Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Lập dàn ý Từ ấy Tố Hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.44 KB, 9 trang )

TỪ ẤY
-Tố Hữu –
I – MỞ BÀI: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: “Với Tố Hữu tả cảnh hay tả tình, khóc mình
hay khóc người, viết về vấn đề lớn hay vấn đề nhỏ đều là để nói cho hết cái lí tưởng
cộng sản ấy thơi”. Chỉ vài dịng nhận xét ấy thôi đã đủ cho ta hiểu về Tố Hữu – nhà
thơ tình cách mạng lớn nhất trong thơ Hiện đại. Giữa bao ngọn cờ sai lạc dưới sự
thống trị của thực dân Pháp, Tố Hữu hiện lên như lá cờ Đảng mang cái lí tưởng, cái
lối sống, cái triết học đúng đắn nhất đương thời thấm nhuần vào từng dịng thơ của
mình. Tuổi mười tám - trẻ lịng, cùng những hồi bão, nhiệt huyết trong bầu máu
nóng của đất mẹ. Tố Hữu đã trăn trở tìm cho mình một lối đi “Bâng khng đứng
giữa đơi dịng nước/ Chọn một dịng hay để nước cuốn trơi”. Tuổi trẻ sẽ chẳng bao
giờ nuối tiếc bởi người thanh niên mười tám tuổi năm ấy đã chọn đi theo tiếng gọi
thiêng liêng của Tổ quốc, anh đã sống, đã chiến đấu vì lí tưởng cộng sản - một lẽ
sống cao cả ở đời. Và rồi, Tố Hữu mang cả hồn mình trao gửi vào “Từ ấy” - một tiếng
reo vui của chàng trai mới lớn đang đi tìm lẽ sống thì bắt gặp ánh sáng, lí tưởng của
Đảng.
II – THÂN BÀI:
1. Khái quát về tác phẩm:
Kể từ năm 1938, khi Tố Hữu bén mối lương duyên với lí tưởng cộng sản, sự
nghiệp thơ ca của chàng trai mười tám tuổi ấy đã thay đổi. Anh thốt khỏi chiếc áo
của cái tơi cá nhân chật hẹp và tiến thẳng đến với quần chúng lao khổ. Thế nên, Tố
Hữu được coi là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Nam, chặng đường thơ của
người nghệ sĩ này ln gắn bó và song hành cùng chặng đường cách mạng. Để rồi
cất lên giọng thơ tâm tình, tha thiết nhưng cũng cháy bỏng, gan dạ. Nói đúng hơn,
hồn thơ ấy là tiếng thơ trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc. Và cũng chính thời
điểm ấy, “Từ ấy” ra đời, in trong phần “Máu lửa” thuộc tập “Từ ấy” mang những sắc
thái riêng tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu. Hiện lên như một vệt sáng giữa bầu
trời tăm tối, bài thơ “Từ ấy” được coi là tuyên ngôn về cuộc sống của chàng thanh
niên 16 – 17 tuổi đầy nhiệt huyết, vạch ra cho người thanh niên ấy một lẽ sống, một
lí tưởng giữa những cám dỗ lúc bấy giờ. Tố Hữu đã có lần tâm sự: “Nếu khơng có “Từ


ấy” thì không biết tôi đã trở thành thế nào. May mắn lắm là một người vô tội.” “Từ
ấy” là một bài thơ có ý nghĩa đặc biệt trong q trình sáng tác của Tố Hữu. Nó đánh
dấu thời điểm giác ngộ lí tưởng cộng sản của nhà thơ. Ở Tố Hữu lúc này có sự gặp
gỡ của lí tưởng cách mạng, tuổi trẻ và thơ. Cuộc hội ngộ kì lạ này đã tạo nên chất
men say của tình yêu đằm thắm với lí tưởng cách mạng và cuộc đời.
2. Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi đón nhận lý tưởng của Đảng:
 2 câu thơ đầu: Bút pháp tự sự: Kể lại kỉ niệm sâu sắc khó quên trong
cuộc đời tác giả:
“ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ


Mặt trời chân lí chói qua tim “
-Trạng ngữ chỉ thời gian “Từ ấy”:
+ Sự chuyển biến mạnh mẽ trong thế giới nội tâm của chủ thể trữ tình .
+ Đứng đầu khổ thơ  Giữ sứ mệnh là cột mốc thiêng liêng của cả cuộc đời, là
bước ngoặt quan trọng trong lẽ sống và tâm hồn nhà thơ  Thời điểm giác ngộ lý
tưởng cách mạng, chấm dứt những tháng ngày dài quanh quẩn đi tìm lẽ yêu đời.
Mốc son quan trọng trong cuộc đời nhà thơ.
+ Trước mốc son ấy: cuộc sống bế tắc khơng lối thốt, cơ đơn tuyệt vọng chán
chường:
Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi
Bâng khuâng đi kiếm lẽ yêu đời
Vẩn vơ theo mãi dòng quanh quẩn
Muốn thốt than ơi, bước chẳng rời.
(Nhớ đồng)
Đó khơng phải là tâm trạng của riêng minh nhà thơ mà là chúng cho cả một hệ trẻ
lúc bấy giờ vừa rời ghế nhà trường liền va đập ngay với những cảnh trớ trêu. Họ bi
quan, khơng xác định cho mình một hướng đi, hay một lí tưởng dứt khốt, bâng
khng đứng giữa hai dòng nước, chọn một dòng hay để nước trơi đi, lựa chọn tiếp
tục cuộc sống bình n giả tạo, ngột ngạt, chán nản của tri thức tiểu tư sản; hoặc

dũng cảm đứng lên đi theo con đường đấu tranh cách mạng khó khăn, gian khổ 
Cuối cùng tìm đến con đường cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc.  Từ ấy
khép lại chuỗi ngày dằn vặt, đau khổ, bóng tối, mở ra một cuộc sống đầy hứa hẹn.
Nó tốt lên từ sức sống mạnh mẽ bên trong, từ sự thức tỉnh kì diệu.
+ Sau mốc son ấy: Cảm thấy yên tâm với con đường đấu tranh giải phóng dân
tộc, dù chơng gai nhưng mở ra tương lai tươi sáng, cuộc đổi thay nhanh chóng giống
như người đang sống trong đêm tối, tâm hồn khô kiệt bỗng chốc đèn pha bật sáng
như ngày mai lên, mọi vật hiện ra, rõ ràng đến từng chi tiết và cảm xúc nảy sinh.
 Nhan đề bài thơ được lặp lại ngay ở khổ thơ 1 có tác dụng nhấn mạnh thời điểm
nhà thơ giác ngộ lí tưởng cách mạnh.
- Các hình ảnh ẩn dụ  Diễn tả niềm vui sướng, say mê của tác giả
+ Hình ảnh ấn dụ “nắng hạ”  Nguồn sáng rực rỡ, đầy sức sống, tràn trề năng
lượng, tràn trề sinh lực  Ca ngợi lí tưởng cách mạng như nguồn nắng hề rực rỡ chiếu
rọi tâm hồn  Niềm hạnh phúc, sung sướng đang chan chứa trong tâm hồn nhà thơ.
+ Ẩn dụ “Mặt trời chân lí” Tỏa ra ánh sáng của Đảng, của cách mạng, của chủ
nghĩa Mác – Lê-nin rực rỡ, chói lọi. Thứ ánh sáng ấy vĩnh viễn, cần thiết như mặt trời,
đúng đắn như chân lí.
 Là sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa: Lý
tưởng Cộng sản là nguồn sáng cao đẹp nhất, rực rỡ và đúng đắn nhất chiếu rọi, soi
sáng cuộc đời của nhà thơ
=> 2 hình ảnh này là sự liên kết mới mẻ, sáng tạo, gợi ra nguồn sáng báo hiệu
những điều tốt lành  Nhà thơ muốn khẳng định: Lí tưởng cách mạng giống như 1
nguồn sáng mới, đã làm thức tỉnh lí trí, mang đến cho nhà thơ nguồn sức mạng diệu
kì.


- Dùng những động từ mạnh:
+ “bừng”: nguồn ánh sáng mạnh, diễn ra đột ngột.
+ “chói”: sự lan tỏa xuyên thấu của nguồn sáng ấy.
Diễn tả sự đột ngột, chiếu sáng mạnh mẽ, rạng ngời => Nhấn mạnh sự thay đổi

hoàn toàn, mạnh mẽ trong tâm hồn của nhân vật trữ tình.
-Câu thơ “Mặt trời chân lí chói qua tim”  Nhấn mạnh lý tưởng Cách mạng không chỉ
tác động lên nhận thức mà còn cả tâm hồn nhà thơ, sưởi ấm trái tim ông.
Nếu như mặt trời của thiên nhiên mang đến ánh sáng, hơi ấm và sự sống cho vạn
vật trên thế gian này thì lí tưởng cách mạng soi đường, dẫn dắt tác giả lựa chọn
được đường đi đúng đắn cho cuộc đời mình Khơng chỉ tác động đến thị giác mà còn
tác động đến cả trái tim  Ánh sáng của Đảng, của cách mạng đã xua tan hoàn toàn
màn sương mù của ý thức hệ tiểu tư sản, mang đến một chân trời mới của nhận thức
và tình cảm. => Tình cảm chân thành và tha thiết của tác giả đối với cách mạng.
=>2 câu thơ đầu là niềm vui sướng vô bờ, say mê, nồng nhiệt của nhà thơ khi bắt
gặp được lý tưởng Cách mạng mới, được lý tưởng ấy chỉ đường khi ông bơ vơ, lạc lối
giữa cuộc đời.
2 câu thơ cuối: Bút pháp trữ tình: Diễn tả trực tiếp niềm hạnh phúc,
vui sướng, say mê:
“ Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...”
- “hồn tôi”, “một vườn hoa lá”  Khái niệm “hồn tôi” vốn vô hình lại trở nên hữu
hình, cụ thể.
- Biện pháp tu từ so sánh (so sánh mở rộng, ý thơ tràn xuống câu dưới):
+ Vườn hoa lá được đón nhận ánh sáng của mặt trời, của nắng hạ trở nên đậm
hương và rộn tiếng chim trở nên đầy sinh lực, rộn rã âm thanh và tràn trề hương
sắc.
+ Tâm hồn Tố Hữu được đón nhận ánh sáng của lí tưởng cộng sản, của Đảng, của
cách mạng cũng trở nên say mê, ngây ngất, trần đầy sinh lực, tràn trề hạnh phúc,
có ý nghĩa.
 Bút pháp trữ tình lãng mạn kết hợp với hình ảnh so sánh độc đáo đã giúp cho nhà
thơ diễn đạt thành công cảm xúc sung sướng, hạnh phúc và niềm biết ơn vô hạn về
lý tưởng của Đảng.
-Lối vắt dòng  niềm hạnh phúc lớn lao, tràn trề, vô cùng nên không thể diễn tả
trong khuôn khổ chật hẹp của 1 dòng thơ mà phải tràn xuống câu thơ tiếp theo.

=>Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây đón ánh sáng mặt trời, đắm
say, ngây ngất trong niềm vui, niềm say mê và phấn khởi.  Tố Hữu đã đến với lý
tưởng Cách mạng bằng tất cả tâm hồn, nhận thức, bằng lý trí, trái tim ngập tràn yêu
thương.
Những hình ảnh thơ được Tố Hữu sử dụng đều vô cùng độc đáo và sáng tạo, mới lạ
trong diễn đàn thơ ca Việt Nam.


=> Khẳng định lí tưởng làm cho con người thêm yêu đời, chính lí tưởng cộng sản đã
làm cho tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, làm cho cuộc sống
con người có ý nghĩa hơn.
3. Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống:
“ Tôi buộc lịng tơi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”
- Cái “tơi”: là cái tơi chung, hịa nhập, gắn kết với cộng đồng, không bơ vơ lạc lõng
giống như cái “tôi” trong thơ mới.
+ Trước khi giác ngộ: Tố Hữu thuộc tầng lớp tiểu tư sản, sống bên trên những
người dân lao động với lối sống coi trọng cái tôi cá nhân.
+ Sau khi gặp lý tưởng: Ông khẳng định quan niệm sống mới của mình: gắn bó,
hịa nhập giữa cái tơi của cá nhân với cái ta chung của mọi người.
- Lối vắt dịng: “Tơi buộc lịng tơi với mọi người/ Để tình trang trải với trăm nơi/ Để
hồn tôi với bao hồn khổ”  Vốn là 1 câu nhưng được tách ra thành 3 câu thơ.
- Cấu trúc tương đồng, có sự phân tách rất rõ rệt: bên này câu thơ là những gì thuộc
về cá nhân, phía bên kia câu thơ là những gì thuộc về quần chúng nhân dân rộng
lớn.
- Cá nhân không tách biệt với quần chúng nhân dân mà hòa nhập, xích lại gần quần
chúng nhân dân, được diễn tả qua hàng loạt động từ.
+ “buộc”: Nghĩa đen: sự kết nối, thắt chặt những vật thể tách rời không thể riêng

rẽ. Trong câu thơ, đó là tinh thần tự nguyện của Đảng viên trẻ tuổi chủ động gắn bó
chặt chẽ cuộc đời mình với “mọi người” xung quanh. “Mọi người” là tất cả các giai
cấp, tầng lớp, khơng có sự phân biệt, khơng có sự kì thị  Vượt lên rào cản giai cấp.
+ “trang trải”: sự vươn xa, phủ khắp theo chiều rộng  diễn tả sự gửi trao những
tình cảm tha thiết nồng thắm của tác giả đến với “trăm nơi”. Một trăm là con số ước
lệ cho những đích đến khơng có giới hạn  Sự đồng cảm của nhà thơ với những nỗi
khổ cực, lầm than của nhân dân mình trên mọi miền của Tổ quốc.
+ “gần gũi nhau”: là sự gần gũi giữa “tôi” với “bao hồn khổ”  Sự tương tác 2
chiều, người Đảng viên chính thức được đón nhận vào với quần chúng nhân dân.
- “Để hồn...đời”  Tinh thần đoàn kết, sự yêu thương dành cho quần chúng lao động.
- Kết quả cuối cùng của sự hòa nhập: “mạnh khối đời”. “khối đời” là hình ảnh ẩn dụ
cho khối người đơng đảo trong cùng cảnh ngộ, cùng chung sức, chung lòng với nhau,
chung lý tưởng, đồn kết, gắn bó chặt chẽ với nhau, phấn đấu vì mục đích chung là
giành quyền sống, tự do và độc lập Là cuộc đời chung, cuộc đời rộng lớn, khơng thể
nhìn thấy, khơng thể cân đo đong đếm, là khái niệm trừu tượng. Cách dùng từ
“mạnh khối đời” đã khiến “khối đời” trở nên hữu tình.
- “với”: đây là từ ngữ mà Tố Hữu dùng để chỉ sự gắn kết, sát cánh bên nhau của nhà
thơ với những kiếp người.


Nhấn mạnh sức mạnh của sự đoàn kết trong đấu tranh cách mạng: mỗi cá nhân sẽ
làm cho khối đời chung trở nên mạnh hơn, ngược lại, khối đời chung ấy sẽ giúp cho
mỗi cá nhân tăng thêm sức mạng cho mình, vững tâm hơn, tin tưởng hơn.
=>Nhà thơ đã tiến 1 bước lớn trong cả nhận thức lẫn tình cảm, ông hướng về những
người cùng khổ không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng cả trái tim đầy yêu thương,
hữu ái giai cấp.
=>Tố Hữu cũng sử dụng 1 loạt những hình ảnh ẩn dụ để gửi gắm tình cảm hữu ái
giai cấp của mình, đồng thời thể hiện niềm tin vào tinh thần đoàn kết của nhân dân
ta, khi mà cái tơi riêng hịa làm 1 với cái ta chung.
4. Khổ 3: Chuyển biến trong tình cảm:

“ Tơi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ “
- Cái “tôi” đứng giữa quần chúng lao khổ, những người bị áp bức, thiệt thòi và hòa
nhập vào quần chúng lao khổ, trở thành thành viên của đại gia đình quần chúng lao
khổ.
- Biện pháp lặp cấu trúc cú pháp 3 lần: “là...của”
Khẳng định sự chắc chắn, vững vàng trong nhận thức và tình cảm của nhà thơ Tố
Hữu sau khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản.
-Cách tự xưng: “là con”, “là anh”, “là em”
 Thể hiện mối quan hệ gắn bó như ruột thịt khi hịa nhập với đại gia đình quần
chúng. Diễn tả trách nhiệm lớn lao: làm sao để cứu vớt những cuộc đời, những số
phận lao khổ.
- Đại gia đình, những người thân thiết ruột thịt, đó là: “vạn nhà”, “vạn kiếp phôi
pha”, “vạn đầu em nhỏ không áo cơm cù bất cù bơ.”
- Số từ số nhiều: “vạn”  Con số ước lệ, không cùng, không giới hạn, đồng nghĩa với
việc tình cảm của tác giả dâng tặng cho mọi người là bao la.
- Gọi thành tên những kiếp sống lầm than  Biểu hiện của sự xót thương, đồng cảm,
chia sẻ; Đồng thời cũng là biểu hiện của sự căm giận những bất công ngang trái của
xã hội cũ  Động lực để tác giả hành động, đấu tranh giải phóng cho những kiếp
sống lầm than.
- Động từ “đã là”  Tình cảm sâu sắc của tác giả và mọi người, tình cảm gắn bó đã
xuất hiện từ lâu – đặt trong tình huống, Tố Hữu là 1 tiểu tư sản, tầng lớp đề cao cái
tôi cá nhân.
=>Nhà thơ đã vượt qua giai cấp của mình để hịa vào với giai cấp lao động bằng
tình cảm chân thành  Khẳng định sức mạnh của lý tưởng Cộng sản đã cảm hóa,
biến đổi những người trí thức tiểu tư sản, biến họ trở thành những người của Cách
mạng.
- Dấu ba chấm cuối bài thơ như sự kết đọng bao cảm xúc sâu lắng, tha thiết, mạnh

mẽ.


=> Đây là tình cảm mới mẻ và cao đẹp của 1 chiến sĩ cách mạng, 1 nhà thơ cách
mạng. Khổ thơ nhấn mạnh và khẳng định 1 tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết,
gắn bó ruột thịt. Đó là sự cảm nhận sâu sắc mình là thành viên của đại gia đình
quần chúng lao khổ, là sự xúc động, chân thành khi nói về những kiếp người bất
hạnh, dãi dầu sương gió  Dưới lý tưởng cách mạng, tình cảm giai cấp bỗng chốc
đầm ấm, thân thương như tình cảm gia đình.
Bài thơ là tun ngơn cho tập Từ ấy nói riêng và tồn bộ tác phẩm của Tố Hữu nói
chung, đó là quan điểm của giai cấp vô sản về mối quan hệ giữa cá nhân với quần
chúng lao khổ với nhân loại cần lao.
5. Khái quát nội dung, nghệ thuật:
- Nội dung:
+ Biểu hiện niềm vui sướng, say mê mãnh liệt trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng
cộng sản.
+ Nêu lên những tác động to lớn, mạnh mẽ của lí tưởng đối với nhận thức và tình
cảm của người Đảng viên mới.
Mốc son đánh dấu sự khởi đầu của một đời người, đồng thời cũng là mốc son khởi
đầu của một hồn thơ.
-Nghệ thuật:
+ Sử dụng các biện pháp tu từ với mật độ dày đặc.
+ Cách ngắt nhịp thay đổi linh hoạt kết hợp phép điệp  Tạo nên tính nhạc cho
bài thơ, giọng điệu thơ trở nên náo nức, say mê, sảng khoái, phù hợp với nội dung
bài thơ và tâm trạng tác giả.
+ Gieo vần chân, thường là các âm mở  Tạo nên sự mênh mang, lan tỏa của
cảm xúc.
+ Hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng; ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc
điệu; giọng thơ sảng khoái; nhịp thơ hăm hở.
+ Giọng điệu chân thành, cảm xúc hồ hởi, náo nức đã nêu bật 1 quan điểm mới

mẻ và nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa cá nhân và quần chúng lao khổ.
+ Kết hợp cả bút pháp tự sự và trữ tình để đạt được hiệu quả nghệ thuật cao
nhất.
III – KẾT BÀI: Khẳng định lại vấn đề.
Tố Hữu đã sáng tạo nên những vần thơ giàu hình tượng và nhạc điệu để ca
ngợi lí tưởng cách mạng và tình yêu giai cấp, tình yêu nhân dân. Tình cảm cao đẹp
ấy được thể hiện một cách chân thành và say mê. "Từ ấy" là tiếng lòng của một hồn
thơ đẹp, trẻ trung đã trở thành tiếng hát của hàng triệu con người hướng về Đảng và
Cách mạng. Đọc "Từ ấy" ta càng cảm thấy một cách sâu sắc lời tâm sự của Tố Hữu:
"Lịng tơi vui sướng vô cùng khi cảm thấy ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin soi rọi
vào tâm hồn tươi trẻ của mình". “Từ ấy” đã kết hợp sâu sắc lí tưởng cộng sản, tình
thương yêu con người và niềm vui hướng về tương lai, tạo nên sức hút lớn đối với
những con người chân chính đã và đang đi theo lí tưởng của mình. Nhà thơ đã khơi
lên lịng nhiệt huyết, quyết tâm đem tuổi trẻ cống hiến cho đời và cho tổ quốc của
bao thế hệ để họ hôm nay và mai sau xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.


Một số nhận định về tác giả, tác phẩm:
1. Nhà thơ Hữu Thỉnh đã khẳng định: “Có sự thống nhất biện chứng giữa thân thế và
sự nghiệp của Tố Hữu. Ở Tố Hữu tập trung tinh hoa, là 1 nhân cách văn hóa của dân
tộc. Tố Hữu đã được ghi nhận với 2 phương diện vừa là nhà cách mạng tiêu biểu, vừa
là nhà thơ lớn. Một đời người chỉ cần làm 1 trong 2 cơng việc đó đã đáng kính phục
vơ cùng. Thế mà Tố Hữu đã làm tốt cả 2.”
2. Theo nhà văn Mai Quốc Liên: “Tố Hữu là 1 tài năng thơ lớn, là nhà thơ lớn của dân
tộc và của cách mạng. Đó là 1 tài năng thơ bẩm sinh: mới 16, 17 tuổi đã có những
bài thơ hay, làm chấn động tâm hồn của cả 1 thế hệ. Có thể nói, gia đình,q hương,
văn hóa... đã tạo nên tài năng ấy. Nhưng cái chính vẫn là bản ngã của 1 tâm hồn.”
3. “Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ của
chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tơi, nhưng là thứ lãng mạn khác, có nhiều
máu huyết hơn; thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa trời, nhưng thơ Tố Hữu thì mới có

chìa khóa: Cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng cho người lao khổ. (Tố Hữu với
chúng tôi, 1975, Xuân Diệu).
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
............................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
............................................................................................



......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
............................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
............................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................


......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
................................................................................................................



×