Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BTL LUAT HANH CHINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.41 KB, 10 trang )

Trường Đại Học Mở Hà Nội
Khoa Luật

Họ và Tên: Bùi Đức Vĩ
Ngày sinh: 26/04/2003
Lớp: 2150A02
Ngành: Luật

TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH

ĐỀ TÀI:
Vị trí và nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.

HÀ NỘI,3/2022
[1]


LỜI NĨI ĐẦU
Hệ thống hành chính Việt Nam là tổng thể các cơ quan trong bộ máy hành pháp
tạo thành một thể thống nhất , mỗi cơ quan là một mắt xích quan trọng có mối ràng
buộc với nhau. Trong hệ thống hành chính Việt Nam, Chính phủ là cơ quan hành
chính cao nhất của nước Nhà nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều đó
đã được khẳng định trong hiến pháp 2013.Chính phủ là cơ quan chấp hành cao
nhất của Quốc Hội,ban hành các văn bản pháp quy để thực thi pháp luật. Chính
phủ là một thực thể đóng vai trị quan trọng trong cơ quan hành chính Việt Nam.
Vì vậy, trong phạm vi bài tiểu luận này, em đã chọn Chính phủ là đối tượng để
nghiên cứu của mình. Nghiên cứu hệ thống hành chính Việt Nam là nghiên cứu về
lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, hướng phát triển của
Chính phủ trong chương trình tổng thể cải cách hành chính của nhà nước . Nghiên
cứu về chính phủ là nghiên cứu về vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của chính phủ
trong hệ thống hành chính nhà nước.Hơn nữa tìm hiểu về chính phủ cịn là sự so


sánh,học hỏi với thế giới đang phát triển một tốc độ nhanh đến chóng mặt. Có như
vậy, chúng ta mới có thể xây dựng được một bộ máy hành chính nhà nước năng
động và hiệu quả.Xuất phát từ vấn đề trên em xin thực hiện đề tài: “ Vị trí và
nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ”

[2]


MỤC LỤC

Trường Đại Học Mở Hà Nội.............................................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................................................................2
1.Khái quát chung về chính phủ...................................................................................................................4
2.Vị trí của chính phủ trong cơ quan nhà nước...........................................................................................5
3.Chức năng của chính phủ..........................................................................................................................5
4. Nhiệm vụ,quyền hạn của chính phủ........................................................................................................7
.........................................................................................................................................................................10
C.TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................................10

[3]


PHẦN NỘI DUNG
1.Khái quát chung về chính phủ
- Khái niệm chính phủ:
Mỗi quốc gia có quan niệm khác nhau về Chính phủ , vì vậy có các tên gọi khác
nhau như : Nội các , hội đồng hành pháp , hội đồng bộ trưởng ... Ở Việt Nam , theo
Hiến pháp năm 1946 , Chính phủ gồm Chủ tịch nước và Nội các ; theo Hiến pháp
năm 1980 , Chính phủ là Hội đồng bộ trưởng ; theo Hiến pháp năm 2013 được gọi
đơn giản là Chính phủ . Dù có tên gọi khác nhau nhưng Chính phủ đều được xác

định là cơ quan nhà nước có chức năng hành pháp . Cùng với thay đổi về tên gọi ,
Chính phủ cũng có nhiều thay đổi theo hướng đổi mới về cơ cấu tổ chức và hoạt
động nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất
nước . Hiện nay trên nhiều quốc gia trên thế giới cũng có các cơ quan chính phủ,
tuy nhiên tùy thuộc vào từng mơ hình hoạt động của các quốc gia mà chính phủ
thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn khác nhau phù hợp với mục đích, định hướng
thể chế hoạt động của đất nước.
- Cơ cấu tổ chức của Chính phủ:
+ Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ
trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cụ thể như sau:
Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ do
Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm
trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo
cơng tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ
Quốc hội, Chủ tịch nước.
Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân
cơng của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về
nhiệm vụ được phân cơng. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ
tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính
phủ lãnh đạo cơng tác của Chính phủ.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng
đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; Bộ trưởng,
[4]


Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính
phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng
các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của
Chính phủ.
+ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban

hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc
thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật.
+ Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.
+ Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
2.Vị trí của chính phủ trong cơ quan nhà nước
- Theo hiến pháp 2013,Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của
nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,thực hiện quyền hành pháp,là cơ quan
chấp hành của Quốc hội.Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo
công tác trước Quốc hội,Uỷ ban thường vụ Quốc hội,Chủ tịch nước .
- Chính phủ là cơ quan đứng đầu trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà
nước. Chính phủ có nhiệm vụ quản lí mọi mặt của đời sống xã hội trong phạm vi
cả nước , thực hiện các chính sách đối nội , đối ngoại.
- Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm
kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập
Chính phủ.
3.Chức năng của chính phủ
Thứ nhất, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến của Nhà nước ta, Hiến pháp đã
chính thức thừa nhận Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Cùng với
các quy định: Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, Tòa án nhân dân là cơ quan xét
xử, thực hiện quyền tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền cơng tố,
kiểm sát hoạt động tư pháp, quy định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành
pháp được coi là bước tiến quan trọng trong việc tạo cơ sở hiến định nhằm cụ thể
hóa ngun tắc phân cơng, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vừa chỉ rõ Chính phủ không chỉ là cơ quan
chấp hành của Quốc hội mà cịn tạo cho Chính phủ có đầy đủ vị thế và thẩm quyền
[5]


độc lập nhất định trong quan hệ với cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp; thực
hiện sự kiểm soát đối với cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp để quyền lực nhà

nước được thực hiện đúng đắn, hiệu quả vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất
nước. Đồng thời cũng tạo điều kiện để Nhân dân, người chủ của quyền lực nhà
nước có cơ sở để kiểm soát và đánh giá hiệu lực, hiệu quả của mỗi cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện quyền lực được Nhân dân giao phó.
Thứ hai, về vị trí tính chất pháp lý đã đặt nội dung “Chính phủ là cơ
quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam” lên trước nội dung “là cơ quan chấp hành của Quốc hội”. Đây không chỉ đơn
giản là việc thay đổi trật tự câu chữ mà chính là sự đề cao quyền hành pháp của
Chính phủ, tạo cơ sở để xây dựng một Chính phủ phát triển, có khả năng chủ động,
sáng tạo cao trong quản lý điều hành các mặt kinh tế – xã hội của đất nước; là cơ
sở hiến định để xác lập trật tự trong tổ chức và hoạt động của nền hành chính quốc
gia thống nhất, thơng suốt, hiệu lực, kỷ cương. Quy định này đã phản ánh sự gắn
bó chặt chẽ và thống nhất trong việc thực hiện quyền lập pháp và quyền hành pháp
của Nhà nước ta. Là cơ quan chấp hành của Quốc hội (cơ quan đại biểu cao nhất
của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất), Chính phủ khơng chỉ có
nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,
nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
(khoản 1 Điều 96), báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội,
Chủ tịch nước mà cịn có trách nhiệm giải trình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ
Quốc hội, Chủ tịch nước về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình
Thứ ba, chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Tính chất, vị trí và
chức năng của Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội suy cho cùng là việc
Chính phủ chấp hành và tổ chức thi hành các đạo luật, các nghị quyết của Quốc
hội; là thể hiện tính chịu trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các
thành viên Chính phủ trước Quốc hội; là cơ sở cho việc thực hiện quyền giám sát
tối cao của Quốc hội đối với Chính phủ; là bảo đảm sự gắn bó chặt chẽ giữa Chính
phủ và Quốc hội, bảo đảm tính thống nhất trong việc thực hiện quyền lập pháp và
hành pháp. Và trên hết là thể hiện đúng nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống
nhất, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong
thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quốc hội là cơ quan quyền lực

nhà nước cao nhất, cơ quan duy nhất do cử tri cả nước bầu ra, là cơ quan đại biểu
[6]


cao nhất của nhân dân. Chính phủ có trách nhiệm phải tuân thủ và thực hiện các
luật, nghị quyết của Quốc hội, báo cáo công tác trước Quốc hội, chịu trách nhiệm
giải trình trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
4. Nhiệm vụ,quyền hạn của chính phủ.
-Căn cứ theo Điều 96 Hiến pháp 2013 quy định về quyền hạn và nhiệm vụ của
Chính phủ như sau:
+ Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị
quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
+ Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết
định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định
tại Điều này; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước
Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội;
+ Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công
nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phịng, an ninh quốc gia,
trật tự, an tồn xã hội; thi hành lệnh động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố
tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm
tính mạng, tài sản của Nhân dân;
+ Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải
thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết
định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương;
+ Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, công
chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra,
kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ
máy nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc

Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân
trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội
đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định;

[7]


+ Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công
dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
+ Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của
Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực
điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê
chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính
đáng của tổ chức và cơng dân Việt Nam ở nước ngoài;
+ Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung
ương của tổ chức chính trị – xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
mình.
-Căn cứ theo luật tổ chức chính phủ 2019 thì Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn
sau:
+Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp
luật ( điều 6)
+Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong hoạch định chính sách và trình dự
án luật, pháp lệnh ( điều 7)
+Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý và phát triển kinh tế ( điều
8)
+Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý tài ngun, mơi trường và
ứng phó với biến đổi khí hậu ( điều 9)
+Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý khoa học và công nghệ
( điều 10)
+Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong giáo dục và đào tạo ( điều 11)

+Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý văn hóa, thể thao và du lịch
( điều 12)
+Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý thơng tin và truyền thông
( điều 13)

[8]


+ Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý y tế, chăm sóc sức khỏe
của Nhân dân và dân số ( điều 14)
+Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong thực hiện các chính sách xã hội
( điều 15)
+Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với công tác dân tộc ( điều 16)
+ Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với cơng tác tín ngưỡng, tơn giáo
( điều 17)
+Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý về quốc phịng ( điều 18)
+Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý về cơ yếu ( điều 19)
+Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý về an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội ( điều 20)
+Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà
nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân ( điều 21)
+Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong đối ngoại và hội nhập quốc tế ( điều
22)
+ Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý về tổ chức bộ máy hành
chính nhà nước, chế độ cơng vụ, cán bộ, công chức, viên chức và công tác thi đua,
khen thưởng ( điều 23)
+Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với cơng tác thanh tra, kiểm tra, tiếp
cơng dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phịng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng
phí ( điiều 24)
+Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với chính quyền địa phương ( điều 25)

+Quan hệ của Chính phủ với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các tổ chức chính trị - xã hội ( điều 26)
Kết luận: Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt toàn bộ nội dung sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện nội dung và cơ chế thực hiện quyền hành pháp và hành chính của Chính phủ
trong Hiến pháp năm 2013 và luật tổ chức chính phủ 2015 là làm rõ hơn và đề cao
[9]


vị trí, vai trị, chức năng của Chính phủ trong phân cơng, phối hợp và kiểm sốt
quyền lực; đề cao tính dân chủ pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của Chính
phủ và hệ thống hành chính nhà nước theo hướng minh bạch, theo pháp luật, được
kiểm soát và bảo đảm tính thống nhất, thơng suốt trong thực hiện quyền lực.

C.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp năm 2013
2. Luật tổ chức chính phủ 2015
3. Giáo trình luật hành chính Việt Nam – nxb CAND năm 2018
4. Báo CAND
5. luatduonggia.vn/chinh-phu-la-gi-chuc-nang-nhiem-vu-va-quyen-han-cua-chinhphu/

[10]



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×