Tên chuyên đề: PHÁT HUY VAI TRÒ CHỦ ĐẠO CỦA BAN CÁN SỰ
LỚP TRONG TIẾT HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG THCS
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
I. Lý do thực hiện chuyên đề
Dạy học môn Giáo dục Thể chất (GDTC) là một hoạt động giáo dục nhằm
mục đích giáo dục và giáo dưỡng cho thế hệ trẻ để các em có được những kiến
thức văn hóa thể chất, sức khỏe và tri thức văn hóa khoa học kỹ thuật để đáp ứng
nhu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà.
Vì thế giáo dục thể chất trong nhà trường góp phần quan trọng trong việc
hình thành nhân cách, phát triển thể chất, rèn luyện ý chí, phẩm chất đạo đức, độc
lập tự chủ, sáng tạo, năng động trong tổ chức các hoạt động, tạo động lực cho các
em xây dựng kế hoạch tổ chức, đổi mới, sáng tạo, mạnh dạn tự tin hơn trong việc
làm của mình.
Dạy học GDTC hướng học sinh làm trung tâm, tăng cường các hoạt động
rèn luyện sức khỏe (kể cả học tập và rèn luyện trên lớp, cũng như việc hoạt động
ngoại khóa, ở nhà). Vì vậy, việc tổ chức và điều hành giờ học có một tầm quan
trọng, bảo đảm đúng, đầy đủ nội dung, kế hoạch của giáo án của từng tiết học, đảm
bảo lượng vận động (số lần, khối lượng, cường độ vận động), trách được sự vận
động q sức, hợp lí hóa điều kiện cụ thể của từng trường về dụng cụ, sân tập,
tránh được điều kiện thời tiết xấu, bảo đảm an toàn trong tập luyện.
Trong thực trạng hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học nói chung, đổi
mới phương pháp dạy học mơn GDTC nói riêng, đáp ứng được u cầu nhiệm vụ
giáo dục. Tuy nhiên, chiều sâu của công tác giáo dục vẫn chưa được coi trong ở
một số môn học, công tác giáo dục chỉ chú trọng dạy kiến thức, chưa quan tâm đến
công tác rèn luyện đạo đức con người. Chính vì vậy, khi dạy học mơn GDTC, giáo
viên cần chú trọng nâng cao thể chất, bồi dưỡng năng khiếu, ý chí của học sinh,
ngồi ra cịn giáo dục và rèn luyện học sinh về nhân cách, đạo đức cho học sinh
theo chủ trương đổi mới giáo dục của Đảng hiện nay.
Nâng cao khả năng vận động, năng khiếu cho học sinh, phát triển nhân
cách tư duy, sáng tạo, độc lập, chủ động trong các tình huống các lĩnh vực trong
cuộc sống, trong học tập, trong sinh hoạt tập thể. Đặc biệt nhất, trong đó là tạo ra
cho học sinh có tính mạnh dạn, có tư duy sáng tạo trong tổ chức các hoạt động tập
thể, phát triển khả năng hoạt động và làm chủ hoạt động trước tập thể, được thể
hiện khả năng tư duy của mình trong tập luyện thể dục thể thao, đáp ứng được yêu
cầu nhiệm vụ của giáo viên đề ra. Đây cũng là một động lực phát triển tốt làm tiền
đề cho học sinh có được ý chí, tự tin phát huy các khả năng khác trong học tập các
môn học khác, là động lực thúc đẩy và phát triển nhân cách, tu dưỡng đạo đức.
1
Một số hình thức tổ chức trong hoạt động nhằm tổ chức giờ học có hiệu
quả, phát triển khả năng điều khiển của học sinh trong tổ chức tập luyện giờ
GDTC, đây là phần quan trọng để tiết học GDTC thành công và đạt hiệu quả cao.
Theo tôi phát triển khả năng điều khiển của học sinh nhằm:
* Học sinh làm chủ được giờ học.
* Nâng cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong giờ học.
* Phát triển tư duy, sự sáng tạo của học sinh trong tổ chức học tập nhằm
giải quyết các vấn đề, yêu cầu, nội dung giờ học mà giáo viên đưa ra.
* Cụ thể hóa tiết dạy, có phương pháp giảng dạy thích hợp phù hợp với
khả năng vận động của học sinh trách được lượng vận động quá sức cũng như nội
dung không cần thiết trong từng tiết học cụ thể.
* Giáo viên làm tốt công việc là người chỉ đạo hướng dẫn giữa học sinh
với kiến thức, yêu cầu, lượng vận động cần và đủ của tiết học.
* Đáp ứng được sự đam mê, hứng thú trong tập luyện, nâng cao khả
năng tự học, tự bồi dưỡng và thể hiện khả năng của học sinh trong sinh hoạt tập
thể, góp phần đổi mới phương pháp giáo dục, giáo dục nhân cách, đạo đức học
sinh trong thời đại mới. Ngày nay, trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đang nỗ lực
đổi mới phương pháp dạy học, cùng với các môn khoa học khác và môn giáo dục
thể chất cũng được quan tâm đổi mới. Với chương trình đổi mới địi hỏi phải có sự
đổi mới về phương pháp giáo dục như: Giảm lý thuyết, tăng thực hành, phát huy
khả năng của học sinh, trong đó có sự tự quản lý và tự đánh giá nhận xét của các
em.
Quan sát thực tế, tôi thấy việc phát huy hết vai trò chủ đạo của Ban cán sự
lớp trong tiết học GDTC cịn ít nên giáo viên thường mệt mỏi, đồng thời tạo tâm lý
căng thẳng cho học sinh, ít gây hứng thú học tập nên chất lượng tiếp thu của học
sinh chưa cao.
Với khả năng hiện có của mình và những lí do trên, chúng tơi chọn chun
đề: “Phát huy vai trị chủ đạo của ban cán sự lớp trong tiết học Giáo dục thể
chất ở trường THCS Nguyễn Đình Chiểu”
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Học sinh THCS thuộc lứa tuổi từ 11 đến 14 là tuổi thiếu niên, chuyển tiếp từ
thời thơ ấu lên trưởng thành vẩn mang tính trẻ con nhưng lại muốn làm người lớn.
Đây chính là thời kì phát triển mạnh mẽ đến mức thiếu cân đối cả về cơ thể, thể
chất, tâm lý lẫn trí tuệ. Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học ở cấp THCS theo
hướng phát huy tích cực, chủ động cần chú ý những điểm sau:
1. Động cơ học tập
Hoạt động học tập dần dần được các em xem như để thỏa mãn nhu cầu về
nhận thức. Tuy nhiên, động cơ học tập rất đa dạng và chưa bền vững, biểu hiện ở
những thái độ, nhiều khi mâu thuẫn từ trạng thái tâm lý rất tích cực đến thờ ơ, lười
biếng; từ nỗ lực học tập sang thụ động học tập.
2
Để các em có động cơ, thái độ đúng đắn thì giáo viên phải biết gợi ý cho học
sinh nhu cầu tìm hiểu, giúp các em có phương pháp học tập phù hợp để tránh gây
tâm lý chán nản.
2. Về chú ý
Chú ý có chủ định, bền vững được hình thành dần dần. Mặt khác, chú ý dễ
bị phân tán, không bền vững. Biện pháp tốt để gây sự chú ý của các em là phải
thành thạo về thuật ngữ trong TDTT, tổ chức tốt các họat động học tập cho hợp lí,
khơng có nhiều thời gian nhàn rỗi để chú ý bị phân tán. Tạo ra các hoạt động học
tập hào hứng mới thu hút sự chú ý của các em.
3. Về ghi nhớ
Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớ có chủ định dựa trên
sự so sánh, phân loại, hệ thống hóa. Tốc độ và khối lượng cần ghi nhớ tăng lên đã
có khuynh hướng tái hiện lại kiến thức đã học theo cách diễn đạt của mình.
Giáo viên cần dạy cho học sinh kĩ năng ghi nhớ lơgic, biết tìm ra điểm tựa
để nhớ, kĩ năng ghi nhớ bằng hành động.
4. Về tư duy
Tư duy có trừu tượng hóa, khái quát hóa càng phát triển giúp cho việc lĩnh
hội bản chất các khái niệm khoa học về mơn học. Tuy nhiên, tư duy hình tượng cụ
thể vẫn giữ vai trò quan trọng.
5. Quan hệ giao tiếp
Ở độ tuổi này thường nảy sinh cảm giác về sự trưởng thành và nhu cầu thừa
nhận đã là người lớn, các em mong muốn được người lớn tôn trọng nhân cách, tin
tưởng và mở rộng tính độc lập của mình. Nếu người lớn khơng thừa nhận nhu cầu
này để thay đổi quan hệ giao tiếp thì sẽ gây ra những phản ứng bất lợi như bướng
bỉnh, không vâng lời.
Học sinh THCS có nhu cầu làm người lớn trong giao tiếp với bạn bè, khao
khát được hành động chung với nhau, muốn được bạn bè tôn trọng, công nhận
năng lực của mình. Chính vì vậy, giáo viên phải nắm chắc đặc điểm này thì mới có
tác dụng tốt đến giáo dục, tạo cho học sinh phát triển tốt quan hệ giao tiếp hợp tác
với nhau trong họat động tập thể và uốn nắn các em hoạt động theo hướng phục vụ
các mục tiêu giáo dục.
Tóm lại, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS có những yếu tố thuận lợi
cho phương pháp dạy học tích cực mà giáo viên khai thác nhưng cũng có yếu tố
bất lợi mà giáo viên cần nắm vững để chủ động phòng tránh.
Đổi mới phương pháp dạy học mơn GDTC, trong đó có đổi mới phương
pháp tổ chức lên lớp (tổ chức điều khiển các hoạt động trong giờ học, phương pháp
sắp xếp đội hình và phương pháp di chuyển đội hình nhằm tăng hiệu quả nội dụng,
yêu cầu giờ học). Tổ chức lên lớp một cách có khoa học, hợp lí, phong phú, tạo
cho học sinh có nhiều thời gian tập luyện, có tinh thần hưng phấn trong tập luyện.
Để tổ chức tập luyện giờ GDTC có hiệu quả, giáo viên cần nắm được các
hình thức tổ chức tập luyện, cách bố trí đội hình theo u cầu, nội dung cụ thể của
từng tiết học, dự kiến các phương án xử lí các tình huống có thể xảy ra, bảo đảm
3
thực hiện hết và đủ yêu cầu nội dung bài học, rèn luyện học sinh khả năng điều
khiển chỉ huy để phụ giúp giáo viên, thay thế lớp trưởng khi cần thiết.
Khả năng điều khiển hoạt động luôn là một vấn đề cần được quan tâm, nhằm
phát huy được sự phong phú trong hoạt động của học sinh.
Khả năng tổ chức hoạt động của học sinh là một tiềm năng phong phú giúp
giáo viên điều chỉnh về lượng vận động (tăng hay giảm), yêu cầu (cao hay thấp)
theo nội dung của bài học, làm sinh động, đa dạng hoạt động làm cho tiết học
thành công.
Trong giờ học GDTC, việc điều khiển, bố trí đội hình và di chuyển đội hình
trong tập luyện trong điều kiện sân tập cụ thể để thực hiện đầy đủ yêu cầu nội dung
tiết học là vấn đề cần được quan tâm.
Giáo viên phải có kế hoạch xây dựng và phát triển khả năng tổ chức điều
khiển cho học sinh ngay từ đầu năm học. Làm như vậy, các em có điều kiện phát
triển suy nghĩ, sáng tạo của mình, các em tự tin, mạnh dạn hơn, biết so sánh và
đánh giá cơng việc của mình, làm chủ các hoạt động của mình theo chiều hướng
tích cực, từ đó các em có ý thức trong việc học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần
đoàn kết, giúp đỡ, xây dựng tập thể thân thiện, tạo ra sự thi đua tích cực trong học
tập, nâng cao chất lượng giáo dục chung.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Việc áp dụng phương pháp tích cực vào dạy học và phát huy tích cực vai trị
của Ban cán sự lớp trong tiết học GDTC không những giúp cho học sinh tự giác
chiếm lĩnh những kiến thức, kĩ năng mà từ từ hình thành cho học sinh tính tự giác
trong học tập, biết sai và tự sửa sai. Qua thực tế ở trường, quan sát một số tiết dạy
của đồng nghiệp và của chính bản thân tơi, đã thấy việc phát huy vai trò chủ đạo
của ban cán sự lớp chiếm tới 70%. Như vậy, việc phát huy vai trò chủ đạo của ban
cán sự lớp đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ ban cán sự
lớp, xây dựng thói quen tập luyện của học sinh dưới sự điều khiển của ban cán sự
lớp, bên cạnh đó giáo viên cần phải đổi mới về cách soạn giáo án, thay đổi về cách
nhận xét đánh giá học sinh tránh tình trạng nhận xét chung chung. Giáo viên phải
xây dựng cho học sinh về những khái niệm về kiến thức, động tác, khi ôn động tác
cũ cũng như khi học động tác mới. Giáo viên thị phạm động tác mẫu và phân tích
kĩ từng chi tiết động tác để từ đó học sinh có thể tự hình thành và nắm bắt rõ từng
chi tiết của động tác để quản lí và nhận xét đánh giá một cách toàn diện hơn.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Lựa chọn và bồi dưỡng ban cán sự lớp
1.1. Lựa chọn
Một trong những yếu tố thành cơng của người chỉ huy là khả năng tổ chức,
có sự thơng minh, nhanh nhẹn, giọng nói, thái độ và cử chỉ rõ ràng, nghiêm túc, vui
vẻ và hòa đồng.
4
Thông thường giáo viên dạy môn GDTC lấy ngay ban cán sự lớp ở các tiết
học văn hóa trong lớp. Song, khơng hẳn đội ngũ đó đã có tác dụng lớn trong tiết
học GDTC và đó cũng chính là yếu tố làm giảm khả năng phát huy vai trò và tính
tích cực trong tiết học GDTC.
Chính vì vậy, giáo viên dạy môn GDTC phải là người nhạy bén trong việc
lựa chọn đội ngũ cán sự, giáo viên có thể giữ nguyên hay cũng có thể thay đổi đội
ngũ cán sự. Giáo viên nên quan sát, phân tích các yêu cầu cần đạt được để lựa chọn
các cán sự có năng lực điều hành lớp trong tiết GDTC. Môt yếu tố để các thành
viên khác trong lớp, tổ, nhóm thực hiện tốt các hoạt động dưới sự điều khiển của
ban cán sự lớp đó là sự tin tưởng, sự đồng ý vào khả năng chỉ huy của ban cán sự.
Giáo viên nên định hướng cho học sinh bầu ra ban cán sự để từ đó vai trị chủ đạo
của ban cán sự có hiệu quả cao.
1.2. Bồi dưỡng thường xuyên
Nếu ngay từ đầu năm học, trong các tiết học đầu tiên, người thầy chỉ đạo là
chủ yếu còn ban cán sự là thứ yếu thì sẽ tạo ra sức ỳ, thói quen “ỷ lại” sự chỉ đạo
của thầy. Chính vì vậy, ngay từ buổi đầu tiên tiếp xúc với môn học, người giáo viên
phải xây dựng, hình thành và rèn luyện cho ban cán sự những kĩ năng điều khiển
lớp từ khâu tập trung, báo cáo, khởi động và các hoạt động tập luyện đến việc thả
lỏng, nhận xét, đánh giá. Để đạt được điều này, giáo viên phải hướng dẫn các em tỉ
mỉ, cụ thể, đồng thời giáo viên phải theo dõi uốn nắn, sửa chữa kịp thời cho ban
cán sự trong các tiết tiếp theo. Trong một tiết học, giáo viên nên giao nhiệm vụ cho
lớp trưởng, sau đó lớp trưởng giao nhiệm vụ cho các thành viên khác trong lớp
hoặc giáo viên có thể giao nhiệm vụ trực tiếp cho các thành viên trong lớp.
Ví dụ:
* Lớp trưởng quan sát và đôn đốc các bạn;
* Tổ trưởng tổ 1: Điều khiển các bạn phần khởi động;
* Tổ trưởng tổ 2: Điều khiển các bạn phần thả lõng.
Trong từng phần cơ bản sau khi giáo viên hướng dẫn chung xong thì cần
hướng dẫn thêm cho ban cán sự theo hướng điều hành cần đạt theo mục tiêu bài
học đề ra.
Khơng chỉ có vậy mà khả năng nhận xét đánh giá về kĩ thuật động tác, thái
độ tập luyện cũng rất quan trọng. Nên giáo viên cần xây dựng mối quan hệ đánh
giá hai chiều và phải là người trọng tài trong việc đánh giá nhận xét.
2. Xây dựng thói quen tập luyện cho học sinh dưới sự điều khiển của
ban cán sự
Với học sinh THCS, nhu cầu trong giao tiếp với bạn bè, được hoạt động
chung với nhau, muốn được bạn bè tôn trọng công nhận năng lực của mình, rất sợ
bạn bè xa lánh và các em ln có cảm giác, thái độ khơng thích bạn bè chỉ huy
mình nên nhiều khi khơng tn theo. Do đó, việc xây dựng thói quen luyện tập của
5
học sinh dưới sự điều khiển của ban cán sự lớp là một biện pháp để phát huy vai
trò chủ đạo của ban cán sự.
Người giáo viên phải nhận thấy rõ yếu tố này, từ đó có biện pháp xây dựng
thói quen luyện tập. Thường xuyên nhắc nhở ban cán sự có thái độ hịa nhã, đồng
thời thể hiện tốt khả năng chỉ huy để các bạn thực hiện nghiêm túc theo sự điều
khiển của mình.
Giáo viên phải quan tâm động viên, nhắc nhở các học sinh khác tập luyện có
ý thức.
Ngồi ra khơng chỉ có ban cán sự điều khiển lớp hoạt động mà giáo viên cần
rèn luyện cho tất cả các học sinh trong lớp đều có thể tự điều khiển tập luyện.
3. Đổi mới soạn giáo án
Để nâng cao chất lượng một tiết dạy học thì địi hỏi giáo viên phải có sự
chuẩn bị tốt về:
* Bài soạn đúng mẫu;
* Đảm bảo các bước lên lớp và đủ thời gian;
* Phương pháp giảng dạy hợp lí;
* Về mục tiêu: Phân định rõ mức độ hồn thành cơng việc của học
sinh làm căn cứ đánh giá hiệu quả. Giáo viên phải hình dung được học sinh có thái
độ gì? Phải có kĩ năng như thế nào? Bên cạnh mục tiêu cho cả lớp thì cần phải tính
đến mục tiêu riêng cho những nhóm học sinh đặc biệt là cán sự.
4. Đánh giá kết quả
Sau khi xác định một số biện pháp cơ bản để phát huy vai trò chủ đạo của
ban cán sự như:
* Đổi mới cách soạn giáo án;
* Lựa chọn và bồi dưỡng ban cán sự;
* Rèn luyện thói quen tập luyện dưới sự chỉ huy của ban cán sự;
* Đổi mới cách đánh giá.
Chúng tôi đã tiến hành áp dụng thực tế vào giảng dạy để kiểm chứng: Thời
gian tiến hành trong học kì I năm học 2020-2021, thực hiện trên 3 lớp 9.
* Tuần 1: Giáo viên chỉ đạo chủ yếu và hướng dẫn ban cán sự.
* Tuần 2: Học sinh bắt đầu hình thành các kĩ năng tập luyện dưới sự
điều khiển của ban cán sự.
* Tuần 3: Ban cán sự điều khiển lớp học là chủ yếu.
* Tuần 4: Học sinh tập luyện dưới sự điều khiển của ban cán sự.
6
V. KẾT LUẬN
Qua q trình giảng dạy thực tế, tơi thấy việc phát huy vai trò chủ đạo của
Ban cán sự là cần thiết phù hợp với chương trình đổi mới phương pháp dạy học.
Để làm được điều này, đòi hỏi người giáo viên phải tốn nhiều công sức trong thời
gian đầu năm học với các biện pháp sau:
* Đổi mới cách soạn giáo án;
* Lựa chọn và bồi dưỡng ban cán sự;
* Rèn luyện thói quen tập luyện dưới sự chỉ đạo của ban cán sự;
* Đổi mới cách đánh giá.
Giáo viên thực hiện các biện pháp nêu trên mới thu được những kết quả tích
cực trong cơng tác giảng dạy bộ môn GDTC.
Giáo viên dạy môn GDTC phải là người nhạy bén trong việc lựa chọn đội
ngũ cán sự mơn GDTC, giáo viên có thể giữ ngun hay cũng có thể thay đổi đội
ngũ cán sự. Giáo viên nên quan sát, phân tích các yêu cầu cần đạt được để lựa chọn
các cán sự có năng lực chỉ huy điều hành lớp trong tiết GDTC. Một yếu tố để các
thành viên khác trong lớp, tổ, nhóm thực hiện tốt các hoạt động dưới sự điều khiển
của Ban cán sự lớp đó là sự tin tưởng, sự đồng ý vào khả năng chỉ huy của ban cán
sự. Chính vì vậy, người giáo viên nên định hướng cho học sinh bầu ra ban cán sự
để từ đó vai trị chủ đạo của ban cán sự có hiệu quả cao.
Khi thực hiện chuyên đề này, chúng tôi thấy việc phát huy vai trị chủ đạo
của học sinh đã phần nào có hiệu quả, các em luyện tập với tinh thần tự giác cao,
học sinh hưng phấn luyện tập kể cả khi luyện tập nhóm; đa số thực hiện tốt theo sự
chỉ huy của ban cán sự lớp phát huy vai trò chủ đạo của người chỉ huy, giáo viên
đóng vai trị hướng dẫn và nhắc nhở các em luyện tập, không mất thời gian để đi
sửa sai từng cá nhân hoặc từng nhóm mà mang tính bao qt tập thể học sinh trong
q trình luyện tập. Từ đó giáo viên có thể đánh giá nhận xét đúng về quá trình
luyện tập của học sinh và từng cá nhân trong lớp.
Chuyên đề chúng tôi nghiên cứu áp dụng trong phạm vi nhất định, khả năng
bản thân, thời gian và điều kiện hạn chế nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy, tơi mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của CBQL, giáo viên trong
cụm, bổ sung cho chuyên đề này ngày càng hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Người báo cáo: Hà Hải Trung
7