Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Đề tài xuất khẩu vải thiều vào thị trường nhật bản sau khi việt nam kí kết hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.01 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Đề tài: Xuất khẩu vải thiều vào thị trường Nhật Bản sau khi Việt Nam
kí kết hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương
(CPTPP)
Nhóm thực hiện: Nhóm 3
Giảng viên hướng dẫn: ThS.Vũ Hoàng Việt.

1

download by :


Quảng Ninh,tháng 10 năm 2021

2

download by :


Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ các thành viên trong nhóm:

Họ và tên

Mã sinh
viên

Nguyễn Thu Phương



201451505
9

Nhiệm vụ

Vũ Thị Hoàng Lê
Đào Thị Mai Linh

Giải pháp đẩy mạnh xúc tiến
xuất khẩu quả vải thiều vào
thị trường Nhật Bản; tổng
hợp bài tiểu luận.
Tình hình xuất khẩu vải
thiều vào Nhật Bản khi chưa
kí CTTPP trước năm 2018.
Tổng quan về hiệp
định CPTPP.

Mức
độ
hồn
thành
Tốt

Tốt
Tốt

Lê Linh Phương


Thách thức xuất khẩu vải
thiều Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản khi hiệp
định CPTPP có hiệu lực.

Tốt

Vũ Minh Phương

Cơ hội xuất khẩu vải thiều Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản
khi CPTPP có hiệu lực.

Tốt

3

download by :


Mục lục
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH CPTPP.............................................................. 4
1.1 Hiệp định CPTPP là gì?............................................................................................................... 4
1.2 Quá trình hình thành của Hiệp định:...................................................................................... 4
1.3 Nội dung cơ bản nhất của CPTPP:........................................................................................... 5
1.4 Hiệp định CPTPP và Việt Nam:................................................................................................ 5

PHẦN 2. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu vải thiều sang thị trường
Nhật Bản khi CPTPP có hiệu lực.......................................................................................... 6
2.1 Tình hình xuất khẩu vải thiều vào Nhật Bản khi chưa kí CTTPP trước năm 2018 ....6

2.1.1 Tình hình trồng vải thiều........................................................................................................ 6
2.1.2 Tình hình tiêu thụ vải thiều.................................................................................................... 7
2.2 Cơ hội xuất khẩu vải thiều Việt Nam sang thị trường Nhật Bản khi CPTPP có hiệu
lực...................................................................................................................................................... 8
2.2.1 Thuế quan là gì?...................................................................................................................... 8
2.2.2 Cơ hội xuất khẩu vải thiều Việt Nam vào thị trường Nhật Bản khi kí kết CPTPP: .....8
2.3 Thách thức xuất khẩu vải thiều Việt Nam sang thị trường Nhật Bản khi hiệp định
CPTPP có hiệu lực...................................................................................................................... 10
2.3.1 Hàng rào phi thuế là gì?....................................................................................................... 10
2.3.2 Thách thức của Việt Nam khi xuất khẩu vài thiều sang thị trường Nhật Bản .............10

PHẦN 3. Giải pháp đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu quả vải thiều vào thị trường
Nhật Bản......................................................................................................................................... 12

4

download by :


Lời nói đầu
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và thương mại quốc tế, Việt Nam đã kí được những hiệp định
quan trọng như: EVFTA, .. hay tham gia vào WTO đó đều là những thành tựu đáng ghi nhận. Gần
đây nhất là sự kiện Việt Nam kí kết Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương
gọi tắt là CPTPP. Với hiệp định này hàng hóa Việt Nam có điều kiện vào các thị trường khó tính
như Nhật Bản.Nhiều ngành nghề có lượng hàng hóa lớn, nhiều được phép xuất khẩu vào các nước
trong hiệp định CPTPP một trong số đó là ngành nơng sản. Xuất phát thực tế, năm 2020 mặc dù là
năm Covid-19 khó khăn nhưng quả vải thiều lần đầu tiên được xuất khẩu vào Nhật Bản theo khung
hiệp định CPTPP là tín hiệu đáng mừng. Đồng thời là nười con của Hải Dương-vùng có lơ hàng vải
thiều xuất khẩu vào Nhật Bản nên nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài tiểu luận: “Xuất khẩu vải
thiều vào thị trường Nhật Bản sau


khi Việt Nam kí kết Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP)”.

5

download by :


PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH CPTPP.
1.1 Hiệp định CPTPP là gì?
Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định
CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. CPTPP bao gồm 11 nước
thành viên là: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New
Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Cùng với EVFTA, CPTPP là một FTA có phạm vi
và mức độ cam kết rộng và cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.
Hiệp định CPTPP kí kết đươc đánh giá có nhiều điểm nổi bật:
Là một FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao và toàn diện
Giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP nhưng cho phép các nước thành viên tạm
hỗn 20 nhóm nghĩa vụ
Đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa, đưa ra cơ chế giải quyết
tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ
Là hiệp định thương mại quan trọng nhất trong hơn hai thập kỷ qua, thúc đẩy hội
nhập kinh tế trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

1.2 Quá trình hình thành của Hiệp định:
Khởi đầu, Hiệp định TPP có 4 nước tham gia là Brunei, Chile, New Zealand,
Singapore và vì vậy được gọi tắt là Hiệp định P4.
Ngày 22 tháng 9 năm 2008, Hoa Kỳ tuyên bố tham gia vào P4 nhưng đề nghị
không phải trong khuôn khổ Hiệp định P4 cũ, mà các bên sẽ đàm phán một Hiệp định

hoàn toàn mới, gọi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngay sau đó,
các nước Australia và Peru cũng tuyên bố tham gia TPP.
Năm 2009, Việt Nam tham gia TPP với tư cách là quan sát viên đặc biệt. Sau 3
phiên đàm phán, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định này nhân Hội nghị Cấp cao
APEC tổ chức từ ngày 13 đến ngày 14 tháng 11 năm 2010 tại thành phố Yokohama
(Nhật Bản).
Cùng với quá trình đàm phán, TPP đã tiếp nhận thêm các thành viên mới là
Malaysia, Mexico, Canada và Nhật Bản, nâng tổng số nước tham gia lên thành 12.
Trải qua hơn 30 phiên đàm phán ở cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở cấp
Bộ trưởng, các nước TPP đã kết thúc cơ bản toàn bộ các nội dung đàm phán tại Hội
nghị Bộ trưởng tổ chức tại Atlanta, Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2015. Ngày 04 tháng 02
năm 2016, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định TPP đã tham dự Lễ ký để xác
thực lời văn Hiệp định TPP tại Auckland, New Zealand.
6

download by :


Tuy nhiên, vào ngày 30 tháng 01 năm 2017, Hoa Kỳ đã chính thức tuyên bố rút
khỏi Hiệp định TPP.
Tháng 11 năm 2017, tại Đà Nẵng, Việt Nam, 11 nước còn lại đã thống nhất đổi
tên Hiệp định TPP thành Hiệp định CPTPP với những nội dung cốt lõi.
Ngày 08 tháng 3 năm 2018, các Bộ trưởng của 11 nước tham gia Hiệp định
CPTPP đã chính thức ký kết Hiệp định CPTPP tại thành phố San-ti-a-gô, Chile.
Đối với Việt Nam, Việt Nma được chấp thuận tham gia hiệp đinh vào
12/11/2018 và Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.

1.3 Nội dung cơ bản nhất của CPTPP:
Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP (gồm 30
chương và 9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hỗn 20 nhóm nghĩa vụ để

bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa
Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP. Toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định TPP
vẫn được giữ nguyên trong Hiệp định CPTPP.

1.4 Hiệp định CPTPP và Việt Nam:
Để gia nhập vào hiệp định CPTPP là quá trình ngoại giao, đàm phán dài của Việt
Nam.Việt Nam được phê chuẩn tham gia CPTPP vào 12/11/2018 và hiệp định chính thức
có hiệu lực với Việt Nam vào 14/01/2019.
Khi tham gia hiệp định CPTPP, Việt Nam được hưởng nhiều những lợi ích trên
hầu hết các lĩnh vực kinh tế:
Lợi ích về xuất khẩu: theo đó doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa
sang các nước thành viên của hiệp định CPTPP được hưởng cam kết cắt giảm thế quan
rất ưu đãi. Tính tốn từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP trong quý I/2020
đạt 9,8 tỷ USD, tăng 11,3% so với quý I/2019. Trong đó, xuất sang Nhật Bản chiếm tỷ
trọng lớn nhất, khoảng một nửa của tổng xuất khẩu sang khối thị trường này (50,41%);
theo sau là: Canada, Malaysia và Australia.So sánh với nhập khẩu thì Việt Nam xuất
siêu sang các nước CPTPP trong quý I/2020.
Lợi thế về tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu: Các nước CPTPP
chiếm 13,5% GDP toàn cầu với các nền kinh tế lớn: Nhật Bản, Ca-na-đa, ..mở ra nhiều
cơ hội cho Việt Nam khi chuỗi cũng ứng mớ được hình thành.

7

download by :


Lợi thế về việc làm, thu nhập; Tham gia CPTPP sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng
cao tốc độ tăng trưởng. Vì vậy, về mặt xã hội, hệ quả là sẽ tạo thêm nhiều việc làm,
nâng cao thu nhập và góp phần xố đói giảm nghèo. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ

Kế hoạch và Đầu tư, CPTPP có thể giúp tổng số việc làm tăng bình quân mỗi năm
khoảng 20.000 - 26.000 lao động.
Lợi ích đối với từng ngành: CPTPP kí kết có lợi ích với hầu hết các ngành ở Việt
Nam trong đó đi đầu là lợi thế cho ngành may mặc, thủy sản, nông sản. Nổi bật hơn cả
chính là chính sách thuế quan cho phép Việt Nam tăng cường xuất khẩu hàng hóa vào các
thị trường lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, Việt Nam cũng phải thận trọng trong
việc xuất khẩu hàng hóa bởi lẽ hàng hóa xuất khẩu vào các thị trường khó tính theo khung
của Hiệp định CPTPP phải đáp ứng các rào cản phi thuế quan rất gắt gao.

PHẦN 2. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu vải thiều sang thị trường
Nhật Bản khi CPTPP có hiệu lực.
2.1 Tình hình xuất khẩu vải thiều vào Nhật Bản khi chưa kí CTTPP trước năm 2018.
Nhật bản là thị trường lớn với những u cầu khó tính nhưng đồng thời cũng là
nước nằm trong CPTPP.Có thể nói, khi chưa có CPTPP việc xuất khẩu được hàng hóa vào thị
trường Nhật Bản là cực kì khó khăn với hàng hóa Việt Nam nói chung và nơng sản nói riêng
trong đó có vải thiều. Việc vải thiều có sản lượng lớn những chưa có đa dạng nguồn tiêu thụ
là vấn đề đã xảy ra.

2.1.1 Tình hình trồng vải thiều.
(Vải Thanh Hà, Hải Dương)
Diện tích trồng vải thiều là 3.720 ha, trong đó trồng theo tiêu chuẩn VietGap là
350 ha, Global Gap là 30 ha.
Tổng sản lượng mùa vải 2019 đạt khoảng 18.000 tấn, trong đó sản lượng vải
sớm khoảng 16.000 tấn, sản lượng vải chính vụ khoảng 2.000 tấn.
- Thị trường tiêu thụ:
+

Thị trường nội địa: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà

Nẵng, Thừa thiên Huế, các tỉnh lân cận và một số tỉnh miền Trung - Tây Nguyên.

+

Thị trường xuất khẩu: Trung Quốc (chủ yếu), UAE, Pháp, Malaysia, 5Cẩm nang

hướng dẫn xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản cho quả vải | Philipine, Thái Lan, Mỹ, Thuỵ Điển,
Australia, Singapore, Canada, Liên bang Nga, Anh, Úc, Nhật Bản (vải đông lạnh) …

(Vải Lục Ngạn – Bắc Giang)
- Diện tích trồng vải thiều là 28.000 ha, trong đó trồng theo tiêu chuẩn VietGap
là 15.000 ha, GlobalGap là 40 ha.
- Tổng sản lượng mùa vải 2019 là 147.030 tấn, trong đó sản lượng vải sớm 38.780
tấn, sản lượng vải muộn 108.250 tấn.
8

download by :


- Thị trường tiêu thụ:
+
Thị trường nội địa khoảng 45%
+
Thị trường Trung Quốc khoảng 50%
+
Thị trường xuất khẩu khác: Mỹ, Úc, Thái Lan, Singapore, Trung Đông, Nhật
Bản (vải đông lạnh) … khoảng 5%

2.1.2 Tình hình tiêu thụ vải thiều
Khi chưa kí kết CPTPP, thị trường tiêu thụ vải thiều chủ yếu là thị trường nội địa
và Trung Quốc với số lượng rất lớn. Vải thiều Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trường
Trung Quốc, những năm thương lái Trung Quốc thu mua nhiều thì giá vải thiều ở mức

khá tuy nhiên nhưng năm Trung Quốc khơng thu mua thì giá vải thiều giảm mạnh.Cụ
thể năm 2015,với tỉnh Bắc Giang: khiến giá vải rớt 50%-70% , giá vải cao nhất trên
dưới 15.000 đồng/kg, có loại xuống thấp kỷ lục 3.000-4.000 đồng/kg.
Ơng Lê Bá Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn - vùng sản xuất vải
thiều lớn nhất tỉnh Bắc Giang - cho rằng nguyên nhân thương lái Trung Quốc ngừng
mua có thể do vùng trồng vải ở tỉnh Quảng Châu của nước này đang vào chính vụ thu
hoạch và thương lái Trung Quốc về nước để ưu tiên giải quyết thị trường nội địa.Với
tỉnh Hải Dương cũng chịu tác động như vậy
Tiếp đến các vụ mùa 2016,2017,2018 sản lượng xuất khẩu Trung Quốc và tiêu
thụ thị trường nội địa lớn nhưng giá rẻ do cung vượt q cầu, khơng tìm được đường ra
cho tiêu thụ vải thiều.
Vải thiều Việt Nam chưa từng xuất hiện trong thị trường Nhật Bản.Theo báo
cáo của tổng cục thống kê Nhật Bản giai đoạn 2013-2018 chỉ có vải thiều của Trung
Quốc, Đài Loan.

9

download by :


2.2 Cơ hội xuất khẩu vải thiều Việt Nam sang thị trường Nhật Bản khi CPTPP có hiệu
lực.

Khi Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp
định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam và Nhật bản tham gia vào CPTPP đã tạo cơ hội cho
xuất khẩu hàng hóa nơng sản của Việt Nam trong đó có vải thiều. Cơ hội đó chính là việc
vải thiều Việt Nam được hưởng mức thuế quan ưu đãi.

2.2.1 Thuế quan là gì?
Thuế quan là một loại thuế gián thu đánh vào hh mậu dịch, phi mậu dịch được phép

nhập khẩu,xuất khẩu qua biên giới một QG mà chủ hàng phải nộp cho cơ quan hải quan khi
đưa hàng hóa ra hay vào lãnh thổ hải quan của QG đó.
Thuế quan bao gồm hai loại thuế là thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu. Cụ thể, thuế nhập
khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu; cịn thuế xuất khẩu là thuế đánh vào hàng hóa
xuất khẩu. Hiện nay, thuế quan là một trong những công cụ bảo hộ thương mại được sử
dụng rộng rãi nhất, bên cạnh hạn ngạch xuất nhập khẩu.
Thuế quan là một cơng cụ tài chính được nhà nước sử dụng để điều tiết hoạt động
xuất nhập khẩu hoặc bảo hộ sản xuất trong nước. Thuế quan là một bộ phận cấu thành của
giá cả hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu, vì vậy giá cả hàng hóa thấp hoặc cao có ảnh
hưởng đến sức mua của thị trường và đến khối lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Nhà
nước áp dụng mức thuế quan thấp nhằm khuyến khích tăng quy mơ xuất, nhập khẩu; ngược
lại, để hạn chế; giảm qui mô xuất, nhập khẩu Nhà nước áp dụng mức thuế quan cao. Ngồi
ra, thuế quan cịn là cơng cụ để phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và gây áp lực
với bạn hàng trong quá trình đàm phán.

2.2.2 Cơ hội xuất khẩu vải thiều Việt Nam vào thị trường Nhật Bản khi kí kết CPTPP:
Sau khi Việt Nam tham gia kí kết CPTPP, nhận định rằng Việt Nam và Nhật Bản là
2 nước từ nhiều năm qua đã thiết lập và xây dựng được mối quan hệ hợp tác hữu nghị tốt
đẹp, không ngừng phát triển; điều thuận lợi là Việt Nam và Nhật Bản đều đã tham gia Hiệp
định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Cả hai nước đều có
nhu cầu hợp tác nhằm tận dụng lợi thế bổ sung trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng để chiếm lĩnh và mở rộng thị phần tại thị trường
trong nước cũng như các nước tham gia CPTPP.
Theo cam kết của các nước thành viên CPTPP, ngay sau khi hiệp định này có hiệu lực, Nhật
Bản sẽ xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam. Các
mặt hàng như: cà chua, khoai tây, ngô, đậu xóa bỏ lộ trình sau 5 năm, dứa xóa bỏ lộ trình thuế sau
10 năm, quả ơn đới xóa bỏ lộ trình sau 5-6 năm; nước ép các loại quả có lộ trình từ 5-11 năm. Đối
với thịt lợn, sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu lộ trình sau 10 năm, đi kèm các biện pháp phòng vệ. Thịt bò
chỉ cam kết giảm thuế theo lộ trình 5 năm, đi kèm các biện pháp phòng vệ. Đối với thịt gà cắt mảnh,
Nhật Bản xố bỏ thuế ngay khi CPTPP có hiệu lực, cịn thịt gà chưa cắt mảnh thì lộ trình xoá bỏ từ

năm thứ 6...Đây là điều kiện thuận lợi và cũng là cơ hội không những sẽ thúc đẩy hợp tác trên các
lĩnh vực tiềm năng, gia tăng kim ngạch xuất

10

download by :


nhập khẩu hàng hóa giữa 2 nước mà cịn tăng cường hợp tác đầu tư, chuyển giao công
nghệ, hợp tác trao đổi kinh nghiệm chuyên gia, hợp tác đào tạo nghề cho lao động nông
nghiệp giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Tận dụng cơ hội từ CPTPP vải thiều Việt Nam được xuất khẩu sang Nhật Bản:
Từ ngày 15/12/2019, quả vải thiều của Việt Nam chính thức được xuất khẩu vào
Nhật Bản. Cho đến ngày 19/06/2020, 1 tấn vải đầu tiên đã xuất đi Nhật bằng đường hàng
không. Gần 4 tấn vải còn lại (trong tổng số 5 tấn của ngày 18/6) đi bằng đường biển,
khoảng gần 200 tấn vải thiều tươi đã xuất khẩu thành công vào thị trường Nhật. Công ty CP
Ameii Việt Nam là một trong những đơn vị xuất khẩu thành công vải vào thị trường Nhật
Bản. Ngay trong năm 2020, đơn vị đã xuất khẩu khoảng 30 tấn vải sang Nhật Bản.
Sau 1 năm Nhật Bản chính thức mở cửa thị trường cho mặt hàng vải thiều tươi của
Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản, tình hình xuất khẩu và tiêu thụ quả vải thiều
Việt Nam tại thị trường Nhật Bản năm 2021 hiện có rất nhiều điều kiện thuận lợi, Việt Nam
tiếp tục rộng mở cơ hội và xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản. Lô vải thiều do Công ty
Sunrise Farm Nhật Bản ký kết với Công ty CP Ameii Việt Nam đã lên đường sang Nhật
Bản từ đêm 22/5 và cập cảng hàng không tại Nhật Bản vào sáng 23/5. Đây cũng là lô vải
thiều đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đánh dấu cho một mùa vải
bội thu và nhiều người tiêu dùng tại Nhật Bản hồ hởi đón nhận. Trong năm 2021, cơng ty
tiếp tục xuất khẩu lô vải thiều thứ 2 sang thị trường này.
Sáng ngày 26/5/2021, tỉnh Bắc Giang cũng diễn ra Lễ xuất hành lô vải thiều sớm Tân Yên
đi thị trường Nhật Bản, có khoảng 15 tấn vải thiều được các Cơng ty CP Xuất nhập khẩu thực phẩm
Tồn Cầu và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu thực hiện. Đây là năm thứ 2 trái

vải thiều Bắc Giang thâm nhập thành công vào thị trường Nhật Bản.

Với tỉnh Hải Dương, năm nay các nước có giá trị nhập khẩu cao như Nhật Bản, Mỹ,
Australia, EU… nên lượng tiêu thụ vải của Hải Dương tăng gấp 2 - 3 lần so với năm ngoái.
Riêng thị trường Nhật Bản đã nhập khẩu 100 tấn, cao gấp hơn 3 lần tổng sản lượng vải cả
nước xuất khẩu đi Nhật bản năm 2020.
Khi thâm nhậm vào thị trường Nhật Bản thì giá vải thiều rất cao. Tại Nhật Bản, giá
doanh nghiệp bán sỉ cho các siêu thị dao động từ 8 – 12 USD/kg (hơn 180.000 – 270.000
đồng), trong khi giá vải thiều thu mua là 38.000 đồng/kg. Mặt khác, giá bán lẻ vải thiều
được bày bán thành từng hộp nhỏ tại siêu thị hiện nay có mức khuyến mãi là 489 yen (giá
gốc là 537 yen), tương đương hơn 100.000 đồng cho khoảng 200 gram. Như vậy, mỗi ký
vải thiều Việt Nam được bán lẻ có giá khoảng 500.000 đồng.
Có được những lơ vải xuất khẩu như vậy một phần là do Việt Nam được hưởng mức ưu đãi
về thuế với mức thuế 0% với một số mặt hàng nơng sản trong đó có vải thiều. Năm 2020, lần đầu
tiên Việt Nam xuất khẩu quả vải tươi sang Nhật Bản. Theo số liệu của Hải quan Nhật Bản, ngay
trong năm đầu tiên thâm nhập thị trường, vải thiều Việt Nam chiếm thị phần khoảng 10% tại thị
trường Nhật, xếp vị trí thứ 3, sau vải Trung Quốc và Đài Loan. Do năm ngối là năm đầu tiên nên
các cơng ty Nhật Bản nhập khẩu quả vải Việt Nam còn dè dặt nhằm thăm dò phản ứng thị trường.
Tuy nhiên do quả vải Việt Nam đã gây được hiệu ứng

11

download by :


tốt, các cơng ty Nhật có kế hoạch tăng lượng nhập khẩu vải thiều Việt Nam vì vậy vải
thiều Việt Nam được kỳ vọng sẽ gia tăng mạnh thị phần tại Nhật Bản.

2.3 Thách thức xuất khẩu vải thiều Việt Nam sang thị trường Nhật Bản khi hiệp định
CPTPP có hiệu lực.


2.3.1 Hàng rào phi thuế là gì?
Hàng rào phi thuế quan theo định nghĩa của WTO: “Rào cản phi thuế quan là những biện
pháp phi thuế mạng tính cản trở thương mạnh mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình
đẳng”. Cịn “Biện pháp phi thuế quan là những biện pháp ngoài thuế quan, liên quan hoặc ảnh
hưởng tới sự luân chuyển hàng hoá giữa các nước”. Các biện pháp phi thuế quan thường có Vệ sinh
và kiểm dịch thực vật (Sanitary and Phytosanitary – SPS) và Rào cản kỹ thuật trong thương mại
(Technical Barrier to Trade – TBT). Những biện pháp này được đưa ra để bảo vệ người tiêu dùng
trong nước nhập khẩu và đảm bảo tiêu chuẩn về sức khoẻ, an toàn vệ sinh và môi trường. Tuy
nhiên, những biện pháp này cũng là rào cản cho suất khẩu khi chúng góp phần làm tăng giá thành
sản xuất và thương mại.

2.3.2 Thách thức của Việt Nam khi xuất khẩu vài thiều sang thị trường Nhật Bản
Thách thức đó đến từ hàng rào phi thuế quan khắt khe của những thị trường khó
tính như Nhật Bản.
Sau khoảng thời gian 5 năm tích cực đàm phán mở cửa thị trường của cơ quan chức
năng hai nước, ngày 16/12/2019, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản có văn bản gửi Cục
Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về việc đồng ý cho
phép nhập khẩu quả vải thiều tươi của Việt Nam. Các yêu cầu đối với quả vải thiều tươi
xuất khẩu sang Nhật Bản cụ thể như sau:
Yêu cầu về vườn trồng
Vườn trồng vải thiều phải đảm bảo có thể truy xuất nguồn gốc, vườn trồng vải xuất
khẩu sang Nhật Bản phải lập và lưu lại hồ sơ, nhật ký sản xuất và được Cục Bảo vệ
thực vật kiểm tra, cấp mã số.
Về quản lý sinh vật gây hại: áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp đối với ruồi đục
quả phương đơng (Bactrocera dorsalis).
Về an tồn thực phẩm: trên các vườn trồng vải xuất khẩu sang Nhật Bản, tuyệt đối
không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng và tuân thủ nguyên tắc 4
đúng để đảm bảo đáp ứng quy định của Nhật Bản về mức dư lượng tối đa cho phép
đối với quả vải tươi xuất khẩu.

Yêu cầu chi tiết về kiểm dịch thực vật đối với quả vải thiều tươi xuất khẩu
Quy định chi tiết đối với cơ sở xử lý xông hơi khử trùng( Lơ quả vải xuất khẩu phải được
đóng gói và xử lý xơng hơi khử trùng bằng Methyl Bromide tại các cơ sở được Cục Bảo vệ
thực vật và MAFF công nhận với liều lượng tối thiểu là 32g/m3 trong thời gian hai giờ dưới
sự giám sát của cán bộ kiểm dịch thực vật Việt Nam và Nhật Bản.Các lô quả vải thiều xuất
khẩu phải kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

12

download by :


do Cục Bảo vệ thực vật cấp), cơ sở đóng gói, bao bì và ghi nhãn, việc kiểm tra
kiểm dịch thực vật xuất khẩu và nhập khẩu đối với quả vải thiều tươi của Việt
Nam tại Phụ lục II kèm theo (phụ lục này đề cập rất chi tiết đến từng hàm lượng
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật).
Nhật Bản là thị trường khó tính với tiêu chuẩn cao, do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần
phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu nói trên để có thể xuất khẩu quả vải thiều tươi

sang Nhật Bản.
Việc nhập khẩu rau, trái cây tươi và chế biến vào Nhật Bản phải tuân theo quy định
của các luật sau đây: Luật Hải quan/ Luật Các biện pháp tạm thời liên quan đến hải
quan, Luật Bảo vệ thực vật, Luật Vệ sinh an tồn thực phẩm.
Ngay cả khi CPTPP được kí kết thì Nhật Bản vẫn áp dụng những hàng rào phi thuế quan
khắt khe này để đảm bảo sản phẩm tiêu thụ vào thị trường nội địa Nhật Bản là hàng chất
lượng cao. Do đó mà dẫn đến những thách thức với vấn đề đảm bảo chất lượng quả vải xuất
khẩu của Việt Nam.
Thách thức trong khả năng đảm bảo độ tươi của quả vải do quy trình xuất khẩu vải
thiều qua nhiều trung gian: Một hộ nông dân trồng vải đủ điều kiện để xuất khẩu không thể
xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Nhật Bản mà phải cần đến các doanh nghiệp thu mua và

xuất khẩu. Hiện nay trên thị trường có 5 doanh nghiệp chịu trách nhiệm xuất khẩu vải sang
thị trường tiềm năng này, đó là: Cơng ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, Công
ty Cổ phần Ameii Việt Nam, Công ty TNHH Sản xuất thương mại và dịch vụ Rồng Đỏ,
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Tồn Cầu, Cơng ty Bamboo.Các doanh nghiệp
này qua sự giới thiệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn từng địa phương có vùng
trồng vải đạt u cầu sẽ kí hợp đồng với hộ nơng dân để thu mua, đồng thời đứng ra chịu
trách nhiệm về nhãn mác sản phẩm, tem truy xuất nguồn gốc, vận chuyển sản phẩm và kí
hợp đồng với bên phân phối ở thị trường Nhật Bản. Đồng thời các doanh nghiệp đại diện
này cũng sẽ chịu trách nhiệm mời các đại diện bên kiểm dịch ở Nhật bản đến kiểm tra chất
lượng của mặt hàng nông sản quả vải tươi ở các nông trại Việt.
Thách thức trong việc thu mua vải thiều của người dân với những đòi hỏi về chất
lượng.Vì bên phía Nhật Bản địi hỏi khắt khe về chất lượng vải thiều cho nên nhà nước
cùng các doanh nghiệp đã tạo ra chương trình trồng vải theo mơ hình
Vietgap,Globalgap.Nhưng rất tiếc mơ hình này vẫn chưa được mở rộng hết với tất cả
những hộ dân trồng vải nguyên nhân do chi phí cho thuốc trừ sâu sinh học mà Vietgap
cung cấp quá cao trong khi đó giá vải thiều khi thu mua thì thấp cũng chỉ tương đương với
mức bán bình thường của một quả vải khơng theo tiêu chuẩn Vietgap.
Tỉ lệ hộ dân ở hai vùng vải thiều chính là Lục Ngạn –Bắc giang và Thanh Hà- Hải
Dương tham gia theo tiêu chuẩn Vietgap còn lẻ tẻ. Số liệu tính đến năm 2020 được
nhóm tổng hợp như sau:

Số liệu

Diện tích

Sản

Theo tiêu chuẩn

Theo tiêu chuẩn


13

download by :


Vùng

Lục NgạnBắc Giang
Thanh HàHải Dương
Thông qua bảng số liệu cho thấy: điện tích trơng vải thiều lớn nhưng diện tích và
sản lượng đáp ứng tiêu chuẩn Vietgap hay Globalgap còn rất hạn chế.

PHẦN 3. Giải pháp đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu quả vải thiều vào thị
trường Nhật Bản
Có thể nói sau khi Việt Nam kí kết CPTPP và Nhật Bản cũng tham gia hiệp định
này đã mở ra nhiều cơ hội cho nơng sản Việt Nam nói chung và vải thiều nói riêng. Tuy
nhiên có được cơ hội này,Nhà nước,doanh nghiệp,người dân trồng vải phải có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau có những giải pháp.Dưới góc độ là một sinh viên nhóm chungsem xin đề
xuất một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, về phía Chính phủ:
- Tiếp tục đàm phán ngoại giao để giành về những hợp đồng xuất khẩu vải thiều từ
Nhật Bản.
- Câu chuyện quảng bá vải thiều trong thị trường Nhật Bản: Thương vụ Việt Nam
tại Nhật Bản nên phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại và các cơ quan, doanh
nghiệp liên quan ở trong nước cũng như các hệ thống siêu thị, hệ thống phân phối
của Nhật Bản để đẩy mạnh công tác này, giúp cho quả vải thiều Việt Nam được
nhiều người Nhật biết tới hơn nữa.
- Trong nước chú trọng mở rộng diện tích, sản lượng vườn vải theo tiêu chuẩn
Vietgap, Globalgap.

Thứ hai, về phía doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp có vai trị quan trọng trong chu trình xuất khẩu vải thiều,họ là người thu
mua là trung gian chu chuyển vải thiều đi xuất khẩu.Một vấn đề đặt ra đó là việc người dân
trồng vải theo Vietgap của nhà nước với quy định khắt khe về thuốc trừ sâu.Tức là mỗi vụ
vải ngườu dân sẽ được cấp thuốc bảo vệ thực vật và liều lượng theo quy địn xong sau đó
phải tiến hành phun sâu.Tất cả loại thuốc này đều là thuốc sinh học nên giá thành đắt.Chi
phí bỏ ra cao nhưng giá vải khi các doanh nghiệp thu mua của bà con thì lại rẻ.Giá trên danh
nghĩa thì cao khoảng 35.000-50.000VNĐ/kg nhưng đó chưa tính chi phí thuốc trừ sâu đã
mua dưới hình thức cấp phát. Do vậy mà dù mất

cơng làm theo Vietgap nhưng doanh nghiệp thu mua tính ra giá cũng chỉ ngang với
trồng vải không theo Vietgap.
Từ đây, để có thể có nguồn cung bền vững về vải thiều, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chia
lợi nhuận một cách thỏa đáng với người dân hoặc hỗ trợ người dân về mặt tài

chính, thuốc bảo vệ thực vật, ..
14


download by :


Thứ ba, về phía người dân trồng vải:
Cần hiểu nhiều hơn về việc tiêu thụ vải thiều, cần loại bỏ tư tưởng nơng dân chỉ biết làm
khơng biết tìm hiểu. Người nơng dân nên biết về những lợi ích về xuất khẩu vải thiều.
Thứ tư, vải thiều đã từng xuất hiện trên sàn giai dịch điện tử Lazada đây là một tín
hiệu đáng mừng. Vì vậy việc đưa vải thiều tới các kệnh phân phối online/trực tuyến cũng là
một giải pháp tốt để tiêu thụ và quảng bá hình ảnh vải thiều Việt Nam trong bối cảnh
Covid-19.


15

download by :


Tiểu kết
Như vậy có thể khẳng định rằng,Việt Nam đã thành cơng đưa nơng sản nói chung và vải
thiều nói riêng vào thị trường Nhật Bản thông qua những cơ hội mà kí kết CPTPP tạo ra.Vải thiều
Việt Nam bắt đầu gây dựng được thương hiệu và tiếng vang trong thị trường xuất khẩu dầy khó tính
như Nhật Bản.Đồng thời qua những thương vụ xuất khẩu sang Nhật Bản thành cơng tạo ta nhiều lợi
ích cho Việt Nam về mặt kinh tế.Nếu trước đây là sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc
với mức giá ép rất rẻ thì giờ đây vải thiều Việt Nam có thể đa dạng hóa các thị trường từ châu Á
sang châu Âu, xâm nhập được vào các thị trường khó tính với mức thuế xuất gần như bằng 0%.Tuy
nhiên đi cùng với đó là những khó khăn.Thị trường lớn,khó tính thì địi hỏi mức độ đáp ứng các chỉ
tiêu phi thuế rất chặt chẽ như là:vấn đề nhãn mác,nguồn gốc;vấn đề chất lượng vải thiều,..Đứng
trước những thách thức đó là nhưng giải pháp đơng bộ của Chính phủ,Doanh nghiệp xuất nhập khẩu
vải thiều và nông dân trồng vải.Với những thành công của lô hàng vải thiều đầu tiên xuất khẩu sang
Nhật Bản trong khuôn khổ của CPTPP đã đánh dấu những cơ hội rõ ràng mà vải thiều Việt Nam có
được.

Do cịn hạn chế về kiến thức, nguồn tài liệu nên bài tiểu luận: “Xuất khẩu vải thiều vào thị
trường Nhật Bản sau khi Việt Nam kí kết Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun
Thái Bình Dương (CPTPP)” của nhóm chúng em cịn nhiều thiếu sót mong thầy và các
bạn góp ý.Em xin chân thành cảm ơn!

16

download by :



Danh mục tài liệu tham khảo.
1. />2. Sách: Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản cho quả vải do đại
sứ quán Việt Nam tại Nhật bản và Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản hợp tác viết.
3. />4. />5.
6. Sở công thương tỉnh Bắc Giang, Bộ Cơng thương Việt Nam,

7. Giáo trình kinh tế Ngoại thương.

17

download by :



×