Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

lý thuyết tài chính tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.11 KB, 12 trang )

MƠN: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Đề bài
1. Anh (chị) hãy phân tích khái niệm, sự ra đời và các hình thái giá trị của
tiền tệ.
2. Anh (chị) hãy phân tích các chức năng của tiền tệ.
3. Anh (chị) hãy phân tích đặc điểm và cơng dụng của tiền điện tử
4. Anh (chị) hãy phân tích khái niệm, đặc điểm và vai trị của thị trường tài
chính
5. Dựa vào thuyết cung cầu hàng hóa và tiền tệ trong mùa covid hãy liên hệ
đến cuộc sống của mình, gia đình qua đó cần đề xuất những kiến nghị gì?
BÀI LÀM
Câu 1 Anh (chị) hãy phân tích khái niệm, sự ra đời và các hình thái giá trị
của tiền tệ.
a) Khái niệm về tiền tệ :
Tiền tệ là một phạm trù kinh tế khách quan , là sản phẩm tất nhiên của nền kinh
tế hàng hóa . Chính sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa đã dẫn tới
sự xuất hiện của tiền tệ , và cũng chính sự phát triển của sản xuất và trao đổi
hàng hóa cùng với sự can thiệp của nhà nước , đã dẫn tới sự thay thế phương
tiện tiền tệ này bằng phương tiện tiền tệ khác .
Tiền tệ là bắt cứ vật gì được chấp nhận chung , thực hiện được các chức năng
phương tiện trao đổi , phương tiện đo lường và phương tiện tích lũy giá trị .
Một cơng cụ nào đó được lựa chọn làm phương tiện tiền tệ tùy thuộc chủ yếu
vào mức độ phát triển của sản xuất , trao đổi hàng hóa và lịng tin của cơng
chúng vào các cơ quan có trách nhiệm quản lý nó . Do đó, khơng thể có một
hàng hóa nào độc chiếm vai trị tiền tệ trong suốt q trình phát triển của sản
xuất và trao đổi hàng hóa .
Tiền có thể bao gồm tiền kim loại, tiền giấy, tài khoản séc và rộng hơn nữa là
các khoản tiền gửi tiết kiệm.
b) Sự ra đời của tiền tệ :
Lịch sử hình thành và phát triển của tiền tệ trải qua nhiều giai đoạn mà môi giai



đoạn có đặc điểm khác nhau . Trong lịch sử phát triển của loài người, lúc đầu
con người sống thành bầy đàn, kiếm ăn một cách tự nhiên, chưa có chiếm hữu
tư nhân, chưa có sản xuất và trao đổi hàng hóa nên chưa có tiền tệ . Tuy nhiên
ngay từ trong xã hội nguyên thủy đã xuất hiện mầm móng của sự trao đổi . Lúc
đầu trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên và trao đổi trực tiếp vật này lấy vật
khác . Gía trị ( tương đối ) của một vật được biểu hiện bởi giá trị sử dụng của
một vật khác duy nhất đóng vai trị vật ngang giá . Khi sự phân công xã hội lần
thứ nhất xuất hiện, hoạy động trao đổi điễn ra thường xuyên hơn . Tương ứng
với giai đoạn phát triển này của trao đổi là hình thái mở rộng . Tham gia trao
đổi bây giờ không phải là hai loại hàng hóa mà là một loạt các hàng hóa khác2
nhau . Đây là một bước phát triển mới, tiến bộ so với hình thái giá trị đơn giản
song cịn bộc lộ một số thiếu sót :
- Biểu hiện tương đối của giá trị mọi hàng hóa chưa được hồn tất, vẫn cịn
nhiều hàng hóa làm vật ngang giá .
- Các hàng hóa biểu hiện cho giá trị của một hàng hóa không thuần nhất .
Phân công lao động xã hội và sản xuất phát triển thì hình thức trao đổi hàng
hóa trực tiếp ngày càng bộc lộ nhiều khuyết điểm . Các hàng hóa chỉ được trao
đổi với nhau khi những người chủ của nó có cùng ý muốn trao đổi, ý muốn
trùng khớp . Như vậy cùng với sự phát triển của sản xuất thì trao đổi trực tiếp
ngày càng khó khăn và làm cho mâu thuẫn trong lao động và phân hóa lao
động xã hội ngày càng khó khăn . Do đó tất yếu địi hỏi phải có một thứ hàng
hóa đặc biệt đóng vai trị vật ngang giá chung tất ra từ tất cả các thứ hàng hóa
khác và các hàng hóa khác có thể trao đổi được với nó . Thích ứng với giai
đoạn phát triển này của trao đổi là hình thái giá trị chung . Nhưng trong giai
đoạn này , tác dụng của vật ngang giá chung vẫn chưa cụ thể tại một thứ hàng
hóa nào , trong những vùng khác nhau tì có những thứ hàng hóa khác nhau có
tác dụng làm vật ngang giá chung . Cuộc phân công lao động xã hội lần thứ hai
xuất hiện , thủ công nghiệp tách khỏi nơng nghiệp làm cho sản xuất hàng hóa
phát triển và thị trường mở rộng . Tình trạng nhiều hàng hóa có tác dụng vật

ngang giá chung phát sinh mâu thuẫn với nhu cầu ngày càng tăng của thị
trường , thị trường đòi hỏi phải thống nhất một vật ngang giá đơn nhất . Khi vật


ngang giá chung cố định ở một loại hàng hóa thì sinh ra hình thái tiền tệ . Khi
đó , tất cả hàng hóa được biểu hiện giá trị của nó trong một thứ hàng hóa , thứ
hàng hóa đó trở thành vật ngang giá chung . Như vậy , tiền tệ xuất hiện sau một
quá trình phát triển lâu dài của trao đổi và của các hình thái giá trị . Tóm lại ,
tiền tệ là một phạm trù lịch sử , nó là sản phẩm tự phát của nền kinh tế hàng
hóa , sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị . Đồng thời cũng là sản
phẩm của sự phát triển mâu thuẫn giữa lao động và phân công lao động xã hội
trong sản xuất hàng hóa . Sự ra đời và phát triển của tiền tệ gắn liền với sự ra
đời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa .
c) Các hình thái giá trị của tiền tệ :
 Hóa tệ (commodity money)
- Hóa tệ phi kim loại là loại tiền tệ xuất phát từ hàng hóa khơng phải là kim
loại.
Loại hóa tệ này khác nhau tùy theo tập quán từng địa phương, chẳng hạn có
bằng chứng cho thấy người ta đã từng dùng súc vật ở Ấn Độ, trà ở Trung Quốc,
vỏ sò ở châu Phi, thuốc lá ở Mỹ để làm tiền tệ.
Hóa tệ rõ ràng là rất bất tiện khi lưu thông với tư cách là tiền tệ vì những thuộc
tính kém thuận lợi như dễ hư hỏng, khơng bền theo thời gian, khó bảo quản và
vận chuyển, khó chia nhỏ thành đơn vị, và khơng có tính đồng nhất.
Những thuộc tính kém tiện lợi này khiến cho hóa tệ khơng thể tồn tại lâu dài và
dần dần bị đào thải khỏi lưu thông, khi người ta phát hiện ra kim loại.
- Hóa tệ kim loại( kim tệ ) cũng là loại tiền tệ xuất phát từ hàng hóa nhưng hàng
hóa ở đây là hàng hóa kim loại.
Từ khi phát hiện ra kim loại, người ta nhận thấy rằng kim loại, do thuộc tính tự
nhiên của nó, có thể khắc phục được những nhược điểm của hóa tệ không
kimloại, chẳng hạn như bền hơn, dễ bảo quản hơn, dễ vận chuyển hơn và đặc

biệt là có thể chia nhỏ thành đơn vị. Với những thuộc tính ưu việt này, người ta
có khuynh hướng nhanh chóng chuyển sang sử dụng kim loại làm tiền tệ.
Lúc đầu những kim loại rẻ như đồng, kẽm, chì được sử dụng làm tiền tệ, nhưng
về sau này người ta nhận thấy trong số những loại kim loại tìm thấy có bạc và
vàng là hai thứ kim loại ưu việt hơn hết, nếu sử dụng làm tiền tệ.


Ngồi tính chất bền; dễ bảo quản; dễ vận chuyển; dễ chia nhỏ, vàng và bạc có
tính chất ưu việt hơn ở chỗ chúng là những kim loại quí nên chỉ cần một lượng
nhỏ cũng đủ đại diện cho một hàng hóa có giá trị tương đối lớn.
 Tín tệ ( Token Money )
Tức là loại tiền mà bản thân nó khơng có giá trị, song nhờ sự tín nhiệm của mọi
người mà nó được lưu dùng. Cũng chính vì ly do này mà nhiều lúc người ta gọi
loại tiền tệ này là chỉ tệ.
Tín tệ gồm hai loại: Tín tệ kim loại và tiền giấy.
- Tiền kim loại thuộc hình thái tín tệ khác với tiền kim loại thuộc hình thái hóa
tệ ở chỗ: Trong hóa tệ kim loại giá trị của kim loại làm thành tiền bằng giá trị
ghi trên bề mặt của đồng tiền, cịn ở tín tệ kim loại, giá trị chất kim laọi đúc
thành tiền và giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền khơng có liên hệ gì với nhau,
có thể gắn cho nó một giá trị nào cũng được .
- Tiền giấy có hai loại: tiền giấy khả hốn và tiền giấy bất khả hóan.
+ Tiền giấy khả hốn: là một mảnh giấy được in thành tiền tiền và lưu hành,
thay thế cho tiền bằng vàng hay tiền bằng bạc mà người ta k gửi tại ngân hàng.
Người có loại tiền nà có thể đến ngân hàng để đổi lấy một số lượng vàng hay
bach tương đương với giá trị ghi trên tờ giấy hoặc sử dụng làm tiền vào cất cứ
lúc nào họ cần.
Tại phương Tây, tiền giấy khả hoán xuất hiện vào thế kỷ 17, ông Palmstruck,
người sang lập ra ngân hàng Stockholm của Thụy Điển vào thế kỷ 17 được
công nhận là người đầu tiên sang chế ra tiền giấy khả hốn.
Ở Phương Đơng, tiền giấy khả hốn xuất hiện sớm hơn hẳn ở phương Tây.

+ Tiền giấy bất khả hoán là loại tiền giấy bắt buộc lưu hành và dân chúng
khơng thể đem nó đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc. Đấy là loại tiền giấy
mà ngày nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều sử dụng.
Tại Việt Nam, tiền giấy ra đời vào thế kỷ 15, dưới thời Hồ Qúy Ly.
Tại Pháp, tiền giấy trở thành bất khả hoán năm 1720, từ năm 1848 đến năm
1850, từ năm 1870 đến năm 1875, từ năm 1914 đến năm 1828 và sau cùng kể
từ ngày 01-10-1936 đến nay.
Tại Hoa Kỳ, trong thời gian nội chiến vào những năm 1862-1863, nhiều nước


đã phá hành tiền giấy bất khả hoán. Sau nội chiến kết thúc, trở thành khả hoán
kể từ năm 1879. Có thể nói, chiến tranh thế giới lần thứ nhất và cuộc khủng
hoảng kinh tế 1929- 1933 là nguyên nhân chính để dẫn đến việc sử dụng tiền
giấy bất khả hoán rộng khắp các nước.
 Bút tệ ( Bank Money )
Bút tệ hay còn gọi là tiền ghi sổ được tạo ra khi phát tín dụng thơng qua tài
khoản tại ngân hàng,do vậy, bút tệ khơng có hình thái vật chất, nó chỉ là những
3con số trả tiền hay chuyển tiền thể hiện trên tài khoản ngân hàng. Thực chất,
bút tệ là tiền phi vật chất, nhưng nó cũng có những tính chất giống như tiền
giấy là được sử dụng trong thanh tốn qua những cơng cụ thanh tốn của ngân
hàng như: séc, lệnh chuyển tiền…mà cịn có những ưu điểm hơn hẳn tiền giấy,
đó là: an tồn hơn, chuyển đổi ra tiền giấy dễ dàng, thanh toán rất thuận tiện,
kiểm nhận nhanh.
Về nguồn gốc, trong kinh tế học người ta cho rằng bút tệ xuất hiện đầu tiên tại
ngân hàng Anh vào giữa thế kỷ 19, sau đó dần dần lan sang các quốc gia khác.
Ngày nay, bút tệ được sử dụng rộng rãi trong các cuộc giao dịch tại các nước
công nghiệp, hậu công nghiệp.
 Tiền điện tử ( Electronic Money )
Tiền điện tử là loại tiền đượ sử dụng qua hệ thống thanh toán tự động hay cịn
gọi là hộp ATM (Automated teller machine). Đó là một hệ thống máy tính

được nối mạng với tồn bộ hệ thống ngân hàng trung gian và một hộp chuyển
tiền của chính phủ. Khi chúng ta đến một ngân hàng trung gian gửi tiền, bên
cạnh việc trao cho chúng ta một chứng thư xác nhận việc gửi tiền, ngân hàng
này sẽ trao cho chúng ta một tấm card bằng nhựa, bên trong được mã hóa điện
tử và một mật mã từ 3 đến 5 con số để sử dụng. Hai phút sau khi chúng ta gửi
tiền, toàn bộ số tiền ấy cùng với mật mã và số tài khoản của chúng ta được máy
tính điện tử thơng báo trên tồn hệ thống (Có thể trên phạm vi các quốc gia).
Khi cần dùng tiền mặt, hoặc khi cần chuyển tiền vào tài khoản của một người
nào đó…chúng ta chỉ cần nhét tấm card ấy vào khe của máy ATM, sau khi bấm
mật mã, màn hình của máy tính ATM sẽ xin lệnh, trong số tiền đã gửi chúng ta
có thể rút tiền hoặc chuyển tiền qua ngân hàng. Sau một phút, tât cả mọi việc sẽ


được hồn tất. Chúng ta sẽ có tiền mặt trong tay hoặc đã chuyển tiền xong, mẫu
phiếu thông báo quyết tốn của máy tính in ran gay lập tức sau khi chúng ta rút
tiền hoặc chuyển tiền, phiếu này cho biết rõ ngày giờ ta đã rút tiền mặt hoặc
chuyển tiền, số tài khoản, số card, số tiền đã rút hoặc đã chuyển và số tiền còn
lại trong tài khoản. Tấm card này được xem là tiền, tuy nhiên việc xem tấm
card này là một hình thái tiền tệ vẫn chưa được thống nhất bởi lẽ có một số
quan điểm cho rằng đó chỉ là phương tiện chi trả.
Câu 2 Anh (chị) hãy phân tích các chức năng của tiền tệ :
Theo C.Mác thì tiền tệ có những chức năng như sau:
a) Chức năng là thước đo giá trị:
- Do tiền tệ là một loại để biểu hiện, đồng thời đo lường các loại hàng hóa có
gía trị như thế nào? Cho nên khi dùng tiền tệ để đo được giá trị của các loại
hàng hóa thì bản thân là tiền tệ cần phải có giá trị trước. Theo đó, tiền tệ cũng
có chức năng để nâng thước đo giá trị phải là tiền vàng.
- Khi đo lường được giá trị hàng hóa thì khơng nhất thiết tiền tệ phải là tiền
mặt,
mà trong đó chỉ cần thực hiện việc so sánh với một lượng vàng trong ý tưởng

nào đó. Bởi vì, giá trị của hàng hóa và giá trị của vàng trong thực tế đã có một
mức tỷ lệ là nhất định. Trong đó, từ cơ sở tỷ lệ chính là thời gian lao động mà
xã hội cần thiết để hao phí trong sản xuất ra loại hàng hóa đó.
- Giá trị của hàng hóa được thể hiện bằng tiền thì gọi là giá cả của hàng hóa.
Như vậy, chúng ta hiểu rằng giá cả là một hình thức mà giá trị hàng hóa thể
hiện bằng tiền.
Mà ta thấy: giá cả phải chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như sau gồm:
- Giá trị của tiền
- Giá trị của hàng hóa
- Mối quan hệ giữa cung và cầu về hàng hóa
Tuy nhiên, vì giá trị của hàng hóa là một nội dung thuộc giá cả cho nên đối với
3 yếu tố trên thì giá trị là một nhân tố để quyết định giá cả.
Để tiền làm được với chức năng là thước đo giá trị thì tiền tệ cần phải được quy
định là một đơn vị tiền tệ nhất định để làm tiêu chuẩn đo lường về giá hàng


hóa. Cụ thể, đơn vị này là một trọng lượng nhất định từ kim loại làm tiền tệ.
Trong thực tế, đơn vị tiền tệ sẽ tùy thuộc vào mỗi nước, thì loại tiền tệ này có
tên gọi khác nhau. Đơn vị tiền tệ và thành phần chia nhỏ của tiền tệ chính là
tiêu chuẩn của giá cả.
Ví dụ: Ở Hoa Kỳ thì tiêu chuẩn giá của 1 đồng đơ la là hàm lượng vàng:
0,83333 gr .
Ở nước Pháp thì 1 đồng Franc hàm lượng vàng: 0,170000 gr
Khi tiền tệ được dùng là làm tiêu chuẩn giá cả sẽ hoàn toàn khơng giống với
chức năng của nó khi làm thước đo giá trị, cụ thể là:
- Khi tiền tệ là thước đo giá trị thì dùng để đo lường về giá trị của hàng hóa
khác
- Khi tiền tệ là tiêu chuẩn của giá cả thì tiền tệ dùng để đo lường bản thân của
kim loại để làm tiền tệ
b) Là phương tiện lưu thông

- Tiền là một phương tiện để môi giới trong khi trao đổi hàng hóa, khi tiền tệ có
chức năng này thì tiền tệ phải là tiền mặt. Theo đó, hàng hóa để trao đổi hàng
hóa mà lấy tiền làm mơi giới thì gọi là lưu thơng hàng hóa.
- Cơng thức về lưu thơng hàng hóa chính là : H – T – H, cụ thể khi tiền để làm
mơi giới trong việc trao đổi hàng hóa sẽ làm cho việc mua – bán được tách rời
nhau xét theo không gian và thời gian. Như vậy, khi mà hoạt động mua và bán
có thể là tác nhân của khủng hoảng kinh tế
- Ở trong một thời kỳ nhất định, việc lưu thơng hàng hóa cần phải có lượng tiền
cần thiết đảm bảo cho sự lưu thông, quy luật lưu thơng tiền tệ chính là căn cứ
để xác định số lượng tiền đó.
Theo C.Mác thì đối với cùng một khơng gian, cùng một thời gian thì khối
lượng tiền tệ để đảm bảo cho sự lưu thơng được tính theo cơng thức:
T= (Gh * H)/N= G/N
Trong đó: T là số lượng tiền tệ cần để lưu thông
H là số lượng về hàng hóa được lưu thơng ở trên thị trường
Gh là giá trung bình của một loại hàng hóa nhất định
G là hàng hóa đó có tổng giá cả là bao nhiêu?


N là các đồng tiền cùng loại có số vịng lưu thơng?
- Q trình để hình thành tiền giấy là: ban đầu tiền tệ tồn thại ở hình thức bạc
nén, vàng thoi, sau đó được thay thế bằng tiền đúc. Dần dân, qua q trình lưu
thơng thì tiền đúc bị mất một phần giá trị do hao mòn. Tuy vậy, tiền đúc vẫn
được xã hội chấp nhận nó đủ giá trị
Tóm lại, tiền có giá trị thực tách rời giá trị với danh nghĩa của chính nó, bởi vì
tiền làm phương tiện để lưu thơng thì chỉ trong 1 thời gian ngắn nhất định. Con
5người lấy hàng đổi tiền, sau đó lấy số tiền đó để mua loại hàng khác mà họ
cần,
dù vậy tiền khơng phải nhất thiết cần có đủ giá trị
Dựa vào thực tế trên, nhà nước đã tìm các cách để làm giảm bớt về lượng kim

loại đơn vị tiền tệ trong khi đúc tiền. Ta thấy rằng tiền đúc có giá trị thực bị
thấp hơn so với giá trị theo danh nghĩa của chính nó. Từ đó, tiền giấy được
hình thành – ra đời, thực tế thì tiền giấy khơng có giá trị, nó chỉ là ký hiệu của
giá trị theo đúng quy luật lưu thông tiền giấy mà nhà nước đặt ra.
c) Chức năng tiền tệ là phương tiện cất giữ:
- Khi tiền được rút khỏi lưu thơng và được cất giữ, theo đó tiền cần phải có đủ
về chức năng. Do tiền là đại biểu của cải xã hội với hình thái giá trị, như vậy
cất giữ tiền cũng là cất giữ của cải.
- Việc cất giữ sẽ làm cho tự phát sự thích ứng trong lưu thông với nhu cầu tiền
cần thiết. khi sản xuất tăng thì hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ được bỏ ra để
đảm bảo lưu thông và ngược lại.
d) Là phương tiện trong thanh toán
- Thực tế, tiền được dùng trong chi trả mua hàng, trả nợ, nộp thuế,… Khi việc
sản xuất, trao đổi hàng hóa được phát triển ở mức độ nào đó nhất định thì sẽ
hình thành việc mua bán chịu. Theo đó, tiền tệ cũng làm chức năng để định giá
cả hàng hóa, nhưng khi đến kỳ hạn của việc mua bán chịu thanh toán thì khi đó
mới làm phương tiện để thanh tốn trong lưu thông.
e) Tiền tệ thế giới
Khi việc trao đổi hàng hóa được đưa ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền tệ làm
chức năng là tiền tệ thế giới. Theo đó, tiền cần đảm bảo đủ giá trị và là hình


thái từ ban đầu là vàng, vàng chính là phương tiện để mua bán hàng hóa và là
phương tiện để thanh toán quốc tế, là biểu hiện của cải của xã hội nói chung.
Qua các chức năng của tiền tệ đã nêu trên thì nền kinh tế hàng hóa có mối quan
hệ mật thiết với chức năng của tiền tệ. Sự phát triển trong sản xuất và lưu thơng
hàng hóa chính là phản ánh sự phát triển của chức năng tiền tệ.
câu 3 Anh (chị) hãy phân tích đặc điểm và công dụng của tiền điện tử :
a) Đặc điểm của tiền điện tử :
Tiền điện tử là vật trao đổi ngang giá trung gian hoạt động trên môi trường

internet dưới những thuật tốn.
Có tính thanh khoản rất cao. Nó được các quốc gia khác sử dụng nhanh chóng
và thuận tiện.
Nó tn theo những quy tắc nhất định như khơng phát hành với số lượng quá
nhiều để tránh lạm phát xảy ra.
b) Công dụng của tiền điện tử
- Mua hàng hóa
Trong q khứ, việc tìm thấy được một cửa hàng chấp nhận thanh tốn bằng
tiền điện tử cực kỳ khó và hầu như là không khả thi. Tuy nhiên, hiện nay thì
đã khác.
Có rất nhiều cửa hàng trên thế giới – cả trực tuyến hay offline – chấp nhận
Bitcoin là hình thức thanh tốn hợp lệ. Từ những nhà bán lẻ trực tuyến lớn như
Overstock và Newegg cho tới những cửa hàng, nhà hàng địa phương. Có thể
được dùng để thanh tốn phịng khách sạn, đặt vé máy bay, mua trang sức, mua
ứng dụng, thiết bị máy tính và thậm chí là bằng đại học.
Trên thế giới hiện tại đã có hai thị trường chấp nhận thanh tốn bằng tiền
điện tử là Bitify và OpenBazaar.
- Công cụ đầu tư
Tiền điện tử rất khó để chắc chắn rằng việc đầu tư vào chúng có tốt hay khơng.
Đầu tư tiền điện tử sinh lời nhanh nhưng cũng rất khó vì việc này địi hỏi tính
kỹ lưỡng và mạo hiểm.
Nếu quyết định theo đuổi đầu tư tiền điện tử, cần dành thời gian theo dõi biến
động của đồng tiền. Hơn hết, trước khi đầu tư vào tiền điện tử, phải thật sự hiểu


về đồng tiền mình định đầu tư. Những người đầu tư tiền điện tử theo phong
trào hoặc chưa biết cách đánh giá thị trường sẽ rất dễ rơi vào thua lỗ.
Câu 4 Anh (chị) hãy phân tích khái niệm, đặc điểm và vai trị của thị
trường tài chính :
a) Khái niệm thị trường tài chính

Thị trường tài chính thực hiện chức năng kinh tế cơ bản là dẫn các luồng vốn
trực tiếp từ những người tiết kiệm sang những người chi tiêu – đi vay. Trên thị
trường tài chính hay tài chính trực tiếp, người vay vay trực tiếp từ người cho
vay bằng cách bán cho người cho vay các loại chứng khốn (hay cịn gọi là các
cơng cụ tài chính) .
b) Đặc điểm thị trường tài chính
Về đặc điểm thị trường tài chính như sau :
Điều kiện cần thiết trong q trình hình thành thị trường tài chính
 Một nền kinh tế và hàng hóa đang phát triển và có sự ổn định về tiền tệ.
 Đa dạng về những cơng cụ tài chính.
 Các tổ chức hoặc cơ sở trung gian tài chính sẽ được hình thành và có sự
phát triển mạnh mẽ.
 Hồn thiện về hệ thống các cơ sở về pháp lý.
 Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất và kỹ thuật.
 Có một đội ngũ những nhà hoạt động kinh doanh và nhà quản lý có kiến
thức và sự am hiểu về thị trường tài chính.
Các yếu tố cơ bản trong thị trường tài chính
 Đối tượng trong thị trường tài chính bao gồm cung và cầu đối với nguồn
vốn.
 Công cụ hỗ trợ và được tham gia vào thị trường này đó là các loại
chứng từ mang giá trị do những chủ thể ban hành.
 Chủ thể trong thị trường này bao gồm các thể nhân cùng với những pháp
nhân. Cụ thể như những cơng ty về tài chính hay các cơng ty hoạt động bên
lĩnh vực bảo hiểm, tín dụng, các ngân hàng…
c) Vai trị của thị trường tài chính
- Thị trường tài chính thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và ngoài


nước, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư;
- Thị trường tài chính góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính;

- Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.
- Thị trường tài chính thực hiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của nhà
nước.
Câu 5 Dựa vào thuyết cung cầu hàng hóa và tiền tệ trong mùa covid hãy
liên hệ đến cuộc sống của mình, gia đình qua đó cần đề xuất những kiến
nghị gì?
Các chính sách an sinh xã hội như chi trả bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ người
bị tạm thời ngưng việc, trợ cấp cho người nghèo, người bị mất kế sinh nhai,…
cần phải được ưu tiên hàng đầu về nguồn lực và thực hiện nhanh chóng, đặc
biệt là nếu bệnh dịch tái bùng phát trong nước. Các chính sách hỗ trợ cần phải
bao phủ được những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương - người lao động trình
độ thấp và lao động trong khu vực phi chính thức khi họ chiếm một tỷ trọng
lớn, dễ tổn thương, chịu tác động nặng nề nhất, tốc độ suy giảm thu nhập nhanh
nếu kinh tế rơi vào suy thoái. Phải triển khai nhanh, gọn, đúng đối tượng,
chuyển hỗ trợ bằng nhiều kênh khác nhau (trong đó, hết sức chú trọng ứng
dụng công nghệ thông tin như: Dịch vụ mobile money, ví điện tử…) mới đảm
bảo chính sách nhân văn sớm đi vào cuộc sống. Liên quan đến bảo hiểm tự
nguyện, Nhà nước nên cho phép doanh nghiệp sử dụng quỹ BHTN trong việc
đào tạo kỹ năng cho 8 người lao động trong thời gian giãn việc, nghỉ việc để
một mặt nâng cao trình độ cho người lao động, mặt khác giúp doanh nghiệp
giảm chi phí tuyển dụng khi nền kinh tế cũng như doanh nghiệp hoạt động bình
thường trở lại. Đồng thời, người lao động, dù tạm thời chưa có việc làm, nên
được phép tiếp tục duy trì tham gia BHXH, từ đó được bảo đảm các quyền lợi
về BHTN và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Cải cách cải cách
tài khóa theo hướng bền vững và hỗ trợ tăng trưởng.
Cụ thể, cần cải cách hệ thống thuế nhằm giảm bớt gánh nặng thuế khóa, tạo
nguồn thu ngân sách ổn định và cân bằng cần được coi là quan điểm chủ đạo.
Đồng thời, cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng ổn định và gia tăng
hiệu quả đầu tư phát triển - chỉ bố trí vốn ngân sách cho những cơng trình thật



sự cần thiết, có hiệu quả cao và kiểm sốt chặt chẽ đầu tư công nhằm tránh đầu
tư dàn trải gây lãng phí, thất thốt, tham nhũng. Việc quản lý nợ công cũng
phải bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, kỷ luật, giám sát chặt chẽ, sử
dụng hiệu quả và đánh giá theo kết quả đầu ra, phù hợp với thơng lệ và chuẩn
mực quốc tế.
Phản ứng chính sách nên tập trung vào hai mục tiêu trước mắt: Các biện
pháp bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ kinh tế chú trọng vào cả cung và cầu.
Đầu tiên, người lao động và người sử dụng lao động và gia đình của họ cần
phải được bảo vệ khỏi các rủi ro sức khỏe từ COVID-19. Các biện pháp bảo vệ
tại nơi làm việc và tại khắp các cộng đồng nên được giới thiệu và tăng cường,
đòi hỏi sự hỗ trợ và đầu tư cơng có quy mơ lớn.
Thứ hai, các nỗ lực chính sách đồng bộ và nhanh chóng trên quy mô lớn cần
được thực hiện để hỗ trợ việc làm và thu nhập, và để kích thích nền kinh tế
cũng như nhu cầu lao động. Những biện pháp này không chỉ giúp các doanh
nghiệp và người lao động ứng phó với khả năng mất việc làm và thu nhập trước
mắt, mà còn giúp ngăn chặn một chuỗi các cú sốc cung (ví dụ như tổn thất về
năng suất lao động của người lao động) và cú sốc cầu (ví dụ như giảm tiêu
dùng của người lao động và gia đình họ) – vốn có thể khiến suy thối kinh tế
kéo dài.



×