Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Kinh tế tư nhân, thành tựu và những rào cản thách thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.37 KB, 15 trang )

288

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

KINH TẾ TƯ NHÂN, THÀNH TỰU
VÀ NHỮNG RÀO CẢN THÁCH THỨC
ThS. Lê Thị Lan
Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Hải Phịng

Tóm tắt: Đảng ta đã khẳng định: kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng
của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế kinh tế tư nhân ở
nước ta đã đóng góp khơng nhỏ vào sự phát triển của đất nước.Tuy vậy vẫn còn nhiều
rào cản thách thức mà kinh tế tư nhân đang phải gồng mình chịu đựng. Do đó rất cần
có những giải pháp hữu hiệu để kinh tế tư nhân phát huy tốt nhất vai trò quan trọng
của mình, để kinh tế tư nhân và tồn bộ nền kinh tế Việt Nam vươn mình cất cánh.
Từ khóa: cơ hội; kinh tế tư nhân; rào cản; thách thức; giải pháp.
PRIVATE ECONOMY, ACHIEVEMENTS AND CHALLENGING BARRIERS
Abstract: Our Party has affirmed: the private economy has become an important
driving force of the socialist-oriented market economy. In fact, the private economy in
our country has contributed a lot to the development of the country. However, there are
still many challenging barriers that the private economy is struggling to endure.
Therefore, it is necessary to have effective solutions for the private economy to best
play its important role, so that the private economy and the entire Vietnamese economy
can rise up.
Keywords: opportunities; private economy; barriers; challenges; solution.
1. MỞ ĐẦU

Cơng cuộc đổi mới tồn diện ở nước ta đã trải qua hơn ba thập niên, đã giành được
nhiều thắng lợi về kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại, an ninh quốc phòng, tạo thế và lực
để nước ta vững bước trên con đường xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ,
vì hạnh phúc của nhân dân.Trong thắng lợi có tính chiến lược đó phải kể đến tác động của


chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần nói chung và quan điểm, chính sách đối với
kinh tế tư nhân nói riêng, từ đó tạo nền tảng và căn cứ để đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
cho phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Mùa hè năm 2017, lần đầu
tiên Trung ương Đảng ban hành riêng một nghị quyết cho kinh tế tư nhân. N ghị quyết này
mang tên N ghị quyết 10, ngày 3/6/2017 về "Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động
lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". N ghị quyết có ý
nghĩa vơ cùng lớn lao, tạo điều kiện quan trọng để kinh tế Việt N am đạt nhiều thành tựu.
Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bất cập đã hạn chế không nhỏ sự phát triển kinh tế tư nhân
cũng như toàn bộ nền kinh tế nước ta.


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

289

2. NỘI DUNG

2.1.Kinh tế tư nhân- những thành tựu đã đạt được
* Đường lối chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân.
N ghị quyết số 10 về nông nghiệp của hai mươi năm trước đã trở nên thân thuộc với
người dân nhiều thế hệ bằng cái tên "khoán 10". N ghị quyết 10, ngày 3/6/2017 về "Phát
triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa", đang được cộng đồng đón nhận một cách tích cực.
N ghị quyết số 10 về kinh tế tư nhân được ra đời trong bối cảnh, quá trình đổi mới và
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu
và thành phần kinh tế, Đảng luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện phát triển các thành phần
kinh tế.
Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan
trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh
tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo, kinh tế tập thể không

ngừng được củng cố và phát triển.
N gay từ Đại hội VI của Đảng, khởi xướng cơng cuộc đổi mới và đề ra chính sách
kinh tế nhiều thành phần nhưng tư tưởng cải tạo, xóa bỏ các thành phần kinh tế khơng
được coi là XHCN vẫn được nhấn mạnh. Văn kiện Đại hội VI đã ghi rõ: “đi đôi với việc
phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, tăng cường nguồn tích lũy tập trung của N hà
nước và tranh thủ vốn nước ngồi, cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các
thành phần kinh tế khác” [1 , tr.56.]. Kinh tế tư nhân mặc dù vẫn tồn tại và hoạt động trong
nền kinh tế quốc dân nhưng không cịn tên gọi,bị thành kiến và bị xa lạ khơng chỉ trong
các văn kiện của Đảng và N hà nước mà cả trong các phương tiện thông tin đại chúng và
trong cuộc sống đời thường. N ó được gọi dưới các tên hợp thời hơn như kinh tế ngoài
quốc doanh, kinh tế phi XHCN , kinh tế tư bản tư nhân… Tuy nhiên, thực tiễn vẫn là tiêu
chuNn của chân lý, tư duy lý luận và quan điểm đường lối cũng không thể né tránh hiện
thực xa hội, nên trước sự phát triển khách quan của kinh tế tư nhân, các văn kiện của Đảng
đã từng bước đề cập tới kinh tế tư nhân.
N ghị quyết 16 của Bộ Chính trị khóa VI (15-7-1988) và N ghị quyết Hội nghị Trung
ương 6 khóa VI tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới, nhất quán thực hiện chính sách
kinh tế nhiều thành phần, khẳng định kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế địa
bàn, quy mô, trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Cũng trong năm 1988, N ghị
quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VI) xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, từ đó
đổi mới cơ bản cách thức quản lý hợp tác xã nông nghiệp đã tạo động lực cho kinh tế tư
nhân trong nông nghiệp hồi phục và phát triển năng động, bước đầu chuyển sang sản xuất
hàng hóa. Đó là bước khởi đầu đáng quý đối với kinh tế tư nhân nước ta, mở đường cho
những bước đột phá mạnh hơn sau này. Từ Đại hội VII và đặc biệt từ Hội nghị Trung ương
2 khóa VII (1922) kinh tế tư nhân đã được coi trọng và khuyến khích phát triển, trong đó
nhấn mạnh: “Bổ sung, sửa đổi thể chế nhằm đảm bảo cho kinh tế tư nhân được phát huy
không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những lĩnh vực mà pháp luật không


290


LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

cấm; được tự do lựa chọn hình thức kinh doanh, kể cả liên doanh với nước ngoài theo
những điều kiện do luật định” [ 2, tr. 108].
Trong tình hình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng
sâu rộng như hiện nay, kinh tế tư nhân ngày càng chứng tỏ được sức mạnh, là một trong
các động lực phát triển đất nước, đến Hội nghị Trung ương 5 khóa IX, lần đầu tiên, vấn đề
phát triển kinh tế tư nhân đã được đưa ra thảo luận trong một chuyên đề riêng và ra N ghị
quyết Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh
tế tư nhân. Đây là một bước tiến đáng kể về tư duy lý luận và quan điểm, đường lối kinh tế
của Đảng ta, thể hiện tính nhất quán của đường lối đổi mới theo hướng kinh tế thị trường
và hội nhập kinh tế quốc tế, đã tạo nên động lực và sự yên tâm cho các doanh nhân và nhà
đầu tư được tự do kinh doanh theo pháp luật.
Về mặt quản lý nhà nước, sự phát triển kinh tế tư nhân từng bước được thể chế hóa
bằng các nghị định và một số bộ luật, trong đó phải kể đến Luật Doanh nghiệp 1999 có
hiệu lực từ 1-1-2000, tồn tại song song với Luật Doanh nghiệp N hà nước, trong đó quy
định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân…, là các hình thức tổ chức
doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Sau 5 năm thực hiện, hai bộ luật này đã được
thống nhất chung vào Luật doanh nghiệp 2005, có hiệu lực từ 1-7-2006, cùng các bộ luật
có liên quan như Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Thương mại… được sửa đổi, bổ sung
theo hướng thống nhất hóa về mặt pháp luật, bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật đối với
các thành phần kinh tế.
Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền
kinh tế quốc dân và cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc
lập, tự chủ. Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Kinh tế có vốn
đầu tư nước ngồi được khuyến khích phát triển.Trong những năm qua, nhất là từ khi
thực hiện N ghị quyết số 14-N Q/TƯ, ngày 18/3/2002 của Hội nghị Trung ương 5 khóa IX
"Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế
tư nhân", kinh tế tư nhân ở nước ta đã không ngừng phát triển, trở thành lực lượng quan

trọng đóng góp ngày càng lớn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước.
Sau 15 năm thực hiện N ghị quyết 14-N Q/TƯ của Hội nghị Trung ương 5 khóa IX,
Bộ Chính trị đã giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì xây dựng Đề án tổng kết nghị quyết
này, trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII ban hành N ghị
quyết 10-N Q/TƯ ngày 3/6/2017 về "Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan
trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".
Triển khai nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã ban hành N ghị quyết 98-N Q/CP, ngày
3/10/2017 về Chương trình hành động thực hiện N ghị quyết số 10-N Q/TƯ. Trong 2 năm
qua, với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết
liệt hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển. Theo đó, nhiều cơ chế, chính sách đã được ban hành
và nhiều giải pháp đã được triển khai để cải thiện môi trường kinh doanh và tháo gỡ kịp


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

291

thời các khó khăn, vướng mắc góp phần phát triển kinh tế tư nhân theo đúng chủ trương,
đường lối của Đảng.
* Những thành tựu đã đạt được của kinh tế tư nhân
Thực tế N hà nước đã có rất nhiều hỗ trợ cho khu vực kinh tế tư nhân và tạo ra được
nhiều thành tựu đáng kể,
Theo Tổng cục Thống kê, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số lượng doanh
nghiệp tạm ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động tăng lên. Từ năm 2016, mỗi năm có
thêm hơn 100 nghìn doanh nghiệp thành lập mới. Hai năm 2017-2018 có 258.134 doanh
nghiệp được thành lập mới và 60.458 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động quay trở lại nhờ
môi trường kinh doanh được cải thiện và các chính sách của N hà nước hỗ trợ, phát triển
doanh nghiệp.
Điểm nổi bật trong hơn hai năm thực hiện N ghị quyết là tinh thần khởi nghiệp

lan tỏa rộng rãi trong xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân trong một số
lĩnh vực như xây dựng, chế biến, chế tạo, công nghiệp ơ tơ, vận tải hàng khơng, tài
chính, ngân hàng...góp phần không nhỏ trong phát triển thương hiệu quốc gia Việt
N am trong những ngành, lĩnh vực có nhiều tiềm năng, thế mạnh. Xu hướng phát triển
các mơ hình kinh doanh khởi nghiệp sáng tạo diễn ra sơi động; hiện có hơn 3000 công
ty khởi nghiệp sáng tạo (startup) đang hoạt động, trong đó có nhiều doanh nghiệp
thành cơng.
Kinh tế tư nhân đóng góp lớn trong GDP và thúc đNy tăng trưởng kinh tế nhanh. Khu
vực kinh tế tư nhân đóng góp trên 40% GDP của nền kinh tế và có dấu hiệu tăng lên nhờ tốc
độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Đến năm 2018,
ước tính kinh tế tư nhân đóng góp 42,1% GDP của nền kinh tế và có dấu hiệu tăng lên.
Bảng 1: Cơ cấu đóng góp GDP của các thành phần kinh tế

Khu vực doanh nghiệp tư nhân cũng tạo nhiều việc làm mới; số lượng lao động từ 15
tuổi trở lên đang làm việc trong khu vực kinh tế chiếm đa số lực lượng lao động và ngày
càng tăng. N ăm 2019, số lao động đang làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân chiếm
83,3% tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của cả nước, tương đương gần


292

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

45,2 triệu người (năm 2017: 44,9 triệu người). Trong 2 năm 2017-2018, số doanh nghiệp
thành lập mới đã tạo gần 2,3 triệu việc làm mới.
Trong 2 năm 2017-2018, vốn đầu tư của kinh tế tư nhân tăng trưởng lần lượt 17,1%
và 18,5% so với năm trước, cao hơn tốc độ tăng trưởng của tổng vốn đầu tư toàn xã hội
(khoảng 11-12%/năm). Theo đó, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân trong
tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh và đã vượt mức 40% (năm 2017: 40,6% và năm
2018: 43,27%).

Kinh tế tư nhân huy động nguồn vốn lớn trong xã hội cho phát triển kinh tế.
Trong 2 năm 2017-2018, số doanh nghiệp thành lập mới có tổng số vốn đăng ký là 2,77
triệu tỷ đồng (chưa bao gồm gần 4,28 triệu tỷ đồng vốn tăng thêm của các doanh
nghiệp đang hoạt động).
Kinh tế tư nhân đóng vai trị quan trọng trong hoạt động thương mại của Việt N am.
Trong hai năm 2017-2018, khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng 25,3-26,3% tổng kim
ngạch xuất khNu hàng hóa và chiếm tỷ trọng 34,7-34,8% tổng kim ngạch nhập khNu hàng
hóa, lớn gấp hơn 10 lần về xuất khNu và gần 7 lần về nhập khNu của khu vực doanh nghiệp
nhà nước (không kể dầu thô).
Thu ngân sách nhà nước từ sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân tăng
nhanh, trên 15%/năm, cao khoảng gấp 2 lần khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài,
trong khi nộp ngân sách nhà nước từ sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp nhà
nước giảm. N hững nỗ lực của Chính phủ trong thúc đNy phong trào khởi sự kinh doanh và
cải thiện môi trường kinh doanh đã đem lại kết quả bước đầu. Thu ngân sách nhà nước từ
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh liên tục tăng trên 16%. N ăm 2018 là năm đầu tiên thu
ngân sách nhà nước từ sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân vượt khu vực có
vốn đầu tư nước ngồi và khu vực doanh nghiệp nhà nước. Đóng góp vào thu ngân sách
nhà nước của kinh tế tư nhân ngày càng lớn. Từ năm 2016 trở về trước, thu ngân sách nhà
nước từ hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân chỉ chiếm tỷ trọng dưới 30%
tổng thu từ sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, thấp hơn cả tỷ trọng của doanh
nghiệp nhà nước (thấp hơn đến 11%) và tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi.
Tuy nhiên, đến năm 2018 thì tỷ trọng này của kinh tế tư nhân đã đã vượt khu vực có vốn
đầu tư nước ngồi và vượt xa (gần 9%) khu vực doanh nghiệp nhà nước. Đóng góp vào
tăng thu ngân sách nhà nước cho thấy sự phát triển của kinh tế tư nhân đã phát huy vai trị
đối với việc củng cố nền tài chính quốc gia.N hững năm gần đây, GDP Việt N am luôn tăng
trưởng với các con số ấn tượng, như trong 6 tháng đầu năm 2018 là 6,8%. Kết quả này có
sự góp công rất lớn từ nền kinh tế tư nhân - lực lượng đóng góp tới 50% vào tổng GDP,
cao nhất so với các thành phần kinh tế khác như nhà nước hay FDI.
Có thể khẳng định trong q trình đổi mới kinh tế ở Việt N am, kinh tế tư nhân
khơng chỉ dần được hồi phục mà cịn phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất

lượng, trở thành bộ phận kinh tế lớn nhất và là động lực quan trọng của nền kinh tế. N ăm
2017, cả nước có khoảng trên 700.000 doanh nghiệp hoạt động, trong đó 97% là doanh
nghiệp nhỏ và vừa, chủ yếu thuộc kinh tế tư nhân. Riêng năm 2017 đã có 126.000 doanh


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

293

nghiệp thành lập mới, tăng 16.000 doanh nghiệp so với năm 2016. Tính đến hết ngày
31/8/2018, cả nước có khoảng 600.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động, chiếm
khoảng 97,5% số doanh nghiệp đăng ký. Trong năm 2018, cả nước có 87.450 doanh
nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 878.627 tỷ đồng [7]. Tỷ trọng của kinh tế
tư nhân trong GDP luôn ở mức trên 43%, trong khi khu vực kinh tế nhà nước là 28,9% và
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là 18%; kinh tế tư nhân đóng góp 30% thu
ngân sách nhà nước. Khơng chỉ như vậy, kinh tế tư nhân cịn đóng vai trị hết sức quan
trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như: tạo việc làm (thu hút khoảng 85% lực
lượng lao động của cả nước), xóa đói, giảm nghèo…[7], tuy nhiên, hiệu quả vẫn chưa
được như mong muốn của Chính phủ và cả doanh nghiệp. Do đó, Chính phủ đang chỉ đạo
các đoàn thể ban ngành phải quyết liệt hơn nữa trong cơng tác quản lý, cải cách hành
chính, nhằm trợ giúp tối đa cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp tất cả các thành phần
kinh tế cạnh tranh công bằng - minh bạch.
2.2. Những rào cản đối với sự phát triển của kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân hiện đang gặp những khó khăn, cản trở cần được tháo gỡ kịp thời để
phát triển sâu rộng hơn nữa trong thời gian tới.
Thứ nhất, hệ thống pháp luật về kinh tế tư nhân chưa đầy đủ và hồn thiện, nhiều quy
định cịn chưa rõ ràng, thiếu nhất quán, thống nhất như còn chứa đựng mâu thuẫn giữa quy
định của pháp luật với những văn bản dưới luật khiến cho các cơ quan thực thi pháp luật
và các doanh nghiệp lúng túng trong việc chấp hành luật. Chẳng hạn như Luật Doanh
nghiệp và Luật Đầu tư đã được sửa đổi, bổ sung nhiều, nhưng vẫn còn khá nhiều rào cản

dưới luật gắn với các quy định về điều kiện kinh doanh như các “giấy phép con”. Trong
số 5.826 điều kiện đầu tư kinh doanh áp dụng đối với 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh
có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư, thì có đến 2.833 điều kiện hiện đang được quy
định tại các văn bản được ban hành không đúng thNm quyền . Việc quy định quá nhiều
điều kiện kinh doanh như vậy đã hạn chế quyền tự do đầu tư kinh doanh của người dân và
doanh nghiệp.
Mặc dù Việt N am đã sửa đổi Hiến pháp, ban hành nhiều đạo luật nhưng hệ thống
pháp luật và thể chế của Việt N am vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế
thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, sự quản lý của N hà nước đối với nền kinh tế nói chung và đối với khu
vực kinh tế tư nhân nói riêng chưa thật sự phù hợp với kinh tế thị trường và hiệu quả
chưa cao. Chưa tạo lập môi trường đầu tư và kinh doanh công bằng, thuận lợi; còn nhiều
bất cập, nặng về cơ chế “xin-cho”, thủ tục hành chính rườm rà buộc các doanh nghiệp
phải phí tổn các khoản chi phí khơng chính thức dưới nhiều hình thức như lót tay,
q tặng. Theo N gân hàng Thế giới (WB), chỉ số hiệu quả chính quyền của Việt N am
mặc dù có sự cải thiện, nhưng vẫn nằm dưới điểm trung bình của thế giới. Xét về tổng
thể, Việt N am vẫn xếp hạng dưới mức trung bình của thế giới về năng lực quản trị quốc
gia [9, tr. 122].


294

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

Trong cơ chế, chính sách vẫn cịn có sự bất bình đẳng giữa khu vực kinh tế tư nhân,
khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư của nước ngồi. Trong q
trình xử lý các hồ sơ xin vay vốn từ các tổ chức tín dụng hiện vẫn cịn sự phân biệt đối xử
giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các doanh nghiệp lớn, giữa doanh nghiệp tư nhân và
doanh nghiệp nhà nước. Vẫn cịn có sự phân biệt trong nhận thức dẫn tới sự phân biệt
trong đối xử giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác.

Một vấn đề đặt ra không kém phần bức xúc là hiện nay dư luận xã hội vẫn có cái
nhìn khơng mấy thiện cảm đối với đội ngũ doanh nhân và đặc biệt là khối doanh nghiệp tư
nhân. Tới nay vẫn cịn có sự phân biệt trong nhận thức dẫn tới sự phân biệt trong đối xử
giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác. Trong Liên hoan phim tại Đà N ẵng
tháng 11/2017 , các phương tiện thông tin đại chúng đều đưa “tại liên hoan có 30 phim của
doanh nghiệp tư nhân, khơng có một phim nào của doanh nghiệp nhà nước”, mà chưa đổi
thành “phim của doanh nghiệp Việt N am” và “phim của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi”. Có nghĩa là từ trong nhận thức một số người vẫn chưa từ bỏ được thói quen phân
biệt doanh nghiệp dựa trên hình thức sở hữu.
Phải thẳng thắn nhìn nhận bên cạnh ưu thế là giải quyết việc làm so với doanh
nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI thì đóng góp của khối doanh nghiệp tư nhân trong
nguồn thu ngân sách vẫn còn hạn chế. Rất ít các doanh nghiệp thuộc loại tỷ đô của Việt
N am đi lên từ ứng dụng khoa học công nghệ mà chủ yếu là từ lĩnh vực kinh doanh bất
động sản hoặc có gắn với kinh doanh bất động sản.
Việc xử lý mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các vấn đề xã hội không được đặt
thành chiến lược lâu dài của đội ngũ doanh nhân, mà chỉ coi đó là các tình huống xử lý
điểm nóng, sự vụ. N hiều doanh nghiệp chưa đặt vấn đề bảo vệ môi trường, bảo đảm
quyền lợi cho người lao động là những yếu tố cấu thành quan trọng giúp cho doanh
nghiệp phát triển bền vững. Tỷ lệ các doanh nghiệp tư nhân chưa thực hiện tốt các yêu
cầu về bảo vệ môi trường, chưa chăm lo tốt cho người lao động thông qua việc mua bảo
hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội ln chiếm tỷ trọng cao so với các loại hình doanh
nghiệp khác.
Thứ ba, khả năng tiếp cận vốn vay tín dụng của các doanh nghiệp còn hạn chế. Theo
kết quả phân tích của WB thì có 24,7% doanh nghiệp Việt N am năm 2015 coi tiếp cận
tín dụng là trở ngại lớn nhất khiến cho doanh nghiệp không phát triển được. Tỷ lệ này
cao hơn nhiều so với Indonesia là 6,3%, Thái Lan là 4,9% và Malaysia là 0,9%. Kết
quả điều tra của Viện N ghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng thiếu vốn
và khó tiếp cận tài chính vẫn là trở ngại lớn nhất của doanh nghiệp [10]. Theo Báo cáo của
nhóm nghiên cứu trường Đại học Kinh tế Quốc dân thì 58% doanh nghiệp được hỏi trong
số 695 doanh nghiệp điều tra đã từng nộp đơn xin vay vốn ngân hàng [10]. N guyên nhân

chính của các doanh nghiệp đã bị từ chối hoặc chỉ được giải ngân một phần là do tài sản
thế chấp không đủ điều kiện. Đặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó có khả năng
tiếp cận nguồn vốn vay chính thức vì phần lớn mặt bằng sản xuất, máy móc trang thiết bị
cơ bản là đi thuê. Trong khi đó, tài sản thế chấp được yêu cầu trong hồ sơ xin vay vẫn là


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

295

đất đai, nhà thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Đây là một trong những rào cản lớn nhất đối
với doanh nghiệp nói chung ở Việt N am và đặc biệt đối với các doanh nghiệp tư nhân,
các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Vì khơng đủ điều kiện tài sản thế chấp nên các doanh nghiệp nước ta hiện nay vẫn
phải tiếp nhận vốn vay với lãi suất cao. Lãi suất vay cao khoảng 7-9%/năm trong khi
Trung Quốc là 4,3%/năm, Malaysia là 4,6%/năm và Hàn Quốc là 2-3%/năm [10]. N goài
chi trả lãi suất cao, để tiếp cận được nguồn vốn tín dụng các doanh nghiệp phải bỏ thêm
chi phí lót tay và q tặng. N hư vậy, lãi suất cao, chi phí lót tay và quà tặng đang là những
rào cản lớn hạn chế khả năng tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tín dụng và làm gia tăng chi
phí sản xuất của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân.
Thứ tư, thủ tục hành chính rườm rà buộc các doanh nghiệp phải trả các khoản chi phí
phi chính thức cũng là một gánh nặng lớn đối với các doanh nghiệp tư nhân. Trong
những năm qua, Việt N am đã tiến hành nhiều chính sách cải cách hệ thống thuế theo
hướng đơn giản và giảm bớt áp lực về thuế cho doanh nghiệp. N hờ đó mức thuế thu nhập
doanh nghiệp (CIT) và thuế giá trị gia tăng (VAT) của Việt N am hiện tại đang tương đồng
với các nước thuộc khu vực ASEAN và thấp hơn so với mặt bằng chung thuế VAT của
các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Vì vậy, chi phí chính thức
về thuế đối với doanh nghiệp đã được cắt giảm nhiều. Tuy nhiên, chi phí phi chính thức
gây ra bởi thủ tục hành chính vẫn cịn là rào cản lớn đối với doanh nghiệp. N ăm 2014, các
doanh nghiệp phải tiêu tốn tới 872 giờ trong một năm để nộp thuế so với 204 giờ của khu

vực và 175 giờ của các nước thuộc OECD. Đến năm 2016, con số này giảm xuống còn
540 giờ và năm 2017 là 498 giờ. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng thời gian nộp
thuế của Việt N am năm 2016 vẫn cao nhất trong các nước trong khu vực, gấp 1,37 lần so
với Lào và 7,8 lần so với Singapore [13].
Đối với lĩnh vực hải quan, những cải cách trong Luật Hải quan 2014 đã tạo điều
kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất, nhập khNu như thực hiện cơ chế một cửa quốc gia
trong hoạt động hải quan, giảm bớt thủ tục hồ sơ không cần thiết hay rút ngắn thời gian
hồn thành kiểm tra thực tế hàng hóa. Tuy vậy, trong lĩnh vực hải quan vẫn còn tồn tại
nhiều vấn đề như sự chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành; quy định kiểm tra tồn
bộ lơ hàng; quy định tiền kiểm; thủ tục; hồ sơ kiểm tra chuyên ngành còn bất hợp lý.
Thời gian thông quan ở biên giới với hàng hóa xuất khNu ở Việt N am cần 55 giờ, cao hơn
nhiều so với Singapore là 10 giờ và xấp xỉ bằng Thái Lan. Đối với hàng hóa nhập khNu,
doanh nghiệp cần 50 giờ và chi phí phải trả là 139 USD, đắt nhất trong khu vực. N hững
bất cập trong lĩnh vực hải quan đã khiến cho nhiều doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra các
khoản chi phí khơng chính thức trong q trình làm thủ tục hải quan.
Thứ năm, giá các yếu tố đầu vào liên tục tăng, như giá thuê đất, giá xăng dầu, vận tải,
nhân công, giá ngun vật liệu. Do đó chi phí sản xuất tăng, dẫn đến làm giảm lợi nhuận
của doanh nghiệp. Vì thế, khả năng tích lũy để mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp bị hạn chế .


296

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

Thứ sáu, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà chủ yếu là các doanh nghiệp tư
nhân đều có khả năng cạnh tranh yếu và trung bình. Xu hướng “ nhỏ và siêu nhỏ” hay còn
gọi là “ li ti hóa”
Theo thống kê của Viện Kinh tế Việt N am, số doanh nghiệp "nhỏ và siêu nhỏ" hiện
chiếm 95 - 96% tổng số doanh nghiệp; trong khi đó, số lượng doanh nghiệp quy mô vừa

chiếm khoảng 1,7% tổng số doanh nghiệp, tạo thành khuyết thiếu cơ cấu nghiêm trọng.
Mặc dù khu vực tư nhân có những sự chuyển mình tích cực, song thực lực cơ bản vẫn là
“nhỏ bé”, “manh mún” và “yếu kém”.
Đáng chú ý, xu hướng “li ti hóa” của doanh nghiệp tư nhân đang ngày càng gia
tăng. N ăm 2001, số doanh nghiệp tư nhân quy mô vừa và lớn (sử dụng từ 100 lao động
trở lên) chiếm 6%, năm 2013 chỉ còn 3%. N ăng suất lao động của các doanh nghiệp tư
nhân thuộc nhóm vừa và lớn thậm chí cịn thấp hơn so với các doanh nghiệp tư nhân
quy mô nhỏ. Tất yếu dẫn đến tình trạng rất ít sản phNm có thương hiệu Việt N am chiếm
lĩnh được thị trường nội địa và thị trường xuất khNu. Theo cam kết thì đại đa số các
dòng thuế xuất nhập khNu sẽ về 0%, nên các doanh nghiệp phải kinh doanh trong
môi trường cạnh tranh gay gắt hơn nhiều cả trên thị trường trong nước và thị trường
xuất khNu.Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp tư nhân Việt N am cho rằng, thời gian tới,
tình trạng này vẫn khó được cải thiện trong bối cảnh cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ rào cản
thương mại và mở cửa thị trường sâu hơn, rộng hơn theo các cam kết trong những hiệp
định FTA thế hệ mới. Sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiều ngành, doanh nghiệp
và sản phNm của nước ta sẽ gặp khó khăn hơn.“Việc thực hiện các cam kết sâu rộng và
cao hơn, nhất là vấn đề lao động, việc làm, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu nội luật
hóa các cam kết nếu khơng được nghiên cứu, chuNn bị kỹ, có lộ trình và bước đi phù
hợp, sẽ tác động tiêu cực đến q trình đổi mới, hồn thiện thể chế, giải quyết những
vấn đề phức tạp, nhạy cảm”.
N goài ra, tỷ lệ doanh nghiệp có đóng thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng số doanh
nghiệp hoạt động giảm mạnh, từ 60-70% năm 2010 xuống còn trên 30% năm 2015-2016.
Số doanh nghiệp tư nhân giải thể hoặc phải ngừng kinh doanh trong những năm gần
đây là rất lớn (bình quân 60.000 – 80.000 doanh nghiệp giải thể/năm. N ăm 2018, số lượng
doanh nghiệp giải thể là hơn 90.000).
N hững phân tích trên đây cho thấy, sự phát triển của kinh tế tư nhân hiện nay ở
Việt N am vẫn còn nhiều rào cản cả về nhận thức lẫn khuôn khổ pháp luật, cơ chế,
chính sách và thực thi cơ chế, chính sách cũng như môi trường kinh doanh -mặc dù đã
được cải thiện nhưng vẫn còn chậm, nhiều bất cập; chưa đồng đều giữa các bộ, ngành, địa
phương, chưa thực chất trên một số lĩnh vực cũng như năng lực nội tại chưa cao của chính

khu vực này.
Trong thời gian tới, để kinh tế tư nhân trở thành động lực thực sự của nền kinh tế, thì
cần phải tiếp tục xóa bỏ các rào cản để kinh tế tư nhân phát triển cả về số lượng và chất
lượng. N hà nước cần phải thực hiện đồng thời các giải pháp để thúc đNy sự phát triển của
kinh tế tư nhân.


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

297

2.3. Định hướng và những giải pháp thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển nhanh ,bền vững
Việt N am đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cả nước sẽ có ít nhất 1 triệu doanh
nghiệp, hơn 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025 và có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp vào
năm 2030. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của
nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt
khoảng 50% năm 2020, khoảng 55% năm 2025 và 60-65% năm 2030. Để đạt được mục
đích trên, cần tập trung
Một là, hồn thiện hệ thống pháp luật kinh tế.
Để tạo môi trường pháp lý bình đẳng, minh bạch, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế tư
nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Kinh tế tư nhân là
bộ phận lớn nhất của nền kinh tế Việt N am, nên việc hoàn thiện luật pháp kinh tế tư nhân
cần được đặt trong tiến trình hồn thiện luật pháp kinh tế nói chung của quốc gia. Việc hồn
thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo hướng xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các thành phần
kinh tế, dỡ bỏ tất cả các rào cản để các loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
bình đẳng trong khn khổ luật pháp cho phép; đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán và thống
nhất nghĩa là không chứa đựng mâu thuẫn giữa luật với luật, giữa luật với văn bản dưới luật,
giữa luật quốc gia với luật quốc tế và những cam kết quốc tế mà Việt N am đã cam kết.
N hững văn bản ban hành không đúng thNm quyền, những văn bản mà quy định của
nó khơng phù hợp với luật đã ban hành, những giấy phép con thì kiên quyết loại bỏ. Thực

hiện tốt những điều này sẽ hình thành hệ thống pháp luật kinh tế phù hợp hơn với thực
tế kinh tế đã và đang biến đổi ở nước ta.
Hai là, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế. Trong nền kinh
tế thị trường, nhà nước quản lý các hoạt động của nền kinh tế bằng luật pháp và các biện
pháp kinh tế là chủ yếu. Vì thế, để hồn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, N hà
nước cần phải hoàn thiện hệ thống luật pháp như đã được phân tích ở trên.
Điều hết sức quan trọng hiện nay là vấn đề thực thi luật pháp phải thực sự nghiêm
chỉnh. Cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan hành pháp) thực thi đầy đủ, đúng quy định của
luật đã ban hành sẽ tạo môi trường kinh doanh công bằng, thuận lợi cho doanh nghiệp
hoạt động sản xuất kinh doanh; sự phân biệt đối xử trong thực tế quản lý giữa các
loại hình doanh nghiệp đối với việc tiếp cận các nguồn lực đang gây khó khăn, cản
trở lớn cho sự phát triển của kinh tế tư nhân hiện nay.
Quản lý kinh tế của nhà nước cần phải phù hợp với kinh tế thị trường. Trong điều
kiện kinh tế thị trường, nhà nước hồn tồn khơng nên can thiệp sâu vào hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nhiệp tư nhân.
Trong kinh tế thị trường, thị trường có vai trị quyết định trong việc phân bổ tối ưu các
nguồn lực kinh tế. Vì thế, cần chấm dứt hoàn toàn cơ chế “xin-cho” trong phân bổ các nguồn
lực; loại bỏ triệt để sự phân biệt đối xử đối với các loại hình doanh nghiệp; khuyến khích
kinh tế tư nhân đầu tư vào những lĩnh vực, ngành nghề mà luật pháp không cấm. N hà nước
cần nỗ lực thực hiện vai trị Chính phủ liêm chính, kiến tạo và phục vụ phát triển.


298

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

Trong điều hành kinh tế vĩ mô hiện nay, N hà nước cần đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ
mơ, kiểm sốt lạm phát; đNy mạnh q trình cơ cấu lại nền kinh tế thị trường gắn với đổi
mới mơ hình tăng trưởng kinh tế; chủ động, linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ theo cơ
chế thị trường, giữ lạm phát ở mức hợp lý.

Đối với các hoạt động kinh tế vi mô, hoạt động của các doanh nghiệp, N hà nước cần
cắt giảm tối đa các tác động bằng biện pháp hành chính đến hoạt động của các doanh
nghiệp, nhất là hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân. Sự quản lý của N hà nước đối với
hoạt động của các doanh nghiệp chủ yếu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ luật pháp,
phòng tránh rủi ro, nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp để có biện
pháp hỗ trợ tháo gỡ kịp thời những khó khăn để hoạt động có hiệu quả, chứ khơng phải
nhằm thanh tra, xử phạt hay “xiết chặt” các quy định, không phải hạn chế quyền tự do
kinh doanh của doanh nghiệp.
Cải cách thủ tục hành chính quyết liệt hơn nữa nhằm đơn giản hóa tối đa các thủ tục
hành chính . Tăng cường tính minh bạch của các thủ tục hành chính, hạn chế tiêu cực,
nhũng nhiễu trong lĩnh vực này.
N hìn nhận một cách khái quát thì sự hoàn thiện hệ thống luật pháp và quản lý
kinh tế của nhà nước phù hợp với kinh tế thị trường, nói rộng ra là hồn thiện thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là điều kiện tiên quyết để tạo lập môi trường
kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung và cho phát triển
kinh tế tư nhân nói riêng ở nước ta.
Ba là. Hỗ trợ các nguồn lực để kinh tế tư nhân phát triển
Về chính sách tín dụng, hiện nay các chủ thể kinh tế tư nhân đều thiếu vốn để phát
triển sản xuất kinh doanh, đây là một trong những khó khăn lớn nhất khiến cho kinh tế tư
nhân chưa phát triển mạnh. Vì vậy, cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp
cận vốn vay với lãi suất và điều kiện vay thích hợp. Muốn vậy cần đơn giản hóa các thủ
tục vay vốn từ ngân hàng thương mại; xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh
nghiệp trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng; cân đối các nguồn vốn vay với lãi suất và
kỳ hạn hợp lý hơn cho các doanh nghiệp; có chính sách khuyến khích các ngân hàng
cung cấp các khoản vay dài hạn cho các doanh nghiệp. Khuyến khích các ngân hàng
thương mại cung cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi hơn đối với các dự án khởi nghiệp khả thi
và có khả năng sinh lời tốt. Đồng thời, khuyến khích các ngân hàng thương mại áp dụng
hình thức đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp để tăng cường khả năng cho vay tín chấp.
N âng cao năng lực tài chính cho các Quỹ bảo lãnh tín dụng đã được thành lập.
Tăng cường hoạt động của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông qua đó tạo

nguồn vốn dài hạn với lãi suất hợp lý cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong thNm định
hồ sơ vay vốn, Quỹ phải có thủ tục thơng thoáng hơn, điều kiện đỡ ngặt nghèo hơn .
Phát triển thị trường vốn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động nguồn vốn
xã hội thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu đáp ứng yêu cầu đầu tư, giảm dần sự phụ
thuộc quá nhiều của doanh nghiệp vào vốn vay ngân hàng như hiện nay.


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

299

Về chính sách thuế, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thuế phù hợp với kinh tế thị trường
và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các sắc thuế theo hướng
giảm dần thuế suất, giảm số lượng thuế suất, mở rộng phạm vi và đối tượng chịu thuế;
đảm bảo công bằng về thuế giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp trong
và ngoài nước; cân nhắc giảm bớt các hình thức ưu đãi đối với doanh nghiệp FDI
cũng như các doanh nghiệp lớn để tạo môi trường kinh doanh cơng bằng cho các loại hình
doanh nghiệp.
Trong điều kiện nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế khu vực và thế giới,
cần tiếp tục cắt giảm thuế quan, tiến tới thực hiện thuế suất bằng khơng đối với tuyệt đại
đa số hàng hóa xuất nhập khNu theo cam kết, giảm thiểu tiến tới xóa bỏ các biện pháp phi
thuế quan.
Vấn đề quan trọng hiện nay là đNy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính
về thuế, đơn giản hóa và cơng khai các thủ tục tính, kê khai, nộp và quyết tốn thuế;
tăng cường áp dụng thuế điện tử; giảm bớt các hoạt động thanh tra không cần thiết;
phấn đấu giảm thời gian nộp thuế của doanh nghiệp. Tăng cường công tác chống
buôn lậu, trốn thuế, lậu thuế. Đối với cơ quan hải quan, cần tạo thuận lợi trong nộp lệ
phí hải quan và nộp thuế. Mở rộng các hình thức kê khai, thực hiện thủ tục hải quan
điện tử để giúp doanh nghiệp chủ động và giảm thời gian thực hiện các hoạt động
hành chính này.

Về chính sách đất đai, đất đai có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ
và vừa vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm mặt bằng để sản xuất, hoặc thuê đất để
kinh doanh. N hà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn này.
Đối với các doanh nghiệp cơng nghiệp và dịch vụ, đất đai là bước đầu tiên để lập
nghiệp hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh. Do đó, việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê quyền sử dụng đất phải đơn giản, rõ ràng, công khai, tránh thủ tục phiền hà, gây khó
khăn, nhũng nhiễu doanh nghiệp.
Đối với lĩnh vực nơng nghiệp, cần có chính sách tích tụ ruộng đất phù hợp nhằm tập
trung hóa sản xuất. Đồng thời, mở rộng hạn điền phù hợp với từng vùng, địa phương, từng
loại cây trồng. N hà nước nên cho doanh nghiệp thuê đất sử dụng lâu dài để doanh
nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển bền vững.
N goài những hỗ trợ nói trên, N hà nước cần hỗ trợ kinh tế tư nhân đào tạo nguồn
nhân lực; đổi mới cơng nghệ; xúc tiến thương mại; tìm kiếm và mở rộng thị
trường; kiểm sốt chặt chẽ việc tăng chi phí đầu vào đối với doanh nghiệp, đặc biệt là chi
phí điện, nước, than, xăng dầu, chi phí xuất nhập khNu… N hà nước cần có kế hoạch
giãn tiến độ điều chỉnh giá các mặt hàng dịch vụ nói trên một cách hợp lý để tránh chi phí
đầu vào một cách dồn dập.
Bên cạnh đó để góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập, cần thực hiện đồng bộ
nhiều giải pháp sau:


300

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

Thứ nhất, về xây dựng chiến lược, quy hoạch.
Để có thể tồn tại và phát triển, khu vực kinh tế tư nhân mà đại diện tiêu biểu của nó
là các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp tư nhân cần chủ động xây dựng chiến lược
quy hoạch hợp lý trên cơ sở hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, đNy mạnh hoạt động

marketing, thực hành các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh cùng nhiều biện
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khác.
Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược riêng, phù hợp với khả năng về vốn,
năng lực nhân sự, mục tiêu phát triển, ngành hàng tham gia kinh doanh... Các doanh
nghiệp có thể lựa chọn chiến lược riêng cho mình: chiến lược sản phNm; chiến lược giá
bán; chiến lược phân phối sản phNm; chiến lược tăng trưởng; chiến lược tài chính; chiến
lược tổ chức nhân sự; chiến lược đối ngoại của doanh nghiệp...
Thứ hai, về bộ máy tổ chức quản lý.
Các doanh nghiệp phải khơng ngừng hồn thiện bộ máy tổ chức quản lý, sắp xếp,
sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý; hoàn thiện phương thức quản lý và cơ cấu tổ
chức; nâng cao trình độ cán bộ, cơng nhân viên, phát triển văn hóa doanh nghiệp lành
mạnh. Cần đào tạo doanh nhân về kiến thức và kỹ năng quản lý doanh nghiệp để có thể
thực hành được những mơ hình quản trị doanh nghiệp hiện đại. Các doanh nghiệp, các hộ
kinh doanh cần vượt qua cung cách hoạt động thiếu bài bản, quản lý phần nhiều dựa vào
kinh nghiệm, chạy theo thị trường, thiếu phân tích khoa học. Việc hồn thiện tổ chức bộ
máy, phương thức quản lý cũng như đào tạo cán bộ cần được đưa vào kế hoạch theo một
lộ trình xác định.
Thứ ba, về chủ động phịng ngừa, hạn chế rủi ro.
Trong sản xuất kinh doanh, rủi ro là điều khó tránh khỏi. Bởi vậy, các hộ kinh doanh
cá thể, các doanh nghiệp tư nhân cần chủ động phòng ngừa và hạn chế những tác động của
chúng. Một cơ sở sản xuất, một doanh nghiệp tư nhân có thể gặp những rủi ro từ mọi khâu
của quá trình hoạt động, như rủi ro đầu vào; rủi ro đầu ra hay thị trường tiêu thụ khi thị
hiếu người tiêu dùng thay đổi; rủi ro thiên tai; rủi ro về cơ chế, chính sách thay đổi... Để
giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp, như đa dạng hoá sản
phNm; thâm nhập thị trường từng bước; liên doanh, liên kết; mua bảo hiểm; lập quỹ dự
phòng... Các biện pháp kể trên cần được thực hiện phù hợp với điều kiện thực tiễn, năng
lực tài chính của doanh nghiệp cũng như phù hợp với những chuyển động của nền kinh tế,
của các yếu tố tài chính...
Thứ tư, về đổi mới công nghệ, hội nhập sâu vào khu vực và thế giới
Việt N am ngày càng hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới, với tự do hóa mạnh

mẽ cùng những chuNn mực mới sẽ tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân phát triển,
mở rộng thị trường, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. N ếu sản phNm của doanh nghiệp tư
nhân không được đổi mới, không đủ sức cạnh tranh, không trụ vững được sẽ bị đánh bật
khỏi thị trường. Để hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả như mong muốn, các doanh
nghiệp tư nhân cần coi trọng yếu tố công nghệ. Đổi mới cơng nghệ, hiện đại hóa trang thiết


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

301

bị được coi là chìa khố của thành cơng. Bên cạnh đó, tiết kiệm, giảm giá thành, giảm tỷ lệ
hàng kém chất lượng, chống hàng giả... cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
Ðể khu vực kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần kiên trì thực hiện và thực hiện có hiệu quả
nhóm giải pháp đã được đặt ra trong N ghị quyết. Trong đó, việc đảm bảo sự thống nhất
nhận thức về phát triển kinh tế tư nhân, nhất là về mối quan hệ giữa N hà nước, thị trường
và xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sẽ giúp củng cố niềm
tin của thị trường và xã hội vào triển vọng phát triển của khu vực kinh tế này.
Ðó là mối quan hệ Ðảng lãnh đạo; N hà nước quản lý, điều tiết, phân bổ nguồn lực
nhà nước dựa trên nguyên tắc của thị trường, đảm bảo sự cơng khai, minh bạch và trách
nhiệm giải trình.
Ðồng thời, việc cải cách hành chính; cải thiện mơi trường đầu tư và kinh doanh cần
phải được thực hiện một cách quyết liệt hơn, đồng bộ hơn và thực chất hơn, gắn với trách
nhiệm người đứng đầu các bộ, ngành và địa phương nhằm giảm chi phí giao dịch và tạo
dựng một "sân chơi" thực sự cơng bằng, bình đẳng, nhất là trong tiếp cận thị trường và tiếp
cận các nguồn lực, cho đầu tư và kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân.
Bên cạnh những nỗ lực của chính bản thân khu vực kinh tế tư nhân, N hà nước cũng
cần phải có vai trị chủ động và tích cực hơn, với tư cách là "bà đỡ" để định hướng và dẫn

dắt khu vực kinh tế tư nhân bắt nhịp với xu hướng phát triển mới, đặc biệt là chuyển đổi số
thông qua việc tạo ra sự đột phá trong thể chế phát triển, nhất là thể chế hỗ trợ đổi mới
sáng tạo; đNy mạnh sự phát triển của hệ thống đổi mới và sáng tạo quốc gia; hỗ trợ nghiên
cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; hỗ trợ
tài chính hay đặt hàng nghiên cứu và triển khai đối với những doanh nghiệp có tác động
đột phá và lan tỏa cao, đồng thời đáp ứng được các tiêu chuNn và thông lệ quốc tế tốt nhất
với nguyên tắc công khai, minh bạch và cạnh tranh.
3. KẾT LUẬN

N ền kinh tế Việt N am đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, khác về chất
và dựa nhiều hơn vào nâng cao năng suất đổi mới, sáng tạo- điều đó có được cũng nhờ
một phần quan trọng do đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân
ngày càng hoàn thiện.Trong những năm qua kinh tế tư nhân đã có nhiều khởi sắc, đạt
được nhiều thành tựu. Mặc dù vậy vẫn còn quá nhiều rào cản khiến thành phần kinh tế
này vẫn chưa phát huy hết vai trị của mình trong q trình xây dựng phát triển.Ðể tận
dụng được cơ hội và vượt qua được thách thức , khu vực kinh tế tư nhân cũng như nhà
nước và xã hội phải thực hiện nhiều giải pháp tiến tới là một khu vực kinh tế năng động,
sáng tạo với năng lực cạnh tranh và tác động lan tỏa cao tới các khu vực kinh tế khác và
qua đó tới tồn bộ nền kinh tế. Ðó phải là một khu vực kinh tế với sự kết hợp hài hòa và
hữu cơ giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp, tập đồn tư nhân lớn, có
thương hiệu và năng lực cạnh tranh quốc tế, dẫn đầu trong đổi mới sáng tạo, có tác động


302

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

lôi kéo, thúc đNy sự tăng trưởng kinh tế, thực hiện mục tiêu về một đất nước Việt N am
hùng cường, phát triển nhanh và bền vững "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh”

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng Sản Việt N am( 1987): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, N XB Sự thật.
2. Đảng Cộng Sản Việt N am (2016) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng
Trung ương Đảng, Hà N ội.
3. Đảng Cộng Sản Việt N am ( 2004) : Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương
khóa IX, N XB CTQG.
4. Đảng Cộng Sản Việt N am( 1993): Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương
khóa VII, N XB CTQG.
5. Đảng Cộng Sản Việt N am (2001): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX, N XB CTQG.
6. N guyễn Hồng Sơn: Phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam: Những rào cản và giải
pháp, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, số 22, tháng 6- 2017
7. Số liệu của Cục Đăng ký quản lý kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
theo: />8. Số liệu của Tổng cục Thống kê, theo: />9. Tổng cục Thống kê: Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2014 2015, N xb. Thống kê, Hà N ội, 2016, tr. 12



×