Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

VAI TRÒ CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.38 KB, 19 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH NHĨM 2
MƠN KINH DOANH QUỐC TẾ

CHỦ ĐỀ: VAI TRÒ CỦA MNCS TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ
ÁP DỤNG VỚI TẬP ĐOÀN LOTTE
Giảng viên: ThS. Đào Thị Hương Giang
Thành viên: 1. Nguyễn Thị Mai Linh (Nhóm trưởng)
2. Lê Minh Châu
3. Bùi Thị Mai Hương
4. Bùi Quang Huy
5. Ngô Đức Anh
6. Phùng Thu Sang
7. Trần Hương Thảo

Hà Nội, tháng 10 năm 2021


PHỤ LỤC
LỜI NĨI ĐẦU

2

I. Định nghĩa cơng ty đa quốc gia:

3

Đặc điểm của cơng ty đa quốc gia

3

Vai trị



4

II. Phân tích bối cảnh đầu tư:

5

1. Thực trạng:

5

2. Động lực:

6

3. Xu hướng:

9

III. Áp dụng vào doanh nghiệp cụ thể: Tập đoàn LOTTE

9

1. Giới thiệu về Tập đoàn LOTTE

9

2. Lý do Lotte đầu tư vào Việt Nam

12


3. Các hoạt động của LOTTE tại Việt Nam

15

1. Eco Smart City:

15

2. LOTTE Center

16

3. LOTTE Mart

16

4. LOTTE Cinema

16

5. Lotteria

17

6. LOTTE Hotel Saigon

17

7. LOTTE DatViet Homeshopping


18

8. Đầu tư vào Bibica

18

9. Thâu tóm Diamond Plaza Tp Hồ Chí Minh

18

10. LOTTE Mall

19

KẾT LUẬN

19

LỜI NĨI ĐẦU
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, kinh doanh khơng cịn bị bó buộc trong phạm
vi biên giới quốc gia của chính cơng ty đó. Dù các công ty không tham gia kinh
doanh quốc tế cũng bị các sản phẩm và dịch vụ quốc tế cạnh tranh trên chính thị
trường quốc gia mình. Tồn cầu hóa đồng thời dẫn đến những thay đổi sâu sắc


trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế thế giới khi mà các công ty đa quốc gia đã
ngày càng phát huy được vai trị to lớn của mình và là mơ hình kinh doanh phổ
biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn theo đuổi. Vậy công ty đa quốc gia là gì
và vai trị của nó đến nền kinh tế và các chủ thể khác trong nền kinh tế là gì,

động cơ mà mà các cơng ty đa quốc gia quyết định kinh doanh quốc tế; hay cụ
thể hơn là các công ty đa quốc gia của Hàn Quốc thâm nhập vào thị trường Việt
Nam như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong phần dưới đây.

I. Định nghĩa cơng ty đa quốc gia:
MNC (Multinational Corporation) hay cịn được biết đến với tên gọi phổ
biến ở Việt Nam là Cơng ty đa quốc gia hay tập đồn đa quốc gia, là loại hình
doanh nghiệp có hoạt động sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ ở ít nhất 2 quốc
gia. Hay nói cách khác, cơng ty đa quốc gia là một công ty hoạt động ở nước sở
tại cũng như ở các nước khác trên thế giới. Nó duy trì một trụ sở chính đặt tại
một quốc gia, điều phối việc quản lý tất cả các văn phòng, nhà máy ở các quốc
gia khác nhau. Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt hơn cả ngân sách
của nhiều quốc gia. Với tầm quan trọng của mình, các MNCs có thể ảnh hưởng
đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia.
Đặc điểm của công ty đa quốc gia











Tài sản và doanh thu rất cao: Để trở thành một tập đoàn đa quốc gia,
doanh nghiệp phải lớn và phải sở hữu một lượng tài sản khổng lồ cả về
vật chất và tài chính. Các mục tiêu của cơng ty phải rất cao và chúng có
thể tạo ra lợi nhuận đáng kể.

Mạng lưới các chi nhánh: Các công ty đa quốc gia duy trì hoạt động sản
xuất và tiếp thị ở các quốc gia khác nhau. Việc quản lý các văn phòng ở
các quốc gia khác được kiểm soát bởi một trụ sở chính đặt tại nước sở tại.
Sự tăng trưởng: Các tập đồn đa quốc gia khơng ngừng phát triển. Ngay
cả khi hoạt động ở các quốc gia khác, họ vẫn cố gắng phát triển quy mơ
kinh tế của mình bằng cách liên tục nâng cấp và tiến hành các hoạt động
mua bán và sáp nhập.
Công nghệ hiện đại: Để đạt được tăng trưởng đáng kể, họ cần tận dụng
công nghệ hiện đại, đặc biệt là trong các hoạt động sản xuất và tiếp thị.
Kỹ năng chuyên môn cao: Các công ty đa quốc gia đặt mục tiêu chỉ tuyển
dụng những nhà quản lý giỏi nhất, những người có khả năng xử lý số tiền
lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, quản lý công nhân và điều hành một tổ
chức kinh doanh khổng lồ.
Chú trọng tiếp thị và quảng cáo: Một trong những chiến lược tồn tại hiệu
quả nhất của các tập đoàn đa quốc gia là cho rất nhiều tiền cho tiếp thị và


quảng cáo. Đây là cách họ có thể bán mọi sản phẩm hoặc thương hiệu mà
họ làm ra.
Vai trò




Thúc đẩy Thương mại quốc tế phát triển: Một trong những vai trị nổi bật của
cơng ty đa quốc gia là thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển, thúc đẩy nhanh
quá trình nhất thể hóa nền kinh tế thế giới. Cơng ty đa quốc gia chi phối hầu
hết chu chuyển hàng hố giữa các quốc gia bởi các kênh lưu thơng xuyên quốc
gia của mình. Trong những năm gần đây, với chiến lược đa quốc gia và tạo ra
các liên kết giữa thương mại và đầu tư giữa các nước với nhau. Trong những

năm gần đây các công ty đa quốc gia chiếm khoảng 40% giá trị nhập khẩu và
60% xuất khẩu của toàn thế giới.
Thúc đẩy đầu tư nước ngoài: Các công ty đa quốc gia thúc đẩy nhanh quá trình
tự do hóa đầu tư nước ngồi thơng qua tham gia sâu rộng vào q trình quốc tế
hóa sản xuất. Với lợi thế của mình về nhiều vốn, kỹ thuật hiện đại, quản lý tiên
tiến và mạng lưới thị trường rộng lớn, các cơng ty đa quốc gia ln tích cực
đầu tư ra nước ngồi nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi tồn cầu.

Vai trị này của cơng ty đa quốc gia được thể hiện qua một số khía cạnh như:
Thứ nhất: Bản thân các cơng ty đa quốc gia khi đến hoạt động ở các quốc gia
đều mang đến cho nước này một số lượng vốn nào đó. Hơn nữa, trong q trình
hoạt động các cơng ty đa quốc gia cũng đóng cho ngân sách của nước chủ nhà qua
các khoản như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, chi phí về viễn
thơng, điện nước….
Thứ hai: Ngoài việc vốn ban đầu để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh các công ty đa quốc gia còn thực hiện các biện pháp huy động thêm vốn từ
Công ty mẹ, từ các chi nhánh thành viên của tập đồn. Đây chính là hình thức thu
hút đầu tư của các nước đang phát triển hiện nay.


Làm thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế

- Thay đổi trong cơ cấu hàng hố:
Chiến lược phát triển của cơng ty đa quốc gia gắn liền với các hoạt động thương
mại, xuất nhập khẩu. Qua đó ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu hàng hoá xuất
khẩu.Trong những năm gần đây, các cơng ty nói chung và các cơng ty đa quốc gia
nói riêng cũng chuyển mạnh sang đầu tư vào các ngành dịch vụ và thúc đẩy giá trị
xuất khẩu của hàng hoá dịch vụ tăng cao.
- Thay đổi trong cơ cấu đối tác:



Tỷ trọng của hàng hoá xuất khẩu của các nước đang phát triển ngày càng cao, đặc
biệt là các nước mới công nghiệp. Sự thay đổi chiến lược của các công ty đa quốc
gia và hệ thống sản xuất quốc tế của chúng mở ra nhiều cơ hội cho các nước đang
phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi tham gia vào các hoạt động hướng về
xuất khẩu.


Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm

Trước hết phải khẳng định rằng các cơng ty đa quốc gia đóng vai trò quan
trọng đối với phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm ở các nước phát triển và
các nước đang phát triển, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động phụ
nữ, đào tạo nghề nghiệp đối với lực lượng lao động phổ biến, các hoạt động trợ
giúp tài chính cho các chương trình nghiên cứu đào tạo nghề nghiệp, quản lý,
cung cấp các thiết bị khoa học cho các trường đại học, viện nghiên cứu,.... Ở các
nước đang phát triển, đã có các tác động lớn đối với phát triển nguồn lực lao
động, đặc biệt là đội ngũ lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật và quản lý.
Đây là tiền đề quan trọng để nâng cao năng suất lao động ở nước này.


Công ty đa quốc gia với hoạt động chuyển giao công nghệ

Các cơng ty nói chung, đặc biệt là các cơng ty đa quốc gia luôn coi công
nghệ là yếu tố giữ vị trí hàng đầu. Cơng nghệ là yếu tố quyết định năng lực cạnh
tranh, chiếm lĩnh thị trường và giứ thế độc quyền. Không chỉ nắm giữ trong tay
phần lớn công nghệ tiên tiến của thế giới các công ty đa quốc gia còn biết cách sử
dụng và khai thác các cơng nghệ đó một cách có hiệu quả nhất nhằm duy trì vị trí
độc quyền trên thị trường, mở rộng phạm vi ảnh hưởng và khả năng lũng đoạn thị
trường.


II. Phân tích bối cảnh đầu tư:
1. Thực trạng:

- Hợp tác kinh tế là trụ cột quan trọng trong tổng thể quan hệ song
phương Việt Nam - Hàn Quốc. Nhiều năm qua, Hàn Quốc luôn là đối tác
kinh tế quan trọng của Việt Nam, với những con số minh chứng ấn tượng.
Cụ thể, Hàn Quốc luôn dẫn đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam,
với sự góp mặt của hầu hết các tập đồn lớn.
- Hiện nay, Hàn Quốc đang là nhà đầu tư dẫn đầu tại Việt Nam với hơn
9.000 doanh nghiệp và tổng số vốn đầu tư tích lũy kể đến tháng 10 năm 2020
đạt gần 70,4 tỷ USD, chiếm 18,5% tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam với
8.934 dự án.


- Chính phủ Hàn Quốc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào Việt
Nam, coi Việt Nam là một địa bàn đầu tư chiến lược, tất cả các công ty lớn
của Hàn Quốc có trong danh sách FORTUNE 500 đều đã có các dự án đầu
tư hoặc hoạt động kinh doanh tại Việt Nam như: Samsung, LG, GS, POSCO,
Hyundai, KEPCO, SK ...
- Trong 10 tháng đầu năm 2020, Hàn Quốc đứng thứ hai trong danh sách
các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn vào Việt Nam, với 3,42 tỷ USD,
đứng sau Singapore với 7,51 tỷ USD (vì có một dự án điện khí 4 tỷ USD nên
năm 2020 Singapore vượt lên). Tuy nhiên, trong năm nay nếu xét về số
lượng dự án mới, thì Hàn Quốc vẫn đứng ngôi vị quán quân, với 528 dự án.
Các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng đứng đầu về số lượt góp vốn, mua cổ phần,
với 1.626 lượt trong 10 tháng qua.
- Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, tần suất các nhà đầu tư
Hàn Quốc quan tâm thị trường Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt ở các lĩnh
vực công nghiệp chế biến, chế tạo, bất động sản và gần đây là lĩnh vực công

nghệ cao và phát triển xanh. Các doanh nghiệp (DN) Hàn Quốc cũng muốn
tham gia các dự án cơ sở hạ tầng quy mơ lớn của TP. Hồ Chí Minh như quy
hoạch phát triển đơ thị thơng minh.
- Tính đến cuối tháng 6-2021, Hàn Quốc vẫn đang duy trì vị thế số 1
trong số các quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Tổng
số dự án Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam là khoảng 9.100 dự án và số vốn
đầu tư lũy kế đạt 72 tỉ USD. Mặc dù đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong
nửa đầu năm nay ước tính giảm 2.5% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng riêng
đầu tư Hàn Quốc lại tăng 43.6% so với cùng kỳ năm trước cho thấy dòng
vốn đầu tư vẫn được giữ vững.
2. Động lực:
2.1. Các lực đẩy:
- Dung lượng thị trường tại nước sở tại chưa đủ lớn:
Trước hết, đến từ một thị trường nội địa cịn khá nhỏ ở Hàn Quốc,
các tập đồn đa quốc gia Hàn Quốc đã sớm nhận ra rằng nếu muốn phát
triển bắt buộc phải vươn ra ngoài biên giới. Ngay từ đầu, các tập đoàn đa
quốc gia Hàn đã theo đuổi chiến lược kinh doanh tồn cầu, khơng phải
suy nghĩ được nảy ra sau khi hành động. Điều này khác với một số nhà
bán lẻ khác thường sau khi bị bão hòa ở quê hương họ cho nên Việt Nam
là một trong những “điểm tiếp theo” của các MNCs Hàn Quốc.
- Nhằm thực thi chiến lược dẫn đầu về chi phí:


+ Các MNCs Hàn Quốc theo đuổi chiến lược dẫn đầu về chi phí. Thực hiện
chiến lược tồn cầu hóa, họ có thể tìm kiếm các nhà cung ứng hợp lý và chất
lượng từ khắp nơi trên thế giới, tận dụng nguồn lao động ở những quốc gia có
nguồn nhân công giá rẻ, việc đầu tư vào Việt Nam không chỉ đơn giản là mở
chuỗi cửa hàng bán lẻ, mà cịn hướng tới mơ hình tổ hợp sản xuất, đưa Việt
Nam tham gia và tiếp cận gần hơn với chuỗi cung ứng toàn cầu của họ.
+ Trong xu thế dịch chuyển dịng vốn đầu tư tồn cầu, dự kiến sẽ có nhiều

DN từ các ngành cơng nghiệp chế tạo, cơng nghệ cao sẽ đầu tư mạnh vào Việt
Nam trong thời gian tới. Vì thế, Việt Nam cũng đang tạo chính sách, mơi trường
thuận lợi nhất cho các DN nước ngồi nói chung và các tập đồn đa quốc gia
Hàn Quốc nói riêng.
- Mức độ cạnh tranh ngày càng được cải thiện và trở nên gay gắt:
Là nước phát triển, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 30 nghìn USD,
người dân Hàn Quốc khơng chỉ có mức sống cao, mà cịn có u cầu rất cao đối
với sản phẩm trong nước cũng như nhập khẩu. Thị trường tại Hàn Quốc được
cho là cạnh tranh rất khốc liệt, với sự thống lĩnh của các tập đoàn lớn trong
nước. Các thị trường có dung lượng lớn tại Hàn Quốc có thể kể đến như thị
trường sản phẩm dinh dưỡng và thị trường mỹ phẩm. Với thị trường sản phẩm
dinh dưỡng, chỉ riêng sản phẩm sữa đậu nành thì đã có gần 40 chủng loại khác
nhau có mặt trên thị trường, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.
Còn với thị trường mỹ phẩm, thị trường mà Hàn Quốc với mục tiêu trở thành
“cường quốc”, Hàn Quốc lại là một nước đi đầu trong việc sản xuất mỹ phẩm và
xu hướng dùng mỹ phẩm, nên khơng lý gì mà họ bỏ qua cơ hội mở tạo dựng
thêm các thương hiệu mới mặc dù trên thị trường đã có rất nhiều thương hiệu
khác nhau, điều này tạo ra một thị trường với mức độ cạnh tranh gay gắt.
2.2.

Các lực kéo:

- Thực hiện hóa tham vọng bao phủ tồn thị trường Châu Á:
Chính quyền Hàn Quốc (hiện nay là chính quyền Tổng thống Moon Jaein với chính sách Hướng Nam Mới), chú trọng phát triển quan hệ với Ấn Độ và
khu vực Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là nước được chú trọng nhất. Chính
sách kinh tế mới này nhằm giúp Hàn Quốc bớt lệ thuộc vào các đối tác thương
mại truyền thống là Mỹ và Trung Quốc, hai cường quốc kinh tế đang ở trong
một cuộc chiến thương mại gây ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế lớn thứ tư
châu Á này.
Và hơn cả đó là tham vọng của Hàn Quốc là bao phủ thị trường toàn Châu

Á. Việc đầu tư vào Việt Nam không chỉ đơn giản là mở chuỗi cửa hàng bán lẻ,
mà cịn hướng tới mơ hình tổ hợp sản xuất, đưa Việt Nam tham gia và tiếp cận
gần hơn với chuỗi cung ứng toàn cầu của họ. Từ Việt Nam, MNCs Hàn sẽ tạo
lợi thế bàn đạp mở rộng sang các thị trường tiềm năng khác.


- Việt Nam là thị trường hấp dẫn, nhu cầu về các sản phẩm tốt đến từ
các thương hiệu nước ngoài ngày càng tăng:
+ Các nhà đầu tư Hàn Quốc bị hấp dẫn bởi chính thị trường tiêu dùng lớn
Việt Nam với hơn 96,6 triệu dân. Việt Nam có tầng lớp trung lưu và trẻ tuổi
ngày càng tăng cũng như một nền kinh tế tăng trưởng tương đối nhanh.
+ Người dùng Việt Nam đang ngày càng quan tâm nhiều hơn về khơng
gian sống, chú ý đến tính hữu dụng, thẩm mĩ của các sản phẩm chứ khơng cịn
mang tính cảm quan, thích gì thì mua về như trước đây. Trong khi đó, chất
lượng các sản phẩm tại các cửa hàng chuyên bán đồ nội hiện vẫn còn khá nhập
nhằng. Người tiêu dùng Việt Nam giờ khơng cịn q khó khăn, mức sống đã
được cải thiện đòi hỏi được sử dụng những sản phẩm tốt, họ sẵn sàng chi trả
mức tiền lớn cho sản phẩm làm thoả mãn mong muốn của mình.
- Dung lượng thị trường lớn chưa được khai thác tại Việt Nam:
+ Nhiều ngành nghề của Việt Nam vẫn được xem là bị "phân mảnh". Hầu
hết đều nhờ các cửa hàng với dung lượng nhỏ, khơng có kênh phân phối chính
thức. Điều này là cơ hội các gã khổng lồ MNCs Hàn Quốc không thể bỏ qua.
+ MNCs Hàn sẽ thu hút được khách hàng Việt bằng thương hiệu nổi
tiếng, với tâm lý sính đồ ngoại đẳng cấp và xu hướng tiêu dùng các sản phẩm có
nhiều yếu tố cơng năng và thẩm mỹ hiện đại.
+ Việt Nam có nguồn lao động giá rẻ rất dồi dào, có kỹ năng và được
các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá là cần cù chịu khó, một trong những yếu
tố góp phần quan trọng hạ giá thành sản xuất tất cả hàng hóa mà các cơng ty
Hàn Quốc xuất khẩu sang thị trường các nước thứ ba.
- Chính sách ưu đãi của chính phủ:

Hàng rào thuế quan đối với các sản phẩm Hàn Quốc được dỡ bỏ do Việt
Nam đã kí một số hiệp định thương mại với Hàn Quốc. Ngoài ra Việt Nam cũng
có rất nhiều các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp FDI nhằm thu hút vốn đầu
tư từ các tập đồn đa quốc gia Hàn Quốc. Những chính sách mở cửa tích cực
của nhà nước Việt Nam với nhiều cải cách về thủ tục hành chính và ưu đãi thuế
quan. Các thay đổi trong chính sách đều được xây dựng theo hướng thuận lợi,
minh bạch, cạnh tranh và phù hợp hơn với các thông lệ quốc tế, nhằm thu hút có
hiệu quả các dự án FDI có chất lượng, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh
của DN cũng như của nền kinh tế. Hơn nữa, là sự ổn định về chính trị của Việt
Nam so với các nền kinh tế đang nổi lên khác giúp các cơng ty Hàn Quốc tránh
rắc rối có thêm sự tự tin khi đầu tư.
- Vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam:


Việt Nam đang trở thành một trung tâm thương mại với lợi thế về địa lý
giúp các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp cận các thị trường xung quanh dễ dàng
hơn bất kỳ nước nào khác trong khu vực Đông Nam Á.
3. Xu hướng:
Theo phân tích của các chuyên gia, xu hướng các doanh nghiệp Hàn Quốc
tiếp tục đầu tư vào thị trường Việt Nam trong thời gian tới do: nền kinh tế Việt
Nam có độ mở lớn, phát triển ổn định, các bộ, ngành, địa phương đều quan tâm
xúc tiến thu hút đầu tư... Đặc biệt, Việt Nam đã và đang thực thi các cam kết của
Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến
bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam với
Liên minh châu Âu (EVFTA) bước vào giai đoạn thực thi, Hiệp định Đối tác
Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vừa được ký kết vào ngày 15/11 vừa qua.
Trong thời gian tới, một số lĩnh vực đầu tư mà các nhà đầu tư Hàn Quốc sẽ
tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam là: lĩnh vực công nghiệp điện tử (đi đầu
là Samsung, LG cùng các doanh nghiệp vệ tinh) ; phân phối, bán buôn bán lẻ
(Lotte, Shinsegae, E Mart) ; tài chính - bảo hiểm (Shinha, Woori, KEB, IBK,

KB, Hanwha ...); kinh doanh bất động sản (Daewoo, GS, Posco, Hyundai ...) ;
năng lượng (các nhà máy nhiệt điện và điện nguyên tử ở cấp Chính phủ như
Kepco, Doosan, Samsung, Taekwang ...) ; dịch vụ chất lượng cao, du lịch
(Lotte ...) ; lương thực và chế biến thực phẩm (CJ) ; hàng may mặc (để xuất
khẩu đón đầu các hiệp định FTA thế hệ mới, Hyosung, Taekwang, Panko ...) ;
dầu khí - hóa chất (GS, SK, Samsung...); cơng nghệ chế tạo - cơng nghiệp nói
chung, nơng nghiệp - trồng trọt (CJ...) ...
Đồng thời, ưu tiên các dự án có cơng nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công
nghệ cao, sử dụng tiết kiệm đất đai, năng lượng, quản trị hiện đại, có giá trị gia
tăng cao, dự án có tác động lan tỏa tích cực tới các DN trong nước, kết nối các
chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

III. Áp dụng vào doanh nghiệp cụ thể: Tập đoàn LOTTE
1. Giới thiệu về Tập đoàn LOTTE

a) Giới thiệu chung
LOTTE Group là tập đồn đa ngành đa quốc gia có trụ sở tại Hàn Quốc
và Nhật Bản. Tập đồn LOTTE Group do ơng Shin Kyuk-ho sáng lập vào tháng
6/1948 tại Tokyo, Nhật Bản, tiền thân là Công ty LOTTE.
Tên gọi LOTTE được nhà sáng lập Shin Kyuk-ho đặt ra, lấy cảm hứng từ
nữ anh hùng Charlotte xinh đẹp, tài giỏi và được nhiều người yêu mến trong
tiểu thuyết Nỗi đau của chàng Werther (1774) của nhà văn Đức Johann
Wolfgang von Goethe. Với mong muốn tập đoàn LOTTE sẽ nhận được sự yêu


mến, tín nhiệm của mọi người giống như nhân vật chính trong truyện, nàng
Charlotte xinh đẹp, tài giỏi.
Tập đồn LOTTE gồm hai nhánh: Tập đoàn LOTTE Nhật Bản và Tập
đoàn LOTTE Hàn Quốc. Chủ tịch đương thời của tập đoàn LOTTE Hàn Quốc
là ông Shin Dong Bin – con trai ơng Shin Kyuk-ho. Hiện nay, tập đồn LOTTE

Hàn Quốc có mặt tại 22 quốc gia trên thế giới và là chaebol (tập đồn kinh tế
gia đình) có tổng tài sản đứng thứ 5 tại Hàn Quốc (sau Samsung, Hyundai, LG
và SK).
Hoạt động chủ yếu của LOTTE được gia đình chủ tịch Shin quản lý ở
Nhật Bản và Hàn Quốc với các doanh nghiệp khác tại Trung Quốc, Đông Nam
Á, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Anh, Nga, Pakistan và Ba Lan. LOTTE Group bao gồm hơn
100 đơn vị kinh doanh với hơn 100.000 nhân công thuộc các lĩnh vực sau:















·

Thực phẩm: LOTTE Confectionery, LOTTE Chilsung, Lotteria,
E.Wedel, LOTTE Ham/LOTTE Milk, LOTTE Samkang, Angel-in-us,
TGI Fridays (nhượng quyền Hàn Quốc), Swiss Boulangerie, LOTTE
Cool, LOTTE Fresh Delica, LOTTE Pharm., LOTTE Shopping Food
Division, LOTTE Kolson (Pakistan)
Mua sắm: LOTTE Duty Free, LOTTE Home Shopping, LOTTE Mart,

LOTTE Department Store, LOTTE-Assi Plaza, LOTTE Mart, LOTTE
Super, LOTTE Hi-mart
Du lịch: LOTTE Hotels & Resorts
Giải trí: LOTTE Cinema, LOTTE Entertainment (đầu tư và phân phối
các bộ phim trong nước và quốc tế), LOTTE World
Thương mại: LOTTE International
Tài chính: LOTTE Insurance, LOTTE Card, LOTTE Capital
Bất động sản: Khu phức hợp căn hộ LOTTE Castle High Rise, LOTTE
World Tower – tòa nhà chọc trời ở Seoul, Hàn Quốc, năm 2014 và Busan
LOTTE World Tower cao chọc trời ở Busan, năm 2013, LOTTE City
Hotel ở Daejeon, LOTTE New York Palace Hotel ở thành phố New York
(Mỹ),...
Công nghệ thông tin/Điện tử: Korea Fujifilm, LOTTE Canon, LOTTE
IT, LOTTE.com, Mobidomi
Hóa chất nặng / xây dựng / máy móc: Honam Petrochemical, KP
Chemical, LOTTE Engineering & Construction, LOTTE Engineering &
Machinery, LOTTE Aluminum
Nghiên cứu phát triển/ Hỗ trợ: LOTTE Academy, LOTTE R&D
Center, LOTTE Scholarship Foundation, …
b) Lịch sử tập đoàn và người sáng lập


Ông Shin Kyuk-ho sinh ngày 3/11/1921 tại Ulsan, Hàn Quốc. Cuộc sống
nghèo khó ở quê nhà là động lực để ông tìm đến Nhật Bản. Kyuk Ho đến Nhật
Bản chỉ với 83 Yên trong túi (~17 nghìn VND) và ở đây ông lấy tên là Takeo
Shigemitsu. Sau khi tốt nghiệp khoa Hóa học lớp buổi tối của Đại học Waseda
năm 1946, ông bắt đầu kinh doanh dầu thô với sự giúp đỡ của một người quen,
nhưng cơng việc nhanh chóng lụn bại bồi một vụ đánh bom. Sau khi hồi sinh
bằng cách sản xuất xà phịng và mỹ phẩm, ơng bắt đầu kinh doanh kẹo cao su
và đạt được thành công lớn. Đây là bước đầu tạo động lực để Shin Kyuk Ho mở

rộng sản xuất sang các sản phẩm khác như bánh kẹo, chocolate. Năm 1948
Cơng ty LOTTE chính thức ra đời tại Nhật.
Năm 1965, Nhật Bản và Hàn Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao,
cho phép LOTTE mở rộng lãnh địa hoạt động về Hàn Quốc năm 1967.
Năm 1967, Shin Kyuk Ho thành lập LOTTE Confectionery và bắt đầu đặt
chân vào thị trường Hàn Quốc. Thời điểm đó, Hàn Quốc đang trải qua giai đoạn
tăng trưởng thần kỳ. Cựu Tổng thống Park Chung Hee đã ban hành luật đặc biệt
về ưu tiên các nhà đầu tư nước ngồi trong vịng 5 năm.
Sau LOTTE Confectionery, Lotte đã thành lập Lotte Chilsung Beverage
(1974), Lotte Samkang, Lotte Ham&Milk (1978) sau hợp nhất thành LOTTE
Foods và Lotteria (1979) để phát triển trở thành công ty thực phẩm lớn nhất của
Hàn Quốc.
Trong thời kì nhảy vọt của tập đồn, Shin Kyuk Ho thành lập LOTTE
Hotels & Resorts (1973) và LOTTE Shopping (1979), đưa tập đoàn phát triển ra
ngoài lĩnh vực thực phẩm, xây dựng nền tảng hiện đại hóa ngành cơng nghiệp
lưu thông và du lịch trong nước, vốn là một lĩnh vực yếu thế vào thời điểm đó.
Ngồi ra, LOTTE cũng chính thức xâm nhập vào ngành cơng nghiệp cơ bản
quốc gia như ngành Cơng nghệ hóa dầu bằng việc mua lại Honam
Petrochemical (nay là LOTTE Chemical) vào năm 1976 hay ngành Kỹ thuậtXây dựng bằng việc mua lại Pyeonghwa E&C (nay là LOTTE E&C) năm 1978.
Dưới sự lãnh đạo tài tình và tầm nhìn chiến lược của Shin Kyuk Ho,
LOTTE ngày càng phát triển lớn mạnh trên nhiều lĩnh vực, trở thành doanh
nghiệp tồn cầu. Năm 2015, ơng rút khỏi vị trí quản lý sau gần 70 năm xây
dựng LOTTE. Là một doanh nhân lỗi lạc nhưng những năm tháng cuối đời của
Shin Kyuk Ho vướng phải khả nhiều bê bối. Vụ tranh chấp quyền kinh doanh
tập đoàn giữa con trai trưởng Shin Dong Joo và con trai thứ Shin Dong Bin đã
ảnh hưởng khơng nhỏ tới hình ảnh của tập đồn Lotte.
Từ năm 2017, Shin Kyuk Ho bị Tịa án xét xử về tội danh biển thủ, gian
lận trong kinh doanh, bị tuyên án ba năm tù giam vào năm 2019, nhưng do tuổi
cao và sức khỏe yếu nên ông đã không bị bắt giam.



4:00 chiều 19/1/2020, Shin Kyuk Ho trút hơi thở cuối cùng tại trung tâm y tế
Asan, hưởng thọ 99 tuổi.
2. Lý do Lotte đầu tư vào Việt Nam
● Các lực đẩy
- Sản phẩm đi vào giai đoạn suy thoái:
LOTTE là một tập đoàn hoạt động trên nhiều lĩnh vực, trong đó có những
lĩnh vực có sự địi hỏi về đổi mới sản phẩm cao như các bánh kẹo, thực phẩm,...
dẫn đến vòng đời của các sản phẩm ngắn đi, tạo áp lực về việc tạo ra sự khác
biệt cho sản phẩm liên tục. Chính vì vậy, việc tìm đến các thị trường mới sẽ
giúp cho LOTTE gia tăng, kéo dài vòng đời của sản phẩm. Đặc biệt, ở thị
trường Việt Nam, sự yêu thích của người tiêu dùng dành cho các sản phẩm Hàn
Quốc ln rất lớn nên có thể tạo ra lượng cầu mới.
- Mức độ cạnh tranh gay gắt
Một số lĩnh vực như đồ ăn nhanh, bán lẻ, dịch vụ … ln có mức độ cạnh
tranh cao. LOTTE mặc dù chiếm thị phần lớn ở Hàn Quốc ở những lĩnh vực này
nhưng vẫn phải cạnh tranh khốc liệt với những tên tuổi khác. Như Lotteria trong
ngành đồ ăn nhanh phải cạnh tranh với KFC, McDonald’s, Subway,... LOTTE
Mart có các đối thủ chính như Emart, Homeplus, Tesco, Shinsegae. Thị trường
bán lẻ truyền thống Hàn Quốc thì đang phải chứng kiến sự sụt giảm do các
thương mại điện tử ngày ngày càng chiếm phần lớn thị phần. Ở ngành dịch vụ
giải trí như chiếu phi, LOTTE Cinema phải cạnh tranh gay gắt tại quê nhà và
chịu lép trước sự bành trướng của CGV với hơn 50% thị phần, trong khi đó
LOTTE Cinema xếp thứ 2 với hơn 27%.


Trong khi đó, tại Việt Nam, thời điểm Lotteria mở cửa hàng đầu tiên năm 1998
đã trở thành một trong những thương hiệu tiên phong về fastfood tại Việt Nam.
Đến nay, Lotteria trở thành chuỗi nhà hàng fastfood dẫn đầu về thị phần và sự
yêu thích của người tiêu dùng. Các ngành bán lẻ hay giải trí phim ảnh tại Việt

Nam vẫn đang ở trong giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, tạo điều kiện cho
LOTTE có thể tiến hành thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường như họ đã thành
công với Lotteria. LOTTE Mart là nhà bán lẻ Hàn Quốc tiên phong tại thị
trường Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường bán lẻ Việt Nam đang chịu sự cạnh
tranh gay gắt từ những nhà bán lẻ nội địa như Vinmart, hay những đối thủ đến
từ Thái Lan và Nhật Bản. LOTTE Cinema trở thành một trong những chuỗi rạp
phim được yêu thích tại Việt Nam. Việc đầu tư vào các quốc gia như Việt Nam
giúp LOTTE có thể phân tán rủi ro cạnh tranh trên những tại thị trường quê nhà
vốn rất khốc liệt.
- Áp lực khai thác tính kinh tế theo quy mơ/địa điểm
Áp lực khai thác tính kinh tế theo quy mô cũng là một lực đẩy để LOTTE đầu tư
vào Việt Nam để đem sản phẩm của họ đến với một thị trường rộng lớn. Trong
khi đó, áp lực khai thác tính kinh tế theo địa điểm tạo động lực để LOTTE triển
khai các hoạt động tạo giá trị như sản xuất (bánh kẹo), marketing, phân phối và
hậu mãi tại Việt Nam. Lợi thế của một quốc gia Châu Á có nhiều điểm tương
đồng, cũng như kinh nghiệm dày dặn tại thị trường quê nhà, nổi bật với sự thấu


hiểu khách hàng châu Á giúp LOTTE có thể khai thác tính kinh tế theo địa điểm
tại Việt Nam. Trong sản xuất, LOTTE có thể tận dụng được chi phí nhân cơng
rẻ cũng như trình độ lao động phù hợp của Việt Nam để giảm chi phí sản xuất
cho các sản phẩm tiêu dùng như bánh kẹo. Trong marketing, LOTTE có thể tận
dụng sự u thích của người dân Việt Nam với văn hóa Hàn Quốc cũng như
những kinh nghiệm của hãng trong việc chăm sóc trải nghiệm của khách hàng
khi mua sắm.
● Các lực kéo
- Dung lượng thị trường lớn hơn
Nếu như ở Hàn Quốc, dân số là hơn 51 triệu người (năm 2020), thu nhập bình
quân ở mức cao và đòi hỏi của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ là
rất cao. Thì tại Việt Nam, dân số lớn gần 100 triệu người, độ tuổi trung bình chỉ

là 32,9 tuổi (năm 2020). Số người trong độ tuổi lao động chiếm gần 70%, tỉ lệ
dân thành thị đạt trên 37%. Thu nhập bình quân của người dân Việt Nam cũng
chỉ ở mức thấp nên những đòi hỏi của người tiêu dùng khơng q khắt khe. Có
thể thấy, Việt Nam là một thị trường rộng lớn, có sức hấp dẫn đối với các tập
đoàn muốn đầu tư vào các lĩnh vực đồ ăn, bán lẻ hàng hóa hay dịch vụ giải trí
như LOTTE.
- Nhu cầu tăng
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh trong khu vực.
Tăng trưởng GDP hàng năm luôn đạt ở mức 6-7%, ngay cả năm 2020, do tác
động tiêu cực của dịch bệnh toàn cầu cũng đạt 2.9%. Hơn nữa, do ảnh hưởng
của tồn cầu hóa về thị trường, đặc biệt là làn sóng văn hóa Hàn Quốc nên
người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý u thích và thiện cảm đối với các thương
hiệu Hàn Quốc. Nhìn chung các sản phẩm của Hàn Quốc được người tiêu dùng
Việt đón nhận khá dễ dàng. Chính vì vậy, nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ
Hàn Quốc tại Việt Nam có xu hướng tăng lên trong nhiều năm qua, là lực kéo
quan trọng để thúc đẩy LOTTE gia tăng đầu tư tại Việt Nam.
- Điều kiện kinh doanh thuận lợi
Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới. Với nền
tảng là nền chính trị ổn định, ít biến động, trong suốt những năm qua, Chính phủ
đã có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện xúc tiến, thu hút đầu tư đối
với các doanh nghiệp nước ngồi. Việt Nam cịn tích cực tham gia vào những


diễn đàn hợp tác kinh tế, liên tục ký kết các Hiệp định thương mại như CPTPP,
EVFTA, RCEP,... Đây là những động lực lớn để LOTTE có thể tăng cường đầu
tư tại Việt Nam.

3. Các hoạt động của LOTTE tại Việt Nam
Sau khi trở thành chaebol lớn thứ 5 của Hàn Quốc, LOTTE Group dưới sự
dẫn dắt của con trai người sáng lập Shin Kyuk Ho là Shin Dong Bin, đang nhắm

đến thị trường toàn cầu dựa trên sức mạnh tài chính và cơ sở hạ tầng đã hùng
mạnh ở quê nhà.
Bành trướng kinh doanh ở nước ngoài trở thành động cơ tăng trưởng mới
của LOTTE Group. Ông Shin Dong Bin đang có tham vọng đưa LOTTE Group
trở thành một trong 10 tập đoàn toàn cầu hàng đầu châu Á với kỳ vọng có
doanh số bán hàng ở nước ngồi chiếm hơn 30% trong tổng doanh thu của cả
Tập đoàn.
Để thực hiện tham vọng đó, những năm gần đây LOTTE đã thâm nhập vào các
thị trường láng giềng trong đó có Indonesia, Việt Nam, Myanmar. Đến nay,
LOTTE đã dành hơn 10 nghìn tỷ won (9,6 tỷ USD) cho các thương vụ mua bán
sáp nhập ở nước ngoài và chủ yếu là châu Á và các nước Xô Viết cũ. Trong đó,
Việt Nam đang được xem là “con át chủ bài” trong cuộc đổ bộ thị trường ngoại
của LOTTE.
Có mặt tại Việt Nam từ 1998, đến nay, LOTTE đang sở hữu 12 công ty
hoạt động trong nhiều lĩnh vực, như bánh kẹo, thức ăn nhanh, bán lẻ, giải trí,
xây dựng,… và các dự án bất động sản lớn. Trong đó phải kể đến:
1. Eco Smart City:
Cuối năm 2013, các nhà đầu từ “chống váng” khi ơng lớn Hàn Quốc cơng
bố dự án đầu tư lớn nhất của mình từ trước đến nay ở Việt Nam, cũng là dự án
về mảng bất động sản đầu tay của LOTTE Group tại thị trường thành phố. Đó là
Khu phức hợp kinh doanh – giải trí Eco Smart City quy mơ 100.000 m2, vốn
đầu tư 1,9 tỷ USD tại Khu chức năng số 2 thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm
(quận 2, TP.HCM) do Công ty LOTTE Asset Development (LOTTE Group) bắt
tay với một số nhà đầu tư Nhật Bản. Eco Smart City bao gồm trung tâm thương
mại, các cao ốc văn phòng, khách sạn, căn hộ dịch vụ bên cạnh căn hộ để bán.
Với thiết kế hơn 11 toà nhà kiến trúc độc đáo, điểm nhấn là tòa tháp LOTTE
Eco Smart City cao 50 tầng, được đầu tư xây dựng trên khu đất có tổng diện
tích khoảng 7,45 ha tại vị trí vàng ngay lõi khu đô thị Thủ Thiêm, Eco Smart
City được đánh giá là một trong những khu đô thị sinh thái, biểu tượng mới của
thành phố Sài Gòn.

Phương thức thâm nhập: Đầu tư, chi nhánh sở hữu toàn bộ


2. LOTTE Center
Kế đến là sự kiện khai trương Tổ hợp trung tâm thương mại LOTTE Center
Hà Nội trị giá 500 triệu USD vào năm 2014. Theo ông Lee Jong Kook, Tổng
giám đốc LOTTE Việt Nam thì đây là “dự án mang tính biểu tượng” của tập
đồn LOTTE tại Việt Nam.
Tòa tháp LOTTE Center Hà Nội bao gồm 65 tầng nổi và 5 tầng hầm, cao
267m với tổng diện tích sàn là 253,402㎡, là bước đầu tiên tạo nên sự đột phá bất
ngờ trong việc tăng cường vị thế toàn cầu của Việt Nam cũng như làm phong
phú thêm cho Hà Nội với những trung tâm thương mại đẳng cấp thế giới, khách
sạn và khu căn hộ dịch vụ cao cấp, văn phòng kinh doanh hạng A, đài quan sát
tuyệt vời nhất, và các siêu thị tầm cỡ có vị trí thuận lợi cho du lịch, mua sắm,
văn hóa kinh doanh và giải trí.
Phương thức thâm nhập: Đầu tư, chi nhánh sở hữu toàn bộ
3. LOTTE Mart
LOTTE Mart là một cơng ty con của tập đồn LOTTE Hàn Quốc, là chuỗi
siêu thị lớn bán nhiều loại hàng tạp hoá, quần áo, đồ chơi, đồ điện tử và các
hàng hoá khác. Tháng 12 năm 2008, LOTTE Mart mở rộng ra thị trường nước
ngồi tới Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, LOTTE Mart có 16 siêu thị tại
Việt Nam.
Mỗi một đại siêu thị như thế có diện tích sàn khơng dưới 10.000m2 và có
vốn đầu tư khoảng 30 – 40 triệu USD cho mỗi siêu thị. Như vậy, tổng mức vốn
đầu tư cho hệ thống LOTTE Mart tại Việt Nam cũng lên đến vài trăm triệu
USD.
Siêu thị LOTTE Mart đầu tiên tại Việt Nam là LOTTE Mart Nam Sài Gòn được
xây dựng tại quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, cũng là nơi đặt trụ sở chính của
LOTTE Mart Việt Nam.
Phương thức thâm nhập: Đầu tư, chi nhánh sở hữu toàn bộ

4. LOTTE Cinema
Phương thức thâm nhập: Đầu tư, chi nhánh sở hữu tồn bộ
Cơng ty TNHH LOTTE Cinema Việt Nam xuất hiện lần đầu năm 2008
bằng việc khai trương rạp LOTTE Cinema Nam Sài Gịn và có mặt tại Hà Nội
vào năm 2011. Hiện nay, hệ thống rạp chiếu phim LOTTE Cinema đang có 47
cụm rạp chiếu phim thuộc 30 tỉnh thành trên cả nước và 1 cụm rạp sắp khai
trương, trong đó tại TP. Hồ Chí Minh có 9 cụm rạp và Hà Nội có 6. Tất cả


phịng chiếu phim Lotte Cinema đều được đầu tư cơng nghệ tiên tiến và hiện đại
bậc nhất cùng thiết kế sang trọng và tinh tế.
LOTTE khơng cơng bố chính xác số tiền đầu tư cho mỗi rạp chiếu phim là
bao nhiêu, nhưng theo ông Phạm Văn Thanh, Giám đốc cụm rạp BHD Star
Cinema cho biết: “Đầu tư một cụm rạp chiếu phim hiện đại tốn khoảng 30-60 tỷ
đồng chi phí xây dựng ban đầu”. Như vậy chi phí xây dựng 1 cụm rạp vào
khoảng 1.3-2.6 triệu USD, đồng nghĩa LOTTE đã đầu tư khoảng 63-126 triệu
USD cho hệ thống các rạp chiếu phim tại Việt Nam.
5. Lotteria
Phương thức thâm nhập: Nhượng quyền kinh doanh
Lotteria có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 1998 và cho đến nay đang là một
trong những thương hiệu dẫn đầu ngành công nghiệp ăn uống quốc nội. Với số
vốn đầu tư ban đầu vào khoảng 20 triệu USD, Lotteria đã mở hơn 260 cửa hàng
tại Việt Nam.
Tổng giám đốc Lotteria Đông Nam Á, ông Rho IL Sik từng tiết lộ với báo
chí rằng, vốn đầu tư cho mỗi cửa hàng Lotteria vào khoảng 250.000 USD (năm
2011). Như vậy, giả sử khơng tính đến việc nhượng quyền thương hiệu, LOTTE
đã bỏ ra khoảng trên dưới 65 triệu USD để phát triển mạng lưới Lotteria tại Việt
Nam.
6. LOTTE Hotel Saigon
Phương thức thâm nhập:

Năm 2013, thị trường chuyển nhượng chứng kiến vụ thâu tóm đình đám
LOTTE mua lại 70% cổ phần khách sạn 5 sao Legend Saigon từ tập đoàn
Kotobuki. Khách sạn Legend Saigon khai trương tháng 10/2001, cao 17 tầng,
283 phòng, với 6 nhà hàng, là một trong những khách sạn đạt chuẩn 5 sao tại TP
HCM. Giá trị của vụ mua bán không được tiết lộ chính xác nhưng theo giới bất
động sản, con số vào khoảng 62,5 triệu USD.
LOTTE sau khi trở thành cổ đông lớn nhất trực tiếp quản lý khách sạn này
đã đổi tên khách sạn thành LOTTE Legend Saigon và sau là LOTTE Hotel
Saigon.
Đây cũng là thời điểm đánh dấu bước đầu xâm nhập thị trường Việt Nam của
LOTTE Hotels & Resorts.
Cùng với sự khai trương của LOTTE Center năm 2014, LOTTE Hotels &
Resorts cũng có thêm 1 chi nhánh nữa đó là LOTTE Hotel Hanoi, gồm 318
phịng nằm trên những tầng cao nhất của toà nhà 65 tầng tráng lệ, đạt chuẩn 5
sao quốc tế.


Vào thời điểm mua lại Legend Saigon, ông Song Yong Dok đang là Chủ tịch và
Giám đốc điều hành Tập đoàn khách sạn & khu nghỉ dưỡng LOTTE cũng trở
thành Tổng giám đốc mới của Công ty Liên Doanh Hải Thành-Kotobuki (đơn vị
quản lý khách sạn LOTTE Legend Saigon) và là người đứng đầu khách sạn này.
7. LOTTE DatViet Homeshopping
Phương thức thâm nhập: Đầu tư, liên doanh xuôi
Năm 2012, LOTTE Homeshopping của tập đồn LOTTE đã kí kết hợp tác
với Đất Việt VAC để cho ra mắt kênh bán hàng qua truyền hình LOTTE DatViet
Homeshopping. Tổng vốn đầu tư cho dự án là 6 triệu USD, trong đó phía
LOTTE góp 85% vốn, tương đương 5,1 triệu USD.
8. Đầu tư vào Bibica
Phương thức thâm nhập: Đầu tư, liên doanh ngược
Năm 2007, LOTTE đưa ra lời mời hợp tác đầu tư có giá trị 15 triệu USD

đối với công ty Bibica và thuyết phục được ban lãnh đạo công ty chuyển
nhượng 38% cổ phần. LOTTE Confectionery cùng Bibica đã đầu tư dây chuyền
sản xuất bánh lotte pie có giá trị lên tới 200 tỷ đồng (gần 10 triệu USD). Sau đó,
cổ đơng nước ngoài này liên tục thu gom cổ phiếu Bibica trên thị trường với
tham vọng thâu tóm và đưa Bibica thành công ty sản xuất bánh kẹo dẫn đầu Việt
Nam. Động thái này vấp phải sự phản đối của các cổ đông trong nước với mong
muốn giữ lại thương hiệu bánh kẹo Việt. "Cuộc chiến" giữa hai nhóm cổ đơng
nội và ngoại bắt đầu từ giữa năm 2012 và dẫn tới lục đục nội bộ liên tiếp mấy
năm sau đó khiến hoạt động của Bibica rơi vào tình trạng trì trệ.
Kết quả, nhóm cổ đơng LOTTE chỉ gia tăng sở hữu tại Bibica lên được
44,03%. Đến cuối năm 2020, tập đoàn này bất ngờ rút hết vốn ở Bibica, tuyên
bố bán tồn bộ 6,8 triệu cổ phiếu của mình, thu về khoảng 400 tỷ đồng.
9. Thâu tóm Diamond Plaza Tp Hồ Chí Minh
Phương thức thâm nhập:
Đầu tháng 3/2015, Chủ tịch Tập đoàn LOTTE, Shin Dong Bin cho biết,
doanh nghiệp này đã mua tới 70% cổ phần của tòa cao ốc Diamond Plaza,
Tp.HCM. Theo đó, LOTTE sẽ nắm quyền điều hành tòa nhà này từ một doanh
nghiệp Hàn Quốc khác là Posco. Tuy nhiên, giá trị của thương vụ này đã khơng
được lãnh đạo LOTTE cũng như phía Posco tiết lộ.


10. LOTTE Mall
Phương thức thâm nhập: Đầu tư, chi nhánh sở hữu tồn bộ
Dự án LOTTE Mall Hanoi từng có tên là Ciputra Hanoi Mall do Công ty
TNHH Phát triển đô thị Nam Thăng Long, một liên doanh giữa Tập đồn
Ciputra (Indonesia) và Tổng cơng ty UDIC của Việt Nam, làm chủ đầu tư.
Dự án có tổng diện tích 7,3 ha và được xây dựng từ năm 2007. Vào thời điểm
đó, chủ đầu tư dự tính chi khoảng 2.000 tỷ đồng để xây dựng trung tâm thương
mại, nhưng vì nhiều lý do sau làm xong phần móng, dự án Ciputra Hanoi Mall
đã bị "đắp chiếu" gần chục năm.

Đến giữa năm 2017, Tập đoàn LOTTE đã mua lại dự án Ciputra Hanoi
Mall từ Công ty TNHH phát triển đô thị Nam Thăng Long. Với thay đổi này,
chủ mới đã đổi tên dự án thành LOTTE Mall Hanoi. Ngoài ra, vốn đầu tư của
dự án cũng được đăng ký lại là 300 triệu USD.
Sau đó khơng lâu, LOTTE tiếp tục tăng vốn đầu tư dự án từ 300 triệu USD
lên thành 600 triệu USD. Với sự thay đổi này, dự án sẽ bao gồm các hạng mục
như khu trung tâm thương mại, siêu thị, rạp chiếu phim, khách sạn, văn phòng
và thủy cung. Về cơ bản, LOTTE Mall Hanoi sẽ là một khu phức hợp chứ
khơng cịn là một trung tâm thương mại. Dự án này dự kiến sẽ được hoàn thiện
trong năm nay.

KẾT LUẬN
Công ty đa quốc gia - chủ thể đặc biệt của nền kinh tế thế giới đã đóng vai trò
quan trọng thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển, đẩy nhanh q trình khu vực
hóa và tồn cầu hóa kinh tế thế giới. Với tư cách là một chủ thể đặc biệt trong nền
kinh tế thế giới, các công ty đa quốc gia đã thực hiện được mục đích của mình là
phá bỏ được hàng rào bảo hộ mậu dịch, tạo thêm được nhiều việc làm góp phần
giảm bớt được tỷ lệ thất nghiệp đồng thời thúc đẩy khả năng sáng tạo của con
người và phát triển khoa học công nghệ. Các công ty đa quốc gia của Hàn Quốc
tại Việt Nam nói chung hay LOTTE nói riêng đã và đang làm tốt những mục tiêu
trên, giữ vững vị trí số 1 trong số các quốc gia có vốn đầu tư vào Việt Nam.



×