Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG - CHI NHÁNH HÓC MÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 52 trang )

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI CƠ SỞ II
.....o0o.....

BÁO CÁO THỰC TẬP
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG CHI NHÁNH HĨC MƠN

- Giảng viên hướng dẫn: TS. Tôn Thất Viên
- Họ tên sinh viên: Lý Gia Hân
- Mã số sinh viên: 1853401010477
- Lớp: Đ18KD3

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2022


PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Họ và tên sinh viên: ..................................................................................................
Lớp:...................................MSSV:.............................................................................
Ngành:........................................................................................................................
2. Họ tên Giảng viên:..................................................................................................
3. Nhận xét chung:
Về tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên:
......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Về việc thực hiện theo đề cương thực tập cuối khóa:
......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


Về việc trình bày báo cáo thực tập cuối khóa:
......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Về việc nắm bắt nội dung chun mơn trong q trình thực tập:
......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
4. Đánh giá kết quả (theo thang điểm 10, ghi rõ điểm số và điểm chữ)
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
TP. HCM, ngày ... tháng ... năm ..........
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)


NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
 Xuất sắc
 Tốt
 Khá
 Đáp ứng yêu cầu

 Không đáp ứng yêu cầu
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
(Ký, Ghi rõ họ tên, Đóng dấu)


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Lời mở đầu............................................................................................................1
1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu.................................................................................1
1.1. Vốn trong Ngân hàng Thương mại........................................................................1
1.2. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................3
Phần 1. Khái quát về Ngân hàng TPBank - chi nhánh Hóc Mơn.................4
1.1. Tổng quan về Ngân hàng TPBank.................................................................4
1.1.1. Một số cột mốc nổi bật trong qu á tr ình hình th ành và ph át triển của
TPBank................................................................................................................5
1.1.2. Các sản phẩm dịch vụ của TPBank.............................................................6
1.1.2.1. Khách hàng cá nhân.................................................................................6
1.1.2.2. Khách hàng doanh nghiệp......................................................................8
1.2. Ngân hàng TPBank chi nhánh Hóc Mơn......................................................9
1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của TPBank chi nhánh Hóc Mơn............................9
1.3.1. Bộ phận phịng kinh doanh trong Ngân hàng............................................9
1.3.2. Bộ phận phòng ban khối Dịch vụ..............................................................10
1.3.3. Phòng ban thuộc khối Quản lý rủi ro.........................................................10
Phần 2. Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng TPBank - chi nhánh Hóc

Mơn...................................................................................................................11
2.1. Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TPBank - chi nhánh Hóc Mơn......11
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.............................................11
2.3. Thực trạng về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TPBank - chi nhánh Hóc
Mơn giai đoạn 2019 - 2021.................................................................................13
2.3.1. Quy mơ và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động.............................13
2.3.2. Cơ cấu nguồn vốn.........................................................................................16
2.3.2.1. Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi.........................................................................18
2.3.2.1.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn..............................................18


2.3.2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng...........................................20
2.3.2.1.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo mục đích...........................................23
2.3.2.2. Hiệu quả hoạt động huy đông vốn của TPBank chi nhánh Hóc Mơn....24
2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn tại TPBank - chi
nhánh Hóc Môn...........................................................................................27
2.4.1. Yếu tố khách quan..................................................................................27
2.4.2. Các yếu tố chủ quan................................................................................30
Phần 3. Đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TPBank - chi nhánh Hóc
Mơn...............................................................................................33
3.1. Phân tích SWOT..............................................................................................33
3.1.1. Điểm mạnh của TPBank chi nhánh Hóc Mơn..............................................33
3.1.2. Điểm yếu.......................................................................................................33
3.1.3. Cơ hội và kết quả đạt được...........................................................................34
3.1.4. Thách thức....................................................................................................36
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương
mại cổ phần Tiên Phong - chi nhánh Hóc Mơn..........................................38
3.2.1. Giải pháp đối với TPBank chi nhánh Hóc Mơn................................................38
3.2.1.1. Cơ sở vật chất của ngân hàng...........................................................................38
3.2.1.2. Nâng cao trình độ chun mơn.......................................................................38

3.2.1.3. Chính sách khuyến mãi và chính sách khách hàng.........................................39
3.3. Định hướng chung của TPBank.........................................................................39
3.3.1. Về cơ chế điều hành huy động vốn và kinh doanh vốn.....................................39
3.3.2. Về cơ cấu nguồn vốn huy động.........................................................................40
3.3.3. Về sản phẩm huy động vốn...........................................................................40
3.3.4. Về quy trình giao dịch trong hoạt động huy động vốn.......................................41
3.3.5. Về kênh phân phối..............................................................................................41
3.3.6. Về cơ chế khuyến khích trong huy động vốn.....................................................41
3.3.7. Về cơng nghệ thông tin trong hoạt động huy động vốn......................................41
3.4. Định hướng của TPBank chi nhánh Hóc Mơn trong thời gian tới.........................42
Kết luận.............................................................................................................43
Tài liệu tham khảo...........................................................................................44


DANH MỤC BẢNG BIỂU
1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh TPBank chi nhánh Hóc Mơn giai đoạn 2019 2021.....................................................................................................................12
1.2. Quy mơ nguồn vốn huy động tại TPBank chi nhánh Hóc Môn 2019 - 2021.......14
1.3. Cơ cấu nguồn vốn TPBank chi nhánh Hóc Mơn 2019 - 2021..............................16
1.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn tại TPBank chi nhánh Hóc Môn 2019 2021..............................................................................................................................18
1.5. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng của TPBank chi nhánh Hóc Mơn
2019 - 2021....................................................................................................................20
1.6. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo mục đích tại TPBank chi nhánh Hóc Mơn 2019
- 2021............................................................................................................................23
1.7. Tỷ lệ vốn huy động so với tổng nguồn vốn 2019 - 2021......................................24
1.8. Chi phí huy động vốn bình qn 2019 - 2021......................................................26


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
1.1. Quy mô tăng trưởng nguồn vốn huy động tại TPBank chi nhánh Hóc Mơn 2019 2021...............................................................................................................................15
1.2. Cơ cấu nguồn vốn TPBank chi nhánh Hóc Mơn...................................................17

1.3. Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn tại TPBank chi nhánh Hóc Mơn......................19
1.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng của TPBank chi nhánh Hóc Mơn
2019 - 2021...................................................................................................................21
1.5. Tỷ lệ vốn huy động so với tổng nguồn vốn 2019 - 2021......................................25


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATM: Automated Teller Machine - Máy rút tiền tự động hay máy giao dịch tự động
TMCP: Thương mại Cổ phần
TCTD: Tổ chức tín dụng
TCKT: Tổ chức kinh tế
UBND: Ủy ban nhân dân
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTM: Ngân hàng Thương mại
USD: United States Dollar - Đơn vị tiền tệ của Mỹ
PIN: Personal Identification Number - Mã số định danh/ Nhận dạng cá nhân
EMV: Europay, MasterCard và Visa


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu:
1.1. Vốn trong Ngân hàng Thương mại:
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động sản xuất kinh doanh được thì
phải có: Cơng nghệ - Lao động - Tiền vốn; trong đó vốn là nhân tố quan trọng, nó
phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh. Riêng đối với Ngân
hàng Thương mại, vốn lại càng là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng. Vốn là cơ sở để Ngân hàng Thương mại tổ chức hoạt động kinh doanh,
Ngân hàng không thể thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh nếu không có vốn.

Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, ngân hàng
chỉncó quyền sử dụng mà khơng có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn
cả gốc lẫn lãi khi đến kỳ hạn (nếu là tiền gửi có kỳ hạn) hoặc khi khách hàng có nhu
cầu rút vốn (nếu là tiền gửi khơng kỳ hạn). Vốn huy động đóng vai trò quan trọng đối
với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Như đã biết, đặc trưng của hoạt động ngân hàng: Vốn khơng chỉ là phương tiện
kinh doanh chính mà cịn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Thương mại.
Ngân hàng là tổ chức kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt trên thị trường tiền tệ (thị
trường vốn ngắn hạn) và thị trường chứng khoán (thị trường vốn dài hạn). Những ngân
hàng trường vốn là ngân hàng có nhiều thế mạnh trong kinh doanh. Hơn nữa, vốn lớn
là lợi thế đầu tiên trong việc chấp hành pháp luật trước hết là luật Ngân hàng Trung
ương, luật các tổ chức tín dụng, tạo thế mạnh và thuận lợi trong kinh doanh tiền tệ.
Chính vì thế, có thể nói vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng,
là khâu cốt tử của ngân hàng. Do đó, ngoài vốn ban đầu cần thiết, tức là đủ vốn điều lệ
theo luật định thì ngân hàng phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong
suốt quá trình hoạt động của mình.
Ngân hàng Thương mại huy động vốn dưới các hình thức: Nhận tiền gửi (tiền gửi
khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm); phát hành các cơng cụ nợ (tín
phiếu, trái phiếu); và nguồn vốn đi vay. Ngoài ra vốn của ngân hàng cịn được hình


2

thành thông qua việc làm uỷ thác, đại lý cho các tổ chức trong và ngoài nước hoặc
cung cấp các phương tiện thanh toán như thẻ rút tiền tự động từ máy ATM,...
Nhìn chung nguồn vốn của ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau
nhưng trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm khoảng
từ 70% - 80% và nó có tính biến động. Nhất là đối với loại tiền gửi không kỳ hạn và
vốn ngắn hạn, hơn nữa vốn huy động chịu tác động lớn của thị trường và môi trường
kinh doanh trên địa bàn hoạt động.

Từ đặc trưng kinh doanh của ngân hàng, vốn vừa là phương tiện kinh doanh, vừa
là đối tượng kinh doanh. Các Ngân hàng Thương mại thực hiện kinh doanh loại “hàng
hoá đặc biệt” - tiền tệ trên thị trường tiền tệ (thị trường vốn ngắn hạn) và thị trường
chứng khoán (thị trường vốn dài hạn). Vì vậy, ngồi vốn ban đầu khi thành lập theo
qui định của pháp luật, các Ngân hàng Thương mại cần phải đi sâu tìm hiểu, phân tích
nguồn hình thành vốn này, dự đốn trước tình hình cung cầu vốn để có đối sách phù
hợp.
1.2. Lý do chọn đề tài:
Hoạt động các Ngân hàng Thương mại Việt Nam đã có nhiều thay đổi, các loại
hình sản phẩm dịch vụ đã được đa dạng hóa và linh hoạt hơn, cơng nghệ cũng đã có
những cải tiến vượt bật. Tuy nhiên, so với các nước trên toàn thế giới ngành ngân hàng
Việt Nam còn khá nhỏ và yếu, mạnh về số lượng nhưng chất lượng chưa được quan
tâm. Để nâng cao chất lượng hoạt động và năng lực đủ mạnh để cạnh tranh với các
ngân hàng khác trên địa bàn cũng như nhóm ngân hàng khối ngoại, thì đạt được hiệu
quả trong hoạt động huy động vốn là vấn đề hàng đầu đối với tồn bộ ngành ngân
hàng nói chung và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - chi nhánh Hóc Mơn
nói riêng, để chi nhánh cso thể đứng vững trong lĩnh vực và trong thời gian tới khi mà
những dự đoán đều cho rằng nền kinh tế thế giới và Việt Nam đều sẽ tiếp tục gặp khó
khăn. Đứng trước những thử thách trên, việc đạt được hiệu quả trong hoạt động huy
động vốn là yêu cầu cấp thiết đối với TPBank - chi nhánh Hóc Mơn.


3

Tuy nhiên, tại TPBank - chi nhánh Hóc Mơn cơng tác thực hiện hoạt động huy
động vốn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, việc huy động vốn tại địa phương còn găp phải sự
cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD trên địa bàn, một phần cũng bởi vì nghiệp vụ huy
động vốn tại ngân hàng chưa được phát huy triệt để nên hiệu quả huy động vốn vẫn
chưa thể đạt được những kết quả như dự kiến, không đều trong năm. Và vì thế, với
mong muốn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác huy động vốn

tại chi nhánh nên đó chính là lý do em chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên
Phong - chi nhánh Hóc Mơn”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
 Nghiên cứu hiệu quả của hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Tiên Phong - chi nhánh Hóc Mơn trong 3 năm gần nhất.
 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Tiên Phong - chi nhánh Hóc Mơn trong 3 năm gần nhất.
3. Phương pháp nghiên cứu:
 Sử dụng các số liệu liên quan đến bài phân tích từ Phịng dịch vụ khách hàng
TPBank - chi nhánh Hóc Mơn.
 Sử dụng trang TPB.vn để tham khảo các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên.
 Phân tích số liệu từ báo cáo tài chính của ngân hàng, phân tích theo chiều ngang:
phân tích phần trăm thay đổi các khoản mục qua các năm để đánh giá được mức
độ biến động từng khoản mục đối với mỗi năm, đồng thời đánh giá được xu hướng
biến động trong tương lai.
 Phân tích theo chiều dọc: phân tích tỷ trọng từng thành phần trong tổng nguồn vốn
hay tổng dư nợ nhằm đánh giá cơ cấu của khoản mục tổng nguồn vốn hay tổng dư
nợ.

4. Phạm vi nghiên cứu:
Đánh giá tình hình huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
- chi nhánh Hóc Mơn trong 3 năm gần đây (2019-2021)


4

PHẦN 1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TPBANK CHI NHÁNH HĨC MƠN
1.1. Tổng quan về Ngân hàng TPBank:
TPBank là tên viết tắt của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong. Được

thành lập lần đầu ngày 05/05/2008. Mặc dù mới thành lập khơng lâu nhưng nhờ có
định hướng phát triển kinh doanh rõ ràng và cụ thể nên TPBank luôn mang đến những
giá trị cốt lõi tốt nhất cho tất cả các khách hàng của mình.
Nhờ có các cổ đơng lớn luôn đồng hành và sát cánh trong các hoạt động kinh
doanh giúp TPBank có tốc độ tăng trưởng bền vững, có thể kể đến một số cổ đơng nổi
bật như:
 Tập đoàn Vàng bạc Đá quý lớn nhất Việt Nam DOJI, Cơng ty Tài chính quốc tế.
 Tập đồn Công nghệ hàng đầu Việt Nam FPT.
 Tổng công ty bảo hiểm và Tập đồn Tài chính có trụ sở tại Singapore là SBI Ven
Holding.
Nhờ có những cổ đơng lớn có tiềm lực về tài chính mạnh mẽ mà đã giúp TPBank
không chỉ giúp thúc đẩy kinh doanh mà giúp kế thừa những nền tảng quý báu.
Với câu Sologan quen thuộc của TPBank là “Vì chúng tơi hiểu bạn” cũng là cách
TPBank xây dựng định hướng kinh doanh cho mình. Chính vì thế, mục tiêu sự thấu
hiểu khách hàng ln được TPBank ưu tiên đặt lên hàng đầu trong suốt quá trình phát
triển của mình. Tất cả các sản phẩm, dịch vụ tài chính của TPBank đều tập trung vào
nhu cầu thực tế mong muốn của khách hàng.
Mong muốn của TPBank là có thể trở thành người bạn ln đồng hành trong các
vấn đề tài chính với khách hàng. Do vậy để có thể trở thành người bạn thân
thiết với khách hàng, địi hỏi TPBank phải ln hiểu được sâu sắc nhất những mong
muốn và tâm lý của khách hàng khi sử dụng dịch vụ.


5

(Hinh ảnh ngân hàng TPBank. Nguồn: Internet)
1.1.1. Một số cột mốc nổi bật trong quá trình hình thành và phát triển của TPBank:
- Năm 2008: Khai trương TPBank
- Năm 2012: TPBank đạt giải thưởng “Tin và Dùng” 2013 cho Dịch vụ Ngân hàng
do độc giả Thời báo Kinh tế Việt Nam - Tạp chí Tư vấn Tiêu & Dùng bình chọn.

- Năm 2013: TPBank ra mắt nhận diện thương hiệu mới và đón nhận bằng khen
của Thủ tướng Chính phủ về thành tích xuất sắc trong cơng tác tái cơ cấu
- Năm 2014: TPBank khai trương trụ sở mới: Trụ sở được đặt tại 57 Lý Thường
Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Năm 2016: Ra mắt thẻ tín dụng TPBank World MasterCard
- Năm 2017: TPBank chính thức ra mắt hệ thống điểm giao dịch tự động 24/7
LiveBank. Ra mắt ứng dụng thanh toán bằng mã QR - TPBank QuickPay.
- Năm 2018: Nhận 3 giải thưởng quốc tế uy tín về ngân hàng số: Best Internet
Banking Initiative of the Year - Ngân hàng số sáng tạo nhất năm; Best CRM
project in Vietnam - Hệ thống Quản lý và chăm sóc khách hàng tốt nhất Việt Nam;
Best ATM and Kiosk Project in Vietnam - Ngân hàng tự động tốt nhất Việt Nam.


6

- Năm 2020: TPBank là 1 trong 4 ngân hàng được Moody’s xếp hạng cao và giữ
nguyên triển vọng ổn định.
 Tầm nhìn: Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam với các sản
phẩm, dịch vụ tài chính trên nền tảng cơng nghệ hiện đại, tiên tiến góp phần xây
dựng đất nước giàu mạnh.
 Sứ mệnh:
- TPBank cung cấp sản phẩm/ dịch vụ tài chính hồn hảo cho khách hàng và đối
tác dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến và hiệu quả cao.
- TPBank là tổ chức kinh tế hoạt động minh bạch, an tồn, hiệu quả và bền vững,
mang lại lợi ích tốt nhất cho các Cổ đông.
- TPBank tạo điều kiện tối ưu để mỗi cán bộ nhân viên có cuộc sống đầy đủ về
kinh tế, phát huy năng lực sáng tạo và phát triển sự nghiệp của bản thân.
- TPBank là tổ chức có trách nhiệm xã hội cao, tích cực tham gia các hoạt động
cộng đồng với mục tiêu vì Con người và Hưng thịnh Quốc gia.
1.1.2. Các sản phẩm dịch vụ của TPBank:

Mặc dù là ngân hàng trẻ “sinh sau đẻ muộn” và từng trải qua giai đoạn tái cơ cấu
mạnh mẽ. Nhưng TPBank không chỉ cải thiện mạnh về kinh doanh mà còn liên tục ra
mắt các sản phẩm dịch vụ mới mang đậm dấu ấn ngân hàng số, mang đến sự tiện lợi
tối ưu cho khách hàng.
1.1.2.1. Khách hàng cá nhân:
 Dịch vụ gửi tiết kiệm
- Tiết kiệm thường lĩnh lãi định kỳ
- Tiết kiệm Tài Lộc
- Tiết kiệm thường lĩnh lãi cuối kỳ
- Tiết kiệm thường lĩnh lãi đầu kỳ
- Tiết kiệm kỳ hạn ngày
- Tiết kiệm điện tử
- Tài khoản gửi góp Future savings
- Tài khoản gửi góp An Gia Phát Lộc


7

- Tài khoản gửi góp Future Savings Kids
- Tài khoản tích lũy tự động
- Tiết kiệm Trường An Lộc
- Tiết kiệm gửi góp Savy
- Tiết kiệm gửi 6 tháng, lãi suất 12
- Tiền gửi Bảo An Lộc
- Tiền gửi Bảo An Lộc lĩnh lãi định kỳ
 Vay vốn:
- Vay mua nhà, xây sửa nhà
- Vay mua ô tô
- Vay tiêu dùng thế chấp
- Vay kinh doanh

- Vay khởi nghiệp
- Vay thấu chi tín chấp
- Vay thấu chi thế chấp
- Vay tiêu dùng trả góp tín chấp
- Vay cầm cố giấy tờ có giá
- Ứng sổ tiết kiệm
- Cho vay tiền mặt đa tiện ích
- Vay Topup với các khách hàng đang vay thế chấp tại TPBank
- Vay sinh viên
 Ngân hàng điện tử:
TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu
quả nhất, hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động. Dựa trên nền tảng cơng
nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu, với mục tiêu đi đầu về Ngân hàng số,
TPBank đã tập trung đầu tư để có hạ tầng hiện đại, giải pháp công nghệ tiên tiến với
những sản phẩm đột phá như:
- Hệ thống LiveBank: Dịch vụ tự động, hỗ trợ nhanh 24/7
- Savy - Ứng dụng tiết kiệm vạn năng.
- QuickPay: Thanh toán tất cả các giao dịch bằng mã QR.


8

- Dịch vụ Internet Banking Online.
TPBank đã ứng dụng thành cơng trợ lý ảo T’aio với trí thơng minh nhân tạo AI và
công nghệ máy học Machine Learning, hệ thống nhận diện khách hàng bằng giọng nói
và vân tay… Tất cả những sản phẩm vượt trội đó đã giúp TPBank trở thành ngân hàng
đầu tiên có hệ sinh thái ngân hàng số đa dạng và vượt trội tại Việt Nam.
 Dịch vụ thẻ:
- Thẻ ghi nợ trả trước/trả sau.
- Các loại thẻ tín dụng.

Thẻ tín dụng TPbank
-

Thẻ

tín

dụng

TPBank

Thẻ ghi nợ TPBank
World - Thẻ Ghi nợ quốc tế TPBank Visa

MasterCard Golf Privé
-

Thẻ

tín

dụng

CashFree
TPBank

World - Thẻ ATM Smart 24/7

MasterCard Club Privé


- Thẻ phi vật lý TPBank MasterCard

- Thẻ tín dụng quốc tế TPBank Visa

eMoney

- Thẻ Tín dụng quốc tế TPBank Visa - Thẻ ghi nợ quốc tế TPBank Visa Plus
Platinum
- Thẻ Tín dụng quốc tế TPBank Visa
Vàng
- Thẻ tín dụng quốc tế TPBank Visa
Chuẩn
- Thẻ Đồng thương hiệu MobiFone –
TPBank Visa Platinum
- TPBank Visa FreeGo

1.1.2.2. Khách hàng doanh nghiệp:
- Mở tài khoản doanh nghiệp, quản lý tài khoản tiền gửi và thanh toán của doanh
nghiệp.
- Cấp tín dụng theo nhu cầu trong thời gian ngắn.
- Tài trợ hoạt động của doanh nghiệp, bảo lãnh.
- Dịch vụ ngoại hối, chuyển đổi các giao dịch tiền tệ.


9

- Phát hành thẻ doanh nghiệp để sử dụng tiện lợi.
- Hỗ trợ cho vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng
- Đăng ký ngân hàng số, dịch vụ E-Bank.
- Thực hiện thanh tốn trong và ngồi nước nhanh chóng.

1.2. Ngân hàng TPBank chi nhánh Hóc Mơn:
Chi nhánh mới của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) - TPBank Hóc Mơn
ngày 20/09/2016, được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đã chính thức khai
trương chi nhánh tại địa chỉ số 1/1 - 1/2 ấp Trung Mỹ Tây, xã Trung Chánh, huyện
Hóc Mơn, TP.Hồ Chí Minh.
Buổi lễ khai trương có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh TP.HCM, Cục Thanh tra Giám sát Ngân hàng TP.HCM, UBND xã Trung
Chánh, huyện Hóc Mơn, đại diện lãnh đạo TPBank cùng đông đảo đối tác khách hàng
thân thiết của TPBank tại TP.Hồ Chí Minh.
TPBank Hóc Mơn được xây dựng theo mơ hình thiết kế đa năng với hệ thống nội ngoại thất thân thiện với khách hàng, với phương thức giao dịch hiện đại và đội ngũ
nhân viên chuyên nghiệp và nhiệt tình. Tọa lạc trên đường Nguyễn Ảnh Thủ, là khu
vực đông dân cư với hoạt động kinh doanh nhộn nhịp, sầm uất, cửa ngõ phía Tây Bắc
của TP Hồ Chí Minh, TPBank Hóc Mơn có nhiều lợi thế về giao thương, phát triển các
dịch vụ, sản phẩm tài chính cho các tổ chức doanh nghiệp và người dân trên địa bàn.
Ngoài các dịch vụ cơ bản như: gửi tiết kiệm, cho vay, ngoại hối, thanh toán trong nước
và quốc tế, dịch vụ Ngân hàng điện tử… TPBank Hóc Mơn sẽ cung cấp cho doanh
nghiệp và người dân địa phương các sản phẩm tài chính đặc thù cho các lĩnh vực nơng
nghiệp, cơ khí, xây dựng, may mặc… là những mảng kinh tế trọng điểm của khu vực.
1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của TPBank chi nhánh Hóc Mơn:
1.3.1. Bộ phận phịng kinh doanh trong Ngân hàng:
- Vị trí chuyên viên kinh doanh và phát triển thị trường.
- Vị trí chuyên viên khách hàng cá nhân.
- Vị trí chuyên viên khách hàng doanh nghiệp.


10

- Vị trí chuyên viên phân tích và hỗ trợ kinh doanh.
- Vị trí chuyên viên khách hàng doanh nghiệp lớn.
- Vị trí chuyên viên thẻ tín dụng tiêu dùng.

1.3.2. Bộ phận phịng ban khối Dịch vụ:
- Vị trí chun viên chăm sóc dịch vụ khách hàng.
- Vị trí giám đốc dịch vụ khách hàng.
- Vị trí kiểm sốt viên.
- Vị trí giao dịch viên.
1.3.3. Phịng ban thuộc khối Quản lý rủi ro:
- Vị trí nhân viên/chuyên viên quản lý thu hồi nợ vay.
- Vị trí chuyên viên thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng.


11

PHẦN 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TPBANK
- CHI NHÁNH HĨC MƠN
2.1. Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TPBank - chi nhánh Hóc Mơn:
Các hình thức huy động vốn chủ yếu tại TPBank - chi nhánh Hóc Mơn:
 Tiết kiệm khơng kỳ hạn: Đây là sản phẩm tiết kiệm mà khách hàng có thể rút tiền
theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của TPBank.
 Tiết kiệm có kỳ hạn: Đây là sản phẩm tiết kiệm mà khách hàng đăng ký kỳ hạn và
thời hạn trả lãi ngay từ thời điểm ban đầu.
 Tiết kiệm linh hoạt: Đây là sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn mà trong thời gian gửi,
khách hàng được rút gốc linh hoạt một phần/tồn bộ số tiền gốc trên tài khoản, số
dư cịn lại trên tài khoản khách hàng vẫn được nhận lãi theo quy định khi mở tài
khoản.
 Tiết kiệm an sinh: Đây là hình thức tiết kiệm gửi góp, theo đó khách hàng có thể
chủ động gửi tiền nhiều lần vào tài khoản không theo định kỳ với số tiền gửi mỗi
lần không cố định.
 Tiết kiệm học đường: Đây là hình thức tiết kiệm gửi góp hướng tới mục tiêu tích
lũy dài hạn cho nhu cầu học tập của khách hàng hoặc người thân trong tương lai.
Theo đó khách hàng sẽ gửi một số tiền cố định vào tài khoản theo định kỳ để có

một số tiền lớn hơn khi đáo hạn.
 Giấy tờ có giá ngắn hạn: Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới
một năm; bao gồm các loại: Kỳ phiếu trả lãi trước/sau toàn bộ; Chứng chỉ tiền gửi
ngắn hạn, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn khác trả lãi trước/sau tồn bộ.
 Giấy tờ có giá dài hạn: Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn từ một
năm trở lên kể từ khi phát hành đến khi hết hạn; bao gồm các loại: Trái phiếu trả
lãi trước/sau toàn bộ hoặc trả lãi định kỳ; Chứng chỉ dài hạn, chứng chỉ tiền gửi
dài hạn khác trả lãi trước/ sai toàn bộ hoặc trả lãi định kỳ.
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng:
Trong bối cảnh môi trường kinh doanh bị xấu đi bởi dịch COVID-19, tốc độ doanh
thu của TPBank vẫn tăng mạnh cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng của chiến lược ngân
hàng số và sáng tạo số tại TPBank, giúp ngân hàng có thể duy trì hoạt động gần như


12

bình thường trong thời kỳ dịch bệnh, đồng thời cũng là giải pháp cứu cánh cho ngành
ngân hàng trong giai đoạn đầy thách thức này.
Mặc dù biên lợi nhuận từ hoạt động tín dụng giảm đáng kể do ngân hàng đã chủ
động giảm lãi vay cho khách hàng hiện hữu và hạ lãi suất cho vay mới, nhưng nhờ dư
nợ tín dụng vẫn tăng trưởng tích cực và thu nhập ngoài lãi, đặc biệt là thu từ dịch vụ và
bảo hiểm tăng cao, đã giúp cho tổng doanh thu vẫn tăng trưởng. Mặt khác, nhờ sở hữu
một nền tảng ngân hàng số hiện đại và tích cực chuyển đổi số, giúp ngân hàng tiết
kiệm nhân lực và tối ưu hóa chi phí hoạt động, nên lợi nhuận trước thuế trong năm
2019 - 2021 của TPBank vẫn tăng mạnh so với năm trước và vượt gần 8% so với kế
hoạch được Đại hội đồng cổ đơng đề ra.
Bên cạnh đó là sự lựa chọn mục tiêu, chiến lược kinh doanh phù hợp và dưới sự
điều hành quyết liệt, đúng hướng của Ban lãnh đạo, TPBank chi nhánh Hóc Mơn đã
đạt được kết quả hoạt động kinh doanh như sau:
Bảng 1.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh TPBank chi nhánh Hóc Mơn

giai đoạn 2019 - 2021
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm

So sánh
2020/2019

2019

2020

2021

Số tiền

Tỷ lệ

2021/2020
Số tiền

(%)

Tỷ lệ
(%)

Doanh thu

102.160


176.243

351.223

74.083

72.5

174.980

99.3

Thu từ tín dụng

164.364

124.393

198.057

(39.971)

(24.3)

73.664

59.3

Thu ngồi tín dụng


15.467

20.332

30.176

4.865

31.5

9.844

48.5

Chi phí

4.353

6.613

8.328

2.26

52

1.715

26


Chi từ tín dụng

82.077

91.088

61.455

9.011

10.9

(29.633)

(32.6)

Chi ngồi tín dụng

17.865

24.901

12.673

7.036

39.5

(12.228)


(49.2)

Lợi nhuận

10.467

12.050

19.525

1.583

14.9

7.475

62.1

Nguồn: Báo cáo tài chính hoạt động kinh doanh của TPBank chi nhánh Hóc Mơn


13

Qua bảng số liệu 1.1 ta thấy doanh thu, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng liên
tục biến đổi qua ba năm cụ thể như sau:
- Năm 2019 doanh thu đạt 102.160 triệu đồng, sang năm 2020 doanh thu tăng lên
176.243 triệu đồng, tương ứng tăng 72,5% so với năm 2019, chênh lệch thu chi có
lãi 12.050 triệu đồng.
- Trong năm 2021, doanh thu tăng 174.980 triệu đồng, tương đương 99,3% so với

năm 2020. Bên cạnh đó, chi phí cũng giảm 1.715 triệu đồng, tương đương giảm
26% nhưng lợi nhuận vẫn đạt 19.525 triệu đồng, có tăng so với 2020 là 7.475 triệu
đồng, tương ứng 62,1%.
Do tình hình kinh tế trong nước nói chung và huyện Hóc Mơn nói riêng luôn biến
động không ổn định, đã tác động đến nguồn huy động của TPBank Hóc Mơn. Cho nên,
trong cơng tác huy động luôn được lãnh đạo ngân hàng quan tâm, đơn đốc, giao chỉ
tiêu đến từng cán bộ, vì đây là công tác trọng tâm, thường xuyên liên tục, trong hoạt
động kinh doanh, để giảm thiểu phụ thuộc nguồn vốn cấp trên và để chủ động trong
đầu tư vốn tại chỗ, cho các chương trình, dự án, phương án đầu tư tại địa phương.
Đồng thời, còn là nguồn làm giảm chi phí đầu vào trong kinh doanh ngân hàng, góp
phần hồn thành các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng. Từ những nguyên nhân trên đã
ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của TPBank chi nhánh Hóc Môn trong
những năm qua.
2.3. Thực trạng về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TPBank - chi nhánh
Hóc Mơn giai đoạn 2019 - 2021:
2.3.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động:
Quy mô nguồn vốn là chỉ tiêu quan trọng đầu tiên để đánh giá khả năng huy động
vốn của ngân hàng, quy mô càng lớn càng thể hiện ngân hàng có uy tín, tạo được niềm
tin và thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền, có chính sách thu hút nguồn vốn nhàn
rỗi trong nền kinh tế và dân cư, trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân
hàng và tổ chức tín dụng (TCTD) khác.
Để phân tích hiệu quả huy động vốn của TPBank chi nhánh Hóc Mơn ta sẽ
thơng qua bảng số liệu sau:


14

Bảng 1.2 : Quy mô nguồn vốn huy động tại TPBank
chi nhánh Hóc Mơn 2019 - 2021
Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm

So sánh
2020/2019

2019

2020

2021

Số tiền

Tỷ lệ

2021/2020
Số tiền

(%)

Tỷ lệ
(%)

Thực hiện

278.850

334.580


589.525

55.730

20

254.945

76,2

Kế hoạch

290.876

350.167

594.728

59.291

20,4

244.561

69,9

Nguồn: Báo cáo tài chính hoạt động kinh doanh của TPBank chi nhánh Hóc Mơn

Dựa vào bảng 1.2 ta thấy, năm 2020 huy động vốn tại TPBank chi nhánh Hóc Mơn

tăng 55.730 triệu đồng, tương ứng tăng 20% so với năm 2019; sang năm 2021 tăng lên
254.945 triệu đồng, tương ứng tăng 76,2% so với năm 2020. Và so với chỉ tiêu kế
hoạch thì năm 2019 chi nhánh huy động vốn đạt 95,87% kế hoạch, năm 2020 đạt được
95,55% kế hoạch, và năm 2021 đạt 99,25%. Như vậy, mức độ hoàn thành chỉ tiêu huy
động vốn của chi nhánh tương đối cao. Tuy nhiên, huy động vốn của chi nhánh luôn
nhỏ hơn 100%, điều này cho thấy, ngân hàng tuy đã cố gắng thực hiện công tác huy
động vốn, mở rộng nguồn vốn của mình bằng việc đa dạng hố các hình thức, các biện
pháp, các kênh huy động vốn từ mọi nguồn trong mọi thành phần kinh tế nhưng do
biến động của thị trường cộng với kế hoạch cao nên kết quả lượng vốn huy động luôn
nhỏ hơn kế hoạch đề ra. Ngun nhân, do tình hình kinh tế ln biến động như giá cả
tăng, nguy cơ lạm phát cao, dịch bênh Covid - 19 kéo dài... đã tác động xấu khiến hoạt
động kinh doanh gặp khó khăn, các doanh nghiệp gặp khó khăn do chi phí tăng cao,
nguồn vốn tín dụng bị hạn chế.


15

Có thể theo dõi tình hình tăng trưởng chi tiết qua biểu đồ sau:

Hình 2.1 : Quy mơ tăng trưởng nguồn vốn huy động tại TPBank
chi nhánh Hóc Mơn 2019 - 2021
Từ hình 2.1 ta thấy, năm 2021 huy động vốn tăng cao so với năm 2019, 2020.
Nguyên nhân, năm 2019, 2020 do ảnh hưởng tình hình kinh tế và do áp lực cạnh tranh
của các TCTD khác trên địa bàn làm cho nguồn vốn huy động của chi nhánh gặp nhiều
khó khăn. Tuy nhiên, năm 2021 tăng cao là do tình hình dịch bệnh kéo dài khiến cho
người dân chưa có nhu cầu sử dụng vốn đầu tư kinh doanh nên tạm thời gửi vào ngân
hàng. Với vai trò là một trung gian tài chính cung cấp vốn cho nền kinh tế dưới hình
thức cho vay và đầu tư, các ngân hàng hiểu rõ tầm quan trọng của việc tìm nguồn vốn
cho mình. TPBank đã rất coi trọng cơng tác huy động vốn và coi vốn là yếu tố đầu tiên
của hoạt động kinh doanh và cũng là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của

ngân hàng. Khi nguồn vốn huy động được có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động thấp sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng.


16

2.3.2. Cơ cấu nguồn vốn:
Cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của
ngân hàng cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn
mà ngân hàng phải đương đầu. Tuỳ theo loại hình hay theo cấp độ của ngân hàng mà
mỗi Ngân hàng Thương mại có cơ cấu nguồn vốn khác nhau. Với việc huy động vốn,
ngân hàng có được quyền sử dụng vốn và có trách nhiệm phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi
đúng hạn cho người gửi. Ngân hàng có thể huy động vốn từ dân cư, các tổ chức kinh tế
- xã hội... với nhiều hình thức khác nhau. Mỗi nguồn vốn đều có chi phí thời gian hồn
trả khác nhau nên ngân hàng sẽ có những chiến lược cho nguồn vốn của mình sao cho
đạt hiệu quả cao nhất.
Để biết rõ hơn nguồn vốn của TPBank chi nhánh Hóc Mơn ta đi vào phân tích
thơng qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.3 : Cơ cấu nguồn vốn TPBank chi nhánh Hóc Mơn 2019 - 2021
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2019
Số tiền

2020

Tỷ trọng

Số tiền


(%)

2021

Tỷ trọng

Số tiền

(%)

Tỷ trọng
(%)

Vốn huy động

331.246

33

351.083

34,97

451.433

44,97

Vốn điều chuyển


719.594

67

623.926

65,03

552.245

55,03

Tổng nguồn vốn

1.050.840

100

975.009

100

1.003.678

100

Nguồn: Báo cáo tài chính hoạt động kinh doanh của TPBank chi nhánh Hóc Mơn


17


Ta thấy rõ hơn qua hình biểu đồ sau:

Hình 2.2 : Cơ cấu nguồn vốn TPBank chi nhánh Hóc Mơn
Qua bảng số liệu 1.3 và hình 2.2 cho thấy vốn huy động của ngân hàng có giảm, có
tăng nhưng khơng đáng kể qua các năm trong giai đoạn 2019 - 2021. Cụ thể, năm
2019 vốn huy động đạt 331.246 triệu đồng, chiếm 33% tổng nguồn vốn, sang năm
2020 tăng lên 351.083 triệu đồng, chiếm 34,97% , đến năm 2021 thì tăng lên 451.433
triệu đồng, chiếm 44,97%. Điều này thể hiện chi nhánh đã chú trọng đến việc tự chủ
về vốn hơn, cũng như tích cực tăng cường biện pháp thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ
dân địa phương. Tuy nhiên, so với vốn huy động thì tỷ trọng vốn điều chuyển trong
tổng nguồn vốn vẫn chiếm tỷ trọng cao và giảm đều qua các năm. Lý do là vì biến
động của thị trường cộng với tình hình dịch bệnh kéo dài làm cho các doanh nghiệp
cũng như cá nhân không khuyến khích thêm đầu tư. Cùng với việc dư nợ tín dụng tại
TPBank chi nhánh Hóc Mơn giảm nên kéo theo vốn điều chuyển cũng giảm.
Nhìn chung, qua 3 năm 2019, 2020, 2021 ta thấy tổng nguồn vốn huy động của
ngân hàng có xu hướng tăng. Cho thấy ngân hàng đã rất cần chú trọng cơng tác tín


×