Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Chủ đề Phân tích tư tưởng, quan điểm chính cùng phong cách, kỹ năng của nhà lãnh đạo (Tào Tháo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.98 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BỘ MÔN QUẢN LÝ KINH TẾ DƯỢC

Bài seminar 1
Chủ đề: Phân tích tư tưởng, quan điểm chính cùng phong
cách, kỹ năng của nhà lãnh đạo (Tào Tháo)
Nhóm 2 – Tổ 2 – A2K74
Thành viên nhóm:
Phạm Thị Chiên – 1901085
Lê Thị Hồng Hạnh – 1901210
Trương Khánh Huyền – 1901320
Lê Đình Nhật Minh – 1901445
Nguyễn Ngọc Quỳnh – 1901593
Nguyễn Thị Thu – 1901669
Lại Thị Hải Yến - 1901796

Hà Nội, 2022


MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................1
II. NỘI DUNG....................................................................................2
1. Vài nét về tiểu sử, xuất thân của Tào Tháo.................................2
2. Tóm tắt sự nghiệp của Tào Tháo..................................................2
3. Phân tích tư tưởng, quan điểm, phong cách, kỹ năng của Tào
Tháo.....................................................................................................3
3.1 Quan điểm, tư tưởng chính trị của Tào Tháo.........................3
3.2 Phong cách lãnh đạo độc đoán.................................................3
3.3 Các kỹ năng lãnh đạo của Tào Tháo.......................................5
4. Phân tích các ưu điểm và hạn chế................................................9
4.1. Ưu điểm.....................................................................................9


4.2. Nhược điểm.............................................................................12
5. Bài học kinh nghiệm rút ra.........................................................13
III. KẾT LUẬN...............................................................................14


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, nguồn nhân lực ln đóng vai trị then
chốt của toàn xã hội và của mọi tổ chức. Ngoài các yếu tố điều kiện, trang thiết
bị cơ sở vật chất thì yếu tố con người là một điều kiện quyết định trong sự cạnh
tranh của mọi tổ chức. Phát triển nguồn nhân lực đảm bảo về cả chất lượng và số
lượng là yêu cầu tất yếu làm nên sự thành cơng của tổ chức. Để đạt được những
u cầu nói trên thì địi hỏi rất lớn vai trị của người lãnh đạo trong việc xây
dựng đội ngũ và đào tạo nguồn nhân lực của tổ chức.
Một nhà lãnh đạo phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của tổ chức,
tạo điều kiện thúc đẩy tư duy, năng lực, trình độ, kỹ năng của người lao động,
xây dựng một tổ chức văn minh, đoàn kết, vững mạnh. Và ngược lại, người lãnh
đạo khơng phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của tổ chức, không đạt hiệu quả
công việc như yêu cầu.
Tào Tháo được nhắc đến với vai trò một nhà lãnh đạo kiệt xuất trong lịch
sử Trung Quốc thời chiến tranh Tam quốc. Tào Tháo biết nhìn người và rất biết
cách dùng người, có cách quản lý bất chấp, đem lại hiệu quả lớn nhưng cũng để
lại nhiều mâu thuẫn.

1


II. NỘI DUNG
1. Vài nét về tiểu sử, xuất thân của Tào Tháo
Tào Tháo (155-220) là một nhà chính trị, nhà quân sự và còn là một nhà thơ
nổi tiếng cuối thời Đơng Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ơng là người đặt cơ sở

cho thế lực quân sự ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời
Tam Quốc.
Tào Tháo được sinh ra trong một gia đình giàu có, từ bé là một người rất
thơng minh, ít để ý đến cái nhỏ, rất ham đọc sách và đặc biệt là binh thư, là
người có quyền biến và nhiều mưu mẹo. Khi lớn, Tào Tháo vẫn thích chơi bời,
khác hẳn với những sĩ phu trọng danh tiết, nên nhiều người khơng coi ơng ra gì,
thậm chí cịn miệt thị. Tuy vậy vẫn có những người kính trọng ơng như Hứa
Thiệu. Hứa
Thiệu đánh giá Tào Tháo là "năng thần thời trị và gian hùng thời loạn”. Có nhận
định cho rằng Tào Tháo sống vào thời loạn, trở thành gian hùng e là điều đã
được định sẵn.
2. Tóm tắt sự nghiệp của Tào Tháo
Sinh ra trong thời bình và lớn lên trong thời loạn, Tào Tháo đã chứng kiến
toàn bộ quá trình hủ bại của triều đình nhà Hán. Bất chấp nguy cơ bị giáng chức,
Tào Tháo từng dâng sớ tâu bày điều hay lẽ phải, bảo vệ người ngay, ngăn cản kẻ
xấu. Đáng tiếc rằng, mọi nỗ lực can gián đều thất bại. Hoạn quan tiếp tục lộng
hành, làn sóng cải cách bị ngăn chặn.
Sau khi Hán Linh đế chết, Đổng Trác thừa cơ hoành hành. Tào Tháo đã tập
hợp nghĩa binh, chuẩn bị tru diệt Trác. Không lâu sau đó, Tào Tháo gia nhập
liên quân của Viên Thiệu và 18 chư hầu, thảo phạt Đổng Trác.
Thua trận, Tào Tháo quay về đại bản doanh chỉ thấy liên quân “ngày ngày
uống rượu, chẳng mưu tính tiến thủ”. Triều đình Đông Hán làm Tào Tháo thất
vọng. Nhưng những con người “phục hưng” Hán triều mới thật sự khiến Tào
Tháo tâm tàn ý lạnh. Đám qn ơ hợp về sau cịn quay sang tàn sát lẫn nhau
nhằm chiếm địa bàn, khiến Tào Tháo thất vọng mà hiểu ra rằng, không thể trơng
đợi bất cứ ai mà mình phải tự gây dựng quyền lực, nếu không mọi mong muốn
cải cách mãi chỉ là kế hoạch.

2



Kể từ đó, con đường Tào Tháo tách ra khỏi liên quân Viên Thiệu. Ông bắt
đầu chiêu binh mãi mã, chiếm đất, chiếm thành, rồi sau đó nhờ may mắn mà có
thể lập cơng trạng, trở thành Thừa Tướng nhà Đơng Hán. Khi đã thâu tóm quyền
lực, Tào Tháo đã có thể mỉm cười vì ước muốn thống nhất thiên hạ bấy lâu nay
đã có hy vọng trở thành hiện thực. Từ những chiến thắng về mặt quân sự, Tào
Tháo cũng từng bước đi xa hơn trên con đường thâu tóm quyền lực.
Năm 220, chỉ vài tháng sau khi Tào Tháo mất, Tào Phi ép Hiến đế nhường
ngôi, nhà Ngụy chính thức thay thế nhà Hán. Tào Tháo là người có cơng lớn
trong việc dẹp loạn Khăn Vàng và Đổng Trác. Tuy nhiên, hình ảnh về ơng
khơng được các nhà Nho ưa thích và thường được mang ra làm biểu tượng cho
sự dối trá, vơ liêm sỉ.
3. Phân tích tư tưởng, quan điểm, phong cách, kỹ năng của Tào Tháo
3.1 Quan điểm, tư tưởng chính trị của Tào Tháo
Sống trong thời loạn, nơi vô số các thế lực nổi lên xâu xé ngai vàng, Tào
Tháo với sự mưu trí, bản lĩnh, khả năng lãnh đạo của mình, đã nổi lên tiêu diệt
các thế lực khác, trở thành 1 trong 3 thế lực lớn nhất, tạo nên thời kỳ Tam Quốc
nổi tiếng ở Trung Hoa.
Tào Tháo sinh ra và lớn trong gia đình mơn phiệt, làm quan trong triều đình.
Nên quan điểm, tư tưởng của ông gắn liền với thế lực mơn phiệt.
Tư tưởng chính trị của Tào Tháo chịu nhiều ảnh hưởng của Pháp gia, đề
cao tài trí, coi trọng năng lực mà không quá quan tâm đến đạo đức phẩm chất
của người được sử dụng. Ông đi theo con đường bá đạo, trọng lợi hơn trọng đức,
nên mối quan hệ giữa ông và thuộc hạ không gây dựng được sự trung thành và
tin tưởng, mà phải dùng quyền mưu để khống chế. Ơng cũng đề cao tính kỉ luật,
đề cao pháp lệnh trong quân đội và triều chính.
Tào Tháo là một người biết tiến biết thối, khơn khéo, biết điểm dừng. Ông
từng mưu sát Đổng Trác, nhưng thất bại, phải chạy trốn. Ông cùng từng liên kết
với Viên Thiệu và các chư hầu để xây dựng lực lượng của mình. Sau này khi
nắm được quyền thế, ơng chỉ giữ chức Tể tướng, nắm quyền thế trong triều đình,

mà khơng phế vua, tự lập mình.

3


3.2 Phong cách lãnh đạo độc đoán
Mỗi nhà lãnh đạo đều có những tư tưởng, phong cách và cách thức lãnh đạo
rất riêng đối với tổ chức của mình, để lại cho các thế hệ sau nhiều bài học đắt
giá.
Với Tào Tháo, phong cách lãnh đạo chính của ơng là phong cách lãnh đạo độc
đoán. Điều này thể hiện rõ ở việc tập trung mọi quyền lực vào tay một mình
người lãnh đạo là ơng. Tào Tháo là người trực tiếp quyết định tất cả các phương
pháp và quy trình làm việc, mọi công việc đều được tổ chức bài bản. Ngay từ khi
nhậm chức, ông đã định điều cấm và yêu cầu nghiêm ngặt luật lệ và quy định,
mạnh mẽ chấn chỉnh công việc, ai vi phạm nguyên tắc ông sẵn sàng trừng trị
công khai, thậm chí xử tử. Trái với Tào Tháo, Lưu Bị cho phép quyền quyết
định cuối cùng với các quyết sách quan trọng đối với nhóm qn sư của mình.
Sự tồn tại của một “Hội đồng” cho thấy sự cởi mở của Lưu Bị đối với quan điểm
quản trị một cách dân chủ. Đây là sự khác biệt rất lớn trong quan điểm lãnh đạo
của Lưu so với Tào: Tào rất tích cực tham khảo các ý kiến được đưa ra tuy nhiên
quyết định cuối cùng ln thuộc về ơng.
Phong cách chun quyền độc đốn có vẻ tiêu cực khi làm việc trong một
tập thể. Tuy nhiên, tính chất chuyên quyền sở hữu này cũng là ưu điểm mà nhiều
nhà lãnh đạo khơng có được. Sự Thành công của Tào Tháo khi dùng phong cách
này có lẽ đến từ chính năng lực của ơng- một nhà lãnh đạo tài ba thời Tam quốc.
Tào tháo là người vô cùng tài giỏi, hiểu biết sâu rộng, ông lại quyết đốn, biết
chớp thời cơ. Khơng chỉ thế cịn biết nhìn xa trơng rộng, dự báo trước tình hình
qn sự.Theo nhận xét từ Tuân Úc, một mưu sĩ của Tào Tháo: “ chủ cơng có
tính quyết đốn, có kế hay là dùng ngay, Viên Thiệu thích mưu kế nhưng lại hay
do dự.” Vì vậy, Tào Tháo lợi dụng tối đa những lợi thế và những tài mà mình

sẵn có, đưa ra những quyết định nhanh chóng và hiệu quả. Chỉ cần có chiến lược
chính xác, ơng sẽ gấp rút thực hiện nó ngay lập tức, khơng chần chừ để tuột mất
cơ hội. Ơng có những quyết định dứt khốt vào những thời điểm quan trọng,
thậm chí là
“trở tay” để đạt được những đột phá trên những mũi nhọn. Trong nhiều trường
hợp quân Tào bị đặt vào tình thế tiến thối lưỡng nan, phải đưa ra quyết định
nhanh chóng và khơng có thời gian tham khảo ý kiến tập thể, thì phong cách
lãnh đạo độc đốn của Tào là phương án giải quyết tốt nhất.

4


Đồng thời, ta cũng có thể thấy được, Tào Tháo là một nhà lãnh đạo độc
đốn nhưng khơng mù qng, bảo thủ, hoàn toàn toàn xem nhẹ cấp dưới. Mặc
dù là người lãnh đạo kiên quyết với lựa chọn của mình nhưng nhiều khi ơng vẫn
biết lắng nghe ý kiến thuộc hạ dưới trướng, cho họ có cơ hội bày tỏ ý kiến và
cơng nhận các chiến tích của họ. Tào Tháo rất khéo léo trong việc đãi ngộ nhân
tài, trở thành người lãnh đạo mà thuộc hạ có thể tin cậy, tin tưởng trao quyền
định đoạt. “Lòng trung thành khơng thể có được bằng cách ra lệnh, nhưng nó sẽ
xảy ra khi nhân viên được thuyết phục và cảm hóa.”
Phong cách lãnh đạo độc đốn, mặc dù mang đến nhiều thành cơng và uy
tín cho Tào Tháo, song cũng là nguyên nhân của nhiều thất bại. Điển hình trong
trận Xích Bích, Tào Tháo tự coi mình là thơng minh, khinh thường địch thủ.
Thủy quân Tào Tháo bày trận ở Xích Bích, qn lính khơng quen đánh thủy, say
sóng nhiều, liền dùng xích lớn nối liền chiến thuyền lại. Thuộc hạ khuyên không
nên nối thuyền, lỡ quân Ngô dùng hỏa cơng thì bất lợi, Tháo khơng nghe, cho
rằng đang mùa đơng chỉ có gió bắc, qn Ngơ phóng hỏa thì ngược gió. Đến lúc
trời nổi gió đơng, Tháo vẫn cho rằng đến tiết đơng chí, dương khí thăng nên trời
có gió đơng, kết quả chỉ cần một đêm gió đơng, thủy qn Tào đã tan tác. Đó là
trận Xích Bích nổi tiếng. Tuy chỉ có một đêm gió đơng, nhưng Chu Du và Gia

Cát Lượng biết lợi dụng, còn Tào Tháo khơng biết đề phịng. Trận Xích Bích
khơng phải là thất bại đầu tiên, cũng không phải thất bại cuối cùng, nhưng là
một trong những thất bại đáng trách nhất của Tào tháo. Nguyên nhân là do Tào
Tháo đã mắc một loạt sai lầm và sai lầm trong toàn bộ quyết sách chiến lược và
chiến thuật cùng với tính tự mãn và tùy tiện quá mức của cá nhân, không nghe
theo lời khuyên của cấp dưới.
3.3 Các kỹ năng lãnh đạo của Tào Tháo
Các
nhóm
kỹ năng
lãnh
đạo và
phẩm
chất
Kỹ năng

Biểu hiện

Tuyển

Các VD

Chỉ cần là người tài là sẽ được trọng dụng, đây
5


giao
tiếp/
nhân sự


là nguyên tắc dùng người nổi tiếng của Tào Tháo.
Tào Tháo thân là một trong ba đầu tàu Tam Quốc,
ông không giống như Gia Cát Lượng hay Lưu Bị, dưới
sự dẫn dắt của Gia Cát Lượng, nhân tài nhất định phải
có nhân phẩm tốt, tài đức vẹn tồn mới được trọng
dụng, nhưng Tào Tháo lại không quan tâm những điều
này, đối với ơng mà nói, một người chỉ cần có năng lực
là sẽ được trọng dụng, cho dù đức hạnh khơng tốt cũng
chẳng sao.
Ví dụ điển hình nhất chính là Quách Gia.

chọn nhân
sự, chọn
người tài

Quách Gia là mưu sĩ được Tào Tháo xem trọng
nhất, nhưng nhân phẩm của Quách Gia lại vơ cùng
bình thường, chẳng hạn như Qch Gia khá háo sắc,
hành vi có phần phóng túng, kiểu phẩm hạnh giống
như Quách Gia, nếu ở dưới trướng Lưu Bị, hiển nhiên
là sẽ không được trọng dụng, nhưng Tào Tháo lại vô
cùng tin tưởng họ Quách.
Nguyên tắc dùng người của Tào Tháo, nói trắng ra
là rất đơn giản, chỉ cần 3 điều kiện, trong 3 điều kiện
này chỉ cần đáp ứng được một điều là sẽ được trọng
dụng, cái gọi là nhân phẩm hồn tồn khơng quan
trọng.
Thứ nhất: Chính trực, khơng a dua nịnh hót .
Thứ hai: Quyết đốn, khơng nóng vội, hấp tấp.
Thứ ba: Làm việc cần mẫn.


Sử dụng
nhân sự

Dùng người thì khơng nghi, nghi người thì
khơng dùng.
Tào Tháo và Viên Thiệu chống nhau ở Quan
Độ, quân Tào sắp cạn lương, quân Viên Thiệu hay đến
tập kích. Viên Thiệu có cơ hội để đánh Tào Tháo,
nhưng vì khơng nghe lời Hứa Du, bỏ lỡ thời cơ, Hứa
6


Du cũng bỏ sang doanh Tào. Tào Tháo nghe tin Hứa
Du đến, khơng kịp đi giày, chân khơng ra đón tiếp, sau
đó hồn tồn tin tưởng mưu kế của Hứa Du, đại phá
quân của Thiệu tại Quan Độ.
Sử dụng
một cách
nghệ thuật
các
phương
pháp lãnh
đạo con
người

Khả năng
tạo ảnh
hưởng tới
thuộc hạ


Khả
năng
nhận
thức,tư
duy

Dám nghĩ
dám làm

Tự mình phải làm gương nhưng đừng tự hại
tính mạng của mình.
Khi con ngựa của mình giật mình chạy vào ruộng
lúa, Tào Tháo nói “trước khi xuất quân ta có lệnh, đang
mùa thu hoạch, quân đội không được đi vào ruộng lúa.
Nay ta trái quân lệnh, nên xử tử!” Rồi rút kiếm đặt lên
cổ. Các tướng quỳ xuống can ngăn, Tháo mới cắt búi
tóc thay thủ cấp, để răn tướng sĩ.
Trong một lần dẫn qn qua vùng nóng bức lại
khơng có nước, thấy các binh sĩ khát, có người tỏ ra
ốn hận, Tào Tháo đã động viên quân sĩ bằng cách nói
dối rằng phía trước có rừng mơ để giải khát. Do đó,
qn sĩ đã hăng hái đi tiếp, miệng khơng ngừng ứa
nước bọt mà đỡ khát, cuối cùng họ đã thấy nguồn
nước.
Đổng Trác vào kinh đô Lạc Dương, bắt ép thiên
tử, điều khiển triều đình, gây họa bách tính, trong ngồi
triều khơng ai khơng nghiến răng căm giận. Vương
Dỗn bí mật họp các quan viên kể tội Đổng Trác, ai
nấy nghe.

Vương Dỗn nói xong đều khóc lóc thương cảm,
duy có Tào Tháo cười lớn, rồi xin mượn.
Thất Tinh đao một mình đi hành thích Đổng Trác.

Cần nhanh
nhạy, tỉnh
táo, khơn
khéo trong
một số tình
huống

Tào Tháo vào bái kiến Đổng Trác, đúng lúc Đổng
Trác đang ngủ trưa. Đương lúc Tào Tháo rút đao định
đâm Đổng Trác thì Trác tỉnh dậy hỏi “Mạnh Đức định
làm gì?” Tháo vội quỳ sụp xuống, hai tay dâng đao,
rằng “đây là Thất Tinh bảo đao, muốn dâng thừa
tướng”, rồi nhân lúc Trác chưa phát hiện ra, lên ngựa
bỏ chạy ra ngoài thành.
7


Không giống Đổng Trác, Viên Thiệu, khi nắm
quyền Tào Tháo vẫn phị Hán, khơn khéo nâng đỡ thiên
tử mà chính sự vẫn nắm trong tay, ép thiên tử để lệnh
chư hầu, bản thân làm thừa tướng chứ khơng sốn ngơi
tự lập, thành hùng chủ một phương.
Trong mọi việc, Tào Tháo luôn phải nghĩ ba bước
trước khi tiến một bước. Khi đối đầu với Viên Thiệu,
ông đã cân nhắc ưu khuyết điểm của mình và chủ động
nhường chức đại tướng quân để tập trung kiểm soát tốt

Lập kế
hơn quyền lực trong tay mình. Lúc sau, Tào Tháo nhân
hoạch tỉ mỉ
danh Hồng đế hủy bỏ chức vị Tam công để khôi phục
cho mọi
chức Thừa Tướng của bản thân, cao hơn chức vị trong
hành động
tay Viên Thiệu hiện tại, đồng thời phân bố rất nhiều
người của phe mình vào các chức vị quan trọng trong
triều, từ đó khống chế triều chính khơng khác gì một vị
Đế vương thực sự.
Biết nắm bắt thời cơ
Thắng bại trong sự lựa chọn giữa Tào Tháo và
Viên Thiệu chủ yếu được quyết định bởi cách nắm bắt
cơ hội khác nhau giữa hai người họ.
Kĩ năng
hiểu rõ,
giải thích
các dữ liệu
thông tin

Cuộc thảo phạt Công Tôn Toản của Viên
Thiệu chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng, qn đội
khơng có đủ thời gian nghỉ ngơi và hồi phục, lương
thảo thì khơng tích trữ sung túc.
Ngược lại, Tào Tháo đã sớm chuẩn bị xong ngay
từ đầu, tính tốn đúng chuẩn khi thời cơ vừa hé lộ, ơng
dốc tồn lực để nắm bắt và giành phần thắng lớn hơn.

Kỹ năng

phân tích
và xử lí
vấn đề

Tào Tháo quan niệm rằng “Kẻ thù của kẻ thù là
bạn”
Khi Tào Tháo muốn chinh phạt Viên Thuật, ông
nhận thấy mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa Lữ Bố và
Viên Thuật, ông đã lập tức quyết định việc mượn sức
8


và bắt tay Lữ Bố.
Bớt đi một đối thủ, lại nhiều thêm một đồng minh
trợ lực từ bên cạnh, cớ sao không làm? Cho nên, bản
thân muốn làm nên đại sự thì phải suy ngẫm và xác
định rõ các mối quan hệ ưu và nhược, lợi và hại trong
một vấn đề.
Ở thời điểm mà năng lực khơng đủ cao thì phải
nhìn tới tương lai xa hơn, chứ khơng chỉ dừng ở hiện
tại. Phải biết tận dụng chính sức mạnh của người khác,
thậm chí là sức mạnh của đối thủ cho mục đích của bản
thân, biết cách thay đổi bản thân tùy theo thời thế.

Kỹ năng
kỹ thuật
chuyên
môn

Tài năng

quân sự

Việc binh của Tơn Quyền do Đại đơ đốc quyết
đốn. Việc qn của Lưu Huyền Đức do qn sư quyết
đốn. Chỉ có Tào Tháo là tự tay nắm quyền hành quân,
một mình quyết đốn. Tuy rằng có các mưu sĩ giúp
mưu, nhưng phần quyết định cuối cùng bao giờ cũng
do Tháo. Tháo tỏ ra xuất sắc hơn hẳn bề tôi. Cứ xem
mỗi lần Tháo dự định mật kế, ban đầu các tướng đều
không hiểu, sau khi thành công, các tướng mới thán
phục. Tào Tháo đã vận dụng linh hoạt các phép tắc
quân sự của Trung Hoa cổ đại. Trong thời gian 25 năm
(196-220), Tào Tháo đã bình định hết các lộ chư hầu
phương bắc, xây dựng chính quyền Tào Ngụy.

4. Phân tích các ưu điểm và hạn chế
4.1. Ưu điểm
Khả năng nhìn nhận, đánh giá cục diện để đưa ra quyết định.
Tào Tháo là một vị thống sối có một tầm nhìn chiến lược cực kỳ rộng lớn
và sắc bén. Tháng 11 năm Kiến An thứ 13 (Công nguyên năm 208) Tào Tháo
thất bại nặng nề ở trận Xích Bích, quân lực tổn thất nặng nề, hình thành thế
"chân vạc" cân bằng thế lực giữa ba tập đồn Ngụy, Thục, Ngơ. Tào Tháo và các
9


tướng lĩnh nhận định rằng thời cơ đánh xuống phía nam chưa chín muồi mà chủ
trương bình định hậu phương, loại bỏ mối nguy hại sau lưng là Mã Siêu và Hàn
Toại, củng cố sự thống trị ở phương Bắc, làm bàn đạp tiến xuống phương Nam,
thống nhất Trung Quốc.
Xây dựng kế hoạch tổng thể đến kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu.

Cuộc chiến này không phải bắt đầu từ khi hai bên giao tranh mà nằm trong
kế hoạch bình định phương Bắc từ lâu của Tào Tháo. Tào Tháo đã có sự chuẩn
bị về kế hoạch tác chiến cũng như những nhu yếu phẩm, phương tiện cần thiết
để tiến hành cuộc chiến. Theo đó, quân Tào đã chuẩn bị về lương thảo, trang bị
phương tiện chiến đấu để có thể vượt sơng, xây dựng cơng sự, thành trì, hầm
bẫy... vũ khí chiến đấu như cung, nỏ…
Xây dựng kế hoạch tác chiến tổng thể: chính sách vỗ về Tây Lương để làm
họ mất cảnh giác, chờ cơ hội tấn cơng. Tiếp đó là kế hoạch “đánh Quắc để diệt
Ngu" lấy cớ đánh Trương Lỗ đang trấn thủ ở Đông Xuyên, thảo phạt Hán Trung
nhưng thực chất là muốn gây sức ép với Mã Siêu, Hàn Toại khiến họ nghi ngờ
Tào Tháo đánh mình từ đó có thể kích động sự chống đối của chư hầu đến lúc đó
triều đình sẽ có lý do chính đáng để xuất qn chinh phạt Tây Lương.
Bên cạnh việc xây dựng một chiến lược tổng thể rõ ràng, Bộ Tổng chỉ huy
đứng đầu là Tào Tháo cịn có những chiến thuật, phương án tác chiến cụ thể, hợp
lý, từng bước hóa giải những ưu thế của quân Tây Lương như: chiến thuật đánh
giằng co, cố thủ trong công sự đã làm cho quân Tây Lương khơng thể phát huy
được nhuệ khí; thay đổi chiến thuật và thế trận liên tục phù hợp với từng thời
điểm; lên kế hoạch li gián Mã Siêu và Hàn Toại...
Thưởng phạt nghiêm minh. Tự mình làm gương cho quân sĩ, khôn khéo giải
quyết vấn đề.
Tào Tháo cất quân đánh Viên Thiệu, xe ngựa qua ruộng lúa bỗng giật mình
chạy vào ruộng lúa, điều này vi phạm với quân luật của Tào Tháo đặt ra: Trước
khi xuất quân, ta có ra lệnh đang mùa thu hoạch, qn sĩ khơng được bước vào
ruộng lúa.Nay ta đã trái quân lệnh, nên xử tử! Nói rồi rút kiếm đặt lên cổ. Tướng
lĩnh và quân sĩ thấy vậy quỳ xuống can ngăn, Tào Tháo cắt búi tóc thay thủ cấp
để làm gương cho quân sĩ, quân sĩ nể phục và kính trọng Tào Tháo.
Khao khát và biết cách trọng dụng nhân tài, dùng người khôn khéo.
10



Tào Tháo rất coi trọng ý kiến của thuộc hạ. Con người ai cũng có lý tưởng
và tham vọng riêng, Tào Tháo cho họ cơ hội để thực hiện tham vọng và phát huy
sở trường của mình, cho nên những người tài trí như Trương Hợp (ban đầu là
tướng lĩnh của Viên Thiệu) thường muốn đầu quân cho Tào Tháo.
Tào Tháo có khả năng sắp xếp và bố trí nhiệm vụ phù hợp và xứng đáng
cho từng cá nhân. Kể cả những người không ưa Tào Tháo cũng phải công nhận
cách dùng người đúng chỗ của Tào Tháo.
Biết cách giải quyết mâu thuẫn giữa các thuộc hạ.
Thuộc hạ Quách Gia ngang tàng phóng túng, ngày nào cũng đam mê truỵ
lạc. Trần Quần biết được, rất bất bình và báo cáo với Tào Tháo. Tào Tháo dùng
người không câu nệ, dù không chứng kiến tận mắt nhưng ông biết rằng Trần
Quân nói thật. Vì vậy, ơng đã thăng chức, ban thưởng cho Trần Qn vì dám nói
thẳng nói thật, cơng tư phân minh. Như vậy Tào Tháo đã sớm hoá giải sự chia bè
kéo cánh có thể xảy ra.
Mềm dẻo trong cách cư xử với quân sĩ
Đánh xong Viên Thiệu, Tào phát hiện nhiều quan viên bên mình thư từ cho
Viên Thiệu. Mặc dù vậy Tào Tháo không truy cứu mà ra lệnh đốt hết. Điều này
đã khiến cho quân sĩ kính trọng và nhất mực trung thành với Tào Tháo.
Động viên, khích lệ quân sĩ đúng lúc, kịp thời.
Trong trận chiến Xích Bích, lực lượng thủy quân của Tào Tháo vốn được
chuyển từ bộ binh và kỵ binh trong thời gian ngắn nên trước trận chiến, rất nhiều
người trong số họ đã say sóng khi lên thuyền và thậm chí cũng không biết bơi do
xuất thân là người phương Bắc. Cộng thêm nạn bệnh dịch ở phương Nam cùng
sự suy giảm tinh thần trong quân sĩ do phải xa nhà quá lâu và liên tục hành quân,
chiến đấu trong thời gian dài. Trước khi tiến hành trận chiến, Tào Tháo đích thân
tới giường bệnh của qn sĩ, trực tiếp bón thuốc cho họ và quan tâm, khích lệ
tinh thần: “Các ngươi phải cố gắng, đương nhiên ta cũng phải cố vì ta cịn phải
đưa các ngươi về nhà”
Tài năng qn sự và trí tuệ.
Ơng ln có những chiến thuật khiến đối phương phải mắc bẫy, giành phần

thắng về mình, cho dù là nhiều hay ít qn. Điển hình là trận Quan Độ. Tuy ít
11


quân nhưng Tào Mạnh Đức đã xoay chuyển được tình thế từ thế bị động sang
thế chủ động tiến công.
4.2. Nhược điểm
Quá đa nghi
Tào Tháo đã trúng kế ly gián của Chu Du, tin bức thư giả mạo nét chữ của
Chu Du mà Tưởng Cán mang về mà giết tướng lĩnh tinh thơng thủy chiến là
Thái Mạo và Trương Dỗn, để mất đi hai nhân vật quan trọng, hiểu biết về thủy
chiến ở Giang Đông. Là một trong những nguyên nhân chính gây ra thất bại
trong trận Xích Bích.
Tự coi mình là thơng minh, kiêu ngạo tự mãn, khinh thường địch thủ.
Sau trận đánh thắng Viên Thiệu, Tào Tháo trở nên kiêu ngạo tự mãn. Tào
có suy nghĩ rằng sự vượt trội về số lượng binh lính sẽ giúp ơng đánh bại thủy
quân đầy kinh nghiệm của liên quân Tôn-Lưu. Nghi ngờ đối với thủy quân Kinh
Châu, lực lượng thiện chiến hơn nhiều trên chiến trường sông nước.
Phong cách lãnh đạo độc đoán.
Đây vừa là ưu điểm cũng là nhược điểm của Tào Tháo. Chính việc đưa ra
những quyết định kịp thời, hợp lí của Tháo đã nhiều lần cứu thua, đồng thời,
những quyết định độc đốn đó cũng đem lại thất bại cho Tháo, điển hình là trận
thua ở Xích Bích do khơng cân nhắc tới ý kiến của thủ hạ.
Nhược điểm trong cách dùng người của Tào Tháo chính là chỉ trọng
dụng người tài mà khơng quan tâm đến đạo đức.
Vì lẽ đó lịng trung thành của người dưới trướng khơng cao, ít nhiều tướng
tài đã bỏ Tháo. Bên cạnh đó, việc thu nhận người có đạo đức khơng tốt để hỏi kế
sách cũng đã làm hình ảnh của Tháo ít nhiều bị ảnh hưởng. Và cũng chính bởi
Tào Tháo đi theo con đường bá đạo, trọng lợi hơn trọng đức; dùng người cốt
hiệu quả khơng tính đến phẩm chất đã gây ra những "tác dụng phụ" có liên hệ

mật thiết đến sự suy vong nhanh chóng của triều đại Tào Ngụy sau này. Mầm
quyền lực của cha con họ Tư Mã nhen nhóm, khơng lâu sau đã lấy ngôi của con
cháu Tào Tháo như cách ông đã dần dần lấy ngôi của nhà Hán.

12


5. Bài học kinh nghiệm rút ra
Qua phân tích những ưu điểm và nhược điểm của nhà cầm quân tài ba Tào
Tháo, chúng ta có thể rút ra những bài học về lãnh đạo như sau:
Muốn đạt được mục tiêu cho doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cần phải có tầm
nhìn, biết đánh giá môi trường (ưu, nhược điểm của doanh nghiệp, những thuận
lợi, thời cơ và thách thức) từ đó xây dựng chiến lược tổng quát và chi tiết-từng
bước thực hiện để đạt được mục tiêu. Kế hoạch là sợi chỉ dẫn đường cho doanh
nghiệp trong suốt quá trình thực hiện mục tiêu đề ra, quyết định đến tính khả thi,
thành bại của mục tiêu.
Nhà quản lý có thể khơng xuất sắc về chuyên môn nhưng phải là người biết
dùng người đúng việc, để người mạnh về chuyên môn nào quản lý mảng của
chun mơn nghiệp vụ đó, nhằm phát huy mặt mạnh nhất của nhân viên, từ đó
sẽ đồn kết được sức mạnh to lớn, mang lại kết quả cao. Nhà quản lý thường
tuyển dụng những nhân viên giỏi hơn mình về chun mơn, vì vậy có thể sinh ra
tâm lý khinh thường lãnh đạo, vì vậy muốn trở thành nhà lãnh đạo tài giỏi buộc
người lãnh đạo phải là người có tầm như đã đề cập ở trên và là người có tâm, tơn
trọng ý kiến của nhân viên, quan tâm tới mặt cảm xúc, nguyện vọng và biết
khích, động viên tinh thần họ một cách kịp thời.

13


III. KẾT LUẬN

Thơng qua tìm hiểu và thảo luận, nhóm đã làm rõ chủ đề “Phân tích tư
tưởng, quan điểm chính cùng phong cách, kỹ năng của nhà lãnh đạo (Tào Tháo)”
Khách quan nhìn nhận, Tào Tháo là một chính trị gia lỗi lạc, có tài điều
binh khiển tướng, là một bậc thầy của nghệ thuật lãnh đạo đáng học hỏi với
những kiến thức, kĩ năng quản lí đáng giá. Tuy cũng có những hạn chế nhất
định, song phải khẳng định rằng Tào Tháo là hình mẫu lý tưởng của một nhà
lãnh đạo xuất sắc mà khơng ít người đã và đang noi theo.
Tin rằng những phân tích của nhóm về tài năng lãnh đạo của Tào Tháo, về
ưu nhược điểm cùng những bài học kinh nghiệm rút ra sẽ đem đến những tác
động nhất định cho mọi người trên con đường quản lý sau này. Một nhà lãnh đạo
biết phát huy những ưu điểm của bản thân, khắc phục nhược điểm, quyết đoán,
dám nghĩ dám làm, biết chớp thời cơ, linh hoạt trong từng tình huống sẽ làm chủ
được sự nghiệp của bản thân, trở thành một nhà lãnh đạo giỏi.

14



×