Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật ở địa phương nêu vấn đề đặt ra và giải pháp giải quyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.38 KB, 10 trang )

Chủ đề:
VIỆC PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT
Ở ĐỊA PHƯƠNG NÊU VẤN ĐỀ ĐẶT RA
VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT
BÀI LÀM
A. MỞ ĐẦU
Ngay từ những ngày đầu tiên sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra
đời, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I

đã thảo luận và thông qua bản Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên trong lịch
sử dân tộc Việt Nam. Cùng với quá trình phát triển của đất nước, pháp luật xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ngày càng được hoàn thiện với sự ra đời của các bản Hiến
pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm
2011), Hiến pháp năm 2013 và một hệ thống dưới văn bản luật và dưới luật. Pháp
luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là cơ sở pháp lý xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), Nhà nước pháp quyền XHCN của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ giữ gìn trật tự an tồn xã
hội, có vai trị quan trọng là điều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo đảm sự ổn định,
trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều hiện tượng vi
phạm pháp luật, xâm hại đến các lợi ích vật chất và tinh thần của nhà nước, của xã
hội và của nhân dân, làm ảnh hưởng tiêu cực đến các mặt của đời sống xã hội. Tình
hình vi phạm pháp luật hiện nay diễn biến ngày càng phức tạp, tính chất và thủ
đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Trước tình hình đó, bản thân xin nghiên cứu và
làm rõ hơn nội dung vấn đề về việc phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật tại địa
bàn huyện Gị Cơng Tây, tỉnh Tiền Giang từ đó sẽ đưa ra giải pháp giải quyết về
vấn đề này.
1


B. NỘI DUNG


I. Một số khái niệm
1. Khái niệm Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống các quy tắc xử sự mang
tính bắt buộc chung do Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành hoặc thừa
nhận và bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng
và mục đích của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Khái niệm vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại tới những quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ. Thông thường, vi phạm pháp luật được phân loại thành 04 loại như sau: vi
phạm pháp luật hình sự (tội phạm); vi phạm hành chính; vi phạm luật dân sự; vi
phạm kỷ luật.
3. Khái niệm xử lý vi phạm pháp luật
Xử lý vi phạm pháp luật là xem xét, quyết định áp dụng các hình thức trách
nhiệm pháp lý đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật. Như vậy, có thể
thấy để có thể xử lý vi phạm pháp luật thì trước hết cá nhân, tổ chức đó phải có
hành vi vi phạm pháp luật, tiếp đó mới có thể xem xét mức độ của hành vi để truy
cứu trách nhiệm pháp lý.
II. Thực tiễn việc phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật ở huyện Gị
Cơng Tây, tỉnh Tiền Giang, vấn đề đặt ra và giải pháp giải quyết
1. Khái qt đặc điểm tình hình
Huyện Gị Cơng Tây nằm ở phía đơng tỉnh Tiền Giang, phía đơng giáp
huyện Gị Cơng Đơng và thị xã Gị Cơng; phía tây giáp huyện Chợ Gạo; phía nam
giáp huyện Tân Phú Đơng; phía bắc giáp huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Huyện
có 13 đơn vị hành chính cấp xã (12 xã và thị trấn), diện tích tự nhiên 184,4 km2,
với tổng số dân toàn Huyện trên 127.986 người, hơn 35.000 hộ. Về kinh tế có
những chuyển biến tích cực, bộ mặt nơng thơn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất
2



và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, hệ thống chính trị được củng
cố, kiện tồn, an ninh trật tự xã hội được giữ vững, ổn định. Tổng giá trị sản xuất
các ngành kinh tế chủ yếu giai đoạn 2016 – 2020 (theo giá so sánh năm 2010) đạt
24.534 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 3,73%. Tổng nguồn lực huy động xây
dựng nông thôn mới đến nay là hơn 4.600 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp
230 tỷ đồng. Huyện đã đầu tư, nâng cấp, cứng hóa và mở rộng 328 tuyến đường
giao thơng nơng thôn với tổng chiều dài 347,8 km, xây mới 48 cầu giao thơng
nơng thơn, với tổng kinh phí đầu tư 563 tỷ đồng. 10 năm qua, huyện Gị Cơng Tây
đã thi cơng nạo vét 373 cơng trình thủy lợi bằng cơ giới, với tổng kinh phí 103 tỷ
đồng, tạo thành mạng lưới thủy lợi hoàn chỉnh, đảm bảo tất cả diện tích sản xuất
được tưới tiêu chủ động. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện, nước sạch, hợp vệ sinh đạt
100%; tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên đạt 90,79%; tỷ
lệ hộ nghèo giảm cịn 1,7%, thu nhập bình qn đầu người đạt mức 57,13 triệu
đồng/người/năm…
Trong thời gian qua, Uỷ ban nhân dân huyện Gị Cơng Tây chỉ đạo quyết liệt
với nhiều văn bản chỉ đạo, xây dựng kế hoạch kiểm tra, đã được ban hành với
mong muốn là phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp
luật. Tuy nhiên, tình hình vi phạm pháp luật vẫn phức tạp, hoạt động với phương
thức, thủ đoạn tinh vi, manh động; nổi lên là một số tội phạm có tổ chức, núp bóng
doanh nghiệp, hoạt động “bảo kê”, “tín dụng đen”, các băng nhóm xã hội đen; sử
dụng cơng nghệ cao để phạm tội; mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy; vi
phạm trật tự an tồn giao thơng… Các hành vi vi phạm hành chính vẫn cịn cao so
với mục tiêu đề ra cả về số lượng và có tính chất ngày càng phức tạp.
2. Các kết quả đạt được
2.1.Tình hình an ninh chính trị
- Về an ninh kinh tế: Các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn huyện hoạt động bình
thường: có 01 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Cơ sở dệt Len Sew - Thị trấn
Vĩnh Bình (Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngồi với đối tác trong nước; vốn điều lệ
3



là 400.000.000 VNĐ, trong đó, vốn đầu tư nước ngồi là 196.000.000VNĐ); chưa phát
hiện phần tử xấu kích động cơng nhân đình cơng, lãn cơng gây mất ANTT, chưa phát
hiện dư luận xấu trong cơng nhân.
- Về tình hình khiếu kiện: tình hình người Gị Cơng Tây đi lên tuyến trên khiếu nại
vượt cấp, kéo dài 03/11 lượt, giảm nhiều so với thời gian cùng kỳ năm 2020, không phát
sinh khiếu kiện vượt cấp mới; chưa phát hiện cá nhân, tổ chức phần tử xấu lôi kéo, tác
động hoạt động liên quan đến an ninh quốc gia.
2.2. Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về kinh tế, tham nhũng, chức
vụ, môi trường, tài nguyên: Khởi tố điều tra 02/01 vụ so với năm 2020 (lạm dụng
chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ; Sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh,
thuốc phòng bệnh), khởi tố 02 bị can.
2.3. Công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự
- Công tác quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Tổng số các ngành, nghề
kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự đang quản lý trên địa bàn huyện là 118 cơ sở;
ngoài ra giao Công an xã, thị trấn quản lý 52 hộ cho thuê trọ tháng; Cấp mới 01, cấp đổi
03 giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự. Đã tổ chức kiểm tra 78 lượt cơ sở
theo các kế hoạch chuyên đề; kết quả: phát hiện và lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành
chính 10 trường hợp thành tiền 79.000.000đ.
- Cơng tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo: Lãnh đạo thực
hiện nghiêm túc cao điểm vận động toàn dân giao nộp và đấu tranh với tội phạm,
vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, cơng cụ hỗ trợ. Trong 11 tháng đầu năm
2021, tiếp nhận từ Công an xã, thị trấn 12 súng (quân dụng: 02; săn: 04; tự chế
06), 05 bình xịt, 14 gậy, 44 dao tự chế, 01 gậy 03 khúc.
- Cơng tác phịng cháy chữa cháy: Kết quả: Chưa phát hiện vi phạm. Qua công tác
kiểm tra, đã đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khắc phục các vấn đề
liên quan đến công tác PCCC, trang bị thêm phương tiện chữa cháy tại chỗ; cho các hộ
kinh doanh tạp hóa cam kết không bán xăng, dầu lẽ.
4



2.4. Cơng tác đảm bảo trật tự, an tồn giao thơng
Đã tổ chức tuần tra kiểm sốt giao thơng đường bộ 1.670 tổ có 5.908 lượt đồng
chí tham gia (Kết quả: Phát hiện 2.143 trường hợp vi phạm, thành tiền 138.250.000đ).
Ngoài ra, ra Quyết định xử phạt nộp Kho bạc 297 vụ thành tiền 736.674.000đ. Tổ chức
tuần tra kiểm soát giao thơng đường thủy 03 tổ 18 đồng chí tham gia (Kết quả: chưa
phát hiện vi phạm).
2.5. Tình hình về tội phạm ma túy và tệ nạn xã hội: tội phạm ma túy: phát
hiện, khởi tố 08/13 vụ so với năm 2020 (giảm 38,46%). Điều tra làm rõ 07/08 vụ
(tàng trữ trái phép chất ma túy 06, Mua bán trái phép chất ma túy 01), bắt xử lý 13 đối
tượng; tang vật thu giữ gồm: 7,4593 gam Methamphetamine và 0,5629 gam MDMA;
trong đó, tội phạm rất nghiêm trọng 01 vụ, tội phạm nghiêm trọng 06 vụ. Tội phạm tệ
nạn xã hội: Công an huyện, Công an xã, thị trấn triệt xóa 67/25 tụ điểm tệ nạn xã
hội so với năm 2020 (đá gà, đánh bài, lắc tài xỉu, lắc bầu cua, đá gà qua mạng)
được thua bằng tiền và 01 điểm kinh doanh giải khát hoạt động kích dục. Kết quả:
ra Quyết định xử phạt VPHC 240/150 đối tượng với tổng số tiền
504.500.000đ/268.600.000đ, tước 01 giấy phép kinh doanh.
2.6. Công tác phòng, chống dịch Covich-19
Thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra kiểm sốt phịng, chống dịch Covid-19
theo Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 16/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 222/KH-UBND ngày 22/10/2021 của Ủy ban
nhân huyện Gị Cơng Tây về việc thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả
dịch Covid-19 cấp độ 2 trên địa bàn huyện Gị Cơng Tây. Tính đến nay, Cơng an
huyện và các xã thị trấn lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 597 trường hợp
vi phạm. Tổng số tiền phạt là: 1.323.750.000đ.
3. Về Ưu điểm
Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội từ
huyện đến cơ sở đã nghiên túc triển khai, quán triệt và đổi mới phương thức lãnh
đạo của Đảng như vận động quần chúng được đa dạng hóa các loại hình để xây
5



dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa
Đảng, chính quyền với nhân dân; chất lượng cơng tác, trình độ của đội ngũ cán bộ,
công chức ngày càng cao, ý thức trách nhiệm, năng lực công tác đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, đảm bảo an
ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
UBND huyện làm tốt công tác tham mưu cấp trên triển khai, tổ chức thực
hiện, sơ kết, tổng kết nghiêm túc, có hiệu quả các Chỉ thị, Kết luận của Bộ Chính
trị, Ban Bí thư về phòng, chống tội phạm. Tập trung chỉ đạo các phịng, ban
chun mơn, các ban ngành, đồn thể và địa phương triển khai đầy đủ các văn bản
quy phạm pháp luật có liên quan, phục vụ có hiệu quả cơng tác phòng, chống tội
phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn huyện.
Các cấp ủy đảng, chính quyền đã ban hành nghị quyết lãnh đạo công tác
pháp chế, kiểm tra hoạt động của đảng viên và tổ chức đảng ở các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện pháp luật. Gắn với các hoạt động đấu tranh phòng,
chống tội phạm, vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước; phong trào quần
chúng vì an ninh Tổ quốc, xây dựng đời sống văn hóa mới khơng tội phạm, vi
phạm pháp luật, không tệ nạn xã hội.
4. Hạn chế, yếu kém
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật còn ít, nhiều nơi cịn hình
thức, chậm đổi mới về nội dung và phương pháp, chưa phù hợp với từng nhóm đối
tượng cụ thể. Nhận thức và ý thức về chấp hành pháp luật của một bộ phận người
dân, trong đó có cả đội ngũ cán bộ cơng chức các ngành các cấp ở tỉnh chưa cao
nên dẫn đến tình trạng vơ tình hoặc cố ý vi phạm pháp luật.
Việc đổi mới phong cách lãnh đạo, nhất là vai trò lãnh đạo của một số cấp ủy
cơ sở còn chậm, chưa ngang tầm với tình hình thực tiễn của địa phương, cơ quan,
đơn vị; cịn biểu hiện trơng chờ vào sự chỉ đạo, lãnh đạo của cơ quan cấp trên.
Năng lực lãnh đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp tuy


6


được phát huy và mang lại hiệu quả nhưng ở một số nơi vẫn chưa ngang tầm so với
thực tiễn.
Công tác kiểm tra, giám sát ở một số cấp ủy cơ sở chưa chủ động; việc tổ
chức kiểm tra, giám sát còn chậm so với kế hoạch đề ra; chưa đi sâu kiểm tra, giám
sát những hạn chế, thiếu sót, dẫn đến các loại tội phạm trật tự xã hội như: ma túy,
trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích và các loại tội phạm kinh tế, tham nhũng,
bn lậu, trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, bảo vệ tài ngun, mơi trường, quản lý
thị trường …có chiều hướng gia tăng cao.
Công tác phối hợp của các cơ quan bảo vệ pháp luật các ngành, các cấp còn
bộc lộ nhiều hạn chế. Cụ thể trong thời gian qua, do ảnh hưởng của tình hình dịch
bệnh Covid-19, nên các hoạt động phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật có lúc bị
chậm trễ, khơng theo kịp tiến độ, khơng đảm bảo quy định về thời gian xử lý.
Năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ, công chức trong các cơ quan
kiểm tra, thanh tra, giám sát, bảo vệ pháp luật cịn hạn chế, một số có biểu hiện tiêu
cực nên xử lý thiếu công tâm, khách quan.
5. Vấn đề đặt ra
Hiệu quả cơng tác phịng ngừa tội phạm của lực lượng cơ sở, nhất là việc
tuyên truyền phịng chống tội phạm và xây dựng các mơ hình phịng chống tội
phạm ở cơ sở chưa cao; cơng tác phối hợp giữa các ngành trong thực hiện biện
pháp phòng chống tội phạm chưa được thường xuyên.
Chưa có giải pháp hiệu quả trong việc đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho
thanh thiếu niên từ đó tình hình thanh thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy có
chiều hướng gia tăng; biện pháp chế tài đối với người tham gia tệ nạn xã hội cịn
nhẹ chưa tạo được tính răn đe.
Ý thức phòng chống tội phạm của một bộ phận quần chúng Nhân dân chưa
cao, còn chủ quan. Ý thức của người tham gia giao thông chưa cao đôi lúc có biểu
hiện đối phó với lực lượng chức năng.


7


Công tác quản lý giáo dục thanh thiếu niên của người thân trong gia đình
chưa được thường xuyên, thiếu quan tâm; chế tài đối với người sử dụng trái phép
chất ma túy cịn nhẹ; một số người dân có tư tưởng lười lao động, thường xuyên
tham gia các tệ nạn xã hội; địa bàn huyện giáp ranh với nhiều huyện thị thành
khác, cơng tác quản lý gặp khó khăn.
6. Các giải pháp và kiến nghị
Một là, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật
Kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ để sửa đổi, bổ sung Dự thảo Luật
một số điều của Luật và ban hành các thông tư hướng dẫn nhằm hoàn thiện hệ
thống văn bản pháp luật, cần có chế tài đủ mạnh để đủ sức răn đe tội phạm theo
hướng: hoàn thiện pháp luật về thủ tục, trình tự kiểm tra và xử lý các quyết định xử
phạt vi phạm hành chính; hồn thiện quy định của pháp luật về các biện pháp xử lý
các quyết định xử phạt hành chính có sai sót và truy cứu trách nhiệm pháp lý đối
với hành vi vi phạm trong việc xử lý, ban hành và tham mưu ban hành các quyết
định xử lý vi phạm hành chính khơng phù hợp với quy định của pháp luật.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước
Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong
tình hình mới; Kết luận số 05-KL/TW ngày 15/7/2016 của Ban Bí thư về tiếp tục
đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới...
Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chịu trách nhiệm trên địa bàn
phụ trách; thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo toàn diện; củng cố, kiện toàn và nâng
cao chất lượng hoạt động Ban Chỉ đạo từ cấp huyện đến cơ sở.
Nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, an ninh - quốc phịng ở địa phương, kịp thời kiện tồn tổ chức bộ máy,
chức năng, nhiệm vụ theo hướng tinh gọn, quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực,

khắc phục sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ.
8


Ba là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền và phổ biến giáo
dục pháp luật bằng nhiều hình thức khác nhau như: lồng ghép vào các chương trình
đào tạo, bồi dưỡng, các lớp tập huấn chuyên môn, trong các cuộc họp, hội nghị
triển khai văn bản pháp luật; tăng cường lực lượng thực hiện công tác tuần tra kiểm
sốt, đảm bảo trật tự an tồn giao thông. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý
thức chấp hành pháp luật của người dân và đội ngũ cán bộ công chức, nhất là đội
ngũ cán bộ công chức trong các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát, bảo vệ pháp
luật.
Bốn là, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong q
trình kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
Thường xuyên quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi đối với hoạt động
của các cơ quan tư pháp và đảm bảo tính độc lập trong thực hiện chức năng, nhiệm
vụ được giao. Kịp thời cho chủ trương và phương hướng xử lý các vụ việc nghiêm
trọng, phức tạp có liên quan đến trật tự xã hội ở địa phương. Các cơ quan có liên
quan (Cơng an, Viện kiểm sát, Tòa án, Thi hành án, Thanh tra…) phối hợp chặt
chẽ trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, bảo đảm mọi hành vi
phạm tội phải được phát hiện xử lý kịp thời, đúng quy định pháp luật, để trừng trị
tội phạm, giáo dục ý thức pháp luật trong nhân dân.
Năm là, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra, giám sát phải đảm bảo trọng tâm,
trọng điểm, tránh chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, bám
sát mục tiêu yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương. Việc thanh
tra, kiểm tra giám sát phải chủ động và cần được thực hiện thường xuyên. Khi phát
hiện các sai phạm phải xử lý nghiêm, biện pháp xử phạt phải có tính răn đe, giáo
dục, làm gương để giáo dục ý thức pháp luật trong toàn xã hội.

Sáu là, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ chuẩn, đủ năng lực, trình độ chun mơn
đáp ứng hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Tăng cường công tác đào tạo, bồi
9


dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát, bảo vệ pháp
luật để đảm bảo việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật một cách
nghiêm minh, đúng người, đúng tội, tạo được niềm tin trong xã hội, trong nhân
dân. Đồng thời đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng như mơ hình hệ thống Camera
an ninh, thời gian qua được sự quan tâm lãnh đạo, duyệt kinh phí lắp đặt được 42
Camera có độ phân giải cao tại 16 ngã ba, ngã tư trọng yếu trên địa bàn huyện và
hơn 60 Camera giao cho Công an các xã, thị trấn trực tiếp quản lý, khai thác. Từ hệ
thống Camera này, thời gian qua đã khai thác rất nhiều dữ liệu phục vụ cho cơng
tác giữ gìn an ninh trật tự và đặc biệt từ dự liệu Camera đã giúp khám phá nhiều vụ
án.
C. KẾT LUẬN
Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ lợi ích chính đáng của con
người, của công dân. Hệ thống pháp luật nước ta ngày càng hồn thiện, góp phần
quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây
dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Để bảo đảm pháp luật được thực thi một
cách có hiệu quả và đầy đủ, đảm bảo an ninh trật tự, an tồn xã hội thì việc phát
hiện và xử lý vi phạm pháp luật phải được thực hiện một cách nghiêm minh, cơng
bằng. Vì vậy, việc phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật là một nguyên tắc quan
trọng trong pháp chế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nhằm tạo được niềm tin trong
xã hội, trong nhân dân và giải quyết những vấn đề đặt ra góp phần nâng cao hiệu
quả thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay./.

10




×