Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Hiểu biết về tổ chức hành nghề TVPL và thực trạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.1 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
MỞ BÀI………………………………………...………………………………2
12

1


MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, càng phát sinh thêm nhiều mối quan hệ giữa
công dân với công dân, giữa công dân với các cơ quan, tổ chức và giữa các cơ
quan, tổ chức với nhau. Những mối quan hệ này nhiều khi phát sinh mâu thuẫn,
ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi bên. Điều đó dẫn đến một nhu cầu thiết yếu về
sử dụng các dịch vụ pháp lý nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các
cá nhân, tổ chức có liên quan. Hoạt động tư vấn pháp luật do các tổ chức hành
nghề tư vấn pháp luật thực hiện. Các tổ chức này có đặc thù riêng dù đều mang
bản chất là tư vấn pháp luật. Việc tìm hiểu rõ về các tổ chức hành nghề tư vấn
pháp luật là rất cần thiết, đặc biệt đối với sinh viên học ngành luật. Chính vì vậy,
em xin chọn đề tài số 1: “Hãy trình bày hiểu biết về các tổ chức hành nghề tư
vấn pháp luật và nêu thực trạng hoạt động của các tổ chức này”.
NỘI DUNG
Hoạt động tư vấn pháp luật hiện nay được thực hiện theo ba mơ hình sau đây:
Thứ nhất, tư vấn pháp luật của luật sư theo quy định của Luật Luật sư
2006 được sửa đổi, bổ sung năm 2012;
Thứ hai, tư vấn pháp luật của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy
định của Luật trợ giúp pháp lý năm 2017;
Thứ ba, tư vấn pháp luật do các tổ chức đoàn thể xã hội thực hiện được
điều chỉnh bởi Nghị định 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 của Chính phủ về tư
vấn pháp luật. Hoạt động tư vấn pháp luật này mang tính chất xã hội, khơng
nhằm mục đích thu lợi nhuận, khác với hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư
(có tính chất hoạt động nghề nghiệp độc lập, có thu phí dịch vụ) và hoạt động
trợ giúp pháp lý của Nhà nước (giúp đỡ pháp lý miễn phí, mọi chi phí liên quan


do nhà nước chi trả). Để thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật cho thành viên
của tổ chức mình và các đối tượng khác theo luật định, tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật và duy trì
hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải về tài chính1.

1 Vũ Minh Hồng - Tư vấn pháp luật khiếu nại, tố cáo – Sổ tay nghiệp vụ tư vấn pháp luật, Nhà xuất bản Tư
pháp, Hà Nội, 2004, tr. 206

2


I. CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT
1. Tổ chức hành nghề luật sư
Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của
Luật Luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ
chức.
Nguyên tắc hành nghề luật sư:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.
- Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
- Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của
khách hàng.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.
1.1. Chủ thể thành lập và hình thức tổ chức hành nghề luật sư
Theo Điều 32 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 thì tổ chức hành
nghề luật sư bao gồm: Văn phòng luật sư và cơng ty luật.
a. Văn phịng luật sư
Văn phịng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động
theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập văn phòng luật sư là
trưởng văn phịng và phải chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về

mọi nghĩa vụ của văn phịng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật
của văn phịng. Văn phịng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp
luật2.
Việc xác định tư cách pháp nhân của tổ chức hành nghề luật sư là văn
phòng luật sư hiện chưa thống nhất. Cụ thể:
Theo quy định tại Điều 74 BLDS 2015, một tổ chức được công nhân là
pháp nhân khi thỏa mãn 4 dấu hiệu: được thành lập hợp pháp, có tổ chức cơ cấu
chặt chẽ: có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản đó: pháp nhân nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một
cách độc lập.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp
2014: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bẳng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp. Như vậy, tài sản của chủ doanh nghiệp không tách bạch với khối tài sản
2 Điều 33 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012

3


của doanh nghiệp, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp không được giới hạn. Từ
đó có thể suy ra doanh nghiệp tư nhân khơng có tư cách pháp nhân3.
b. Cơng ty luật
Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm
hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư.
Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập, khơng có thành
viên góp vốn.
Cơng ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư
thành lập. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành

lập và làm chủ sở hữu.
Các thành viên công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên thoả thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty. Luật
sư làm chủ sở hữu công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Giám đốc
công ty.
1.2. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư
a. Về mặt con người
Điều kiện tiên quyết khi thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức
hành nghề Luật sư đó là luật ứ phải trang bị ít nhất hai năm hành nghề liên tục.
Trong hai năm này, họ làm việc thoe hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề
Luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ
quan, tổ chức the quy định của Luật Luật sư. Những cơ quan, tổ chức có thể là:
văn phịng luật sư, cơng ty luật, Tịa Án, Viện kiểm sát nhân dân,…
Có nhiều ý kiến cho rằng quy định 2 năm là chưa hợp lý bởi quy định
nyaf rất cần thiết đối với những đối tượng bắt buộc phải qua khóa đào tạo luật sư
và phải trải qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, tuy nhiên, những ai từng là
Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Giảng viên chuyên ngành luật… đã có
nhiều năm cồn tác, có kiến thức, kinh nghiệm lâu năm về pháp luật thì quy định
này khác cứng nhắc4.
b. Về mặt tổ chức
3 Ths.LS Lê Văn Sua (2017), Pháp luật về luật sư, tổ chức hành nghề luật sư và những kiến nghị hoàn thiện
ngày 12/09/2017
4 Cần sửa đổi điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư, ngày 31/01/2016

4


Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc. Trụ sở làm việc cũng
được quy định là một phần trong hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành
nghề luật sư. Có thể thấy đây là một điều kiện bắt buộc để thành lập doanh

nghiệp.
Về nguyên tắc, một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập
một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư
khác nhau cùng tham gia thành lập một cơng ty luật thì có thể lựa chọn thành lập
và đăng ký hoạt động tại địa phương có Đồn luật sư mà một trong các luật sư
đó là thành viên5. Ví dụ: Luật sư A thuộc Đoàn luật sư của tỉnh X hợp tác với
luật sư B thuộc Đoàn luật sư tỉnh Y thành lập một cơng ty luật TNHH. Vậy thì
họ có thể chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại tỉnh X hoặc Y. Quy định sẽ
hạn chế được việc thành lập ồ ạt vào một chỗ, gây dồn ép công việc dẫn tới
khơng có hiệu quả. Mặt khác cịn tránh được xung đột lợi ích do chồng chéo
cơng việc.
1.3. Đặc thù của tổ chức hành nghề luật sư
Thứ nhất, tổ chức hành nghề luật sư mang tính chất vì mục đích lợi nhuận
có thu phí.
Thứ hai, luật sư với tư cách là một người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của các chủ thể pháp lý nên luật sư có nhiệm vụ bảo đảm sự công bằng, khách
quan của pháp luật.
Thứ ba, nguyên tắc hành nghề luật sư là phải độc lập, liêm chính, nhân
đạo và dũng cảm. Nghề luật sư khơng có tính khách quan cao, khơng chịu sự chi
phối của quyền lực. Vì vậy, nghề luật sư rất chú trọng đến vai trod cá nhân, uy
tín nghề nghiệp của luật sư.
Thứ tư, luật sư là một nghề tư do, các luật sư độc lập trong hành động, tự
chịu trách nhiệm về việc hành nghề của mình theo quy định của pháp luật. Hành
nghề luật sư khơng chỉ địi hỏi về mặt chuyên môn, tuân thủ pháp luật mà còn
phải chịu sự điều chỉnh khắt khe bởi quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp.
Thứ năm, tổ chức hành nghề luật sư không nằm trong bộ máy nhà nước,
hoạt động của luật sư không chỉ liên quan đến quyền và lợi ích của cơng dân mà
cịn liên quan đến hoạt động của các cơ quan nhà nước.

5 Khoản 4 Điều 32 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012


5


1.4. Phạm vi hoạt động
- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
- Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về u cầu dân sự, hơn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định
của pháp luật.
- Thực hiện tư vấn pháp luật.
- Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các cơng việc có
liên quan đến pháp luật.
- Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật6.
1.5. Đối tượng khách hàng và kinh phí hoạt động
Khách hàng của luật sư: từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đến cơ quan
nhà nước đều có thể được luật sư cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật. Điểm khác
biệt cơ bản giữa khách hàng của luật sư với các đối tượng được tư vấn khác là
thông thường khách hàng phải trả phí dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp được luật
sư tư vấn miễn phí. Vì vậy, kinh phí hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
chủ yếu là từ nguồn vốn thu từ khách hàng.
2. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người
được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này,
góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận cơng lý và
bình đẳng trước pháp luật.

Ngun tắc hoạt động trợ giúp pháp lý:
- Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý.
- Kịp thời, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
- Bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
- Không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp
lý7.
6 Điều 22 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012
7 Điều 3 Luật Trợ giúp pháp lý 2017

6


2.1. Hình thức hoạt động của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm Trung tâm trợ giúp pháp lý
nhà nước và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân,
có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có
thể có Chi nhánh.
Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức ký hợp đồng thực
hiện trợ giúp pháp lý và tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Tổ chức ký
hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức
tư vấn pháp luật ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp. Tổ
chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức hành nghề luật sư, tổ
chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
Để các tổ chức này hoạt động được cần có sự tham gia của người thực
hiện trợ giúp pháp lý, bao gồm: Trợ giúp viên pháp lý; Luật sư thực hiện trợ
giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư
thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc

tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; Cộng tác viên trợ giúp pháp lý8.
2.2. Phạm vi hoạt động
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một
trong các trường hợp: Người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương;
Vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương; Vụ việc trợ giúp pháp lý do cơ
quan có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ở Trung ương yêu cầu.
Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý
trong phạm vi hợp đồng.
Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý
trong phạm vi đăng ký.
Trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực
kinh doanh, thương mại.

8 Điều 17 Luật Trợ giúp pháp lý 2017

7


2.3. Đối tượng khách hàng
Các đối tượng được trợ giúp pháp lý là những đối tượng đặc biệt trong xã
hội, điều này thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến mọi người dân một cách
sâu sắc:
- Người có cơng với cách mạng; Người thuộc hộ nghèo; Trẻ em; Người
dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; Người bị buộc tội thuộc hộ cận
nghèo.
- Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:
Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có cơng ni dưỡng khi liệt sĩ
cịn nhỏ; Người nhiễm chất độc da cam; Người cao tuổi; Người khuyết tật;
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; Nạn nhân

trong vụ việc bạo lực gia đình; Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy
định của Luật Phòng, chống mua bán người; Người nhiễm HIV9.
2.4. Kinh phí hoạt động
Nguồn tài chính cho cơng tác trợ giúp pháp lý bao gồm nguồn ngân sách
nhà nước; đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các
nguồn hợp pháp khác. Kinh phí ngân sách nhà nước được bố trí trong dự tốn
ngân sách nhà nước hằng năm của cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về trợ
giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Đối với địa
phương chưa tự cân đối được ngân sách sẽ được ưu tiên bố trí ngân sách từ số
bổ sung cân đối ngân sách hằng năm để hỗ trợ cho việc thực hiện vụ việc trợ
giúp pháp lý phức tạp, điển hình. Kinh phí cho hoạt động trợ giúp pháp lý của tổ
chức tự nguyện thực hiện do tổ chức đó tự bảo đảm.
3. Trung tâm tư vấn pháp luật
3.1. Hình thức hoạt động và điều kiện thành lập
Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức
xã hội – nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật có đủ
điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 77/2008/ NĐ-CP được thành
lập Trung tâm tư vấn pháp luật để thực hiện tư vấn pháp luật cho thành viên, hội
viên, đồn viên của tổ chức mình và cá nhân, tổ chức khác:
“Điều 5. Điều kiện thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật
9 Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017

8


1. Có ít nhất hai tư vấn viên pháp luật hoặc tư vấn viên pháp luật và một luật sư
hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hai luật
sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.
2. Có trụ sở làm việc của Trung tâm.”
Trung tâm tư vấn pháp luật có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu

riêng. Tính chất hoạt động có thu phí, miễn phí đối với từng đối tượng cụ thể
theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ
chức chủ quản (tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp,
tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành
luật) quyết định.
Giám đốc của Trung tâm tư vấn pháp luật phải là tư vấn viên pháp luật
hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.
Người thực hiện tư vấn pháp luật bao gồm: Tư vấn viên pháp luật; Luật sư
hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm
tư vấn pháp luật; Cộng tác viên tư vấn pháp luật. Những người này đều phải có
đầy đủ điều kiện theo quy định của Nghị định 77/2008/NĐ-CP mới được tham
gia tư vấn.
3.2. Phạm vi hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật
Trung tâm tư vấn pháp luật được thực hiện tư vấn pháp luật; được cử luật
sư làm việc theo hợp đồng cho Trung tâm tham gia tố tụng để bào chữa, đại
diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp
luật đối với vụ việc mà Trung tâm thực hiện tư vấn pháp luật; được thực hiện trợ
giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
Trung tâm tư vấn pháp luật được nhận và thực hiện vụ việc trong tất cả
các lĩnh vực pháp luật, không giới hạn địa bàn, khơng tham gia tranh tụng.
3.3. Kinh phí hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật
Trung tâm tư vấn pháp luật hoạt động theo cơ chế tự trang trải về tài
chính. Nguồn kinh phí hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật gồm: Kinh phí
để thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật được bố trí trong kinh phí hoạt động
thường xuyên của tổ chức chính trị - xã hội đối với Trung tâm tư vấn pháp luật
do tổ chức chính trị - xã hội thành lập; Kinh phí được cấp từ việc thực hiện trợ
giúp pháp lý đối với Trung tâm tư vấn pháp luật đã đăng ký tham gia trợ giúp
pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý; Thù lao thu được từ
9



hoạt động tư vấn pháp luật cho cá nhân, tổ chức; Các khoản hỗ trợ của tổ chức
chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ
sở nghiên cứu chuyên ngành luật được trích từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp;
các khoản tài trợ của cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài hỗ trợ cho hoạt
động tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ TƯ
VẤN PHÁP LUẬT
Trước nhu cầu hội nhập, hoạt động kinh tế ngày càng mở rộng, tầm nhìn
của con người cũng vươn xa. Vì vậy, việc áp dụng pháp luật là điều không thể
thiếu. Do đó, hiện nay có rất nhiều cá nhân, tổ chức tìm đến các tổ chức hành
nghề tư vấn pháp luật để hướng đến lợi ích tốt nhất cho bản thân.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, khi có nhu cầu về giải đáp pháp luật, tháo
gỡ vướng mắc pháp lý, người dân đã tin cậy và thường xuyên tìm đến các tổ
chức giúp đỡ pháp lý sau đây: Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước, Trung
tâm tư vấn pháp luật, Văn phòng luật sư. Các tổ chức trên đang ngày càng mở
rộng với số lượng lớn. Theo Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2017, cả
nước hiện nay có tổng số 12.581 luật sư được cấp thẻ hành nghề (tăng 1.054 so
với năm 2016). Ngoài ra, Bộ đã cấp và gia hạn giấy phép hành nghề tại Việt
Nam cho 57 trường hợp luật sư nước ngoài. Các luật sư đã tham gia 82.688 việc,
nộp thuế hơn 138,3 tỷ đồng10, góp một phần khơng nhỏ cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, số lượng luật sư phân bổ không đều mà tập chung đông nhất tại Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo phạm vi và lĩnh vực hoạt động, người dân thường tìm đến trung tâm
tư vấn pháp luật để giải đáp thắc mắc pháp lý hơn là văn phịng luật, cơng ty
luật. Bên cạnh các Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước với đối tượng phục
vụ còn hẹp, người dân thường yên tâm hơn khi tìm đến Trung tâm tư vấn pháp
luật của các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp. Bởi lẽ, đây là
cơ sở tư vấn pháp luật trực thuộc các tổ chức đoàn thể của họ, là nơi họ có thể

trình bày tường tận hồn cảnh, tâm tư, nguyện vọng của mình, tin tưởng vào

10 ngày
31/12/2017

10


chính sách của tổ chức cũng như mong được đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho họ dù là thành viên hoặc không phải là thành viên của tổ chức.
Dù đều phái đáp ứng đủ điều kiện mới được tham gia tư vấn pháp luật,
nhưng không phải ai cũng có đủ khả năng, đủ đạo đức để tư vấn một cách tốt
nhất cho người dân. Thực tế đã có nhiều luật sư cố tình sai phạm để hám lợi, gây
ảnh hưởng kể cả về kinh tế lẫn nhân thân khách hàng. Chính vì vậy, các nhà
nước cần thắt chặt quy định cũng như các tổ chức hành nghề tư vấn pháp luật
nên đưa ra những điều lệ để đảm bảo cho hoạt động tư vấn pháp luật được thực
hiện hiệu quả nhất.
KẾT LUẬN
Là người trực tiếp đưa ra những lời khuyên, những phương pháp cho
khách hàng trong vụ việc pháp lý, mỗi cá nhân, tổ chức hành nghề tư vấn pháp
luật phải thật cẩn trọng để hướng tới lợi ích tốt nhất cho tất cả các bên. Mặt
khác, tư vấn pháp luật cũng chính là một hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp
luật vào đời sống, giúp cho cuộc sống ổn định và trật tự. Chính vì vậy, cần phải
tuân thủ đúng các quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề luật cũng như trách vi
phạm pháp luật để cuộc sống thêm tốt đẹp.

11


Danh mục tài liệu tham khảo:

1. Giáo trình Kỹ năng Tư vấn pháp luật của Học viện Tư pháp (Chủ biên là: TS.
Phan Chí Hiếu và Ths. Nguyễn Thị Hằng Nga)
2. Luật Luật sư 2006; Nghị định 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 hướng dẫn
và biện pháp thi hành 3. Luật Luật sư ϖ Luật Trợ giúp pháp lý 2017 và các Nghị
định hướng dẫn; ϖ Nghị định 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 của Chính phủ về
tư vấn pháp luật và Thông tư số 01/2010/TT-BTP ngày 09/02/2010 của Bộ Tư
pháp hướng dẫn Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 của Chính phủ
về tư vấn pháp luật;
4. Cần sửa đổi điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư,
/>5. Ths.LS Lê Văn Sua (2017), Pháp luật về luật sư, tổ chức hành nghề luật sư
và những kiến nghị hoàn thiện ngày 12/09/2017
6. Vũ Minh Hồng - Tư vấn pháp luật khiếu nại, tố cáo – Sổ tay nghiệp vụ tư vấn
pháp luật, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2004, tr. 206
7. ngày 31/12/2017

12



×