Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Đề cương ôn tập môn dược liệu 3 (đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.52 KB, 34 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN DƯỢC LIỆU 3
Câu 1: Thực trạng phát triển dược liệu ở Việt Nam
Câu 2: Khái niệm thuốc cổ truyền. Phân biệt thuốc cổ truyền và thực phẩm
chức năng. Phân biệt thực phẩm truyền thống và thực phẩm chức năng.
Câu 3: Khái niệm GACP. Nguyên nhân áp dụng GACP ở Việt Nam và lợi
ích của việc áp dụng GACP trong ngành Dược ở Việt Nam.
Câu 4: Ưu điểm và nhược điểm của Thuốc cổ truyền
Câu 5: Ứng dụng của tinh dầu trong đời sống con người.
Câu 6: Nội dung quy hoạch các vùng bảo tồn và khai thác dược liệu tự nhiên là
như thế nào?. Nội dung quy hoạch các vùng trồng dược liệu là như thế nào?
Câu 7: Một số giải pháp chủ yếu để phát triển dược liệu là như thế nào?
Câu 8: Phân tích thực trạng sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng
ở Việt Nam.
Câu 9: Trình bày khái niệm tài nguyên cây thuốc và phân tích đặc điểm của
tài nguyên cây thuốc
Câu 10: Phân tích các nguyên nhân chính đe dọa đối với tài nguyên cây
thuốc Việt Nam.
Câu 11: Trình bày các phương pháp bảo tồn tài nguyên cây thuốc: Phương
pháp bảo tồn nguyên vị (in situ), chuyển vị (ex situ) và trên đồng ruộng (on
farm).
Câu 12: Phân tích nguyên tắc 3 đúng về thực phẩm chức năng: Hiểu đúng,
làm đúng, dùng đúng.
Câu 13: Phân tích những mặt thuận lợi và khó khăn trong xây dựng vùng trồng
dược liệu.


Câu 14: Phân biệt các thuật ngữ sau GACP, VietGAP, GlobalGAP
Câu 15: Trình bày quy trình trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP.
Câu 16: Trình bày quy trình đánh giá việc đáp ứng GACP.
Câu 17: Trình bày ý kiến cá nhân về sự khác biệt giữa dược liệu đạt chuẩn
GACP và dược liệu thông thường.


Bài làm
Câu 1: Thực trạng phát triển dược liệu ở Việt Nam
60% diện tích Việt Nam được che phủ vào đầu thế kỷ 19, nay chỉ cịn
khoảng 20% trong đó chỉ có 3% là rừng nhiệt đới chưa bị xâm phạm ->
Đa dạng sinh học bị xâm phạm.
Nhiều dược liệu bị dùng thay thế với nguyên liệu rẻ tiền, kém chất lượng
1. Khai thác tràn lan, không chú ý bảo tồn:
- Nạn phá rừng, khai thác dược liệu bừa bãi
- Chưa có kế hoạch tái sinh phát triển
- Nguồn tài nguyên cây thuốc bị một số nhà khoa học và cơng ty nước
ngồi lợi dụng khai thác nguồn gen quý hiếm -> Tình trạng chảy máu
tài nguyên dược liệu
- Dược liệu quý như: Ba kích, Đẳng sâm…sản lượng hàng chục ngàn
tấn/ năm -> hiện nay là cây thuốc trong sách đỏ, nguy cơ tuyệt chủng.
- Hoàng liên đặc trưng của dãy núi Hồng Liên bị tìm kiếm không
ngừng và tàn phá, nguy cơ bị cạn kiện
- Nhu cầu nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc thảo mộc được sử dụng
hàng năm tại cộng đồng, cơ sở y tế, phịng khám đơng y…Khoảng
50.000 tấn/năm
- -> 1/3 ngun liệu do thu hái và khai thác tự nhiên
- > 1/3 do trồng trọt
- > 1/3 là do nhập khẩu chủ yếu từ trung quốc, đài loan, hồng công
2. Đối với nguyên liệu tự nhiên,mọc hoang dại: Khai thác quá mức, khơng
kiểm sốt -> Khơng bảo tồn bền vững
3. Đối với nguồn nguyên liệu trồng trọt: Thanh trì, ninh hiệp (Gia lâm),
Nghĩa Trai (Hưng Yên), Lục Yên (yên Bái), Trà My (Quảng Nam), Sâp
(lào Cai), Sìn Hồ (lai Châu), Đà Lạt (Lâm Đồng)…khơng được có kế


hoạch điều tiết -> Đột biến giá tăng gấp hai, ba chục lần vì trồng ít mà nhu

cầu sử dụng và xuất khẩu tăng. Hay ế, mất mối nhập khẩu (Quế, Sả) thì
phải đi một diện tích lớn cây thuốc đã trồng lâu đời
4. Đối với dược liệu nhập từ Trung Quốc: Tồi tệ. Nhà nước chỉ quản lý
như một hàng hóa thơng thường, khơng coi là một sản phẩm đặc biệt (ảnh
hưởng tính mạng con người)
- Nhiều hàng dược liệu là trung phẩm hoặc thử phẩm
Ví dụ: Một nghiên cứu kiểm nghiệm dược liệu trên 58% mẫu tại Viện
kiểm nghiệm cho thấy, chất lượng dược liệu là rất kém và nhiều mẫu
hoạt chất chiết được chỉ có 0,5%
5. Sử dụng dược liệu dược tính mạnh và độc tính cao
- Phụ tử và Mã tiền là vị dược liệu có chứa strychnin, dược tính mạnh và
độc tính cao, muốn dùng phải chế biến, giảm hàm lượng Strychnin
trong hạt Mã tiền
- Tuy nhiên Alcaloid trong bộ phận của cây có quy luật biến động hàm
lượng dặc biệt, thay đổi thao mùa, thay đổi theo q trình sinh trưởng.
Do đó thu hái các mùa khác nhau thì hàm lượng alcaloid khác nhau
 Quá liều -> chết
- Thu hái dược liệu nhầm lẫn: nhầm lẫn dây đau xương của bài thuốc bổ
gân cốt với dây của cây lá ngón
- Nhầm lẫn quả rừng (quả của cây móc gai hay móc hùm capparis
versicolor họ màn màn) có chứa glycóid tim -> Chết
- Tự dùng hạt bí, hạt cau để tẩy sán dài -> dùng quá liều (2 chén hạt cau
= 300g) -> trụy tim mạch, chết
- Cây vòi voi: chứa alcaloid pyrrolizidin dùng điều trị phong thấp, đau
nhức, mụn nhọt -> AP gây hủy tế bào gan, ung thư gan
6. Dược liệu mốc, kém chất lượng
7. Độ ẩm dược liệu cao
- VN khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều
- Dược liệu có nguồn gốc thực vật, động vật, khống vật -> Dễ hút ẩm,
thích hợp cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển

- Tỷ lệ số dược liệu bị mốc mọt 15-20%. Tỷ lệ khối lượng dược liệu bị
mốc 12-28%
- -> Nấm mốc làm giảm chất lượng dược liệu, tiết men phân hủy hoạt
chất, tiết độc tố (mycotoxin, aflatoxin) trong dược liệu
- -> Gây bệnh dị ứng do tiếp xúc bào tử nấm


- -> gây bệnh độc tố do ăn uống phải mycotoxin (ngộ độc, nhiễm độc,
tổn thương gan, ung thư gan…)
- -> Độc tố trong nấm không bị phân hủy ở nhiệt độ cao
8. Độ ẩm dược liệu thấp: thì nước kết tinh trong dược liệu sẽ thủy phân các
hoạt chất, giảm chất lượng dược liệu thay đổi tính chất.
9. Dư phẩm kim loại nặng và thuốc trừ sâu trong dược liệu
- Sử dụng phân hóa học, hóa chất trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật -> tăng
năng suất
- Ngộ độc kim loại nặng: Chì có trong các phẩm màu dùng để bọc viên,
quá trình sơ chế dược liệu dùng chì để đánh bóng ( Chì đánh đen bóng
tam thất)
- Ngộ độc thủy ngân Asen trong các dược liệu có chưa thủy ngân như
chu sa, kinh phấn, thăng dược, chưa arsenic như Hùng hồng, Thạch
tín, Thư hồng, Dự thạch -> chế phẩm đơng dược Trung quốc, đài loan
10. Q trình chế biến dược liệu và bảo quản dược liệu
- Chế biến là quá trình quan trọng cho việc bảo quản dược liệu sau đó
Ví dụ: Cúc hoa thu hái cuối tháng 12, tháng 1. Miền Bắc ít nắng, trời
âm u nên Cúc hoa thường xông xinh vừa để bảo quản nấm mốc, sâu bọ
vừa làm đẹp, sáng sản phẩm -> hàm lượng lưu huỳnh?
Ngưu tuất: rễ màu trắng, rất rẻo -> Xông sinh sau khi thu hái chứ
không phơi khô -> Mùi lưu huỳnh đậm
11. Quản lý dược liệu
Đối với dược liệu trong nước

- Việc trồng cây thuốc, sản xuất dược liệu quy hoạch vùng còn hạn chế,
chưa triển khai đồng bộ, không thống nhất giữa điều tra tài nguyên
dược liệu (theo địa lý hành chính) và phân bố phát triển của cây (theo
vùng sinh thái)
- Trồng tự phát, canh tác truyền thống, chưa thực hiện GACP-WHO ->
sản lượng không ổn định, chất lượng không ổn định
- Khai thác dược liệu chưa có tổ chức, khơng có kế hoạch, khơng có
hướng dẫn khai thác gắn với bảo tồn, phát triển bền vững -> dược liệu
bị cạn kiệt, tuyệt chủng như Bảy lá một hoa, ba kích
- Chất lượng dược liệu chưa được kiểm sốt chặt chẽ từ khâu chọn
giống, ni trồng, thu hái, chế biến, bảo quản
- Đa số chưa hợp tác tốt với doanh nghiệp , nhà khoa học, nông dân,
Nhà nước trong suốt quá trình sản xuất


- Mối quan hệ đa ngành (Công, nông, lâm, y, Dược..) với quản lý lãnh
thổ chưa thỏa đáng, chưa tập trung, chưa phối hợp.
Câu 2: Khái niệm thuốc cổ truyền theo Thông tư 01/2016/TT-BYT của Bộ Y
tế ban hành ngày 05 tháng 01 năm 2016 và khái niệm thực phẩm chức năng
theo Thông tư 43/2014/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 24 tháng 11
năm 2014. Phân biệt thuốc cổ truyền và thực phẩm chức năng. Phân biệt
thực phẩm truyền thống và thực phẩm chức năng.
1. Khái niệm thuốc cổ truyền theo Thông tư 01/2016/TT-BYT của Bộ Y tế
ban hành ngày 05 tháng 01 năm 2016
Thuốc y học cổ truyền (bao gồm cả vị thuốc y học cổ truyền và thuốc
thang) là thuốc có thành phần là dược liệu được chế biến, bào chế hoặc
phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo kinh
nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện
đại.
2. khái niệm thực phẩm chức năng theo Thông tư 43/2014/TT-BYT của

Bộ Y tế
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Food Supplement,
Dietary Supplement) là sản phẩm được chế biến dưới dạng viên nang,
viên hoàn, viên nén, cao, cốm, bột, lỏng và các dạng chế biến khác có
chứa một hoặc hỗn hợp của các chất sau đây:
a) Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic và chất có
hoạt tính sinh học khác;
b) Hoạt chất sinh học có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, chất khoáng và
nguồn gốc thực vật ở các dạng như chiết xuất, phân lập, cơ đặc và chuyển
hóa.
3. Phân biệt thuốc cổ truyền và thực phẩm chức năng
Thuốc cổ truyền
Thuốc cổ truyền là một vị thuốc sống
hoặc chín hay một chế phẩm thuốc được

Thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng là thực
phẩm sử dụng để hỗ trợ chức


phối ngũ (lập phương) và bào chế theo
phương pháp của y học cổ truyền từ 1
hay nhiều vị thuốc có nguồn gốc thực
vật, động vật, khống vật có tác dụng
chữa bệnh hoặc có lợi cho sức khoẻ con
người.
Điều trị bệnh

Là kết quả sản phẩm của y học, cần dựa
trên bằng chứng nghiên cứu

Theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, có
tiềm ẩn biến chứng, tai biến

năng các bộ phận trong cơ thể
người, bồi bổ cơ thể, tăng
cường sức đề kháng và làm
giảm nguy cơ mắc bệnh tật
Hỗ trợ phục hồi chức năng,
tăng cường và duy trì các
chức năng của một số bộ phận
trong cơ thể
Dựa trên giá trị tiềm năng từ
suy luận
Có thể sử dụng mà khơng cần
có chỉ dẫn của Bác sĩ, chuyên
khoa. Có thể sử dụng thường
xuyên lâu dài mà vẫn an toàn.

4. Phân biệt thực phẩm truyền thống và thực phẩm chức năng.
ST

Tiêu

Thực phẩm truyền

Thực phẩm chức năng

T

chí

Chức

thống
- Cung cấp các chất

- Cung cấp các chất dinh

năng

dinh dưỡng.

dưỡng.

- Thỏa mãn về nhu cầu

- Chức năng cảm quan.

cảm quan.

- Lợi ích vượt trội về sức khỏe

1

(giảm cholesterol, giảm HA,
chống táo bón, cải thiện hệ
VSV đường ruột…)
2

Chế


Chế biến theo công

Chế biến theo công thức tinh

biến

thức thô (không loại bỏ

(bổ sung thành phần có lợi, loại

được chất bất lợi)

bỏ thành phần bất lợi) được
chứng minh khoa học và cho
phép của cơ quan có thẩm
quyền.

3

Tác

Tạo ra năng lượng cao

Ít tạo ra năng lượng


dụng
tạo
năng
lượng

4

Liều

Số lượng lớn

Số lượng rất nhỏ

Mọi đối tượng

Mọi đối tượng;Có định hướng

dùng
5

Đối
tượng

cho các đối tượng: người già,

sử

trẻ em, phụ nữ mãn kinh…

dụng
6

Nguồn

Nguyên liệu thô từ thực


Hoạt chất, chất chiết từ thực

gốc

vật, động vật (rau, củ,

vật, động vật (nguồn gốc tự

nguyên quả, thịt, cá, trứng…)
có nguồn gốc tự nhiên
liệu
7

nhiên)

Thời

Thường xuyên, suốt

Thường xuyên, suốt đời.Có sản

gian và

đời.Khó sử dụng cho

phẩm cho các đối tượng đặc

phương người ốm, già, bệnh lý
đặc biệt

thức

biệt.

dùng

Câu 3: Khái niệm GACP theo Thông tư 19/2019/TT-BYT do Bộ Y tế ban
hành ngày 30 tháng 07 năm 2019. Nguyên nhân áp dụng GACP ở Việt Nam
và lợi ích của việc áp dụng GACP trong ngành Dược ở Việt Nam.
1. Khái niệm GACP theo Thông tư 19/2019/TT-BYT
GACP là viết tắt của Good Agricultural and Collection Practices. Là nguyên tắc,
tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp được thực hiện trong q trình ni trồng, thu hái,
sơ chế, chế biến, vận chuyển và bảo quản dược liệu nhằm đảm bảo chất lượng,
an toàn, hiệu quả của dược liệu và các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu
2. Nguyên nhân áp dụng GACP ở Việt Nam


- Sự an toàn và chất lượng của nguyên liệu thảo dược và thành phần phụ
thuộc vào các yếu tố có thể phân loại là nội tại (do di truyền) hoặc ngoại lai
(do môi trường, phương pháp thu hái, thực hành trồng trọt, thu hoạch, chế
biến sau khi thu hoạch, vận chuyển và tồn trữ)
- Sự thiếu thận trọng gây ô nhiễm vi sinh vật hoặc các tác nhân hóa học trong
bất cứ cơng đoạn sản xuất nào cũng có thể làm giảm mức độ an toàn và chất
lượng
- Các cây thuốc thu hái từ quần thể hoang dã có thể bị ơ nhiễm bởi các lồi
cây khác hay những bộ phận khác do nhận dạng sai, nhiễm bẩn ngẫu nhiên
hay cố tình pha trộn, tất cả đều có thể gây những hậu quả khơng an tồn.
- Việc thu hái cây thuốc từ những quần thể hoang dã có thể làm nảy sinh các
quan ngại về việc thu hoạch quá mức trên toàn cầu, trong khu vực và/ hoặc
tại địa phương, và việc bảo vệ các lồi có nguy cơ tuyệt chủng

- cần phải xét đến tác động của việc trồng trọt và thu hái đối với môi trường
và các q trình sinh thái, cũng như lợi ích của các cộng đồng địa phương
- Trước xu thế hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới, các nhà sản xuất
thuốc từ dược liệu của nước ngoài sẽ vào Việt Nam
- Ngược lại, Xuất khẩu dược liệu và thuốc Đông dược của Việt Nam ra thị
trường nước ngoài. Để giữ được thương hiệu và cạnh tranh được với các sản
phẩm cùng loại của nước ngồi (thậm chí ngay trên thị trường trong nước)
khi quá trình trồng trọt, thu hái nguyên liệu làm thuốc khơng thể coi nhẹ việc
tiêu chuẩn hóa.
-> tạo ra nguồn dược liệu có hàm lượng hoạt chất cao theo tiêu chuẩn cảu
GACP
- Nhằm bảo tồn, phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia,
góp phần nâng cao chất lượng dược liệu và tiến tới hòa hợp trong khu vực và
trên thế giới về kinh doanh, xuất nhập khẩu dược phẩm nói chung và thuốc
đơng y, thuốc từ dược liệu nói riêng, Bộ Y té quyết định áp dụng các nguyên
tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” theo khuyến
cáo của tổ chức y tế thế giới.
3. lợi ích của việc áp dụng GACP trong ngành Dược ở Việt Nam.


1. Bảo tồn, phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia dược liệu
giống gốc
- Việt Nam có nguồn dược liệu phong phú với hơn 5.000 loài cây thuốc, trong
đó có nhiều loại đặc hữu, quý hiếm cần được bảo tồn
2. Đảm bảo nguồn dược liệu cho cơ sở sản sản xuất thuốc
- Mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 60 nghìn tấn dược liệu Tuy nhiên, Việt Nam
chỉ tự cung cấp được 25-30% nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước, còn lại
phải nhập khẩu
- Sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài ảnh hưởng lớn tới sản xuất
của các doanh nghiệp

- Việc tự xây dựng vùng trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO sẽ giúp
các doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu
3. Đảm bảo sự phát triển bền vững
- Đảm bảo được các tiêu chí kinh doanh của chủ đầu tư cũng như lợi ích của địa
phương và người nông dân
- Doanh nghiệp được đảm bảo cung ứng nguồn dược liệu chất lượng cao, đủ tiêu
chuẩn
- Người nông dân được tạo việc làm và nâng cao thu nhập
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng của địa phương
-> phát triển kinh tế vùng, địa phương
- Khẳng định mối liên kết bền vững giữa 3 nhà “Doanh nghiệp- Nhà nước- Nông
dân” của một mô hình sản xuất với các tiêu chí nâng cao thu nhập cho nông dân,
thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, doanh nghiệp có nguồn cung
nguyên liệu ổn định, bền vững…


- Góp phần giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc
sống cho bà con nông dân
- Chính sách hợp tác và hỗ trợ giúp người nông dân yên tâm tham gia như: Bao
tiêu sản phẩm với giá ổn định…, cung cấp giống, vật tư nông nghiệp chất lượng,
đầu tư cơ sở thu mua và chế biến dược liệu tại địa phương, hỗ trợ kỹ thuật canh
tác, kỹ thuật trồng, chăm sóc và đặc biệt được hỗ trợ về thu nhập, chia sẻ rủi ro.
- quản lý theo GACP-WHO, mỗi lô dược liệu được trồng đều có hồ sơ lưu trữ ->
Đi theo sản phẩm vào nhà máy sản xuất -> thành phẩm
- Khi phát hiện ra sản phẩm không đảm bảo chất lượng, nhà quản lý hồn tồn
có thể tìm được vị trí trồng cây dược liệu, từ đó xác định nguyên nhân do chất
lượng đất, nước tưới hay do chăm bón…và từ đó tìm ra hướng để cải thiện.
- Cơ sở vật chất phải phù hợp điều kiện tự nhiên và đối tượng trồng trọt, thu hái
như: Nhà làm việc, nơi phơi sấy, kho chứa, công cụ sản xuất, mặt bằng làm nơi
sơ chế, phòng thực nghiệm với các thiết bị đo đạc và kiểm tra chất lượng sản

phẩm
- Xây dựng quy trình sản xuất giống, quy trình trồng thâm canh thương phẩm,
quy trình thu hoạch và sơ chế bảo quản dược liệu.
- Dùng đúng dược liệu, vì giống được xác định và chọn lọc rõ ràng trước khi
đưa vào trồng trọt, trong khi đó thu hái từ thiên nhiên có thể nhầm lẫn
- An tồn, vì dư lượng các chất gây độc (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng,
hàm lượng nitrat) được kiểm sốt, khơng nhiễm vi sinh, đảm bảo sức khỏe cho
người tiêu dùng.
4. Đảm bảo nguồn nguyên liệu xuất khẩu
- 100% các quốc gia Tây âu sử dụng nguồn nguyên liệu sạch được trồng và thu
hái theo GACP
- Quốc gia áp dụng ACP-WHO sớm nhất là trung quốc


- Trung quốc hiện nay là quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu dược liệu trên thế giới,
sau đó là Singapore, Brazil, Ấn Độ, Ai Cập…
- Áp dụng GACP-WHO giúp các công ty XNK đáp ứng đầy đủ những tiêu
chuẩn nhập khẩu dược liệu khắt khe của các quốc gia Châu Âu và Mỹ.
- Nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ đảm bảo chất lượng đầu ra sản
phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanhh thu
- Do nguồn nguyên liệu đầu vào đã được bảo đảm, các doanh nghiệp có thể
giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu dược liệu đầu vào. Giảm
nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do khơng
đảm bảo u cầu về dư lượng hóa chất.
Câu 4: Ưu điểm và nhược điểm của Thuốc cổ truyền
1. Ưu điểm
Tính an tồn cao
Một thang thuốc Đơng Y thường kết hợp giữa nhiều vị thuốc Đông y khác nhau,
với mục đích bổ trợ và đem đến hiệu quả trong việc chữa bệnh. Những nguyên
liệu dùng làm thuốc là thân, lá, rễ, cành của các loại thảo dược từ tự nhiên, được

hái, phơi khô sau cùng là sắc lên để uống. Theo như nghiên cứu cho thấy, thuốc
Đông Y không hề có độc tính, vì thế thuốc có thể dùng được cho rất nhiều đối
tượng khác nhau.
Cách làm ra thuốc Đông y hồn tồn là thủ cơng, dựa chủ yếu vào thiên nhiên,
nên dù có sử dụng trong một thời gian dài cũng khơng lo các chất độc hại tích tụ
trong cơ thể, Đơng y thường có cả thuốc bổ và thuốc chữa bệnh.
Mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng
Những bài thuốc Đông y đều được các Y sĩ Y học Cổ truyền, truyền từ đời này
sang đời khác, ghi chép trong sách vở cẩn thận. Hiện nay rất nhiều nước trên thế
giới áp dụng và công nhận hiệu quả mang đến từ những bài thuốc Đông y. Mặc
dù tây y, thuốc nam phát triển rất mạnh nhưng bên cạnh đó vẫn có một bộ phận


vẫn u thích dùng loại thuốc này, vì mang đến hiệu quả rất cao, thậm chí trị
được cả những căn bệnh mãn tính. Ngồi chữa bệnh, bổ sung dưỡng chất cho cơ
thể, hiện nay Đơng y cịn được biết đến với cơng dụng làm đẹp thần kì nhờ một
số loại thảo mộc như cam thảo, hoa cúc, các vị thuốc vị bạch, có cơng giúp làm
trắng, lưu thơng mạch máu giúp da trở nên hồng hào hơn.
2. Nhược điểm
Cách sắc thuốc kỳ cơng
Khơng như thuốc tây mua về là có thể sử dụng được, thuốc Đông y lại cầu kỳ
hơn rất nhiều, đa phần phải cho vào ấm sắc vài tiếng đồng hồ sau đó uống nước
cất của những thang thuốc này. Thuốc Đông y cũng nặng mùi hơn nhưng ngửi
lâu sẽ thơm, đối với những ai chưa quen thì có thể thấy hơi khó uống vì mùi
thuốc.
 Tác dụng từ từ
Tính an tồn và hiệu quả từ những bài thuốc Y học Cổ truyền mang đến là điều
không thể bàn cãi, tuy nhiên để thuốc có tác dụng và chữa khỏi bệnh thì cần sự
kiên trì từ người bệnh rất lớn, ít nhất cần sử dụng thuốc từ 2- 3 tháng. Tuy nhiên
sau khi khỏi bệnh, bệnh sẽ hết hồn tồn và khơng có nguy cơ tái phát.

Chỉ những người giỏi mới được hành nghề
Nếu như để mở được một hiệu thuốc tây chỉ mất 2- 3 năm học nghề, thì thuốc
Đơng y lại khác. Thơng thường những người đã được hành nghề bốc thuốc chữa
bệnh phải trải qua thời gian học và thử nghiệm rất lâu mới được hành nghề, vì
chỉ cần sự sự nhầm lẫn giữa các thang thuốc hay bốc quá nhiều lượng người
bệnh có thể tử vong.
Câu 5: Ứng dụng của tinh dầu trong đời sống con người.
1. Tinh dầu thiên nhiên trong ngành thực phẩm


Ngay từ xa xưa con người đã biết dùng các thực vật mang tinh dầu như quế, hồi,
hương thảo, bạc hà... để làm gia tăng mùi vị của món ăn cũng như nâng cao sức
khỏe bằng thực phẩm hàng ngày
Mùi hương từ các loại thảo mộc và hình dáng món ăn có tác động lên não bộ của
chúng ta , giúp gia tăng vị giác và cảm nhận. Ngày nay tinh dầu được ứng dụng
trong các ngành công nghiệp thực phẩm chế biến món ăn, đồ uống nhằm gia
tăng hương vị và sức hấp dẫn của thực phẩm.
2. Ứng dụng của tinh dầu trong ngành mỹ phẩm
Bạn hãy để ý xem dầu gội, sữa tắm, son môi, dưỡng da,...tất tần tật các loại mỹ
phẩm bạn đang dùng có loại nào khơng có một mùi hương nhất định?
Từ thời xưa các vua chúa Ai cập dùng tinh dầu, mộc dược để xức hương và làm
các sản phẩm chăm sóc cơ thể như nước tắm, phấn thoa. Ngày nay, ngồi tính
năng phù hợp thì mùi hương dễ chịu như cam, chanh, bưởi..... cũng được các
nhà sản xuất mỹ phẩm chú trọng.

Bởi vì trong một số trường hợp, mùi hương có thể là một yếu tố quyết định
người tiêu dùng có mua sản phẩm hay khơng. Sự góp mặt của tinh dầu khơng
chỉ làm đa dạng lựa chọn mùi hương mà còn mang đến các cơng năng tự nhiên
như chăm sóc da, tóc...
3. Ứng dụng của tinh dầu trong dược phẩm

Mùi hương đã được ứng dụng từ xa xưa để hỗ trợ các loại vấn đề của cơ thể. Ví
dụ như người Ai Cập cổ đại đã biết cách dùng tinh dầu thơm để xoa bóp cho cơ
thể và làm thuốc. Ngày nay tinh dầu được sản xuất rất nhiều phục vụ cho ngành
sản xuất thuốc và dược phẩm, chắc hẳn bạn cũng đã từng uống những viên thuốc
có vị bạc hà hoặc dùng dầu gió rồi đúng khơng nào..
4. Ứng dụng của tinh dầu trong trị liệu các bệnh về tinh thần


Mùi hương của tinh dầu được ứng dụng trong ngành trị liệu với tên khoa học là
Aromatherapy được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Ngày nay, nhiều nghiên
cứu về tinh dầu nguyên chất 100% đã được tiến hành để trở thành một phương
pháp trị liệu về sức khỏe ở nhiều quốc gia trên thế giới: Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc,..
Câu 6: Ngày 30/10/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
1976/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Nội dung quy hoạch các vùng bảo
tồn và khai thác dược liệu tự nhiên là như thế nào?. Nội dung quy hoạch
các vùng trồng dược liệu là như thế nào?
1. Quy hoạch các vùng bảo tồn và khai thác dược liệu tự nhiên
a) Quy hoạch các vùng khai thác dược liệu tự nhiên
- Triển khai điều tra, đánh giá và xác định số loài, trữ lượng và vùng có khả năng
khai thác.
- Quy hoạch các vùng khai thác các loài dược liệu tự nhiên đã xác định theo 08
vùng sinh thái: vùng Tây Bắc, vùng Đông Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng,
vùng Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng
Đông Nam Bộ và vùng Tây Nam Bộ.
- Xây dựng kế hoạch và các giải pháp khai thác bền vững góp phần cung cấp
nguồn dược liệu tự nhiên phục vụ nhu cầu sản xuất và sử dụng trong khám chữa
bệnh.
b) Xây dựng hệ thống vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc

- Quy hoạch hệ thống các vườn bảo tồn cây thuốc nhằm bảo tồn vững chắc
nguồn gen dược liệu.
- Triển khai các hoạt động bảo hộ, bảo tồn và đánh giá giá trị nguồn gen, tập
trung vào các nguồn gen đặc hữu, bản địa, có giá trị và có nguy cơ bị tuyệt
chủng.


- Xây dựng 05 vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia đại diện cho các
vùng sinh thái phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và phát triển dược liệu.
2. Quy hoạch các vùng trồng dược liệu
Quy hoạch 08 vùng trồng tập trung các loài dược liệu có thế mạnh, phù hợp với
điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và sinh thái để đáp ứng nhu cầu thị trường, cụ
thể như sau:
a) Vùng núi cao có khí hậu á nhiệt đới: Lào Cai (Sa Pa), Lai Châu (Sìn Hồ) và
Hà Giang (Đồng Văn, Quản Bạ)
Phát triển trồng 13 lồi dược liệu bao gồm 04 lồi bản địa: Bình vôi, Đảng sâm,
Hà thủ ô đỏ, Tục đoạn và 09 lồi nhập nội: Actisơ, Đỗ trọng, Độc hoạt, Đương
quy, Hồng bá, Mộc hương, Ô đầu, Tam thất, Xuyên khung với diện tích trồng
khoảng 2.550 ha. Ưu tiên phát triển các lồi: Actisơ, Đương quy, Đảng sâm.
Kết hợp trồng với nghiên cứu sản xuất giống các loài cây thuốc nhập nội từ
phương Bắc phục vụ công tác phát triển dược liệu.
b) Vùng núi trung bình có khí hậu á nhiệt đới: Lào Cai (Bắc Hà), Sơn La (Mộc
Châu) và Lâm Đồng (Đà Lạt)
Phát triển trồng 12 loài dược liệu bao gồm 05 lồi bản địa: Bình vơi, Đảng sâm,
Hà thủ ơ đỏ, Tục đoạn, Ý dĩ và 07 loài nhập nội: Actisô, Bạch truật, Bạch chỉ,
Dương cam cúc, Đỗ trọng, Đương quy, Huyền sâm với diện tích trồng khoảng
3.150 ha. Ưu tiên phát triển các loài: Bạch Truật, Đỗ trọng và Actisô.
c) Vùng trung du miền núi Bắc Bộ: Bắc Giang, Yên Bái, Quảng Ninh, Lạng Sơn
Phát triển trồng 16 loài dược liệu bao gồm 13 lồi bản địa: Ba kích, Đinh lăng,
Địa liền, Gấc, Giảo cổ lam, Ích mẫu, Kim tiền thảo, Hồi, Quế, Sả, Sa nhân tím,

Thanh hao hoa vàng, Ý dĩ và 03 loài nhập nội: Bạch chỉ, Bạch truật, Địa hồng
với diện tích trồng khoảng 4.600 ha. Ưu tiên phát triển các lồi: Ba kích, Gấc,
Địa hồng; duy trì và khai thác bền vững Quế và Hồi trên diện tích đã có.
d) Vùng đồng bằng sơng Hồng: Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Dương,
Nam Định và Thái Bình


Phát triển trồng 20 loài dược liệu bao gồm 12 loài bản địa: Cúc hoa, Diệp hạ
châu đắng, Địa liền, Đinh lăng, Gấc, Hòe, Củ mài, Hương nhu trắng, Râu mèo,
ích mẫu, Thanh hao hoa vàng, Mã đề và 08 loài nhập nội: Bạc hà, Bạch chỉ,
Bạch truật, Cát cánh, Địa hoàng, Đương quy, Ngưu tất, Trạch tả với diện tích
trồng khoảng 6.400 ha. Ưu tiên phát triển các lồi: Ngưu tất, Bạc hà, Hòe và
Thanh hao hoa vàng.
đ) Vùng các tỉnh Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An
Phát triển trồng 10 loài dược liệu bao gồm các loài bản địa: Ba kích, Diệp hạ
châu đắng, Đinh lăng, Củ mài, Hịe, Hương nhu trắng, Ích mẫu, Nghệ vàng,
Quế, Sả với diện tích trồng khoảng 3.300 ha. Ưu tiên trồng các lồi: Hịe, Đinh
lăng.
e) Vùng Nam Trung Bộ: Quảng Nam, Khánh Hịa
Phát triển trồng 10 lồi dược liệu bao gồm các loài bản địa: Bụp giấm, Diệp hạ
châu đắng, Dừa cạn, Đậu ván trắng, Củ mài, Nghệ vàng, Quế, Râu mèo, Sa nhân
tím, Sâm Ngọc linh với diện tích trồng khoảng 3.200 ha. Ưu tiên phát triển các
loài: Bụp giấm, Dừa cạn, Sa nhân tím và Sâm Ngọc Linh.
g) Vùng Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nơng
Phát triển trồng 10 lồi dược liệu bao gồm các loài bản địa: Gấc, Gừng, Hương
nhu trắng, Đảng sâm, Nghệ vàng, Sa nhân tím, Sả, Sâm Ngọc linh, Trinh nữ
hồng cung, Ý dĩ với diện tích trồng khoảng 2.000 ha. Ưu tiên trồng các loài:
Đảng sâm, Sâm Ngọc linh.
h) Vùng Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ: An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang,
Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình

Phước, Đồng Nai, Tây Ninh
Phát triển trồng 10 loài dược liệu bao gồm các loài bản địa: Gừng, Trinh nữ
hoàng cung, Nghệ vàng, Nhàu, Rau đắng biển, Hoàn ngọc, Tràm, Xuyên tâm
liên, Râu mèo và Kim tiền thảo với quy mô khoảng 3.000 ha. Ưu tiên phát triển
các loài: Tràm, Xuyên tâm liên, Trinh nữ hoàng cung.


Câu 7: Ngày 30/10/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
1976/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Một số giải pháp chủ yếu để phát
triển dược liệu là như thế nào?
1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách phát triển dược liệu
a) Xây dựng các cơ chế, chính sách về đất đai, thuế, nguồn vốn... tạo điều kiện
cho các địa phương, doanh nghiệp, người dân tham gia bảo tồn và phát triển
dược liệu. Xây dựng và phát triển các vùng trồng dược liệu tập trung theo
nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức
Y tế Thế giới (GACP-WHO) đối với các loài dược liệu trong quy hoạch, gắn
liền với chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm để bảo vệ quyền lợi của người trồng
dược liệu.
b) Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, từng bước hoàn thiện hệ thống văn
bản quản lý về dược liệu.
c) Xây dựng chính sách ưu tiên trong sản xuất, đăng ký, lưu hành sản phẩm đối
với dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu đáp ứng với thực tiễn và phù hợp
quy định hiện hành, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản
xuất, kinh doanh, thúc đẩy thị trường tiêu dùng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu
của Việt Nam. Ưu tiên sử dụng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu sản xuất trong
nước tại các cơ sở y tế công lập, trong đấu thầu mua thuốc từ nguồn ngân sách
nhà nước, nguồn kinh phí bảo hiểm y tế và các chương trình y tế quốc gia.
d) Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức khoa

học công nghệ, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động nghiên cứu, chuyển
giao, tiếp nhận, làm chủ và ứng dụng công nghệ để sản xuất nguyên liệu dược
liệu làm thuốc.
đ) Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích cho hoạt động tiếp thị, xúc tiến
thương mại và quảng bá thương hiệu các sản phẩm dược liệu của Việt Nam.


e) Rà sốt danh mục các lồi cây thuốc, tảo, nấm, sinh vật biển, vi sinh động vật
và khoáng vật làm thuốc; ban hành danh mục dược liệu cấm khai thác, hạn chế
khai thác vì mục đích thương mại để bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên dược
liệu trong nước.
g) Phân công đầu mối quản lý và trách nhiệm cụ thể giữa các Bộ, ngành, địa
phương trong lĩnh vực dược liệu.
2. Nhóm giải pháp về đầu tư, tài chính
a) Ưu tiên đầu tư cho công tác nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất giống cây thuốc
phục vụ công tác nuôi trồng và phát triển dược liệu ở quy mô lớn; đầu tư cho
công tác bảo tồn, bảo vệ và tái sinh dược liệu. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật cho công tác nghiên cứu tại các vùng trồng dược liệu trọng điểm. Đầu tư
kinh phí sự nghiệp khoa học cho các đơn vị nghiên cứu về dược liệu phù hợp.
b) Đầu tư có trọng điểm xây dựng mới hoặc nâng cấp:
- Tăng cường cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho các cơ sở nghiên cứu phát
triển giống dược liệu, các trường đại học, các trường dạy nghề theo hướng đồng
bộ, hiện đại.
- Nâng cấp các cơ sở chiết xuất dược liệu, sản xuất nguyên liệu dược, nghiên
cứu sản xuất các dạng bào chế theo công nghệ tiên tiến, hiện đại góp phần tạo
nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh thay thế nguyên liệu nhập khẩu.
- Đầu tư xây dựng mới theo hướng đồng bộ, hiện đại một số trung tâm nghiên
cứu nguồn gen và giống dược liệu; trung tâm nghiên cứu phát triển các sản
phẩm mới có hàm lượng khoa học cao, tạo ra giá trị gia tăng, tập trung phát triển
các sản phẩm quốc gia từ dược liệu; một số cơ sở sản xuất thuốc và các sản

phẩm từ dược liệu với công nghệ bào chế hiện đại. Đầu tư xây dựng mới 05
vườn cây thuốc quốc gia phục vụ cho công tác bảo tồn, phát triển nguồn gen và
giống dược liệu.
3. Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ


a) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong nghiên cứu chọn tạo
giống và kỹ thuật trồng cho năng suất, chất lượng cao, trong sơ chế và chiết xuất
dược liệu nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, có sức cạnh
tranh trên thị trường phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Sử dụng các
công nghệ sạch, thân thiện với môi trường và ít gây ơ nhiễm.
b) Nhập nội nguồn gen và giống dược liệu tiên tiến, tiếp thu những thành tựu
khoa học công nghệ mới của thế giới để triển khai phát triển dược liệu.
c) Sưu tầm, nghiên cứu kế thừa các bài thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc
của các dân tộc trong cộng đồng.
d) Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, chủ động chuyển giao các công nghệ,
tiến bộ kỹ thuật và dây chuyền thiết bị mới, tiên tiến để chiết xuất cao dược liệu
đạt tiêu chuẩn, tinh chế các sản phẩm từ dược liệu thành nguyên liệu dùng trong
công nghiệp dược và các ngành khác.
đ) Phát triển, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, công nghệ về bào chế
thuốc, công nghệ sinh học để phục vụ sản xuất các thuốc mới. Đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành từ khâu nuôi trồng,
khai thác đến chế biến, sử dụng dược liệu trong sản xuất thuốc, khám chữa bệnh
và các ngành khác (sản xuất thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, công nghiệp chiết
xuất).
e) Đầu tư xây dựng hệ thống các Trung tâm nghiên cứu nguồn gen và giống
dược liệu để bảo tồn khai thác nguồn gen, phát triển giống, kỹ thuật ni trồng.
4. Nhóm giải pháp về phát triển và đào tạo nguồn nhân lực
a) Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho cơng tác dược liệu, có chính
sách thu hút và phát huy nguồn nhân lực có kinh nghiệm, tri thức trong nuôi

trồng, khai thác, chế biến và sử dụng dược liệu.
b) Đào tạo và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực dược, thực hiện cử tuyển và đào
tạo theo địa chỉ để khắc phục sự mất cân đối nguồn nhân lực dược giữa các
vùng, chú ý bảo đảm đủ nhân lực cho các vùng dược liệu tập trung, các dự án


phát triển dược liệu. Tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ
công tác điều tra, nghiên cứu và quản lý tài nguyên.
c) Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và năng lực của cộng
đồng về bảo tồn, khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài ngun và bảo vệ mơi
trường.
5. Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế
a) Tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh công tác bảo tồn, khai thác, sử dụng
bền vững nguồn tài nguyên dược liệu và bảo tồn đa dạng sinh học. Hợp tác
nghiên cứu khoa học, chia sẻ kinh nghiệm, thu hút đầu tư phát triển khoa học
công nghệ trong lĩnh vực dược liệu; nghiên cứu ứng dụng và tiếp nhận chuyển
giao các công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện Việt Nam, thân thiện môi
trường để tạo đột phá trong phát triển dược liệu và tạo ra các sản phẩm có giá trị
điều trị cao, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
b) Hợp tác đào tạo nhân lực tại các nước có thế mạnh trong công tác nuôi trồng,
chế biến, tạo nguồn gen, giống dược liệu nhằm tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ
khoa học trên thế giới.
c) Mở rộng liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia
đầu tư phát triển dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu.
Câu 8: Phân tích thực trạng sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng
ở Việt Nam.
Thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) đang bị thả nổi, nhiều hàng giả, hàng
kém chất lượng được quảng cáo thái quá về tính năng sản phẩm trong khi quản
lý khá lỏng lẻo.
“Bát nháo” thị trường thực phẩm chức năng

Theo Hiệp hội TPCN Việt Nam, nếu như năm 2000 mới chỉ có khoảng 63 sản
phẩm TPCN của 13 cơ sở nhập khẩu vào Việt Nam thì đến nay cả nước đã có tới
4.190 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh với khoảng 10.930 sản
phẩm đang lưu hành. Có hơn 90% nhà thuốc trên toàn quốc đang bán TPCN. Sự
phát triển “thần tốc” này khiến việc kiểm soát hoạt động kinh doanh TPCN thêm


khó khăn. Nhiều vụ phát hiện và thu giữ gần đây cho thấy, các đối tượng làm giả
TPCN rất tinh vi, có đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại để đóng gói, dán
tem nhãn sản phẩm khơng khác gì hàng chính hãng.
Bên cạnh đó, nhiều cơ chế chính sách để phát triển, quản lý mặt hàng TPCN còn
khá lỏng lẻo, chưa phù hợp, thiếu tính khả thi khiến khơng ít các doanh nghiệp
sản xuất và kinh doanh TPCN mất phương hướng, làm ăn thiếu hiệu quả.
Câu 9: Trình bày khái niệm tài nguyên cây thuốc và phân tích đặc điểm của
tài nguyên cây thuốc
1.

Khái niệm: Tài nguyên cây thuốc là một dạng đặc biệt của tài nguyên sinh
vật, thuộc tài nguyên có thể tái sinh (hồi phục), bao gồm hai yếu tố cấu thành
là cây cỏ – là yếu tố vật thể và tri thức sử dụng chúng – là yếu tố phi vật thể –

để làm thuốc và chăm sóc sức khỏe
2. Phân tích đặc điểm tài nguyên cây thuốc
 Các đặc điểm liên quan đến cây cỏ
– Một lồi có nhiều tên gọi khác nhau, tùy theo dân tộc và địa phương, nhưng
chỉ có một tên khoa học hợp pháp duy nhất, được coi là từ khóa (keyword) trong
các hệ thống thơng tin.
– Phần có giá trị sử dụng của cây thuốc là các chất hóa học, được gọi là hoạt
chất. Hàm lượng hoạt chất chứa trong cây thường chiếm một tỷ lệ rất thấp.
Thành phần và hàm lượng hoạt chất có thể thay đổi theo điều kiện sinh sống, do

đó làm thay đổi, giảm hoặc mất tác dụng chữa bệnh. Các bậc phân loại (taxon)
giống nhau thường chứa các nhóm hoạt chất như nhau.
– Bộ phận sử dụng đa dạng, có thể là cả cây, toàn bộ phần trên mặt đất, phần
dưới mặt đất (như rễ, củ, thân rễ), lá, vỏ (thân, rễ), hoa, quả, hạt. Trong một lồi,
các bộ phận khác nhau có thể có tác dụng khác nhau.
 Các đặc điểm liên quan đến tri thức sử dụng
– Tri thức sử dụng cây thuốc có được từ 2 nguồn: (1) Tri thức truyền thông và
(2) tri thức khoa học. Tri thức khoa học thường được lưu lại trong các ấn phẩm
(sách, báo, tạp chí, cơng trình nghiên cứu khoa học, cơ sở dữ liệu, v.v…); Tri


thức truyền thông thường được truyền miệng, giới hạn ở mức độ hẹp, do cá
nhân, gia đình, dịng họ hay cộng đồng nắm giữ, do đó có thể bị mất. Phần lớn
tri thức khoa học là bắt nguồn từ tri thức truyền thông.
– Tri thức sử dụng rất đa dạng, cùng một lồi có nhiều cách sử dụng khác nhau
tùy theo dân tộc và địa phương.
– Tri thức sử dụng có sự tiến hóa, thơng quan kinh nghiệm thực tiễn, bài học thất
bại trong quá trình sử dụng cây cỏ làm thuốc.
– Tri thức sử dụng gắn liền với văn hóa, tín ngưỡng và tập tục của từng địa
phương.
– Tri thức sử dụng gắn liền với thu nhập kinh tế của người nắm giữ nó. Thu nhập
kinh tế có thể được xác định trực tiếp bằng tiền hay khơng.
– Có sự khác biệt về số lượng và chất lượng tri thức sử dụng giữa các thành viên
khác nhau trong cộng đồng, dân tộc, nền văn hóa. Sự khác nhau này phụ thuộc
vào tuổi tác, học vấn, giới tính, tình trạng kinh tế, kinh nghiệm, tác động ngoại
lai, vai trò và trách nhiệm trong gia đình và cộng đồng, quỹ thời gian, năng
khiếu, khả năng đi lại và mức độ tự lập, kiểm sốt nguồn tài ngun.
Câu 10: Phân tích các nguyên nhân chính đe dọa đối với tài nguyên cây
thuốc Việt Nam.
Nguồn tài nguyên cây thuốc bị đe dọa bởi các nguyên nhân chính sau:

1. Các mối đe dọa đối với cây thuốc
- Tàn phá thảm thực vật:Thảm thực vật bị tàn phá do áp lực của dân số, sinh kế
và các hoạt động phát triển như mở rộng đất canh tác, khai thác gỗ, làm
đường, xây dựng các công trình thủy điện, thảm thực vật bị tàn phá dẫn đến
tàn phá cây thuốc cũng như làm mất nơi sống của chúng
- Khai thác quá mức: Là lượng khai thác lớn hơn lượng tái sinh tự nhiên của
cây thuốc. Việc khai thác quá mức tài nguyên cây thuốc gây ra bởi áp lực
tăng dân số và nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng, không những cho nhu cầu


trong nước mà còn để xuất khẩu. Điều này dẫn đến lượng tài nguyên tái sinh
không bù đắp được lượng bị mất đi.
- Lãng phí tài nguyên cây thuốc: Là dược liệu khai thác không sử dụng hết
hoặc sử dụng khơng hiệu quả. Sự lãng phí tài ngun cây thuốc gây ra bởi
hoạt động thu hái mang tính chất hủy diệt, điều kiện bảo quản kém, cách sử
dụng lãng phí, thiếu các phương tiện vận chuyển và thị trường thích hợp.
- Nhu cầu sử dụng cây thuốc tăng lên: Trong thời kỳ thực dân kiểu cũ, các nền
y học truyền thống bị coi rẻ và chèn ép. Khi giành được độc lập nhiều nước
có chính sách khuyến khích, khơi phục nền y học truyền thống. Điều này dẫn
đến nhu cầu sử dụng cây cỏ tăng lên ở nhiều nơi trên thế giới. Một lý do khác
là con người ngày càng nhận thấy tính an tồn và dễ sử dụng của cây cỏ làm
thuốc, đặc biệt từ những năm cuối của thế kỷ 20. Do đó có xu hướng quay trở
lại sử dụng thuốc và các sản phẩm có nguồn gốc từ cây cỏ
- Thay đổi cơ cấu cây trồng: Nhiều vườn hộ gia đình đất đai xung quanh cộng
đồng đang bị phá đi để trồng các loại cây trồng cao sản phục vụ nhu cầu phát
triển kinh tế
2. Các mối đe dọa đối với tri thức sử dụng
- Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc không được tư liệu hóa: Hầu hết tri thức
sử dụng cây cỏ làm thuốc của các cộng đồng truyền thống được truyền miệng
từ đời này sang đời khác hay từ người dạy nghề sang người học nghề, khơng

được ghi chép để có thể lưu giữ lâu dài
- Sự phá vỡ các nguồn thông tin truyền khẩu truyền thống: Những điều thế hệ
trẻ học được ngày nay qua sách vở, đài, ti vi,..trong đó chủ yếu nhấn mạnh
các tri thức khoa học. Trong khi đó các phương pháp truyền nghề truyền
thống ngày càng bị mai một. Một bộ phận thế hệ trẻ không quan tâm đến
thừa kế tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc từ thế hệ trước. Điều này dẫn đến
tri thức sử dụng bị mai một
- Sự phát triển của các chế phẩm hiện đại và tâm lý coi thường tri thức truyền
thống: Điều này có từ thời kỳ thực dân và tiếp tục được duy trì một cách vơ ý
thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng.
- Xói mịn đa dạng các nền văn hóa.


Câu 11: Trình bày các phương pháp bảo tồn tài nguyên cây thuốc: Phương
pháp bảo tồn nguyên vị (in situ), chuyển vị (ex situ) và trên đồng ruộng (on
farm).
1. Bảo tồn nguyên vị (in situ)
- Bảo tồn nguyên vị là hình thức bảo vệ cây thuốc ở nơi sống tự nhiên của
chúng, giữ nguyên trạng các mối quan hệ sinh thái giữa các loài và mối quan
hệ giữa các loài với mơi trường sống và các nền văn hóa. Bảo tồn nguyên vị
có thể là xây dựng các khu bảo tồn chính thức của nhà nước như các vườn
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,… hay là duy trì các khu vực được bảo vệ
khơng chính thức của các cộng đồng như các khu vực quy định riêng lưu giữ
cây thuốc của cộng đồng, các khu rừng nhỏ dành cho thờ cúng, rừng đầu
nguồn,…hay đơn giản chỉ là hoạt động thu thập hạt cây thuốc để trồng lại từ
năm này sang năm khác trong tự nhiên.
- Kinh nghiệm của các nhà quản lý vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
cho thấy trong bảo tồn nguyên vị, bước quan trọng nhất là xây dựng kế hoạch
quản lý, trong đó xác định mục tiêu của khu được bảo vệ và chỉ ra được cách
để đạt được mục tiêu đó. Các hoạt động chủ yếu trong bảo tồn nguyên vị cây

thuốc bao gồm:
+ Xây dựng chính sách quốc gia về bảo tồn và sử dụng cây thuốc ở các khu
vực được bảo vệ
+ Đánh giá phạm vi bao hàm các loài cây thuốc trong hệ thống các khu vực
được bảo vệ trong toàn quốc. Nếu cần thiết, cần thiết lập thêm các vườn quốc
gia hay khu bảo tồn mới, nhằm bảo đảm tất cả các loài cây thuốc trong nước
được bảo tồn
+ Xác định các động cơ kinh tế và xã hội thúc đẩy sự duy trì các nơi sống tự
nhiên và các loài hoang dại
+ Bảo đảm việc bảo tồn và khai thác cây thuốc được kết hợp chặt chẽ trong
kế hoạch quản lý
+ Trồng lại các loài cây thuốc bị thu hái quá mức vào các khu vực nguyên
sản của chúng.
Bảo tồn in situ có điểm mạnh là duy trì được sự tiến hóa của các lồi, nguồn
gen cũng như sự tiến hóa của tri thức sử dụng.
2.Bảo tồn chuyển vị (ex situ)


- Bảo tồn chuyển vị là di chuyển cây ra khỏi nơi sống tự nhiên để chuyển đến
chỗ có điều kiện tập trung quản lý. Bảo tồn chuyển vị có thể được thực hiện
ở các vườn thực vật, vườn sưu tầm, ngân hàng hạt, nhà kính và kho bảo quản
mơ trong điều kiện lạnh. Bảo tồn chuyển vị có thể bao hàm cả việc trồng trọt
khơng chính thức các lồi cây hoang dại ở các vườn ươm, vườn gia đình hay
vườn thực vật của cộng đồng. Khó khăn của bảo tồn chuyển vị là các mẫu
cây được bảo tồn có thể chỉ là đại diện của một số dòng gen hẹp trong số rất
nhiều dịng gen khác nhau của lồi đó mọc hoang trong tự nhiên. Các lồi
cây được bảo tồn chuyển vị có thể có nguy cơ bị xói mịn gen và phụ thuộc
vào sự chăm sóc và duy trì của con người. do đó, bảo tồn chuyền vị không
thể thay thế bảo tồn nguyên vị mà chỉ là phần bổ sung cho bảo tồn nguyên vị.
Cần ưu tiên bảo tồn chuyển vị đối với các loài cây thuốc có nơi sống đã bị

phá hủy hay khơng bảo đảm an toàn. Cần được sử dụng để nâng số lượng các
quần thể các loài cây thuốc đã bị suy kiệt hay các giống bị tuyệt chủng ở mức
độ địa phương để trồng lại vào thiên nhiên.
Các hoạt động cần thực hiện trong bảo tồn chuyển vị bao gồm xây dựng
vườn thực vật (Botanic garden) và ngân hàng hạt (Seed bank), trong đó có
hoạt động thu thập, tư liệu hóa, đánh giá và duy trì nguồn gen cây thuốc.
3. Bảo tồn trên đồng ruộng (on farm)
- Bảo tồn trên trang trại (hay bảo tồn trên đồng ruộng) là trồng trọt và quản lý
liên tục sự đa dạng của các bộ quần thể cây thuốc, được người nông dân thực
hiện trong các hệ sinh thái nông nghiệp, nơi cây trồng đã tiến hóa. Bảo tồn
trên đồng ruộng quan tâm đến tồn bộ hệ sinh thái nơng nghiệp, lâm
nghiệp,vv) cũng như các lồi liên quan như các lồi hoang dại, cỏ dại có ở
trong hay xung quanh khu vực. Muốn thực hiện tốt bảo tồn trên đồng ruộng,
cần trả lời tốt các câu hỏi sau đây:
+ Số lượng và phân bố của đa dạng nguồn gen được nơng dân duy trì theo
thời gian và khơng gian
+ Các q trình được sử dụng để duy trì đa dạng nguồn gen trên đồng ruộng
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định để duy trì đa dạng nguồn gen
của nơng dân


×