Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BÀI tập đọc HIỂU GIỮA HK2 k7 NHÓM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.88 KB, 11 trang )

CÂU HỎI ĐỌC HIỂU GIỮA KÌ 2
ĐỀ 1: Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi:(3.0 điểm)
“Trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Cô chị là đứa đang háo hức mách mẹ
những gì mà em nó đã làm: “ Mẹ ơi, lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ở ngồi sân thì em lấy bút chì màu
viết lên tường, chỗ mới sơn trong phịng ấy. Con đã nói nhưng em không nghe”. Người mẹ rên rỉ:
- Trời ơi!
Mẹ buông giỏ và bước vào phòng, nơi cậu con trai út đang trốn. Đứa bé run lên vì sợ. Trong khoảng mười phút,
người mẹ đã giáo huấn con về công sức, tiền bạc và khoản chi phí vì trị chơi khơng đúng chỗ của con. Càng la
mắng, chị càng giận và lao đến chỗ thằng bé đang sợ sệt lấy thân mình che tác phẩm của nó. Khi nhìn dịng chữ
“Con yêu mẹ” được viết nắn nót trên tường, viết bằng một trái tim nguệch ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh, dễ
thương, đơi mắt người mẹ nhịa đi.”
(Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp Tp. HCM, 2011)
Câu 1: (1.0 điểm) Thái độ của người mẹ trong câu chuyện như thế nào?
Câu 2: (1.0 điểm) Xác định câu đặc biệt.
Câu 3: ( 1.0 điểm) Em rút được bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên?
ĐÁP ÁN GỢI Ý:
Câu 1: Thái độ mẹ: Lúc đầu tức giận nhưng khi thấy dòng chữ “Con yêu mẹ” vô cùng xúc động.
Câu 2: Câu đặc biệt: Trời ơi!
Câu 3: Học sinh rút ra bài học: Chị em phải biết thương nhau, đừng vội nhận xét đánh giá một việc…
ĐỀ 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:(3.0 điểm)
Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo
tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và
suốt đời khơng bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn khơng biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn khơng
nói được ngoại ngữ! Một người mà khơng chịu mất gì thì sẽ khơng được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem
lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
(Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr.43, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu 1: Anh/Chị hiểu như thế nào về quan niệm: "Một người mà không chịu mất gì thì sẽ khơng được gì"? (1.0
điểm)
Câu 2: Theo bạn, sai lầm đem đến những tổn thất và bài học gì cho đời?(1.0 điểm)
Câu 3: Hãy rút ra thơng điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên bằng 2-3 câu văn của em.(1.0 điểm)


ĐÁP ÁN GỢI Ý:
Câu 1: Một người mà khơng chịu mất gì nghĩa là khơng chấp nhận mất mát về thời gian, công sức, tiền bạc, trí
tuệ,..
- Thì sẽ khơng được gì nghĩa là khơng đạt được thành công, không rút ra được những bài học kinh nghiệm, khơng
có sức mạnh, bản lĩnh ý chí vươn lên,... và không thể trưởng thành trong cuộc đời.
Câu 2: Sai lầm đem đến những tổn thất và bài học quý giá trong cuộc đời:
- Sai lầm đem đến những tổn thất về cả vật chất, tinh thần (nỗi buồn, sự chán nản, tuyệt vọng,...)
- Sai lầm cũng đem đến những bài học kinh nghiệm, bài học về ý chí, nghị lực; bài học về cách đối nhân xử thế,
cách sống, cách làm người,..
Câu 3: Thơng điệp có ý nghĩa nhất: Đừng sợ thất bại, sai lầm, đừng sợ mọi thử thách, gian khổ, hãy bản lĩnh, tự
tin đối mặt với mọi sóng gió để rèn luyện bản thân,...
ĐỀ 3 : Em hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (3.0đ)
VẾT NỨT VÀ CON KIẾN


" Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà,tơi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến
gấp nhiều lần.
Bò được một lúc,con kiếm chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tơi nghĩ con
kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bị qua vết nứt đó. Nhưng khơng. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua
vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bị lên chiếc lá. Đến bờ bên kia,con kiến lại tha chiếc lá và
tiếp tục cuộc hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tơi nghĩ tại sao mình ko thể học lồi kiến bé nhỏ kia,biến những trở ngại, khó khăn của
ngày hơm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn"
(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp)
a. Con kiến đã làm gì khi gặp vết nứt và chiếc lá ?(1.0 điểm)
b. Hãy xác định thành phần trạng ngữ có trong câu in đậm: " Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp
tục cuộc hành trình ".(1.0 điểm)
c. Qua câu chuyện trên, em hãy trình bày suy nghĩ về ý chí quyết tâm, kiên trì để vượt qua mọi khó khăn, thử
thách (2-3 câu) (1.0 điểm)
ĐÁP ÁN GỢI Ý

a. Con kiến đã dừng lại giây lát, nó đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước ,sau đó đến lượt nó vượt qua bằng
cách bị lên chiếc lá . Đến bờ bên kia,con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
b. Thành phần trạng ngữ: Đến bờ bên kia.
c. HS trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu được tầm quan trọng của ý chí quyết tâm và lịng kiên trì :
+ Trước bất cứ điều gì trong cuộc sống thường ngày, phải kiên trì, nhẫn nại, đối mặt với thử thách, khơng nên chỉ
mới gặp trở ngại đã vội vàng bỏ cuộc.
+ Để theo đuổi được mục đích của bản thân, phải ln nỗ lực, sáng tạo, khắc phục hoàn cảnh.
ĐỀ 4: Em hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : (3.0 điểm)
“Tại thế vận hội đặc biệt Seatte (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương nặng nề
về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100m. Khi súng hiệu nổ, tất
cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ vấp té liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc.
Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngối lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một
cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé: - Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn. Cô gái nói xong, cả
chín người cùng khốc tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng
vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện
cảm động này. Tận trong sâu thẳm, chúng ta luôn ý thức chiến thắng không phải là tất cả, ý nghĩa thật sự của cuộc
sống là ở chỗ ta giúp đỡ người khác cùng chiến thắng, dù ta có phải chậm một bước.”
(Theo Quà tặng cuộc sống)
a. Nêu nội dung chính của đoạn trích ?(1.0 điểm)
b. Chỉ ra những câu đặc biệt có trong phần in đậm và nêu tác dụng ?(1.0 điểm)
“Trừ một cậu bé. Cậu cứ vấp té liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc,
giảm tốc độ và ngối lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ một ai!”
c. Hãy kể ít nhất 2 việc em đã làm để giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với mọi người ?(1.0 điểm)
ĐÁP ÁN GỢI Ý


a. Nội dung chính : Tinh thần đồn kết, giúp đỡ những người kém may mắn trong cuộc sống.
b. Câu đặc biệt:
-Trừ một câu bé: tạo sự chú ý về sự khác biệt của một vận động viên trên đường đua
-Tất cả, không trừ một ai: nhấn mạnh gây sự chú ý về sự đồng lòng thực hiện một hành động cao cả.

c. Hành động giúp đỡ, chia sẻ: ủng hộ đồng bào lũ lụt, quyên góp quần áo, thăm các cụ già …
Câu 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:(3.0 điểm)
“Con thương đơi vai gầy cịm của má, bươn chải, vất vả ngược xuôi. Hàng đỗ má trồng vừa mới ra hoa,
kết trái, đợi ngày thu hoạch, lo học phí cho con. Bao hi vọng giờ là nỗi thất vọng. Bong bóng mưa vỡ ịa trong
mắt má, đăm đăm lo về ngày mai cả nhà sẽ ra sao!
Con thương đôi vai hay đau nhức của ba. Thuở bé, ba lội nước cõng con đến lớp. Lắm lúc sợ té, con cứ
siết mãi chẳng chịu buông. Đôi vai oằn đi bởi sức nặng của những bó lúa ngày mùa. Những ngày trở trời, ba đau
nhức nhưng vẫn ráng vác từng khúc gỗ to sửa lại chuồng gà, phịng khi mưa gió. Bão về! Gió như con qi vật
thèm khát, cuốn phăng bao công sức lẫn ước mơ cháy bỏng của ba.”
(Ngọc Huyền - Bão về! Thương lắm những bờ vai, báo Áo Trắng)
a. Nêu nội dung của đoạn văn trên. (1.0 điểm)
b. Xác định trạng ngữ trong câu văn được gạch dưới và cho biết trạng ngữ ấy bổ sung nội dung gì cho câu.
(1.0 điểm)
c. Qua ý nghĩa của đoạn trích trên em hãy trình bày tình cảm của bản thân đối với các bậc sinh thành bằng 35 câu.(1.0 điểm)
ĐÁP ÁN GỢI Ý
a. Nội dung: Nỗi niềm xót thương của con đối với những khó nhọc, vất vả của ba mẹ trong những ngày mưa
bão.
b. Trạng ngữ: Lắm lúc sợ té.Trạng ngữ thời gian.
c. Trình bày tình cảm của bản thân đối với các bậc sinh thành bằng 3-5 câu
-

Cảm xúc chân thật, đúng yêu cầu

-

Có cách viết văn trong sáng, dẫn chứng thuyết phục.
Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ.

Câu 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:(3 điểm)
“… Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm

nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống
của đất nước ra thế giới [….] Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác
mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế [….]
Mọi sự thay đổi cho tương lai đến từ những thay đổi nhỏ ở hiện tại. Chính các em là người sẽ tạo nên sự
thay đổi. Để làm chủ tương lai đó, các em cần làm chủ chính vận mệnh của bản thân và tin tưởng vào những điều
tốt đẹp vẫn hiện diện xung quanh, nhất là tại đất nước của các em … Hãy nuôi dưỡng những vẻ đẹp của dân tộc
mình trong các em! Hãy lan tỏa nó bằng bản lĩnh, tri thức của các em!”
(Trích “Bức thư đánh động lịng tự hào dân tộc” - nguồn Tuổi trẻ Online - 31/8/2016)


a. Nêu nội dung của đoạn trích trên.(1.0 điểm)
b. Em hãy chỉ ra câu rút gọn được sử dụng trong đoạn (2).(1.0 điểm)
c. Sau khi đọc đoạn trích, hãy nêu một việc làm thiết thực thể hiện lòng tự hào dân tộc của em trong thời
đại hiện nay. Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu lý giải vì sao em hành động như vậy.
ĐÁP ÁN GỢI Ý
a. Nội dung văn bản:
- Cách thể hiện niềm tự hào dân tộc của học sinh (thế hệ trẻ) trong bối cảnh hiện nay.
- Vai trò quan trọng của học sinh (thế hệ trẻ) đối với tương lai đất nước.
b. Học sinh chỉ ra được câu rút gọn có trong đoạn trích và chỉ rõ rút gọn thành phần gì?
c. - Học sinh biết cách đưa ra kiến giải ngắn gọn, súc tích mà thuyết phục.
- Giáo viên chấm cần tôn trọng các lý giải hợp lý khác nhau của học sinh.
*Yêu cầu
- Thể hiện đúng kết cấu của một đoạn văn ngắn: Đề bài yêu cầu viết cần nhận ra những thay đổi nhỏ cần
thiết phải làm → làm chủ tương lai, làm chủ đất nước sau này.
- Thể hiện được chính kiến của bản thân.
- Có cách hành văn trong sáng, sinh động, mạch lạc, chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ.
Câu 6: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:(3 điểm)
Con người, cây cỏ, mọi vật xung quanh ta đều sinh ra, lớn lên và biến đổi. Xã hội lồi người cũng vậy.
Những gì mà chúng ta thấy ngày hôm nay đều trải qua những thay đổi theo thời gian, nghĩa là đều có lịch sử.

Lịch sử là những gì đã diễn ra trong q khứ. Lịch sử lồi người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động
của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Lịch sử cịn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ
những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ. Mỗi con người, mỗi làng xóm, mỗi dãy
phố…, cũng như mỗi dân tộc, đều trải qua những đổi thay theo thời gian mà chủ yếu do con người tạo nên. Học
lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, ông cha, làng xóm, cội nguồn của dân tộc mình; biết được tổ tiên, ông
cha đã sống và lao động như thế nào để tạo nên đất nước ngày nay, từ đó biết q trọng những gì mình đang có;
biết ơn những người đã làm ra nó, cũng như biết mình phải làm gì cho đất nước. Học lịch sử cịn để biết những gì
mà lồi người làm nên trong q khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay.
(Theo bài Sơ lược về môn lịch sử, Sách Lịch sử lớp 6)
a. Văn bản trên đã cung cấp cho em hiểu: lịch sử là gì?(0.5 điểm)
Dựa vào văn bản trên, em hãy cho biết: tại sao chúng ta cần học lịch sử? (0.5 điểm)
b. Em hãy chỉ ra một phép liệt kê có trong văn bản trên và gọi tên kiểu liệt kê vừa tìm được.(1.0 điểm)


c. Trong tình hình hiện nay, vẫn cịn một số học sinh lơ là với bộ môn lịch sử, em hãy đề ra cách học lịch sử
sao cho có hiệu quả nhất. (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng)(1.0 điểm)
ĐÁP ÁN GỢI Ý
-

Văn bản trên đã cung cấp cho em hiểu: lịch sử là gì? Lịch sử là tồn bộ hoạt động của con người từ khi
xuất hiện đến ngày nay.

a. Dựa vào văn bản trên, em hãy cho biết: tại sao chúng ta cần học lịch sử?
-

Để hiểu cội nguồn dân tộc.

-

Biết quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta.


-

Rút ra bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.

b. Em hãy chỉ ra một phép liên kết có trong văn bản trên.(0,5 điểm)
-

Phép liệt kê: Con người, cây cỏ, mọi vật xung quanh...
Con người, mỗi làng xóm, mỗi dãy phố…
Tổ tiên, ơng cha, làng xóm, cội nguồn
+ Gọi đúng tên 01 phép liệt kê
+ Xác định từ ngữ

c. Trong tình hình hiện nay, vẫn cịn một số học sinh lơ là với bộ môn lịch sử, em hãy đề ra cách học lịch
sử sao cho có hiệu quả nhất. (Trả lời trong khoảng 5-7 dịng)
-

HS nêu ý kiến của bản thân, lời lẽ thuyết phục…

-

Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc:

-

Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, dùng đúng từ ngữ.

Khuyến khích học sinh có suy nghĩ riêng, tuy nhiên phải lý giải hợp lý, thuyết phục.
Câu 7: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:(3 điểm)

Truyền thống yêu nước của nhân dân ta
Trên thế giới, có lẽ khơng có dân tộc nào phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược hay đấu tranh để
giành lại độc lập cho đất nước như dân tộc Việt Nam. Đó là nét đặc trưng nổi bật nhất của lịch sử dân tộc. Đồng
thời, chính vì sự sống cịn của dân tộc, của Tổ quốc, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết lại, nhất trí đồng lịng, vượt
qua mọi hi sinh, gian khổ, phát huy mọi tài năng, trí tuệ, chiến đấu dũng cảm giành thắng lợi cuối cùng. Và cũng
có thể nói rằng, chỉ trong kháng chiến bảo vệ đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc, ý thức, tình cảm và tâm hồn
của những người Việt Nam yêu nước mới trở nên trong sáng, chân thành và cao thượng hơn bao giờ hết. Chống
ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc là nét đặc trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam.
(trích từ trang Dạy Tốt)
a) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định chân lý gì về dân tộc Việt Nam?(1.0 điểm)


b) Đọc câu văn sau:
“Đồng thời, chính vì sự sống còn của dân tộc, của Tổ quốc, nhân dân Việt Nam đã đồn kết lại, nhất trí đồng
lịng, vượt qua mọi hi sinh, gian khổ, phát huy mọi tài năng, trí tuệ, chiến đấu dũng cảm giành thắng lợi cuối
cùng”
- Xác định thành phần trạng ngữ trong câu.(0.5 điểm)
- Tìm phép liệt kê trong câu. Cho biết ý nghĩa của phép liệt kê đó.(0.5điểm)
c) Trong đoạn trích có viết:” Trên thế giới, có lẽ khơng có dân tộc nào phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh
chống xâm lược hay đấu tranh để giành lại độc lập cho đất nước như dân tộc Việt Nam.” Em hiểu như thế nào về
nội dung đó ? Hãy viết về điều này 3-5 câu ngắn gọn.(1.0 điểm)
ĐÁP ÁN GỢI Ý
a) - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định chân lý “ Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là truyền
thống quý báu của ta.”
- Đoạn văn cần nêu được ý cơ bản:Tự hào về lịch sử đất nước. Tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
Tinh thần đồn kết góp phần tạo nên sức mạnh từ những con người chân chất bình thường nhất.
b) -Xác định thành phần trạng ngữ trong câu:
Đồng thời, chính vì sự sống còn của dân tộc, của Tổ quốc, nhân dân Việt Nam ....
- Phép liệt kê trong câu: đoàn kết lại, nhất trí đồng lịng, vượt qua mọi hi sinh, gian khổ, phát huy mọi tài
năng, trí tuệ, chiến đấu dũng cảm giành thắng lợi cuối cùng.

ĐỀ 8: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Sau khi ông nội mất, bố tôi phải tự kiếm sống bằng cơng việc dọn rác ngồi cơng viên từ năm mười một
tuổi.
[…] Trước ngày bố nghỉ hưu, tôi muốn cảm ơn sự hy sinh thầm lặng của bố bằng cách mua tặng bố món
q tuyệt vời nhất. Tơi định mua tặng bố một cái ti-vi thật to hoặc đưa bố đi nghỉ ở nơi bố chưa từng đến. Thế
nhưng, khi nghĩ lại quãng thời gian đã qua, tôi hiểu rằng khơng món q nào có thể bày tỏ được hết lịng biết ơn
của tơi với bố. Cuộc đời bố đã dạy tơi biết rằng món q tuyệt diệu nhất đến từ trái tim chứ khơng phải từ những
món q. Tối hơm đó, tơi cặm cụi làm một tấm thiệp và viết vào đó tất cả những lời cảm ơn của mình dành cho
bố. Tơi đặt nó lên bàn ăn để bố có thể đọc trước khi đi làm ngày cuối cùng.
- Cảm ơn bố vì đã thức dậy đi làm vào mỗi sớm khi bên ngồi trời vẫn cịn tối và chúng con thì đang ngủ vùi
trong chăn ấm. […]
- Cảm ơn bố vì đã dạy con đối đãi tốt với những người kém may mắn hơn mình.
- Cảm ơn bố vì đã dạy con cách khích lệ những người thua thiệt.
- Cảm ơn bố vì đã chiến đấu cho tổ quốc trong thời chiến tranh.
- Cảm ơn bố vì bố là người hùng của con.
- Cảm ơn bố vì đã làm bạn con cho đến giờ phút này.


(Cha là điểm tựa đời con, James Ruka)
a. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn.
b. Nêu nội dung chính của đoạn văn.
c. Tìm và phân loại trạng ngữ được sử dụng trong câu sau: “Thế nhưng, khi nghĩ lại quãng thời gian đã qua, tôi
hiểu rằng không món q nào có thể bày tỏ được hết lịng biết ơn của tôi với bố.”
d. Tôi” đã quyết định tặng món q gì để cảm ơn bố mình? Vì sao “tơi” lại chọn món q đó? Nếu được, em
muốn tặng bố mẹ mình món q gì để bày tỏ tình yêu và sự biết ơn với bố mẹ? Vì sao em lại chọn món quà đó?
ĐÁP ÁN GỢI Ý
a. Phương thức biểu đạt: tự sự và biểu cảm.
b.Học sinh nêu được nội dung chính của đoạn văn, có thể diễn đạt: Tình u và sự biết ơn của “tơi” dành cho bố.
c.Thế nhưng- trạng ngữ chỉ thời gian
d. “Tôi” quyết định tặng cho bố mình một tấm thiệp với những lời cảm ơn.

- “Tơi” chọn món q đó bởi vì Cuộc đời bố ơng đã dạy ơng biết rằng món q tuyệt diệu nhất đến từ trái tim
chứ khơng phải từ những món q.
- HS thể hiện được lịng biết ơn và những cảm xúc cá nhân (có lí giải hợp lí)
ĐỀ 9: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“ Tôi dự định chuyển đội quân nhỏ của mình đến một nơi tốt hơn tuyến lửa này. Là một người mẹ đơn thân, một
nách bốn đứa con thơ, tôi quen với ý nghĩ rằng mình đích thị là một người chỉ huy can trường […] Tất cả đều trút
lên đôi vai tôi, một thân trơ trọi nhận lãnh vai trò của người tổng chỉ huy đội qn của mình. Nhiều đêm, tơi thao
thức hoạch định những chiến lược để cuộc sống của các con tơi được đầy đủ hơn […] tâm trí tơi vẫn cứ ln thơi
thúc, nhìn trước trơng sau, xoay đầu này, trở đầu kia, tìm mọi cách để cải thiện cuộc sống đạm bạc của chúng…
( Trích “ Những chiến binh tí hon”- Hạt giống tâm hồn)

a. Nêu nội dung của đoạn trích trên
b. Xác định trong đoạn trích trên 1 trạng ngữ và cho biết kiểu trạng ngữ mà em vừa tìm được
c. Từ đoạn trích trên, em có suy nghĩ gì về vai trị của người mẹ đối với cuộc đời con? Hãy viết 1 đoạn văn ngắn
4-5 câu văn nêu lên suy nghĩ ấy của em.
ĐÁP ÁN GỢI Ý
a. Tâm sự và nỗi vất vả của người mẹ đơn thân khi lo lắng cho cuộc sống của những đứa con.
b. Nhiều đêm- trạng ngữ chỉ thời gian.
c. Hình thức: đoạn văn ngắn


Nơi dung: ( gợi ý) Mẹ là Người có cơng sinh thành, dưỡng dục. Người luôn yêu thương, lo lắng và bảo vệ cho
con... Người hoạch định cho con con đường tương lai. Người giữ vai trò quan trọng nhất trong đời con để con có
thể hình thành nhân cách tốt. Vì vậy, con phải biết ơn, yêu thương và kính trọng....
ĐỀ 10:Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những
đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra những vũ trụ
vô tận với những qui luật của nó, hiểu được Trái đất trịn mang trên mình nó bao nhiêu đất nước khác nhau.
Những quyển sách xã hội học lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau với những
đặc điểm về kinh tế, lịch sử,văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.

…Sách giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người
có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân
loại. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của mỗi người và phải làm gì để sống
cho đúng và để đi tới một cuộc đời thực sự. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng.
(Theo Internet)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính.
b. Đặt tiêu đề cho đoạn trích.
c. Tìm và gạch dưới biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong đoạn trích sau : “ Sách đưa đến cho người đọc
những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.
Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra những vũ trụ vơ tận với những qui luật của nó,
hiểu được Trái đất trịn mang trên mình nó bao nhiêu đất nước khác nhau. Những quyển sách xã hội học lại giúp
ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử,văn hóa,
những truyền thống, những khát vọng.”
d. Có người cho rằng: “Đọc sách khơng bao giờ là thừa, thế nên đọc càng nhiều sách càng tốt”. Song lại có người
khẳng định: “Đọc sách phải biết chọn lọc để mang đến hiệu quả tốt nhất cho ta.” Ý kiến của em thế nào? (Viết
đoạn nghị luận ngắn khoảng 05 câu)
ĐÁP ÁN ĐỀ10
a. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
b. Tiêu đề của đoạn trích trên: Sách và những giá trị của nó. (Học sinh có thể đặt các tiêu đề khác nhau, nhưng
phải thể hiện được ý vai trò, giá trị của sách đối với con người)
c. Biện pháp tu từ:
- Liệt kê: “ Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về
những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra những
vũ trụ vơ tận với những qui luật của nó, hiểu được Trái đất trịn mang trên mình nó bao nhiêu đất nước khác nhau.
Những quyển sách xã hội học lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau với những
đặc điểm về kinh tế, lịch sử,văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.”
d. Học sinh có thể có những ý kiến khác nhau, nếu lý giải đúng,lập luận rõ ràng, đảm bảo đủ số câu, khơng sai
chính tả , nêu được tầm quan trọng của việc đọc sách và điều quan trọng hơn là phải biết chọn sách để đọc rồi



rút ra những điều có lợi cho bản thân người đọc để nâng cao nhận thức, hiểu biết cho điểm tối đa . Trừ điểm
trong các trường hợp diễn đạt không trôi chảy, mạch lạc (-0.5 đ). ý kiến thiếu thuyết phục
Câu 11. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
“Lối ăn ở của Hồ Chủ tịch giản dị như thế nào, chúng ta đã từng biết. Lúc ở chiến khu, Người sống chung với
anh em trong một cơ quan, làm việc, học tập, ăn ở, sinh hoạt như anh em. Có những lúc, vì gạo thiếu hay khí
hậu nặng, cần ăn ít một chút, Người cũng vui vẻ chịu đựng cùng anh em (…)
Lúc đến Pháp, ngày hôm đầu tiên, lối ăn ở của Hồ Chủ tịch làm cho kiều bào rất cảm động. Hơm ấy, tại Bi-arít, đại biểu kiều bào đến thăm Người, hồi hộp và sung sướng. Khách đơng, phịng khách khơng đủ ghế ngồi,
giản dị, Hồ Chủ tịch ngồi xuống sàn và mời mọi người ngồi thế nói chuyện. Đây khơng phải là vị Chủ tịch
Chính phủ, đây là cha già của dân tộc ,ân cần và thân mật hỏi thăm đàn con bao năm lưu lạc ở quê người.”
( Phạm Văn Đồng- Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc )

a) Đoạn trích trên nói đến đức tính gì của Bác?
Em hãy nêu một việc làm của Bác trong đoạn trích thể hiện đức tính ấy?
b) Tìm trạng ngữ trong câu sau :“Lúc ở chiến khu, Người sống chung với anh em trong một cơ quan,
làm việc, học tập, ăn ở, sinh hoạt như anh em.”
c) Em hãy nêu biểu hiện của tính giản dị .
ĐÁP ÁN GỢI Ý:
a) Đoạn trích nói về đức tính giản dị của Bác Hồ
b) Học sinh nêu được một việc làm của Bác trong đoạn trích thể hiện đức tính giản dị như: “Khách đơng,
phịng khách khơng đủ ghế ngồi, giản dị, Hồ Chủ tịch ngồi xuống sàn và mời mọi người ngồi thế nói
chuyện.”
c) Trạng ngữ trong câu: Lúc ở chiến khu.
d) Học sinh nêu được biểu hiện của tính giản dị như: khơng xa hoa, lãng phí; khơng chạy theo những nhu
cầu vật chất và hình thức bề ngồi…
________________________
Câu 12. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
Tiếng Việt ru bên nôi, tiếng mẹ thương vô bờ
Đưa con vào đời bằng vần thơ, những cánh cò bay rợp mộng mơ
Tiếng Việt cha dạy con, những chiều bay cánh diều
Câu đồng dao bên bạn quen, cho con nhìn quê mình tình yêu

Tiếng Việt trong bài thơ, có người xưa chinh phụ, ngồi mỏi mịn đợi chờ chinh phu hố đá rồi lời ca vẫn
cịn…
Tiếng Việt cịn trong mọi người, người việt cịn thì cịn nước non
Giữ tiếng Việt như ngày nào, hào hùng xưa mãi vọng ngàn sau
Tiếng Việt cịn trong mọi người
Hồn Việt mình còn nguyên vẹn tròn
Giữ tiếng Việt cho nối đời, lời quê hương ấy lời sắc son…
(Trích lời bài hát Thương ca Tiếng Việt, lời: Hà Minh Quang, nhạc: Đức Trí)
a) Đoạn trích nhắc đến di sản văn hóa nào của nước ta? Đặt nhan đề phù hợp cho đoạn ngữ liệu trên.


b) Em hãy chỉ ra câu rút gọn có trong 5 câu cuối đoạn trích.
c) Từ lời hát: “Tiếng Việt cịn trong mọi người, người việt cịn thì cịn nước non
Giữ tiếng Việt như ngày nào, hào hùng xưa mãi vọng ngàn sau…”
Em hãy nêu hai việc làm để thể hiện ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Câu 13: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Mặt Trăng và Mặt Trời tranh cãi với nhau về Trái Ðất. Mặt Trời nói: “Lá và cây cối, tất
cả đều màu xanh”. Nhưng Mặt Trăng thì lại cho rằng, tất cả chúng mang một ánh bạc lấp
lánh. Mặt Trăng nói rằng, con người trên Trái Ðất thường ngủ. Cịn Mặt Trời lại bảo con
người luôn hoạt động đấy chứ.
- Con người hoạt động, vậy tại sao trên Trái Ðất lại yên ắng đến vậy? Mặt Trăng cãi.
- Ai bảo là trên Trái Ðất yên lặng? - Mặt Trời ngạc nhiên - Trên Trái Ðất mọi thứ đều hoạt
động và còn rất ồn ào, náo nhiệt nữa.
Và họ cãi nhau rất lâu, cho đến khi Gió bay ngang qua.
- Tại sao các bạn lại cãi nhau về chuyện này chứ? Tơi đã ở bên cạnh Mặt Trời khi Mặt Trời
nhìn xuống Trái Ðất và tôi cũng đi cùng Mặt Trăng khi Mặt Trăng xuất hiện. Khi Mặt Trời xuất
hiện, mọi thứ là ban ngày, cây cối màu xanh, con người hoạt động. Cịn khi Trăng lên, đêm về,
mọi người chìm vào giấc ngủ…
(Trích Quà tặng cuộc sống)

a. Hãy xác định nội dung chính của đoạn trích trên.
b. Tìm trạng ngữ có trong câu sau và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó.
“Cịn khi Trăng lên, đêm về, mọi người chìm vào giấc ngủ.”
d. Đọc văn bản trên, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống?
ĐÁP ÁN GỢI Ý
a. Kể lại cuộc tranh cãi vơ ích của mặt trời và mặt trăng.
b. Trạng ngữ: Còn khi trăng lên, đêm về.
c. Bài học rút ra từ câu chuyện: Hãy nhìn nhận vấn đề qua nhiều mặt khác nhau, nhiều khía
cạnh, khơng nên chủ quan.
Câu 14: Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:


“Sau khi cha mất, chiếc thắt lưng cũ kỹ là vật quý giá nhất trong số những kỷ vật mà ông
để lại. Nó là ngọn roi hằn lên ký ức tuổi thơ của cha và giờ đây được treo ở cửa phòng.
Sinh ra và lớn lên ở miền quê nghèo khó, từ bé, cha dã phải vào làm việc trong hầm mỏ,
chịu đựng bao vất vả, cực nhọc, và nhất là người bố hà khắc với những trận đòn khủng khiếp
và vô cớ. Mãi sau khi ông ấy qua đời, cha tôi mới biết được ông ấy là bố dượng của mình.
Ngày nối ngày, cha cứ thế vật lộn với cuộc sống cơ cực với bao vất vả, lo toan. Những
cực nhọc đắng cay ấy chỉ tạm gác lại mỗi khi có sự xuất hiện của ơng Buck – cậu của cha tôi.
Mỗi năm hai lần, cha được ông ghé thăm. Theo những lời cha kể thì đó là người đàn ơng tốt
bụng nhất cha từng gặp. Chính tình u thương của ông Buck đã giúp cha vượt qua cái vịng
lẩn quẩn của đói nghèo, tủi nhục để gầy dựng và trao lại cho chúng tôi một tổ ấm đúng nghĩa.”
(Trích Chiếc thắt lưng của cha, tr.51, Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2011)
a. Em hãy nêu ý nghĩa của đoạn trích trên.
b. Xác định trạng ngữ trong câu sau: “Sinh ra và lớn lên ở miền quê nghèo khó, từ bé, cha
dã phải vào làm việc trong hầm mỏ, chịu đựng bao vất vả, cực nhọc, và nhất là người bố
hà khắc với những trận đòn khủng khiếp và vô cớ”. Nêu công dụng của trạng ngữ mà em
vừa xác định
c. Viết một đoạn văn từ 2 đến 3 dịng, nêu giá trị của tình u thương đối với cuộc sống của
mỗi con người.

ĐÁP ÁN GỢI Ý:

a. Ý nghĩa của đoạn trích: Giá trị của tính yêu thương.
b. Trạng ngữ: Sinh ra và lớn lên ở miền quê nghèo khó, từ bé,…
c. Tùy theo cảm nhận của học sinh.



×