Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Xác định hàm lượng kim loại nặng (Fe, Cd, Pb, Zn và Cu) trong cá Đối mục (Mugil cephalus) ở Quảng Bình, Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.72 KB, 9 trang )

TAP CHI SINH HOC 2019, 41(2se1&2se2): 451–459
DOI: 10.15625/0866-7160/v41n2se1&2se2.14124

DETERMINATION OF HEAVY METALS LEVELS (Fe, Cd, Pb, Zn and
Cu) IN Mugil cephalus FROM QUANG BINH, VIETNAM
Thiep Vo Van1,2,*, Tam Huynh Ngoc1, Phuong Le Thi Thu1
1

Quang Binh University
Pedagogical University of Cracow

2

Received 12 August 2019, accepted 29 September 2019

ABSTRACT
It is well known that fish plays an important role in the human diet. It provides one of the best
sources of protein and the consumption of fish provides polyunsaturated fatty acids and essential
minerals for human health. However contrary to their known benefits, fish may pose potential
risks to human health since they can accumulate substantial concentrations of heavy metals in
their tissues. Mugil cephalus were randomly collected in commercial catches at local markets in
Quang Binh from July to October 2018. Liver, gills and the dorsal muscle were dissected and
analyzed for Lead (Pb), Cadmium (Cd), Iron (Fe), Copper (Cu) and Zinc (Zn) contents by the
flame atomic absorption spectrometer by PerkinElmer AAnalyst 800 at Institute Biology of
University Pedagogical of Cracow, Poland. The concentrations of metals were detected in all
investigated samples. The mean concentration of Fe, Cd, Pb, Zn, and Cu was recorded in gills,
liver and muscle was recorded 5.093, 4.660 and 2.906; 0.022, 0.048 and 0.030; 0.151, 0.122 and
0.111; 1.175, 0.827 and 1.422; 0.915, 1.180 and 1.172 µg/g dry weight, respectively. A health
risk analysis based on target hazard quotient (THQ) estimated for consumptions. Total THQ
values of heavy metals in muscle of Mugil cephalus for men and women were 0.245 and 0.288.
Total THQ values over 1 were not observed, showing that the health risk associated with


exposure to these 5 heavy metals was insignificant.
Keywords: Mugil cephalus, health risk, heavy metals, Quang Binh.

Citation: Thiep Vo Van, Tam Huynh Ngoc, Phuong Le Thi Thu, 2019. Determination of heavy metals levels (Fe, Cd,
Pb, Zn and Cu) in Mugil cephalus from Quang Binh, Vietnam. Tap chi Sinh hoc, 41(2se1&2se2): 451–459.
/>*

Corresponding author email:

©2019 Vietnam Academy of Science and Technology (VAST)

451


TAP CHI SINH HOC 2019, 41(2se1&2se2): 451–459
DOI: 10.15625/0866-7160/v41n2se1&2se2.14124

XÁC ĐỊNH HÀM LƢỢNG KIM LOẠI NẶNG (Fe, Cd, Pb, Zn và Cu) TRONG
CÁ ĐỐI MỤC (Mugil cephalus) Ở QUẢNG BÌNH, VIỆT NAM
Võ Văn Thiệp1,2,*, Huỳnh Ngọc Tâm1, Lê Thị Thu Phƣơng1
Đại học Quảng Bình
Đại học Sư phạm Cracow, Ba Lan
1

2

Ngày nhận bài 12-8-2019, ngày chấp nhận 29-9-2019

TĨM TẮT
Cá khơng những cung cấp một trong những nguồn protein tốt nhất mà còn cung cấp các axit béo

khơng bão hịa và các khống chất cần thiết cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, trái với những
lợi ích đã biết, tiêu thụ cá có thể gây ra những rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe vì chúng có thể tích
lũy đáng kể các kim loại nặng trong các mô của chúng. Cá Đối mục (Mugil cephalus) là một lồi
cá kinh tế vì chất lượng thịt ngon, giá cả phải chăng hơn so với các loài cá đắt tiền khác như cá
Mú, cá Chẽm và được tiêu thụ ngay tại địa phương. Các mẫu cá Đối mục được thu thập ngẫu
nhiên thông qua các ngư dân và các chợ cá ở tỉnh Quảng Bình, từ tháng 7 đến tháng 10 năm
2018. Gan, mang và cơ được mổ xẻ và phân tích các hàm lượng Chì (Pb), Cadimi (Cd), Sắt (Fe),
Đồng (Cu) và Kẽm (Zn) bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử bởi máy quang phổ
PerkinElmer AAnalyst 800 tại Viện Sinh học, trường Đại học Sư phạm Cracow, Ba Lan. Hàm
lượng của kim loại đã được phát hiện trong tất cả các mẫu nghiên cứu. Hàm lượng trung bình của
Fe, Cd, Pb, Zn và Cu được phát hiện trong mang, gan và cơ lần lượt như sau: 5,093, 4,660 và
2,906 (Fe); 0,022, 0,048 và 0,030 (Cd); 0,151, 0,122 và 0,111 (Pb); 1,175, 0,827 và 1,422 (Zn);
0,915, 1,180 và 1,172 (Cu) µg/g khối lượng khơ. Phân tích rủi ro sức khỏe dựa trên chỉ số nguy
hại (THQ) đã được thiết lập. Tổng giá trị THQ của kim loại nặng trong cơ của Mugil cephalus ở
nam và nữ là 0,245 và 0,288. Tổng giá trị THQ được phát hiện đều nhỏ hơn 1. Cho thấy nguy cơ
sức khỏe liên quan đến việc tiếp xúc với 5 kim loại nặng này khi tiêu thụ loài cá Đối mục là
khơng đáng kể.
Từ khóa: Kim loại nặng, Mugil cephalus, nguy cơ sức khỏe, Quảng Bình.

Địa chỉ liên hệ email:

*

MỞ ĐẦU
Ngành cơng nghiệp của tỉnh Quảng Bình
trong những năm gần đây đã có những bước
chuyển mình đáng kể. Tỉnh đã tập trung đầu
tư, hình thành và phát triển các khu cơng
nghiệp, thu hút nhiều nhà máy, xí nghiệp có
cơng nghệ mới, thiết bị hiện đại, với các sản

phẩm có thương hiệu trên thị trường (UBND
tỉnh Quảng Bình, 2011). Cùng với sự phát
triển của ngành cơng nghiệp và nơng nghiệp,
452

thì một lượng đáng kể kim loại nặng được thải
ra môi trường, chúng xâm nhập vào các chuỗi
thức ăn, tích lũy trong cơ thể động vật, như cá
(Gulf et al., 2014). Cá đóng một vai trị quan
trọng trong chế độ ăn uống của chúng ta.
Chúng cung cấp một nguồn protein quan
trọng, các khống chất, vitamin và axit béo
khơng bão hịa, đặc biệt là omega-3
(Mohamed et al., 2009; Pieniak et al., 2010;
Taweel et al., 2013). Tuy nhiên, cá được xem
là nguy cơ rủi ro ảnh hưởng xấu đến sức khỏe


Xác định hàm lượng kim loại nặng trong cá

của người tiêu thụ, vì chúng có thể tích lũy
sinh học các chất gây ô nhiễm từ môi trường
nước và trong các chuỗi thức ăn (Türkmen et
al., 2009; Medeiros et al., 2012). Theo
Florence (2007), khi xâm nhập vào cơ thể,
kim loại nặng có khả năng làm thay đổi hoạt
tính của enzyme và gây rối loạn q trình
chuyển hóa trong cơ thể sinh vật và gây nên
những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe của
sinh vật và con người.

Cá Đối mục (Mugil cephalus) là lồi rộng
muối, chúng có thể sống và sinh trưởng tốt
trong mơi trường nước lợ, lợ mặn và nước
mặn (có thể lên tới trên 70ppt), chúng chịu
được nhiệt độ thấp nhất 10oC, cao nhất đến
40oC… Môi trường sống của chúng thay đổi
tuỳ theo mùa và liên quan tới quá trình di cư
sinh sản (Trần Thị Việt Thanh và Phan Kế
Long, 2015). Với các đặc điểm đó, chúng
thường phân bố lớn ở các vùng cửa sơng, ven
biển. Đây là lồi cá có giá trị kinh tế cao và là
đối tượng tiềm năng được phát triển nuôi ở
một số nước trên thế giới (Trần Thị Việt
Thanh và Phan Kế Long, 2015). Việc giám sát
hàm lượng kim loại nặng trong các mô của cá
cho phép chúng ta có thể đánh giá được các
tác động ô nhiễm của môi trường lên cơ thể
chúng, đồng thời kịp thời phát hiện và đánh
giá rủi ro sức khỏe tiềm ẩn đối với việc tiêu
thụ cá. Trên thế giới, việc đánh giá hàm lượng
lim loại nặng trong loài cá này đã được nhiều
nhà khoa học tiến hành (Chen, 2002;
Maheswari et al., 2006; Dural et al., 2007;
Stancheva et al. 2013; Vasanthi et al., 2013;
Bahhari et al., 2017), tuy nhiên số liệu lại
khan hiếm ở Việt Nam. Chính vì vậy, vấn đề
đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong loài
cá này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
Mục tiêu của nghiên cứu này là làm rõ
nồng độ và mức độ tích lũy của kim loại nặng

(Fe, Cd, Pb, Zn và Cu) trong các mô của
Mugil cephalus được chọn từ ven biển Quảng
Bình. Đồng thời, đánh giá mức độ phơi nhiễm
hàng ngày và nguy cơ ảnh hưởng đến sức
khỏe của người tiêu thụ loài cá này ở khu vực
Quảng Bình. Nghiên cứu cung cấp một cái
nhìn tổng quan về tình trạng kim loại nặng ở
Cá Đối, tạo cơ sở cho các cơ quan quản lý

thực hiện giám sát ô nhiễm môi trường và
thực hiện các biện pháp hiệu quả để giảm rủi
ro sức khỏe tiềm ẩn cho người tiêu thụ.
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Chuẩn bị mẫu cá
50 mẫu cá Đối mục - Mugil cephalus được
thu thập ngẫu nhiên từ ngư dân và các chợ cá
tại 3 khu vực chính ở tỉnh Quảng Bình (Cửa
sơng Rn; cửa sơng Gianh và cửa sông Nhật
Lệ) từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2018. Các
mô của cá bao gồm cơ ở phần cơ lưng, gan và
mang đã được thu thập, đặt trong túi nilon có
dán nhãn và được bảo quản ở -20 đến -18°C
cho đến khi phân tích. Tất cả các quy trình lấy
mẫu được thực hiện theo các hướng dẫn được
Quốc tế công nhận (UNEP, 1991).
Xác định nồng độ kim loại
Việc xác định nồng độ kim loại trong các
mô của Mugil cephalus được tiến hành tại
phịng thí nghiệm của Viện Sinh học, trường

Đại học Sư phạm Cracow, Ba Lan. Sau khi
các mẫu được rã đông, tất cả các mẫu được
sấy khô ở nhiệt độ 60oC bằng tủ sấy Memmert
BE 500 cho đến khi đạt được trọng lượng khô
không đổi. Tiến hành cân khối lượng 2g mỗi
mẫu đã sấy khơ (cân có độ chính xác đến
0,0001 g, loại cân Metler AE240) và đưa vào
các ống nghiệm đã đánh dấu sẵn. Sau đó, các
mẫu được khống hóa cùng với axit nitric
(Ultranal 65%, POCH) trong hệ thống khống
hóa Velp Scientifica DK20, thời gian khống
hóa là 3-5 tiếng. Các dung dịch được lọc và
chuyển sang bình định mức 10 ml (Bổ sung
bằng nước khử ion 18.2 nếu dung dịch của các
mẫu không đạt được 10 ml). Xác định hàm
lượng kim loại (Sắt (Fe), Chì (Pb), Cadimi
(Cd), Kẽm (Zn) và Đồng (Cu)) bằng phương
pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) bởi
máy quang phổ ET-AA 800 (PerkinElmer
AAnalyst 800) trong 10 ml dung dịch được
làm từ các mẫu khống.
Đánh giá rủi ro sức khỏe
Ước tính lượng kim loại tiêu thụ hàng
ngày (Estimated Daily Intake (EDI)).
Lượng kim loại hấp thụ hàng ngày vào cơ
thể người thông qua việc tiêu thụ cá có hai
453


Thiep Vo Van et al.


yếu tố chính, bao gồm nồng độ kim loại nặng
trong các mô của cá và lượng tiêu thụ cá hàng
ngày (Giri & Singh, 2015). Theo đó, EDI của
mỗi kim loại nặng tính theo cơng thức sau:
Cm  Cons
(1)
Bw
Trong đó: EDI là lượng tiêu thụ kim loại ước
tính hàng ngày (g/ngày); Cm là hàm lượng
kim loại trong cơ cá (µg/g); Cons là tỉ lệ tiêu
thụ cá hàng ngày, trung bình 30g/ngày (Han
et al., 1998). Bw là trọng lượng trung bình của
người trưởng thành (58,4 kg đối với nam và
50,8 kg đối với nữ, theo Worlddata (2019)).
Ước tính chỉ số nguy hại (Target hazard
quotients (THQ))
THQ đã được sử dụng để ước tính nguy
cơ khơng gây ung thư của các chất ơ nhiễm
tích lũy trong các mơ của cá. Đó là tỉ lệ của
EDI và tỉ lệ tham chiếu (reference dose (RfD))
được đặt ra bởi USEPA (2009). Theo đó, RfD
của Cd, Pb, Zn, Fe và Cu lần lượt là 0,001;
0,004; 0,3; 0,6 và 0,04 µg/g/ngày.
EDI 

THQ 

EDI
 103

RfD

(2)

Tổng THQ (HI) được tính bằng tổng của
từng THQ kim loại riêng lẻ cho từng lồi cá.
Nếu HI <1 có nghĩa là người tiêu thụ được coi
là an tồn (USEPA, 2011).
Phân tích thống kê
Phân tích phương sai một chiều
(ANOVA) được sử dụng để so sánh mức sai
khác của hàm lượng kim loại giữa các mơ
trong cùng lồi. Kết quả thống kê có ý nghĩa
khi giá trị p bằng hoặc nhỏ hơn 0,05. Tất cả
các tính tốn thống kê đã được thực hiện với
Minitab 16,0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
Tích lũy kim loại nặng trong các mô của cá
Đối mục (Mugil cephalus)
Hàm lượng trung bình của các kim loại nặng
có trong gan, mang và cơ của Mugil cephalus
được trình bày với phân tích thống kê trong
bảng 1.
454

Fe là yếu tố vi lượng có vai trò quan trọng
trong hầu hết các tổ chức của cơ thể như:
Trong hemoglobin (Hb), myoglobin và một số
enzyme, tham gia vào các q trình chuyển hố

như vận chuyển oxy. Một khi thiếu Fe sẽ dẫn
đến bệnh thiếu máu (còn gọi là bệnh thiếu máu
thiếu sắt) (Biswas et al., 2012). Tuy nhiên, một
lượng lớn Fe trên mức sinh lý có thể dẫn đến
các nguy hiểm cho sinh vật sống (Stancheva et
al., 2014). Kết quả của nghiên cứu này cho
thấy hàm lượng của Fe được phát hiện trong
Mugil cephalus theo thứ tự: mang > gan > cơ
(p < 0,05). Kết quả này tương tự với báo cáo
của Vasanthi et al. (2013) tại Chennai, Ấn Độ;
Trước đó, Chen (2002) cũng đã phát hiện nồng
độ Fe ở trong gan của Mugil cephalus cao gấp
nhiều lần so với hàm lượng trong cơ tại đầm
phá Chiku, Đài Loan. Mặc dù trong Quy định
giới hạn tối đa ơ nhiễm sinh học và hóa học
trong thực phẩm của Bộ Y tế (BYT, 2007)
không quy định mức tối đa của Fe, tuy nhiên
mức độ Fe thu được trong nghiên cứu này thấp
hơn nhiều lần so với giới hạn cho phép theo
FAO/WHO (1989).
Cd là một kim loại không thiết yếu, có độc
tính cao (Stancheva et al., 2013). Theo Ahmed
et al. (2016) Cd gây ra những ảnh hưởng xấu
đến gan, q trình sinh sản và thậm chí là ung
thư với một liều lượng tiếp xúc rất thấp.
FAO/WHO (1989) đã khuyến nghị mức tiêu
thụ hàng tuần có thể chấp nhận được là 0,007
mg/kg/trọng lượng cơ thể. Trong nghiên cứu
này, sự phân bố Cd ở trong Mugil cephalus
theo thứ tự: gan > cơ > mang (p <0,05). Kết

quả này giống với nghiên cứu trước đó được
cơng bố bởi Dural et al. (2007) ở Tuzla, Thổ
Nhĩ Kỳ và Vasanthi et al. (2013) ở Chennai,
Ấn Độ. Tuy nhiên kết quả này trái ngược với
công bố của Maheswari et al. (2006) tại
Cochin, Ấn Độ (mang > cơ > gan). So với
Quy chuẩn của Bộ Y tế (BYT, 2011) đối với
giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực
phẩm, thì các mẫu trong nghiên cứu này đều
nằm dưới ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, kết
quả phân tích cho thấy nhiều mẫu gan và
mang vượt quá giới hạn cho phép, cụ thể giá
trị nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt phát hiện ở
trong mang, gan và cơ lần lượt là 0,003–
0,390; 0,003–0,900 và 0,004–0,078 µg/g khối
lượng khơ.


Xác định hàm lượng kim loại nặng trong cá

Bảng 1. Nồng độ của các kim loại nặng (Trung bình ± Độ lệch chuẩn)
trong các mơ của Mugil cephalus (µg/g khối lượng khô)
Hàm lượng kim loại
Cd
Pb
Zn
Cu
M ± SD
M ± SD
M ± SD

M ± SD
0,022 ±
0,151 ±
1,175 ±
0,915 ±
Mang
0,015
0,086
0,782
0,540
Mugil
0,048 ±
0,122 ±
0,827 ±
1,180 ±
cephalus
Gan
0,040
0,118
0,508
0,599
(n = 50)
0,030 ±
0,111 ±
1,422 ±
1,172 ±

0,037
0,088
0,754

0,852
0,1*
0,4*
BYT (2007)
0,05
0,2
30
100
BYT (2011)
0,1
0,3
Ghi chú: *: Áp dụng cho các loài cá ngừ, cá vền, cá ni châu Âu, cá đối, cá thu, cá mịi, cá bơn.
Lồi



Fe
M ± SD
5,093 ±
2,395
4,660 ±
2,029
2,906 ±
1,648

Pb là một yếu tố không thiết yếu đối với
cơ thể sống và đã được báo cáo là yếu tố gây
độc cho hệ thần kinh, thận, gan và nhiều tác
dụng phụ có hại cho sức khỏe của con người
(Garcia-Leston et al., 2010). Bộ Y tế đưa ra

khuyến cáo rằng Pb trong chế độ ăn uống
không được vượt quá 0,025 mg/kg thể
trọng/tuần (BYT, 2011). Kết quả nghiên cứu
cho thấy hàm lượng Pb trong các mô của
Mugil cephalus theo thứ tự mang > gan> cơ,
tuy nhiên theo phân tích ANOVA thì khơng
có sự khác biệt đáng kể giữa các cơ quan này
(p = 0,108). Kết quả này cao hơn so với cơng
bố trước đó của Stancheva et al. (2013) ở hồ
Varna, Bulgaria (0,08 µg/g và 0,07 µg/g khối
lượng khô lần lượt ở trong mang và cơ);
nhưng lại thấp hơn nhiều lần so với các công
bố của Maheswari et al. (2006), Dural et al.
(2007), Vasanthi et al. (2013). Nhìn chung,
kết quả trong nghiên cứu này nằm dưới
ngưỡng cho phép của Bộ Y tế.
Zn là một kim loại thiết yếu trong đời
sống của sinh vật nói chung và con người nói
riêng. Cơ thể cần một lượng Zn nhất định để
thực hiện các chức năng trao đổi chất, quá
trình tổng hợp, phân giải acid nucleic,
protein, là thành phần của các enzyme, tuy
nhiên khi vượt quá giới hạn có thể gây độc
cho tất cả các sinh vật sống bao gồm cả con
người (Ardakani & Jafari, 2014). Kết quả
nghiên cứu này cho thấy, nồng độ Zn trong
Mugil cephalus theo thứ tự: cơ > mang > gan
(p < 0,05). Nồng độ trung bình của Zn trong

báo cáo của chúng tơi thấp hơn so với kết

quả của Maheswari et al. (2006) (42,7; 65,1
và 111,45 µg/g khối lượng khơ, tương ứng
trong cơ, mang và gan), Chen (2002) (2,31
và 46,8 µg/g khối lượng khơ, tương ứng
trong cơ và gan), Vasanthi et al. (2013)
(4,132; 8,058 và 7,467 µg/g khối lượng khơ,
tương ứng trong cơ, mang và gan), nhưng
cao hơn nghiên cứu của Bahhari et al. (2017)
(2,891 và 6,873 µg/g khối lượng khơ, tương
ứng trong cơ và mang). So với Quy định giới
hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong
thực phẩm của Bộ Y tế (BYT, 2007), tất cả
đều nằm dưới ngưỡng cho phép.
Cu là một yếu tố thiết yếu, đóng vai trị
quan trọng trong hoạt động của enzyme và
cần thiết cho quá trình tổng hợp hemoglobin
(Sivaperumal et al., 2007). Tuy nhiên, một khi
tích lũy với số lượng lớn, cao hơn ngưỡng cho
phép có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe cho
cả động vật và con người (Bajc et al., 2005).
Nghiên cứu này cho thấy sự tích lũy của Cu
trong Mugil cephalus theo thứ tự gan > cơ >
mang (p < 0,05). Báo cáo trước đây của Chen
(2002), Dural et al. (2007) và Vasanthi et al.
(2013) cũng đã cho thấy sự tích lũy Cu ở
trong gan cao hơn các cơ quan khác.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, cùng
một loài cá nhưng ở các địa điểm khác nhau
thì sự tích lũy kim loại trong cơ thể là khơng
giống nhau. Sự tích lũy của kim loại nặng

trong cá bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh học
và phi sinh học bao gồm môi trường sinh học
455


Thiep Vo Van et al.

của cá, dạng hóa học của kim loại trong nước,
nhiệt độ nước và giá trị pH, nồng độ oxy hịa
tan, độ trong của nước, ngồi ra các yếu tố
như tuổi, giới tính, khối lượng cơ thể cũng
ảnh hưởng đến q trình tích lũy kim loại
(Putri et al., 2017). Theo Yi et al. (2017), có
ba đường chính ảnh hưởng đến sự tích lũy
kim loại nặng trong cá: (1) tiếp xúc với nước
qua bề mặt, (2) thông qua hệ thống hô hấp (cụ
thể là mang), (3) thông qua chuỗi thức ăn.
Mặc dù kết quả của bài báo cho thấy hàm
lượng của một số kịm loại nặng trong Mugil
cephalus không vượt quá ngưỡng Quy chuẩn

kỹ thuật Quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm
kim loại nặng trong thực phẩm của Bộ Y tế
(BYT, 2011). Tuy nhiên, việc tiêu thụ cá
nhiễm các kim loại nặng (với hàm lượng nhỏ)
cũng có thể gây ra các rủi ro tiềm ẩn đến sức
khỏe của người tiêu thụ (Burak et al., 2009;
Cai et al., 2015).
Đánh giá rủi ro ảnh hƣởng đến sức khỏe
của ngƣời tiêu thụ cá

Kết quả EDI và THQ đối với nam giới và
phụ nữ khi tiêu thụ Mugil cephalus thể hiện ở
bảng 2.

Bảng 2. Ước tính lượng kim loại tiêu thụ hàng hàng (EDI), chỉ số nguy hại (THQ) và tổng chỉ
số nguy hại (HI) đối với việc tiêu thụ Mugil cephalus ở Quảng Bình
Kim loại nặng
Giới tính
HI
Fe
Cd
Pb
Zn
Cu
Nam
1,493
0,015
0,057
0,73
0,602
EDI
Nữ
1,716
0,018
0,066
0,84
0,692
Nam
0,012
0,075

0,071
0,012
0,075
0,245
THQ
Nữ
0,014
0,09
0,083
0,014
0,087
0,288
Giá trị EDI cao nhất ở cả nam giới và phụ
nữ được phát hiện ở Fe, tiếp đến là Zn, Cu, Pb
và thấp nhất là Cd. Chỉ số THQ và HI cho các
kim loại là nhỏ hơn 1. Điều này có nghĩa rằng
việc tiêu thụ Mugil cephalus ở Quảng Bình
khơng nguy hại đến sức khỏe của người tiêu
dùng (USEPA, 2011). Trong nghiên cứu trước
đó của Khan et al (2009) và Harmanescu et al
(2011) chỉ ra rằng, mặc dù chỉ số THQ không
đánh giá bất kỳ rủi ro nào nhưng nó tạo ra một
mức độ báo động cần thận trọng về việc tiếp
xúc với các chất gây ơ nhiễm. Bên cạnh đó,
hàng này con người tiếp xúc cùng lúc với
nhiều nguồn ô nhiễm kim loại khác nhau (Li
et al., 2013), do đó việc tiến hành nghiên cứu
sâu hơn, tổng hợp nhiều loài hơn, nhiều kim
loại hơn để đưa ra được dự báo tổng hợp là
cần thiết.

KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã cung cấp dữ liệu cơ bản về
tích lũy kim loại trong cơ, mang và gan của
Mugil cephalus ở Quảng Bình. Kết quả cho
thấy hàm lượng của 5 kim loại được điều tra
đều nằm dưới ngưỡng quy định của Bộ Y tế
(2011), tuy nhiên vẫn có một số nhỏ mẫu hàm
456

lượng Cd vượt quá ngưỡng an toàn đượt đặt ra
này (giá trị cao nhất được phát hiện cơ là 0,28
µg/g khối lượng khơ, trong gan là 0,21 µg/g
khối lượng khô. Báo cáo về EDI, THQ và HI
cho thấy khơng có rủi ro tiềm ẩn nào đến sức
khỏe con người khi tiêu thụ lồi cá này. Nhóm
tác giả cũng đề nghị cần theo dõi liên tục các
kim loại nặng trong nhiều loài cá khác nhau,
nhằm đánh giá các rủi ro tiềm ẩn từ việc tiếp
xúc với các nguồn kim loại khác nhau này.
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin chân thành
cảm ơn GS. TSKH Robert Stawarz - Hiệu phó
trường Đại học Sư phạm Cracow; GS. TSKH.
Grzegorz Formicki - Trưởng khoa Địa lý và
Sinh học; GS. TSKH Angieszka Greń Trưởng viện Sinh học, cùng các cán bộ phòng
thực hành Viện Sinh học, Trường Đại học Sư
phạm Cracow, Ba Lan đã tạo điều kiện để
chúng tơi hồn thành các kết quả phân tích.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ahmed K., Baki M. A., Kundu G. K., Islam
S., Islam M., Hossain M., 2016. Human

health risks from heavy metals in fish of
Buriganga river, Bangladesh. Springer


Xác định hàm lượng kim loại nặng trong cá

Plus.
5(1697):
1–12.
10.1186/s40064-016-3357-0

DOI

Ardakani S. S., Jafari S. M., 2014.
Assessment of heavy metals (Cu, Pb and
Zn) in different tissues of common carp
(Cyprinus carpio) caught from Shirinsu
Wetland, Western Iran. Journal of
Chemical Health Risks, 4(2): 47–54.
Bahhari A. H., Al-Switi I. N., Al-Rajab A. J.,
2017. Concentration of Heavy Metals in
Tissues of Mugil cephalus and Lethrinus
miniatus from Jazan Coast, Saudi Arabia.
Nature Environment and Pollution
Technology, 16(2): 647–651.
Bajc Z., Gacnik K. S., Jenci V., Doganoc D.
Z., 2005. The content of Cu, Zn and Mn in
Slovenian freshwater fish. Slovenian
Veterinary Research. 42: 15–21.
Biswas S., Prabhu R. K., Hussain K. J.,

Selvanayagam M., Satpathy K. K., 2012.
Heavy metals concentration in edible
fishes
from
coastal
region
of
Kalpakkam, southeastern part of India.
Environmental
Monitoring
and
Assessment. 184: 5097–5104.
Burak C., Nuray B., Abdullah A., Derya G.,
Adem T., 2009. Heavy metals in livers,
gills and muscle of Dicentrarchus
labrax (Linnaeus, 1758) fish species
grown in the Dardanelles. J. Black
Sea/Mediterranean Environment, 15:
61−67
BYT, 2007. Giới hạn tối đa ơ nhiễm sinh học
và hóa học trong thực phẩm. Quyết định
số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của
Bộ trưởng Bộ Y tế.
BYT, 2011. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối
với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong
thực phẩm. QCVN 8-2:2011/BYT.
Cai L. M., Xu Z. C., Qi J. Y., Feng Z. Z.,
Xiang T. S., 2015. Assessment of
exposure to heavy metals and health risks
among residents near Tonglushan mine in

Hubei, China. Chemosphere. 127, 127–
135. />2015.01.027

Chen M. H., 2002. Baseline metal
concentrations in sediments and fish, and
the determination of bioindicators in the
subtropical Chi-ku Lagoon, S.W. Taiwan.
Marine Pollution Bulletin. 44: 703–714.
Dural M., Ziya Lugal Goksu M., Ozak A. A.,
2007. Investigation of heavy metal levels
in economically important fish species
captured from the Tuzla Lagoon. Food
Chemistry, 102(1): 415–421. DOI:
10.1016/j.foodchem.2006.03.001
FAO/WHO 1989. Evaluation of certain food
additives and the contaminants mercury,
lead and cadmium. WHO Technical
Report Series No. 505.
Florence Alex M., 2007. Heavy metal
contamination and toxicity - Studies of
macroalgae from the Tanzanian Coast.
Stockholm University: 1–48.
Garcia-Leston J., Mendez J., Pasaro E., Laffon
B., 2010. Genotoxic effects of lead: an
updated
review.
Environment
International, 36: 623–636.
Gulf P., Khoshnood R., Jaafarzadeh N.,
Khoshnood Z., Ahmadi M., Teymouri P.,

2014. “Estimation of target hazard
quotients for metals by consumption of
fish in the North Coast of the Persian
Gulf, Iran”. Journal of Advances in
Environmental Health Research, 2(4):
263–272.
Giri S. &Singh A. K., 2015. Human health
risk and ecological risk assessment of
metals in fishes, shrimps, and sediment
from a tropical river. International
Journal of Environmental Science and
Technology, 12: 2349–2362
Han B., Jeng W.L., Chen R.Y., Fang G.T.,
Hung T.C., Tseng R. J., 1998. Estimation
of Target Hazard Quotients and Potential
Health Risks for Metals by Consumption
of Seafood in Taiwan. Archives of
Environmental
Contamination
and
Toxicology,
35(4):
711–720.
/>Harmanescu M., Alda L. M., Bordean D. M.,
Gogoasa I., Gergen I., 2011. Heavy metals
457


Thiep Vo Van et al.


health risk assessment for population via
consumption of vegetables grown in old
mining area; a case study: Banat County,
Romania. Chemistry Central Journal, 5:
64. doi:10.1186/1752-153X-5-64
Khan S., Farooq R., Shahbaz S., Khan M. A.,
Sadique M., 2009. Health risk assessment
of heavy metals for population via
consumption of vegetables. World Applied
Sciences Journal, 6(12): 1602–1606.
Li J., Huang Z., Hu Y., Yang H.,. 2013.
Potential risk assessment of heavy metals
by consuming shellfish collected from
Xiamen, China. Environmental Science
and Pollution Research, 20(5): 2937–47.
Maheswari N., Jayalakshmy K. V.,
Balachandran K. K., Joseph T., 2006.
Bioaccumulation of Toxic Metals by Fish
in a Semi-Enclosed Tropical Ecosystem.
Environmental Forensics, 7: 197–206.
DOI: 10.1080/15275920600840438
Medeiros R. J., dos Santos L. M. G., Freire
A. S., Santelli R. E., Braga A. M. C. B.,
Krauss T. M., Jacob S. D. C., 2012.
Determination
of
inorganic
trace
elements in edible marine fish from Rio
de Janeiro state, Brazil. Food Control,

23(2): 535–541.
Mohamed B., Abdel. A. K., Nadia D., 2009.
Seasonal Variations of Heavy Metals
Concentrations in Mullet, Mugil Cephalus
and Liza ramada (Mugilidae) from Lake
Manzala, Egypt. Journal of Applied
Sciences Research, 5(7): 845–852.
10.21608/ejabf.2009.2034.
Pieniak Z., Verbeke W., Olsen S.O., Hansen
K.B., Brunso K., 2010. Health-related
attitudes as a basis for segmenting
European fish consumers. Food Policy.
35(5): 448–455.
Putri A. K., Barokah G. R., Andarwulan N.,
2017. Human health risk asessment ò
heavy metals bioaccumulation in fish and
mussels from Jakarta bay. Squalen Bull. of
Mar. and Fish. Postharvest and Biotech.,
12 (2): 75–83.
458

Sivaperumal P., Sankar T. V., Nair P. G. V.,
2007. Heavy metal concentrations in fish,
shellfish and fish products from internal
markets of India vis-à-vis international
standards. Food Chemistry, 102: 612–620.
Stancheva M., Makedonski L., & Petrova E.,
2013. Determination of heavy metals (Pb,
Cd, As and Hg) in black sea grey mullet
(Mugil cephalus). Bulgarian Journal of

Agricultural Science, 19(1), 30–34.
Stancheva M., Makedonski L., Peycheva K.,
2014. Determination of heavy metal
concentrations of most consumed fish
species from Bulgarian Black Sea Coast.
Bulgarian Chemical Communications,
46(1): 195–203.
Taweel A., Shuhaimi-Othman M., Ahmad A.
K., 2013. Assessment of heavy metals in
tilapia fish (Oreochromis niloticus) from
the Langat River and Engineering Lake in
Bangi, Malaysia and evaluation of the
health risk from tilapia consumption.
Ecotoxicology and Environmental Safety,
93: 45–51.
Türkmen M., Türkmen A., Tepe Y., Töre Y.,
Ates A., 2009. Determination of metals in
fish
species
from
Aegean
and
Mediterranean Seas. Food Chemistry,
113: 233–237
Trần Thị Việt Thanh và Phan Kế Long, 2015.
Hiện trạng và phân bố cá Đối mục (Mugil
cephalus) ở Việt Nam. Báo cáo Khoa học
Hội nghị Khoa học Toàn quốc về Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 6.
Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

850–854.
UBND tỉnh Quảng Bình, 2011. Quyết định Về
việc phê duyệt Quy hoạch phát triển cơng
nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. Số
2922/QĐ-UBND ngày 02/11/2011.
UNEP, 1991. Sampling of selected marine
organisms and sample preparation for the
analysis of chlorinated hydrocarbons.
Reference Methods for Marine Pollution
Studies. 12, Rev. 2. UNEP, Nairobi. 17.


Xác định hàm lượng kim loại nặng trong cá

USEPA 2009. Risk-based concentration table.
Philadelphia
PA:
United
States
Environmental
Protection
Agency,
Washington, DC.
USEPA 2011. USEPA regional screening
level (RSL) summary table. Washington,
DC.
Vasanthi L. A., Revathi P., Mini J.,
Munuswamy N., 2013. Integrated use of
histological and ultrastructural biomarkers
in Mugil cephalus for assessing heavy

metal pollution in Ennore estuary,
Chennai. Chemosphere, 91: 1156–1164.

Available:
/>jchemosphere201301021
Worlddata, 2019. Average sizes of men and
women. o/asia/
vietnam/index.php. 12/5/2019.
Yi Y., Tang C., Yi T., Yang Z., Zhang S.,
2017. Health risk assessment of heavy
metals in fish and accumulation patterns
in food web in the upper Yangtze River,
China. Ecotoxicology and Environmental
Safety, 145: 295–302. />10.1016/j.ecoenv.2017.07.022

459



×