Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

BUỔI THẢO LUẬN lần THỨ sáu QUY ĐỊNH về DI CHÚC bộ môn những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.84 KB, 26 trang )

Khoa Luật Dân sự-Thương mại-Quốc tế
Lớp Luật CLC46E

BUỔI THẢO LUẬN LẦN THỨ SÁU
QUY ĐỊNH VỀ DI CHÚC
Bộ môn: Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và
thừa kế
Giảng viên: DS-Pgs.Ts. Lê Minh Hùng
Nhóm : 07
Thành viên
1
2
3
4
5
6

Trần Duy Thuận
Lê Phạm Thùy Dương
Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc
Vũ Thị Kim Oanh
Hồ Trần Linh Đan
Trương Minh Khánh

download by :


MỤC LỤC
BÀI TẬP 1: HÌNH THỨC DI CHÚC................................................................................. 1
Bản án số 83/2009/DSPT ngày 28/12/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên
1


Quyết định số 874/2011/DS-GĐT ngày 22/11/2011 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao........................................................................................................................ 1
Câu 1: Điều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giá trị pháp lý? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời............................................................................................................... 1
Câu 2: Nếu di chúc của ông Này là di chúc phải có người làm chứng thì
những người đã làm chứng di chúc của ơng Này có là người làm chứng hợp
pháp không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời........................................................................ 2
Câu 3: Di chúc của ơng Này có là di chúc do ơng tự viết tay khơng? Vì sao?.........2
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tịa án liên quan
đến hình thức di chúc của ông Này khi đây là di chúc do ông Này tự viết tay.........2
Câu 5: Di chúc của cụ Hựu đã được lập như thế nào?.................................................. 3
Câu 6: Cụ Hựu có biết chữ khơng? Đoạn nào của Quyết định số 874 cho câu
trả lời?........................................................................................................................................ 3
Câu 7: Di chúc của người không biết chữ phải thỏa mãn các điều kiện nào để
có hình thức phù hợp với quy định của pháp luật?.......................................................... 3
Câu 8: Các điều kiện nào nêu trên đã được đáp ứng đối với di chúc của ông
Hựu?............................................................................................................................................ 4
Câu 9: Các điều kiện nào nêu trên đã không được đáp ứng đối với di chúc của
ông Hựu?.................................................................................................................................... 4
Câu 10: Theo anh/chị, di chúc nêu trên có thỏa mãn điều kiện về hình thức
khơng? Vì sao?......................................................................................................................... 4
Câu 11: Suy nghĩ của anh/chị về các quy định trong BLDS liên quan đến hình
thức di chúc của người khơng biết chữ............................................................................... 5

BÀI TẬP 2: TÀI SẢN ĐƯỢC ĐỊNH ĐOẠT THEO DI CHÚC............................6
* Tóm tắt Quyết định số 359/2013/DS-GĐT................................................................. 6
* Tóm tắt Quyết định số 58/2018/DS-GĐT................................................................... 6
Câu 1: Cụ Hương đã định đoạt tài sản nào? Đoạn nào của Quyết định số 359
cho câu trả lời?........................................................................................................................ 7
Câu 2: Đoạn nào của Quyết định cho thấy tài sản cụ Hương định đoạt trong

di chúc là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương?.......................................................... 7

download by :


Câu 3: Tồ án đã cơng nhận phần nào của di chúc? Đoạn nào của Quyết định
số 359 cho câu trả lời............................................................................................................. 7
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà giám đốc thẩm.
7
Câu 5: Nếu cụ Quý chết trước cụ Hương, phần nào của di chúc có giá trị pháp
lý? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.......................................................................................... 8
Câu 6: Nếu tài sản được định đoạt trong di chúc chỉ thuộc sở hữu của cụ
Hương vào đầu tháng 4/2009 thì di chúc của cụ Hương có giá trị pháp lý
khơng? Vì sao?......................................................................................................................... 9
Câu 7: Quyết định số 58, đoạn nào cho thấy quyền sử dụng đất của cụ C và cụ
D đã bị thu hồi trước khi hai cụ chết?.............................................................................. 10
Câu 8: Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm xác định
di sản của cụ C và cụ D là quyền sử dụng đất? Suy nghĩ của anh/chị về hướng
xác định vừa nêu của Tòa giám đốc thẩm?..................................................................... 10
Câu 9: Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm theo
hướng cụ C và cụ D được định đoạt theo di chúc giá trị quyền sử dụng đất bị
Nhà nước thu hồi? Suy nghĩ của anh/chị về hướng vừa nêu của Tòa giám đốc
thẩm........................................................................................................................................... 11

BÀI TẬP 3: DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG................................................ 13
Tóm tắt Bản án số 14/2017/DSST ngày 28/9/2017.................................................... 13
Câu 1: Đoạn nào của Bản án số 14 cho thấy di chúc có tranh chấp là di chúc
chung của vợ chồng?............................................................................................................ 13
Câu 2: Theo Tòa án, di chúc chung của vợ chồng có giá trị pháp lý khi áp
dụng BLDS 2015 không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời............................... 13

Câu 3: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án về di chúc
chung của vợ chồng trong mối quan hệ với BLDS 2015.............................................. 14

BÀI TẬP 4: DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG........................................... 15
Tóm tắt án:............................................................................................................................ 15
Câu 1: Trong điều kiện nào di sản dùng vào việc thờ cúng có giá trị pháp lý?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời?............................................................................................ 15
Câu 2: Đoạn nào của bản án cho thấy di sản có tranh chấp được di chúc
dùngvào việc thờ cúng?....................................................................................................... 16
Câu 3: Các điều kiện để di sản dung vào việc thờ cúng một cách hợp pháp
cóđược thỏa mãn trong vụ việc đang nghiên cứu không?........................................... 16

download by :


Câu 4: Ai đồng ý và ai không đồng ý chia di sản dung vào việc thờ cúng trong
vụ tranh chấp này? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?........................................ 16
Câu 5: Cuối cùng Tịa án có chấp nhận chia di sản đã được di chúc dung vào
việc thờ cúng không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?.................................... 16
Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong
BLDS và giải pháp của Tòa án trong vụ việc đang được nghiên cứu.......................17

download by :


1
BÀI TẬP 1: HÌNH THỨC DI CHÚC
Bản án số 83/2009/DSPT ngày 28/12/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên
Nguyên đơn: ông Nguyễn Thành Hiếu
Bị đơn: bà Đặng Thị Trọng

Nội dung:
Ông Hiếu kiện bà Trọng về việc tranh chấp di sản thừa kế. Theo Bản án sơ thẩm
11/2009/DSST, Tòa án tuyên xử chấp nhận yêu cầu của ông Hiếu về việc tranh chấp
di sản. Bản án phúc thẩm 83/2009/DSPT, Tòa án quyết định bác kháng cáo của
nguyên đơn, giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.
Quyết định số 874/2011/DS-GĐT ngày 22/11/2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao
Ngun đơn: ơng Đỗ Văn Quang
Bị đơn: Hồng Thị Ngâm
Nội dung:
Ông Quang kiện bà Ngâm về tranh chấp về thừa kế tài sản. Tại bản án sơ thẩm,
Tòa án nhân dân huyện Đồng Anh chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về việc mở
thừa kế di sản của cụ Hựu. Tại bản án phúc thẩm, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
quyết định bác kháng cáo của ông Quang, giữ nguyên nội dung bản án sơ thẩm. Tại
Tòa án giám thẩm, Tòa án nhân dân tối cao quyết định hủy bản án dân sự sơ thẩm và
bản án dân sự phúc thẩm về tranh chấp về thừa kế tài sản của ông Quang và bà
Ngâm.
Câu 1: Điều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giá trị pháp lý? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
Khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di chúc hợp pháp:
“Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa
dối, đe dọa, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo
đức xã hội; hình thức di chúc khơng trái quy định của luật.”
Thêm vào đó, Điều 631 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nội dung của di chúc
bằng văn bản:

download by :



2
“1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c)

Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

d) Di sản để lại và nơi có di sản.
2. Ngồi các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các
nội dung khác.
3. Di chúc khơng được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều
trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của
người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc
người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.”
Ngồi ra, di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng phải đáp ứng quy định
ở Điều 633 Bộ luật dân sự 2015: “Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di
chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng phải tn theo quy
định tại Điều 631 của Bộ luật này.”
Câu 2: Nếu di chúc của ông Này là di chúc phải có người làm chứng thì những
người đã làm chứng di chúc của ơng Này có là người làm chứng hợp pháp
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Nếu di chúc của ơng Này là di chúc phải có người làm chứng thì những người đã
làm chứng di chúc của ông Này không là người làm chứng hợp pháp. Theo bản án số
83/2009/DSPT, những người làm chứng di chúc cho ông Này là cha, em trai và em
gái của ông Này. Căn cứ theo quy định Điều 632 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau
đây:

1.

Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

2.

Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”
Tuy nhiên, cha của ông Này thuộc hàng thừa kế thứ nhất, em trai và em thuộc
hàng thừa kế thứ hai, được quy định tại điểm a, b Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự
2015.
Câu 3: Di chúc của ơng Này có là di chúc do ông Này tự viết tay không? Vì sao?
Di chúc của ơng Này là di chúc do ông Này tự viết tay. Vì di chúc do ông Này tự
viết và ký vào bản di chúc. Ngoài ra di chúc cịn có nhiều điều kiện hợp pháp: viết

download by :


3
trong trạng thái minh mẫn, sáng suốt, không đe dọa, cưỡng ép và không vi phạm các
quy định của pháp luật. Căn cứ tại Điều 633 Bộ luật dân sự 2015: “Người lập di
chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản khơng có
người làm chứng phải tn theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.”
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến
hình thức di chúc của ơng Này khi đây là di chúc do ông Này tự viết tay.
Theo em, hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến hình thức di chúc của
ơng Này khi đây là di chúc do ông Này tự viết tay là hợp lý. Di chúc của ơng Này tuy
khơng được chính quyền cơng chứng, chứng thực nhưng di chúc được thành lập khi

ông Này cịn minh mẫn, sáng suốt, khơng bị đe dọa, lừa dối hay cưỡng ép, thì di chúc
này vẫn được xem là hợp pháp. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 630 Bộ Luật dân sự 2015:
“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa
dối, đe dọa, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo
đức xã hội; hình thức di chúc khơng trái quy định của luật.”
Và Khoản 4 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015: “4. Di chúc bằng văn bản khơng
có cơng chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện
được quy định tại khoản 1 Điều này”
Câu 5: Di chúc của cụ Hựu đã được lập như thế nào?
Theo Quyết định số 874/2011/DS-GĐT, di chúc của cụ Hựu đã được lập “di chúc
do cụ Hựu đọc cho ông Vũ viết, cụ Hựu điểm chỉ, ông Vũ và cụ Đỗ Thị Quý (là mẹ
của ông Vũ) ký tên làm chứng, sau đó 04-01-1999 bà Lựu mang di chúc đến cho ơng
Hồng Văn Thưởng (là Trưởng thôn) và Ủy ban nhân dân xã Mai Lâm xác nhận.
Ơng Quang xác định cụ Hựu là người khơng biết chữ”
Câu 6: Cụ Hựu có biết chữ khơng? Đoạn nào của Quyết định số 874 cho câu trả
lời?
Cụ Hữu không biết chữ.
Trong Quyết định số 874, phần xét thấy chỉ rõ: “Ơng Quang xác định cụ Hựu là
người khơng biết chữ.”
Câu 7: Di chúc của người không biết chữ phải thỏa mãn các điều kiện nào để có
hình thức phù hợp với quy định của pháp luật?

Di chúc miệng theo điều 629.5, 630 Bộ luật Dân sự 2015:

download by :


4

“Điều 629. Di chúc miệng
1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập
di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc
còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”
Khoản 5 Điều 630 “ Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di
chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai
người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí
cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể
hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được cơng chứng viên hoặc cơ
quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của
người làm chứng.”
Câu 8: Các điều kiện nào nêu trên đã được đáp ứng đối với di chúc của ơng
Hựu?
Ơng Hữu đã đáp ứng được điều kiện là văn bản và có ít nhất 2 người làm chứng.
Đối với điều kiện di chúc là văn bản đã đáp ứng do cụ Hựu đọc cho ông Vũ viết.
Đối với điều kiện thứ hai, di chúc đáp ứng được do ông Vũ chỉ là đại diện nhà họ
Đỗ và bà Quý là mẹ ông Vũ, không vi phạm khoảng nào trong Điều 632 của Bộ luật
Dân sự, nên là người làm chứng hợp pháp. Việc ông Vũ vừa là người viết hộ, vừa là
người làm chứng là hợp pháp.
Câu 9: Các điều kiện nào nêu trên đã không được đáp ứng đối với di chúc của
ông Hựu?
Di chúc của ông Hựu không đáp ứng được điều kiện người lập di chúc phải ký
hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm
chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc; có
cơng chứng hoặc chứng thực.
Mặc dù chữ ký của 2 người làm chứng là ông Vũ và cụ Quý phù hợp nhưng dấu
vân tay điểm chỉ của cụ Hựu lại không được công nhận. Phần Xét thấy của Quyết
định 874 chi rõ: “Mặt khác, qua giám định dấu vân tay của cụ Hựu tại bản di chúc

thì Viện khoa học hình sự Tổng cục cảnh sát kết luận: dấu vân tay mờ không thể hiện
rõ các đặc điểm riêng nên không đủ yếu tố giám định."
Mặc dù bà Lựu mang di chúc đến cho trưởng thôn và Ủy ban nhân dân xã Mai
Lâm xác nhận. Trong Quyết định 874 chi ra: “Ơng Thưởng khơng chứng kiến cụ


download by :


5
Hựu lập di chúc", “Ủy ban nhân dân xã Mai Lâm chỉ xác nhận chữ ký của ông
Thưởng chứ không xác nhận nội dung của di chúc."
Khoản 1 Điều 636 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
"Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên
hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Cơng
chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp
xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di
chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được
ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của
mình. Cơng chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban
nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc."
Câu 10: Theo anh/chị, di chúc nêu trên có thỏa mãn điều kiện về hình thức
khơng? Vì sao?
Di chúc nêu trên không thỏa mãn điều kiện về hình thức.
Di chúc của ơng Hựu đã thiếu hai điều kiện về hình thức là điều kiện người lập di
chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng;
những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào
bản di chúc) do dấu vân tay chỉ điểm của ơng khơng đạt u cầu; và điều kiện có
cơng chứng hoặc chứng thực do khơng theo trình tự cơng chứng di chúc để di chúc
hợp pháp.

Câu 11: Suy nghĩ của anh/chị về các quy định trong BLDS liên quan đến hình
thức di chúc của người khơng biết chữ.
Các quy định trong Bộ luật Dân sự liên quan đến hình thức di chúc của người
không biết chữ là hợp lý, đảm bảo được quyền lợi và ý chí của họ.
Thứ nhất, quy định về văn bản là để tránh việc các rủi ro, tranh chấp sau này khơng
có cơ sở giải quyết.
Thứ hai, vì người lập di chúc khơng biết chữ nên để lập được di chúc thì buộc
phải nhờ người khác viết hoặc đánh máy giúp họ. Để tránh tình trạng người được
nhờ viết hoặc đánh máy khơng trung thực, có hành vi gian dối, Bộ luật đã yêu cầu
phải có thêm người làm chứng, ít nhất là 2 người.
Thứ ba, để chứng minh là có người làm chứng, người làm chứng cũng phải ký tên
hoặc điểm chỉ vào bản di chúc. Việc làm này là để sau này nếu có tranh chấp, có cơ
sở để chứng minh.

download by :


6
Thứ tư, về vấn đề công chứng, là một điều kiện bảo đảm được hoàn toàn quyền
lợi cho người lập di chúc không biết chữ. Trong trường hợp người đưỢc nhờ viết
hoặc đánh máy và hai người làm chứng cùng nhau gian dối, qua mặt người lập di
chúc, việc công chứng giúp minh bạch q trình lập di chúc.
Có thể thấy, các nhà làm luật đã dự trù được các khả năng xảy ra và có biện pháp
phịng ngừa. Tuy nhiên, để thực hiện được các điều kiện trên thì sẽ rất phiền phức và
có khả năng sẽ tổn khá nhiều thời gian để hoàn thành 1 tờ di chúc. Ngồi ra, lập di
chúc thơng qua một người khác sẽ có thể khơng truyền đạt được đầy đủ tâm tư
nguyện vọng của người lập di chúc.

download by :



7
BÀI TẬP 2: TÀI SẢN ĐƯỢC ĐỊNH ĐOẠT THEO DI CHÚC
* Tóm tắt Quyết định số 359/2013/DS-GĐT
1. Nguyên đơn: Cụ Lê Thanh Quý
2. Bị đơn: Ông Nguyễn
Hữu Dũng Ông Nguyễn
Hữu Lộc
Cụ Lê Thanh Quý và cụ Nguyễn Văn Hương chung sống từ năm 1955, lập hơn
thú năm 1962, có 12 con chung. Trong thời gian chung sống, cụ quý và cụ Hương có
tạo lập được bất động sản. Ngày 06/04/2009, cụ Nguyễn Văn Hương chết, để lại di
chúc có nội dung chia toàn bộ căn nhà cho 5 người con, di chúc đã được công chứng.
Nay cụ Quý khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung hai vợ chồng nhưng ông Nguyễn
Hữu Dũng trình bày căn nhà là tài sản riêng của cha ông trước khi cưới mẹ ông.
Xét thấy, nhà đất được cấp giấy chứng nhận cho cụ Nguyễn Văn Hương năm
1994. Về di chúc, do đã được công chứng và có giấy chứng nhận sức khoẻ của Bệnh
viện xác nhận cụ Hương minh mẫn nên được xem là hợp pháp. Tuy nhiên, về nội
dung thì di chúc chỉ có giá trị một phần bởi nhà đất trên là tài sản chung của cụ
Hương và cụ Quý.
* Tóm tắt Quyết định số 58/2018/DS-GĐT
1. Nguyên đơn: Ông Trần Văn Y
2. Bị đơn: Phịng cơng chứng M
Năm 1998, ơng Y và cụ C làm giấy chuyển nhượng đất và hoa màu liên qua tới
thửa đất này với giá 140.000.000 đồng. Tuy khơng viết giấy biên nhận nhưng có 2
người chứng kiến việc ông trả tiền cho cụ C. Khi chuyển nhượng. Cả 2 đã lập Hợp
đồng mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất ghi ngày 08-02-1998 và nộp
tại Uỷ ban nhân dân phường, có giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường. Năm
2009, ông Y và cụ D xảy ra tranh chấp đối với thửa đất trên. Năm 2013, ơng biết
Phịng cơng chứng M đã cơng chứng Di chúc của D. Ông D1 được hưởng thừa kế
với thửa đất đó.

Nhận định của Tồ án: Cụ D và cụ C sống với nhau từ năm 1957 nhưng không
đăng ký kết hôn. Năm 1959, cụ mua thửa đất và đổi lấy ruộng ở đồng M. Khoảng
năm 1969-1970, cụ D sống với cụ N và sinh ra ông D1. Ngày 16-12-2009, cụ C lập
di chúc để lại phần bất động sản tại thửa đất số 38 cho ông D1. Ngày 15-01- 2011, cụ
D lập di chúc để lại thửa đất cho ơng D1 hoặc nếu được bồi thường thì ơng D1 sẽ


download by :


8
nhận. Sau khi công bố di chúc, ông Y biết và khởi kiện yêu cầu tuyên bố văn bản
công chứng bản di chúc vô hiệu. Tuy nhiên, các Hợp đồng uỷ quyền do ơng Y cung
cấp chưa hợp pháp vì cụ C đã giao dịch với ông Y khi chưa thoả thuận với cụ D trong
khi thửa đất là tài sản chung của cả hai. Toà án quyết định huỷ bỏ Bản án dân sự
phúc thẩm và giao hồ sơ xét xử lại.
Câu 1: Cụ Hương đã định đoạt tài sản nào? Đoạn nào của Quyết định số 359 cho
câu trả lời?
Cụ Hương đã định đoạt toàn bộ nhà đất tại địa chỉ 25D/19 Nguyễn Văn Đậu (nay
là 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận Phú Nhuận) là tài sản chung của cụ
Hương và cụ Quý.
Đoạn của Quyết định 359 cho rằng: “Ngày 16/01/2009, cụ Hương di chúc toàn bộ
nhà đất cho các con là Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hiếu,
Nguyễn Hữu Dũng, Quảng Thị Kiều (vợ ông Nguyễn Hữu Trí)”.
Câu 2: Đoạn nào của Quyết định cho thấy tài sản cụ Hương định đoạt trong di
chúc là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương?
Đoạn của Quyết định cho thấy tài sản cụ Hương định đoạt trong di chúc là tài sản
chung của vợ chồng cu Hương: “Tuy nhiên, về nội dung thì di chúc chỉ có giá trị một
phần bởi nhà đất trên là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương và cụ Quý. Việc cụ
Hương lập di chúc cho toàn bộ nhà đất cho 5 người con trong khi khơng có sự đồng

ý của cụ Q là khơng đúng”.
Câu 3: Tồ án đã công nhận phần nào của di chúc? Đoạn nào của Quyết định số
359 cho câu trả lời.
Tồ án đã cơng nhận phần tài sản được chia đều cho 5 người con nhưng chỉ chia
phần tài sản của cụ Hương (1/2 nhà đất) sau khi đã chia cho cụ Quý 2/3 suất thừa kế
theo pháp luật.
“ Vì vậy, Tồ án cấp sơ thẩm xét xử di chúc của cụ Nguyễn Văn Hương có hiệu
lực một phần đối với phần tài sản của cụ Hương (1/2 nhà đất) nên được chia đều cho
5 người con là các ông bà Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Ngọc
Hiếu, Nguyễn Hữu Dũng, Quảng Thị Kiều (vợ ơng Nguyễn Hữu Trí) sau khi đã chia
cho cụ Quý 2/3 suất thừa kế theo pháp luật; còn ½ và thêm 2/3 suất thừa kế theo
pháp luật và phần còn lại chia đều cho 5 người con được hưởng thừa kế theo di chúc
của cụ Hương là có căn cứ”

download by :


9
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà giám đốc thẩm.
Theo em, hướng giải quyết của Toà giám đốc thẩm là hợp lý. Cụ Hương ban đầu
để lại di chúc chia toàn bộ căn nhà cho 5 người con là sai. Căn nhà được cấp giấy
chứng nhận vào năm 1995, khi cụ Hương và cụ Quý đã là vợ chồng nên được xem là
tài sản chung của vợ chồng. Theo khoản 2, khoản 3 Điều 213:
“Điều 213. Sở hữu chung của vợ chồng
2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền
ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản chung”.
Cụ Hương đã để lại di chúc chia toàn bộ căn nhà cho 5 người con mà chưa
thoả thuận, chưa có sự đồng ý của cụ Quý là sai. Do cụ Hương đã chết nên tài sản

trước hết phải chia đôi cho cả vợ chồng, sau khi đã chia cho cụ Hương phần tài sản
của mình rồi sau đó mới có thể chia theo di chúc của cụ.
Câu 5: Nếu cụ Quý chết trước cụ Hương, phần nào của di chúc có giá trị pháp
lý? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Nếu cụ Quý chết trước cụ Hương, theo di chúc của cụ Hương, tài sản của cụ sẽ
được chia đều chỉ cho 5 người.
Khi cụ Quý chết, tài sản sẽ được chia đều cho cả hai người. Sau đó, tài sản của cụ
Quý sẽ tiếp tục chia:
+ Nếu cụ Q có để lại di chúc và khơng chia thừa kế cho cụ Hương thì cụ
Hương vẫn sẽ nhận được 2/3 suất thừa kế theo quy định tại Điều 644 BLDS
2015:
“Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba
suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp
luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản
hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a)

Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b)

Con thành niên mà khơng có khả năng lao động

download by :


10
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối
nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có

quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này”.
+ Nếu cụ Quý chết có để lại di chúc và có để lại thừa kế cho cụ Hương thì cụ
Hương sẽ nhận được phần tài sản sau chia đôi cộng thêm phần di sản do cụ Quý
để lại cho cụ Hương theo Điều 609 BLDS 2015:
“Điều 609. Quyền thừa kế
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản
của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc
hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế khơng là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”.
+ Nếu cụ Quý chết không để lại di chúc thì sau khi nhận được phần tài sản chia
đôi, cụ Hương đã nhận được 1/11 phần di sản khi chia thừa kế theo pháp luật
theo Điều 650, Điều 651 BLDS 2015:
“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Khơng có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm
với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc
khơng cịn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà khơng
có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau
đây:
a)

Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc khơng có hiệu lực pháp
luật;


download by :


11
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ
khơng có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết
cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được
hưởng di sản theo di chúc, nhưng khơng cịn tồn tại vào thời điểm mở thừa
kế.
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ
nuôi, con
đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh
ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người
chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột,
chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người
chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột; chắt
ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2.
nhau.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu khơng
cịn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, khơng có quyền hưởng di sản, bị
truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”
Câu 6: Nếu tài sản được định đoạt trong di chúc chỉ thuộc sở hữu của cụ Hương

vào đầu tháng 4/2009 thì di chúc của cụ Hương có giá trị pháp lý khơng? Vì sao?
Trong trường hợp tài sản được định đoạt trong di chúc chỉ thuộc sở hữu của cụ
Hương vào đầu tháng 4/2009 thì di chúc cụ Hương có giá trị pháp lý.
Về hình thức, bản di chúc này có cơng chứng của Phịng cơng chứng số 4, thành
phố Hồ Chí Minh. Tại thời điểm lập di chúc, cụ Hương có giấy chứng nhận sức khỏe
của bệnh viện Phú Nhuận xác định cụ Hương minh mẫn.
Về nội dung, toàn bộ phần di chúc đều có giá trị pháp lý vì tài sản lúc này thuộc
sở hữu của cụ Hương vào đầu tháng 4/2009 nên cụ có quyền định đoạt theo quy định
tại Điều 609 của Bộ luật dân sự 2015 về Quyền thừa kế: “Cá nhân có quyền lập di
chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa


download by :


12
kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế
không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”.
Nếu tài sản là sở hữu chung với cụ Quý thì di chúc chỉ có giá trị pháp lý một
phần. Đó là phần tài sản thuộc sở hữu của cụ Hương.
Vì vậy, căn cứ vào khoản 1, Điều 630 Bộ luật dân sự 2015:
“Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa
dối, đe dọa, cưỡng ép
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo
đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”
=> Di chúc của cụ Hương lúc này hồn tồn có giá trị pháp lý.
Câu 7: Quyết định số 58, đoạn nào cho thấy quyền sử dụng đất của cụ C và cụ D
đã bị thu hồi trước khi hai cụ chết?
Căn cứ vào quyết định số 58/2018/DS-GĐT ngày 27-9-2018 của Toà án nhân dân

cấp cao Hà Nội, phần nhận định của Tồ án có chỉ ra:
“Ngày 07-9-2010, cụ C chết. Ngày 21-01-2011, cụ D chết.”
“Ngoài ra, di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 38,
Tờ bản án số 13 đã bị thu hồi theo Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21-72010 của Uỷ ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên nhưng giá trị quyền sử dụng
đất của người có đất bị thu hồi vẫn được pháp luật bảo đảm theo quy định của
Luật đất đai nên hai cụ có quyền lập di chúc định đoạt tài sản trên cho ơng
D1.”
Ta có thể thấy rằng ngày 21/7/2010 quyền sử dụng đất của cụ C và cụ D đã bị thu
hồi.
Mà cụ C đã mất vào ngày 7/9/2010 và cụ D mất ngày 21/1/2011.
Câu 8: Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm xác định di
sản của cụ C và cụ D là quyền sử dụng đất? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác
định vừa nêu của Tòa giám đốc thẩm?
Trong Quyết định số 58, đoạn cho thấy Tòa giám đốc thẩm xác định di sản của cụ
C và cụ D là quyền sử dụng đất: “Ngoài ra, di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử

download by :


13
dụng đất tại thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13 đã bị thu hồi theo Quyết định số
1208/QĐ-UBND ngày 21-7-2010 của Ủy ban nhân dân thành phố V nhưng giá trị
quyền sử dụng đất của người có đất bị thu hồi vẫn được pháp luật bảo đảm theo quy
định của Luật Đất đai nên hai cụ có quyền lập di chúc định đoạt tài sản trên cho ông
D1”.
Về hướng xác định vừa nêu trên của Tòa án là hợp lý. Vì:
+ Thửa đất tại xứ M là tài sản chung của cụ C và cụ D nhưng chỉ có cụ C
chuyển nhượng cho ơng Y mà chưa có ý kiến của cụ D, cụ C tự ý định đoạt tài
sản chung của hai cụ thì cần xem xét tính hợp pháp của hợp đồng chuyển
nhượng giữa cụ C và ơng Y, vì vậy quyền sử dụng đất vẫn thuộc về cụ D và cụ

C.
+ Xét theo khoản 2 điều 42 Luật đất đai: “Người bị thu hồi loại đất nào thì
được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu khơng
có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại
thời điểm có quyết định thu hồi” thì mặc dù thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13 đã
bị thu hồi theo Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21-7-2010 của Ủy ban
nhân dân thành phố Vnhưng giá trị quyền sử dụng đất vẫn được bồi thường, vì
vậy nên hai cụ có quyền lập di chúc định đoạt tài sản trên.
Câu 9: Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm theo hướng
cụ C và cụ D được định đoạt theo di chúc giá trị quyền sử dụng đất bị Nhà nước
thu hồi? Suy nghĩ của anh/chị về hướng vừa nêu của Tòa giám đốc thẩm.
Đoạn của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm theo hướng cụ C và cụ D
được định đoạt theo di chúc giá trị quyền sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi: “Ngoài
ra, di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 38, Tờ bản đồ số
13 đã bị thu hồi theo Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21-7-2010 của Ủy ban
nhân dân thành phố V nhưng giá trị quyền sử dụng đất của người có đất bị thu hồi
vẫn được pháp luật bảo đảm theo quy định của Luật Đất đai nên hai cụ Có quyền lập
di chúc định đoạt tài sản trên cho ơng D1”.
Tịa giám đốc thẩm giải quyết theo hướng vừa nêu là hợp lý, theo cơ sở pháp lý
là:
Khoản 3 Điều 643 Bộ luật dân sự 2015: “ Di chúc khơng có hiệu lực, nếu
di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di
sản để lại cho người thừa kế chỉ cịn một phầnn thì phầ n di chúc về phầ n di
sản còn lại vẫn có hiệu lực.”
Khoản 1 điều 630 Bộ luật dân sự 2015: “ Di chúc hợp pháp phải có đủ các
điều kiện sau đây:

download by :



14
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa
dối, đe dọa, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo
đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”
=> Di sản cụ D và cụ C để lại là quyền sử dụng đất vẫn còn vào thời điểm mở thừa
kế, di chúc của cụ D, cụ C là hợp pháp nên di chúc vẫn có hiệu lực.

download by :


15
BÀI TẬP 3: DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
Tóm tắt Bản án số 14/2017/DSST ngày 28/9/2017
Nguyên đơn là bà Hoàng Thị H,
Bị đơn là anh Hoàng Tuyết H cùng với những người có quyền và nghĩa vụ liên
quan đến vụ án “Tranh chấp thừa kế theo di chúc”.
Ngày 10/8/2015, bà Hồng Thị H và chồng (ơng Hồng Minh X) cùng nhau lập di
chúc chung của vợ chồng do ông X viết với nội dung khi hai người chết sẽ giao lại
quyền quản lý sử dụng tài sản chung cho con trai là Hồng Hồng H1, tuy nhiên bản
di chúc khơng được chứng thực. Ngày 12/01/2016 ông X chết, bà H họp gia đình để
cơng bố di chúc, thì anh H cho rằng không phải chữ viết của ông X nên không coi là
di chúc hợp pháp và yêu cầu được hưởng kỷ phần của ông X bằng quyền sử dụng
đất. Về người có quyền lợi liên quan, anh Hồng Quốc H2 (con trai) khơng chấp
nhận đó là di chúc hợp pháp của ông X, bà H và yêu cầu được chia di sản thừa kế;
anh Hoàng Quốc H3 (con trai) cũng khơng cơng nhận đó là di chúc hợp pháp của ơng
X, bà H và u cầu tồn bộ tài sản trên phải được để lại làm nơi thờ cúng; anh Hồng
Hồng H1 cơng nhận bản di chúc đó là hợp pháp và đề nghị Tòa án giải quyết theo
yêu cầu của mẹ anh, anh khơng có u cầu gì về khối tài sản trên. Cuối cùng, sau khi
giám định chữ viết của ơng Hồng Minh X và áp dụng Điều 627, 630 Bộ luật Dân sự

2015, Tòa án quyết định cơng nhận di chúc chung của ơng Hồng Minh X và bà
Hoàng Thị H viết ngày 10/8/2015 là hợp pháp, khơng chấp nhận u cầu của ành
Hồng Tuyết H và anh Hồng Quốc H2 địi chia di sản của ông Hoàng Minh X.
Câu 1: Đoạn nào của Bản án số 14 cho thấy di chúc có tranh chấp là di chúc
chung của vợ chồng?
Trong Bản án số 14, đoạn cho thấy di chúc có tranh chấp là di chúc chung của vợ
chồng là: “Quan hệ pháp luật: Ơng Hồng Minh X và bà Hoàng Thị H là vợ chồng.
Trong thời kì hơn nhân ơng bà tạo dựng được khối tài sản chung như biên bản thẩm
định ngày 21/8/2017. Tháng 01/2016 ơng X chết và có để lại một bản di chúc chung
của vợ chồng viết ngày 10/8/2015.”
Câu 2: Theo Tịa án, di chúc chung của vợ chồng có giá trị pháp lý khi áp dụng
BLDS 2015 không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời.
Theo Tòa án, di chúc chung của vợ chồng có giá trị pháp lý khi áp dụng BLDS
2015, tuy nhiên BLDS 2015 chưa có điều luật nào tương tự Điều 663 BLDS 2005.
Nên Tòa án đã xét đến nội dung của bản di chúc và các điều kiện khác được quy định
trong BLDS 2015.

download by :


16
Trích bản án:
“Nội dung trong bản di chúc khơng vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo
đức xã hội phù hợp với quy định tại Điều 630 BLDS 2015
Xử: Cơng nhận di chúc chung của ơng Hồng Minh X và bà Hoàng Thị H
viết
ngày 10/8/2015 là hợp pháp.”
Câu 3: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án về di chúc
chung của vợ chồng trong mối quan hệ với BLDS 2015.
Hướng giải quyết trên của Tòa án về di chúc chung của vợ chồng trong mối quan

hệ với BLDS 2015 là hợp tình, hợp lý tuy BLDS 2015 khơng có quy định cụ thể về
trường hợp này như BLDS 2005. Tòa án đã xét đến nội dung của bản di chúc và các
điều kiện khác được quy định trong BLDS 2015 như sau:
+ Theo Điều 609 BLDS 2015 về việc cá nhân có quyền định đoạt tài sản của
mình nên di chúc ching này nhằm định đoạt tài sản chung của vợ chồng ông
X, bà H là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
+ Người lập di chúc là ông X và bà H còn minh mẫn, sáng suốt trong khi lập
di chúc, không bị ai cưỡng ép như trong Bản án đã đề cập phù hợp với Điểm a
Khoản 1 Điều 630 BLDS 2015.
+ Về nội dung: di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức
xã hội phù hợp với quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 630 BLDS 2015.
+ Về hình thức: di chúc này là do ông X tự viết và được vợ chồng ông cùng tự
kí tên vào, theo Kết luận giám định số 1700/KLGĐ ngày 28/8/2017 thì đây
chính là chữ viêt tay của ông X, phù hợp với quy định về di chúc bằng văn
bản khơng có người làm chứng tại Điều 633 BLDS 2015.
Vậy nên, tuy BLDS 2015 khơng có quy định cụ thể về trường hợp này nhưng việc
Tòa án xét về các điều kiện trên để công nhận di chúc chung của ơng X, bà H là hồn
tồn hợp lý.

download by :


17
BÀI TẬP 4: DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG
Tóm tắt án:
Vợ chồng ông Phan Văn Mười (mất năm 1972) và bà Nguyễn Thị Lùng
(mất năm 2005) có 07 người con, di sản thừa kế bà Lùng để lại là 01 căn nhà cấp 4
gạch bông, vách tường xây, lợp tole trên diện tích 100m² đất tại khu Kim Sơn-Thị
trấn Long Thành do bà tạo dựng năm 1991. Ngày 8 tháng 7 năm 2004 bà lập di chúc
để lại nhà đất cho 7 anh chị em, hiện tại anh Phan Văn Được (nguyên đơn) quản lý

nhà đất, năm 2005 năm anh chị em hợp lại chia di sản nhưng anh Tân và chị Hương
không đồng ý. Nay anh Phan Văn Được yêu cầu chia di sản thừa kế của mẹ anh cho
07 anh chị em, anh Phan Văn Được được sở hữu sử dụng nhà đất và chia bằng tiền
cho 06 anh chị em giá trị tương ứng với phần di sản được hưởng. Tòa chấp nhận yêu
cầu khởi kiện của anh Phan Văn Được với 06 anh chị em về việc “tranh chấp di sản
thừa kế”.
Câu 1: Trong điều kiện nào di sản dùng vào việc thờ cúng có giá trị pháp lý? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời?
* Điều kiện để di sản dùng vào việc thờ cúng có giá trị pháp lý:
-

Người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng

-

Sau khi thanh toán xong nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc

- Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc đã được hưởng phần
di sản theo quy định tại Điều 644 BLDS 2015.
Cơ sở pháp lý: Điều 645 BLDS 2015 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng:
“1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phrn di sản dùng vào việc thờ
cúng thì phần di sản đó khơng được chia thừa kế và được giao cho người đã
được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người
được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc khơng theo thỏa thuận của
những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phrn di sản dùng
vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng
thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phrn di
sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong

số nhữngngười thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp tồn bộ di sản của người chết khơng đủ để thanh tốn nghĩa
vụ tài sản của người đó thì khơng được dành một phrn di sản dùng vào việc
thờ cúng”

download by :


18
Câu 2: Đoạn nào của bản án cho thấy di sản có tranh chấp được di chúc
dùngvào việc thờ cúng?
Đoạn của bản án cho thấy di sản có tranh chấp được di chúc dùng vào việc
thờ cúng: “tại tờ di chúc ngày 08/07/2004 bà Lùng để lại nhà đất cho 7 người
con đồng thừa hưởng để thờ cúng cha mẹ, anh Được là người đang quản lý di
sản, hiện tại 5/7 anh chị em của anh Được đồng ý chia di sản và giao cho anh
Được sở hữu di sản là có cơ sở chấp nhận”
Câu 3: Các điều kiện để di sản dung vào việc thờ cúng một cách hợp pháp
cóđược thỏa mãn trong vụ việc đang nghiên cứu khơng?
Căn cứ vào Điều 670 BLDS 2005 thì điều kiện để di sản được dùng vào
việc thừa kế là: “Tài sản của người chết đã đủ thanh toán nghĩa vụ tài sản của
người đó và cịn thừa lại. Di chúc khơng định đoạt tồn bộ di sản chỉ dùng vào
việc thờ cúng.”
Trong vụ việc đang nghiên cứu, hai điều kiện trên được thỏa mãn.
Cụ thể: Trong vụ việc khơng nói đến vấn đề thanh toán nghĩa vụ tài sản của
bà Lùng nên có thể xem như nghĩa vụ đó khơng có hoặc đã được thực hiện
xong. Phần tài sản bà Lùng để lại dung việc thờ cúng là nhà đất, đây khơng
phải tồn bộ di sản của bà
Câu 4: Ai đồng ý và ai không đồng ý chia di sản dung vào việc thờ cúng
trong vụ tranh chấp này? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Trong vụ tranh chấp này, có 5/7 người con(tức người thừa kế theo di chúc

của bà Lùng để lại) đồng ý chia di sản. Cụ thể là: anh Thảo, anh Xuân, anh
Nhành, chị Hoa, anh Được. Cịn 2 người khơng đồng ý chia di sản là anh Tân
và chị Hương. Đoạn trong bản án cho câu trả lời là: “ngày 08 tháng 7 năm
2004 mẹ anh lập di chúc để lại cho 07 anh chị em, hiện tại anh quản lý đất,
năm 2005 năm anh chị hợp lại chia di sản của mẹ anh, nhưng anh Tân và chị
Hương không đồng ý.”
Câu 5: Cuối cùng Tịa án có chấp nhận chia di sản đã được di chúc dung
vào việc thờ cúng không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Cuối cùng Tóa án có chấp nhận chia tài sản đã được di chúc dùng vào việc
thờ cúng.
Đoạn trong bản án cho câu trả lời là: “Tuyên xử: Chấp nhận yêu cầu khởi
kiện của anh Phan Văn Được đối với anh Phan Văn Tân, chị Phan Thị Hương
và người có quyền lợi nghĩa vụ lien quan anh Phan Văn Thảo, anh Phan Văn
Xuân, anh Phan Văn Nhành, chị Phan Thị Hoa về việc “Tranh chấp di sản thừa
kế”. Anh Được phải có trách nhiệm thanh toán giá trị di sản thừa kế cho

download by :


×