Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Kiều ở lầu ngưng bích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.29 KB, 4 trang )

Đề bài: Phân tích đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích Truyện KiềuNguyễn Du)
Bài làm
Có lẽ trong lịch sử văn học Việt Nam, chưa có tác phẩm nào thu hút sự chú ý
của đông đảo người đọc như Truyện Kiều của Nguyễn Du, chưa có nhân vật nghệ
thuật nào có được nhiều người yêu mến như Thúy Kiều. Mà điều lạ lùng là ở những
lớp người khác nhau, trong những cảnh ngộ khác nhau, người đọc đều bắt gặp ở
Thúy Kiều một điều gì đó của chính thân phận mình, của chính tâm sự mình. Hình
như ở nhân vật Thúy Kiều có tất cả nỗi đau của cuộc đời. Đọc đoạn trích Kiều ở
lầu Ngưng Bích ta sẽ thấy được cảnh ngộ cơ đơn, buồn tủi và tấm lịng hiếu thảo
thủy chung của nàng Kiều hay cũng chính là một phần tâm trạng của nhiều người
trong chúng ta!
Sáu câu thơ đầu là cảnh thiên nhiên hoang vắng, bao la đến rợn ngợp. Ngồi
trên lầu cao, nhìn phía trước là núi non trùng điệp, ngẩng lên phía trên là vầng
trăng như sắp chạm đầu, nhìn xuống phía dưới là những đoạn cát vàng trải dài vô
tận, lác đác như bụi hồng nhỏ bé như càng tô đậm thêm cuộc sống cô đơn, lẻ loi
của nàng Kiều lúc này:
Trước lầu Ngưng Bích khố xn
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Thực ra trong bốn câu thơ đầu tiên chỉ là cảnh nhiên. Đúng hơn là thiên nhiên
ấy hiện ra dưới con mắt con người, con người ấy là nhân vật trữ tình ẩn chìm đi
trong từng dịng từng chữ. Nhân vật ấy bị nhốt trong lầu, còn tâm hồn khơng bị
khóa trái kia đang hướng tầm nhìn về phía xa, phía trước lầu, đặng giải tỏa cho tâm
linh tù túng, quẩn quanh và bế tắc.
Cảm giác đầu tiên của nhân vật trữ tình kia là sững sờ bắt gặp một bức tranh treo,
một bức tranh trời đẹp đến lạ lùng như một giấc chiêm bao. Có thực bức tranh đó
hay đây chỉ là mộng mơ? Cái đường viền của bức tranh trời kia là “vẻ non xa” mịt
mờ sương khói, cứ như vơ ảnh vơ hình; cịn đường nét trung tâm ở độ tiếp cận


gần là cả một vầng trăng lồng lộng. Cái vầng trăng ấy giờ đây đã trở nên thân
thuộc, thân thiết, thân yêu – “tấm trăng gần tri kỉ”. Biết bao là trìu mến thiết tha


trong cái cách dùng từ “tấm trăng gần” ấy. Giữa cái nơi “bên trời góc bể bơ vơ”
trăng đã tự tìm đến với người lẻ loi làm bầu bạn. Cái vầng trăng âu yếm kia đột
ngột hiện ra với âm điệu trẻ trung, tươi tắn (nhịp 3/3/2). Và thế là Kiều có một
điểm tựa tâm linh, một cái cọc cứu người tưởng như đã chết đuối trong nỗi buồn
vô vọng. Thiên nhiên như thế là đã làm thức tỉnh một con người, làm sống lại một
con người. Nhưng khi con người ấy có lại được những cảm giác thì đau đớn thay
lại nhận ra sự đối nghịch: đất trời thì tươi đẹp hội hè, cịn cuộc đời ơ nhục của bản
thân mình thì đâu cịn xứng đáng “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Vì vậy “bẽ
bàng” là cảm nhận đầu tiên và thấm thía xót xa cho thân phận. “Mây sớm” thì
chưa ai kịp trơng, cịn “đèn khuya” thì lại một mình một bóng. Chưa lúc nào như
lúc này, Thúy Kiều ớn lạnh cho sự cô độc, lẻ loi! Sự khơng giao hịa, khơng ngang
bằng, khơng xứng đơi giữa người và cảnh ấy mới chắt gạn được những xót xa
thầm kín, mới thực sự vị xé “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”…Bốn chữ
“như chia tấm lòng” diễn tả một nỗi niềm, một nỗi lòng tan nát, đau thương. Vì
thế, tuy sống giữa một khung cảnh đẹp êm đềm, có non xa và trăng gần nhưng
Kiểu vẫn thấy cô đơn, bẽ bàng bởi lẽ “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
Tám câu thơ tiếp theo, Thúy Kiều chẳng thể nghĩ về mình nữa, nàng xót xa cho
những người đã vì mình mà khổ. Cảm giác ấy cứ nhân lên, cứ nghẹn ứ, dâng trào:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng.
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm thân gột rửa bao giờ cho phai.
Người mà nàng nghĩ đến đầu tiên là Kim Trọng, người mà trước lúc chia tay đã
ngập ngừng căn dặn “Gìn vàng giữ ngọc cho hay, cho đành lịng kẻ chân mây cuối
trời”. Ấy thế mà “Lời hoa chưa ráo chén vàng” nàng đã trở thành kẻ phản bội - dù
với bất kì hồn cảnh như thế nào. Với tâm trạng đầy ân hận mà khơng cách gì bù

đắp, người con gái giờ như cánh hoa rơi ấy mới có thể hình dung ra cái cảnh đứt
ruột này. Tưởng người dưới nguyệt chén đồng. Tin sương luống những rày trông
mai chờ. Kiều tưởng tượng ra cảnh chàng Kim đang ngày đêm chờ mong tin mình
một cách đau khổ và tuyệt vọng. Mới ngày nào nàng cùng với chàng Kim nặng lời
ước hẹn trăm năm mà bỗng dưng, nay trở thành kẻ phụ bạc, lỗi hẹn với chàng.
Chén rượu thề nguyền vẫn còn chưa ráo, vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám
lời thề nguyền vẫn còn kia, vậy mà bây giờ mỗi người mỗi ngả. Rồi bất chợt Kiều
liên tưởng đên thân phận Bên trời góc bể bơ vơ của mình và tự dằn vặt: Tấm son
gột rửa bao giờ cho phai. Kiều nuối tiếc mối tình đầu trong trắng của mình, nàng
thấm thía tình cảnh cơ đơn của mình, và cũng hơn ai hết, nàng hiểu rằng sẽ không


bao giờ có thể gột rửa được tấm lịng son sắt, thủy chung của mình với chàng Kim.
Những từ ngữ, hình ảnh chỉ khơng gian và thời gian cách biệt “tin sương”, “rày
trơng mai chờ”, “bên trời góc bể”; những từ ngữ chỉ tâm trạng “tưởng”, “trông”,
“chờ” đã diễn tả sâu sắc nỗi nhớ thương đau đáu khôn nguôi về một mối tình mới
vừa chớm nở đã vội lìa xa…
Tâm trạng đau đớn thương nhớ người yêu hẳn chưa nguôi, Kiều lại chồng
chất thêm nỗi nhớ thương cha mẹ. Nỗi đau của nàng như thấm vào cảnh vật, thời
gian và lịng người:
Xót người tựa cửa hơm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mẩy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ơm.
Lịng thương nhớ cha mẹ của Kiều là lịng thương của đứa con có hiếu. Đây
là tiếng nói của bổn phận, nó có sự xót tủi hiển nhiên khi hình ảnh cha mẹ được
gợi ra như ngọn đèn dầu mong manh trước gió. Hình ảnh ấy như chạm khắc vào
thời gian (Xót người tựa cửa hôm mai) với sự héo hon trông đợi. Nhưng nỗi nhớ
của nàng bâng khuâng man mác nhiều hơn bởi công lao cha mẹ cao thì như núi,
dài thì như sơng, và chính vì thế mà nó thường khơng cụ thể (sân Lai, gốc tử…).

Cả đến sự nâng giấc , đỡ đần mẹ cha cũng mang tính ước lệ tượng trưng: quạt
nồng ấp lạnh…
Nhớ chàng Kim, thương cha mẹ rồi Kiều mới nghĩ tới phận mình xót xa “Khi sao
phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường”. Tám câu cuối là cảnh xế
chiều, cảnh vật dễ làm cho con người buồn thương da diết: Buồn trông cửa bể
chiều hơm
Thuyền ai thấp thống cánh buồm xa xa?
Buồn trơng ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trơng gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Khơng phải vơ tình, một hệ thống những hình ảnh: thuyền vắng, hoa trơi,
chân mây, mặt đất đều vào khn vào cái quy luật chìm nổi lênh đênh, vơ định, cái
có và cái khơng. Cái có là trước mắt, tạm thời cịn cái khơng mới là bất biến. Cái
quy luật ấy xuyên suốt bốn cặp từ “buồn trơng” rất tâm trạng của nhân vật trữ tình.
“Buồn trông” đã trở thành điệp khúc của đoạn thơ và cũng là điệp khúc của tâm


trạng. Mỗi biểu hiện của cảnh chiều tà bên bờ biển từ cánh buồm thấp thống,
cánh hoa trơi man mác đến nội cỏ rầu rầu, tiếng sóng ầm ầm đều thể hiện tâm
trạng và cảnh ngộ của Kiều: sự cô đơn, thân phận lênh đênh vô định, nỗi buồn tha
hương, lòng nhớ thương người yêu cha mẹ và cả sự bàng hồng lo sợ. Đó là bốn
tầng hiện hữu chồng chất lên nhau như một cuốn phim màu bốn lần thay cảnh:
cảnh một xuất hiên trong mối tương quan cửa bể- cánh buồm; cảnh hai là ngọn
nước hoa trôi; đến cảnh ba thì tất cả đã nhạt nhịa thưa vắng:
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Đây là cảnh khá ấn tượng, dễ gợi liên tưởng đến cảnh xuân hôm nào trong

tiết thanh minh. Tuy nhiên, không phải là “cỏ non xanh tận chân trời” đầy sức
sống mà là “nội cỏ rầu rầu” với sắc xanh héo úa, nhạt nhòa trải dài từ mặt đất đến
chân mây. Cảnh thứ tư và cũng là lớp cuối cùng của tâm trạng là bức tranh thiên
nhiên dữ dội và đầy biến động. Ngọn gió cuốn mặt duềnh và tiếng sóng kêu quanh
ghế ngồi là cảnh tượng hãi hùng như báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên, xơ
đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều.
Những câu thơ có họa, có nhạc ấy vừa vẽ ra một bức tranh trời biển lúc
chiều hôm vừa tấu lên một giai điệu sâu lắng của lòng người- một kiếp người bị
giam hãm, cầm tù, một kiếp người bị săn đuổi…
Đọc xong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, gấp lại trang sách ta vẫn thấy
vấn vương, thấy rưng rưng thương cảm cho chặng đường phía trước đầy chơng gai
và trắc trở của Thúy Kiều. Đoạn thơ như chứa đầy lệ. Lệ của người con gái lưu lạc,
đau khổ vì cơ đơn lẻ loi, buồn thương chua xót vì mối tình đầu tan vỡ, xót xa vì
thương nhớ mẹ cha, lo sợ cho thân phận, số phận mình. Lệ của nhà thơ, một trái
tim nhân đạo bao la đồng cảm, xót thương cho người thiếu nữ tài sắc, hiếu thảo mà
bạc mệnh. Và lệ của cả chúng ta, những người đã luôn yêu mến cô Kiều và tài
năng của bậc thiên tài Nguyễn Du./.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×