Tải bản đầy đủ (.pdf) (251 trang)

Slide bài giảng lý luận và pháp luật về quyền con người 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.5 MB, 251 trang )

LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN CON NGƯỜI
HUMAN RIGHTS LAW
Nguyễn Minh Tâm
VNU School of Law
Email:


Lý do nghiên cứu mơn học?
§ Quyền con người (nhân quyền/human rights/⼈权/权利) là gì?
§ những quyền/sự được phép (entitlements) mà mọi người - khơng phân biệt giới tính,
chủng tộc, tơn giáo, địa vị xã hội... - đều có đơn giản chỉ vì họ là con người
§ những bảo đảm pháp luật phổ quát (universal legal guarantess) có tác dụng bảo vệ
các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc
(omissions) mà làm tổn hại đến những tự do cơ bản (fundamental freedoms), sự
được phép (entitlements) và nhân phẩm con người (human dignity). [OHCHR, 2006]

§ Lý do cần phải nghiên cứu về quyền con người?
§ Cá nhân: hiểu biết để thụ hưởng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền hợp pháp của chính
mình và người khác, cũng như để đóng góp vào tiến bộ chung của xã hội
§ Nhà nước: hiểu biết để thực thi tốt chức năng của nhà nước và các nghĩa vụ quốc gia
theo các thỏa thuận quốc tế về nhân quyền


Mục tiêu mơn học
Hiểu biết có hệ thống những nội dung cơ bản sau đây:
§ Các khái niệm cơ bản của môn học (quyền con người, quyền công dân,
pháp luật về quyền con người, luật quốc tế về quyền con người,... và các
khái niệm chun mơn khác)
§ Những vấn đề lý luận cơ bản về quyền con người
§ Sự phát triển của tư tưởng, pháp luật về quyền con người trên thế giới


và ở Việt Nam
§ Những nội dung cơ bản của luật quốc tế về quyền con người (các tiêu
chuẩn, cơ chế quốc tế về quyền con người)
§ Những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về quyền con người
§ Cơ chế bảo vệ, thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam


Nội dung môn học
1.

Nhập môn

2.
3.

Khái quát về quyền con người
Khái quát về luật nhân quyền quốc tế

4.

Luật quốc tế về các quyền dân sự, chính trị

5.

Luật quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá

6.

Luật quốc tế về quyền của một số nhóm dễ bị tổn thương (2 buổi)


7.

Cơ chế bảo vệ nhân quyền [quốc gia, khu vực, quốc tế] (2 buổi)

8. Truyền thống nhân đạo, lịch sử phát triển tư tưởng nhân quyền ở Việt Nam
9. Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quyền con người
10. Pháp luật và cơ chế thực hiện, thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam


Quyền con người & hiến pháp
Mối quan hệ:
§ Quyền con người là động lực phát triển của hiến pháp
§ Hiến pháp là nguồn cảm hứng của luật nhân quyền quốc tế
§ Luật nhân quyền quốc tế ngược trở lại thúc đẩy cải thiện tình
hình nhân quyền quốc gia
§ Hiến pháp là công cụ pháp luật quan trọng nhất để bảo vệ quyền
con người
§ Quyền con người là mục đích của hiến pháp


Quyền con người & dân chủ
§ Dân chủ và tự do khơng đồng nghĩa với nhau
§ Dân chủ: phương thức thành lập chính quyền, bầu cử tự do và
định kỳ, tự do ngơn luận, hiệp hội,...
§ Tự do: một tập hợp các quyền và tự do cơ bản, giới hạn quyền
lực nhà nước, tư pháp độc lập


Quyền con người & the Rule of Law
§ The Rule of Law nói về địa vị ưu thế của luật (supremacy of law)

§ Dicey khái quát ba đặc trưng của the Rule of Law
§ The Rule of Law chú trọng đến tính hình thức/thủ tục của luật
§ Rechtsstaat đề cập đến nhân phẩm/phẩm giá (human dignity) một trong những căn cứ phổ biến của quyền con người


Quyền con người & Asian Values


Học liệu tham khảo
§ Nguyễn Đăng Dung, Vũ Cơng Giao, Lã Khánh Tùng (2015),
Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người (2nd
ed.), Nxb. Chính trị quốc gia.
§ Vũ Công Giao (chủ biên) (2016), Hỏi - đáp về quyền con
người, quyền và nghĩa vụ của công dân (2nd ed.), Nxb.
Chính trị quốc gia - sự thật.
§ CRIGHTS (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền
con người, Nxb. Lao động - xã hội.
§ CRIGHTS (2012), Giới thiệu Cơng ước quốc tế về các quyền
dân sự và chính trị (ICCPR), Nxb. Hồng Đức.
§ CRIGHTS (2012), Giới thiệu Cơng ước quốc tế về các quyền
kinh tế, xã hội và văn hoá (ICESCR), Nxb. Hồng Đức.


Thơng tin liên hệ
§ Giảng viên: Nguyễn Minh Tâm
§ Email:
§ Trung tâm Nhân quyền, P.207 E1
§ Cán bộ lớp:
§ Như Quỳnh: 0989913956/
§ Trần Quỳnh: 0358571759/



LUẬT NHÂN QUYỀN
QUỐC TẾ
Nguyễn Minh Tâm
VNU School of Law
Email:


LUẬT NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ
§ Luật quốc tế: các nguyên tắc, thủ tục tham gia
§ Luật nhân quyền quốc tế:
§ Khái niệm, sự ra đời & phát triển
§ Nguồn của luật nhân quyền quốc tế

§ Luật nhân quyền, luật nhân đạo, luật tị
nạn và luật hình sự quốc tế
§ Chủ thể của luật nhân quyền quốc tế
§ Giám sát sự tuân thủ và thực thi


CÁC NGUN TẮC CỦA LUẬT QUỐC TẾ
§ Khơng đe dọa hoặc sử dụng vũ lực
§ Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hịa bình
§ Khơng can thiệp vào cơng việc nội
§ Hợp tác với các quốc gia khác
§ Tơn trọng quyền tự quyết của các dân tộc
§ Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
§ Tận tâm thực hiện cam kết quốc tế
(Tuyên bố về các nguyên tắc LQT, 1970; Hiến chương LHQ, 1945)



LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
§ Điều ước quốc tế [treaty]: thỏa thuận bằng văn bản giữa các chủ
thể của luật quốc tế (quốc gia, tổ chức quốc tế), có thể dưới nhiều tên
gọi khác nhau (công ước, hiệp định, nghị định thư,...)
§ Ký [signing]: (đối với điều ước địi hỏi phải phê chuẩn) chưa có
hiệu lực ràng buộc, có ý nghĩa là sẽ nghiên cứu việc phê chuẩn, có giá
trị cam kết tơn trọng các ngun tắc
§ Phê chuẩn [ratification]: cam kết chấp nhận sự ràng buộc của
điều ước đã ký
§ Gia nhập [accession]: cam kết chấp nhận sự ràng buộc của điều
ước mà nhà nước không ký


VIỆT NAM THAM GIA MỘT SỐ ĐIỀU ƯỚC
Công ước về quyền của người khuyết tật, 2006
§ VN ký ngày 22/10/2007 tại trụ sở LHQ tại New York
§ 28/11/ 2014: Quốc hội Nghị quyết phê chuẩn
Cơng ước chống tra tấn, 1984
§ VN ký ngày 07/11/2013 tại trụ sở LHQ tại New York
§ 28/11/2014: Quốc hội Nghị quyết phê chuẩn
Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, 1966
§ VN gia nhập ngày 24/9/1982


LUẬT NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ
§ Luật nhân quyền quốc tế (international human rights law): một ngành của
luật quốc tế chung (public international law), có đối tượng điều chỉnh,
phương pháp điều chỉnh và nguồn riêng

§ Đối tượng điều chỉnh: các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể quốc tế (nhà
nước, tổ chức liên chính phủ, phi chính phủ quốc tế,...) trong việc bảo vệ,
thúc đẩy và thực hiện các quyền con người
§ Phương pháp điều chỉnh: đối thoại xây dựng (chủ yếu), gây sức ép quốc tế
(quan trọng), cưỡng chế (rất hạn chế)
§ Nguồn của luật nhân quyền quốc tế (sẽ đề cập)


SỰ RA ĐỜI CỦA LNQQT
§ Tư tưởng về quyền con người: từ rất lâu trong lịch sử
§ Pháp luật về quyền con người: trước hết thể hiện trong pháp
luật quốc gia, thơng qua chế định về quyền cơng dân
§ Một số tiêu chuẩn quốc tế có liên quan đến quyền con người
được thể hiện trong luật nhân đạo quốc tế (Công ước Geneva
thứ I năm 1868), các công ước về lao động của ILO (từ 1919)
và các công ước của Hội quốc liên (1919-1939)
§ Tuy nhiên, các quyền con người chỉ được chính thức thừa
nhận và pháp điển hóa trong luật quốc tế cùng với sự ra đời
của Liên hợp quốc (1945). [Luật nhân quyền quốc tế chỉ chính
thức ra đời từ khi thành lập Liên hợp quốc]
§ Động lực: những ký ức khủng khiếp về sự vi phạm nhân quyền
tàn bạo của phe phát xít trong Thế chiến II


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LNQQT
§ Hiến chương LHQ xác định việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền là một
trong các mục tiêu cơ bản của LHQ
§ Tun ngơn tồn thế giới về nhân quyền năm 1948 xác lập khuôn khổ pháp
luật chung cho các quyền con người cơ bản
§ Hai công ước cơ bản về nhân quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn

hóa năm 1966 cụ thể hóa các quyền và cơ chế thực hiện các quyền và tự do
cơ bản của con người
§ Hệ thống các điều ước và văn kiện quốc tế pháp điển hóa các quyền con
người của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương và trên những lĩnh vực cụ thể


NGUỒN CỦA LNQQT
Ba nguồn chính:
1. Các điều ước nhân quyền quốc tế (international human rights
treaties)
2. Các tập quán nhân quyền quốc tế (customary international
human rights law)
3. Các văn kiện khác (luật mềm-soft law).


CÁC ĐIỀU ƯỚC NHÂN QUYỀN
§ Dưới dạng các cơng ước (covenant, convention, protocol, charter,
agreement, accord)
§ Có hiệu lực pháp luật ràng buộc khi quốc gia phê chuẩn hoặc gia nhập
§ Ba cách chủ yếu để trở thành quốc gia thành viên một điều ước: (1)
Ký (signing) rồi phê chuẩn (ratifying) khi điều ước chưa có hiệu lực;
(2) Gia nhập (accession) khi điều ước đã có hiệu lực, và (3) Thừa kế
tư cách thành viên điều ước (succession)
§ Thực thi: hầu hết bằng cách ‘nội luật hóa’ vào pháp luật quốc gia
§ Hiện có hơn 30 điều ước nhân quyền quốc tế (danh mục OHCHR)


HỆ THỐNG CÁC ĐIỀU ƯỚC CỐT LÕI
§ Bộ luật nhân quyền quốc tế (UDHR, ICESCR ICCPR và 3 NĐT bổ sung)
§ 9 văn kiện chủ chốt (core international human rights instruments) có các

ủy ban giám sát thực hiện
ICCPR (Cơng ước về quyền dân sự, chính trị), 1966 (2 NĐT)
ICESCR (Cơng ước về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa), 1966 (1 NĐT)
CAT (Công ước chống tra tấn), 1984 (1 NĐT)
CRC (Công ước về quyền trẻ em), 1989 (2 NĐT)
CEDAW (Công ước về xóa bỏ mọi hình thức PBĐX với phụ nữ), 1979 (1 NĐT)
ICERD (Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức PBĐX về chủng tộc), 1965
ICRMW (Cơng ước về quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia
đình họ), 1990
§ ICRPD (Cơng ước về quyền của người khuyết tật), 2006 (1 NĐT)
§ ICPPED (Cơng ước về bảo vệ mọi người khỏi bị đưa đi mất tích), 2006
§
§
§
§
§
§
§


CÁC TẬP QN NHÂN QUYỀN
§ Tịa án Cơng lý quốc tế (ICJ) xác định các tập quán quốc tế
(customary international law) cũng là một nguồn của luật
quốc tế, có hiệu lực ràng buộc với các quốc gia
§ Điểm khác với các điều ước quốc tế: hiệu lực ràng buộc với
mọi quốc gia, bất kể có hay khơng là thành viên của các điêu
ước quốc tế về nhân quyền
§ Ví dụ: nhiều quy định của UDHR được coi là luật tập quán
quốc tế, như quy định về quyền sống, quyền được bảo vệ
chống tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo, hay các quyền tố

tụng (quyền được suy đốn vơ tội, quyền được bào chữa,…)


CÁC VĂN KIỆN ‘LUẬT MỀM’
§ Dưới dạng các tun ngơn (proclaimation), tuyên bố (declaration), hướng
dẫn (guideline), nghị quyết (resolution), quy tắc tiêu chuẩn (standard rule),
nguyên tắc (principle), khuyến nghị (recommendation)
§ Thường được xây dựng và thông qua như là tiền đề để pháp điển hóa
thành các điều ước
§ Khơng có hiệu lực ràng buộc nghĩa vụ pháp lý, chỉ có hiệu lực khuyến nghị
§ Một số được chấp nhận và tôn trọng rộng rãi như các điều ước, một số gây
tranh cãi


LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ
§ Luật nhân đạo quốc tế (international humanitarian law), còn gọi là
luật chiến tranh, luật về xung đột vũ trang
§ Hình thành từ 1864 (Cơng ước Geneva I) về bảo hộ nạn nhân chiến
tranh trong các Hội nghị hịa bình quốc tế và do Hội Chữ thập đỏ
quốc tế thúc đẩy
§ Nịng cốt là 4 Cơng ước Geneva 1949 và hai NĐT bổ sung năm 1977
§ Điều chỉnh các quan hệ giữa các bên tham chiến trong chiến tranh/
xung đột vũ trang liên quan đến các vấn đề như đối xử với tù binh,
người bị thương, bảo vệ thường dân, các quy tắc về sử dụng và cấm,
hạn chế sử dụng một số loại vũ khí,…


LUẬT TỊ NẠN QUỐC TẾ
§ Luật tị nạn quốc tế (international refugee law): hình thành từ sau
Thế chiến I, đầu tiên nhằm bảo vệ những người phải rời khỏi nước

mình để lánh nạn chiến tranh
§ Các văn kiện quốc tế đầu tiên: Các Thỏa ước năm 1926 và 1928, các
Công ước 1933, 1938 và NĐT 1939 của Hội quốc liên
§ Văn kiện nịng cốt hiện nay là Cơng ước về người tị nạn của LHQ
năm 1951 và NĐT năm 1966 của LHQ
§ Điều chỉnh các quan hệ giữa các quốc gia liên quan đến việc đối xử
với những người tị nạn (những người phải rời khỏi nước mình sang
nước khác lánh nạn chiến tranh, hoặc bị trừng phạt, ngược đãi vì các
lý do chủng tộc, tơn giáo, dân tộc, chính kiến,…)


×