Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận “vận dụng phương pháp luận của học thuyết giá trị thặng dư trong quá trình điều chỉnh các quan hệ lợi ích kinh tế ở việt nam, hướng đến “xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.88 KB, 15 trang )

Mục lục

Phần mở đầu
1. Sự cần thiết của đề tài
Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác ra đời trên cơ sở nghiên cứu phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Học thuyết đã vạch trần thực chất bóc lột tư bản
chủ nghĩa và cội nguồn đối lập kinh tế giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản.
Ngày nay, từ quan điểm đổi mới về chủ nghĩa xã hội, học thuyết cịn có ý nghĩa
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc vận dụng học thuyết
giá trị thặng dư đã và đang được nghiên cứu để đảm bảo tính khoa học, phù hợp
với thực tiễn ở Việt Nam.
Học thuyết giá trị thặng dư của Karl Heinrich Marx (Marx) ra đời trên cơ sở
nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Học thuyết đó đã vạch trần
thực chất bóc lột tư bản chủ nghĩa cội nguồn đối lập kinh tế giữa giai cấp vô sản và
giai cấp tư sản, vũ trang cho giai cấp vô sản lý luận cách mạng sắc bén trong cuộc
đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Song, ý nghĩa thực tiễn của học thuyết giá trị
thặng dư không dừng ở đó. Ngày nay, từ quan điểm đổi mới về chủ nghĩa xã hội,
học thuyết này cịn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Việc vận dụng học thuyết giá trị thặng dư là một yêu cầu quan trọng và cần
thiết, có nhiều nội dung cần được nghiên cứu, vận dụng để đảm bảo tính khoa học,
phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam.
Những tư tưởng, giá trị về học thuyết giá trị thặng dư, chúng em chọn đề tài
“Vận dụng phương pháp luận của học thuyết giá trị thặng dư trong quá trình điều
chỉnh các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam, hướng đến “xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh”” làm đề tài tiểu luận.
2.

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề học thuyết giá trị thặng dư và đánh giá
quan hệ lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa


cũng như hướng đến “xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
3.

Phạm vi nghiên cứu

1


Vấn đề phương pháp luận của học thuyết giá trị thặng dư là một vấn đề rất
quan trọng và phạm vi của nó cũng nghiên cứu rộng. Trong phạm vi bài tiểu luận,
chúng em chỉ nghiên cứu được một số nội dung cơ bản về nguồn gốc, bản chất giá
trị thặng dưu cũng như là quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.
4.

Phương pháp nghiên cứu

Khi nghiên cứu về đề tài này em lấy học thuyết Mác - Lênin về vấn đề về
học thuyết giá trị thặng dư làm nền tảng cũng như là kim chỉ nam cho mọi vấn đề
cần nghiên cứu.
Dựa trên phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử nhắm tạo điều kiện cho người đọc có sự nhận thức đúng đắn
sự tồn tại và quá trình phát triển của học thuyết giá trị thặng dư cũng như sự vận
dụng vào Việt Nam, … từ đó có một tư duy đúng đắn, logic trong quá trình lập
luận và giải quyết vấn đề.
Phương pháp nghiên cứu tiểu luận là phương pháp lịch sử, phương pháp
tổng hợp, logic điều tra xã hội và nghiên cứ so sánh, phương pháp diễn dịch,
phương pháp quy nạp.
5.

Gioi thiệu của đề tài


Bài tiểu luận ngoài phần mở đầu, kết thúc và danh mục tài liệu tham khảo,
bài tiểu luận được chia thành những nội dung chi tiết sau:
Chương 1. Khái quát lý luận về học thuyết giá trị thặng dư.
Chương 2. Quan hệ lợi ích kinh tế trong nề kinh tế thị trường định hướng
XHCN.
Chương 3. Một số khuyến nghị để điều hòa các quan hệ lợi ích kinh tế trên
cơ sở phương pháp luận học thuyết giá trị thặng dư.

2


Phần nội dung
Chương 1. Khái quát lý luận về học thuyết giá trị thặng dư.
1.1. Bản chất, nguồn gốc giá trị thặng dư (GTTD)
Nguồn gốc của giá trị thặng dư: Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải mua
sức lao động và tư liệu sản xuất. Vì tư liệu sản xuất và sức lao động do nhà tư bản
mua, nên trong q trình sản xuất, người cơng nhân làm việc dưới sự kiểm soát của
nhà tư bản và sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản. Sản xuất tư bản chủ
nghĩa là quá trình tạo ra giá trị tăng thêm cho nhà tư bản khi năng suất lao động đạt
tới trình độ nhất định – chỉ cẩn một phần của ngày lao động người công nhân làm
thuê đã tạo tra giá trị bằng giá trị sức lao động của chính mình. Bằng lao động cụ
thể của mình, cơng nhân sử dụng các tư liệu sản xt và chuyển giá trị của chúng
vào sản phẩm; và bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn
giá trị sức lao động, phần lớn hơn đó được gọi là giá trị thặng dư. Giá trị hàng hóa
(W) được sản xuất ra gồm hai phần: giá trị những tư liệu sản xuất đã hao phí được
lao động cụ thể bảo tồn và chuyển vào sản phẩm (giá trị cũ, ký hiệu c) và giá trị
mới (v+m) do lao động trìu tượng của cơng nhân tạo ra (lớn hơn giá trị hàng hóa
sức lao động). Phần giá trị mới do lao động sống tạo thêm ra ngoài giá trị hàng hóa
sức lao động, được nhà tư bản thu lấy mà không trả cho người lao động, được gọi

là giá trị thặng dư (m). Như vậy, lao động sống là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.
Bản chất giá trị thặng dư: Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không
phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, hơn không phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị
thặng dư. để sản xuất giá trị thặng dư. Nhà tư bản muốn sản xuất ra 1 giá trị sử
dụng có một giá trị trao đổi nghĩa là một hàng hoá. Hơn nữa, nhà tư bản muốn sản
xuất ra một hàng hố có giá trị lớn hơn tổng giá trị những tư liệu sản xuất và giá trị
sức lao động mà tư bản đó bỏ ra để mua, nghĩa là muốn sản xuất ra một giá trị
thặng dư. Vậy quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa các quá
trình sả xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. C Mac viết:
“với tư cách là sự thống nhất giữa hai quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị
thì quá trình sản xuất là một q trình sản xuất hàng hố; với tư cách là sự thống
nhất giữa quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất là
3


một quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản chủ nghĩa của nền sản
xuất hàng hố”.
Q trình lao động với tư cách là q trình tư bản tiêu dùng sức lao động có
hai đặc trưng: người cơng nhân lao động dưới sự kiểm sốt của nhà tư bản giống
như những yếu tố khác của sản xuất được nhà tư bản sử dụng sao cho hiệu quả
nhất. Sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản, chứ không phải của người
công nhân. C.Mac đã lấy ví dụ về việc sản xuất của nước Anh làm đối tượng
nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư. Để nghiên cứu, Mác đã sử dụng 7
phương pháp giả định khoa học thông qua giải quyết chặt chẽ tiến hành nghiên
cứu: không xét đến ngoại thương, giá cả thống nhất với giá trị, toàn bộ giá trị tư
liệu sản đem tiêu dùng chuyển hết một lần giá trị sản phẩm và chỉ nghiên cứu trong
nền kinh tế sản xuất giản đơn.
Từ giả định trên mà C.Mác đưa ra một loạt các giả thiết về nghiên cứu: Nhà
tư bản dự kiến kéo 10 kg sợi;giá 1 kg bông là 1 đơla; hao mịn thiết bị máy móc để
kéo 5 kg bông thành 5 kg sợi là 1 đôla; tiền thuê sức lao động 1 ngày là 4 đôla; giá

trị mới 1 giờ lao động của công nhân là 1 đôla và chỉ cần 4 giờ người công nhân
kéo được 5 kg bơng thành 5 kg sợi.
Từ đó ta có bảng sau:
Tư bản ứng trước

Giá trị của sản phẩm
mới

Gía trị 10kg bông

10 đôla

Lao động cụ thể của
công nhân bảo tồn và
chuyển giá trị 10 kg
bông vào 10 kg sợi

10 đơla

Hao mịn máy
móc

2 đơla

Khấu hao tài sản cố định 2 đôla

Tiền thuê sức lao
động trong một
ngày


4 đôla

Giá trị mới do 8 giờ lao
động của người công
nhân tạo ra

8 đôla

Tổng chi phí sản
xuất

16 đơla

Tổng doanh thu

20 đơla

4


Nhà tư bản đối chiếu giữa doanh thu sau khi bán hàng (20 đơla) với tổng chi
phí tư bản ứng trước q trình sản xuất (16 đơla) nhà tư bản nhận thấy tiền ứng ra
đã tăng lên 4 đôla, 4 đôla này được gọi là giá trị thặng dư. Từ sự nghiên cứu trên,
chúng ta rút ra một số nhận xét sau:
Một là, nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư chúng ta nhận thấy
mâu thuẫn của công thức chung của tư bản đã được giải quyết. Việc chuyển hoá
tiền thành tư bản diễn ra trong lĩnh vực lưu thông và đồng thời không diễn ra trong
lĩnh vực đó. Chỉ có trong lưu thơng nhà tư bản mới mua được một thứ hàng hố
đặc biệt, đó là hàng hố sức lao động. Sau đó nhàtư bản sử dụng hàng hố đó trong
sản xuất, tức là ngồi lĩnh vực lưu thông để sản xuất giá trị thặng dư cho nhà tư

bản. Do đó tiền của nhà tư bản mới biến thành tư bản.
Hai là, phân tích giá trị sản phẩm được sản xuất (10 kg sợi), chúng ta thấy có
hai phần: Giá trị những tư liệu sản xuất nhờ lao động cụ thể của người công nhân
mà được bảo tồn và di chuyển vào giá trị của sản phẩm mới (sợi) gọi là giá trị cũ.
Giá trị do lao động trìu tượng của người cơng nhân tạo ra trong quá trình lao động
gọi là giá trị mới, phần giá trị mới này lớn hơn giá trị sức lao động, nó bằng giá trị
sức lao động cộng thêm giá trị thặng dư.
Ba là, ngày lao động của người công nhân trong xí nghiệp tư bản được chia
thành hai phần: Một phần gọi là thời gian lao động cần thiết: trong thời gian này
người công nhân tạo ra được một lượng giá trị ngang bằng với giá trị sức lao động
hay mức tiền cơng mà nhà tư bản giả cho mình (4 đơla). Phần thời gian cịn lại là
thời gian lao động thặng dư: trong thời gian lao động thặng dư người công nhân tạo
một lượng giá trị lớn hơn giá trị sức lao động hay tiền lương nhà tư bản đã trả cho
mình, đó là giá trị thặng dư (4 đôla) và bộ phận này thuộc về nhà tư bản (nhà tư
bản chiếm đoạt).
1.2.

Hai phương pháp nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư

Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa, do vậy mà
các nhà tư bản dùng nhiều phương pháp để tăng khối lượng giá trị thặng dư.
Những phương pháp cơ bản để đạt được mục đích đó là tạo ra giá trị thặng dư tuyệt
đối và tạo ra giá trị thặng dư tương đối.
1.2.1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.

Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ
thuật cịn thấp thì phương pháp chủ yếu mà các nhà tư bản thường dùng để tăng giá
5



trị thặng dư đó là kéo dài ngày lao động của công nhân, trong điều kiện thời gian
lao động là tất yếu không thay đổi.
Giả sử thời gian lao động là 8 giờ trong đó 4 giờ là thơi gian lao động cần
thiết và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư khi đó trình độ bóc lột của nhà tư bản
là 100%. Giá trị ngày lao động kéo dài thêm 2 giờ trong khi thời gian lao động cần
thiết khơng đổi thì thời gian lao động thặng dư tăng lên một cách tuyệt đối, vì thế
giá trị thặng dư cũng tăng lên, trình độ bóc lột tăng lên đạt 200%(m’=200%).
Các nhà tư bản tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động và phương pháp bóc
lột này đem lại hiệu quả rất cao cho các nhà tư bản. Nhưng dưới chủ nghĩa tư bản
mặc dù sức lao động của cơng nhân là hàng hố, nhưng nó tồn tại trong cơ thể sống
con người vì vậy mà người cơng nhân cần có thời gian 10 để ăn ngủ nghỉ ngơi giải
trí để phục hồi sức khoẻ nhằm tái sản xuất sức lao động. Mặt khác, sức lao động là
thứ hàng hố đặc biệt vì vậy ngồi yếu tố vật chất người cơng nhân địi hỏi phải có
thời gian cho nhu cầu sinh hoạt về tinh thần, vật chất, tôn giáo của mình. Như vậy,
về mặt kinh tế, ngày lao động phải dài hạn thời gian lao động tất yếu, nhưng không
thể vượt qua giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động.
Vì thời gian lao động quá dài, do vậy mà đã dẫn đến phong trào giai cấp vơ
sản đấu tranh địi giai cấp tư sản phải rút ngắn thời gian lao động trong ngày. Chính
vì vậy mà giai cấp tư sản phải chuyển sang một phương pháp bóc lột mới tinh vi
hơn, đó là phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối.
1.2.2. Phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối

Bóc lột giá trị thặng dư tương đối được tiến hành bằng cách rút ngắn thời
gian lao động cần thiết để trên cơ sở đó kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng
dư, trong điều kiện độ dài ngày lao động khơng đổi.
Giả sử ngày lao động 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4
giờ là thời gian lao động thặng dư, trình độ bóc lột 100%. Giả thiết rằng cơng nhân
chỉ cần 2 giờ lao động đã tạo ra được một giá trị bằng giá trị sức lao động của
mình. Do đó mà tỷ lệ phân chia ngày lao động thành thời gian lao động cần thiết và
thời gian lao động giá trị thặng dư trong trường hợp đó cũng khơng thay đổi. Khi

đó thời gian lao động cần thiết là 2 giờ, thời gian lao động thặng dư là 6 giờ, trình
độ bóc lột của nhà tư bản lúc này là 300%(m’=300%).
Như vậy để có thể giảm thời gian lao động cần thiết để từ đó gia tăng tương
ứng phần thời gian lao động thặng dư thì các nhà tư bản cần tìm mọi biện pháp để
tăng năng suất lao động trong những nghành sản xuất tư liệu sinh hoạt. Đồng thời
6


nâng cao năng suất lao động xã hội trong những 11 nghành, những lĩnh vực sản
xuất ra vật phẩm tiêu dùng để nuôi sống người công nhân. Nếu trong giai đoạn đầu
của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối chiếm ưu thế, thì đến giai
đoạn sau khi mà kỹ thuật phát triển, sản xuất giá trị thặng dư tương đối đã chiếm
ưu thế. Hai phương pháp trên đã được các nhà tư bản sư dụng kết hợp với nhau để
nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong các giai đoạn phát triển của chủ
nghĩa tư bản.
1.3.

Quy luật giá trị thặng dư

Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản bởi
vì nó quy định bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, chi phối mọi mặt đời
sống kinh tế của xã hội tư bản. Khơng có sản xuất giá trị thặng dư thì khơng có chủ
nghĩa tư bản. Theo C. Mác, chế tạo ra giá trị thặng dư, đó là quy luật tuyệt đối của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ở đâu có sản xuất giá trị thặng dư thì ở đó
có chủ nghĩa tư bản, ngược lại, ở đâu có chủ nghĩa tư bản thì ở đó có sản xuất giá
trị thặng dư. Chính vì vậy, Lênin gọi quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế
tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản.
Nội dung quy luật: Nội dung của quy luật này là sản xuất nhiều và ngày
càng nhiều hơn giá trị thặng dư bằng cách tăng cường bóc lột cơng nhân làm th.
Sản xuất nhiều và ngày càng nhiều giá trị thặng dư là mục đích, là động lực thường

xuyên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, là nhân tố đảm bảo sự tồn tại, thúc đẩy sự
vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản. Đồng thời nó làm cho mọi mâu thuẫn
của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư
bản bằng một xã hội cao hơn.
Quy luật giá trị thặng dư là nguồn gốc của mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư
bản: mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp
công nhân. Quy luật giá trị thặng dư đứng đằng sau cạnh tranh tư bản chủ nghĩa.
Với mục đích là thu được ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư, các nhà tư bản
cạnh tranh với nhau, tiêu diệt lẫn nhau để có được qui mô giá trị thặng dư lớn hơn,
tỉ suất giá trị thặng dư cao hơn. Để sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư, các
nhà tư bản ra sức áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, cải tiến sản xuất.
Từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, nền sản xuất có tính
chất xã hội hố ngày càng cao, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với
7


hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt. Tất cả những yếu
tố đó đưa xã hội tư bản đến chỡ phủ định chính mình.
Chương 2. Quan hệ lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
2.1. Lợi ích kinh tế
Khái niệm: Để tồn tại, phát triển, con người cần được thỏa mãn các nhu cầu
vật chất cũng như nhu cầu tinh thần. Lợi ích thu được khi con người được thỏa
mãn nhu cầu của mình. Lợi ích có thể là lợi ích vật chất, có thể là lợi ích tinh thần.
Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn nhu cầu này phải
được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với trình độ phát triển nhất
định của nền sản xuất xã hội đó.
Trong mỡi điều kiện lịch sử, tùy từng bối cảnh mà vai trò quyết định đối với
hoạt động của con người là lợi ích vật chất hay lợi ích tinh thần. Nhưng xuyên suốt
quá trình tồn tại của con người và đời sống xã hội thì lợi ích vật chất đóng vai trị
quyết định thúc đẩy hoạt động của mỗi các nhân, tổ chức cũng như xã hội. Lợi ích

kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế của
con người.
Vai trị của lợi ích kinh tế: Lợi ích kinh tế là một trong những vấn đề sống
còn của sản xuất và đời sống. Chính những lợi ích kinh tế đã gắn bó con người với
cộng đồng của mình và tạo ra những kích thích, thơi thúc, khát vọng và sự say mê
trong hoạt động sản xuất - kinh doanh cho người lao động. Lợi ích kinh tế được
nhận thức và thực hiên đúng thì nó sẽ là động lực kinh tế thúc đẩy con người hành
động. Do đó, lợi ích kinh tế thể hiện như là một trong những động lực cơ bản của
sự tiến bộ xã hội nói chung, phát triển sản xuất - kinh doanh nói riêng. Ph.Ăngghen
cho rằng,lợi ích kinh tế là những động cơ đã lay chuyển những quần chúng đông
đảo. Và khi chúng biến thành sự kích thích hoạt động của con người: "thì chúng
lấy động đời sống nhân dân".
Lợi ích kinh tế cịn có vai trị quan trọng trong việc củng cố,duy trì các mối
quan hệ kinh tế giữa các chủ thể sản xuất - kinh doanh. Một khi con người (chủ
thể) tham gia vào các hoạt động kinh tế đều nhằm đạt tới những lợi ích kinh tế
8


tương xứng với kết quả sản xuất kinh doanh thì mới đảm bảo nâng cao tính ổn định
và sự phát triển của các chủ thể lợi ích. Ngược lại, khi khơng mang lại lợi ích hoặc
lợi ích khơng được đầy đủ thì sẽ làm cho các mối quan hệ đó (quan hệ giữa các chủ
thể)xuống cấp. Nếu tình trang đó kéo dài thì sớm muộn sẽ dẫn đến tiêu cực trong
hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Lợi ích kinh tế thiết thân của cá nhân người lao động là động lực trực tiếp
đối với sự hoạt động của từng con người nói riêng và của cả xã hội nói chung.
Trong giai đoạn lịch sử hiện nay của đất nước, các lợi ích kinh tế, lợi ích
trứơc mắt của các cá nhân đang là cấp bách nhất, vì thế, nó cũng đang đóng vai trị
quan trọng hơn cả trong việc thúc đẩy các chủ thể hoạt động và qua đó gây nên sự
vận động, phát triển của xã hội. Vì vậy vào thời điểm lịch sử hiện nay, chúng ta
phải chủ trương tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các cá nhân, các gia đình

cũng như các nhóm xã hội thực hiện các lợi ích trên đây là hết sức đúng đắn, là
phản ánh đúng những đòi hỏi khách quan của thực tiễn cuộc sống. Thực ra, thông
qua các chủ trương ấy, chúng ta nhằm vào các mục đích lớn lao hơn - đó là đưa xã
hội thốt khỏi khủng hoảng và từng bước phát triển đời sống kinh tế xã hội của đất
nước.
2.2. Các kiểu quan hệ lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN
Xét theo cấp độ, có quan hệ lợi ích cá nhân - lợi ích nhóm - lợi ích xã hội.
Về ngun tắc: Lợi ích xã hội là tất cả lợi ích phản ánh quan hệ nhu cầu của xã hội
và là cái dùng để thỏa mãn nhu cầu chung của toàn xã hội về một (một số) đối
tượng (vật chất, tinh thần), nhất định bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã
hội trong từng giai đoạn lịch sử, thể hiện các quan hệ cơ bản và lâu dài của xã hội.
Lợi ích xã hội ở đây khơng phải là lợi ích của một nhóm người, một giai tầng, mà
đó là lợi ích của cả dân tộc, trong đó lợi ích chung của các cá nhân cấu thành dân
tộc, của cả dân tộc và không mâu thuẫn với lợi ích chung của nhân loại tiến bộ.
Lợi ích cá nhân là cái phản ánh quan hệ nhu cầu giữa cá nhân và các chủ thể
xã hội khác dùng để thỏa mãn nhu cầu riêng tư cụ thể của cá nhân đó, bảo đảm cho
sự tồn tại và phát triển cá nhân. Bao gồm: lợi ích vật chất, lợi ích kinh tế, lợi ích
9


tinh thần, lợi ích chính trị, … Đó là những lợi ích cụ thể phản ánh, nhu cầu, bảo
đảm sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân thể hiện qua các quyền của con người
như: quyền sống, quyền tự do, được an toàn, được lao động, được học tập, được
chăm sóc, quyền về kinh tế, chính trị, … Lợi ích kinh tế của cá nhân ngày nay
được biểu hiện khá phong phú, đa dạng, dưới nhiều dạng như: các nguồn thu nhập
(tiền công, tiền lương, lợi tức, cổ phiếu, thu thập từ lao động, các nguồn thu nhập
khác), việc làm, tài sản gắn với cá nhân (đất đai, nhà ở, sở hữu trí tuệ, tài sản khác,
…)
Xét theo phạm vi, có quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp với người lao động,

quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và quan hệ lợi ích giữa người
lao động với nhau. Về nguyên tắc:
Quan hệ lợi ích giữa người lao động và sử dụng lao động. Người lao động là
người có đủ thể lực và trí lực để lao động, tức là có khả năng lao động. Khi họ bán
sức lao động sẽ nhận được tiền lương (hay tiền công) và chịu sự quản ý, điều hành
của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động là chủ doanh nghiệp, cơ
quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có th mướn, sử dụng lao động
theo hợp đồng lao động. Là người trả tiền mua hàng hóa sức lao độg nên người sử
dụng lao động có quyền tổ chức, quản lý q trình làm việc của người lao động.
Lợi ích kinh tế của người sử dụng lao động có quyền thể hiện tập trung ở lợi
nhuận mà họ thu được trong quá trình kinh doanh. Lợi ích kinh tế của người lao
động thể hiện tập trung ở tiền lương mà họ nhận được từ việc bán sức lao động của
mình cho người sử dụng lao động. Lợi ích kinh tế của người lao động thể hiện và
người sử dụng lao động có quan hệ chặt chẽ; thống nhất, mà cịn có mâu thuẫn với
nhau.
2.3. Phương thức điều tiết quan hệ lợi ích kinh tế
Trong nền sản xuất hàng hóa và sản xuất xã hội lồi nhười có rất nhiều động
lực khác nhau, chẳng hạn động lực kinh tế vẫn là yếu tố quyết định, nó thúc đẩy
con người và các chủ thể kinh tế và lợi ích kinh tế mà quan tâm đến sản xuất kinh
doanh. Lợi ích kinh tế cịn có vai trị quan trọng trong việc củng cố và duy trì mối
quan hệ kinh tế giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh để thu được nhiều lợi ích về
10


mình. Dùng các cách thức từ cạnh tranh đến thỏa hiệp thống nhất hay áp đặt để thu
được nhiều lợi ích về mình nhất.

Chương 3: Một số khuyến nghị để điều hịa các quan hệ lợi ích kinh tế trên cơ sở
phương pháp luận học thuyết GTTD
3.1. Mục tiêu

Từ sự thúc bách của cuộc sống, từ nghiên cứu kinh nghiệm của các nước
trong quá trình đổi mới sang nền kinh tế này cũng như nghiên cứu kế thừa tư tưởng
của các nhà kinh điển về một xã hội tương lai, Việt Nam đã đổi mới sáng tạo thừa
nhận cơ chế kinh tế nhiều thành phần; chấp nhận cơ chế thị trường và khẳng định
nó khơng đối lập với chủ nghĩa xã hội, thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường.
11


Có thể nói đây là sự lựa chọn khách quan, sáng tạo, độc lập và phù hợp với xu
hướng chung của nền kinh tế thế giới. Quá trình đổi mới nhận thức này diễn ra
từng bước và được kiểm nghiệm bởi thực tiễn phát triển của nền kinh tế và tiếp tục
được bổ sung, hoàn thiện phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế nhà nước.
Cùng với quá trình, bước đi đổi mới hợp lí đó, đó là sự độc lập, sáng tạo, có
cơ sở khoa học trong xác định mơ hình kinh tế mới- mơ hình kinh tế ở Việt Nam là
một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường dựa
trên cơ sở được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất XHCN, thể hiện
trên cả ba mặt sở hữu, quản lí và phân phối. Nói cách khác, vận dụng phương pháp
luận của học thuyết GTTD để điều hịa các quan hệ lợi ích kinh tế dưới sự quản lí
của Nhà nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn
minh.
3.2. Một số khuyến nghị
Đối với Nhà nước: Nhà nước đóng vai trị định hướng, xây dựng và hồn
thiện thể chế kinh tế, tạo mơi trường cạnh tranh minh bạch, bình đẳng. Vai trò kinh
tế của Nhà nước là hướng tới mục tiêu chung, làm cho dân giàu, nước mạnh, tăng
cường ổn định và cơng bằng xã hội. “Dân giàu”thì “ nước mạnh” . Nhà nước cịn
có các chính sách khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp. Về nguyên tắc luật
pháp chỉ cấm những hoạt động tổn hại lợi ích quốc gia và các lợi ích hợp pháp
khác. Đồng thời, cần thực hiện có hiệu quả các chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo
điều kiện và cơ hội tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển, hưởng thụ các dịch
vụ xã hội cơ bản, khắc phục tư tưởng bao cấp, ỷ lại. Chú trọng các chính sách ưu

đãi xã hội, vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Mặt khác,
nhà nước tạo môi trường pháp lí thuận lợi như hệ thống pháp luật đồng bộ, phù
hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế, hệ thống các văn bản hướng dẫn, chính sách
kinh tế, …
Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp nên đầu tư them về các cơ sở KHKT
hiện đại hơn, cải thiện điều kiện việc làm cho người lao động, có chế độ bảo hiểm
cho người lao động. Bên cạnh đó, nên đổi mới quản trị, lượng hang hóa và phân
phối thu nhập người lao động theo đúng hiệu quả làm việc. Tuân thủ pháp luật, bảo
đảm trách nhiệm xã hội, thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ.
Đối với người lao động: Nâng cao chất lượng đời sống vật chất tinh thần cho
công nhân lao động, đăc biệt người lao động ở các khu cơng nghiệp, khu chế xuất.
Nâng cao trình độ nhận thức, chất lượng đào tạo nghề, phất triển đội ngũ công
12


nhân có trình độ cao, có kĩ năng lao động, tác phong công nghiệp tốt, ý thức kỉ luật
cao.

Phần kết luận
Trrong xã hội tư bản, mối quan hệ gữa tư bản và lao động là mối quan hệ cơ
bản, sâu sắc nhất, xuyên qua tất cả các quan hệ xã hội. GTTD có biểu hiện cụ thể
thơng qua các hình thái lợi nhuận, lợi tức. Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa, lợi nhuận bình qn có vai trị điều tiết lợi nhuận. Ngồi ra, nó cịn là phần
giá trị do lao động của công nhân làm thuê sáng tạo ra là nguồn gốc làm giàu của
giai cấp tư bản, sản xuất GTTD là cơ sở tồn tại của chủ nghĩa tư bản.
Bên cạnh đó, các chủ thể kinh tế có quan hệ với nhau, gọi là quan hệ lợi ích
và mang đến nhiều lợi ích kinh tế đôi với người lao động và người sử dụng lao
đông, cũng như là các quan hệ xã hội trong sản xuất. Và vận dụng hết được vai trò
của GTTD đã làm cho xã hội đó dân chủ, cơng bằng, văn minh.
13



Danh mục tài liệu tham khảo
1. Kinh tế Chính trị Mác-Leenin (in lần thứ 2 có sửa chữa và bổ sung)
2. C.Mác và Ph.Angghen, Tồn tập, tập 25, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2002, phần I, tập 47-83
3. C.Mác và Ph.Angghen, Tồn tập, tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2002, tr 250-296
4. C.Mác: Tư bản, Nxb Sự thật, H.1987, st, tập 1
5. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, PGS. TS. Nguyễn Văn Hảo,
Bộ Giáo dục và đào tạo

14


15



×