Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

12 PHÂN TÍCH bài THƠ bếp lửa b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.12 KB, 10 trang )

PHÂN TÍCH BÀI THƠ “BẾP LỬA” CỦA BẰNG VIỆT
A. Mở bài
- Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông
thường gợi lại những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ bằng giọng thơ trầm lắng, mượt mà, giàu
chất suy tư.
- Bài thơ “Bếp lửa” sáng tác năm 1963 khi tác giả đang học ngành Luật ở Liên Xô, bài
thơ in trong tập thơ “Hương cây- Bếp lửa”
- Trong dòng hồi tưởng từ quá khứ đến hiện tại, bài thơ đã diễn tả xúc động tình cảm bà
cháu cùng nỗi nhớ quê hương da diết, qua đó tác giả bày tỏ lịng biết ơn vơ hạn của
người cháu đối với bà, với quê hương đất nước.
- Nêu vị trí và nội dung khái quát của đoạn thơ mà đề yêu cầu, (trích
thơ) B. Thân bài
1. Khổ 1: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc để người cháu nhớ về
bà “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”
- Mở đầu khổ thơ ta bắt gặp điệp ngữ “một bếp lửa” được nhắc lại hai lần trong ba dòng
thơ giống như một khúc nhạc dạo đầu trong bản tình ca về nỗi nhớ quê hương. - Điệp
ngữ “một bếp lửa” đã gây được ấn tượng, nhấn mạnh được hình ảnh trung tâm, hình
ảnh khơi nguồn cảm xúc cho toàn bài thơ “Bếp lửa”.
- Nỗi nhớ quê hương bắt nguồn từ hình ảnh bếp lửa, và quan trọng hơn cả hình ảnh bếp
lửa gắn liền với hình ảnh người bà thân thương.
- Tác giả đã thành công khi sử dụng những từ ngữ giàu giá trị gợi hình gợi cảm: +
“Chờn vờn sương sớm” gợi những làn sương buổi sớm đang nhè nhẹ bay quanh bếp
lửa, khiến cho hình ảnh thơ hiện lên vừa như thực, vừa như mơ .
+ “Ấp iu nồng đượm” được sử dụng thật sáng tạo và đặc sắc. Từ “ấp iu” được ghép từ
hai từ “ấp ủ và nâng niu” một cách sáng tạo, vừa gợi tả được sự khéo léo kiên nhẫn của
đơi tay người nhóm lửa vừa gợi lên tấm lòng chi chút, nâng niu của người bà mỗi khi
nhóm bếp.
- Ngay từ những dịng đầu, tác giả đã cho người đọc cảm nhận được hơi ấm đang lan tỏa
từ bếp lửa quê nhà.




- Từ hình ảnh bếp lửa, tình cảm như được dồn nén, người cháu đã bộc lộ nỗi nhớ thương
bà da diết, mãnh liệt: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.
+ Chữ “thương” đi cùng chữ “bà” là hai thanh bằng đi liền nhau, tạo ra âm vang như
ngân dài xao xuyến, như nỗi nhớ trải dài của người cháu dành cho bà, đọc lên nghe xúc
động thân thương.
+ Khung cảnh “biết mấy nắng mưa” gợi cuộc đời tần tảo, âm thầm lặng lẽ hôm sớm của
bà.
-> Từ ngọn lửa chập chờn bập bùng, hình tượng thơ cứ thế tỏ dần và người cháu nhớ về
bà. Ba câu thơ ngắn gọn, hình ảnh giàu sức biểu cảm đã gợi lên trong lòng người đọc
biết bao ấn tượng, biết bao cảm xúc sâu xa.
2. Ba khổ thơ tiếp (k2,3,4): là kỉ niệm về những năm tháng tuổi thơ gian khổ thiếu
thốn cùng tình yêu thương đùm bọc, cưu mang trọn vẹn của bà
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mịn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khơ rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà cịn nhớ khơng bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi


Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố cịn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình n!”
*Khái qt: tồn bộ đoạn thơ là mạch ký ức tuổi thơ được nhắc tới bằng những mốc
thời gian cụ thể, bằng những năm tháng chẳng thể nào quên.
a. Khổ 2 là kỷ niệm về nạn đói năm cháu lên bốn tuổi
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mịn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khơ rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”
- Kỷ niệm được gợi về khi người cháu lên 4 tuổi đó là năm dân tộc Việt Nam phải gồng
mình chống chịu với nạn đói năm 1945. Nạn đói ấy đã trở thành nỗi ám ảnh ghê rợn
trong lòng người cháu. (Mở rộng: ->Nhà văn Kim Lân từng viết: “Người chết như ngả
rạ, người sống đi lại dật dờ như bóng ma”, cịn nhà văn Nam Cao thì nhận xét: “Đến
năm 2000, con cháu chúng ta còn nhắc lại để rồi rùng mình”.)
- Khung cảnh nạn đói được Bằng Việt nhắc đến bằng hình ảnh hết sức chân thực, khốn
khổ và thương tâm: “đói mịn đói mỏi”,
+ đó là cái đói triền miên, dai dẳng, đói khiến con người kiệt sức.
+ “Mịn” và “mỏi” kết hợp với điệp từ “đói” có tác dụng nhấn mạnh và diễn tả chính xác
trạng thái đói lâu ngày, đói đến bủn rủn, đói đến chân tay khơng muốn cử động. - Hình
ảnh “khơ rạc ngựa gầy” càng nói rõ hơn sự tàn phá ghê gớm của nạn đói. Từ con người
đến con vật đều trở thành nạn nhân thê thảm, xót xa của cái đói. - Những kỉ niệm tuổi
thơ gắn liền với bếp lửa lại hiện lên:

+ Bốn tuổi mới chỉ là một cậu bé con nhưng người cháu đã quen mùi khói. Điều đó
khiến ta hiểu vì sao hình ảnh bếp lửa lại gắn bó đến thế trong ký ức của người cháu.
+ Và nỗi nhớ đằm sâu nhất là “khói hun nhèm mắt”, đây là một kỷ niệm chẳng thể nào
quên. Những lúc trời mưa, củi ướt, cháu theo bà vào bếp cũng hứng trọn khỏi bếp, để


chảy nước mắt nước mũi.
- Câu thơ “nghĩ lại đến giờ sống mũi cịn cay” thật sâu sắc, thấm thía. Nó gợi được cảm
giác cay của cậu bé khi bị khói cay nhịe mắt, nó cịn gợi được cả cảm xúc của người
cháu khi nhớ về bà, nhớ về quê hương mà nước mắt chợt tuôn rơi.
(Mở rộng: -> Tuổi thơ là quãng đời đẹp nhất của mỗi con người, với nhà thơ Tế Hanh:
“Tuổi thơ tôi là những buổi trưa hè. Tỏa bóng xuống lịng sơng lấp lánh”. Cịn tuổi thơ
của nhà thơ Giang Nam thì đầy mộng mơ trong sáng: “Tuổi ấu thơ ngày hai buổi đến
trường. Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ”. Với nhà thơ Bằng Việt, ký ức tuổi thơ
là những năm tháng nhọc nhằn sống bên bà và bếp lửa, nên bây giờ tác giả cịn nhớ mãi
khơng bao giờ ngi qn.)
b. Đến khổ thơ thứ 3, tác giả đã gợi lại những kỷ niệm tám năm ròng sống bên bà và
bếp lửa
“Tám năm rịng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”
- Âm thanh tiếng chim tu hú được nhắc lại 4 lần trong 10 dòng thơ mang rất nhiều ý

nghĩa. - Nếu như trong dòng ký ức của người cháu lúc lên 4 tuổi là nỗi ám ảnh của khói
bếp và nạn đói thì trong hành trình 8 năm của tuổi thơ là nỗi khắc khoải về tiếng chim tu
hú. Tiếng tu hú đưa người cháu trở về những năm tháng sống gắn bó với bà. Tiếng tu hú
gợi nỗi nhớ quê nhà, gợi xứ sở thân thương.
- Âm thanh tu hú kêu như song hành suốt cuộc đời tuổi thơ của người cháu, trong hồn
cảnh sống đơn cơi chỉ có hai bà cháu, giữa đói nghèo và chiến tranh, tiếng tu hú vang
vọng như để an ủi những kiếp người đau khổ. Tiếng tu hú còn gợi nên nỗi trống trải xa


vắng của người bà nơi quê nhà.
- Bằng giọng điệu thiết tha cùng với câu hỏi tu từ, cảm thán: “Tu hú ơi! chẳng đến ở
cùng bà. Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”, câu thơ đã gợi được bao nỗi niềm
khắc khoải, nó cịn như lời tự trách mình của người cháu khi đi xa, để lại bà sống cơi cút
nơi q nhà.
* Khổ thơ thứ ba cịn làm nổi bật hình ảnh người bà đơn hậu giàu đức hi sinh: - Với hình
thức ngơn ngữ độc thoại, câu hỏi tu từ: “Khi tu hú kêu bà còn nhớ khơng bà” đã mở đầu
đoạn tâm tình của hai bà cháu. Dường như cháu đang cùng bà ôn lại những kỷ niệm về
những năm tháng tuổi thơ sống bên bà.
+ Điệp từ “bà” được nhắc lại tới 10 lần, điệp từ “cháu’ được nhắc lại 4 lần thể hiện tình
cảm gắn bó quấn qt, u thương của người cháu với bà; thể hiện nỗi nhớ thương bà
đang cồn cào, da diết trong lòng cháu.
+ Nghệ thuật điệp cấu trúc câu kết hợp với liệt kê được sử dụng thật nhịp nhàng và hiệu
quả “Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe. Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”. + Với
tuổi thơ của cháu, bà là tất cả, bà là người kể chuyện cho cháu nghe đêm đêm, là người
chăm sóc cháu từ miếng ăn giấc ngủ, thay cha mẹ dạy bảo cháu nhiều điều. Bà luôn là
chỗ dựa vững chắc cho cháu, thay thế và lấp đầy tất cả (cả khát khao học hành và cả
hình thành nhân cách). -> Tình cảm đơn hậu, tình u thương bao la của bà là sự kết hợp
cao quý giữa tình cha, nghĩa mẹ và công thầy.
+ Suốt một đời tuổi thơ cháu khơng khi nào vắng bóng hình của bà. Bởi thế, câu hỏi tu
từ ở cuối khổ thơ đã gợi tâm trạng của người cháu nhớ mong về bà khi đi xa. Người

cháu mong mỏi tiếng tu hú sẽ luôn chia sẻ với bà trong những lúc cô đơn, vắng vẻ. c.
Khổ thơ 4 đã gợi lại hình ảnh của người bà tần tảo, giàu đức hi sinh trong những
năm tháng chiến tranh, giặc tàn phá xóm làng
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố cịn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”


- Hình ảnh “giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi” gợi sự tàn khốc của chiến tranh đồng thời
tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược. Câu thơ đã khơng giấu nổi tâm trạng xót xa của tác
giả. + Ngọn lửa vốn gợi sự no đủ, ấm êm trong mỗi gia đình, nay lại bị kẻ thù lợi dụng
để phá hủy gia đình nhưng chẳng có ngọn lửa nào thiêu hủy được tấm lịng của con
người. + Hàng xóm vẫn cùng bà đoàn kết, chung tay dựng lại túp lều tranh. Tấm lòng bà
hiện lên thật cao cả. Đức hi sinh của bà thật là lớn lao. Bà nhận hết những vất vả, lo toan
về cho mình.
- Tác giả đã khéo léo dẫn trực tiếp lời dặn của bà, khiến cho lời dặn ấy trở nên chân thực
xúc động: “Bố ở chiến khu, bố cịn việc bố. Mày có viết thư chớ kể này kể nọ. Cứ bảo
nhà vẫn được bình n!”.
+ Lời dặn ấy có vi phạm phương châm về chất bởi bà muốn cháu giấu đi sự thật nhà bị
cháy tàn cháy rụi, để ưu tiên trong một yêu cầu khác quan trọng hơn là để bố mẹ không
bị lo lắng, yên tâm làm cách mạng, ở nhà bao nhiêu vất vả, lo toan một mình bà gánh
vác. Bà không chỉ là chỗ dựa cho cháu mà còn là hậu phương vững chắc của bố mẹ.
+ Giọng kể thủ thỉ tâm tình, rất nhỏ, rất nhẹ của tác giả đã khiến cho dòng cảm xúc trở
nên miên man và để lại dấu ấn sâu đậm về người bà. Lời bà vẫn văng vẳng bên tai, vẫn
đinh ninh trong lòng người cháu. Đến đây ta thấy, bà thật sự là một người phụ nữ nhẫn
nại giàu đức hi sinh cho gia đình, cho cách mạng.

=> Thành cơng của 3 khổ thơ trên chính là sự kết hợp, đan xen nhuần nhuyễn giữa các
yếu tố biểu cảm, miêu tả và tự sự. Đây cũng là bút pháp quen thuộc của nhà thơ. Chính
sự kết hợp nhuần nhị độc đáo đó khiến hình ảnh bà hiện lên thật gần gũi, những mảng
tuổi thơ lại hiện về sống động, chân thành và giản dị. Trong dòng hồi tưởng về quá khứ,
nỗi nhớ thương và lòng biết ơn bà sâu nặng của người cháu cứ thế lung linh, tỏa sáng…
3. Khổ 5 và 6 là những suy ngẫm sâu sắc của cháu về cuộc đời bà và hình ảnh bếp
lửa “Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...”
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,


Nhóm nồi xơi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...
Ơi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
a. Khổ 5: Tác giả bày tỏ suy ngẫm về ngọn lửa của niềm tin chứa trong lòng bà.
“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lịng bà ln ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...”
- Khổ thơ thứ năm, hình ảnh bếp lửa rồi ngọn lửa cứ chập chờn, bập bùng sáng vừa
mang ý nghĩa thực, vừa mang ý nghĩa tượng trưng.
+ Đầu tiên ta bắt gặp từ ngữ chỉ thời gian “rồi sớm rồi chiều” kết hợp từ “lại” vừa nói
lên được công việc của bà vừa khắc họa được sự kiên trì, bền bỉ của bà trong cơng việc
nhóm bếp.
+ “Nhen” cũng có nghĩa là nhóm, chỉ hoạt động làm cho lửa cháy bén vào chất đốt như
củi, rơm. Những tác giả lại khơng dùng từ “nhóm”, mà dùng từ “nhen”, vừa gợi hình vừa

gợi cảm. “Nhen” gợi hình ảnh bàn tay gầy guộc, chi chút nâng niu khéo léo của bà trong
hành động nhóm bếp; vừa gợi được tình cảm thân thương trìu mến của bà.
- Từ “bếp lửa” của bà đã thổi bùng lên thành ngọn lửa mang nhiều tầng ý nghĩa. - Điệp
ngữ “một ngọn lửa” bắt đầu câu thơ càng nhấn mạnh ý nghĩa của ngọn lửa bà đã nhen.
Đó là ngọn lửa của tấm lịng bao dung của bà.
- Ngọn lửa được thắp lên trong lịng bà ln ấp ủ thường trực, đó là ngọn lửa của sức
sống niềm tin mãi mãi vững bền, ngọn lửa không bao giờ tắt, ngọn lửa của niềm tin dai
dẳng bất diệt. Ngọn lửa lòng bà đã nhen lên trong tâm hồn cháu một ý chí nghị lực và
một tình yêu cuộc sống, một niềm tin tươi sáng về ngày mai. Mở rộng ra, đó là ý chí, là
nghị lực niềm tin của cả dân tộc đang trong thời kì vơ cùng khó khăn, niềm tin về một
ngày mai đất nước hịa bình ấm no hạnh phúc.
-> Ba câu thơ cơ đọng hàm súc mà hình ảnh người bà hiện lên thật xúc động trong tình
thương nỗi nhớ vơ bờ của người cháu. Người bà mang vẻ đẹp tiêu biểu của người phụ
nữ truyền thống Việt Nam hết lòng tần tảo, lo toan cho con cháu và cho cả gia đình. b.
Đến khổ thơ thứ 6, kỉ niệm tuổi thơ lắng dần từ cảm xúc nhớ thương, người cháu
bày tỏ những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời bà và bếp lửa.
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa


Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm u thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm nồi xơi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
* Câu thơ mở đầu “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa” đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ
nhằm nhấn mạnh, khẳng định nỗi cơ cực, vất vả gian nan của bà.
- Hình ảnh ẩn dụ “biết mấy nắng mưa” đã gợi tả những năm tháng khó khăn, gian khổ
mà bà đã trải qua. Khoảng thời gian kéo dài đằng đẵng “mấy chục năm rồi đến tận bây

giờ”, bà vẫn giữ thói quen dậy sớm, hết lịng vì con vì cháu.
- Người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà cũng là biểu lộ tình u thương, lịng biết ơn vơ
hạn đối với người bà kính yêu. Suốt cuộc đời bà thức khuya dậy sớm, hi sinh vì gia đình.
* Những câu thơ tiếp theo:
+ Điệp từ “nhóm” được đặt ở đầu bốn dòng thơ vừa mang nghĩa tả thực: nhấn mạnh,
làm nổi bật cơng việc nhóm lửa thường nhật của bà mỗi sớm mỗi chiều; lại vừa mang
nghĩa biểu tượng; nó gợi ra sự bền bỉ vượt thời gian năm tháng của bà, khơi dậy trong
lòng cháu những điều tốt đẹp thiêng liêng.
+ Từ “nhóm” đầu tiên trong “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” là động từ, dùng theo
nghĩa gốc, để chỉ hành động làm cho lửa bén vào chất đốt, gợi hình ảnh bếp lửa có thật,
cảm nhận được bằng mắt. Ngọn lửa ấy dùng để nấu chín thức ăn, xua tan đi cái giá lạnh
của mùa đông.
+ Ba từ “nhóm” tiếp theo được dùng theo nghĩa chuyển ẩn dụ, mang nghĩa thắp lên trong
cháu niềm tin yêu, sự no đủ và khơi dậy trong cháo những tâm tình tuổi ấu thơ để cho
cháu luôn nhớ về cội nguồn, về quê hương đất nước.
-> Tâm hồn và khát vọng tuổi thơ của cháu cùng ngọn lửa sớm chiều đã được bà chắp
cánh từ ấy. Bếp lửa đơn sơ, giản dị đã mang ý nghĩa khái quát, trở thành ngọn lửa trong
tim – một ngọn lửa ẩn chứa niềm tin và sức sống của con người. Đến đây ta thấy, bà vừa
là người thắp lửa, giữ lửa và truyền lửa cho các thế hệ mai sau.
*Câu thơ cuối là một sự chiêm nghiệm sâu sắc về bếp lửa của tình bà. - Thán từ “ôi” như


một tiếng reo vui, ngạc nhiên, ngỡ ngàng, diễn tả niềm xúc động dâng trào “Ơi! kì lạ và
thiêng liêng - Bếp lửa”.
- Nghệ thuật đảo ngữ, hai từ “kì lạ” và “thiêng liêng” được đưa trước chủ ngữ như một
sự khám phá kì diệu. Câu thơ đã gói trọn trong tim người cháu về bà và bếp lửa. + Kỳ lạ
bởi bếp lửa đã cùng bà và cháu vượt qua bao tháng năm vất vả, khó nhọc của nạn đói và
chiến tranh; kỳ lạ bởi nhờ bếp lửa mà cháu thấu hiểu tấm lòng của bà. + Bếp lửa cịn rất
thiêng liêng trong lịng cháu bởi nó là minh chứng cho đức hi sinh thầm lặng của bà
dành cho cháu mà trong cuộc sống không phải ai cũng nhận ra. (MR: -> Người cháu

trong thơ của Nguyễn Duy suốt những năm tháng tuổi thơ vơ tâm vơ tính đã không nhận
ra: “Tôi đâu biết đời bà cơ cực thế”, để đến khi lớn lên, hiểu ra rồi thì khơng cịn cơ hội
để thể hiện tình u thương: “Khi tơi biết thương bà thì đã muộn. Bà chỉ cịn là một
nấm mộ thôi”.)
4. Khổ cuối của bài thơ là lời tự bạch về nỗi nhớ da diết của người cháu với bà khi đi
xa
“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...”
* Khổ cuối, nhờ sử dụng phép điệp cấu trúc “có...trăm” đã khắc họa, nhấn mạnh được
cuộc sống hiện tại của người cháu đang được lấp đầy trong những niềm vui. - Trưởng
thành người cháu đi nhiều, biết rộng đã gặp “ngọn khói trăm tàu” nhưng khơng bao giờ
qn “khói hun nhèm mắt” năm lên bốn tuổi.
+ Cháu đã gặp “lửa trăm nhà” nhưng không bao giờ quên được “rồi sớm rồi chiều lại
bếp lửa bà nhen”.
+ Khoảng cách về khơng gian, thời gian và khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm
ngả không thể làm cháu lãng quên ánh sáng và hơi ấm từ bếp lửa của bà, của quê hương.
+ Người cháu mãi không quên được những “lận đận đời bà”, không quên được nghĩa
tình ấm áp và đức hi sinh cao cả của bà…Đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của con
người Việt Nam, đã được nuôi dưỡng trong tâm hồn mỗi người ngay từ thuở ấu thơ.
* Hai câu thơ kết là tình cảm sâu nặng của người cháu đối với bà:
+ Từ “vẫn” kết hợp với cách nói phủ định “chẳng lúc nào quên” đã khẳng định tấm


lịng tình cảm của cháu khơng bao giờ phai nhạt.
+ Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ càng nói lên tình cảm sâu nặng mà người cháu dành cho
bà và bếp lửa.
+ Dấu chấm lửng ở cuối bài thơ như gợi cho ta suy nghĩ về tình cảm bà cháu vẫn da diết
dạt dào, vẫn đau đáu khôn nguôi, chẳng thể nào nói hết thành lời.

+ Cơng việc nhóm bếp của bà dường như cũng chưa bao giờ kết thúc bởi bà đã dạy cho
cháu cách giữ lửa và truyền lửa.
(Mở rộng: -> Nhớ về bà cũng là nhớ về quê hương, nhớ về nguồn cội, chúng ta bắt gặp
tình cảm ấy trong bài thơ “Đơi dịng tiễn đưa bà nội”, nhà thơ Bằng Việt đã viết khi bà
nội qua đời, đó là những tình cảm kính trọng, biết ơn, là nỗi nhớ thương da diết của đứa
cháu dành cho người bà kính u:
“Đơi mắt càng già càng thấm thía u thương
Dù da dẻ khơ đi, tấm lịng khơng hẹp lại
Giàu kiên nhẫn, bà còn hi vọng mãi
Chỉ mỗi ngày rắn lại ít lời thêm”.)
=> Đến đây, chủ đề bài thơ dường như đã mở rộng và nâng cao, từ tình cảm bà cháu,
tình cảm gia đình đã nâng lên thành tình u q hương, đất nước. Chính vì thế, có
người đã nhận xét: “Tình u thương và lịng biết ơn bà, chính là điểm khởi đầu cho
tình u quê hương đất nước”.
5. Đánh giá chung
- Bài thơ nói chung và đoạn thơ nói riêng đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả
và biểu cảm, giữa tự sự và nghị luận.
- Nhà thơ đã sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, khơi gợi được
những kỷ niệm xúc động về tình bà cháu. Từ đó nhắc nhở thấm thía mỗi chúng ta về
lịng biết ơn, lịng kính u trân trọng đối với bà, với quê hương gia đình, đất nước. C.
Kết bài
- Có thể nói, bài thơ “Bếp lửa” là món quà quý giá mà nhà thơ Bằng Việt gửi cho bạn
đọc, nó chứa đựng một ý nghĩa, một triết lí thầm kín, sâu sắc: Những gì là thân thiết
nhất của tuổi thơ mỗi con người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt
hành trình dài rộng của cuộc đời. Chính điều đó đã làm nên nét đặc sắc, góp phần
khẳng định vị trí xứng đáng của Bằng Việt trên thi đàn văn học Việt Nam.




×