Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

TIỂU LUẬN học phần phát triển kỹ năng nghề nghiệp đề tài sơ lược về khủng hoảng ¼ cuộc đời và cách để vượt qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.74 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-----------------------------

TIỂU LUẬN
Học phần: Phát triển kỹ năng nghề nghiệp
Đề tài: “ Sơ lược về khủng hoảng ¼ cuộc đời và cách để vượt qua.”
Nhóm 11: Nguyễn Thị Minh Huyền
Lê Ngọc Dung
Nguyễn Hà Vy
Hoàng Quỳnh Trang
Trần Tường Linh

HÀ NỘI, tháng 12 năm 2021

1

download by :


MỤC LỤC
Lời mở đầu………………………………………………………………….3
Nội dung…………………………………………………………………….4
I. Khái niệm khủng hoảng ………….……………………………………..4
AI. Biểu hiện………………………..……………………………………….4

2.1. Dạng locked-in………………………………………………………...5
2.2 Dạng locked-out………………………………………………………..5
III. Nguyên nhân và một số yếu tố tác động……………………………...6
3.1 Nguyên nhân……………………………………………………………6
3.2 Một số yếu tố tác động…………………………………………………8


IV. Các giai đoạn của khủng hoảng ¼ cuộc đời………………………….11
4.1 Dạng locked-in………………………………………………………….11
4.2 Dạng locked-out………………………………………………………...12
V. Thực trạng của khủng hoảng ¼ cuộc đời……………………………...13
VI. Giải pháp vượt qua khủng hoảng ¼ cuộc đời………………………..16
6.1 Trên phương diện cá nhân……………………………………………..16
6.2 Trên phương diện xã hội………………………………………………..18
Lời kết………………………………………………………………………..19
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………….20

2

download by :


LỜI MỞ ĐẦU
Dù đã được đề cập lần đầu tiên bởi nhà tâm lý học người Đức Erik Erikson, khái niệm
khủng hoảng ¼ cuộc đởi mới chỉ được chú ý trong khoảng vài thập kỷ trở lại đây, và
được công nhận là một phần không thể thiếu của cuộc đời. DuPont, tác giả cuốn “The
Anxiety Cure” đã nói rằng "Dựa trên kinh nghiệm của mình, tơi phát hiện ra có một tỷ
lệ mắc các chứng rối loạn rất cao ở nhóm tuổi này (18-30) bao gồm, trầm cảm, rối loạn
lo âu, những rối loạn liên quan đến sự nghiện ngập và rất nhiều vấn đề khác gây ra bởi
áp lực lớn về sự thay đổi từ trẻ em thành người lớn.” Trong xã hội hiện đại ngày nay,
người trẻ càng ngày càng có nguy cơ rơi vào những khủng hoảng tâm lý cao, trong khi
việc phổ cập những kiến thức cần thiết về tâm lí học cũng như hệ thống chăm sóc sức
khỏe tâm lí ở Việt Nam hiện nay cịn nhiều hạn chế.
Vì những lý do trên, nhóm bọn em đã chọn đề tài “ Sơ lược về khủng hoảng ¼ cuộc
đời và cách để vượt qua.”

3


download by :


NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM VỀ KHỦNG HOẢNG HOẢNG ¼ CUỘC ĐỜI Trong tâm lý học
đại chúng, khủng hoảng một phần tư cuộc đời quarter-life crisis là cuộc khủng
hoảng "liên quan đến những mối lo về phương hướng và chất lượng sống" xảy ra phổ
biến nhất trong khoảng độ tuổi từ hai mươi đến ba mươi (và cũng có thể bắt đầu hơn
sớm từ lúc 18 tuổi). Nhà tâm lý học lâm sàng Alex Fowke định nghĩa, đó là ''một thời
kỳ mà một người cảm thấy bất an, nghi ngờ và thất vọng xoay quanh sự nghiệp, các
mối quan hệ và tình trạng tài chính". Robbins & Wilner (2001) định nghĩa QLC là cảm
giác của “sự bất ổn áp đảo, thay đổi liên tục, quá nhiều lựa chọn và cảm giác bất lực
hoảng loạn” hay Atwood & Scholtz (2008) là “loại khủng hoảng cảm xúc quanh mốc
tuổi hai mươi — cảm giác trống trải, cô lập, kém cỏi và thiếu tự tin, cùng với nỗi sợ
thất bại”.
Ở đây, nhóm em tạm thời đưa ra định nghĩa về khủng hoảng ¼ cuộc đời như sau:

Khủng hoảng một phần tư cuộc đời là sự hoang mang, mất phương hướng và lo lắng về
mọi mặt trong cuộc sống bao gồm sự nghiệp, tài chính và các mối quan hệ trong
khoảng thời gian nối giai đoạn tuổi thơ và tuổi trưởng thành, xảy ra ở độ tuổi tầm 1830 tuổi, khi mà một người đã được coi là người lớn về mặt luật pháp, nhưng lại chưa có
độ chín chắn cần thiết của một người trưởng thành.
II. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA KHỦNG HOẢNG ¼ CUỘC ĐỜI.
Những biểu hiện của khủng hoảng ¼ cuộc đời gắn liền với ba cảm xúc chủ đạo là tự ti,
lạc lối và thất vọng. Chúng ta có thể kể một loạt những dấu hiệu cho thấy một người
đang rơi vào khủng hoảng bao gồm: sự thiếu định hướng trong việc xác định cuộc đời
mình, khơng chắc chắn về những gì mình muốn hoặc có nhưng lại khơng đủ can đảm
để thực hiện; thường xuyên so sánh bản thân mình với người khác, đặc biệt là bạn bè
đồng trang lứa rồi cảm thấy kém cỏi và thất vọng về sự nghiệp, tài chính đặc
4


download by :


biệt là về chính bản thân mình; ghét cơng việc của mình nhưng khơng dám bỏ vì lý do
tài chính; mất đi cảm giác thỏa mãn khi đạt được một thành tựu nào đó ngay cả khi
thành tựu đó là chuẩn mực của sự thành đạt và hạnh phúc của xã hội.
Người ta chia những người đang trong giai đoạn khủng hoảng này thành hai loại là
locked-in và locked-out với một số biểu hiện tương ứng.
2.1. Nhóm 1 (dạng locked-out) là những người khơng với tới được những gì mình
muốn. Họ khơng có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt chuyên môn, kiến thức, thái độ cần
thiết cho cuộc chiến khắc nghiệt ở thị trường lao động, đơn giản là chỉ biết lý thuyết
suông nên khi bước vào đời, họ ngỡ ngàng nhận ra cuộc đời không như những bài
giảng trên lớp. Khi sự nhiệt tình cộng chun mơn khơng đủ để đạt được những hoài
bão đã đặt ra ngày xa, khi những ước mộng màu hồng về vị trí lãnh đạo, lương nghìn
đơ, những cống hiến lớn lao cho xã hội lần lượt vỡ vụn, khả năng cao nhóm này sẽ rơi
vào vịng xốy của sự tiêu cực với hai cảm xúc chính là sự hoảng loạn tột độ và thất
vọng tràn trề.
2.2 Nhóm 2 (dạng locked-in) là những người thực sự đã đạt được những thành tựu mà
xã hội và gia đình kì vọng nhưng rồi nhận ra đó khơng phải là thứ mình thực sự mong
muốn. Nhóm này nhìn chung là khá ổn định và mặt tài chính, cơng việc, nhưng cú
trượt dài về tinh thần thì có thể cịn lớn hơn cả nhóm 1. Cảm xúc chính mà nhóm này
có là sự trống rỗng và rồi họ sẽ cố tìm cách khỏa lấp sự trống rỗng này bằng cách ôm
đồm thật nhiều những trách nhiệm về gia đình và xã hội như dựng vợ gả chồng, sinh
con đẻ cái, dùng sự bận rộn để né tránh vấn để hoặc là tham gia những trải nghiệm liều
lĩnh như đi phượt, khởi nghiệp, tìm kiếm sự mạo hiểm, cảm giác mới lạ để tạm thời
quên đi cuộc khủng hoảng tâm lý của mình, tự lừa dồi bản thân về sự suy sụp tinh thần
mà bản thân đang trải qua và trì hỗn quả bom nổ chậm trong thâm tâm mà không thực
sự giải quyết ngọn nghành vấn đề.


5

download by :


Thực tế, một số biểu hiện cụ thể nêu ở trên rất khó để mọi người nhận ra rằng mình
đang khủng hoảng. “Con cá là thứ cuối cùng phát hiện ra nước” (The fish will be the
last to discover water), vậy nên khi một người đang hoàn toàn ở trong khủng hoảng mà
lại khơng có ai bên cạnh để chỉ cho họ điều gì đã và đang thực sự xảy ra với họ và cuộc
sống của họ, rất khó để có thể nhận ra những dấu hiệu của khủng hoảng ¼ cuộc đời
vốn cũng không thực sự rõ ràng mà thường lén lút len lỏi vào từng khía cạnh của cuộc
sống quanh họ.
BI.

NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHỦNG

HOẢNG ¼ CUỘC ĐỜI
3.1. Nguyên nhân của khủng hoảng ¼ cuộc đời
3.1.1. Áp lực đồng trang lứa
“Thua thầy một dặm, không bằng kém bạn một li”, áp lực đồng trang lứa là lý do chính
dẫn đến những áp lực tâm lý ở người trẻ. Trong khi một số bạn đã có được cho mình
một cuộc sống giàu sang, hạnh phúc, rất nhiều người khác vẫn đang loay hoay tìm
kiếm hướng đi, mục tiêu hay chật vật trên con đường mình chọn. Cảm giác nhìn thấy
những người bạn của mình, những người đã từng bằng thậm chí kém hơn mình giờ lại
thành đạt hơn mình là một cảm giác đáng sợ với nhiều người và để có thể “bằng bạn
bằng bè” những người này khả năng cao sẽ lao đầu vào những quyết định mà sau này
họ sẽ hối hận.
3.1.2 Sự thiếu quyết đốn
Đây là một điều bình thường khi một người đang hoang mang đặt câu hỏi cho hồi bão
của họ. Trong giai đoạn chuyển mình từ 18 đến 30 tuổi này, phần lớn mọi người đều

đang cố gắng tìm ra con đường cho mình và đang mơng lung trước những lựa chọn
cuộc đời. Họ không biết rằng lựa chọn nào sẽ mang lại trái ngọt mà họ muốn. Bây giờ
họ theo đuổi, cam kết với một mục tiêu hay kế hoạch nào đó, một lúc sau họ
6

download by :


đã chuyển sang một thứ khác, bỏ giở kế hoạch, mục tiêu ban đầu, điều này có thể gọi
là “nỗ lực ảo” và đương nhiên nó sẽ khơng đưa họ đến đâu cả. Dần dần, điều này sẽ
ảnh hướng đến sự tự tin và động lực của họ.
3.1.3 Những trách nhiệm mới
Việc nhận ra rằng càng lớn, bản thân sẽ càng bị ràng buộc bởi những trách nhiệm và
bổn phận khác nhau có thể nói, là một cú sốc với nhiều người, đặc biệt là những người
vốn đã quen dựa dẫm vào người khác trước đây. Chắc chắn, cảm giác bỡ ngỡ, lo lắng
hay bức bối, ngột ngạt khi phải đối mặt với những trách nhiệm mới của tuổi trường
thành là điều khó tránh khỏi và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm lý. Không chỉ
vậy, khi một người bị cuốn vào những trách nhiệm người lớn, họ sẽ cố gắng gồng mình
để hồn thành những gì được coi là bổn phận để đáp ứng cái định nghĩa “người lớn”
của xã hội, ngay cả khi đó khơng phải con người thật của họ. Hệ quả là những người
này khả năng cao sẽ rơi vào khủng hoảng nhận dạng (identity crisis), một khủng hoảng
thường thấy gắn liền với khủng hoảng ¼ cuộc đời, khơng biết mình là ai, khơng biết
định nghĩa bản thân như thế nào, sự chênh vênh, mơ hồ qua thời gian có thể trở thành
trầm cảm là điều khó tránh khỏi.
3.1.4. Quá tham vọng
Đây là một đặc tính điển hình của người trẻ, đặc biệt là những người xuất thân ở tầng
lớp trung và hạ lưu. Động lực thành công của họ sẽ lớn hơn rất nhiều những người bạn
đồng trang lứa may mắn sinh ra với điều kiện dư dả hơn. Nhưng cái gì quá cũng không
tốt, việc đặt nặng quá mức mục tiêu phải thành cơng có thể biến một điều hết sức chân
chính thành một “cơn đói khát”, một sự ám ảnh về sự thành cơng cực kỳ độc hại và có

thể dẫn con người ta đi lệch hướng hay sa ngã, đồng thời gây ra một áp lực cực lớn cho
bản thân ở một thời kỳ vốn đã có quá nhiều bão tố cuộc đời như tuổi trẻ.

7

download by :


3.2

Một

số

yếu

tố

tác

động

đến

khủng

hoảng

¼


cuộc

đời

3.2.1. Mạng xã hội.
Xã hội cơng nghiệp hóa 4.0 hiện nay là sân chơi chính của những nền tảng mạng xã
hội và sự bùng nổ về thông tin, công nghệ và truyền thông đại chúng. Điều này gây ra
hai thứ cho thế hệ trẻ ngày nay:
(1) Sự so sánh hà khắc. Khác với thế hệ trước kia, khi chưa có sự xuất hiện của những

nền tảng chia sẻ thông tin xuyên biên giới, vùng tròn quan hệ của mỗi người nhỏ hơn,
sự so sánh giữa những người đồng trang lứa cũng nhẹ hơn. Tuy nhiên, trong thời đại
ngày nay, khi gần như mọi thông tin đều được chia sẻ lên mạng xã hội về mọi khía
cạnh đời sống, người ta khơng chỉ cịn nhìn thấy những thành cơng của những chị, em,
bạn, dì, đồng nghiệp ở ngay cạnh mình nữa, mà họ sẽ thấy được cuộc đời và thành tựu
lớn hơn rất nhiều từ những người trẻ hơn rất nhiều từ mọi nơi trên thế giới ở mạng xã
hội. Điều này sẽ gây ra một tâm lý so sánh cực kỳ nặng nề và khắc nghiệt. Đó khơng
chỉ đơn giản là sự so sánh của bố me hay thầy cô về “con nhà người ta” mà tệ hơn là sự
tự so sánh bản thân mình với những người trên mạng. Mọi người ln có xu hướng lấy
hậu trường của cuộc đời mình đem so sánh với phần trailer của cuộc đời người khác.
Có một điều khó hiểu là, hầu hết mọi người đều biết rằng những hình ảnh, video, thơng
tin đăng trên mạng chỉ phản ánh một phần cuộc sống của người đăng chúng và thường
là những thông tin tốt, được chọn lọc kỹ càng trước khi đăng lên mạng vì một tâm lý
rất hiển nhiên “Đẹp thì phơ ra, xấu xa thì đậy lại”. Tuy nhiên, ngay cả khi biết được
điều đó, con người ta vẫn khơng thể tránh khỏi tâm lý so sánh từ đó tự gây ra cho mình
những áp lực xã hội rất lớn và nặng nề.
(2) Sự hoang mang giữa quá nhiều lựa chọn. Thời đại ngày nay là thời đại bùng nổ

thông tin, khi hàng ngày có đến hàng triệu loại thơng tin khác nhau được cập nhật trên
mạng xã hội. Nhiều người trẻ bây giờ mất phương hướng khơng phải vì họ khơng có

lựa chọn mà ngược lại, chính vì có q nhiều lựa chọn mà khơng có cách nào để xác
8

download by :


định rõ ràng đâu mới là sự lựa chọn phù hợp nên họ mới mất phương hướng. Điều này
liên quan đến nghịch lý của sự lựa chọn được phát biểu bởi nhà tâm lý học Barry
Schwartz: “Nhiều lựa chọn không những khơng tốt hơn, mà nó cịn làm đời bạn bất
hạnh, hối tiếc, thất vọng, chán nản…nói chung là đau khổ hơn”.
3.2.2. Khoảng cách thế hệ.
Sự khác nhau về hệ tư tưởng giữa những thế hệ khác nhau với hệ quả là sự thiếu thấu
hiểu giữa những thế hệ và sự kỳ vọng quá cao của thế hệ đi trước với thế hệ trẻ đã gây
ra rất nhiều vấn đề tâm lý ở những người trẻ ngày nay. Thế hệ trước thường đề cao sự
ổn định, một điều không dễ có được trong thời đại phát triển nhanh chóng mà thế hệ trẻ
bây giờ đang sống. Vậy nên, bố mẹ thường có xu hướng kỳ vọng, thậm chí ép buộc con
mình phải đỗ đại học, sau khi tốt nghiệp phải có được cơng ăn việc làm “ổn định”, có
địa vị xã hội vì đó là cách họ định nghĩa sự thành cơng. Bên cạnh đó, có một số chỉ dẫn
cho thấy thành tựu mà những người trẻ đạt được có ảnh hưởng lên lịng tự trọng của
chính bố mẹ họ, điều này có khả năng dẫn đến vịng lặp luẩn quẩn bố mẹ cố gắng tìm
cách để đảm bảo cho sự thành cơng của con mình để làm hài lịng bản thân dưới danh
nghĩa tình thương cha mẹ “bố mẹ chỉ muốn tốt cho con”. Đáng nói hơn nữa, độ tuổi
những người đang phải chịu những áp lực và kỳ vọng độc hại này đang ngày càng trẻ
hóa, càng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng tâm lý ¼ cuộc đời.
3.2.3 Hệ thống giáo dục không theo kịp tốc độ của thời đại.
Phần lớn hệ thống giáo dục đang được áp dụng hiện nay, hệ thống giáo dục phổ thông
bắt buộc (mass education/ compulsory education) xuất hiện từ khoảng thế kỷ XVIII,
sau đó lan rộng ra khắp các nước vào thế kỷ XIX và XX được coi là sản phẩm của cuộc
cách mạng công nghiệp 3.0. “Hệ thống giáo dục phổ thông là bộ máy tinh vi xây dựng
bởi chủ nghĩa công nghiệp để sản xuất loại kiểu người mà nó cần.” (Mass education

was the ingenious machine constructed by industrialism to produce the
9

download by :


kind of adults it needed.) (Alvin Toffler). Hay nói cách khác, bản thân hệ thống giáo phổ
thông bắt buộc ra đời không phải để đáp ứng sự phát triển cá nhân của học sinh mà là đáp
ứng nhu cầu về lực lượng lao động của cuộc cách mạng công nghiệp. Cuộc cách mạng
công nghiệp là cuộc cách mạng phấn đấu cho sự hiệu quả, tinh gọn trong sản xuất kinh
doanh. Ý niệm về sự hiệu quả này dần dần ảnh hướng đến cả lĩnh vực giáo dục. Con người
được xem như sản phẩm được sản xuất cần được nhào nặn để trở thành những người công
nhân lành nghề phục vụ cho cuộc cách mạng công nghiệp và trường học được coi là nhà
máy để sản xuất ra những sản phẩm đó, hay cịn được gọi dưới cái tên mơ hình giáo dục
nhà máy (Factory Model of Education). Mơ hình và hệ thống giáo dục này, trong suốt cả
trăm qua, có rất ít sự thay đổi, “ Thật đáng buồn khi hệ thống giáo dục khơng thay đổi gì
trong suốt hàng trăm năm.” (It is pathetic that the education system has not changed in
hundreds of years.) (Anant Agarwal). Vậy là trong khi lồi người đang trải qua cuộc cách
mạng cơng nghiệp 4.0 với những thay đổi xã hội sâu sắc thì hệ thống giáo dục vẫn đang
mắc kẹt ở thời điểm 200 năm trước. Sự chênh lệch về tốc độ phát triển này dẫn đến nền
giáo dục hiện nay thất bại trong việc truyền đạt cho học sinh những kỹ năng và kiến thức
cần thiết cho cuộc sống tương lai. Vì vậy mà học sinh, sinh viên khi ra trường sẽ khơng có
đủ năng lực để bắt kịp với sự phát triển vũ bão của xã hội hiện nay, từ đó dẫn đến một
trong những áp lực lớn nhất của khủng hoảng ¼ cuộc đời là sự thất nghiệp. Khơng chỉ vậy,
nhà trường cũng không trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức, kỹ năng về sức
khỏe tâm lý để học sinh có thể vượt qua những cuộc khủng hoảng tâm lý trong đời bao
gồm cả khủng hoảng ¼ cuộc đời. Vậy là sự chậm chễ trong việc cải cách giáo dục không
thể bắt kịp với chuyển biến của xã hội đã gián tiếp khiến khủng hoảng 1/4 cuộc đời tệ hơn
ở thế hệ trẻ ngày nay.


3.2.4 Đại dịch Covid-19
Tuy mới chỉ xảy ra trong khoảng 2 năm trở lại đây, nhưng đại dịch Covid-19 đã được coi là
một sự kiện lịch sử thay đổi thế giới. Dịch bệnh là yếu tố “đổ thêm dầu vào lửa” khi không
10

download by :


chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường việc làm mà còn làm đảo lộn cách sinh hoạt của mọi
người. Cơ hội việc làm thấp, tỉ lệ thất nghiệp cao gây ra sức ép về tài chính khủng khiếp cho
những người trẻ, kéo theo đó là những áp lực từ xã hội, gia đình, bạn bè, gây ra sự sụp đổ tinh
thần ở thế hệ thanh thiếu niên ngày nay. Thậm chí, giới trẻ ngày nay đang có nguy cơ trở thành
“thế hệ mất mát” do những hậu quả nặng nề của đại dịch, khi việc làm, những kế

hoạch riêng như khởi nghiệp, mua nhà, kết hôn đều đã bị thổi bay, hay quan trọng nhất là
thứ tài sản quý giá của tuổi trẻ là sức khỏe, sự nhiệt huyết, cơ hội cũng đang dần dần bị
mất đi, khiến cho người trẻ lo lắng, trì trệ , mất phương hướng và nghi ngờ bản thân. Bên
cạnh đó, việc phải cách li ở nhà đã làm tăng thời gian sử dụng mạng xã hội ở người trẻ và
điều này lại tiếp tục xoáy sâu hơn vào áp lực đồng trang lứa, sự so sánh với cuộc sống
người khác trên mạng, gây ra những vấn đề tâm lý ở khủng hoảng ¼ cuộc đời.

IV. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA KHỦNG HOẢNG ¼ CUỘC ĐỜI
4.1. Dạng locked-out của khủng hoảng ¼ cuộc đời.
Giai đoạn 1: là khoảng thời gian sự lạc quan, tham gia tích cực với mục tiêu là có một
vai trị giá trị trong xã hội như một công việc tốt, mối quan hệ lâu dài hoặc thành viên
của một nhóm xã hội. Thời kỳ của sự năng nổ và nhiệt tình này là một khúc dạo đầu
cần thiết cho giai đoạn sau của sự bức bối và thất vọng.
Giai đoạn 2: bao gồm một quá trình trải qua những lần thất bại lặp đi lặp lại để đạt
được vai trò, mục tiêu hoặc mối quan hệ và sự xuất hiện một cảm giác chật vật không
ngờ trước khi va phải những rào cản khó nhằn. Việc nhận ra rằng khả năng bản thân

không thể đáp ứng được những kỳ vọng trước đây về cuộc sống của người trưởng
thành là bản chất của giai đoạn 2, và điều này đi kèm với sự buồn chán về những mất
mát, tổn hại được lường trước và sự lo lắng về những hệ quả của điều này.
Giai đoạn 3: là khoảng thời gian tạm dừng trong đó một người dừng lại để đánh giá lại
tình hình của họ và tìm kiếm các giải pháp và lựa chọn thay thế mới.
Giai đoạn 4: một kế hoạch hành động mới để đạt được mục tiêu đã triển khai. Điều này
thường liên quan đến sự cân nhắc về những gì có thể đạt được và thay đổi quy mô mục
tiêu. Giai đoạn kết thúc với một số bước tiến nhất định hướng tới một vị trí, vai trị ổn
định hơn.
4.2. Dạng locked-in của khủng hoảng ¼ cuộc đời
11

download by :


Giai đoạn 1: bắt đầu bằng việc thực hiện ít nhất một cam kết chính trong cuộc sống dù
đó là một cam kết gây ra sự bất mãn và kìm hãm bản thân phát triển theo hướng mà
bản thân mong muốn. Nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì sự tập trung vào
vai trị hoặc mối quan hệ đã cam kết trước đó nên ở giai đoạn này cá nhân ngày càng
cảm thấy sự giả dối với bản thân khi ln phải khốc lên mình lớp mặt nạ để che giấu
sự khơng hài lịng bên trong.
Giai đoạn 2: là khi vì một yếu tố ngoại cảnh hoặc ý muốn cá nhân mà họ buông bỏ
những cam kết, trách nhiệm trước đó và bước ra khỏi cuộc sống ổn định. Đây là thời
điểm mang đến nhiều cảm xúc tiêu cực nhưng cũng đi kèm với cảm giác nhẹ nhõm,
thanh thản.
Giai đoạn 3: là khoảng thời gian tạm dừng lại để tiếp thu những quan điểm về cuộc
sống và tạm hỗn lại những cuộc phiêu lưu để tìm ra những hướng đi và tầm nhìn mới.
Giai đoạn này có thể liên quan đến một số loại đào tạo lại nghề nghiệp nếu cuộc khủng
hoảng là tập trung vào công việc.
Giai đoạn 4: là giai đoạn tìm ra một giải pháp mà, cá nhân chuyển sang một tập hợp

các cam kết, trách nhiệm cốt lõi, ý nghĩa gắn liền với những giá trị quan trọng và riêng
biệt của bản thân.
V. THỰC TRẠNG KHỦNG HOẢNG ¼ CUỘC ĐỜI CỦA CON NGƯỜI
Báo Guardian đã có bài viết về cuộc nghiên cứu của các nhà tâm lý học người Anh về
‘khủng hoảng ¼ cuộc đời’ (the quarter- life crisis). Trong đó, ơng Robinson, người đã
trình bày những phát hiện của mình tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Tâm lý Anh
ở Glasgow, đã làm việc với các nhà nghiên cứu từ Đại học Birkbeck về những gì ơng
nói là nghiên cứu đầu tiên xem xét cuộc khủng hoảng ¼ cuộc đời từ một "góc độ thực
nghiệm vững chắc dựa trên dữ liệu hơn là suy đoán”. Nghiên cứu ấy được hỗ trợ bởi
một cuộc khảo sát do Gumtree.com thực hiện. Cuộc khảo sát được thực hiện bởi 1.100
bạn trẻ trong độ tuổi từ 20-30 tuổi. Khảo sát đã cho thấy 86% trong số họ được hỏi
thừa nhận cảm thấy áp lực phải thành cơng trong các mối quan hệ xã hội, tài chính và
công việc trước khi bước vào tuổi 30. Chi tiết về khảo sát đã chỉ rõ ràng:
+ 2% trong số đó lo lắng về khả năng tài chính, nói rằng họ không kiếm đủ tiền, và

luôn cảm thấy áp lực khi nghĩ đến tài chính. Đa số họ nghĩ rằng bản thân mình kém
cỏi, ln bị tự ti trước bạn bè, đồng nghiệp.
+ 32% cảm thấy áp lực phải kết hôn và sinh con ở tuổi 30. Họ cảm thấy ngột ngạt,

buồn chán khi được hỏi về vấn đề lập gia đình. Họ cảm thấy áp lực về phía gia đình,
cảm thấy sốt ruột khi bạn bè đều đã lập gia đình cịn bản thân thì dậm chân tại chỗ.

12

download by :


+ 6% thì đang có kế hoạch di cư. Họ mong muốn được trải nghiệm ở nhiều quốc gia,

nhiều vùng miền. Họ đam mê được khám phá những tầm nhìn mới.


+ 40 % muốn thay đổi hoàn toàn sự nghiệp vì họ nghĩ rằng mình chưa có được mức

lương như mong muốn, họ muốn thử sức ở một lĩnh vực hồn tồn mới lạ so với cơng
việc trước đó mà vẫn có thể đáp ứng được số lương mong ước của họ. Họ cho rằng
cơng sức, trí tuệ mình bỏ ra chưa thực sự xứng đáng với mức lương mà họ đã nhận
được với cơng việc trước đó.
Tờ báo Guardian cũng cho biết thêm rằng Damian Barr, tác giả của cuốn sách Get it
Together: A Guide to Surviving Your Quarterlife Crisis, khi viết về cuốn sách trên ông
đã khảo sát và cho biết ngày càng có nhiều người 25 tuổi đang phải trải qua những áp
lực mà những người ở độ tuổi ngồi 40 cảm thấy trước đây. Ơng nói: “Nhiều người sẽ
nói rằng cuộc khủng hoảng thế giới phần tư không tồn tại. Nhưng sự thật là tuổi 20 của
chúng ta không giống như đối với cha mẹ chúng ta, 10 năm gắn bó với niềm vui và
thời gian dành cho cái tôi. Bây giờ, một điều đáng sợ là hàng triệu sinh viên tốt nghiệp
khác phải chiến đấu vì cơng việc đầu tiên của bản thân, trang trải cho cuộc sống thường
nhật và tìm thời gian để sắp xếp tất cả các mối quan hệ của mình. Họ không may bị
cuốn vào một thị trường bất động sản đầy rủi ro. Họ đang kiếm nhiều hơn và chi tiêu
nhiều hơn bao giờ hết. Họ cũng đang phải gánh nợ để trang trải cho bằng cấp, sự
nghiệp và chỗ ở của mình." Ơng cho biết thêm, cứ 20 người thì khoảng
⅓ trong số họ cảm thấy mệt mỏi, áp lực khi ở trong độ tuổi này. Một số báo vào
T3/2017 ở Việt Nam cũng đã nêu rõ thực trạng cuộc khủng hoảng này. Sự thật rằng gần
30 triệu người tương đương với 30% dân số mắc các chứng bệnh về tâm lý. Khoảng
1/3 số người ở độ tuổi 20 cảm thấy bức bối, mệt mỏi, áp lực. Theo tờ báo Tiền Phong,
xuất bản ngày 19/04/2017 “Thống kê năm 2016, nhóm người từ 20 đến 30 tuổi của
Việt Nam vào khoảng 18 triệu, chiếm 19% dân số” . Thêm vào đó, trong tọa đàm “Tuổi
trẻ và Khủng hoảng 1/4 cuộc đời” được tổ chức ở Hà Nội, chuyên gia tâm lý Nguyễn
Hà Thành, giảng viên Đại học FPT chia sẻ, sinh viên của chị có những người giàu tiềm
năng, tự tin, có tư duy tốt nhưng loay hoay mất 3 năm sau khi ra trường vì khơng biết
mình muốn gì. Rốt cuộc, họ thử mọi ý tưởng mà mình “hơi thích thích”, để rồi chẳng
dự án nào ra hồn vì khơng có ý tưởng nào tâm huyết thực sự.

Bản thân nhóm cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát qua ứng dụng Google Form về
tình trạng khủng hoảng ¼ cuộc đời ở các bạn trẻ trong độ tuổi từ 18-30. Cuộc khảo sát
với quy mô nhỏ đã thu hút được 191 câu trả lời, trong đó có 55% (105 người) là câu trả
lời của những bạn trẻ đã đi làm và 45% (86 người) còn lại là của các bạn sinh viên vẫn
đang ở trên ghế nhà trường.

13

download by :


Khi nhận được các câu trả lời của các sinh viên, thì nghiên cứu cho thấy rằng khoảng
⅔ trong số họ cảm thấy thua kém, áp lực khi so sánh với các bạn đồng trang lứa. Trong
đó, có thể kể đến các câu trả lời đáng chú ý như sau:
+ Khi được hỏi rằng: “Bạn tiêu cực với mọi thứ xung quanh? Bạn thấy một ngày trôi

qua nặng nề nhưng bản thân lại kém cỏi, thua kém người khác?” thì đến 64% các bạn
sinh viên cảm thấy tiêu cực, nặng nề trong cuộc sống. Dường như họ đều tự ti với bản
thân, luôn trong trạng thái chán nản khi so sánh bản thân với bạn bè đồng trang lứa.
+ 23% cảm thấy bất lực, thất vọng, thậm chí là giận dữ về sự mơng lung của mình về

cuộc đời. Họ chưa xác định rõ được mục tiêu mà mình đặt ra, thậm chí bên cạnh đó, họ
khơng biết được mục tiêu đó có khả thi hay khơng.
+ 26,9% thường xun cảm thấy mệt mỏi, chán nản, thiếu động lực (ngay cả khi đã lập

mục tiêu cho bản thân). Họ không tự tin với mục tiêu của mình đề ra, ln có cảm giác
yếu kém và nản chí.
+ Đặc biệt, 73,1% cảm thấy lo lắng về những áp lực, trách nhiệm mình sẽ gặp phải khi

trưởng thành và thực sự trở thành người lớn. Họ vẫn chưa sẵn sàng để trở thành một

“người lớn” thực thụ, họ lo sợ rằng bản thân sẽ khó có thể gánh vác trách nhiệm nặng
nề như vậy.
Bên cạnh đó, các câu trả lời của những bạn trẻ đã đi làm cũng cho thấy được sự lo
lắng, áp lực, hoang mang mà họ gặp phải đối với cơng việc, cuộc sống, thậm chỉ là
chính bản thân mình:
+ Khi đề cập đến việc đam mê cơng việc hiện giờ của bản thân: 38,1% có thái độ bình

thường; 6,7% là khơng thích lắm và 1,9% là khơng thích. Họ cho rằng một phần công
việc là nhàm chán, một phần là họ chưa thực sự thích cơng việc của mình, một phần
cũng bởi cơng việc chưa đáp ứng được hết những mong muốn của họ.
+ Về mức độ hài lịng về thu nhập của cơng việc: 49,5% thấy thu nhập đó ở mức ổn,

5,7% là khơng hài lịng và 8,6% là vơ cùng hài lịng. Có lẽ, phần đơng họ đều cho rằng
mức thu nhập ấy là chưa thật sự phù hợp và sức đáng với năng lực của bản thân.
+ Đến 60% khi trả lời câu hỏi cho biết rằng họ có các mối quan hệ bình thường với

mọi người xung quanh, và chỉ có một vài mối quan hệ thân thiết. Bên cạnh đó, 10,9%
cho rằng họ cảm thấy các mối quan hệ trở nên lạnh nhạt, thậm chí là đổ vỡ, khơng cịn
như trước kia nữa.
+ 47,8% trong số họ cảm thấy thất vọng về tài chính của bản thân, có thể là mức lương

chưa như mong muốn, một phần họ cảm thấy khó khăn khi chi tiêu để cân bằng mọi
thứ; bên cạnh đó; 27,2% cảm thấy thất vọng về bản thân và các mối quan hệ (bạn
14

download by :


bè, gia đình, tình cảm); cịn 17,4% cảm thấy thất vọng khi nhắc đến công việc của bản
thân.

+ Khi nhắc đến các ước mơ, dự định thì có 18,5% cho biết họ vẫn giữ mục tiêu, ước

mơ đó nhưng khơng có động lực, can đảm để thực hiện. Họ mơng lung, hoang mang
rằng liệu ước mơ đó có hướng bạn đi đúng đường, liệu những dự định đó có thật sự
khiến bạn hạnh phúc.
Cuộc khảo sát tuy nhỏ nhưng kết quả mà nó thu về cũng thực sự đáng lo khi hầu hết
các điều tiêu cực, bi quan thì đều có số lựa chọn cao. Điều này càng chứng tỏ khủng
hoảng ¼ cuộc đời xảy đến ở đa số các bạn trẻ, là hiện trạng thường xuyên xuất hiện ở
ngưỡng cửa của sự trưởng thành dù ở bất kì hồn cảnh nào và thời đại nào. Đó cũng là
một thực trạng đáng báo động của các bạn trẻ.
VI. CÁC CÁCH ĐỂ VƯỢT QUA CUỘC KHỦNG HOẢNG ¼ CUỘC ĐỜI.
6.1. Trên phương diện dành cho cá nhân
6.1.1. Lên kế hoạch cho những việc nhỏ mỗi ngày
Điều quan trọng nhất để bắt đầu một chặng hành trình dài hơi là bắt đầu những bước đi nhỏ

nhưng vững vàng. Một sai lầm cực kỳ phổ biến của nhiều người là họ đặt kỳ vọng q
nhiều về một hành trình hồi phục nhanh chóng khi bắt đầu những bước tiến quá lớn để rồi
thất bại và nản lịng ngay ở đầu cuộc hành trình. Mấu chốt ở đâu là giải tỏa bản thân khỏi
áp lực “lúc nào cũng phải tốt” để có thể tận hượng cảm giác hài lòng, thỏa mãn từ những
chiến thắng nhỏ (small wins), từng bước xây dựng lại niềm tin và động cho bản thân, rồi từ
đó mới có thể tiến nhanh và xa trên con đường vượt qua cuộc khủng hoảng này được.

6.1.2. Hạn chế nhất có thể sự tiêu cực
Cố gắng bỏ qua những thứ không đem lại giá trị tích cực trong cuộc sống của mình.
Những người hoặc những thứ gây cản trở quá trình thay đổi để tốt hơn thì nên bng bỏ
thay vì níu kéo lại. Tìm cách tái định hình lại vịng trịn quan hệ và môi trường sống xung
quanh cũng là một điều không thể thiếu. Đồng thời, nên biết tự tạo cho mình những tun
bố tích cực về chính bản thân mình và dùng những lời đó để tự khẳng định bản thân mình.

15


download by :


6.1.3. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia
Tầm quan trọng của việc tìm đến những người có chun mơn về lĩnh vực điều trị tâm lý
trong thời kỳ khủng hoảng này là điều quá rõ ràng. Khủng hoảng ¼ cuộc đời là một khủng
hoảng của những căn bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu… và sự thật là khơng phải
ai cũng có thể tự chữa lành bản thân và vượt qua chúng một mình mà khơng cần sự giúp
đỡ từ bác sĩ trị liệu. Những người có chun mơn và được đào tạo bài bản sẽ cung cấp
những phương pháp, bài tập đã được nghiên cứu và kiểm chứng về kết quả đồng thời cung
cấp những góc nhìn khách quan cho người bệnh về tình trạng của họ. Tự tìm cách vượt
qua những căn bệnh và những khủng hoảng tâm lý một mình khi bản thân khơng có kiến
thức chun mơn có thể dẫn đến sự sai lệch trong cách điều trị và dẫn đến những hậu quả
khôn lường cho sức khoẻ tinh thần của bản thân, làm tình hình trở nên trầm trọng hơn và
thậm chí có thể dẫn đến những suy nghĩ nguy hiểm như tự tử.

6.1.4. Tìm cho mình một người cố vấn
Khoảng thời gian ở tầm tuổi 20 là độ tuổi rất cần sự hướng dẫn cụ thể. Việc có một người
đàn anh, đàn chị đi trước đã có những kinh nghiệm thực chiến dẫn dắt mình vượt qua cuộc
khủng hoảng này là một điều cực kỳ q báu, thậm chí cịn hơn bất cứ cuốn sách self-help
nào. Cố gắng tìm một người thành đạt, khơng nhất thiết phải giàu có về tài chính nhưng có
kiến thức rộng, cầu tiến trong vịng trịn quan hệ của mình để gỡ rối những vướng mắc,
đồng thời cho mình sự an ủi và cảm thơng để vượt qua cuộc khủng hoảng ¼ cuộc đời này.

6.1.5. Hạn chế sử dụng mạng xã hội hoặc dùng nó một cách cẩn thận và khôn ngoan
Mạng xã hội là căn nguyên lớn nhất khiến việc so sánh, áp lực đồng trang lứa trở nên ngày
càng lớn theo chiều hướng tiêu cực. Vậy nên, việc tránh xa mạng xã hội một thời gian để
thanh lọc tâm trí khỏi tâm lý so sánh, ghen tị, giảm áp lực đồng trang lứa xuống để tạo cho bản
thân một môi trường lành mạnh để phát triển và thay đổi. Hoặc sử dụng mạng xã hội một cách

thông minh hơn cũng là một cách tốt. Trên mạng xã hội có rất nhiều những thơng
16

download by :


tin bổ ích về tâm lý, xã hội có thể giúp cá nhân rất nhiều trong cuộc khủng hoảng tuổi
trẻ này, hơn nữa đây cũng có thể thành một khơng gian giúp mọi người chia sẻ và tìm
sự đồng cảm với nhau bất chấp khoảng cách địa lý, quan trọng nhất vẫn là sự cẩn trọng
và khôn ngoan trong vấn đề sử dụng công cụ mạng xã hội này.
6.2. Trên phương diện xã hội
Ở phương diện này,cần có sự tham gia của chính sách từ chính phủ phần lớn ở lĩnh vực giáo

dục. Chính phủ cần đẩy nhanh q trình cải cách giáo dục theo hướng “đặt người học làm
trung tâm” thay vì kiểu giáo dục dập khn của mơ hình giáo dục nhà máy. Cập nhật và chú
trọng giảng dạy những kỹ năng và kiến thức cần thiết của tương lai như tin học, tư duy phản
biện… trong chương trình học. Bên cạnh lĩnh vực giáo dục, chính phủ nên phổ cập kiến thức
về những bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu và thực trạng mắc những bệnh này ở người
dân, đặc biệt là ở thế hệ trẻ để tăng nhận thức xã hội về tầm quan trọng của sức khoẻ tâm lý và
xây dựng một hệ thống chăm sóc sức khoẻ tâm lý phát triển cho người dân.

17

download by :


LỜI KẾT
Tuổi trẻ mang lại rất nhiều điều tuyệt với là điều ai cũng biết. Nhưng những cuộc
khủng hoảng về mặt tinh thần, về định nghĩa bản thân, những mặt tối của tuổi trẻ như
cuộc khủng hoảng ¼ cuộc đời này thì khơng phải ai cũng biết hoặc nói đến. Bởi vì điều

đó, nhiều người trẻ đã lúng túng khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tâm lý được
coi là tất yếu này và cảm thấy nản lòng, tự ti, tin rằng mình là người duy nhất đang chật
vật. Cuộc khủng hoảng ¼ đời người đang ngày càng phổ biến với những hậu quả về
mặt tâm lý ngày càng khôn lường ở thế kỷ 21, cách duy nhất để bắt đầu khắc phục nó
là nhận thức được sự tồn tại của nó, từ đó dần dần đào sâu tìm hiểu về căn nguyên gốc
rễ để tìm ra giải pháp và vượt qua.
Với kiến thức có được qua học tập, nhóm em đã hồn thành bài tiểu luận này. Tiểu luận
của này của nhóm chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, vậy nên, chúng em
mong được sự góp ý của thầy,cơ để giúp em có thể cải thiện hơn trong những bài luận
sau này. Chúng em xin chân thành cảm ơn !

18

download by :


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quarterlife Crisis: The unique challenges of life in your twenties - Alexandra

Robbins, Abby Wilner
2. A Longitudinal Mixed-Methods Case Study of Quarter-Life Crisis During the

Post university Transition: Locked-Out and Locked-In Forms in Combination Oliver C. Robinson
3. The Quarter-life Time Period: An Age of Indulgence, Crisis or Both? - Joan D.

Atwood Ỉ Corinne Scholtz
4. The Impact of the Factory Model of Education in Central Texas - Kelsey Leigh

Stokes
5. 'Lives Overpromised' The Transition to Adulthood and the 'Quarter-life Crisis' -


Nikki Jane Rasmussen
6. Halfway between somewhere and nothing: an exploration of the quarter-life

crisis and life satisfaction among graduate students - Allison S. Black
7. Understanding the Quarter-Life Crisis in Community College Students - Laura

Martin
8. Survive or thrive? Students’ future orientation during quarter-life crisis - Abdul

Azis
9. Identity Youth and Crisis - Erik Erikson
10. The invented history of “The factory model of education” - Audrey Watters
11. Overcoming quarter-life crisis as a Nigerian - Michael Dawodu
12. How to turn your quarter-life crisis into quarter-life catalyst - Dr Oliver Robinson
& Birkbeck College

19

download by :



×