Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 đến sự biến động giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN SỰ
BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHỐN VIỆT NAM

Ngành: Tài chính - Ngân hàng

ĐỒNG KHÁNH PHƯƠNG

Hà Nội - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN SỰ
BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHỐN VIỆT NAM

Ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201

Họ và tên học viên: ĐỒNG KHÁNH PHƯƠNG



Người hướng dẫn: TS LÊ PHƯƠNG LAN

Hà Nội - 2022


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 đến
sự biến động giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường
chứng khốn Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu độc lập của tôi, dưới sự hướng
dẫn của TS Lê Phương Lan, không sao chép từ bất cứ nguồn thơng tin nào.
Bài viết có tham khảo một số nghiên cứu khoa học đáng tin cậy, được chú
thích và trích dẫn đầy đủ, rõ ràng.
Tơi xin đảm bảo tính trung thực, khách quan của các số liệu, kết quả nghiên
cứu được trình bày trong bài.
Nếu có bất kỳ vấn đề gì trong bài luận vi phạm quy định của nhà trường, tơi
xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2022
Học viên

Đồng Khánh Phương


ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn
khoa học của tôi, Cô giáo, TS Lê Phương Lan. Những lời khuyên quý báu của Cô
về cách thức thực hiện nghiên cứu khoa học, cũng như những góp ý của Cơ về kiến
thức chun mơn đã giúp tơi hồn thành cơng trình nghiên cứu này. Đặc biệt, những

buổi sinh hoạt khoa học với Cơ đã giúp tơi có được cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn
về những diễn biến thực tế trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, tơi xin cảm ơn các Thầy, Cơ của Trường đại học Ngoại thương,
Khoa Sau đại học, Khoa Tài chính - Ngân hàng và các khoa chuyên ngành khác đã
dẫn dắt và truyền dạy kiến thức cho tôi trong suốt hai năm học vừa qua. Nhờ những
kiến thức và kỹ năng thu nhận được, tơi mới có thể đưa ra đề tài nghiên cứu, cơ sở
lý luận cũng như phương pháp nghiên cứu cho bài luận này.


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................vi
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN............................................ix
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI................................................1
1.1. Đề tài nghiên cứu..............................................................................................1
1.1.1. Vai trị của nhóm cổ phiếu NHTM niêm yết................................................1
1.1.2. Bối cảnh đại dịch COVID-19......................................................................1
1.1.3. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................3
1.2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu....................................................................4
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................5
1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...................6
2.1. Cơ sở lý luận......................................................................................................6
2.1.1. Giá trị thị trường của cổ phiếu.....................................................................6
2.1.2. Các học thuyết về giá cổ phiếu....................................................................6
2.1.3. Các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu........................................................10

2.1.4. Các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu ngân hàng.......................................11
2.1.5. Tác động của đại dịch đến sự biến động giá cổ phiếu................................13
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu....................................................................13
2.2.1. Trên thế giới..............................................................................................13
2.2.2. Tại Việt Nam.............................................................................................15
2.3. Khoảng trống nghiên cứu...............................................................................17
2.4. Giả thuyết........................................................................................................18
2.4.1. Các giả thuyết dựa trên các nghiên cứu trước đây.....................................18
2.4.2. Các giả thuyết liên quan đến tác động của đại dịch COVID-19.................20
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................22
3.1. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................22
3.2. Các biến phụ thuộc và biến độc lập...............................................................24
3.2.1. Biến phụ thuộc...........................................................................................25
3.2.2. Biến độc lập...............................................................................................28
3.3. Mơ hình nghiên cứu........................................................................................35
3.3.1. Mơ hình nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch COVID-19 trong
ngày đến giá cổ phiếu trên thị trường..................................................................35
3.3.2. Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng gián tiếp của đại dịch COVID-19 đến giá
cổ phiếu trên thị trường.......................................................................................38


iv
3.3.3. Mơ hình nghiên cứu ảnh hưởng gián tiếp của đại dịch COVID-19 đến mức
độ biến động giá cổ phiếu trên thị trường trong kỳ..............................................43
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................47
4.1. Nghiên cứu sơ bộ về dữ liệu...........................................................................47
4.1.1. Mơ hình ảnh hưởng trực tiếp.....................................................................47
4.1.2. Mơ hình ảnh hưởng gián tiếp.....................................................................50
4.2. Nghiên cứu định lượng bằng mơ hình hồi quy.............................................53
4.2.1. Mơ hình ảnh hưởng trực tiếp.....................................................................53

4.2.2. Mơ hình ảnh hưởng gián tiếp.....................................................................56
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................68
5.1. Luận giải kết quả nghiên cứu.........................................................................68
5.1.1. Mối quan hệ giữa thông tin dịch bệnh COVID-19 và sự biến động giá cổ
phiếu NHTM trên thị trường...............................................................................68
5.1.2. Mối quan hệ giữa lãi suất và sự biến động giá cổ phiếu NHTM trên
thị trường............................................................................................................ 70
5.1.3. Mối quan hệ giữa CPI và sự biến động giá cổ phiếu NHTM trên thị trường .70
5.1.4. Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và sự biến động giá cổ phiếu NHTM
trên thị trường......................................................................................................71
5.1.5. Mối quan hệ giữa số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động và sự
biến động giá cổ phiếu NHTM trên thị trường....................................................72
5.2. Kết luận chung................................................................................................73
5.3. Khuyến nghị và hàm ý chính sách.................................................................75
5.3.1. Cho nhà đầu tư...........................................................................................75
5.3.2. Cho các ngân hàng thương mại niêm yết...................................................78
5.3.3. Cho các nhà điều hành...............................................................................79
5.4. Một số hạn chế, khó khăn...............................................................................81
5.5. Định hướng nghiên cứu cho tương lai...........................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................83


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CAPM

: Capital Asset Pricing Model (Mơ hình định giá tài sản vốn)

CPI


: Consumer Pricing Index (Chỉ số giá tiêu dùng)

GDP

: Gross domestic product (Tổng sản phẩm quốc nội)

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

NHTM

: Ngân hàng thương mại

TPHCM

: Thành phố Hố Chí Minh

WHO

: World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách cổ phiếu ngân hàng niêm yết được sử dụng...........................26
Bảng 2.2. Cách thu thập và tính tốn dữ liệu...........................................................32
Bảng 4.1. Thống kê mơ tả mẫu nghiên cứu mơ hình ảnh hưởng trực tiếp................47
Bảng 4.2. Thống kê mơ tả mẫu nghiên cứu mơ hình ảnh hưởng gián tiếp đến giá cổ

phiếu........................................................................................................................50
Bảng 4.3. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu mơ hình ảnh hưởng gián tiếp đến mức
độ biến động giá cổ phiếu trong kỳ..........................................................................51
Bảng 4.4. Kết quả hồi quy mơ hình đơn biến...........................................................53
Bảng 4.5. Kết quả hồi quy mơ hình đơn biến bằng phương pháp ước lượng NeweyWest......................................................................................................................... 55
Bảng 4.6. Kết quả hồi quy mơ hình đa biến ảnh hưởng đến giá cổ phiếu................56
Bảng 4.7. Ma trận tương quan của mơ hình đa biến ảnh hưởng đến giá cổ phiếu....58
Bảng 4.8. Kiểm định VIF của mô hình đa biến ảnh hưởng đến giá cổ phiếu...........59
Bảng 4.9. Kết quả hồi quy mơ hình đa biến ảnh hưởng đến giá cổ phiếu sử dụng
phương pháp chuyển hóa sai phân bậc 1..................................................................60
Bảng 4.10. Kết quả hồi quy mơ hình đa biến ảnh hưởng đến giá cổ phiếu sử dụng
mô hình sai số chuẩn mạnh......................................................................................61
Bảng 4.11. Kết quả hồi quy mơ hình đa biến ảnh hưởng đến mức độ biến động giá
cổ phiếu trong kỳ.....................................................................................................63
Bảng 4.12. Ma trận tương quan của mơ hình ảnh hưởng đến mức độ biến động giá
cổ phiếu trong kỳ.....................................................................................................64
Bảng 4.13. Kiểm định VIF cho mô hình ảnh hưởng đến mức độ biến động giá cổ
phiếu trong kỳ..........................................................................................................65
Bảng 4.14. Kết quả hồi quy mơ hình ảnh hưởng đến mức độ biến động giá cổ phiếu
sử dụng mơ hình sai số chuẩn mạnh........................................................................66


vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.4. Tăng trưởng GDP tại Việt Nam (%)......................................................2
Biểu đồ 4.1. Đồ thị biến động giá cổ phiếu các NHTM niêm yết trên thị trường
chứng khoán theo ngày............................................................................................48
Biểu đồ 4.2. Đồ thị diễn biến số ca mắc mới COVID-19 theo ngày........................49
Biểu đồ 4.3. Đồ thị mức tăng trưởng GDP so với cùng kỳ năm trước.....................51

Biểu đồ 4.4. Đồ thị mức độ biến động giá cổ phiếu các NHTM niêm yết...............52
Biểu đồ 4.5. Đồ thị tương quan giữa số ca mắc trong ngày và sự biến động giá cổ
phiếu của các NHTM niêm yết................................................................................54


viii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Bài viết nghiên cứu tác động của đại dịch COVID-19 đến sự biến động giá của cổ phiếu các ngân hàng
thương mại (NHTM) trên thị trường chứng khoán và đã đưa ra được những kết luận quan trọng.
Thứ nhất, thông tin số ca mắc mới COVID-19 thống kê theo ngày có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa
thống kê đến giá đóng cửa cuối ngày của cổ phiếu các NHTM niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán tại
Việt Nam trong hai năm 2020-2021.
Thứ hai, nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô trong bối cảnh đại dịch COVID-19 cũng
chỉ ra tác động ngược chiều có ý nghĩa lớn của lãi suất điều hành đến giá cổ phiếu các ngân hàng trên thị trường.
Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lại có tác động cùng chiều.
Cuối cùng, tác giả nhận thấy các thông tin về đại dịch và các biến kinh tế vĩ mơ cộng gộp lại khơng có
nhiều ý nghĩa trong việc giải thích sự biến động giá cổ phiếu ngân hàng trên thị trường. Có lẽ sự thay đổi về giá
cổ phiếu NHTM không chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch và nền kinh tế, nhưng tác giả cho rằng điều này, xem
xét cùng với các kết quả nêu trên, thực chất có thể phản ánh những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch đến nhóm cổ
phiếu này, cần được phân tích cẩn trọng.


9

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1.1. Đề tài nghiên cứu
1.1.1. Vai trị của nhóm cổ phiếu NHTM niêm yết

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Theo Ủy ban chứng khốn Nhà
nước, tính đến tháng 12 năm 2021, vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 9,309,889 tỷ đồng, tương ứng
với 149.84% GDP (Ủy ban chứng khốn Nhà nước 2021).
Trong đó, cổ phiếu ngành ngân hàng là một trong những nhóm cổ phiếu quan trọng trong việc dẫn dắt thị
trường. Trước hết, về vai trò của các NHTM, đặc biệt các NHTM có quy mơ lớn, là dẫn vốn cho nền kinh tế, tài
trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức, tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó ngân hàng còn là kênh đầu
tư của các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức, đồng thời là công cụ để thực hiện các chính sách, chiến lược của Nhà
nước. Có thể nói đây là nhóm ngành quan trọng phản ánh sự phát triển của nền kinh tế.
Quan trọng hơn, trên thị trường chứng khốn, ngân hàng là nhóm có tỷ trọng vốn hóa lớn, chiếm tỷ trọng
cao trên thị trường chứng khốn. Cụ thể, tính đến thời điểm 28/01/2022, giá trị vốn hóa của tồn ngành ngân
hàng đạt hơn 2.07 triệu tỷ đồng (Huy 2022). Tính đến thời điểm hiện tại, trong nhóm chỉ số VN30 (nhóm 30 mã
cổ phiếu có vốn hóa lớn của các doanh nghiệp đầu ngành) nhóm cổ phiếu ngân hàng chiếm số lượng áp đảo với
10 mã cổ phiếu (Phương Đông 2022). Điều này chứng tỏ nhóm cổ phiếu ngân hàng là nhóm ngành có tỷ trọng
vốn hóa lớn, có tiềm năng phát triển và có nhiều cơ hội đầu tư, từ đó có thể phản ánh các xu hướng đầu tư trên thị
trường chứng khốn. Do vậy, nhóm cổ phiếu này được giới đầu tư đánh giá là nhóm dẫn dắt thị trường.

1.1.2. Bối cảnh đại dịch COVID-19
Trong năm 2020, Việt Nam được coi là một trong những nước chống dịch thành công trên thế giới (Bộ Y
tế 2020). Tuy nhiên, do diễn biến ngày càng phức tạp của đại dịch COVID-19 cũng như khủng hoảng do dịch
trên toàn thế giới, Việt Nam cũng chịu những tác động tiêu cực. Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm 2020 và
2021 đã giảm đáng kể so với các năm trước, như được thể hiện trong Biểu đồ 1.4 dưới đây.


Biểu đồ 1.4. Tăng trưởng10
GDP tại Việt Nam (%)
Nguồn: Ngân Hà 2021
Như biểu đồ cho thấy, trong hai năm 2020 và 2021, mức tăng trưởng GDP đã trở nên thấp hơn nhiều so với
các năm trước. Tuy nhiên, trong năm 2022, mức tăng trưởng GDP được dự đoán là sẽ phục hồi, trở về mức trước
đại dịch (Ngân Hà 2021).
GDP sụt giảm đồng nghĩa với việc các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước bị đình trệ,

nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam lại chứng kiến những diễn biến đáng chú ý. Các doanh nghiệp đóng cửa,
rút khỏi thị trường ngày càng nhiều, nhưng số lượng tài khoản mở mới và dòng tiền đổ vào thị trường chứng
khoán lại tăng vượt bậc, phản ánh kỳ vọng sinh lời từ các nhà đầu tư mới khi các kênh đầu tư, kinh doanh khác
gặp nhiều khó khăn (Lực và cộng sự 2021). Điều này là dấu hiệu tăng trưởng khơng lành mạnh, bởi sự kỳ vọng
vào chứng khốn tăng cao trong khi tình hình làm ăn của doanh nghiệp khơng hề hiệu quả. Đáng chú ý là nhóm
cổ phiếu ngân hàng, vốn được xem là nhóm vốn hóa lớn và ít biến động trên thị trường, lại chứng kiến những
giai đoạn tăng giảm mạnh mẽ. Tác giả nhận định, với các góihỗ trợ về lãi suất, giãn nợ của Chính phủ, các
NHTM cũng được hưởng lợi bên cạnh các doanh nghiệp, nhưng những hậu quả từ hoạt động kinh doanh không
hiệu quả của doanh nghiệp chưa được phản ánh vào lợi nhuận của NHTM, vì thế nhiều nhà đầu tư mới kỳ vọng
vào lợi nhuận trước mắt của ngành ngân hàng mà qn mất sự khó khăn, đình trệ của nền kinh tế.

1.1.3. Tính cấp thiết của đề tài
Với ý nghĩa đặc biệt như vậy đối với thị trường chứng khốn, việc nghiên cứu và dự đốn nhóm cổ phiếu
ngân hàng là vô cùng quan trọng với nhiều bên liên quan trên thị trường chứng khoán. Trước hết, trong những
giai đoạn diễn biến phức tạp của đại dịch, việc xem xét tác động tổng thể của đại dịch đến giá trị thị trường của
nhóm cổ phiếu này lại càng trở nên cần thiết đối với các nhà đầu tư để phân tích, đánh giá và đưa ra các quyết
định tham gia thị trường hay quản trị danh mục đúng đắn. Bên cạnh đó, việc hiểu và đánh giá được tác động của
đại dịch đến sự biến động giá cổ phiếu trên thị trường cũng là điều cần thiết đối với các NHTM niêm yết để đưa
ra các quyết định về huy động vốn hay chính sách cổ tức trong bối cảnh đại dịch COVID 19 vẫn tiếp tục diễn
biến phức tạp như hiện nay. Cuối cùng, đối với Chính phủ và các cơ quan điều hành của Nhà nước, nghiên cứu và
nhìn nhận mức độ ảnh hưởng của đại dịch đến thị trường chứng khốn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc
đưa ra các khuyến nghị phù hợp với yêu cầu phát triển của thị trường và chính sách điều tiết của Nhà nước.
Để có thể đặt vấn đề nghiên cứu một cách chuẩn xác và phù hợp với nhu cầu thiết yếu nêu trên của các bên
liên quan, tác giả đã khơng ngừng tìm tịi, nghiên cứu từ những cơng trình nghiên cứu đi trước của các tác giả uy
tín về các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá cổ phiếu các NHTM niêm yết, cùng với các nghiên cứu về tác
động của đại dịch đến thị trường chứng khốn nói riêng và nhóm cổ phiếu ngân hàng nói chung.
Trong tình hình đại dịch COVID-19 ln có những diễn biến phức tạp từ những ngày đầu cho đến nay, trên
thế giới và tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến mức độ ảnh hưởng của đại dịch đến nền kinh tế nói
chung, thị trường tàichính nói riêng. Tuy vậy, đến nay chỉ có một số ít các bài nghiên cứu chun sâu tại Việt
Nam đặt mối quan tâm vào tác động của đại dịch đến nhóm cổ phiếu ngân hàng, mặc dù đây là nhóm cổ phiếu

được đánh giá là có tính dẫn dắt thị trường và thực tế trong hai năm 2020 và 2021 vừa qua cũng đã nhận được
nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư. Trong đó, một nghiên cứu về ảnh hưởng của mỗi giai đoạn cao điểm của
đại dịch đến nhóm cổ phiếu ngân hàng trong năm 2020 đã chỉ ra những phản ứng khác nhau của các nhà đầu tư


11khi các nhà đầu tư có phản ứng khá tiêu cực với hai
trong ba đợt phong tỏa lớn của năm (Phuong 2021). Trong
đợt phong tỏa đầu tiên, thì ở đợt thứ 3 lại có những phản ứng rất tích cực, cho thấy kỳ vọng cao vào tình hình
kinh tế-xã hội nói chung và thị trường tài chính nói riêng (Phuong 2021).
Đứng trước các yêu cầu cấp thiết của thị trường, đặt trong sự tham chiếu đến các kết quả nghiên cứu đi
trước, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong bài luận này trước hết là liệu có tồn tại mối quan hệ giữa đại dịch
COVID-19 và sự biến động giá cổ phiếu các ngân hàng trên thị trường hay không? Tiếp theo, tác giả nghiên cứu
về các yếu tố kinh tế vĩ mơ, đã được kiểm nghiệm là có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên thị trường trong các
cơng trình nghiên cứu đi trước, có mức độ tác động như thế nào đến giá cổ phiếu các NHTM trong giai đoạn đại
dịch COVID-19. Tác giả nhận định rằng, đại dịch COVID-19 đã có những tác động khơng nhỏ đến các yếu tố
kinh tế vĩ mô, vậy trong bối cảnh đại dịch thì liệu đại dịch COVID-19 có tác động đến sự biến động giá cổ phiếu
các NHTM niêm yết gián tiếp thông qua các yếu tố vĩ mô này hay khơng?

1.2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Bài luận đặt ra mục đích nghiên cứu là mối quan hệ giữa đại dịch COVID-19 và sự biến động giá cổ phiếu
các NHTM niêm yết trên thị trường, để từ đó có thể đưa ra các khuyến nghị có ý nghĩa cho các nhà đầu tư, các
NHTM và các cơ quan có thẩm quyền
Mục tiêu của nghiên cứu được đề ra là tìm hiểu và đo lường mức độ tương quan trực tiếp giữa đại dịch
COVID-19 và sự biến động giá cổ phiếu các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đồng thời, tác giả
cũng đặt mục tiêu ước lượng mức độảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên sự biến động giá cổ phiếu các
NHTM và sự biến động giá nhóm cổ phiếu này trên thị trường chứng khoán trong hai năm diễn ra đại dịch
COVID-19.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là sự biến động giá của các cổ phiếu NHTM niêm yết trên các sàn chứng khoán tại

Việt Nam, trong hai năm 2020-2021. Như vậy phạm vi nghiên cứu ở đây tương đối nhỏ, chỉ xem xét cổ phiếu
nhóm ngành ngân hàng trên thị trường chứng khoán ở tại một quốc gia là Việt Nam, bao gồm 16 mã NHTM niêm
yết và trong hai năm diễn ra đại dịch COVID-19.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài luận là phương pháp thống kê mô tả và phương pháp định
lượng, sử dụng các mơ hình hồi quy tuyến tính để tìm cách đo lường mức độ ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp của
đại dịch COVID-19 lên giá cổ phiếu các ngân hàng niêm yết trên các sàn HoSE, HNX trong hai năm 2020- 2021.
Từ đó, bài nghiên cứu này mong muốn đóng góp một cái nhìn tồn diện vào sự tác động của đại dịch đến nhóm
cổ phiếu ngành ngân hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ những ngày đầu của đại dịch đến thời điểm
hiện tại.
Kết cấu của đề tài gồm có 05 chương. Từ Chương 1 giới thiệu chung về đề tài, tác giả sẽ đưa ra cơ sở lý
luận của bài viết và nhìn lại tổng quan tình hình nghiên cứu về sự tác động của đại dịch đến thị trường tài chính
nói chung, và nhóm cổ phiếu ngân hàng nói riêng ở Chương 2. Chương 3 tập trung đi sâu vào phương pháp
nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu của bài luận. Chương 4 sẽ trình bày và diễn giải kết quả nghiên cứu mà tác giả
đã đạt được. Cuối cùng, tác giả đưa ra những nhận định, kết luận chung ở Chương 5, từ đó đề xuất một vài


khuyến nghị đối với nhà đầu tư. Đồng thời, tác giả cũng12
nhìn nhận một số thiếu sót của nghiên cứu trong định
hướng nghiên cứu cũng như phương pháp tiến hành, và đặt ra những định hướng nghiên cứu trong tương lai, khi
tác động của đại dịch vẫn diễn ra phức tạp trong thời gian tới.


13

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Giá trị thị trường của cổ phiếu

Trước khi đi sâu vào lý luận về sự biến động giá cổ phiếu, bài viết nêu lại định nghĩa khái quát về cổ phiếu
và giá cổ phiếu. Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, cổ phiếu được định nghĩa như sau:
“Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn
cổ phần của tổ chức phát hành. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu
điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của cơng ty đó.” (Luật chứng khoán 2019)
Giá trị thị thường của một cổ phiếu, hay giá cổ phiếu, là mức giá của cổ phiếu đó được giao dịch trên thị
trường chứng khoán. Giá cổ phiếu, do vậy, được quyết định bởi lượng cung cầu của nó trên thị trường. Giá cổ
phiếu biến động liên tục trong một phiên giao dịch của thị trường, có thể chênh lệch so với giá trị thực của cổ
phiếu, và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như sự phát triển kinh tế, chính sách của Nhà nước, tâm lý của
nhà đầu tư.

2.1.2. Các học thuyết về giá cổ phiếu
2.1.2.1. Lý thuyết thị trường hiệu quả
Sự biến động của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khốn ln là một đề tài nghiên cứu được các nhà
khoa học quan tâm. Một trong những lý thuyết nổi tiếng được coi là kinh điển về vấn đề này là lý thuyết thị
trường hiệu quả, được đưa ra bởi nhà kinh tế học Eugene F. Fama (Fama 1970). Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều
xoay quanh lý thuyết này, mức độ ảnh hưởng của nó đến các học thuyết sau này là không thể phủ nhận.
Theo Fama, thị trường được coi là đạt trạng thái hiệu quả khi và chỉ khi giá cả của tất cả các tài sản tài
chính giao dịch trên thị trường đó phản ánh một cách kịp thời và đầy đủ các thông tin về chúng (Fama 1970).
Trong bài nghiên cứu của mình, Fama đã đưa ra ba dạng kiểm định thị trường hiệu quả: dạng yếu, dạng
trung bình, và dạng mạnh, sử dụng ba tệp thơng tin (Fama 1970). Cụ thể, thị trường được coi là hiệu quả dạng
yếu là khi giá của tài sản tài chính phản ánh các thơng tin về thị trường, lịch sử giá và lợi suất của tài sản trên thị
trường đó (Fama 1970). Kiểm định thị trường hiệu quả dạng trung bình mở rộng đề cập đến các thơng tin công
khai, đại chúng khác như việc doanh nghiệp phát hành mới cổ phiếu, chia tách cổ phiếu (Fama 1970). Cuối cùng,
kiểm định thị trường hiệu quả dạng mạnh nghiên cứu sự thay đổi giá cổ phiếu theo tất cả các tệp thơng tin, bao
gồm cả những thơng tin bí mật mà số ít các nhà đầu tư có thể tiếp cận (Fama 1970). Từ đó, Fama đưa ra kết luận
rằng thị trường hiệu quả ở dạng yếu và dạng trung bình, và giả thuyết thị trường hiệu quả ở dạng mạnh được xem
như tiêu chuẩn để đánh giá sự độc quyền thơng tin của một nhóm nhỏ trên thị trường, như các chuyên gia trên
các sàn giao dịch chứng khoán lớn hoặc các nhà điều hành doanh nghiệp (Fama 1970).
Lý thuyết thị trường hiệu quả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với và các nhà đầu tư và bản thân các

doanh nghiệp. Khi tất cả thông tin liên quan đều được phản ánh hết vào giá cổ phiếu, thì cung cầu của chứng
khốn ln ở trạng thái cân bằng. Lợi suất kỳ vọng của giá cổ phiếu chỉ dựa vào một yếu tố duy nhất là rủi ro,
không có lợi suất phụ trội. Giá của cổ phiếu trên thị trường sẽ bằng giá trị thực của nó. Các nhà đầu tư sẽ khơng
thể dựa vào phân tích kỹ thuật hay thơng tin bí mật để đầu cơ, mua bán chênh lệch. Doanh nghiệp sẽ chỉ phát
hành cổ phiếu khi thực sự cần huy động vốn.


14 ra đời đã trở thành một lý thuyết mang tính nền tảng
Vì ý nghĩa của nó, lý thuyết thị trường hiệu quả từ khi
trong kinh tế học, liên tục được kiểm định trên nhiều thị trường chứng khoán bởi các nhà nghiên cứu, và cũng
gặp phải những ý kiến không thống nhất từ nhiều kinh tế học nổi tiếng, điển hình là Richard H. Thaler với lý
thuyết tài chính hành vi.

2.1.2.2. Lý thuyết tài chính hành vi
Lý thuyết tài chính hành vi của Richard H. Thaler được coi là đối trọng với lý thuyết thị trường hiệu quả
của Eugene F. Fama. Dựa trên nền tảng của học thuyết “Cúhích” (Thaler và Sunstein 2008), Thaler đã đặt nền
móng cho lý thuyết tài chính hành vi khi kết hợp các hiểu biết về tâm lý học hành vi vào lĩnh vực kinh tế - tài
chính. Bằng việc đi sâu nghiên cứu khía cạnh tâm lý của các nhà đầu tư, Thaler đưa ra nhận định rằng con người
không phải lúc nào cũng lý trí, và chính sự chủ quan, khơng lý trí của con người đã dẫn đến những quyết định sai
lầm trong đầu tư tài chính (Thaler 2015).
Quan điểm thách thức lý thuyết thị trường hiệu quả của Thaler được phân tích sâu hơn trong cuốn sách về
tài chính hành vi của ông, “Advances in Behavioral Finance, Volume II” (Thaler 2005). Cuốn sách tập trung vào
các “bất thường” trên thị trường tài chính, điển hình là việc các cổ phiếu giá trị có xu hướng đem lại lợi suất cao
hơn các cổ phiếu “ngôi sao”, hay cổ phiếu được ưa chuộng trên thị trường (Thaler 2005, tr. 96).
Phân tích cụ thể về lý thuyết thị trường hiệu quả, Thaler cho rằng, lý thuyết thị trường hiệu quả dựa trên
một giả thiết khó xảy ra, đó là sự tồn tại của các nhà đầu tư chênh lệch giá đa dạng hóa danh mục, và họ sẽ triệt
tiêu ngay các cơ hội mua bán chênh lệch xuất hiện trên thị trường (Thaler 2005, tr. 97). Thaler đưa ra cách tiếp
cận vấn đề bằng việc xem xét tâm lý nhà đầu tư và chi phí của việc đầu tư chênh lệch giá (Thaler 2005, tr. 97).
Thaler lập luận rằng các nhà đầu tư chênh lệch giá thường chỉ tập trung vào một nhóm ngành nhất định, và lợi
suất từ đầu tư chênh lệch giá ngắn hạn thường biến động lớn khiến các nhà đầu tư có xu hướng né tránh (Thaler

2005, tr. 98).
Bên cạnh đó, theo Thaler, trong những tình huống cực đoan, việc các nhà đầu tư chênh lệch giá cố gắng
xóa bỏ sự định giá sai các cổ phiếu có thể khiến họ mất tiền để thanh lý vị thế của họ (Thaler 2005, tr. 98). Cụ
thể, Thaler dẫn chứng cổ phiếu NHTM các năm 1990 và 1991. Các nhà đầu tư chênh lệch giá truyền thống đã
đầu tư mạnh vào các cổ phiếu này khi giá xuống, và họ mất phần lớn vốn khi giá tiếp tục giảm mạnh. Cuối cùng,
cổ phiếu ngân hàng đã có lợi suất rất cao, nhưng các nhà đầu tư này đã phải thanh lý vị thế của mình, và khơng
thể trụ vững đủ lâu để đạt được mức lợi suất cao đó (Thaler 2005, tr. 98).
Một dẫn chứng khác cho việc thị trường không hiệu quả được Thaler đưa ra là bong bóng Internet, hay cịn
gọi là bong bóng dot-com vào những năm 1998-2000. Công ty Palm Inc. đã thực hiện IPO vào thời điểm cuối của
bong bóng này, với mứcgiá cao hơn giá trị thực. Lý thuyết thị trường hiệu quả hàm ý rằng các nhà đầu tư chênh
lệch giá sẽ thực hiện bán khống để đẩy giá cổ phiếu trên thị trường xuống mức cân bằng, tuy nhiên điều này đã
không xảy ra. Theo Thaler, dù có nhiều nhà đầu tư nhận định rằng cổ phiếu của Palm đang bị định giá cao, có rất
ít nhà đầu tư lựa chọn hình thức bán khống, do chi phí hoặc do các điều kiện khác, việc này thể hiện sự không
phản ánh đầy đủ và kịp thời thông tin vào giá cổ phiếu, tức thị trường không hiệu quả (Thaler 2005, tr. 133-134).
Tuy vậy, khơng thể nói lý thuyết tài chính hành vi đối nghịch hoàn toàn với lý thuyết thị trường hiệu quả.
Điều này đã được giải thích bởi Thaler (Thaler 2016). Cụ thể, trong một buổi tranh luận giữa Fama và Thaler
được thực hiện bởi Chicago Booth Review, “Are markets efficient?”, Thaler đã nói về vai trị của hướng tiếp cận
hành vi đối với kinh tế học như một cầu nối giữa lý thuyết và ứng dụng trong thực tiễn: “It’s not going to be like
the Copernican Revolution, where having the Earth in the middle was clearly wrong, and having the Sun in the


15Physics, in its pure form with lots of assumptions,
middle was right. It’s going to be more like engineering.
doesn’t build good bridges. You need engineering. That’s what the behavioral approach to economics is” (Thaler
2016).

2.1.2.3. Lý thuyết định giá cổ phiếu
Từ các lý thuyết nền tảng về giá cổ phiếu, tác giả tiếp tục đề cập đến lý thuyết định giá cổ phiếu bằng mơ
hình chiết khấu cổ tức. Theo đó, giá trị cổ phiếu bằng giá trị hiện tại của dòng tiền mà cổ đông kỳ vọng nhận
được khi nắm giữ cổ phiếu, và tương đương với giá trị hiện tại của tất cả các dòng cổ tức trong tương lai.

Ta có cơng thức như sau:
Dt+1
Pt =

1+k

Dt+2
+

Dt+n
+…+

(1 + k)2

(1 + k)n

+…

Trong đó:
P: giá trị của cổ phiếu; D: dịng tiền cổ
tức;
k: tỷ suất chiếu khấu;
Dựa trên các dự báo về tốc độ tăng trưởng cổ tức trong tương lai, các nhà hoa khoa học đã xây dựng mơ
hình tăng trưởng cổ tức qua nhiều giai đoạn. Trong điều kiện cổ tức tăng trưởng đều mãi mãi, ta có cơng thức
định giá cổ phiếu như sau:
D1
P=

D0(1 + g)
=


k-g

k-g

Trong đó:
P: giá trị của cổ phiếu; D: dòng tiền cổ
tức;
k: tỷ suất chiếu khấu;
g: tốc độ tăng trưởng của cổ tức.
Chúng ta có thể xác định tỷ suất chiếu khấu k dựa vào mô hình định giá tài sản vốn (CAPM):
k = E[r] = rf + β*(E[rm] – rf)
Trong đó:
E[r]: tỷ suất sinh lời kỳ vọng; rf: lãi suất phi rủi
ro (%/năm);
E[rm]: tỷ suất sinh lời kỳ vọng của thị trường; β: hệ số beta của cổ
phiếu.
Đây là mơ hình cơ bản để các nhà khoa học nghiên cứu về các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến giá trị cổ
phiếu trên thị trường.


2.1.3. Các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu

16

Từ lý thuyết định giá, tác giả đi sâu tìm hiểu một số yếu tố vĩ mơ có thể tác động đến giá cổ phiếu bằng các
cơ sở lý luận đã được kiểm chứng. Bằng việc phân tích phản ứng của các nhà đầu tư, các thông tin vĩ mô như
mức tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất được xem là có sự phản ánh vào giá cổ phiếu trên thị trường.
Cụ thể, mức tăng trưởng GDP tăng phản ánh sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động sản xuất thương mại
tăng dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, nhờ đó giá cổ phiếu trên thị trường cũng tăng theo. Ngược lại, khi

nền kinh tế suy yếu, mơi trường kinh doanh khơng cịn thuận lợi và có nhiều doanh nghiệp phá sản, rút lui khỏi
thị trường, đồng thời dịng tiền đổ vào chứng khốn cũng giảm do kinh tế khó khăn sẽ khiến giá cổ phiếu sụt
giảm.
Ngược lại với yếu tố tăng trưởng GDP, CPI được nhận định là có ảnh hưởng ngược chiều đến giá cổ phiếu
trên thị trường. CPI thường được dùng như một chỉ số đo lường mức độ lạm phát. Khi lạm phát tăng cao, lợi suất
kì vọng từ cổ phiếu tăng để bù đắp cho lạm phát, đồng thời việc các doanh nghiệp làm ăn khó khăn do chi phí
tăng sẽ khiến giá cổ phiếu trên thị trường suy giảm.
Yếu tố cuối cùng được bàn luận là lãi suất. Lãi suất có tác động ngược chiều đến giá cổ phiếu khi khiến chi
phí vay của doanh nghiệp tăng lên, khiến cổ phiếu doanh nghiệp khơng cịn hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, dịng tiền cũng rút khỏi thị trường chứng khoán khi lãi suất huy động của ngân hàng khiến kênh tiết
kiệm có lợi suất cao hơn trước.

2.1.4. Các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu ngân hàng
Xét riêng về nhóm cổ phiếu ngân hàng, các nhân tố tác động đến giá trị thị trường của nhóm cổ phiếu này
cũng có những sự tương đồng nhất định, tuy nhiên có thể có độ trễ trong diễn biến giá cổ phiếu trên thị trường,
do hoạt động vay vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có thể mất một thời gian để phản ánh vào lợi
nhuận của các NHTM.
Đầu tiên, xét về các yếu tố kinh tế vĩ mô, tăng trưởng GDP là một yếu tố ảnh hưởng cùng chiều với giá cổ
phiếu của các NHTM niêm yết. Cụ thể, một nền kinh tế khỏe mạnh và phát triển sẽ giúp hoạt động huy động vốn
và cho vay sản xuất, tiêu dùng được phong phú và sôi nổi, dẫn đến việc tăng lợi nhuận của ngân hàng. Doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ giảm nguy cơ nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản của ngân hàng. Đồng thời, thu
nhập ngoài lãi của ngân hàng cũng được hưởng lợi khi nhu cầu thanh toán trong nước và quốc tế của doanh
nghiệp và người dân tăng lên. Dovậy, mức tăng trưởng GDP sẽ có tác động tích cực đến giá trị cổ phiếu ngân
hàng trên thị trường.
Liên quan đến các yếu tố của nền kinh tế, tác giả bàn luận đến yếu tố các doanh nghiệp rút lui khỏi thị
trường. Tác giả cho rằng mối tương quan giữa yếu tố này và giá cổ phiếu ngân hàng là cùng chiều, bởi khi số
doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng lên sẽ khiến các NHTM có nguy cơ phải gánh chịu hậu quả với các
khoản nợ xấu, nợ quá hạn. Điều này sẽ khiến lợi nhuận của các NHTM giảm và giá cổ phiếu NHTM theo đó
cũng sẽ bị sụt giảm.
Xét đến yếu tố CPI, mối quan hệ với giá cổ phiếu NHTM được nhận định là quan hệ ngược chiều. Khi CPI

tăng cao, người dân gửi tiền vào NHTM đòi hỏi một mức lãi suất cao hơn do đồng tiền mất giá, khiến cho các
NHTM bị giảm lợi nhuận. Các nhà đầu tư cũng sẽ yêu cầu một mức lợi suất cao từ cổ phiếu ngân hàng để bù đắp


cho lạm phát, khiến cho giá cổ phiếu giảm xuống. Ngồi 17
ra, các chi phí sản xuất, thương mại đều cao sẽ gây khó
khăn cho hoạt động doanh nghiệp, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các NHTM. Như vậy, CPI
được xem là có ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu ngân hàng trên thị trường.
Cuối cùng, yếu tố lãi suất có thể xem là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và ngược chiều đến giá cổ phiếu
NHTM trên thị trường. Lãi suất vừa có thể là chi phí đi vay, vừa có thể là giá của các dịch vụ, sản phẩm của
NHTM. Khi lãi suất của NHNN tăng, điều này sẽ khiến lãi suất vay trên thị trường liên ngân hàng tăng. Bên cạnh
đó, lãi suất huy động của NHTM cũng sẽ tăng để thu hút huy động vốn, trong khi lãi suất cho vay của NHTM lại
phải duy trì ở mức cạnh tranh để tăng trưởng tín dụng, như vậy có thể ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của NHTM.
Biên lợi nhuận bị thu hẹp, cùng với việc kênh tiết kiệm trở nên hấp dẫn hơn so với kênh đầu tư chứng khoán, sẽ
khiến giá cổ phiếu NHTM trên thị trường giảm.
Về nghiên cứu thực nghiệm tại thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà nghiên cứu nhận định tăng
trưởng GDP có mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa với giá cổ phiếu các NHTM niêm yết; trong khi đó lãi suất
có mối quan hệ ngược chiềuđáng kể và có ý nghĩa với giá cổ phiếu (Kiều và Nhiên 2020). Những kết quả trên
phù hợp với cơ sở lý thuyết đã đặt ra.

2.1.5. Tác động của đại dịch đến sự biến động giá cổ phiếu
Tác giả dự đoán đại dịch COVID-19 sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến sự biến động giá cổ phiếu các NHTM
niêm yết trên thị trường. Cụ thể, khi số ca mắc mới tăng cao, các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị đình trệ,
các chuỗi cung ứng bị đứt gãy sẽ dẫn đến bất ổn trong nền kinh tế. Hoạt động của thị trường vốn nói chung và
hoạt động của các ngân hàng thương mại nói riêng sẽ chịu ảnh hưởng từ những khó khăn của doanh nghiệp trong
nền kinh tế.

2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đứng trước những tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế xã hội nói chung và sức khỏe của thị trường tài
chính nói riêng, việc nghiên cứu và đánh giá tác động của đại dịch đến thị trường chứng khốn là vơ cùng cần

thiết. Trong đó, nhóm ngành ngân hàng là một nhóm cổ phiếu nên được quan tâm và nghiên cứu sâu rộng dưới
ảnh hưởng của đại dịch khơng chỉ bởi vai trị dẫn dắt thị trường của nó, mà cịn vì đây là nhóm ngành chịu ảnh
hưởng mạnh từ những hậu quả của đại dịch đối với nền kinh tế. Trong phần này, bài luận sẽ đưa ra một số các
nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam, liên quan đến tác động của đại dịch đối với thị trường chứng khốn nói
chung, và nhóm cổ phiếu ngân hàng nói riêng.

2.2.1. Trên thế giới
Sự tác động của đại dịch COVID-19 đến thị trường tài chính tồn cầu đã được nhiều nhà nghiên cứu trên
thế giới quan tâm, đặc biệt trong giai đoạn đầu năm 2020 khi những thông tin mới về đại dịch gây ra sự bất ổn
trong tâm lý các nhà đầu tư và sự khơng chắc chắn trên thị trường tài chính. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra
sự phân hóa lớn về khả năng sinh lời, mức độ biến động giá cũng như biện pháp ứng phó đối với đại dịch của
các cổ phiếu trên các thị trường chứng khoán.
Trong một nghiên cứu về sự sụt giảm giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ trong tháng 3 năm 2020
do đại dịch COVID-19, các nhà nghiên cứu đã xem xét các mã cổ phiếu thuộc nhóm chỉ số S&P1500 (Dang và
cộng sự 2021). Các nhànghiên cứu nhận thấy các cổ phiếu ngành khí, thực phẩm, y tế và phần mềm đều có tỷ


18 xăng dầu, bất động sản, giải trí và dịch vụ du lịch,
suất sinh lời cao vượt trội, trong khi các cổ phiếu thuộc nhóm
nghỉ dưỡng lại sụt giảm nghiêm trọng, mất đến 70% giá trị vốn hóa trên thị trường (Dang và cộng sự 2021). Bên
cạnh đó, sự biến động giá của các cổ phiếu có mức sụt giảm mạnh nhất trong ngày được đánh giá là rất lớn, và có
mối quan hệ ngược chiều với lợi suất của cổ phiếu trong tháng (Dang và cộng sự 2021). Ngoài ra, các tác giả còn
chỉ ra sự khác biệt trong biện pháp ứng phó với đại dịch giữa các cổ phiếu có mức giảm mạnh nhất trong ngày
(Dang và cộng sự 2021).
Một nghiên cứu khác xem xét đến mối quan hệ giữa niềm tin và sự biến động giá cổ phiếu trên thị trường lại
chỉ ra những kết quả thú vị. Bằng việc sử dụng mẫu dữ liệu 47 thị trường chứng khốn của các quốc gia trên tồn thế
giới, các tác giả nhận định mức độ biến động giá trên thị trường chứng khốn có mối tương quan lớn đối với niềm tin
của người dân vào chính phủ (Engelhardt và cộng sự 2021). Cụ thể, các tác giả đã chỉ ra mức độ biến động của giá
cổ phiếu ở các quốc gia mà các nhà đầu tư có niềm tin lớn vào người dân và chính phủ của đất nước mình thì thị
trường chứng khốn sẽ có phản ứng đối với các thông báo số ca mắc của đại dịch COVID-19 yếu hơn đáng kể so với

các quốc gia còn lại (Engelhardt và cộng sự 2021).
Bên cạnh các bài nghiên cứu về ảnh hưởng của đại dịch đến thị trường chứng khoán, nhiều tác giả cũng quan
tâm đến hậu quả của nó đến hoạt động kinh doanh của nhóm ngành ngân hàng, cũng như tác động của các yếu tố vĩ
mơ đến nhóm này trong thời kỳ diễn ra đại dịch. Chang và cộng sự (2021) cho rằng đại dịch COVID-19 có tác động
mạnh đến tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) nhóm ngân hàng ở các quốc gia đang phát triển ở châu Á (Chang và
cộng sự 2021). Bên cạnh đó, trong thời điểm diễn ra đại dịch, các yếu tố như GDP và quy mô ngân hàng có mối
tương quan yếu hơn đến chỉ số ROA, so với trước khi đại dịch xảy ra (Chang và cộng sự 2021).
Nghiên cứu sâu hơn về hậu quả của việc rút vốn theo hạn mức tín dụng đối với các ngân hàng trong đại dịch
COVID-19, nhóm tác giả Acharya và cộng sự (2021) cho rằng các ngân hàng cung cấp các hạn mức tín dụng lớn sẽ
có giá cổ phiếu giảm mạnh hơn (Acharya và cộng sự 2021). Các tác giả nhận định khi đại dịch bắt đầu diễn ra, các
doanhnghiệp bắt đầu rút vốn hết hạn mức, tạo nên sự thiếu vốn trầm trọng tại các ngân hàng này (Acharya và cộng
sự 2021). Điều này, cùng với rủi ro tín dụng tăng cao, đã dẫn đến sự sụt giảm giá cổ phiếu các ngân hàng nghiêm
trọng hơn so với các nhóm ngành phi tài chính trên thị trường (Acharya và cộng sự 2021).
Viết về ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến cổ phiếu ngành ngân hàng trên thế giới, đã có khá nhiều
bài nghiên cứu. Một trong số đó là nghiên cứu ảnh hưởng của đại dịch đến giá cổ phiếu của 896 NHTM trên 53
quốc gia, và phản ứng của các cổ phiếu đó đối với các chính sách tài chính tiền tệ của các nhà chức trách
(Demirguc- Kunt và cộng sự 2020). Trong bài viết này, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng cổ phiếu ngành ngân hàng
phản ứng tệ hơn thị trường tại thời điểm bắt đầu đại dịch, giữa tháng 3 và tháng 4 năm 2020 (Demirguc-Kunt và
cộng sự 2020). Do vậy, mức độ ảnh hưởng của đại dịch đối với ngành ngân hàng được nhận định nghiêm trọng
và lâu dài hơn so với các doanh nghiệp cũng như các định chế tài chính phi ngân hàng khác (Demirguc- Kunt và
cộng sự 2020). Bên cạnh đó, bằng việc nghiên cứu khoảng 400 thơng tin chính sách giữa tháng 2 và tháng 4 năm
2020, bài viết này cũng chỉ ra rằng các chính sách hỗ trợ thanh khoản và hỗ trợ người đi vay có ảnh hưởng tích
cực nhất đến lợi suất bất thường của cổ phiếu ngân hàng (Demirguc-Kunt và cộng sự 2020).
Nghiên cứu về ảnh hưởng của đại dịch đến giá cổ phiếu ngân hàng, các nhà khoa học cho rằng số ca mắc
mới và số ca tử vong do dịch có tác động tiêu cực đến lợi suất của nhóm cổ phiếu này (Albaity và cộng sự 2022,
Demir và Danisman 2021). Các nhà khoa học cũng chỉ ra các cổ phiếu ngân hàng có tỷ trọng vốn hóa và vốn huy
động lớn, đa dạng sản phẩm dịch vụ và ít nợ xấu hơn sẽ có tỷ suất sinh lời ít bị tác động bởi đại dịch hơn (Demir


19 ngân hàng do dịch được cho là có thể cải thiện nhờ

và Danisman 2021). Bên cạnh đó, sự sụt giảm giá cổ phiếu
việc thắt chặt các chính sách ứng phó của chính phủ, chủ yếu qua các chính sách ứng phó về kinh tế như hỗ trợ
thu nhập, giãn hỗn nợ và các chính sách tài khóa (Demir và Danisman 2021).

2.2.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả có uy tín về tác động của đại dịch
COVID-19 đến nền kinh tế nói chung và thị trường chứngkhốn nói riêng. Một nghiên cứu về tác động của
COVID-19 đến các hoạt động kinh tế tại Việt Nam cho thấy COVID-19 có tác động mạnh đến tỷ giá hối đoái, giá
dầu, giá vàng và các kim loại khác trên thị trường (Nam 2021). Trong khi đó trên thị trường chứng khốn, với chỉ
số VN-Index, bài viết này cho rằng chỉ số này khơng có tương quan với thơng tin tổng số ca nhiễm, nhưng lại
chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tổng số ca tử vong do đại dịch COVID-19 (Nam 2021).
Đối với hoạt động của ngành ngân hàng, ở Việt Nam cũng đã có một số bài nghiên cứu xem xét đến tác
động của đại dịch COVID-19. Bằng việc sử dụng dữ liệu của 27 NHTM niêm yết trên sàn chứng khoán trong
năm 2020, tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh của các NHTM niêm yết
và quy mơ tín dụng, hiệu quả tín dụng của các NHTM đó trong đại dịch COVID-19 (Hồng 2021). Kết quả cho
thấy quy mơ tín dụng có tác động ngược chiều, trong khi hiệu quả tín dụng và hiệu quả quản lý chung có tác động
cùng chiều đến hiệu quả kinh doanh, đo lường bởi tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA, của các NHTM (Hoàng
2021).
Xét riêng đến giá cổ phiếu ngân hàng, một bài viết đã đánh giá sự tác động của COVID-19 lên giá cổ phiếu
ngân hàng Việt Nam bằng việc nghiên cứu chỉ số cổ phiếu của ngành ngân hàng trong ba lần phong tỏa tại Việt
Nam năm 2020 (Phuong 2021). Với hướng tiếp cận nghiên cứu sự kiện, và cơ sở lý luận dựa trên lý thuyết thị
trường hiệu quả của Fama (1970) và lý thuyết thay thế khơng hồn hảo của Shleifer (1986) tác giả nhận định rằng
phản ứng của các nhà đầu tư trong mỗi sự kiện vô cùng khác nhau (Phuong 2021). Theo bài nghiên cứu, trước
đợt phong tỏa đầu tiên, các nhà đầu tư đã khá bối rối và thị trường đã cho thấy những tín hiệu nhiễu. Tuy nhiên,
đến đợt thứ hai, thị trường đã dự báo trước tác động tiêu cực của việc phong tỏa toàn quốc bằng những phản ứng
trước và sau ngày sự kiện (Phuong 2021). Cuối cùng, tác giả cũng đưa ra nhận định thú vị về phản ứng tích cực
của chỉ số ngành ngân hàng trong đợt phong tỏa thứ ba tại Đà Nẵng (Phuong 2021). Kết quả nghiên cứu của tác
giả cho thấy, qua mỗi đợt cao điểm của đại dịch, các nhà đầu tư đã có sự chuẩn bị hơn trong việc đánh giá và đưa
ra các quyết định đầu tư cho cổ phiếu ngành ngân hàng (Phuong 2021). Đặc biệt, ở đợt phong tỏa cuối cùng, tâm
lý chung của các nhà

đầu tư được nhận định là tích cực, thể hiện sự bình tĩnh suy xét thơng tin và kỳ vọng cao vào tỷ suất sinh lời của
nhóm ngành ngân hàng (Phuong 2021).
Nghiên cứu về ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch COVID-19 đến giá cổ phiếu các NHTM niêm yết, tác giả
Linh (2021) sử dụng ba tiêu chí đại diện cho đại dịch: số ca nhiễm COVID-19 trong nước, số ca nhiễm COVID19 nhập cảnh, và số ca tử vong do COVID-19 được ghi nhận theo ngày tại Việt Nam (Linh 2021). Bài viết chỉ ra
tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến giá cổ phiếu của các ngân hàng, qua cả ba tiêu chí đo lường nói trên
(Linh 2021). Trong đó, giá cổ phiếu của các ngân hàng bị tác động mạnh nhất bởi số ca tử vong do Covid-19 và
bị tác động thấp nhất bởi số ca nhiễm Covid-19 nhập cảnh (Linh 2021). Ngoài ra, bài nghiên cứu cịn tìm thấy tác
động tích cực của biến kiểm sốt giá trị vốn hóa đến giá cổ phiếu của các ngân hàng (Linh 2021).


2.3. Khoảng trống nghiên cứu

20

Như vậy, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, chưa có nhiều bài viết nghiên cứu về sự tác động của đại dịch
đến nhóm cổ phiếu ngân hàng tại Việt Nam. Mặc dù đã có một số bài nghiên cứu chi tiết như đã kể trên, nhưng
hiện tại hầu như chưa có nghiên cứu nào trực tiếp quan sát và đo lường mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19 đến sự biến động giá cổ phiếu các NHTM trên thị trường bằng một cách tiếp cận tổng thể và khái quát. Mẫu
dữ liệu được sử dụng còn hạn chế hoặc chỉ trong một vài giai đoạn nhất định của năm 2020-2021 và chưa được
cập nhật đến thời điểm hiện nay.
Quan trọng hơn, hầu hết các bài nghiên cứu chỉ đang tập trung đi sâu vào những ảnh hưởng dễ nhận thấy
của đại dịch COVID-19 trong giai đoạn đầu của đại dịch. Chưa có bài nghiên cứu chun sâu nào có thể cập nhật
tình hình nghiên cứu đến thời điểm hết năm 2021, khi đại dịch vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Từ đó chúng ta có
thể thấy một khoảng trống nghiên cứu về khả năng ảnh hưởng sâu rộng của đại dịch đến giá trị cổ phiếu NHTM
niêm yết trên thị trường trong hai năm 2020-2021. Mức độ ảnh hưởng của đại dịch có lẽ không chỉ dừng lại ở
những đợt giảm sâu của giá cổ phiếu ngân hàng cùng với toàn thị trường năm 2020, và có lẽ khơng chỉ dừng lại

những biến động có thể nhìn thấy trực tiếp trên thị trường chứng khốn nói riêng và nền kinh tế nói chung. Bởi
vậy, một mơ hình nghiên cứu thực nghiệm quan sát, đánh giá và đo lường mối tương quan của yếu tố đại dịch và
các yếu tố khác của nền kinh tế đến sự biến động giá cổ phiếu ngân hàng trên thị trường là vô cùng cần thiết để
cung cấp một cái nhìn sâu sắc hơn cho các nhà đầu tư cũng như các cơ quan điều hành của Chính phủ.

Vì những lý do trên, bài luận này mong muốn góp phần bổ sung vào bức tranh toàn cảnh về tác động của
đại dịch đến giá cổ phiếu các ngân hàng niêm yết trên thị trường, đưa đến cái nhìn tổng thể và một vài ý kiến
khuyến nghị đối với các bên liên quan. Tác giả đề xuất hướng tiếp cận nghiên cứu mức độ ảnh hưởng trực tiếp
của thông tin số ca mắc COVID-19 đến giá cổ phiếu các ngân hàng trong suốt hai năm diễn ra đại dịch, đồng thời
tiếp cận những tác động gián tiếp của đại dịch đến giá cổ phiếu ngân hàng theo một hướng mới, đặt trong mối
tương quan với các yếu tố kinh tế vĩ mơ. Từ đó, tác giả kỳ vọng có thể xem xét ảnh hưởng của đại dịch từ một
góc nhìn đa chiều, sâu sắc hơn, đồng thời có thể phát hiện và kiểm nghiệm một vài hiện tượng bất thường đang
diễn ra qua những sóng biến động cổ phiếu ngành ngân hàng. Mẫu dữ liệu cũng được trải rộng với 16 mã cổ
phiếu ngân hàng đang niêm yết trên các sàn HoSE và HNX, được trải dài xuyên suốt hai năm, cập nhật đến thời
điểm 31/12/2021. Nhờ có các cơng trình nghiên cứu đi trước, tác giả bài luận này có thể tham khảo phương pháp
nghiên cứu cũng như các kết quả nghiên cứu đã đạt được để tạo tiền đề cho việc phát triển nghiên cứu của riêng
mình.

2.4. Giả thuyết
2.4.1. Các giả thuyết dựa trên các nghiên cứu trước đây
Từ các cơng trình nghiên cứu đi trước về tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô, tác giả đưa ra một số giả
thuyết cho bài luận.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng giá cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố vĩ mô quan trọng như mức
độ tăng trưởng GDP, CPI, và lãi suất. Nói về các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngân hàng trên thị trường,
bài nghiên cứu của các tác giả Kiều và Nhiên (2020) đã đo lường mức độ tác động của nhiều yếu tố kinh tế vĩ


môvà vi mô lên giá cổ phiếu của các NHTM niêm yết, từ21
đó chỉ ra các nhân tố có mức độ ảnh hưởng lớn là tác
động bởi các yếu tố thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), tỷ số P/E, tỷ số B/M, tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất và
quy mô của ngân hàng (Kiều và Nhiên 2020).
Dựa trên kết quả nghiên cứu của các cơng trình đi trước, tác giả đề xuất các giả thuyết cho bài luận như
dưới đây.

2.4.1.1. Giả thuyết về mức tăng trưởng GDP

Đầu tiên, tăng trưởng GDP được nhiều nghiên cứu cho là có tác động cùng chiều mạnh mẽ đến giá cổ
phiếu trên thị trường chứng khoán (AL-Shubiri 2010; Nisa và Nishat 2011; Kiều và Nhiên 2020).
Với việc tăng trưởng GDP không ổn định, có lúc sụt giảm trong thời gian vừa qua do những tác động tiêu
cực của đại dịch, tác giả đặt ra vấn đề liệu nhân tố này cịn đóng vai trò ảnh hưởng mạnh đến giá cổ phiếu trên thị
trường, cụ thể là cổ phiếu ngành ngân hàng hay khơng. Đồng thời, tác giả dự đốn rằng mức độ tăng trưởng GDP,
là một chỉ số phản ánh sức khỏe của nền kinh tế, sẽ có ảnh hưởng đến mức độ biến động giá cổ phiếu trong mỗi
kỳ. Từ đó tác giả đặt ra các giả thuyết sau:
H1a: Tăng trưởng GDP có tác động cùng chiều với sự biến động giá cổ phiếu của các NHTM niêm yết.
H1b: Tăng trưởng GDP có tác động có ý nghĩa đến mức độ biến động giá cổ phiếu của các NHTM niêm
yết trong kỳ.

2.4.1.2. Giả thuyết về chỉ số giá tiêu dùng
Nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mơ, các nhà nghiên cứu kết luận rằng CPI có tác động
tiêu cực lớn đến lợi suất của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (Jamaludin và cộng sự 2017). Bài luận này sẽ
kiểm nghiệm mối quan hệ giữa mức độ chênh lệch CPI và giá cổ phiếu ngân hàng trong thời gian diễn ra đại dịch
COVID-19. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất giả thuyết rằng sự chênh lệch CPI so với cùng kỳ năm trước có thể
tác động đến mức độ biến động giá cổ phiếu trên thị trường. Do vậy, tác giả đưa ra hai giả thuyết sau:
H2a: Sự thay đổi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có tác động ngược chiều sự biến động giá cổ phiếu của các
NHTM niêm yết.
H2b: Sự thay đổi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có tác động có ý nghĩa đến mức độ biến động giá cổ phiếu
của các NHTM niêm yết trong kỳ.

2.4.1.3. Giả thuyết về lãi suất
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa lãi suất và giá cổ phiếu trên thị trường chứng
khốn. Điển hình, một nhóm tác giả, trong cơng trình nghiên cứu của mình, đã xem xét mối quan hệ giữa lãi suất
và giá cổ phiếu, và sự thay đổi giá cổ phiếu so với sự thay đổi lãi suất tại 15 quốc gia phát triển và đang phát triển
(Alam và Uddin 2009). Từ đó các tác giả rút ra kết luận rằng lãi suất có tác động nghịch biến mạnh mẽ đến sự
thay đổi của giá cổ phiếu trên thị trường (Alam và Uddin 2009).
Ttrong bối cảnh đại dịch, NHNN đã nhiều lần thay đổi lãi suất vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng.
Việc thay đổi lãi suất do đại dịch này có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngân hàng và mức độ dao động của giá

cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán. Do vậy, tác giả đặt ra các giả thuyết như dưới đây, để kiểm
nghiệm mối tương quan đặt ra ở trên:


22hàng có tác động ngược chiều với sự biến động giá
H3a: Lãi suất vay qua đêm trên thị trường liên ngân
cổ phiếu của các NHTM niêm yết.
H3b: Lãi suất vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng có tác động có ý nghĩa đến mức độ biến động
giá cổ phiếu của các NHTM niêm yết trong kỳ.

2.4.2. Các giả thuyết liên quan đến tác động của đại dịch COVID-19
2.4.2.1. Giả thuyết về thông tin số ca mắc COVID mới
Trong bài luận này tác giả đưa ra một vài giả thuyết liên quan đến đại dịch để kiểm nghiệm mức độ tác
động của đại dịch đối với giá cổ phiếu ngành ngân hàng tại Việt Nam. Tác giả phỏng đoán rằng, thơng tin số ca
mắc mới có khả năng tác động ngược chiều đến sự biến động giá cổ phiếu các NHTM niêm yết và tác động cùng
chiều đến mức độ biến động của giá trong kỳ, do đây là thông tin ảnh hưởng đến tâm lý và niềm tin của nhà đầu
tư trên thị trường. Tuy nhiên, thực tế có thể khác dự đốn.Do vậy, giả thuyết này cần được kiểm chứng bằng mơ
hình định lượng với các giả thuyết H4a và H4b.
H4a: Số ca mắc mới có tác động ngược chiều với sự biến động giá cổ phiếu của các NHTM niêm yết.
H4b: Số ca mắc có tác động có ý nghĩa đến mức độ biến động giá cổ phiếu của các NHTM niêm yết trong kỳ.

2.4.2.2. Giả thuyết về thông tin số doanh nghiệp dừng hoạt động
Đối với số doanh nghiệp dừng hoạt động, tác giả cũng đưa ra dự đốn sẽ có tác động tiêu cực đến giá cổ
phiếu ngân hàng trên thị trường, do ảnh hưởng từ việc nhiều khoản vay của doanh nghiệp trở thành nợ xấu có rủi
ro mất vốn. Tác giả dự đoán rằng mức độ biến động giá sẽ bị ảnh hưởng bởi số doanh nghiệp dừng hoạt động
trong kỳ, do sự bất ổn và rủi ro mà thông tin này đem lại cho thị trường chứng khốn nói chung, và cổ phiếu
ngành ngân hàng nói riêng. Tác giả đưa ra giả thuyết H5a và H5b như sau:
H5a: Số doanh nghiệp dừng hoạt động có tác động ngược chiều với sự biến động giá cổ phiếu của các
NHTM niêm yết.
H5b: Số doanh nghiệp dừng hoạt động có tác động có ý nghĩa đến mức độ biến động giá cổ phiếu của các

NHTM niêm yết trong kỳ.
Như vậy, tác giả đã đưa ra các giả thuyết cụ thể dựa trên các cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên
cứu. Tác giả sẽ tập trung xây dựng phương pháp nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu ở Chương 3.


23

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này kỳ vọng đưa ra những kết luận có ý nghĩa về tác động của đại dịch COVID-19, vì vậy tác giả
sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích theo hướng định lượng để quan sát, đo lường quan hệ giữa biến độc
lập là các nhân tố ảnh hưởng và biến phụ thuộc là sự biến động giá cổ phiếu của các NHTM niêm yết.
Có nhiều phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích mức độ ảnh hưởng của đại dịch đến sự biến
động giá cổ phiếu các NHTM trên thị trường. Trước hết, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đưa ra
các nhận định chung cơ bản về mẫu dữ liệu được sử dụng. Tiếp đến, phương pháp hồi quy tuyến tính với các mơ
hình đơn biến và đa biến được sử dụng để ước lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên sự thay đổi giá cổ
phiếu của các NHTM niêm yết.
Mẫu dữ liệu được sử dụng là giá đóng cửa cuối ngày của 16 mã cổ phiếu ngân hàng được niêm yết trên các
sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam (HoSE, HNX) trong hai năm 2020-2021. Như vậy, mẫu dữ liệu là tương
đối lớn và bao quát trong nhóm ngành ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu ngân hàng
thương mại niêm yết là các cổ phiếu có vốn hóa lớn và thường có tính ổn định, ít biến động. Tác giả hi vọng sẽ có
cái nhìn tổng thể đối với sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 lên nhóm cổ phiếu này với kỳ vọng có thể nhìn
thấy một vài điều bất thường trong đại dịch để phân tích và bàn luận.
Trong bài nghiên cứu này, với đối tượng nghiên cứu là sự biến động giá cổ phiếu các NHTM niêm yết trên
thị trường, tác giả tập trung xem xét và đo lường giá cổ phiếu và mức độ biến thiên của giá cổ phiếu trên thị
trường trong kỳ. Từ đó, tác giả đưa ra các định hướng nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của
các nhân tố đến giá cổ phiếu và sự biến động giá cổ phiếu trên thị trường, với mục đích làm rõ sự ảnh hưởng từ
nhiều khía cạnh của đại dịch đối với sự biến động giá cổ phiếu của các NHTM niêm yết sau mỗi ngày, mỗi quý,
và mức độ biến động giá trong kỳ .

Đầu tiên, để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến sự biến động giá cổ phiếu của các
NHTM niêm yết trên thị trường, cách tiếp cận thứ nhất nghiên cứu mối liên hệ trực tiếp giữa yếu tố có ý nghĩa
đặc trưng của đại dịch COVID-19 và sự thay đổi giá cổ phiếu qua mỗi ngày. Nhân tố ảnh hưởng được lựa chọn ở
đây là thông tin số ca mắc mới trong ngày, từ ngày đầu phát hiện dịch cho đến thời điểm 31/12/2021. Đây là
thơng tin chính thống, liên tục được cập nhật, tổng hợp từ Bộ Y tế Việt Nam, và được người dân quan tâm qua
mỗi ngày, đặc biệt trong những giai đoạn diễn biến phức tạp của đại dịch. Vì vậy, tác giả nhận định có thể nghiên
cứu sự ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch COVID-19 đến giá cổ phiếu ngân hàng trên thị trường, thông qua sự tăng
giảm giá cổ phiếu phụ thuộc vào sự tăng giảm số lượng ca mắc mới mỗi ngày.
Thứ hai là định hướng nghiên cứu ảnh hưởng gián tiếp, đo lường tác động của các yếu tố vĩ mô lên giá cổ
phiếu theo các quý trong đại dịch COVID-19, bên cạnh các nhân tố đại dịch. Đại dịch COVID-19 đã gây ảnh
hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam. Bởi vậy, các yếu tố vĩ mơ phản ánh tình hình phát
triển của nền kinh tế được xét đến. Cụ thể, đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng đến các yếu tố vĩ mô như tốc
độ tăng trưởng GDP so với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng CPI, lãi suất điều hành của NHNN, số doanh
nghiệp bị giải thể, ngừng hoạt động do dịch, và các yếu tố này sẽ góp phần ảnh hưởng đến sự biến động giá cổ
phiếu các NHTM trên thị trường. Theo các tài liệu nghiên cứu từ trước, có một số yếu tố kinh tế vĩ mơ được kiểm
chứng là có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên thị trường. Như vậy có thể nói, đại dịch COVID-19 đã gián tiếp gây


×