Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Báo cáo tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên ở Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.42 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
170 An Dương Vương, TP. Quy Nhơn, Bình Định
Điện thoại: 02563 846 156 Fax: 02563 846 089 Web: www.qnu.edu.vn
Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Chất lượng - Sáng tạo - Nhân văn
___________________________

BÀI BÁO CÁO
Khoa:

KHOA HỌC XÃ HỘI- NHÂN VĂN

Học phần:

ĐỊA LÝ NHẬT BẢN

Đề tài báo cáo: TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN Ở NHẬT BẢN

Bình Định, ngày 12 tháng 05 năm 2022

Thành viên
1. Mai Nguyễn Ái Vy
2. Bùi Ngọc Lâm

Xếp loại


3. Nguyễn Diệp Thanh Thảo
4. Lê Phạm Anh Thư
5. Nguyễn Thị Mỹ Linh
6. Đồng Thị Yến Nhi


7. Lê Thị Như Quỳnh
8. Nguyễn Trung Thật
9. Nguyễn Văn Cường
10. Phan Thị Diệu Linh
11. Lê Ngọc Đồng
12. Nguyễn Thanh Nhàn


BÁO CÁO TÌM HIỂU VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN
NHẬT BẢN

( Hồ Kawaguchi yên bình bên chân núi Phú Sĩ )

Mục Lục
I. MỞ ĐẦU
II. NỘI DUNG
1. Cảnh quan thiên nhiên ở Nhật Bản
2. Các yếu tố địa hình, địa chất ở Nhật Bản
3. Khí hậu của Nhật Bản
4. Thủy văn của Nhật Bản
5. Hệ sinh thái của Nhật Bản
6. Một số di sản thiên nhiên của Nhật Bản
7. Tài nguyên du lịch tự nhiên của Nhật Bản có tác dụng như thế nào đối với
nền kinh tế xã hội Nhật Bản

III. TỔNG KẾT



I. MỞ ĐẦU

Nhật Bản là một quần đảo hình cánh cung nằm ở sườn đông của đại lục Châu Âu
và Châu Á phía Tây Bắc Thái Bình Dương, bên rìa phía đông của biển Nhật Bản và biển
Hoa Đông, phía tây giáp với bán đảo Triều Tiên qua biển Nhật Bản, phía bắc giáp với
vùng Viễn Đông của Liên bang Nga theo biển Okhotsk và phía nam giáp với đảo Đài Loan
qua biển Hoa Đông. Được biết đến với cái tên : Đất nước mặt trời mọc hay xứ sở hoa anh
đào. Nhật Bản bao gồm bốn hòn đảo chính: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu, cùng
với nhóm đảo Ryukyu (Okinawa) và nhiều hòn đảo nhỏ khác.
Nhật Bản là một xứ sở có phong cảnh được coi là một trong những nơi đẹp nhất
thế giới, được đánh giá là một trong 10 đất nước tuyệt vời nhất trên thế giới (năm 2010) và
cũng là đại diện châu Á duy nhất có mặt trong danh sách này với bốn mùa thay đổi rõ rệt:
mùa xuân với hoa anh đào nở dần từ nam lên bắc, mùa hè cây cối xanh mướt, mùa thu lá
phong đỏ thắm từ bắc xuống nam, mùa đông tuyết trắng tinh khôi. Núi Phú Sĩ là ngọn núi
cao nhất Nhật Bản, nằm giữa đồng bằng, lại có tuyết bao phủ nơi phần đỉnh núi, là nguồn
cảm hứng của rất nhiều văn sĩ và thi sĩ cũng như của các văn nghệ sĩ, trong đó có các
nhiếp ảnh gia và họa sĩ khắp bốn phương.
Cùng với những đặc điểm tự nhiên và văn hóa dân tộc của mình, đã tạo nên một
Nhật Bản độc nhất và đặc biệt. Để khi nhắc đến Nhật Bản người ta dễ dàng nói ra những
đặc trưng, đặc sản của nơi đây. Dựa trên những tiềm năng vốn có của mình Nhật Bản luôn
là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất trên thế giới và thu hút được đông
đảo du khách từ khắp nơi đổ về. Đất nước này không chỉ được mẹ thiên nhiên ưu ái với
những thắng cảnh đẹp, khí hậu tuyệt vời, địa danh thu hút say đắm lòng người mà còn có
một nền văn hóa truyền thống cũng như tác phong sống và làm việc vô cùng tuyệt vời
khiến bất cứ du khách nào cũng tò mò muốn được khám phá. Để lí giải được vì sao Nhật
Bản có một sức hút mạnh mẽ như vậy đối với du khách trong và ngồi nước thì chúng ta
sẽ cùng tìm hiểu về tài nguyên du lịch tự nhiên ở Nhật Bản.

1


II. NỘI DUNG

Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa
mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yêu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho
mục đích du lịch.
1, Cảnh quan thiên nhiên của Nhật Bản
Nhật Bản không chỉ được biết đến với nền kinh tế phát triển hàng đầu, nền ẩm thực
tinh tế đậm đà bản sắc hay lối sống “chuẩn mực” mà còn nổi tiếng với cảnh sắc thiên
nhiên đa dạng. Có thể thấy, ít có quốc gia nào được thiên nhiên ưu ái như “đất nước mặt
trời mọc” bởi mỗi mùa, thiên nhiên đều đem đến cho Nhật Bản một “hương sắc” riêng độc
đáo.
Là một quốc đảo nằm ở sườn Đông của Châu Á, Nhật Bản tuy không có nhiều tài
nguyên, xong lại sở hữu cảnh quan thiên nhiên hữu tình và đặc biệt, mùa nào cũng đẹp,
cũng nên thơ. Đây cũng chính là lý do khiến “đất nước Phù Tang” luôn hấp dẫn trong mắt
du khách quốc tế, cũng là một trong những lý do khiến đất nước này thu hút các du học
sinh đến học tập và trải nghiệm.
Gắn liền với mùa xuân Nhật Bản là hình ảnh hoa anh đào khoe sắc. Do đặc trưng
địa hình nên hoa anh đào bắt đầu nở ở phía Nam vào cuối tháng 3 và di chuyển dần lên
phía Bắc. Đây là thời điểm lý tưởng cho những hoạt động ngoài trời với thời tiết vô cùng
dễ chịu. Lúc này, trên khắp các nẻo đường, tuyến phố ở cả nông thôn và thành thị, đâu đâu
cũng tràn ngập sắc hoa anh đào trắng hồng đẹp đến nao lòng.
Không còn những con đường phủ đầy hoa anh đào như những ngày đầu xuân, mùa
hè, Nhật Bản tạo đặc trưng với vẻ đẹp rất riêng. Đó là sắc nắng vàng tràn ngập không gian,
những cơn gió mang hương vị mát lành, là rộn rã lễ hội pháo hoa, là những vườn oải
hương tím mênh mang hay vẻ đẹp rực rỡ của hoa cỏ mùa hè xen lẫn những con đường rợp
bóng cây.
Mùa thu được xem là thời điểm lý tưởng nhất để khám phá cảnh đẹp Nhật Bản.
Dưới khí trời mát lạnh, nắng vàng dịu và bầu trời trong xanh, rất thích hợp để thưởng
ngoạn. Người Nhật thường gọi mùa thu là mùa lá đỏ, khi các lá chuyển sang màu vàng và
màu đỏ…tạo nên bức tranh khung cảnh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ.
Mùa đông tại “đất nước mặt trời mọc” rất lạnh. Tuy nhiên, không vì thế mà nó
2



không đẹp, phong cảnh Nhật Bản mùa đông hiện lên lãng mạn như trong những câu
chuyện cổ tích với tuyết phủ trắng xóa đầy lãng mạn. Mang trong mình nét đẹp hấp dẫn và
độc đáo, phong cảnh Nhật Bản vô cùng đa dạng và ấn tượng với bốn mùa rõ rệt. Chính nét
đẹp riêng biệt này đã giúp Nhật Bản trở thành điểm đến lý tưởng cho khách du lịch và cả
những du học sinh quốc tế.
2, Các yếu tố địa hình , địa chất ở Nhật Bản
Địa hình Nhật Bản không hiểm trở, chủ yếu là đồi núi chiếm 80% diện tích đất
nước, mỗi đảo đều có dãy núi làm trục. Núi chiếm 61% diện tích tự nhiên, đồi 11,8%, cao
nguyên 11%, vùng đất thấp và trũng 13,8% và 2,4%.
Nhật Bản có 250 ngọn núi cao trên 2000m, 13 ngọn núi cao trên 3000m (Yariga:
3180m, Shirane: 3192m). Quần đảo Nhật Bản nằm ngay trên vòng đai lửa Thái Bình
Dương, có khoảng 200 núi lửa. Nhật Bản nằm trên đai địa chất chưa ổn định, nên thường
xuyên chịu ảnh hưởng của các trận động đất, núi lửa và sóng thần. Hiện nay nhiều núi lửa
đã tắt, còn 120 ngọn núi lửa đang hoạt động, trung bình mỗi năm Nhật Bản phải chịu đựng
1000 trận động đất lớn nhỏ. Làm tăng chi phí để xây dựng, hủy hoại các cơ sở kinh tế và
cướp đi nhiều sinh mạng con người. Núi Phú Sĩ cao nhất 3776m là ngọn núi đã hoạt động
và phun trào lần cuối cùng vào năm 1707.
Đồng bằng nhỏ hẹp và chủ yếu chạy dọc theo các dòng sông chính, những sườn
núi thấp và dọc theo bờ biển, diện tích đất canh tác chiếm hơn 10% diện tích lãnh thỗ, trên
đảo Honshu có đồng bằng Canto tương đối lớn, ngồi ra còn có đồng bằng Osaka, Nobi.
Do thiếu đất đai nên các sườn dốc 15˚ vẫn được khai thác.
Các yếu tố này mang lại những thuận lợi và khó khăn nhất định đến du lịch tự
nhiên của Nhật Bản. Về khó khăn, có thể kể đến như là làm thay đổi cấu trúc tự nhiên, ảnh
hưởng đến hoạt động du lịch, gây nỗi lo lắng cho du khách khi lựa chọn điểm tham quan,
…Về thuận lợi, có nhiếu suối khống nóng là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng cho hàng triệu
người Nhật Bản. Tạo cảnh quan đẹp, khí hậu núi trong lành có ý nghĩa cho phát triển du
lịch.


3, Khí hậu của Nhật Bản
3


Khí hậu Nhật Bản phần lớn là kiểu khí hậu ôn đới đều có tuyết rơi vào mùa đông,
nhưng biến đổi rõ rệt từ Bắc vào Nam.
3.1) Khí hậu Nhật Bản phân theo vùng:
Đặc điểm địa lý Nhật Bản có thể phân chia thành 6 vùng khí hậu chủ yếu:
Hokkaidō: vùng cực bắc có khí hậu ôn đới lạnh với mùa đông dài và rất lạnh, mùa
hè mát mẻ. Lượng mưa không dày đặc, nhưng các đảo thường xuyên bị ngập bởi những
đống tuyết lớn vào mùa đông.
Biển Nhật Bản: trên bờ biển phía tây đảo Honshuu, gió Tây Bắc vào thời điểm mùa
đông mang theo tuyết nặng. Vào mùa hè, vùng này mát mẻ hơn vùng Thái Bình Dương dù
đôi khi cũng trải qua những đợt thời tiết rất nóng bức do hiện tượng gió Phơn về mùa hè.
Cao nguyên trung tâm: một kiểu khí hậu đất liền điển hình, với sự khác biệt lớn về
khí hậu giữa mùa hè và mùa đông, giữa ngày và đêm. Lượng mưa nhẹ.
Biển nội địa Seto: các ngọn núi của vùng Chūgoku và Shikoku chắn cho vùng khỏi
các cơn bão gió mùa, mang đến khí hậu ấm áp ẩm ướt mùa hè và tuyết rơi vào mùa đông.
Biển Thái Bình Dương: bờ biển phía đông có mùa đông lạnh tuyết rơi nhẹ, mùa hè
thì nóng và ẩm ướt do gió mùa Tây Nam.
Quần đảo Tây Nam: quần đảo Ryukyu có khí hậu cận nhiệt đới, với mùa đông mát
khô hanh và mùa hè nóng ẩm, song vùng này hiếm khi có tuyết xảy ra. Lượng mưa trong
năm cao, đặc biệt là vào mùa mưa bão ở mức khá cao.
3.2) Khí hậu Nhật Bản phân theo mùa
Khí hậu Nhật được phân hóa rõ ràng theo mùa. Yếu tố khiến chênh lệch các mùa
rõ rệt nhất là nhiệt độ. Mùa thu và xuân nhìn chung thời tiết dễ chịu, mùa hạ mưa nhiều và
độ ẩm cao. Mùa đông có tuyết rơi nên khá lạnh.
a. Mùa xuân
Mùa xuân Nhật Bản được coi là thời điểm đẹp nhất ở xứ sở mặt trời mọc. Tuy
nhiên, mùa xuân kéo dài khá ngắn, chỉ rơi vào tầm 3 tháng từ tháng 3- tháng5. Khí hậu

Nhật Bản vào mùa xuân khá lạnh nhưng không lạnh bằng mùa đông. Có lúc trời cũng có
tuyết rơi nhưng không quá thường xuyên. Đây cũng là thời điểm ngành du lịch phát triển
nhất và người dân bản địa khá ưa chuộng các hoạt động ngoài trời vào thời gian này.
4


b. Mùa ha
Mùa hè Nhật Bản có nền nhiệt độ khá cao nhưng không gay gắt. Độ ẩm cao và
mưa nhiều vào tháng 6- tháng 7 là đặc điểm nổi bật của thời tiết mùa này. Ngoại trừ
Hokkaido thì tồn bộ nước Nhật đều có mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho cây cối
phát triển.
c. Mùa thu
Mùa thu rơi vào tầm tháng 9- tháng 11, có thời tiết khá dễ chịu và mát mẻ, không
quá lạnh như mùa đông và không mưa nhiều như mùa hè. Tuy nhiên, trong khoảng thời
gian này có nhiều cơn bão xuất phát từ phía tây đổ bộ vào Nhật Bản gây ra nhiều thiệt hại
về người và của. Tuy nhiên, cảnh quan mùa thu ở Nhật khá đẹp và lãng mạn, thu hút nhiều
du khách đến đây nghỉ dưỡng và tham quan.
d. Mùa đông
Mùa đông, rơi vào tầm tháng 12- tháng 2, nhiệt độ thường hạ thấp đến âm độ và
chênh lệch so với mùa hè lên tới 30 độ C. Vào thời gian này, không khí khô và tuyết rơi ở
nhiều nơi. Đặc biệt rơi nhiều hơn ở vùng phía bắc và gần biển, gần như tuyết phủ trắng
xóa vào mùa đông.
Gió mùa đông bắc thổi từ lục địa châu Á bị chắn bởi hệ thống đồi núi ở Nhật tạo
nên tuyết rơi nhiều từ Hokkaido tới trung tâm Honshuu. Tuyết gây cản trở khá lớn đến
giao thông và buôn bán trên khắp cả nước. Nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương,
nằm ở điểm nối của ba vùng kiến tạo địa chất đã khiến Nhật Bản thường xuyên phải chịu
các dư chấn động đất nhẹ cũng như các hoạt động của núi lửa. Các cơn động đất có sức
tàn phá, thường dẫn đến sóng thần, diễn ra vài lần trong một thế kỷ.
4, Thủy văn của Nhật Bản
Nhật Bản có nhiều sông suối hồ, do địa hình nên không có sông lớn, nhưng có rất

nhiều sông nhỏ, chủ yếu là sông miền núi: ngắn, dốc, nước chảy xiết, nhiều thác ghềnh.
Sông dài nhất hơn 300km: Sinano 369km, Ibikari 365km, Tônki 322km. Trữ năng của
dòng sông có thể lên đến 20tr KW. Sông ngắn dốc chảy xiết ít có giá trị giao thông tàu bè
đi lại khó khăn nhưng có giá trị về thủy điện và cung cấp một phần nước tưới. Vào mùa
mưa nhiều nước sông tràn bờ gây lũ lụt, lúc tuyết phủ sông không đủ nước tưới. Trên núi
có nhiều hồ đẹp và thác nước mơ mộng làm tôn vẻ đẹp cho thiên nhiên nhật bản.
5


Do có nhiều núi lửa nên Nhật Bản có hệ thống chằn chịt suối nước nóng hơn
20.000 suối là tài nguyên phong phú cho du lịch.
5, Hệ sinh thái của Nhật Bản
Các khu sinh thái của Nhật Bản: Nhật Bản là một quần đảo gồm núi và bờ biển, từ
phía Nam cận nhiệt đới ấm áp đến phía Bắc tương đối lạnh. Bờ biển, núi và sông của Nhật
Bản có hệ động thực vật đa dạng, một số trong đó là đặc hữu.
Rừng rụng lá Hokkaido được phân loại trong rừng lá ôn đới và rừng hỗn hợp biome.
Rừng sinh thái này bao phủ các đồng bằng và những ngọn đồi thấp của đảo Hokkaidoaido
của Nhật Bản. Khu vực này được đặc trưng bơi cây lá kim, sồi, tro, gỗ trầm và một cây tre
lùn. Lượng mưa trung bình hằng năm của khu vực được ghi nhận ở mức 1.150 mm trong
khi nhiệt độ trung bình là 8 độ C. Các lồi động vật có vú trong khu vực bao gồm cáo đỏ,
hưu sika và gấu nâu Hokkaido.
Rừng lá kim Honshu alpine được phân loại trong khu rừng lá kim ôn đới Biome.
Vùng sinh thái bao gồm các vùng núi trên khắp vùng đông bắc của Honshu và một phần
của bán đảo Oshima ở đảo. Khu vực là nơi sinh sống của các loài avifauna như chim sẻ hạt
dẻ đốm, chim chích Bắc cực, đại bàng vàng và ptarmigan đá.
Vùng sinh thái biển Okshotsk được phân loại trong quần xã sinh vật biển ôn đới
Bắc Thái Bình Dương. Quần sinh thái bao gồm nhiều hòn đảo ngăn cách biển với Thái
Bình Dương, bao gồm đảo Hokkaido lớn thứ 2 của Nhật Bản. Động vật thuỷ sinh có rất
nhiều trong vùng sinh thái này, với cách loài như cá minh thái walleye, cái mòi Thái Bình
Dương, cua hồng đế vàng và cá trích. Động vật trong khu vực bao gồm hải cẩu lông Bắc,

sư tử biển và hải cẩu ruy băng.
Rừng thường xanh Taiheiyo: Khu sinh thái rừng thường xanh Taiheiyo được phân
loại trong rừng lá rộng ôn đới và hỗn hợp Biome. Vùng sinh thái nằm ở phía Thái Bình
Dương của quần đảo Honshu, Kyushu và Shikoko và nó nằm giữa một vùng đồng bằng,
đồi, sông, núi thấp và suối. Vòng nguyệt quế và các loại cây sồi thống trị các khu rừng.
Phần còn lại của chín vùng sinh thái rừng của Nhật Bản là rừng là kim của
Hokkaidoaido, quần đảo thường xanh cận nhiệt đới của quần đảo Nansei, rừng thường
xanh của Nihonkai, rừng ẩm nhiệt đới cận nhiệt đới Ogasawara và rừng rụng lá Taiheiyo
montane. Các vùng sinh thái biển khác ở Nhật Bản là Biển Hoa Đông, Kuroshio hiện tại,
6


rạn san hô Ogasawara, Oyashio hiện tại. Rạn san hô Ryukyu và biển Nhật Bản.
6, Một số địa điểm du lịch thiên nhiên của Nhật Bản
1. Núi Phú Sỹ
Núi Phú Sỹ hay núi fuji nằm trên đảo honshu là ngọn núi cao nhất Nhật Bản với độ
cao 3,776, 24 trên mực nước biển. Là đỉnh núi cao thứ 2 trên một hòn đảo tại Châu Á và
thứ 7 trên thế giới. Là một biểu tượng nổi tiếng của nước Nhật, được hình thành khoảng
100.000 năm trước, là một núi lửa dạng tầng đã ngưng hoạt động với lần phun trào cuối
vào năm 1707-1708.
2013 đã được UNESCO thêm vào danh sách di sản thế giới nhờ giá trị văn hoá. Di
sản này bao gồm 25 địa điểm nằm trong khu vực núi Phú Sỹ bao gồm khu vực núi thiêng,
đền thờ đạo thần Núi. Phú Sỹ quanh năm tuyết phủ trắng xoá là một trong những biểu
tượng bất biến của đất nước mặt trời mọc.
Tại đây, bạn có thể trượt tuyết, làm người tuyết, đi dạo và chụp ảnh. Thời gian nhiều
người đăng sơn Phú Sỹ nhất là trong khoảng 2 tháng, từ mùng 1 tháng 7 đến 27 tháng 8.
Có khoảng 200,000 lượt người leo lên ngọn núi này mỗi năm, trong đó 27% là người nước
ngồi.
2. Đảo Yakushima
Được biết với hình dạng ngũ giác đặc biệt, hay còn được người Nhật gọi với cái tên

Ốc Cửu đảo. Đảo có diện tích 501 km2, có hơn 30 ngọn núi cao hơn 1000m và được rừng
rậm bao bọc xung quanh nằm tại phía Nam kyushu thuộc huyện kagoshima. Là một trong
những hòn đảo đẹp nhất Nhật Bản, tại đây có nhiều thực vật đa dạng và phong phú bậc
nhất Nhật Bản khó nơi nào có thể sánh bằng. Nổi tiếng với hơn 50 loài hoa và hàng trăm
loại rêu quý phủ kín nhiều mòn đá trong rừng, động vật cũng đa dạng không kém. Đặc biệt
có nhiều loại chim quý đang đe doạ tuyệt chủng như cổ đỏ Ryukyu hoặc chim hét Izu. Nếu
đã đến đảo Yakushima, du khách không nên bỏ qua thác Toroki. Ngọn thác này khá đặc
biệt khi nước trực tiếp đổ xuống biển và hai bên được bao bọc bởi 2 vách đá dựng đứng
tạo ra khung cảnh hùng vĩ, bọt nước trắng xoá.
3. Núi Kuji
Dãy núi Kuji nằm dọc theo đường cao tốc Yamanami, tỉnh Oita, đảo Kyushu. Núi
Kuji là đỉnh núi cao thứ hai (1786m) ở vườn quốc gia, đỉnh núi cao nhất ở khu vực này là
7


Nakadake (1791m). Hầu hết được bao bọc bởi các đường mòn cần đi bộ kéo dài, hai
đường mòn chính là Chojabaru và đèo Makinoto. Trên đường lên đỉnh núi, sườn núi sực
sỡ sắc màu là điểm khá tuyệt vời để thưởng ngọn. Thời tiết nơi này rất lạnh, sương mù bao
phủ lên những tán cây. Bên cạnh đó những lồi hoa đẹp thường nở khá nhiều theo mùa
nhưng trừ mùa đông lạnh giá. Từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 là thời điểm của loài hoa
Miyama Kirishima (1 loại đỗ quyên)có màu hồng tươi sáng chỉ nở tại khu vực này trên thế
giới. Thảm hoa được tạo ra đem lại nhiều sự bất ngờ đối với du khách khi đến thưởng
ngọn. Bên cạnh đó bạn có thể khám phá thêm hoa Kisuge vào mùa hè và Matsumushisou
khi thu đến.
Bên cạnh đó ở Nhật Bản có đến 4 địa điểm được UNESCO công nhận là di sản
thiên nhiên thế giới. Những di sản này mỗi nơi mang một vẻ đẹp đặc trưng hùng vĩ khác
nhau. Dưới đây là một số di sản thiên nhiên ở Nhật Bản có giá trị về mặt du lịch.
1. Núi Shirakami
Đây là một dãy núi trải dài phía Tây Nam khu vực Aomori Akita. Núi Shirakami
được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới ở Nhật Bản bởi vì nó có một khu rừng cây

sồi vĩ đại. Trên núi có một khu bảo tồn để khách du lịch thấy được sự thay đồi qua 4 mùa ở
vùng núi Shirakami và tìm hiểu mối quan hệ của cây sồi với hệ sinh thái xung quanh. Tại
vùng núi này có khu rừng sồi nguyên sinh lớn nhất thế giới với độ tuổi từ 8000 đến 12000
năm. Theo các nhà khoa học, đây là rừng sồi nguyên sinh duy nhất tại Châu Á và trên thế
giới không bị ảnh hưởng bởi bàn tay con người. Ngoài ra trong rừng đa dạng các loài thực
vật sinh sống và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp thu hút khách du lịch nước ngoài đam mê
khám phá thiên nhiên đến tham quan và tìm hiểu.
2. Bán đảo Shiretoko ở Hokkaido
Shiretoko là nơi lạnh nhất ở Hokkaido và Nhật Bản. Vào mùa đông cả khu vực bị
bao phủ bởi băng trôi tạo nên một cảnh đẹp hùng vĩ và tráng lệ hút hồn khách du lịch. Đặc
biệt tại đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng những lồi động vật có nguy cơ tuyệt chủng như
đại bàng vai trắng hay loài cú cá quý hiếm - Bubo blakistoni, thác Kamuiwakka có suối
nước nóng chảy qua, thác Oshinkoshin hùng vĩ.
3. Quần đảo Ogasawara ở Tokyo
Quần đảo Ogasawara tại Tokyo cũng là một trong những di sản thiên nhiên thế giới
8


tại Nhật Bản được UNESCO công nhận. Đây là một trong những điểm nổi tiếng của du
lịch Nhật Bản. Có khoảng 30 hòn đảo nằm rải rác trong khu vực dài 400 km theo hướng
Bắc – Nam và 960 km về phía Nam của đảo Honshu. Đây là nơi bảo tồn nhiều loài sinh
vật quý hiếm trên thế giới cũng như có hệ sinh thái rất phong phú, đa dạng. Tuy đây chỉ là
quần đảo nhỏ nhưng lại là nơi sinh trưởng của các lồi thực vật q hiếm, có giá trị cao
trong nghiên cứu y học mà không nơi nào có được. Để bảo vệ hệ sinh quý giá nơi đây, du
khách khi đến quần đảo này bị cấm đem hạt giống hay các động vật ngoại lai lên đảo.
Ngồi ra quần đảo này không chỉ có phong cảnh đẹp, hệ động thực vật quý hiếm và còn có
những bãi biển nguyên sơ, yên tĩnh thu hút khách du lịch đến nghỉ ngơi và vui chơi.
4. Đảo Yakushima với cây cổ thụ Jomon Sugi 7200 năm tuổi
Đảo Yakushima thuộc tỉnh Kagoshima và được UNESCO công nhận là di sản thiên
nhiên thế giới vào năm 1993. Đây là di sản thiên nhiên thế giới đầu tiên ở Nhật Bản được

UNESCO công nhận. Hòn đảo này là khu rừng toàn những cây tuyết tùng Yakusugi. Đặc
biệt đây là loại cây chỉ sinh trưởng ở đảo, với mật độ dày đặc và có tuổi thọ dài nhất so với
các họ cây tuyết tùng khác trên thế giới. Trong đó, có cây tuyết tùng cổ thụ Jomon Sugi
7200 năm tuổi. Hòn đảo thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham
quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt diệu của những khu rừng tuyết tùng, núi non hùng vĩ
và cây cổ thụ lớn tuổi nhất thế giới. Một lí do thu hút du khách đến với hòn đảo đó chính
là vẻ đẹp ảo diệu huyền ảo của hòn đảo này được lấy làm bối cảnh trong bộ phim
Mononoke Hime của hãng Ghibli. Đến đảo bạn chỉ cần tản bộ dọc theo con đường mòn
băng qua khu rừng là có thể đắm mình vào khung cảnh Shiratani Unsuikyo (Bạch Cốc Vân
Thủy Hạp) huyền ảo và ngắm những loại thực vật chỉ có ở đảo.

7, Những ảnh hưởng của du lịch tự nhiên ở Nhật Bản đối với nền
kinh tế- xã hội Nhật Bản
Doanh thu của ngành du lịch: Với những hành động cụ thể, đồng bộ trên, du lịch
Nhật Bản đã có sự phát triển nhanh và bền vững. Năm 2000, tổng doanh thu của ngành Du
lịch chỉ chiếm khoảng 2,2% GDP của Nhật Bản. Đến năm 2001, tổng doanh thu du lịch
quốc tế đạt 5,6 tỷ USD.
Vị thế của Nhật Bản trong trường thế giới về du lịch: Nhật Bản được xếp thứ 4 trên
thế giới về mức chi tiêu du lịch quốc tế với 34,4 tỷ USD. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện
tại, Nhật Bản vươn lên giữ vị trí là nền kinh tế Lữ hành và Du lịch lớn thứ 3 trên thế giới
9


theo đánh giá thường niên của Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới về tác động kinh tế
và tầm quan trọng xã hội của ngành Du lịch.
Đóng góp của du lịch đến nền kinh tế-xã hội:
Năm 2018, hoạt động lữ hành và du lịch của Nhật Bản đã đóng góp 40,604,2 tỷ
yên cho nền kinh tế, tương đương với 367,7 tỷ đô la Mỹ, đưa Nhật Bản trở thành nền kinh
tế lữ hành và du lịch lớn thứ 3 trên thế giới.
Lữ hành và du lịch tại Nhật Bản đã đạt tỷ lệ tăng trưởng 3,6%/năm, đóng góp 7,4%

GDP cho nền kinh tế Nhật Bản; đã hỗ trợ được 4,6 triệu việc làm chiếm 6,9% tổng số việc
làm. Du lịch trở thành ngành “cứu cánh” của Nhật Bản trong bối cảnh nền kinh tế đang
trong thời kỳ suy giảm.
Phát triển du lịch tự nhiên và bảo vệ môi trường:
Việc phát triển du lịch tự nhiên cùng với việc đảm bảo môi trường là vô cùng quan
trọng. Để phát triển du lịch bền vững, Chính phủ Nhật Bản đặc biệt coi trọng việc xây
dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch và cụ thể hóa thông qua các chương trình
hành động. Năm 2008, Nhật Bản công bố Sách Trắng về du lịch, đưa ra những chuẩn mực
cụ thể về phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường.
Theo đó “môi trường” và “phát triển” cùng tồn tại trong sự hài hòa, chứ không
phải là loại trừ lẫn nhau, do đó, để “phát triển bền vững” thì cần phải bảo vệ môi trường.
Đặc biệt trong các hoạt động thúc đẩy du lịch quốc gia cần phải chú ý đến vấn đề bảo vệ
môi trường và vẻ đẹp của các danh lam thắng cảnh. Cho đến thời điểm hiện tại, Nhật Bản
vẫn đang trong quá trình xây dựng và hồn thiện chính sách phát triển du lịch bền vững.

10


III. Tổng kết
Qua những phân tích bên trên, chúng ta đã đi vào tìm hiểu rõ nét về những điều kiện
tự nhiên tạo nên những sự đặc sắc trong du lịch tự nhiên ở Nhật Bản. Có thể thấy, Nhật
Bản có một nguồn tài nguyên về du lịch vô cùng phong phú và thuận lợi cho phát triển du
lịch tự nhiên một cách bền vững. Bên cạnh những thuận lợi như khí hậu ôn hòa tạo cảm
giác thoải mái cho con người hay có bốn mùa rõ rệt đem lại những cảnh quan thiên nhiên
đặc trưng theo từng mùa, từng vùng,...hay vị trí địa lý cửa ngõ trung tâm giúp tàu thuyền
nước ngoài dễ dàng cập bến ghé thăm,…với nhiều ngọn núi lửa từng phun trào mang lại
nguồn khoáng chất dồi dào trong những dòng nước suối là những địa điểm quen thuộc của
người dân Nhật Bản và không thể bỏ qua của du khách là những phòng tắm nước nóng.
Thì Nhật Bản cũng có những khó khăn nhất định từ thiên nhiên, dẫn đến nhiều thiệt hại
nặng nề về người và tài sản, khiến du khách cũng có phần e sợ khi đến Nhật Bản như

thường xuyên xảy ra động đất, sạc lở…và khí hậu nhiều khi cũng có phần cực đoan là mùa
hè rất nóng và mùa đông có tuyết rơi rất lạnh, cản trở lưu thông. Cùng với du lịch tự nhiên
thì du lịch nhân văn tại Nhật Bản cũng rất hấp dẫn, với những kiến trúc từ lâu đời và nền
văn hóa cổ truyền. Đã đem lại cho Nhật Bản những nguồn lợi hấp dẫn từ ngành công
nghiệp không khói này. Do đó Chính phủ Nhật Bản cũng hết sức đầu tư và bảo vệ cho
những di sản tự nhiên này để chúng tiếp tục tồn tại và phát triển.
Tóm lại, qua những tìm hiểu về tài nguyên du lịch tự nhiên ở Nhật Bản một cách chi
tiết, chúng ta đã có thể dễ dàng nhìn nhận những điểm mạnh và yếu trong tự nhiên của
Nhật Bản cũng như những ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế- xã hội Nhật Bản nói chung
và nền du lịch Nhật Bản nói riêng.

11



×