Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Xây dựng kế hoạch truyền thông cho chương trình thành viên của AIESEC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.1 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MARKETING

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP 2
ĐỀ TÀI: Xây dựng kế hoạch truyền thông cho Chương trình
thành viên của AIESEC đợt tuyển thành viên của công ty
TNHH Xã Hội AIESEC Việt Nam


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................vii
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH............................................................................................ix
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XÃ HỘI AIESEC VIỆT
NAM VÀ ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KỸ
NĂNG CHO SINH VIÊN...................................................................................4
1.1. Tổng quan về công ty TNHH Xã hội AIESEC Việt Nam......................4
1.1.1. Thơng tin chung..................................................................................4
1.1.2. Lịch sử hình thành..............................................................................4
1.1.3. Tầm nhìn và giá trị cốt lõi...................................................................5
1.1.4. Mơ hình tổ chức..................................................................................5
1.1.5. Danh mục sản phẩm............................................................................7
1.1.6. Kết quả kinh doanh.............................................................................8
1.1.7. Hoạt động Marketing cho sản phẩm “Chương trình thành viên của
AIESEC”......................................................................................................9
1.1.7.1. Sản phẩm (Product)...................................................................9
1.1.7.2. Giá (Price)...............................................................................10
1.1.7.3. Phân phối (Place)....................................................................11


1.1.7.4. Truyền thông (Promotion)........................................................11
1.1.7.5. Con người (People).................................................................12
1.1.7.6. Quá trình (Process).................................................................12
1.1.7.7. Bằng chứng vật chất (Physical Evidence)...............................12
1.2. Đặc điểm thị trường hoạt động phát triển kỹ năng cho sinh viên......13
1.2.1. Quy mô thị trường hoạt động phát triển kỹ năng cho sinh viên........13
1.2.2. Xu hưởng thị trường hoạt động phát triển kỹ năng cho sinh viên.....14
1.2.3. Khách hàng.......................................................................................14
1


1.2.4. Đối thủ cạnh tranh.............................................................................15
1.2.4.1. Mentori....................................................................................15
1.2.4.2. Vietnam Online Career Fair (VOCF)......................................17
1.2.5. Phân tích SWOT...............................................................................20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THƠNG CỦA SẢN
PHẨM CHƯƠNG TRÌNH THÀNH VIÊN NĂM 2021..................................22
2.1. Phân tích thực trạng hoạt động truyền thơng “Chương trình thành
viên của AIESEC”.........................................................................................22
2.1.1. Giới thiệu về hoạt động truyền thông................................................22
2.1.1.1. Thực trạng quy trình lập kế hoạch truyền thơng......................22
2.1.1.2. Bộ phận phụ trách hoạt động..................................................23
2.1.2. Thực trạng một số hoạt động truyền thơng cho sản phẩm Chương
trình thành viên...........................................................................................23
2.1.2.1. Tổng quan chiến dịch chiến dịch tuyển thành viên của AIESEC
mùa thu năm 2021 – Youth Leadership Unlable to Enable...................24
2.1.2.2. Ý tưởng lớn (Big idea) và thông điệp truyền thông (Key
message)...............................................................................................24
2.1.2.3. Marketing trực tiếp (Direct marketing)...................................24
2.1.2.4. Internet marketing...................................................................26

2.1.2.5. Quảng cáo...............................................................................30
2.1.2.6. Quan hệ công chúng (PR)........................................................32
2.1.2.7. Kết quả chiến dịch tuyển thành viên của AIESEC mùa thu năm
2021 – Youth Leadership Unlable to Enable........................................34
2.2. Kết quả khảo sát thái độ khách hàng về hiệu quả truyền thơng cho
sản phẩm “Chương trình thành viên” của AIESEC..................................34
2.3. Đánh giá chung thực trạng hoạt động truyền thơng marketing cho
sản phẩm “Chương trình thành viên”.........................................................37
2.3.1. Về mục tiêu và kết quả của hoạt động truyền thông sản phẩm
“Chương trình thành viên”..........................................................................37
2.3.2. Về ý tưởng và thơng điệp truyền thơng sản phẩm “Chương trình
thành viên”..................................................................................................37

2


2.3.3. Về mức độ tích hợp các cơng cụ truyền thông marketing.................37
2.4. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng hoạt động truyền
thơng marketing sản phẩm “Chương trình thành viên”............................37
2.4.1. Ưu điểm............................................................................................37
2.4.2. Hạn chế.............................................................................................38
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH TRUYỀN THƠNG CHO CHƯƠNG
TRÌNH THÀNH VIÊN CỦA AIESEC ĐỢT MÙA THU NĂM 2022............40
3.1. Chiến lược phát triển cho sản phẩm “Chương trình thành viên” của
AIESEC trong thời gian tới..........................................................................40
3.1.1. Chiến lược kinh doanh......................................................................40
3.1.2. Chiến lược truyền thông marketing...................................................40
3.2. Mục đích mục tiêu kế hoạch truyền thơng cho sản phẩm “Chương
trình thành viên” giai đoạn mùa thu năm 2022..........................................41
3.3. Cơng chúng mục tiêu (insight)..............................................................41

3.4. Ý tưởng và thông điệp truyền thông.....................................................45
3.4.1. Ý tưởng truyền thông........................................................................45
3.4.2. Thông điệp truyền thông...................................................................46
3.5. Thời gian và kế hoạch triển khai tổng quan cho sản phẩm “Chương
trình thành viên”...........................................................................................46
3.6. Giai đoạn xây dựng và củng cố nguồn lực truyền thông.....................47
3.6.1. Chiến lược sử dụng các công cụ truyền thông..................................47
3.6.2. Kế hoạch triển khai...........................................................................47
3.6.2.1. Quảng cáo...............................................................................47
3.6.2.2. Internet marketing...................................................................47
3.6.2.3. Marketing trực tiếp..................................................................48
3.7. Giai đoạn chính thức chiến dịch “Cứ “Lead” đi!”..............................49
3.7.1. Thời gian và kế hoạch tổng quan......................................................49
3.7.2. Chiến lược sử dụng các công cụ truyền thông..................................51
3.7.2.1. Internet marketing...................................................................51
3.7.2.2. Quảng cáo...............................................................................53
3.7.2.3. Quan hệ công chúng................................................................54

3


3.7.2.4. Marketing trực tiếp..................................................................54
3.8. Ngân sách dự kiến..................................................................................55
3.9. Kiểm tra và đánh giá..............................................................................55
KẾT LUẬN........................................................................................................57
DANH MỤC THAM KHẢO............................................................................58
PHỤ LỤC...........................................................................................................59

4



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thị trường lao động Việt Nam đang chứng kiến những bước chuyển biến
mạnh mẽ dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ 4. Ngày nay, người lao động, đặc biệt là lao động trẻ, được đòi hỏi khơng
chỉ có kiến thức chun mơn mà cịn phải có những kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ
năng lãnh đạo. Theo nghiên cứu của đại học NewManu, Vương quốc Anh, 68.6%
nhà tuyển dụng tìm kiến những ứng viên có khả năng lãnh đạo, tuy nhiên, chỉ có
33% đáp ứng được tiêu chí này [1]. Bởi vậy, trang bị cho mình kỹ năng về lãnh
đạo ngay trong thời gian sinh viên trở thành một xu hướng trong thời gian gần
đây.
Đón đầu nhu cầu và xu thế của giới trẻ, công ty TNHH Xã Hội AIESEC
Việt Nam được thành lập vào năm 2009, với tầm nhìn “Phấn đấu vì hịa bình và
sự phát triển toàn diện của loài người”. Trong 16 năm hoạt động, công ty đã kết
nối và phát triển khả năng lãnh đạo ở hàng nghìn bạn trẻ thơng qua các sản phẩm
trao đổi, các diễn đàn trẻ và nhiều không gian tương tác với các đối tác doanh
nghiệp của AIESEC. Nổi bật trong đó là sản phẩm Chương trình thành viên – nơi
các bạn trẻ tham gia là thành viên của AIESEC, phát triển khả năng lãnh đạo
thông qua xây dựng và lan tỏa các sản phẩm khác của AIESEC tới giới trẻ.
Chương trình thành viên khơng chỉ là sản phẩm nổi tiếng nhất của cơng ty
mà cịn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn nhân lực – hệ thống
cộng tác viên của AIESEC. Chính vì vậy, từ trước đến nay, hoạt động truyền
thông cho các đợt tuyển cho Chương trình thành viên ln được đầu tư tương đối
chỉnh chu với sự phối hợp của nhiều công cụ và đã đạt được những hiệu quả thể
hiện qua các thông số về số lượng người ứng tuyển. Trong tháng 4 tới đây,
Chương trình thành viên của AIESEC mở đợt tuyển mùa thu năm 2022 với mục
tiêu tiếp cận và tạo cơ hội phát triển khả năng lãnh đạo dành cho các bạn sinh
viên đại học trên toàn quốc.
Do đó, tác giả mong muốn đưa ra bản đề xuất kế hoạch truyền thơng cho

Chương trình thành viên đợt tuyển thành viên mùa thu năm 2022 của công ty
TNHH Xã Hội AIESEC Việt Nam. Bản đề xuất sẽ tập trung phân tích những yếu
tố ảnh hưởng và các hoạt động truyền thơng trước đó, làm cơ sở đưa ra kế hoạch
truyền thông phù hợp với nguồn lực marketing và tài chính của cơng ty hiện tại.
2. Mục tiêu nghiên cứu:

1


Mục tiêu chung: Nghiên cứu thực trạng truyền thông của các đợt tuyển
trước đây cho Chương trình thành viên của AIESEC và đưa ra đề xuất cải thiện
cho đợt tuyển mùa thu năm 2022 sắp tới
Mục tiêu cụ thể:
Một là, phân tích tồn cảnh về Cơng ty TNHH Xã hội AIESEC Việt Nam
Hai là, phân tích đặc điểm thị trường Hoạt động phát triển kỹ năng cho
sinh viên
Ba là, nghiên cứu đặc điểm đặc khách hàng mục tiêu của sản phẩm Chương trình
thành viên của AIESEC
Bốn là, phân tích và đưa ra đánh giá các hoạt động truyền thông mà AIESEC đã
thực hiện cho Chương trình thành viên
Năm là, Từ các phân tích và đánh giá, lập kế hoạch truyền thơng cho đợt tuyển
mùa thu năm 2022 cho Chương trình thành viên
3. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng hoạt động truyền thơng trong đợt tuyển của Chương trình
thành viên của AIESEC vào mùa thu (tháng 10) năm 2021 vừa qua.
4. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian:
- Tác giả nghiên cứu, phân tích và đưa ra các đề xuất truyền thông trong
giai đoạn từ ngày 03/01/2022 đến ngày 19/03/2022
- Các dữ liệu về truyền thông được thu thập trong giai đoạn từ 01/01/2021

tới 31/12/2021
- Các thông tin và dữ liệu thứ cấp khác về công ty được tác giả thu thập
trong khoảng thời gian từ năm 2009 tới nay
Không gian: Công ty TNHH Xã Hội AIESEC Việt Nam
5. Phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận:
Hoạt động truyền thông cho các đợt tuyển cho Chương trình thành viên
của AIESEC sẽ được phân tích từ điểm nhìn cùa một nhà quản trị truyền thơng,
bao gồm các khía cạnh: lập kế hoạch và xác định mục tiêu truyền thông, thấu
hiểu công chúng mục tiêu (insight), lựa chọn ý tưởng truyền thông bao trùm (big
idea), thiết kế thông điệp truyền thông (key message) và triển khai qua các công
cụ truyền thông cũng như đo lường và đánh giá hiệu quả truyền thông.

Phương pháp thu thập dữ liệu
2


Dữ liệu thứ cấp được tác giả tổng hợp trên internet bao gồm các bài viết,
báo cáo về nghiên cứu thị trường, các tài liệu nội bộ về thông tin kinh doanh của
Công ty TNHH Xã hội AIESEC Việt Nam, thông tin về đối thủ cạnh tranh…
Dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp
với giám đốc Marketing và nhân viên trong công ty. Tác giả đồng thời thực hiện
khảo sát sinh viên để tìm hiểu về nhận biết và ấn tượng của đối tượng mục tiêu
với chương trình.
Trong khn khổ nghiên cứu này, tác giả chọn đáp viên là sinh viên năm 1
và năm 2 trường Đại học Kinh tế Quốc Dân với kích thước mẫu là 90 phần tử.
Phương pháp tiếp cận đó là phát khảo sát trực tuyến trến trong các nhóm cộng
đồng của sinh viên trên nền tảng mạng xã hội Facebook.
Bố cục của đề tài
- Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH Xã hội AIESEC Việt Nam và

đặc điểm thị trường hoạt động phát triển kỹ năng
- Chương 2: Thực trạng truyền thông của sản phẩm “Chương trình
thành viên”
- Chương 3: Đề xuất kế hoạch truyền thơng cho Chương trình thành
viên của AIESEC đợt mùa thu năm 2022

3


1CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH
XÃ HỘI AIESEC VIỆT NAM VÀ ĐẶC ĐIỂM THỊ
TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
CHO SINH VIÊN
1.1. Tổng quan về công ty TNHH Xã hội AIESEC Việt Nam
1.1.1. Thông tin chung
Tên công ty
Website
Trụ sở chính

Cơng ty TNHH Xã hội AIESEC Việt Nam
aiesec.vn
Số 16, phố Đặng Tất, phường Tân Định, Quận 1, thành
phố Hồ Chí Minh
Mã số thuế
0308957218
Ngành nghề đăng ký 
7810: Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn,
giới thiệu và môi giới lao động, việc làm chi tiết: Hoạt
động của các đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động,
việc làm (trừ cho thuê lại lao động)


8560: Dịch vụ hỗ trợ giáo dục chi tiết: Tổ chức các
chương trình trao đổi sinh viên.
1.1.2. Lịch sử hình thành
Năm 1948, AIESEC được thành lập sau chiến tranh thế giới thứ II bởi 7
người trẻ từ 7 quốc gia khác nhau, với ước mơ tạo nên sự thấu hiểu giữa các nền
văn hóa với nhau.
AIESEC có trụ sở chính tại Montreal, Canada và đã có mặt tại hơn 111
quốc gia và vùng lãnh thổ. Tới nay, đã có hơn 1 triệu người trẻ trên toàn thế giới
trải nghiệm hoạt động phát triển khả năng lãnh đạo của AIESEC.
2009: AIESEC chính thức đăng ký thành lập tại Việt Nam dưới tên Công
ty TNHH AIESEC Vietnam với chi nhánh đầu tiên là chi nhánh AIESEC Đại học
Ngoại Thương TP HCM
2009 - 2019: Mở rộng ra 8 chi nhánh và 1 đơn vị trực thuộc ở Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ
2019: AIESEC chính thức nhận được giấy phép Doanh nghiệp xã hội. Từ
đây, tên đầy đủ của AIESEC đổi thành Công ty TNHH Xã Hội AIESEC Vietnam,

4


cam kết sử dụng 100% lợi nhuận để tái đầu tư và đóng góp cho các mục đích
cộng đồng.
1.1.3. Tầm nhìn và giá trị cốt lõi
Tầm nhìn của AIESEC đó là “Phấn đấu vì hịa bình và sự phát triển toàn
diện của loài người”. Trong suốt 73 năm qua, AIESEC trên toàn thế giới và cả ở
Việt Nam đã nỗ lực hết mình để xây dựng một thế giới mà ở đó mọi người đều có
thể sống “Hịa bình” theo chính định nghĩa của họ và đồng thời tơn trọng góc
nhìn từ những người khác. Thêm vào đó, AIESEC phấn đấu vì một thế giới với
sự “Phát triển tồn diện của lồi người”, nơi mà mọi người có thể trở thành một

phiên bản tốt hơn của bản thân mình.
AIESEC thực hiện tầm nhìn này bằng cách tạo ra những cơ hội cho người
trẻ - những chủ nhân của tương lai - được trải nghiệm những chuyến chương
trình trao đổi văn hóa và phát triển khả năng lãnh đạo.
AIESEC có 6 giá trị cốt lõi:
Nỗ lực hết mình (Striving for Excellence): Liên tục cải thiện thông bằng
những ý tưởng sáng tạo và đột phá. Chúng tôi nỗ lực mang lại chất lượng cao
nhất trong tất cả những gì chúng tơi làm
Phát triển khả năng lãnh đạo (Activating Leadership): Truyền cảm hứng
cho những nhà lãnh đạo trẻ thông qua hành động cụ thể và kết quả. Chúng tôi
nhận trách nhiệm phát triển khả năng lãnh đạo ở những người xung quanh mình.
Cởi mở và đa dạng (Living Diversity): Học tập một cách chủ động nhiều
khía cạnh của cuộc sống và từ ý kiến của người khác trong mơi trường đa văn
hóa mà AIESEC tạo ra. Chúng tơi tơn trọng và khuyến khích sự đóng góp từ mọi
cá nhân.
Trung thực (Demonstrating Integrity): Chúng tôi thể hiện sự thống nhất
và minh bạch trong quyết định và hành động. Chúng tôi đề cao sự tận tụy và sống
theo tầm nhìn của tổ chức
Hịa nhập với cộng đồng (Enjoying Participation): Chúng tôi tạo ra một
môi trường năng động và chào đón thơng qua từng hành động của từng cá nhân
Hành động bền vững (Acting Sustainably): Chúng tôi hành động theo
một cách bền vững cho cả tổ chức và cộng đồng. Mỗi quyết định của chúng tôi
đều được đưa ra dựa trên lợi ích lâu dài của thế hệ mai sau.
1.1.4. Mơ hình tổ chức
Mơ hình tổ chức của AIESEC bao gồm 1 Tổng Giám Đốc và 10 Phó Giám
Đốc, trong đó có 5 phịng ban chun mơn: Tài chính, Nhân sự, Marketing, Phát

5



triển Đối tác, Đối ngoại và 5 phòng ban phụ trách về sản phẩm: Virtual
Professional Program, Global Teacher, Kết nối với AIESEC, Kết nối với học sinh
THPT và Kết nối Cựu thành viên.
Các phòng ban sản phẩm đều tự thực hiện các hoạt động marketing cho
sản phẩm dưới sự giám sát và hướng dẫn của phòng Marketing. Phòng Marketing
sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo sự thống nhất về hình ảnh và hiệu quả marketing
của các sản phẩm cũng như của thương hiệu AIESEC nói chung. Bên cạnh đó,
phịng ban Marketing còn phối hợp với phòng ban nhân sự để truyền thơng cho
sản phẩm “Chương trình thành viên của AIESC”.
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức AIESEC Việt Nam

Ban GiámĐốc

Phòng sản
phẩmVPP

Phòng sản
phẩm
Global
Teacher

Phòng sản Phòng sản
Phòng quan
phẩm Kết phẩm kết
Phòng Đối
hệ cựu
nối với nối học sinh
ngoại
thành viên
AIESEC

THPT

Phịng Phịng nhân
Marketing
sự

Phịng tài
chính

(Nguồn: Phịng nhân sự AIESEC Việt Nam năm 2022)
Bên cạnh đó, AIESEC cịn có 8 chi nhánh ở địa phương, cụ thể: 3 chi
nhánh ở Hà Nội, 4 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, 1 chi nhánh tại Đà
Nẵng và 1 đơn vị trực thuộc tại Cần Thơ.
Hoạt động của chi nhánh tuy có sự khác biệt nhưng vẫn tuân theo chiến
lược của tồn cơng ty. Các chi nhánh được phân chia phụ trách khách hàng đến
từ các trường đại học khác nhau. Do đó, cơ cấu tổ chức dưới tại các chi nhánh
cũng được điều chỉnh phù hợp với sản phẩm mà chi nhánh vận hành cũng như
đặc điểm khách hàng. Nhờ cơ cấu linh hoạt này, các hoạt động của AIESEC có
thể được tùy chỉnh phù hợp nhất với từng đối tượng mục tiêu.

6


Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu chi nhánh của AIESEC Việt Nam
Trụ sở chính

Khu vực miền
Bắc

Chi nhánh Hà Nội


Khu vực miền
Trung

Chi nhánh Đà Nẵng

Khu vực miền
Nam
Chi nhánh thành
phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh FHN

Chinh nhánh
FHCMC

Chi nhánh Đại học
Kinh tế Quốc Dân

Chi nhánh phía
đơng TP Hồ Chí
Minh
Chi nhánh phía nam
TP Hồ Chí Minh

(Nguồn: Phòng nhân sự AIESEC Việt Nam năm 2022)
1.1.5. Danh mục sản phẩm
AIESEC hiện tại có tổng cộng 4 sản phẩm phục vụ độ tuổi từ 18 – 30.
Trong đó có 3 sản phẩm trao đổi (Global Teacher, Global Talent và Virtual
Professional Program) và một sản phẩm dành cho chính những thành viên của

AIESEC (Chương trình thành viên của AIESEC).
Global Teacher: Global Teacher là chương trình cung cấp trải nghiệm dạy
học trong các trung tâm giáo dục có lương ở nước ngồi trong vịng từ 6 - 78
tuần. Thơng qua trải nghiệm thực tập dạy học trong môi trường quốc tế, bạn trẻ
có thể phát triển khả năng lãnh đạo cũng như mở ra cơ hội nghề nghiệp cho bản
thân.
Global Talent: Global Talent là chương trình cung cấp cho các bạn trẻ cơ
hội thực tập tại các tập đoàn đa quốc gia, công ty nhỏ và vừa, tổ chức phi chính
phủ… trong vịng từ 6 - 78 tuần. Thơng qua trải nghiệm thực tập quốc tế, các bạn
trẻ không chỉ phát triển khả năng lãnh đạo mà còn mở ra nhiều cơ hội nghề
nghiệp cho bản thân.
Virtual Professional Program: Virtual Professional Program tiền thân là
chương trình Global Talent, được cải tiến để phù hợp với tình hình Covid-19 khi
sự di chuyển giữa các quốc gia bị hạn chế. Virtual Professional Program là
chương trình thực tập quốc tế trực tuyến thuộc tổ chức AIESEC nhằm mang đến
cho các bạn trẻ cơ hội trải nghiệm thực tập và phát triển bản thân từ 6 - 12 tuần.

7


Chương trình thành viên của AIESEC: Chương trình thành viên của
AIESEC là một chương trình giáo dục tập trung vào phát triển khả năng lãnh đạo
ở người trẻ. Khác với các chương trình đào tạo, câu lạc bộ tại trường đại học hay
các tổ chức thanh niên khác, chương trình thành viên của AIESEC phát triển
người trẻ bằng cách cho họ những trải nghiệm lãnh đạo được cá nhân hóa, gần
gũi và có thể đo lường được. Bên cạnh đó, họ còn được kết nối với mạng lưới các
bạn trẻ trên toàn cầu và các đối tác của AIESEC.
Do giới hạn về nguồn lực cũng như thời gian, trong phạm vi bài, tác giả
chọn nghiên cứu và đề xuất kế hoạch truyền thơng cho sản phẩm Chương trình
thành viên.

1.1.6. Kết quả kinh doanh
Bảng 1.1: Bảng thống kê doanh thu, chi phí và lợi nhuận của
AIESEC Việt Nam từ năm 2016 – 2021
Đơn vị: tỉ đồng, %
Doanh Thu
Chi phí
Lợi nhuận
2016 Giá trị
2,13
1,71
0,43
Giá trị
2,26
1,69
0,56
2017
So sánh năm 2016 (%)
6,1
-1,17
30,2
Giá trị
2,61
2,03
0,58
2018
So sánh năm 2017 (%)
15,5
20,1
3,57
Giá trị

3,23
1,72
1,51
2019
So sánh năm 2018 (%)
23,8
-15,3
160
Giá trị
3,13
1,92
1,21
2020
So sánh năm 2019 (%)
-3,1
11,6
-19,9
Giá trị
3,26
1,57
1,68
2021
So sánh năm 2020 (%)
4,2
-18,2
38,8
(Nguồn: Phịng tài chính AIESEC Việt Nam năm 2021)
Theo báo cáo tài chính của cơng ty TNHH Xã hội AIESEC Việt Nam,
doanh thu và lợi nhuận của cơng ty có xu hướng tăng trưởng qua các năm.
Vào năm 2017, cơng ty có những chuyển biến tích cực cả trong doanh thu

và chi phí. Doanh thu tăng lên nhờ vào sự tăng trưởng trong khách hàng sử dụng
sản phẩm, tăng nhẹ 6,1%. Đồng thời, chi phí cũng giảm nhẹ 1,17% nhờ vào tối
ưu hóa một số chi phí cố định như văn phịng, website…
Doanh thu của năm 2018 tăng trưởng mạnh hơn giai đoạn 2016 – 2017
với mức tăng trưởng đạt 15,5%. Con số này đạt được nhờ công ty đã đẩy mạnh
phát triển mạng lưới đối tác và khách hàng cũng như triển khai thử nghiệm một
số sản phẩm mới dành cho đối tượng học sinh trung học phổ thông. Thử nghiệm
sản phẩm mới cùng mở rộng thị trường ra khu vực Hà Nội đã khiến cho chi phí
8


của công ty trong giai đoạn này gia tăng đáng kể ở mức 20,1% so với năm trước
đó. Trong giai đoạn này, công ty cũng đẩy mạnh đầu tư vào sản phẩm Chương
trình thành viên thơng qua các hoạt động huấn luyện nâng cao năng lực làm việc
cũng như bổ sung chế độ đãi ngộ cho thành viên.
Trong năm 2019, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng rất nhanh, lần lượt ở
mức 23,6% và 160%. Đây là kết quả đạt được nhờ vào việc mở rộng thị trường
và mạng lưới đối tác trong năm trước đó. Bên cạnh đó, chiến lược đầu tư vào sản
phẩm Chương trình thành viên của AIESEC cũng bước đầu cho thấy hiệu quả
thông qua chất lượng dịch vụ của các sản phẩm khác và hiệu suất làm việc đều
tăng. Cũng nhờ tối ưu hóa hiệu suất, chi phí cơng ty đã được kiểm sốt, giảm cịn
1,7 tỷ đồng.
Đại dịch COVID-19 đã có tác động lớn đến tình hình tài chính của cơng ty
năm 2020 do hầu hết các sản phẩm chủ lực đều là sản phẩm trao đổi. Việc đóng
cửa biên giới cũng như các hạn chế nghiêm ngặt về visa khiến cho những sản
phẩm trao đổi quốc tế gần như đóng băng trong thời gian này khiến ch doanh thu
giảm 3.1%. Mặc dù đã nỗ lực để giảm thiểu chi phí nhưng lợi nhuận của công ty
năm 2020 giảm mạnh 19,9%.
Năm 2021, công ty đã có những sự thay đổi về bộ máy tổ chức cũng như
cải tiến sản phẩm của mình, chú trọng vào đối tượng khách hàng trong nước, để

đáp ứng với tình hình bệnh dịch. Với sự chuyển dịch này, nguồn thu chủ yếu tới
từ các đối tác và sản phẩm cho học sinh trung học phổ thơng trên tồn quốc. Bên
cạnh đó, cơng ty đã chủ động thử nghiệm phát triển thêm các sản phẩm trực
tuyến đó là chương trình Virtual Professional Program. Chi phí trong năm 2021
cũng được tối ưu hóa, hạn chế những khoản khơng cần thiết như văn phịng, chi
phí đi lại, hội thảo nội bộ… Những sự cắt giảm này đã mang lại hiệu quả về mặt
quản lý dòng tiền cũng như tăng số tiền dự trữ của công ty.
1.1.7. Hoạt động Marketing cho sản phẩm Chương trình thành viên của
AIESEC

1.1.7.1. Sản phẩm (Product)
Chương trình thành viên là một trong những chương trình được AIESEC
đầu tư từ những ngày đầu thành lập. Qua 15 năm hình thành và phát triển,
AIESEC đang sở hữu mạng lưới hơn 3000 cựu thành viên.
Hiện tại AIESEC đang có 640 thành viên chính thức, hoạt động tại 9 chi
nhánh địa phương. Tham gia vào Chương trình thành viên, sinh viên sẽ được trao
quyền với các vị trí lãnh đạo; cụ thể, hiện tại, AIESEC có 70 quản lý cấp trung,

9


136 trưởng nhóm và 434 thành viên nhóm. Dưới vai trò là thành viên của
AIESEC, các bạn trẻ sẽ tham gia vào cung cấp các sản phẩm, dịch vụ khác của
AIESEC như chương trình Virtual Professional Program, Global Teacher và
Global Talent.
Hình 1.3: Mơ hình hành trình phát triển bên trong và bên ngoài –
Inner Outer Journey

(Nguồn: Tài liệu nội bộ AIESEC)
Điểm đặc biệt của Chương trình thành viên của AIESEC đó chính là mơ

hình “Hành trình phát triển bên trong và bên ngồi”. Mơ hình này liệt kê những
điều kiện bên trong (đặt mục tiêu cá nhân, suy ngẫm về trải nghiệm, hiểu giá trị
bản thân, tái tạo con người) cần đạt được và điều kiện bên ngoài (trách nhiệm
được giao, vị trí và mơi trường thử thách, tương tác với các đối tượng liên quan,
hệ thống hỗ trợ) cần được cung cấp. Mỗi thành viên của AIESEC đều được đảm
bảo cung cấp đủ những yếu tố bên ngoài và dẫn dắt để định hình các yếu tố bên
trong thơng qua các hoạt động làm việc nhóm, thử nghiệm các đầu cơng việc như
chăm sóc khách hàng, marketing, bán hàng (sales)… Những hoạt động này sẽ
giúp thành viên phát triển về sáu giá trị của khả năng lãnh đạo của AIESEC.

1.1.7.2. Giá (Price)
Là một chương trình cho người trẻ và vì người trẻ, chương trình thành
viên của AIESEC khơng thu phí. Điều này giúp cho AIESEC tiếp cận và tạo
được nhiều cơ hội phát triển khả năng lãnh đạo hơn cho người trẻ.

1.1.7.3. Phân phối (Place)
Hiện tại, Chương trình tuyển thành viên của AIESEC mở rộng cho sinh
viên các trường đại học trên toàn quốc, tuy nhiên tập trung vào 4 thành phố lớn
đó là: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Tại các thành phố
này, AIESEC đã có nhiều hoạt động truyền thơng về các đợt tuyển thành viên tại

10


một số trường đại học như: Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Ngoại Thương,
Đại học RMIT, Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Nẵng…

1.1.7.4. Truyền thông (Promotion)
Các chiến dịch truyền thơng tuyển dụng cho Chương trình thành viên của
AIESEC thường kéo dài từ 3 đến 5 tuần. Mỗi chiến dịch đều mang một ý tưởng

bao trùm (big idea) và thông điệp truyền thông (key message) được tùy biến theo
thời gian và bối cảnh. Những chiến dịch này sử dụng kết hợp linh hoạt một số
các công cụ truyền thông như: quảng cáo, quan hệ công chúng (public relations),
marketing trực tiếp (direct marketing)
Quảng cáo: quảng cáo được sử dụng nhằm tăng lượt tiếp cận đến đối
tượng mục tiêu. Phương tiện quảng cáo nổi bật mà AIESEC sử dụng đó là quảng
cáo Facebook. Một số bài với nội dung cung cấp nhiều thông tin quan trọng sẽ
được đầu tư để chạy quảng cáo. Bên cạnh đó, phương tiện sự kiện với hình thức
tổ chức là webinar cũng được đầu tư.
Marketing trực tiếp: Công cụ marketing trực tiếp được triển khai với đa
dạng các phương tiện khác nhau như: Facebook chính thức, nhóm cộng đồng
được vận hành bởi các chi nhánh địa phương, website, email marketing. Trang
Facebook chính thức và các nhóm cộng đồng đều có liên kết chặt chẽ với nhau
về hình thức và nội dung. Tất cả các hoạt động trên Facebook và email
marketing đều định hướng người dùng tới đích đến là website chính thức.
Quan hệ cơng chúng: Quan hệ công chúng được sử dụng nhằm tăng độ
uy tín cho chương trình nhờ sử dụng tiếng nói từ bên thứ ba như Key Opinion
Customer/ influencer hay truyền miệng (word of mouth) từ chính các thành viên
của AIESEC. Những hình thức này có hiệu quả tốt trong việc tạo hình ảnh cũng
như tăng tỉ lệ chuyển đổi nhưng lại rất khó để đo lường hiệu quả.
Nhìn chung, các cơng cụ và phương tiện này tuy đa dạng nhưng đều liên
kết tạo nên một hành trình khách hàng khép kín. Cụ thể hơn về từng công cụ sẽ
được tác giả phân tích trong bối cảnh chiến dịch mùa thu năm 2021 cho Chương
trình thành viên.

1.1.7.5. Con người (People)
Nhân sự tại AIESEC được định hướng trở thành những người lãnh đạo với
những giá trị bản thân phù hợp với 6 giá trị của AIESEC đã nêu ở trên, bao gồm:
Nỗ lực hết mình (Striving for Excellence); Phát triển khả năng lãnh đạo
(Activating Leadership); Cởi mở và đa dạng (Living Diversity); Trung thực


11


(Demonstrating Integrity); Hòa nhập với cộng đồng (Enjoying Participation);
Hành động bền vững (Acting Sustainably).

1.1.7.6. Quá trình (Process)
Chương trình thành viên mở 2 đợt tuyển mỗi năm, đợt tuyển mùa xuân
vào tháng 3 và đợt tuyển mùa thu vào tháng 9. Trong các đợt tuyển dụng này,
người tham gia cần vượt qua 3 vịng thi để trở thành thành viên chính thức của
AIESEC, bao gồm:
Vịng đơn: Xác thực thơng tin cá nhân và kiểm tra mức độ hiểu biết về
AIESEC
Vòng làm việc nhóm: Tìm hiểu năng lực ứng viên thơng qua thử thách
làm việc nhóm. Một số kỹ năng được đánh giá có thể kể đến: kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng thuyết trình, tư duy phản biện…
Vịng phỏng vấn cá nhân: Tìm hiểu về phẩm chất, giá trị cũng như
nguyện vọng của ứng viên khi đến với AIESEC
Sau khi thành cơng vượt qua 3 vịng tuyển, ứng viên sẽ được đào tạo và
thử việc trong vòng 2 tháng để đảm bảo mức độ phù hợp với công việc và công
ty. Kết thúc 2 tháng, ứng viên sẽ được đánh giá tồn diện bởi trưởng nhóm và
phịng ban nhân sự, nếu đạt tiêu chuẩn sẽ trở thành thành viên chính thức trong
Chương trình thành viên của AIESEC.

1.1.7.7. Bằng chứng vật chất (Physical Evidence)
Cơng ty TNHH AIESEC Việt Nam có trụ sở tại số 16, phố Đặng Tất,
phường Tân Định, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do nhiều giới hạn
và tình hình bệnh dịch, hiện tại các thành viên của AIESEC đều đang hoạt động
online.

Các thành viên của AIESEC sau khi hồn thành chương trình sẽ nhận
được giấy chứng nhận bản cứng và bản mềm từ AIESEC. Giấy chứng nhận chỉ
được trao cho thành viên hoạt động trên 6 tháng và hồn thành trên 80% cơng
việc.

12


Hình 1.4: Giấy chứng nhận của AIESEC Việt Nam

(Nguồn: Tài liệu nội bộ AIESEC)
1.2. Đặc điểm thị trường hoạt động phát triển kỹ năng cho sinh viên
1.2.1. Quy mô thị trường hoạt động phát triển kỹ năng cho sinh viên
Về cầu, theo thống kê của Tổng cục thống kê năm 2018, vào năm 2018,
Việt Nam có khoảng gần 23 triệu người trong độ tuổi thanh niên và khoảng 7.5
triệu người trong độ tuổi từ 20 -24, chiếm khoảng 32.7%. [2] Tuy rằng thời kỳ dân
số vàng đang dần trôi qua với số lượng thanh niên giảm nhưng vẫn là chiếm một
phần lớn dân số cả nước. Năm 2018, theo thống kê của Bộ Giáo Dục và Đào tạo,
trên cả nước có khoảng 1,1 triệu sinh viên cao đẳng, đại học. [3]
Về cung, các hoạt động phát triển kỹ năng cho sinh viên gồm có: hoạt
động thể thao, hoạt động tài năng, hoạt động tình nguyện, cuộc thi, hoạt động tổ
chức… Tuy vậy, để có một hoạt động phát triển kỹ năng thật sự có giá trị trong
hồ sơ cung như thu hút nhà tuyển dụng, sinh viên cần phải cân nhắc nhiều yếu tố
như: uy tín của tổ chức; giấy chứng nhận thành tích; độ lan tỏa, ý nghĩa của hoạt
động; lộ trình phát triển…
Cân nhắc giữa cung và cầu, AIESEC nhìn ra sự phát triển tệp khách hàng
rộng là người trẻ, đặc biệt là sinh viên đang theo học tại các trường đại học.
AIESEC cung cấp cho họ cơ hội phát triển bản thân với lộ trình rõ ràng với giấy
chứng nhận uy tín.


13


1.2.2. Xu hưởng thị trường hoạt động phát triển kỹ năng cho sinh viên
Số liệu do do Tổng cục Thống kê đưa ra tại họp báo cơng bố tình hình lao
động việc làm quý 4/2020 năm 2021 ngày 6/1 cho hấy lao động từ 15 tuổi trở lên
có việc làm năm 2021 là 49 triệu người, giảm 1 triệu người so với năm 2020 do
tác động của đại dịch Covid-19. [4] Các doanh nghiệp cũng đang ngày càng đòi
hỏi cao hơn từ người lao động. Theo một nghiên cứu từ học NewManu, Vương
quốc Anh [5] – kỹ năng lãnh đạo (leadership) được cho là kỹ năng quan trọng,
được các nhà tuyển dụng tìm kiểm kể cả ở các sinh viên mới ra trường.
Bên cạnh việc phát triển các kỹ năng mềm, AIESEC định vị là một tổ
chức phát triển về khả năng lãnh đạo. Với định vị hợp với thị hiếu của nhà tuyển
dụng, AIESEC đứng trước cơ hội lớn để tiếp cận người trẻ - những người đang
có mong muốn phát triển khả năng lãnh đạo để trở nên sẵn sàng hơn trong thị
trường lao động cạnh tranh khắc nghiệt.
Xét về yếu tố công nghệ, theo nghiên cứu từ PwC Việt Nam, 80% thế hệ
Gen Z – những người sinh từ năm 1995 – 2012 tin rằng họ có thể làm việc từ xa
[6]
. Họ cũng đã dần trở nên quen thuộc, thậm chí ưu chuộng những chương trình,
sự kiện trực tuyến mà học có thể tham gia ở bất cứ đâu.
Kết hợp cùng sự phát triển về những nền tảng làm việc, gặp mặt trực
tuyến giúp các hoạt động phát triển kỹ năng tiếp cận được nhiều với khách hàng
hơn. Đây là cơ hội cho AIESEC để tạo ra các cơ hội làm việc và kết nối trực tiếp
với tệp khách hàng trẻ tiềm năng của mình.
1.2.3. Khách hàng
Về khách hàng, họ là sinh viên trong độ tuổi từ 18 – 24, đang theo học tại
các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc, tuy nhiên, tập trung nhiều ở các
thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ…
Khơng có sự phân biệt về giới tính và thu nhập trong tệp khách hàng này.

Về mối quan tâm, họ dành nhiều sự chú ý cho học tập – sự nghiệp – phát
triển bản thân. Các mối quan tâm trên định hình nhu cầu và mong muốn của họ
về sản phẩm dịch vụ: song song với học tập tại trường đại học, nhóm khách hàng
mong muốn tìm kiếm một mơi trường giúp họ định hướng, phát triển về các kỹ
năng cứng và mềm cần thiết, phù hợp với xu hướng thị trường từ đó nâng cao giá
trị của bản thân trong mắt nhà tuyển dụng.
Về hành vi truyền thông, họ là những người nhạy cảm với công nghệ. Cụ
thể, theo một báo của Appota Vietnam, trung bình, người trẻ sử dụng internet 6,5
giờ mỗi ngày và hơn 3 giờ là cho mạng xã hội [7] Khi tìm kiếm các cơ hội phát
triển kỹ năng, bên cạnh những kênh chính thức của tổ chức, câu lạc bộ họ chủ
14


động tìm kiếm, họ tham khảo thêm những trang web tổng hợp, bạn bè, người
thân…
1.2.4. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ của AIESEC là những chương trình/tổ chức/cơng ty cung cấp các
dịch vụ phát triển kỹ năng mềm cho người trẻ, giúp họ trở nên sẵn sàng hơn khi
bước chân vào thị trường lao động. Những tổ chức/công ty này cạnh tranh với
AIESEC ở cả khách hàng và cả mặt nhân tài

1.2.4.1. Mentori
Tháng 8/2018, Dự án Youth Mentor ra đời trong với mục đích phi lợi
nhuận để giúp đỡ cho các bạn sinh viên mới ra trường, những người muốn có cơ
hội nghề nghiệp tốt hơn. Sau những thành công vang dội ở trên các mặt trận quốc
tế cũng như là trong nước, dự án đã đoạt được rất nhiều giải thưởng như: Vô địch
VSIC - Cuộc thi Vietnam Social Innovation Challenge được tổ chức bởi
Microsoft Vietnam, VCCI, Đại học Ngoại Thương; Đại diện Việt Nam tham gia
cuộc thi Mekong Challenge được tổ chức bởi McKinsey & Company.
Đến tháng 3/2019, dự án Youth Mentor được anh Nguyễn Quý Tiến

chuyển đổi mô hình thành cơng ty Mentori Việt Nam với tầm nhìn rõ ràng và hứa
hẹn: “Mentori Việt Nam là doanh nghiệp tiên phong cung cấp dịch vụ kết nối
định hướng và cố vấn phát triển, nghề nghiệp dành cho các bạn trẻ tại Việt Nam”.
Mentori là một môi trường trẻ, năng động với mạng lưới cố vấn (mentors)
có kinh nghiệm cao, bởi vậy, các bạn trẻ rất mong muốn có cơ hội được tham gia
làm việc và học hỏi từ những người này.
Hoạt động Marketing 7P của Mentori
Sản phẩm (Product): Mentori khơng có sản phẩm nào hướng tới đối
tượng nội bộ, tuy vậy, Mentori tuyển các bạn sinh viên dưới vai trị cộng tác viên
và nhân viên chính thức.
Giá cả (Price): Mentori khơng thu bất cứ chi phí nào của cộng tác viên.
Bên cạnh đó, cộng tác viên được giảm giá khi sử dụng dịch vụ cố vấn của
Mentori.
Phân phối (Place): Cộng tác viên của Mentori là sinh viên đang theo học
tại các trường đại học trên toàn quốc, tập trung nhiều tại các trường thuộc khối
ngành kinh tế do đây cũng là tệp khách hành mục tiêu của Mentori.
 Truyền thông (Promotion): Về mặt truyền thông, Mentori hầu hết triển
khai trên cách kênh mà công ty sở hữu (owned media) như Facebook chính thức:

15


Mentori Vietnam, nhóm cộng đồng Mentori Community (Kết nối cố vấn MT/
Big4/ MNCs), website: mentori.vn và kênh TikTok Mentori.vietnam
o Nền tảng Facebook: Trên nền tảng Facebook, Mentori đăng tải thông
tin về đợt tuyển thành viên và chia sẻ lại vào trong nhóm cộng đồng của mình.
Ngồi ra, trong nhóm cộng đồng cũng có thêm các bài viết chia sẻ trải nghiệm từ
các cựu thành viên
o Tiktok: Tiktok là điểm sáng nổi bật trong truyền thông của Mentori
cho đợt tuyển thành viên. Đúng với tinh thần sáng tạo, nhạy bén, những video

giới thiệu về Mentori có nhiều lượt xem và bình luận.
Hình 1.5: Kênh Tiktok của Mentori Vietnam

(Nguồn: tác giả sưu tầm)
Con người (People): Mentori xây dựng cơ chế khuyến khích nhân viên,
cộng tác viên tư do đưa ra các đề xuất cải tiến sản phẩm và dịch vụ. Do vậy, cộng
tác viên cần có sự chủ động, sáng tạo để tìm ra cách tối ưu hóa cơng việc của
mình
Q trình (Process): Qúa trình ứng tuyển vào vị trí cộng tác viên của
Mentori gồm hai vịng đó là vịng đơn và vòng phỏng vấn với quản lý. Vượt qua
hai vòng này, ứng viên sẽ được mời trở thành cộng tác viên của công ty.
 Bằng chứng vật lý (Physical Evidence): Mentori có văn phịng tại tịa
48B, tịa Keangnam Hà Nội. Tuy vậy, hầu hết các cộng tác viên hiện đang làm

16


việc online khoảng cách địa lý và tình hình dịch bệnh. Bên cạnh đó, webiste của
cơng ty mentori.vn cũng được đầu tư xây dựng cả về mặt hình thức và trải
nghiệm người dùng. Những thông tin tuyển thành viên của Mentori được đăng
trong mục tuyển dụng – một mục vốn dùng để tổng hợp các cơ hội tuyển dụng từ
nhiều công ty khác nhau.

1.2.4.2. Vietnam Online Career Fair (VOCF)
Giới thiệu chung
Vietnam Online Career Fair (VOCF) là Chương trình Tuyển dụng trên nên
tảng Online lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.
VOCF ra đời vào tháng 11/2018 với sứ mệnh giải quyết khó khăn của
hình thức Career Fair offline và hơn thế, cung cấp thông tin về tuyển dụng đúng
và chính xác cho các bạn sinh viên trong và ngồi nước có nhu cầu làm việc tại

Việt Nam. Đây chính là cầu nối nhanh nhất giưa doanh nghiệp và các bạn trẻ, là
dịp các bạn được gặp gỡ, tương tác, tham gia vào những khóa đào tạo và tư vấn
để hiểu bản thân và tìm được cơng việc phù hợp với bản thân mình.
VOCF nổi tiếng với định vị là nơi tụ hội rất nhiều những công ty đa quốc
gia – nơi làm việc mơ ước của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Đây là một định vị rất
hấp dẫn với các bạn sinh viên đang có định hướng theo đuổi sự nghiệp tại các tập
đoàn lớn. Các bạn tin rằng, tiếp xúc sớm với môi trường đa quốc gia sẽ giúp các
bạn xây dựng mạng lưới mối quan hệ với các anh chị đi trước cũng như làm quen
dần với môi trường đặc biệt này.
Hoạt động marketing 7P của VOCF
Sản phẩm (Product): VOCF tuyển cộng tác viên hỗ trợ cho cho các mùa
Hội chợ việc làm của mình. Thời gian hoạt động trung bình của mỗi mùa này kéo
dài khoảng 2 tháng.
Giá cả (Price): Cộng tác viên không phải trả bất cứ chi phí nào khi tham
gia vào chương trình của VOCF
Phân phối (Place): Cộng tác viên của VOCF là sinh viên đang theo học
tại các trường đại học trên toàn quốc, trải rộng các khối ngành kinh tế, xã hội,
khoa học...
 Truyền thông (Promotion): VOCF chủ yếu sử dụng công cụ marketing
trực tiếp trên các kênh công ty sở hữu (owned media) đó là trang Facebook chính
thức: Vietnam Online Career Fair - VOCF và nhóm cộng đồng: Vietnam
Authentic Career Stories by VOCF

17


o Trang Facebook chính thức của VOCF thường sẽ đăng những bài khởi
động và một số thông tin quan trọng về đợt tuyển. Tuy nhiên, trang này còn phục
vụ mục đích đăng bài của nhiều chương trình khác thuộc cơng ty nên bài viết có
khả năng bị trơi và phải cạnh tranh tương tác

o Nhóm cộng đồng đăng tải những bài chia sẻ cảm nhận làm việc với
VOCF từ thành viên các mùa trước thu hút được nhiều sự chú ý. Tuy nhiên,
tương tự như trang Facebook, các bài viết trong nhóm này cũng gặp phải sự cạnh
tranh về tương tác với các chương trình khác mà cơng ty chạy xuyên suốt.
Hình 1.6: Bài đăng tuyển dụng của VOCF

(Nguồn: tác giả sưu tầm)
Con người (People): Văn hóa nổi bật của VOCF đó là nhanh chóng và
hối hả. Để đáp ứng được với nhịp độ làm việc của các khách hàng là các tập đoàn
đa quốc gia, những cộng tác viên của VOCF phải là những người có tốc độ làm
việc nhanh và khả năng ứng biến tốt.
Quá trình (Process): VOCF khơng có thời gian tuyển cộng tác viên cố
định mà sẽ tuyển vào mỗi mùa Hội chợ việc làm, trung bình từ 2-3 lần/năm. Để
trở thành cộng tác viên của VOCF, ứng viên trải qua 2 vòng: vòng đơn và vòng
phỏng vấn.
18


 Bằng chứng vật lý (Physical Evidence): VOCF đầu tư xây dựng landing

page vco-vietnamonlinecareerfair.com tổng hợp thông tin về các hội chợ tuyển
dụng của mình. Tuy vậy, các thơng tin về đợt tuyển cộng tác viên không được
đăng trên landing page mà chỉ đăng trên trang Facebook chính thức và nhóm
cộng đồng
Nhận xét chung, dù có những định vị khác nhau nhưng Mentori và VOCF
đều có những điểm hấp dẫn (Selling points) thu hút các bạn trẻ tham gia dưới vai
trị cộng tác viên. Bên cạnh đó, 2 cơng ty này đều nhắm tới đối tượng là sinh viên
của các trường đại học top đầu về kinh tế và xã hội – là nguồn sinh viên mà
AIESEC nhắm tới.
Tuy vậy, điểm AIESEC có lợi thế hơn so với VOCF và Mentori bởi

chương trình thành viên được nâng cấp trở thành một sản phẩm chủ lực, do đó
các quy trình và chất lượng đều được chuẩn hóa và nâng cấp qua từng năm.
Quy trình tuyển dụng của AIESEC có phần gắt gao hơn so với đối thủ
cạnh tranh để đảm bảo tuyển được những thành viên phù hợp với giá trị. Điều
này là bởi những thành viên của AIESEC thường có thời gian hoạt động lâu hơn,
không chỉ theo dự án như VOCF và Mentori, do vậy, cần chọn người thật sự phù
hợp và có cam kết lâu dài.
Đặc biệt, về mặt truyền thơng cho chương trình tuyển thành viên có sự
khác biệt lớn. VOCF và Mentori không triển khai chiến dịch truyền thông mà chỉ
chủ yếu sử dụng những kênh mà cơng ty sở hữu (owned media) như trang
Facebook chính thức, group Facebook, và website với các bài đăng mang nội
dung thơng báo. Trong đó, Mentori có nổi trội hơn một chút khi đã nhanh chóng
triển khai trên nền tảng TikTok mới. Các hoạt động khác để tăng cảm tình thương
hiệu hay tỉ lệ chuyển đổi không được đầu tư triển khai nhiều.

19


1.2.5. Phân tích SWOT
Điểm mạnh (Strength)
Điểm yếu (Weakness)
- Thương hiệu AIESEC tạo được uy tín - Nhân sự phịng ban marketing mỏng
lâu đời với khách hàng
và trẻ
- Số liệu và kinh nghiệm được đúc kết - Hệ thống website thường bị lỗi vào
từ những chiến dịch trước
những ngày có lượng truy cập rất lớn
- Phòng ban marketing được đầu tư về (những ngày cuối)
tài chính
- Phụ thuộc nhiều vào các hoạt động

- Mạng lưới thành viên và cựu thành truyền thông trực tuyến (online), chưa
viên lớn à Tạo ra nguồn Word of mouth triển khai các hoạt động trực tiếp
lớn
(offline)
- Các cơng cụ truyền thơng có sự liên
kết chặt chẽ
Cơ hội (Opportunity)
Thách thức (Threat)
- Nhu cầu lớn cho các cơ hội phát triển - Khách hàng mục tiêu vẫn chưa nghĩ
khả năng lãnh đạo
về AIESEC với định vị “Lãnh đạo”
- Hợp tác với nhiều trường đại học lớn - Nhiều đối thủ cạnh tranh về thương
à Cơ hội lớn để tiếp cận trực tiếp với hiệu và nhu cầu
sinh viên trong trường và phát triển các
hoạt động truyền thông trực tiếp
Thơng qua phân tích ma trận SWOT về truyền thơng cho Chương trình
thành viên, có thể thấy rằng, đây là một chương trình lâu năm và có danh tiếng và
uy tín đối với khách hàng. Tuy nhiên, khi miêu tả về chương trình này, khách
hàng mục tiêu sử dụng nhiều từ như: “Kỹ năng mềm”, “Phát triển tiếng Anh”,
“Quốc tế” Định vị “Lãnh đạo” đã được ghi nhận nhưng chưa trở thành top of
mind của khách hàng. Trong khi đó, ngày càng có nhiều những đối thủ cạnh
tranh đang bắt đầu khai thác nhu cầu đang tăng rất nhanh này, vì vậy, AIESEC
cần củng cố hơn nữa định vị đã có của mình cho Chương trình thành viên.
Trong thời điểm giãn cách xã hội, AIESEC đã tận dụng rất tốt các nền
tảng trực tuyến để truyền thơng cho Chương trình tuyển thành viên. Thơng điệp
truyền thơng cũng như hình ảnh được sử dụng thống nhất thể hiện sự liên kết
giữa các công cụ truyền thông. Tuy nhiên, từ đầu năm 2022, sinh viên đã bắt đầu
trở lại trường học, do vậy AIESEC cần chuẩn bị cho các hoạt động truyền thông
trực tiếp, đặc biệt là các hoạt động kết hợp cùng các trường đại học để có thể tiếp
cận với khách hàng tiềm năng.


20


×