mai đã được tiến
hành, làm tiền đề cho việc xây dựng biểu đồ
phát triển nông nghiệp của vùng trung du miền
núi. Khảo sát cho thấy rằng về cơ bản bình
quân thu nhập hàng năm của người nông dân
là 31.126 bạt/ hộ, không bằng một nửa thu
nhập bình qn của người nơng dân miền Bắc,
với mức 69.373 Bạt/hộ/năm (Đại học Chiang
Mai, 2004). Trong khi đó thu nhập của mỗi hộ
dân Thái năm 2004 là 179.556 bạt/hộ/năm
(Cục thống kê quốc gia, 2004) và thu nhập của
hộ dân làm nông nghiệp là 105.802 bạt/hộ/năm
(Ban thư ký về kinh tế nông nghiệp, 2005).


Ngun nhân sâu xa của tình trạng
đói nghèo xuất phát từ việc số lượng hàng hóa
sản xuất ra q ít so với giá trị đầu tư sản xuất,
trong khi đó giá cả các sản phẩm nơng nghiệp
cịn khá thấp (Học viện nghiên cứu và phát
triển Thái Lan, 2001) và không ổn định. Hơn
nữa đa số người nơng dân ít học và thiếu kinh
nghiệp sản xuất (Udom, 1987). Hầu hết thu

nhập của các hộ gia đình chỉ đủ để trang trải
nhu cầu thiết yếu của gia đình do các hộ đều
đơng con (Ban kinh tế quốc gia và phát triển
xã hội, 2001).
Nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng đã
xảy ra như nạn buôn người, nhiễm HIV/AIDS
và nghiện thuốc phiện do nạn buôn lậu thuốc
phiện qua biên giới. Vẫn tồn tại việc sản xuất
ma túy, thuốc phiện, các chất kích thích tại
biên giới Myanmar, sản xuất ma túy, các chất
kích thích dạng viên nén, và các chất cấm khác
tại biên giới Lào (Ban dân tộc Thái Lan, 2004).
Do đó, dễ dàng nhận thấy rằng sinh
kế điển hình của người Thái miền núi dựa trên
những điều kiện bất lợi cho sự phát triển của
bản thân và xã hội, dẫn đến tình trạng đáng lo
ngại như suy dinh dưỡng, tỉ lệ sinh đẻ cao gần
gấp đôi so với người Thái tại đồng bằng.
Bên cạnh đó tồn tại một vấn đề mà
các cơ quan chính phủ cần xem xét đó là quyền
tiếp cận các dịch vụ của chính phủ do hầu hết
người Thái miền núi khơng có chứng minh thư
nhân dân và sổ hộ khẩu. Họ là những người vô
thừa nhận, bị cấm tham gia các hoạt động
chính trị và bị săn đuổi bởi các nhân viên thực
thi pháp luật với lý do họ không thuộc cộng
đồng người Thái tại Thái Lan, trái lại họ bị
xem như những người tị nạn từ các quốc gia
láng giềng như Myanmar, Lào và Trung Quốc,
v.v.., sang Thái Lan định cư.

Các vấn đề phát triển nông nghiệp
của người Thái miền núi liên quan đến việc sở
hữu đất đai, thoái hóa tài ngun thiên nhiên
do du canh. Người Thái khơng sở hữu đất đai
nên việc bảo vệ và giữ gìn đất khơng được
quan tâm và do đó chất lượng đất ngày càng
xấu đi. Từ ảnh vệ tinh của Cục khảo sát Hồng
gia Thái Lan có thể thấy rằng đất dự án của

khoảng 23.844 thơn có dấu hiệu của việc du
canh và ruộng bỏ hoang, theo đó là các vấn đề
về khói ở miền Bắc (Ngân hàng Thái Lan,
2007) do đốt rừng làm nương. Những mảnh
đất độc canh bị bạc màu sẽ được thay thế bằng
vùng đất mới. Nguyên nhân chính của tình
trạng này là do sự thiếu hiểu biết về nông
nghiệp và bảo vệ đất của người dân. Hiện nay
người dân sử dụng một lượng lớn thuốc diệt cỏ
và phân hóa học cho một số loại cây trồng.
Thực tế là người nơng dân phải đối mặt với chi
phí sản xuất cao hơn và nợ xấu.
Một vấn đề có thể xảy ra đáng lo
ngại là việc nông dân tiếp tục chuyển giao giá
trị thặng dư cho các nhóm kinh tế như chủ đất,
chủ nợ và thương nhân trên thị trường. Nông
dân phải gánh chịu những rủi ro về thiên tai,
lãi suất cao so với ngân hàng, thuế dành cho
người nông dân, áp lực giá cả sản phẩm (Jira,
2003)
Khó khăn chính trong việc xóa đói

giảm nghèo cho người dân tộc thiểu số miền
núi về mặt tiếp cận thị trường là sự khó khăn
và khoảng cách trung chuyển hành hóa, việc
trung chuyển hành hóa tốn nhiều thời gian.
Một vấn đề khác là thiếu thơng tin thị trường,
ví dụ như thơng tin về nhu cầu thị trường và
các kênh quảng bá. Người nông dân có ít kênh
quảng bá sản phẩm và ít cơ hội bán sản phẩm
ra ngồi khu vực sản xuất nơng nghiệp.
Trước đây, nguồn thu nhập chính của
người Thái miền núi đến từ nông nghiệp, đặc
biệt là trồng cây thuốc phiện và trồng trọt. Tuy
nhiên hiện tại các cây trồng chính là các cây họ
cải, cà chua, ớt, cây ăn quả mùa đông và cà
phê (Học viện Nghiên cứu và Phát triển Miền
núi, 2014). Cơ hội phát triển kinh tế miền núi
nằm ở cơng lao động thấp, khí hậu thuận lợi
phù hợp với nơng nghiệp – đặc biệt là cây có
giá trị kinh tế cao và du lịch.
3. Phương pháp phân tích
Trong bài báo này sử dụng khung
khái niệm làm hướng tiếp cận giải pháp và
phát triển, có thể ứng dụng cho cả cá nhân và
cộng đồng. Cơ cấu này là nguyên tắc của
“arayanization” có nghĩa là q trình phát triển

169


của một xã hội văn minh được áp dụng trong

giai đoạn 3 (Chareonwongsak, 2012).
Giai đoạn 1 Patiwatn (Tái tổ chức) là
giải quyết các vấn đề tồn tại để trở lại trạng
thái bình thường hay trạng thái có thể vận hành
được (phát triển từ điểm âm (-) đến khơng (0)).
Ví dụ, phát triển điểm du lịch đã xuống cấp
thành điểm cung cấp những dịch vụ thơng
thường cho du khách, xóa bỏ tình trạng đói
nghèo trên cả nước, loại bỏ tệ tham nhũng ra
khỏi hệ thống dịch vụ dân sinh và hệ thống
chính trị, làm sạch nước bẩn trên sơng, loại trừ
các vấn đề giáo dục tạo ra sản phẩm giáo dục
chất lượng cao và loại bỏ dần các vấn đề của
người nông dân, v.v...
Giai đoạn 2 Apiwatn (Cải cách) là
phát triển cao hơn hình thái xã hội hiện tại
hoặc nâng trạng thái hài lòng lên mức trên hài
lòng (phát triển từ không (0) lên số dương (+)).
Đây là sự phát triển có tầm nhìn dài hạn, có
mục tiêu rõ ràng. Trên thế giới đã có nhiều
hình mẫu điển hình áp dụng q trình này với
các tiêu chí chuẩn được xác lập từ trước, làm
cơ sở vạch ra kế hoạch và thực hiện kế hoạch
nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Ví dụ, không
chỉ làm tái sinh một điểm du lịch mà cịn xác
lập mục tiêu để biến nó thành điểm du lịch hấp
dẫn nổi tiếng thế giới. Người dân sinh sống
trong xã hội đó khơng chỉ thốt khỏi ranh giới
đói nghèo mà cịn có chất lượng cuộc sống tốt
như người dân ở xã hội phát triển. Tại các

vùng nơi mà sinh viên được trao học bổng hỗ
trợ, sau phải trở lại quê hương để phát triển
nghề nghiệp và xây dựng mạng lưới kinh tế
cho địa phương.
Giai đoạn cuối Thammapiwatn (Cải
cách đạo đức) là phát triển xã hội một cách bền
vững và hoàn toàn bằng việc sử dụng các yếu
tố đạo đức, sự liêm chính, lịng tốt làm cơng cụ
chỉ thị (phát triển từ số dương thành cấp số
nhân). Mặc dù có nhiều thứ khiến con người
hài lòng, chẳng hạn như chất lượng và hiệu
quả cao mang lại sự thoải mái cho con người,
những thứ đó khơng phải lúc nào cũng là tốt và
đúng đắn để theo đuổi. Do đó, đỉnh cao của sự
phát triển là hướng con người vào một xã hội

170

lành mạnh. Con người trong xã hội trung thành
với triết lý của Araya – Cá thể sống phải nhận
ra cái chân, thiện, mỹ. Ở cấp độ xã hội, triết lý
của Araya về xã hội là là đạt được sự tự do,
bình đẳng, thân tình.
4. Giải pháp đề xuất
Trên thực tế, để đạt được các mục
tiêu phát triển miền núi cần phải hệ thống hóa
các giải pháp đặc biệt là về nhân lực và đánh
giá một cách lạc quan về sử dụng nguồn lực.
Các giải pháp sau đây được phân loại theo cơ
cấu của tiến trình “aryanization”.

Patiwatn (Tái tổ chức)
1) Làm sống lại môi trường tự nhiên bị
phá hủy tiếp tục xây dựng lại vẻ đẹp thiên
nhiên bằng cách giáo dục kiến thức bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và tái sinh môi sinh đặc
biệt là bảo vệ bề mặt đất canh tác và rừng. Ví
dụ, luân canh, sử dụng phương pháp tiêu diệt
sâu bệnh mà không ảnh hưởng đến môi trường,
v.v...
2) Tăng cường sự tham gia của người dân
tộc thiểu số miền núi trong việc tái tạo môi
trường thiên nhiên bằng cách gia tăng tiếp cận
nguồn lực thông qua việc trao quyền sử dụng
đất nhằm trao quyền làm chủ cho người nông
dân và gây dựng trách nhiệm bảo vệ đất.
3) Vận động sự tham gia của mọi ban
ngành và khu vực nhằm nâng cao thu nhập của
người thiểu số. Ví dụ như cung cấp thông tin
về nhu cầu thị trường và kênh quảng bá. Cung
cấp kiến thức về xử lý hàng hóa để tạo ra sản
phẩm có chất lượng cao giảm ảnh hưởng hạ
giá thành do cung vượt cầu, cung cấp kiến thức
về kiểm soát chất lượng sản phẩm, kiểm tra
đánh giá từng loại sản phẩm. Phát triển kênh
tiếp cận nguồn vốn.
Apiwatn (Cải cách)
1) Xây dựng tổ chức để tăng cường sức
mạnh thương mại, ví dụ, tổ chức hợp tác tương
trợ của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
2) Phát triển khu du lịch của người Thái

miền núi – theo định hướng xây dựng thị
trường ngay tại khu vực miền núi dưới dạng tổ
chức du lịch thưởng ngoạn trải nghiệm với các
loại hình như: kết hợp làm nơng nghiệp với


bán sản phẩm sạch sản xuất được, bán hàng
thủ công và các sản phẩm đặc thù của người
dân tộc thiểu số miền núi.
3) Xúc tiến hướng tiếp cận thị trường
hàng hóa thế giới như cung cấp thơng tin về
nhu cầu hàng xuất khẩu bắt đầu từ các quốc
gia ASEAN, cung cấp kiến thức về phát triển
chất lượng sản phẩm dựa trên tiêu chuẩn quốc
tế, kết hợp sử dụng cơ sở hạ tầng trung chuyển
hiện có giữa các quốc gia, v.v...
4) Xúc tiến xây dựng sản phẩm chính dựa
trên thế mạnh của khu vực như trồng loại cây
phù hợp với khí hậu và khu vực để có thể gia
tăng thu nhập cho người dân tộc thiểu số miền
núi nhờ vào cạnh tranh giá cả so với các sản
phẩm sản xuất với nguyên liệu có sẵn trong tự
nhiên.
5) Xây dựng thương hiệu bằng cách xây
dựng mối quan hệ và quảng cáo cũng như tổ
chức nhiều chiến dịch xúc tiến hình ảnh và
thương hiệu sản phẩm.
6) Sản xuất các sản phẩm tiên tiến bằng
cách khuyến khích đổi mới sản xuất và phát
triển sản phẩm mới thơng qua luật sở hữu trí

tuệ với các sản phẩm mới, cung cấp thông tin
về luật sở hữu trí tuệ và hỗ trợ người dân tộc
thiểu số xúc tiến sản phẩm mới đến đông đảo
cộng động người sử dụng.
7) Phát triển nhiều kênh quản lý rủi ro
khác nhau như sản xuất và tài chính, cụ thể là
quản lý rủi ro gây ra bởi thiên tai như lũ lụt,
hạn hán, giá cả thị trường, tạo cơ chế kiểm soát
số lượng sản phẩm để loại trừ vấn đề cung
vượt cầu, bảo hiểm mùa vụ, v.v…
Thammapiwatn (cải cách đạo đức)
1) Sử dụng công nghệ ở mức độ phù hợp
với nhu cầu nhân lực bằng cách cân bằng
nguồn nhân lực v
à việc áp dụng máy móc và cơng nghệ để
thay thế con người. Ban đầu nên tập trung tăng
cường sự hiện diện của người lao động do có
số lượng lớn người lao động trong khu vực.

Dần về sau, người lao động có kỹ thuật vận
hành máy móc và cơng nghệ sẽ giúp nâng cao
số lượng và chất lượng sản phẩm.
2) Khuyến khích con em quay trở lại làm
việc cho quê hương bằng cách, ví dụ như
truyền tình u q hương, trao học bổng, để
con em trở lại quê hương làm việc bằng cách
trao quyền trung gian cho cơ quan Nông
nghiệp trực thuộc huyện làm công tác tạo cầu
nối với các doanh nghiệp.
3) Sẵn sàng để tận dụng các yếu tố dân

chủ, kinh tế, xã hội, nguồn lực, dữ liệu môi
trường để áp dụng vào các kế hoạch tương lai
– quản lý kinh tế, chiên lược nhân lực, kiểm
soát dân số, v.v...
5. Kết luận
Hướng dẫn thực hiện kế hoạch xóa đói
giảm nghèo cho đồng bào dân tộc miền núi
thông qua phát triển kênh kết nối thị trường
nên được áp dụng một cách có hệ thống và tích
hợp vào cả chiến lược ngắn và dài hạn. Khu
vực nhà nước khơng nên áp dụng chính sách
“một giải pháp cho tất cả” mà nên khuyến
khích các giải pháp tự thân. Tiếp cận vấn đề
bằng cách thấu hiểu cuộc sống của người dân
tộc thiểu số, nhận ra vấn đề và nguyên nhân tại
các vùng khác nhau, hướng dẫn này khơng
nhằm mục đích xóa bỏ cấu trúc kinh tế xã hội
khơng có lợi cho người dân tộc thiểu số trong
việc phát triển vùng trung du và miền núi.
Nghiên cứu chỉ ra vấn đề trong việc sở hữu
nguồn lực, nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia
của đồng bào dân tộc miền núi và trách nhiệm
với thiệt hại gây ra từ việc sử dụng tài nguyên.
Thêm vào đó là việc không tiếp cận được
thông tin thị trường, chiến lược quảng bá
khơng có, hạ tầng trung chuyển sản phẩm về
thị trường chính của đất nước chưa sẵn sàng.
Cuối cùng, bài báo này đã đề xuất các giải
pháp nhằm tăng cường và củng cố một số khía
cạnh của việc phát triển kinh tế đồng bào dân

tộc thiểu số miền núi.

171


Tài liệu tham khảo
Ngân hàng Thái Lan. (2007). Tình trạng sương khói tại vùng núi phía Bắc.
Chareonwongsak, K. (2012). Siam Araya Manifesto: Tuyên bố của Araya. Bangkok: Công ty TNHH
Success Media.
Đại học Chiang Mai. (2004). Chiến lược nghiên cứu cho miền núi (bản phác thảo)
Viện Nghiên cứu và Phát triển miền núi. (2014). Dự án nghiên cứu sản phẩm và vật phá hoại nơng
nghiệp nhằm giảm lượng hóa chất sử dụng tại miền núi
Quỹ Mae Fah Luang dưới sự bảo trợ Royal Patronage. (2010). Dự án phát triển Doi Tung.
Người thiểu số Thái Lan. (2004).Những vấn đề của các bộ tộc trên núi.
Cục thống kê quốc gia. (2004). Thống kê các hộ gia đình tồn quốc về tình hình kinh tế xã hội
Cục phát triển kinh tế xã hội quốc gia. (2001). Đói nghèo: Những cộng đồng miền núi của tỉnh
Chiang Mai: Vấn đề và giải pháp.
Viện nghiên cứu phát triển Thái Lan. (2001). Chiến lược xóa đói giảm nghèo: Quan điểm và của
người dân và những chia sẻ Tập I
Jira Burikum. (2003). “Phân tích các nhân tố xác định tính bền vững trong việc hình thành các nhóm
tiết kiệm miền núi”. Tạp chí kinh tế- Đại học Payap năm 3 Tập 1 (Tháng 1 – tháng 6 năm
2003) trang 66 – 79.
Udom Kerdpibul. (1987). "Nghiên cứu về các nhân tố gây ra đói nghèo tại một số vùng của Thái Lan".
Kiến thức doanh nhân Thái Lan năm 1987. Biên tập: Kraiyuth Theeratayakinant. Bangkok: Xã
hội kinh tế Thái Lan, 259 – 306.
Ban thư ký về kinh tế nông nghiệp. (2005). Báo cáo kết quả nghiên cứu về thay đổi thu nhập và phân
bố tài sản trong gia đình nơng dân: Tạp chí nghiên cứu kinh tế nơng nghiệp Tập l. 115 Tháng
9/2005 Bộ Nông nghiệp và hợp tác xã.

172




×