Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

ĐỀ văn VIP số 1 đến 10 năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.01 KB, 65 trang )

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THƠNG NĂM 2022
ĐỀ DỰ ĐỐN BÁM SÁT CẤU TRÚC BGD VIP
Bài thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 1
Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề

Đọc đoạn trích:
Trong gần 3/4 thời gian của năm 2021, đại dịch đã khiến việc tiếp xúc trực tiếp giữa người với
người gặp khó khăn. Giãn cách xã hội buộc nhiều cơ quan, trường học, xí nghiệp, bệnh viện phải
tạm đóng cửa. Trong bối cảnh đó, phần lớn các giao tiếp đã được đưa lên môi trường số. Chuyển đổi
số trong năm 2021 đã phát huy hiệu quả vai trò của mình khơng chỉ trong phịng chống dịch, mà cịn
là nền tảng giúp kinh tế, xã hội vận hành, tạo tiền đề để phục hồi và phát triển trong tương lai.
Trong cơng tác phịng chống dịch, các nền tảng số, dù còn gây bối rối ở giai đoạn đầu triển
khai, đã dần thể hiện được giá trị của mình khi đi vào cuộc sống. Dữ liệu về người dân, tình hình
dịch bệnh được số hóa. Các quy trình về khai báo y tế, khai báo di chuyển, tiêm chủng, được triển
khai trên nền tảng số. Năm nay, học trực tuyến không còn là giải pháp tạm thời, mà được nhiều
trường học áp dụng xuyên suốt, giúp học sinh không đến trường mà vẫn tiếp thu kiến thức.[...]
Chuyển đổi số cũng giúp tạo ra nhiều ngành nghề kinh doanh mới, tạo ra việc làm cho hàng
chục nghìn lao động. Số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền cho biết các lao động trong lĩnh vực công
nghệ số đã tăng hơn 60.000, số lượng doanh nghiệp công nghệ số tăng thêm 5.600 so với năm 2020.
Ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam có tốc độ tăng trưởng gấp 3 lần so với tăng trưởng GDP.
(Dẫn theo vnexpreess.net, Những dấu ấn khoa học công nghệ nổi bật 2021, ngày 20/12/2021)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Theo văn bản, hiệu quả chuyển đổi số trong năm 2021 được đánh giá như thế nào?
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về “bối rối” của việc sử dụng các nền tảng số mà văn bản đã đề
cập đến?


Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: “Năm nay, học trực tuyến khơng cịn là giải pháp tạm
thời, mà được nhiều trường học áp dụng xuyên suốt, giúp học sinh không đến trường mà vẫn tiếp thu
kiến thức.” được nêu trong văn bản khơng? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của
anh/ chị về sự cần thiết của nền tảng số trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)
“Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái
Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang
khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng
không gặp ba bốn cái thây nằm cịng queo bên đường. Khơng khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi
và mùi gây của xác người.
Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với
một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và
hai mắt thì sáng lên lấp lánh. [...] Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Từng trận gió từ
cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới
những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng
quạ trên mấy cây gạo ngồi bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết.”
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.24)


Anh/ chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó nhận xét ngắn về giá trị hiện thực của tác phẩm
được thể hiện qua đoạn trích.
----------------Hết-----------------MA TRẬN

Mức độ nhận thức
Nhận biết

TT

Kĩ năng

1

Đọc hiểu

2

Viết đoạn
văn nghị
luận xã hội
Viết bài
nghị luận
văn học
Tổng

3

Tỉ lệ %
Tỉ lệ chung
Lưu ý:

Thông hiểu

Vận dụng
cao
Thời Tỉ lệ Thời
gian (%) gian


Vận dụng

Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ
(%) gian (%) gian (%)
(phút)
(phút)
(phút)

%
Tổng
điểm

Tổng
Số

Thời
câu gian
(phút) hỏi (phút)

10

10

10

5

10


5

0

0

04

20

30

5

5

5

5

5

5

5

5

01


20

20

20

10

15

10

10

20

5

10

01

50

50

35

25


30

20

25

30

10

15

06

90

100

40

30

20

70

10
30

100

100

- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.
- Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần Câu
I
1
2

3

4

II
1

Nội dung
ĐỌC HIỂU
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Theo văn bản, hiệu quả chuyển đổi số trong năm 2021 được đánh giá là “đã
phát huy hiệu quả vai trị của mình khơng chỉ trong phịng chống dịch, mà
còn là nền tảng giúp kinh tế, xã hội vận hành, tạo tiền đề để phục hồi và phát
triển trong tương lai”.
Có thể hiểu “bối rối” của việc sử dụng các nền tảng số mà văn bản đã đề cập
đến là thái độ lúng túng, chưa quen, chưa thành thạo trong việc sử dụng các
ứng dụng công nghệ hiện đại.
(Thí sinh có thể lí giải khác miễn sao hợp lí)

Thí sinh thể hiện rõ quan điểm: đồng tình/ khơng đồng tình/ đồng tình một
phần và lí giải được quan điểm của mình một cách hợp lí. Có thể tham khảo:
- Em đồng ý với ý kiến: “Năm nay, học trực tuyến khơng cịn là giải pháp
tạm thời, mà được nhiều trường học áp dụng xuyên suốt, giúp học sinh
khơng đến trường mà vẫn tiếp thu kiến thức.”
- Vì:
+Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra thì dạy và học trực tuyến là
giải pháp tối ưu được nhiều trường áp dụng.
+ Đó là cách tổ chức dạy học linh hoạt, tạm dừng đến trường nhưng không
dừng việc học, giúp ổn định chất lượng giáo dục dù dịch bệnh đang xảy ra.
+ Dù trực tiếp hay trực tuyến thì chất lượng giáo dục vẫn được đầu tư và có
cách quản lí linh hoạt nên học sinh vẫn tiếp thu được kiến thức.
LÀM VĂN
Viết một đoạn văn về sự cần thiết của nền tảng số trong cuộc sống
a. Đảm bảo u cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân –
hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Sự cần thiết của nền tảng số trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề
nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết của nền tảng số
trong cuộc sống.
Có thể theo hướng:
- Nền tảng số giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận thông tin, kiến thức, rút ngắn về
khoảng cách, thu hẹp về không gian và thời gian.
- Việc sử dụng nền tảng số giúp cho chúng ta có nhiều cơ hội học tập, phát
triển bản thân.
- Chúng ta có thể tự trang bị những kĩ năng cần thiết để làm việc, học tập một
cách tự chủ mà không bị gián đoạn bởi các yếu tố xung quanh.

- Đây là cầu nối liên lạc, trao đổi thông tin của mọi người khắp mọi nơi dù ở
bất cứ đâu và điều kiện như thế nào.

Điểm
3,0
0,75
0,75

1,0

0,5

7,0
2,0
0,25
0,25
1,0


2

d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Phân tích đoạn trích trong truyện ngắn “Vợ nhặt”. Từ đó nhận xét ngắn
về giá trị hiện thực của tác phẩm.

0,25


a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát
được vấn đề.
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích đoạn trích; nhận xét giá trị hiện thực trong tác phẩm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác
lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

0,25

*Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt và đoạn trích.
*Cảm nhận về đoạn trích
- Bức tranh bi thảm về nạn đói khủng khiếp năm 1945:
+ Thời gian: “Xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút” → Gợi khung cảnh ảm
đạm, thê lương, tiêu điều.
+ Không gian: bao trùm một màn đêm tăm tối “dãy phố úp súp, tối om, khơng
nhà nào có ánh đèn, lửa”.
+ Mùi: ngột ngạt, kinh dị “Khơng khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi
gây của xác người”.
+ Âm thanh: Nghe ớn lạnh với tiếng quạ “cứ gào lên từng hồi thê thiết” thật
não nùng, đáng sợ.
+ Người đói hiện diện khắp nơi: “Những gia đình từ những vùng Nam Định,
Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những
bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ”. Một thảm họa vô cùng khủng
khiếp “người chết như ngả rạ” và chết trong tư thế đau khổ “Không buổi
sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm
cong queo bên đường”.
→ Nạn đói bao trùm khắp khơng gian và thời gian, khiến con người ta rơi vào
tuyệt vọng.


0,5
2,5

- Khát vọng đáng trân trọng của người nông dân ngay khi cận kề cái chết:
+ Giữa cái cảnh đói khát, chết chóc kinh hồng: “Cái đói đã tràn vào xóm tự
lúc nào”, vậy mà “một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với
một người đàn bà nữa” khi chính anh cịn khơng biết cuộc đời phía trước mình
ra sao.
+ Trong bi kịch Tràng bật lên niềm tin, niềm hi vọng: “Mặt hắn có một vẻ gì
phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên
lấp lánh” → Gợi lên niềm hạnh phúc mới mẻ, khát khao mái ấm gia đình.
- Cách kể chuyện tự nhiên hấp dẫn, cách dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết
đặc sắc. Tình huống truyện bất ngờ. Ngơn ngữ dung dị, đời thường nhưng có
sự chọn lọc kĩ lưỡng, tinh tế mang đậm dấu ấn của vùng nông thôn Bắc
Bộ. Câu văn nhẹ nhàng nhưng đầy ám ảnh.

0,25
5,0

0,5


*Nhận xét giá trị hiện thực của tác phẩm được thể hiện qua đoạn trích.
- Giá trị hiện thực của tác phẩm được thể hiện trong việc Kim Lân đã tái hiện
chân thật và thành cơng nạn đói khủng khiếp năm 1945. Khung cảnh cái đói,
cái chết hiện lên một cách ám ảnh, ghê rợn. Cái đói đã trở thành nỗi ám ảnh
kinh hoàng, giữa sự sống và cái chết có ranh giới vơ cùng mỏng manh. Qua
đó, tác giả gián tiếp tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân phát xít đối với
nhân dân ta.

- Giá trị con người giữa nạn đói như rơm, như rác có thể nhặt nhạnh một cách
rất dễ dàng. Tuy vậy từ trong cái đói vẫn ánh lên tình người và khát vọng hạnh
phúc đáng trân trọng của người nơng dân.
d. Chính tả, ngữ pháp
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
TỔNG ĐIỂM
----------------Hết------------------

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

0,5

0,25
0,5
10


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI THAM KHẢO

Đọc đoạn trích:

KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THƠNG NĂM 2022
ĐỀ DỰ ĐOÁN BÁM SÁT CẤU TRÚC BGD VIP
Bài thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 2
Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề



“dân tin cậy các anh
như núi như sông như rừng như nước
như tình u như gỗ hóa trầm
như hạt lúa như ngọn rau ngọn cỏ
như bí bầu khoai sắn bốn ngàn năm
sát cánh chung vai
dắt dìu nhau
dẫu gập ghềnh
dẫu lênh đênh
dẫu chơng chênh
đi qua vận nước
cịn dân là cịn nước
dân tin cậy các anh
sắc áo xanh rợp bóng vịm xanh
phận người mong manh
thêm bàn tay ấm
cái kiến con ong
non sông nước Việt
dân với quân như cội với cành
chỉ một tấm lòng”.
[21-8-2021]
(Chỉ một tấm lòng , Lê Minh Quốc, bài đăng trong chuyên mục Văn hóa trên báo Tuổi trẻ online
ngày 2/9/2021)


Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong 5 câu thơ đầu.
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về ý nghĩa hai câu thơ “dân với quân như cội với cành/ chỉ một
tấm lòng”.

Câu 4. Anh/ chị rút ra thơng điệp gì từ văn bản?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy
nghĩ của anh/ chị về vẻ đẹp của những chiến sĩ quân đội giúp dân trong công tác phịng chống dịch
Covid-19.

Câu 2. (5,0 điểm)
“Hùng vĩ của sơng Đà khơng phải chỉ có thác đá. Mà nó cịn là những cảnh đá bờ sông, dựng
vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lịng Sơng Đà
như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ
đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy
lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái
tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xơ đá, đá xơ sóng, sóng xơ gió ,
cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đị Sơng Đà nào
tóm lược qua đấy. Qng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ địi lật ngửa bụng thuyền ra.
Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sơng bỗng có những cái hút nước giống
như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống
cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn . Không thuyền
nào dám men gần cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như ô tô
sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực.”
(Trích Người lái đị đị Sơng Đà, Nguyễn Tn, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam,
2019, tr186-187)
Anh/ chị hãy phân tích hình tượng Sơng Đà trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về phong cách
của Nguyễn Tuân thể hiện qua tác phẩm.
----------------Hết------------------



MA TRẬN

Mức độ nhận thức
Nhận biết
TT

Kĩ năng

1

Đọc hiểu

2

Viết đoạn
văn nghị
luận xã hội
Viết bài
nghị luận
văn học
Tổng

3

Tỉ lệ %
Tỉ lệ chung
Lưu ý:

Thông hiểu


Vận dụng
cao
Thời Tỉ lệ Thời
gian (%) gian

Vận dụng

Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ
(%) gian (%) gian (%)
(phút)
(phút)
(phút)

%
Tổng
điểm

Tổng
Số

Thời
câu gian
(phút) hỏi (phút)

10

10

10


5

10

5

0

0

04

20

30

5

5

5

5

5

5

5


5

01

20

20

20

10

15

10

10

20

5

10

01

50

50


35

25

30

20

25

30

10

15

06

90

100

40

30

20

70


10
30

100
100

- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.
- Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần Câu
I
1
2

3

4

II
1

Nội dung
ĐỌC HIỂU
Thể thơ của văn bản trên là tự do.
Biện pháp tu từ so sánh kết hợp liệt kê: “như núi”, “như sông”, “như rừng”,
“như nước”, “như tình u”, “như gỗ hóa trầm”, “như hạt lúa”, “như ngọn rau
ngọn cỏ”, “như bí bầu khoai sắn”.
Tác dụng: Nhấn mạnh và làm nổi bật sự tin tưởng của nhân dân dành cho

các anh chiến sĩ bộ đội trong cơng tác hỗ trợ người dân phịng chống dịch
bệnh Covid – 19. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp sự diễn đạt trở
nên sinh động hơn.
Có thể hiểu ý nghĩa hai câu thơ “dân với quân như cội với cành/ chỉ một tấm
lòng” như sau:
- Mối quan hệ giữa dân và quân vô cùng thân thiết, gần gũi như người thân
ruột thịt trong gia đình.
- Dân và qn đều có chung tinh thần quyết tâm, đồn kết chiến thắng đại dịch
Covid -19.
Thí sinh có thể có những thơng điệp khác nhau miễn hợp lí.
Có thể tham khảo:
- Tình qn dân từ trước đến nay ln có sự gắn kết mật thiết, thống nhất chặt
chẽ với nhau. Đó là một tình cảm đáng q, là động lực và niềm tin để chiến
thắng đại dịch Covid – 19.
- Hình ảnh những chiến sĩ bộ đội giúp đỡ nhân dân trong cơng tác phịng
chống dịch bệnh Covid-19 là một hình ảnh đẹp. Các anh bộ đội đã ln đến
đúng lúc người dân gặp khó khăn, khổ cực để giúp đỡ dân vượt qua đại dịch.
...
LÀM VĂN
Viết một đoạn văn về vẻ đẹp của những chiến sĩ quân đội giúp dân trong
cơng tác phịng chống dịch Covid-19.
a. Đảm bảo u cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân –
hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vẻ đẹp của những chiến sĩ qn đội giúp dân trong cơng tác phịng chống
dịch Covid-19

Điểm
3,0

0,75
0,75

1,0

0,5

7,0
2,0
0,25
0,25


2

c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề
nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vẻ đẹp hình ảnh những chiến sĩ
quân đội giúp dân trong cơng tác phịng chống dịch Covid-19.
Có thể theo hướng:
- Phát huy truyền thống chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước trong quá khứ,
các chiến sĩ quân đội thời nay vẫn ln quả cảm, tinh nhuệ góp phần đắc lực
trong cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
- Với tinh thần “vì dân phục vụ” các chiến sĩ áo xanh ln có mặt ở những nơi
tuyến đầu căng thẳng của dịch bệnh. Họ sẵn sàng gác lại những nỗi niềm cá
nhân xông pha vào nguy hiểm để giúp đỡ người dân.
- Họ đã đi đến từng nhà, tận tình hướng dẫn nhân dân phịng chống dịch, đi chợ,
phục vụ trong khu cách ly, canh gác các điểm dịch, cứu chữa người bệnh... bằng
tất cả tình thương và trách nhiệm.
- Dù có vất vả, hiểm nguy nhưng họ vẫn ln vui vẻ, phấn khởi hồn thành

nhiệm vụ khơng chỉ bằng sứ mệnh của người lính mà cịn bằng sứ mệnh của trái
tim.
- Những chiến sĩ quân đội trong công tác phịng chống dịch đã lan tỏa hình
ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong lịng nhân dân.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Phân tích đoạn trích trong tùy bút “Người lái đị sơng Đà”; nhận xét về
phong cách của Nguyễn Tuân thể hiện qua tác phẩm.

1,0

0,25
0,25
5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát
được vấn đề.
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích đoạn trích; nhận xét phong cách của Nguyễn Tuân thể hiện qua tác
phẩm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác
lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

0,25

*Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm “Người lái đị sơng

Đà” và đoạn trích.

0,5

0,5


*Cảm nhận về đoạn trích
- Cảnh vách đá bờ sơng Đà:
+ Cảnh đá bờ sông: Hai bên bờ sông là vách đá cao chót vót, dựng đứng; lịng
sơng bị vách đá chắn, nhỏ hẹp; khoảng sông âm u lạnh lẽo đáng sợ.
- Cảnh ghềnh Hát Loóng rất dữ dội:
+ Cảnh mặt ghềnh với đá, với sóng, với gió gợi lên sự hoang sơ, dữ dội của
sông Đà, làm cho người đọc hình dung rõ những nguy hiểm, những tai họa bất
ngờ mà sơng Đà có thể gây ra cho con người.
+ Sự hung bạo của con sông ở mạn Tây Bắc Tổ quốc đã được nhà văn khắc
hoạ độc đáo đầy cá tính. Đấy là thác nước trên sơng ln tìm cách chặn bắt
những con thuyền qua lại nơi đây, ln ln gào thét bài ca của gió, của sóng
“nước xơ đá, đá xơ sóng, sóng xơ gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt
năm…”.
- Cảnh Tà Mường Vát:
+ Tiếng thác nước nghe ghê rợn dữ tợn: “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống
cái bị sặc”.
+ Con sông như một loài thuỷ quái khổng lồ, một kẻ nham hiểm đầy quỉ kế.
Những khúc sơng đầy hút xốy, đe dọa “Không thuyền nào dám men gần cái
hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông”.
+ Hình ảnh liên tưởng đến “quãng đường mượn cạp ra ngồi bờ vực” đã giúp
người đọc dễ dàng hình dung ra cảm giác hãi hùng nếu phải đi thuyền men gần hút
nước đáng sợ.
+ Đọc những dòng văn Nguyễn Tuân miêu tả sơng Đà hiểm ác, người đọc như

có cảm giác nghẹt thở. Văn tả của ông như đặt người ta trên bờm sóng sơng Đà
để nhận ra tính ác của dịng sơng hùng vĩ và hiểm trở.
- Nguyễn Tn đã gieo vào lòng người đọc ấn tượng độc đáo bằng một thứ văn
tạo hình, tạo nhạc, bằng ngơn ngữ biến hoá, phong phú. Cấu trúc câu trùng
điệp, biện pháp nhân hóa, cách dùng từ láy, cách nói độc đáo, mới lạ. Nghệ
thuật so sánh, liên tưởng độc đáo, thú vị, quan sát miêu tả tinh tế.

2,5

*Nhận xét phong cách của Nguyễn Tuân thể hiện qua tác phẩm.
- Đoạn trích đã thể hiện sự tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân. Nhà văn đã
sử dụng vốn kiến thức sâu rộng về địa lí, lịch sử, quân sự, võ thuật, điện ảnh,
văn học một cách rất tài tình và khéo léo để khắc họa lên hình tượng con sơng
Đà.
- Thể tùy bút pha chất bút kí với kết cấu phóng túng, câu văn dài, nghệ thuật
dùng từ độc đáo in đậm cá tính sáng tạo của bậc thầy ngơn từ.
- Cái tôi nghệ sĩ tài hoa, giác quan tinh tế và trí tưởng tượng phong phú. Nghệ
thuật nhân hố, so sánh của nhà văn rất táo bạo. Mỗi so sánh trong tác phẩm
thực sự là một phát hiện sắc sảo, độc đáo về sơng Đà.
d. Chính tả, ngữ pháp
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

0,25
0,5



TỔNG ĐIỂM
----------------Hết------------------

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI THAM KHẢO

10

KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022

Bài thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 3 - LN
Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:
Thanh xuân là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất trong đời, cũng là những năm tháng then chốt có thể quyết định
tương lai của một người. Nếu bạn lựa chọn an nhàn trong 10 năm, tương lai sẽ buộc bạn phải vất vả trong 50 năm để bù
đắp lại. Nếu bạn bươn chải vất vả trong 10 năm, thứ mà bạn chắc chắn có được là 50 năm hạnh phúc. Điều quý giá nhất
không phải là tiền bạc. Thế nên, bạn à, đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ.
Tháng 11 năm 2015, Jack Ma - tỉ phú thích đi giày vải đã nói rằng: "Tơi nguyện dùng tồn bộ tài sản của mình để
đổi lấy thanh xuân."
Điều quý giá nhất không phải là tiền bạc mà là thời gian. Đừng lựa chọn an nhàn trong những năm tháng cần sự
phấn đấu. Nhân khi còn ở độ tuổi thanh xuân, với sự nhiệt huyết, năng động và những bài học thất bại, hãy bước đều về
phía trước, dựng xây một cuộc đời khác biệt.
Trên hành trình đi đến trưởng thành, mỗi người trẻ đều phải trải qua những tháng ngày trầm luân, vất vả.
Những tháng ngày đó có thể là một năm, cũng có thể là ba năm, năm năm. Xét cho cùng, muốn một đời không khổ nhọc,
chúng ta phải chịu khổ nhọc một thời.
(Theo Đừng chọn an nhàn khi còn trẻ, Cảnh Thiên, NXB Thế giới, 2021, tr. 11, 12,13)
Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích ?
Câu 2. Theo tác giả, nếu bạn bươn trải vất vả trong 10 năm, thứ mà bạn chắc chắn có được là gì ?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói: "Muốn một đời không khổ nhọc, chúng ta phải chịu khổ nhọc một thời" ?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: "Điều đáng nói nhất khơng phải là tiền bạc mà là thời gian" khơng ? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị
về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa.
Câu 2. (5,0 điểm)

Những người vợ nhớ chồng cịn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu


Cặp vợ chồng u nhau góp nên hịn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua cịn trăn ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dịng sơng xanh thẳm
Người học trị nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên ơng Đốc, ơng Trang, bà Đen, bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ơng cha
Ơi Đất Nước sau bốn nghìn năm nhìn đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sơng ta...
(Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm,
Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.120)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét điểm mới trong tư tưởng Đất Nước của Nhân dân
được nhà thơ gửi gắm trong đoạn trích.

----------------HẾT------------------


MA TRẬN ĐẶC TẢ

Mức độ nhận thức
Nhận biết
TT

Kĩ năng

Thông hiểu

2

Viết đoạn văn

3

nghị luận xã hội
Viết bài nghị luận

Vận dụng

Tỉ lệ Thời Tỉ lệ

Thời

Tỉ lệ

gian


gian

(%)

gian

(%)

(phút)
Đọc hiểu

Vận dụng

cao
Thời Tỉ lệ Thời

(%)
1

% Tổng

(phút)

(%)

(phút)

gian
(phút)


Tổng
Số

Thời

câu

gian

điểm

hỏi (phút)

10

10

10

5

10

5

0

0

04


20

30

5

5

5

5

5

5

5

5

01

20

20

20

10


15

10

10

20

5

10

01

50

50


văn học
Tổng

35

Tỉ lệ %
Tỉ lệ chung

25


30

40

20

25

30

30

10

20

70

15

06

10
30

90
100
100

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT


Phần

Câu

Nội dung

I

Điểm

ĐỌC HIỂU

3,0

1

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

0,75

2

Theo tác giả, nếu bạn bươn trải vất vả trong 10 năm, thứ mà bạn
chắc chắn có được là 50 năm hạnh phúc.

0,75

100



3

Câu nói: "Muốn một đời khơng khổ nhọc, chúng ta phải chịu khổ nhọc một thời"
có ý nghĩa:

1,0

- Để chuẩn bị cho bản thân một tương lai tốt đẹp, một cuộc sống sau này
khơng phải lo toan thì tuổi trẻ phải vất vả phấn đấu, nỗ lực.
- Bởi vậy, khi cịn trẻ chúng ta khơng nên chọn cách sống an nhàn mà cần làm
việc để an nhàn về sau.
(Thí sinh có thể lí giải khác miễn sao hợp lí)
4

Thí sinh thể hiện rõ quan điểm: đồng tình/ khơng đồng tình/ đồng tình một phần
và lí giải được quan điểm của mình một cách hợp lí. Có thể tham khảo:

0,5

- Em đồng ý với ý kiến: "Điều đáng nói nhất khơng phải là tiền bạc mà là thời
gian". Vì:
+ Tiền bạc tuy là vật chất có giá nhưng có thể mất đi và kiếm lại được dễ dàng.
Còn thời gian, mất đi khơng thể lấy lại.
+ Thời gian có thể khiến bạn mất đi nhiều thứ song cũng có thể giúp bạn có được
nhiều thứ, trong đó có tiền.
+ Vì thế, mỗi chúng ta cần biết trân trọng thời gian sao cho mỗi giây, mỗi phút trôi
qua không vô nghĩa để sau này khơng phải tiếc nuối, xót xa.
II
1


LÀM VĂN

7,0

hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần
làm để tuổi trẻ có ý nghĩa.

2,0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

0,25

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân –
hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý
nghĩa.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

1,0

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị
luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề nghị luận điều bản thân cần làm
để tuổi trẻ có ý nghĩa:
Có thể theo hướng:


- Trau dồi kiến thức, hiểu biết, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách.
- Hãy nhìn vào hiện thực mà có ước mơ phù hợp.
- Sống có trách nhiệm, sống tích cực và nỗ lực hằng ngày.
- Phải ra ngồi bươn trải với cuộc sống để khơng phải nuối tiếc
với tuổi trẻ của chính mình.
- Đảm bảo kỉ luật của bản thân và dành thời gian quan tâm đến
gia đình, đến những người thân u.
* HS có hướng triển khai khác, miễn hợp lí, vẫn được điểm tối đa.


d. Chính tả, ngữ pháp

0,25

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo

0,25

Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
2

Cảm nhận về đoạn thơ trích trong "Đất Nước" (Nguyễn
Khoa Điềm). Từ đó, nhận xét điểm mới trong tư tưởng Đất
Nước của Nhân dân được nhà thơ gửi gắm trong đoạn trích.

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận


0,25

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được
vấn đề.
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0,5

Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân qua góc nhìn địa lí; nhận xét điểm mới trong tư
tưởng Đất Nước của nhân dân được nhà thơ gửi gắm trong đoạn trích.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác
lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
*Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn trích.

0,5


*Cảm nhận về nội dung đoạn trích: Đoạn thơ thể hiện sâu sắc
và cụ thể sự "hóa thân" của nhân dân vào đất nước muôn đời.
- 8 câu đầu:
+ Tác giả gọi tên các danh lam thắng cảnh trên khắp các miền
đất nước, trải dài từ Bắc vào Nam: Lạng Sơn, Thanh Hóa với núi
Vọng Phu, hịn Trống Mái; con cóc, con gà ở Hạ Long; chín
mươi chín con voi về dựng đất tổ Hùng Vương; Đà Nẵng vơi núi
Bút, non Nghiên; miền Nam với những địa danh ông Đốc, ông
Trang, bà Đen, bà Điểm.
+ Những danh lam thắng cảnh, hình sơng thế núi khơng cịn là
những cảnh thú thiên nhiên thuần túy mà được cảm nhận thông
qua những cảnh ngộ, những số phận của nhân dân, được nhìn

nhận như những đóng góp của nhân dân, như một phần máu thịt
của nhân dân. Đó là sự hóa thân của nhân dân từ những gì có
thật:
->"Núi vọng Phu", "hịn Trống Mái" là kết tinh từ câu chuyện
của biết bao người vợ, người chống trong chiến tranh liên miên,
của sự gắn kết muôn đời bất chấp thử thách thời gian.
-> Những "ao đầm" trên khắp mọi nẻo đường quê hương đất
nước và ở đất tổ Hùng Vương được tạc hình bởi quá khứ hào
hùng đánh giặc của cha ông.
-> "Núi Bút", "non Nghiên" kết tinh truyền thống hiếu học của
nhân dân ta từ bao đời.
-> Con Cóc, con gà quê hương và những con người khơng tên
khơng tuổi cũng hóa thân thành dáng hình xứ sở, làm giàu đẹp,
sang trọng cho đất nước.
- 4 câu cuối: Từ những hình ảnh, những sự vật, hiện tượng cụ thể
nhà thơ đút kết thành một khái quát sâu sắc: Nhân dân đã hóa
thân thành Đất Nước. Bởi trên khắp ruộng, đồng, gò bãi đâu đâu
cũng là hình ảnh của văn hóa, của lịch sử, của đời sống tâm hồn,
cốt cách Việt Nam.

1,5

* Cảm nhận về nghệ thuật:

0,5

- Đoạn thơ có cấu trúc quy nạp, đi từ những hình ảnh cụ thể đến khái qt mang
tính triết lí.
- Thể thơ tự do.
- Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào bộc lộ niềm tự hào sâu xa, sự trân trọng của nhà

thơ về vai trò của Nhân dân.
- Vận dụng thành cơng chất liệu văn hóa, văn học dân gian để diễn tả ý tưởng.


* Đánh giá

0,5

- Đoạn thơ khẳng định trên không gian địa lí Đất Nước mỗi đại danh đều là một
địa chỉ văn hóa được làm nên bởi sự hóa thân của bao cuộc đời, bao tâm hồn con
người Việt Nam. Cách nhìn vừa mới mẻ, vừa mang đậm sắc thái dân gian đã giúp
nhà thơ khẳng định và ngợi ca công lao to lớn của nhân dân đối với Đất Nước.
- Đoạn thơ nói riêng và đoạn trích "Đất Nước" nói chung đã góp phần thể hiện
thành cơng phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm: thơ trữ tình - chính luận, vốn
hiểu biết phong pú về địa lí, lịch sử, đưa người đọc vào một khơng gian riêngkhơng gian địa lí
* Nhận xét điểm mới trong tư tưởng Đất Nước của nhân dân được nhà thơ gửi
gắm trong đoạn trích

0,5

- Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong văn học không phải đến Nguyễn Khoa
Điềm mới được phát hiện. Tuy nhiên, để nhìn Đất Nước là của Nhân dân qua góc
nhìn địa lí vừa mới mẻ và có chiều sâu thì phải đến chương V, trường ca " Mặt
đường khát vọng" mới có. Trong đoạn thơ, tất cả những danh lam, thắng cảnh
trên đất nươc ta từ Bắc tới Nam đều là sự hóa thân, sự kết tinh dáng hình, tâm
hồn, cốt cách Nhân dân ta trong đó.

- Thiên nhiên đất nước, qua cái nhìn của Nguyễn Khoa Điềm,
hiện lên như một phần tâm hồn, máu thịt của Nhân dân. Chính
Nhân dân đã tạo dựng nên Đất Nước, đã đặt tên, ghi dấu vết

cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dịng sơng, tấc đất Việt Nam.
Do đó, Đất Nước là của Nhân dân rất đỗi tự hào thân thộc, gần
gũi và gắn bó. Đây cũng là một góc nhìn riêng, một đóng góp
mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm khi gọi tên Đất Nước là Đất
Nước của Nhân dân.
d. Chính tả, ngữ pháp

0,25

Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.

0,5

10,0

TỔNG ĐIỂM
----------------HẾT------------------


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI THAM KHẢO

KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022
Bài thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 4 - PT
Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề


I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
"Đất nước tôi trong những ngày chống dịch
Lại bất khuất gian lao như đánh giặc thuở nào
Cuộc đấu trí từng giây khơng chậm trễ
Sai một nước cờ là chết chóc, lao đao
Những chiến sĩ ngành y giờ ở tuyến đầu
Không ngại hiểm nguy từng đêm thức trắng
Thương lắm những vợ chồng nhìn nhau qua cửa kính
Con thơ gửi lại người nhà
Những anh bộ đội Cụ Hồ đâu quản ngại phong ba
Rừng núi xuyên đêm canh dọc dài đất nước
Chăm từng suất ăn, lo từng chai nước
Cho vạn người trong bao khu cách ly
Những cụ già run rẩy bước đi
Chia sẻ gạo rau, từng xu tiết kiệm
Những ATM lạ kỳ, những suất quà từ thiện
Bao yêu thương lịng lại ấm lịng"
(Đất nước tơi những ngày chống dịch ,Tuyển tập "Mùa nhớ - Thơ những ngày giãn cách",
NXB Văn học năm 2020, Tạ Minh Châu ).
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
“Đất nước tôi trong những ngày chống dịch
Lại bất khuất gian lao như đánh giặc thuở nào”
Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về câu thơ: “ Sai một nước cờ là chết chóc, lao đao”
Câu 4. Anh/ chị rút ra thơng điệp gì qua đoạn thơ?
II/ LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ

về tình người quan tâm giúp đỡ nhau trong mùa dịch.
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong bóng tối, Mị đứng im lặng,như khơng biết mình đang bị trói. Hơi rượu cịn nồng nàn. Mị vẫn
nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. "Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em
yêu người nào, em bắt pao nào..." Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị khơng nghe
tiếng sáo nữa. Chỉ cịn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn
thức nghĩ mình khơng bằng con ngựa.
Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lúc trai đang đến bên vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ
vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi. Cả đêm ấy Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị
dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu toả. Tiếng sáo. Tiếng chó sửa xa xa. Mị


lúc mê, lúc tỉnh. Cho tới khi trời tang tảng rồi khơng biết sáng từ bao giờ. Mị bàng hồng tỉnh. Buổi sáng
âm sâm trong cái nhà gỗ rộng. Vách bên cũng im ắng. Không nghe tiếng lửa réo trong lị nấu lợn. Khơng
một tiếng động. Khơng biết bên buồng quanh đấy, các chị vợ anh, vợ chú của A Sử có cịn ở nhà, khơng biết
tất cả những người đàn bà khốn khổ sa vào nhà quan đã được đi chơi hay cũng đang phải trói như Mị. Mị
khơng thể biết. Ðời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài, một đời người chỉ biết đi theo đuôi con
ngựa của chồng. Mị chợt nhớ lại câu chuyện người ta vẫn kể: đời trước, ở nhà thống lý Pá Tra có người
trói vợ trong nhà ba ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì vợ chết rồi. Mị sợ q, Mị cựa quậy, xem mình cịn
sống hay chết. Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau đứt từng mảnh thịt.
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tơ Hồi, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD, 2019, tr 8,9)
Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét ngắn về khát vọng sống của con người
được Tơ Hồi khắc họa lên qua đoạn trích.
----------------Hết------------------


MA TRẬN

Mức độ nhận thức
Nhận biết

TT

Kĩ năng

1

Đọc hiểu

2

Viết đoạn
văn nghị
luận xã hội
Viết bài
nghị luận
văn học
Tổng

3

Tỉ lệ %
Tỉ lệ chung
Lưu ý:

Thông hiểu

Vận dụng
cao
Thời Tỉ lệ Thời
gian (%) gian


Vận dụng

Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ
(%) gian (%) gian (%)
(phút)
(phút)
(phút)

%
Tổng
điểm

Tổng
Số

Thời
câu gian
(phút) hỏi (phút)

10

10

10

5

10


5

0

0

04

20

30

5

5

5

5

5

5

5

5

01


20

20

20

10

15

10

10

20

5

10

01

50

50

35

25


30

20

25

30

10

15

06

90

100

40

30

20

70

10
30

100

100

- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.
- Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT


Phần Câu
I
1
2
3

4

II
1

Nội dung
ĐỌC HIỂU
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
Biện pháp tu từ so sánh “như đánh giặc thuở nào”.
Có thể hiểu câu thơ “Sai một nước cờ là chết chóc, lao đao” là:
Trong tình hình dịch bệnh diễn ra căng thẳng và gây ra nhiều ảnh hưởng
nghiêm trọng cho đời sống con người thì việc chống dịch giống như chống
giặc. Chỉ cần người dân lơ là, các cơ quan chức năng và các địa phương trong
cả nước không thực hiện tốt cơng tác quản lí phịng chống dịch bệnh thì sẽ gây
ra nhiều hậu quả đau thương như “chết chóc”, “lao đao”.
(Thí sinh có thể lí giải khác miễn sao hợp lí)

(Thí sinh thể nêu thơng điệp khác nhau miễn sao hợp lí)
Gợi ý:
- Những tấm lịng và tình người của dân ta đóng góp vào cơng tác phịng,
chống dịch COVID-19 là những liều thuốc quý, ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch.
- Truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt
Nam vẫn luôn được phát huy cao để cùng hỗ trợ nhau bằng nhiều cách làm
sáng tạo, cùng nhau quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19.
LÀM VĂN
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về tình người
quan tâm giúp đỡ nhau trong mùa dịch.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân –
hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Tình người quan tâm giúp đỡ nhau trong mùa dịch.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề
nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ tình người quan tâm giúp đỡ
nhau trong mùa dịch.
Có thể theo hướng:
- Dịch bệnh cứ diễn biến từng ngày thêm phức tạp, những hồn cảnh khó khăn
vì thế mà mỗi ngày lại tăng lên và tình người cứ như thế lan tỏa mn nơi.
- Đảng bộ, chính quyền địa phương, các ban, ngành đoàn thể và nhân dân đã tổ
chức nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người
nghèo, người gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.
- Các ATM gạo mọc lên nhiều nơi, những chiến sĩ áo xanh đi từng con hẻm, di
chuyển khắp nơi hỗ trợ người dân. Khi TP. Hồ Chí Minh trở thành tâm dịch thì
có biết bao chuyến xe nghĩa tình từ các tỉnh, thành đã chuyên chở lương thực
thực phẩm, rau củ, cá tươi, đồ khô, trứng… về hỗ trợ người dân an tâm thực
hiện giãn cách xã hội.

- Những hoạt động nhân ái đầy ý nghĩa, nhằm chia sẻ hạnh phúc, lan tỏa u
thương, để khơng ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống “giặc dịch”
COVID-19 đã góp phần thắp lên ngọn lửa niềm tin và sức mạnh đoàn kết,
chung sức, đồng lịng cùng nhau vượt qua khó khăn, chiến thắng dịch bệnh.
- Dịch bệnh rồi sẽ qua đi nhưng sự tử tế, tình yêu thương lan tỏa từ những tấm
lòng vàng sẽ vẫn còn đọng lại mãi.

Điểm
3,0
0,75
0,75
1,0

0,5

7,0
2,0
0,25
0,25
1,0


2

d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét ngắn về khát
vọng sống của con người được Tô Hồi khắc họa lên qua đoạn trích.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát
được vấn đề.
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích; nhận xét ngắn về khát vọng sống của con
người được Tơ Hồi khắc họa lên qua đoạn trích.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác
lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

0,25

*Giới thiệu khái quát về tác giả Tơ Hồi, tác phẩm Vợ chồng A Phủ và đoạn
trích.
* Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích.
- Hồn cảnh của Mị trước khi bị trói:
+ Mị là cô gái trẻ đẹp, hiếu thảo, giỏi giang và chăm chỉ.
+ Vì món nợ từ đời ba mẹ mà Mị phải dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra, sống
cuộc đời nô lệ.
+ Cuộc đời rơi vào bi kịch nhưng ẩn sâu trong tâm hồn vẫn có khát vọng sống.
- Mùa xuân đến:
+ Tiếng sáo gọi bạn văng vẳng bên tai.
+ Mị lén lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát.
+ Mị nhớ về ngày trước. Mị còn trẻ. Mị muốn đi chơi.
→ A Sử dùng thắt lưng trói Mị lại.
- Tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tối bị A Sử trói:
+ Mị lặng im trong bóng tối.
+ Nghe tiếng sáo, Mị vùng bước đi quên cảm giác bị trói sức sống tiềm tàng
trỗi dậy.
+ Tay chân đau không cử động được → Quay về cảm giác thực tại phũ phàng

đang bị trói. Lịng Mị đau đớn.
+ Mị lúc mê lúc tỉnh. Mị nghĩ đến người đàn bà bị trói đến chết. Mị bàng
hồng tỉnh giấc.
+ Mị cựa quậy trong sợ hãi xem mình cịn sống hay đã chết và sợi dây càng
ngày siết chặt khiến Mị đau đớn tột cùng.
- Nghệ thuật: Tác giả đã thành công trong việc xây dựng diễn biến tâm lý nhân
vật; cách kể chuyện tự nhiên; ngôn ngữ tinh tế, đậm màu sắc Tây Bắc...

0,5

0,25
5,0
0,25
0,5

2,5


×