Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

THẢO LUẬN hàng giá công cộng phải được cung cấp bởi khu vực công cộng, hàng hóa cá nhân phải được cung cấp bởi khu vực tư nhân quan điểm của bạn về vấn đề này minh họa bằng ví dụ thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.64 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT

BÀI THẢO LUẬN
MÔN: KINH TẾ CÔNG CỘNG

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN: Hàng giá công cộng phải được cung cấp bởi khu vực
công cộng, hàng hóa cá nhân phải được cung cấp bởi khu vực tư nhân. Quan
điểm của bạn về vấn đề này? Minh họa bằng ví dụ thực tiễn?

Mã lớp học phần

: 2205FECO0921

Nhóm thực hiện

: 05

Giảng viên hướng dẫn: NGƠ HẢI THANH


MỤC LỤC


Lời mở đầu
Kinh tế công cộng là một chuyên ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về
các hoạt động kinh tế của khu vực công cộng (hay khu vực nhà nước) cả ở tầm quốc
gia lẫn địa phương. Cũng giống như kinh tế học, kinh tế học công cộng xem xét trả lời
các câu hỏi căn bản của kinh tế học: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất
cho ai? quyết định những vấn đề đó như thế nào?
Khi xem xét về việc quyết định những vấn đề đó như thế nào, người ta xem xét


đến vai trò điều tiết của nền kinh tế và vai trị điều tiết của Chính phủ. L ịch sử đã
chứng minh rằng, các nền kinh tế thị trường thành công nhất đều không thể phát triển
một cách tự phát nếu thiếu sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước. Chính vì vậy, thực tế
hiện nay, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều theo đuổi mơ hình kinh tế hỗn hợp,
hay nói cách khác là kết hợp vai trị điều tiết của cả thị trường và chính phủ. Trong nền
kinh tế hỗn hợp, ln có sự đan xen giữa hai hình thức phân bổ nguồn lực: phân bổ
nguồn lực theo cơ chế thị trường và phân bổ nguồn lực theo cơ chế phi thị trường. Đây
cũng chính là cơ sở hình thành nên hai khu vực kinh tế trong nền kinh tế hỗn hợp, đó
là khu vực tư nhân và khu vực cơng cộng (hay cịn gọi là Chính phủ). Trong đó, vai trị
của Chính phủ khơng phải là cạnh tranh hay thay thế vai trò khu vực tư nhân, trái lại,
Chính phủ thúc đẩy, hỗ tợ và điều tiết cho hoạt động của khu vực này. Vai trò mạnh
yếu của hai khu vực này trong nền kinh tế còn phụ thuộc vào từng quốc gia, từng thời
điểm khác nhau.
Ngoài việc xem xét về khu vực cung cấp hàng hóa, chúng ta khơng thể bỏ qua
đối tượng trao đổi, đó chính là hàng hóa. Cụ thể, các nhà kinh tế khu nghiên cứu về
kinh tế công cộng đã phân hàng hóa thành hai loại, đó là hàng hóa cơng cộng và hàng
hóa cá nhân, dựa trên hai thuộc tính là tính cạnh tranh và tính loại trừ.
Vậy cụ thể, từng loại hàng hóa trên có những thuộc tính gì, có những vấn đề gì
xảy ra khi cung cấp các loại hàng hóa trên, khu vực tư nhân và khu vực công cộng bao
gồm những bộ phận nào, liệu rằng có phải, hàng hóa cơng cộng phải được khu vực
cơng cộng, hàng hóa cá nhân phải được cung cấp bởi khu vực tư nhân hay không? Để
trả lời những câu hỏi trên, nhóm 5 đã tiến hành nghiên cứu và phân tích đề tài: “Hàng
giá cơng cộng phải được cung cấp bởi khu vực cơng cộng, hàng hóa cá nhân phải
được cung cấp bởi khu vực tư nhân. Quan điểm của bạn về vấn đề này? Minh họa
bằng ví dụ thực tiễn?”.

3


I. Một số lý luận cơ bản

1.1. Khu vực công cộng và khu vực tư nhân
1.1.1. Khu vực công cộng
a. Khu vực cơng cộng (nói chung)
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi cá nhân đều có quan hệ tương tác nhất định với
tự nhiên và xã hội xung quanh. Một trong những mỗi quan hệ đó là sự tương tác qua
lại và gắn bó chặt chẽ với hệ thống các cơ quan, tổ chức nhà nước mà chúng ta gọi là
khu vực công cộng, mà đứng đầu và chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của khu
vực ấy là một bộ mặt gọi chung là chính phủ.
Từ đó, khái niệm khu vực công cộng được sử dụng phổ biến là: Khu vực công là
khu vực hoạt động do nhà nước chi phối nhằm tạo nên các sản phẩm và dịch vụ cho
nhu cầu chung thiết yếu của xã hội.
Khu vực công cơng (Khu vực chính phủ) có một số lĩnh vực cơ bản dưới đây:
(1) Hệ thống các cơ quan quyền lực của nhà nước như Quốc hội, Hội đồng nhân dân

(2)
(3)

(4)

(5)

(HĐND) các cấp, các cơ quan hành pháp (bộ máy chính phủ, các bộ, viện, Ủy ban
nhân dân các cấp), các cơ quan tư pháp (tòa án, viện kiểm sát), ...
Hệ thơng quốc phịng, an ninh, trật tự an tồn xã hội, …
Hệ thống KCHT kỹ thuật và xã hội (đường sá, bến cảng, cầu cống, mạng lưới thông
tin đại chúng, hệ thống cung cấp dịch vụ công, trường học, bệnh viện, các cơng trình
bảo vệ mơi trường, …)
Các lực lượng kinh tế của chính phủ (doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế nhà
nước, lực lượng dự trữ quốc gia, ...). Điểm cần lưu ý là KVNN bao gồm cả các doanh
nghiệp nhà nước, mặc dù các doanh nghiệp ngày càng hoạt động theo những nguyên

tắc, quy luật của thị trường, nhưng chúng vẫn là một công cụ điều tiết kinh tế của chín
hphủ, thuộc sở hưu của chính phủ và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chính phủ
Hệ thống an sinh xã hội (ASXH) (bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tê, trợ cấp xã
hội như trợ giúp khẩn cấp, trợ cấp cứu đói, trợ cấp thất nghiệp, …)
b. Khu vực công cộng ở Việt Nam
Quá trình hình thành và phát triển của KVCC ở Việt Nam có thể khái quát lại
thành hai giai đoạn lớn: Giai đoạn nước ta còn trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung và
giai đoạn từ khi chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường, với mốc thời gian tương đối
là trước và sau khi Đảng đề xướng đường lối Đổi mới năm 1986.

4




Trước năm 1986
Trong giai đoạn này, KVCC là khu vực chủ đạo, chi phối mọi mặt của đời sống
xã hội. Chính phủ phát triển kinh tế quốc doanh trên tất cả các lĩnh vực, cao cấp cho
kinh tế tập thể, hạn chế kinh tế tư nhân và gia đình, lập kế hoạch sản xuất, thu mua và
phân phối sản phẩm chi tiết đến từng người dân. Trên thực tế, quan hệ hành chính này
đã thay thế cho phần lớn quan hệ thị trường.
Nhà nước quy định giá chi tiết cho các loại sản phẩm, sử dụng một phần quan
trọng trong ngân sách để trợ giá cho các hàng tiêu dùng thiết yếu và giữ giá cả ổn định.
Do đó, giá cả không phản ánh đúng giá trị và cũng không cho phép cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí độc quyền trong sản xuất, mua
bán. Hệ thống ngân hàng thực chất chỉ là một kênh khác của ngân hàng nhà nước
(NHNN). Ngoại thương bị hạn chế và kiểm sốt gắt gao, đầu tư nước ngồi khơng
được khuyến khích và trên thực tế cũng khó thu hút được. Doanh nghiệp nhà nước và
cơ quan nhà nước dựa vào nhau trong mối qua hệ phức tạp về lợi ích và quyền lực




Sau năm 1986
Cùng với việc chuyển nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị trường, dần dần
đã có sự phân định ngày càng tõ nét trong vai trị của KVCC. Chính phủ đã khơng cần
thiết phải xuất hiện như một lực lượng kinh doanh nữa, mà chuyển sáng là người định
mục tiêu, tổ chức, điều tế, hỗ trợ, hướng dẫn tạo môi trường kinh tế và pháp luật thuận
lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã và đang có những cải biến sâu sắc. Số lượng
doanh nghiệp nhà nước giảm dẫn thơng qua q trình cổ phần hố và sắp xếp lại, song
hiệu quả sản xuất kinh doanh lại không ngừng gia tăng, phấn đấu thực sự đảm nhận tốt
vai trị chủ đạo của mình, khơng phải ở số lượng mà là chất lượng hoạt động, là công
cụ sắc bén để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế, là lực lượng mở đường cho các
thành phần kinh tế khác phát triển và đi đầu trong nghiên cứu và triển khai công nghệ
mới. Hệ thống an sinh xã hội đã bước đầu được hình thành và phát triển. Cho đến nay,
hệ thống này bao gồm hai thành phần chính là bảo hiểm xã hội và trợ cấp xã hội.
Tuy nhiên, đánh giá chung thì khu vực cơng cộng ở Việt Nam vẫn còn bộc lộ rõ
những yếu kém, chưa theo kịp yêu cầu của đổi mới. Sự yếu kém đó thể hiện trên các
mặt. Về bộ máy hành chính, "...nền hành chính nhà nước cịn mang nặng dấu ấn của cơ
chế tập trung quan liêu bao cấp... [cụ thể là] chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước...
chưa được xác định thật rõ và phù hợp...; hệ thống thể chế hành chính chưa đồng bộ,
cịn chồng chéo và thiếu thống nhất, thủ tục hành chính... cịn rườm rà, phức tạp, trật
tự kỷ cương chưa nghiên; tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc...; đội ngũ
5


cán bộ cơng chức cịn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực
chuyên môn, kỹ năng hành chính...; bộ máy hành chính ở các địa phương và cơ sở
chưa thực sự gắn bó với dân, khơng nắm chắc được những vấn đề nổi cộm trên địa
bàn, lúng túng, bị động khi xử lý các tình huống phức tạp... Hệ thống kết cấu hạ tầng

đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Hệ
thống đó vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng. Tình trạng mất cần đối nghiêm
trọng vẫn diễn ra trong phát triển kết cấu hạ tầng giữa các khu vực với nhau. Đầu tư
vào lĩnh vực này vẫn chủ yếu từ ngân sách nhà nước, chưa huy động được nguồn lực
của các thành phần kinh tế khác tham gia vào phát triển kết cấu hạ tầng. Hệ thống
doanh nghiệp nhà nước vẫn bộc lộ rõ những yếu kém chưa khắc phục được như thiệu
quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước còn thấp, tốc
độ phát triển còn chưa cao; khơng ít doanh nghiệp nhà nước vẫn cịn ỷ lại vào sự bảo
hộ bao cấp của nhà nước. Quy mơ các doanh nghiệp nhà nước vẫn cịn nhỏ, cơ cấu còn
nhiều bất hợp lý, dàn trải, chồng chéo về ngành nghề và tổ chức quản lý.
1.1.2. Khu vực tư nhân
a. Khu vực tư nhân (nói chung)
Khu vực tư nhân là bộ phận của nền kinh tế bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp
và định chế tài chính ngồi quốc doanh.
Khu vực tư nhân luôn là đông lực tăng trưởng kinh tế. Vai trò của khu vự tư nhân
trong tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển là thiết yếu và đã được thiết lập rõ
ràng: Khu vực tư nhân đã tạo ra một số lương lớn công việc, tài trợ vốn đầu tư vào các
lĩnh vực kinh tế; Đóng góp doanh thu của chính phủ thơng qua thuế công ty, tiền thuê
tài nguyên và thuế thu nhập đối vớ nguồn lao động, …. Khu vực tư nhân luôn là đối
tượng và đối tác đồng thời là tác nhân của sự phát triển quốc tế. Quy mô của các dự án
có sự đóng góp từ các doanh nghiệp một người đến các tập đoàn xuyên quốc gia rộng
lớn. Các quy mơ, hình thức, mạng lưới và chức năng khác nhau của khu vực tư nhân
này được bao hàm xuyên suốt các nền kinh tế, tạo nên vai trò và mối quan hệ của
chúng.
b. Khu vực tư nhân tại Việt Nam
Tương tự khi phân tích khu vực cơng cộng tại Việt Nam, nhóm nghiêm cứu lấy
mốc năm 1986 để phân tích khu vực tư nhân trước và sau khi Đảng đề xướng đường
lối Đổi mới năm 1986.
• Trước năm 1986:


Trong điều kiện khu vực công cộng là chủ đạo, chi phối mọi mặt của đời sống xã
hội. Thì, khu vực tư nhân là khu vực không những nhỏ lẻ, mà cịn bị bóp nghẹt. Thị
6


trường và người tiêu dùng khơng có tiếng nói có hiệu lực đối với doanh nghiệp và cơ
quan nhà nước là người quyết định quan trọng nhất đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, thông qua các quan hệ mang tinh hành chính, mệnh lệnh. Có
thể nói, trong bối cảnh đó, khu vực cơng cộng ở Việt Nam đã thay thể, lần át khu vực
tư nhân
• Sau năm 1986:

Năm 1986 là một dấu mốc quan trọng cho sự phát triển của khu vực tư nhân.
Năm 1986, chính sách “Đổi mới” đã được ban hành tại Đại hội Đảng lần thứ 6. Với
chính sách Đổi Mới, khu vực tư nhân đã được chính thức cơng nhận là một bộ phận
cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và của nền kinh tế
nhiều thành phần. Tác động tức thời của sự công nhận này là sự phát triển mạnh mẽ
của các hộ kinh doanh cá thể. Năm 1989, đã có tới 333.300 doanh nghiệp kinh doanh
cá thể được đăng ký trên toàn quốc.
Khu vực tư nhân của Việt Nam được mở rộng dần từng bước, sau đó được mở
rộng với sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân nước ngoài. Năm 1990, lần đầu
tiên các công ty và doanh nghiệp tư nhân được cơng nhận chính thức, tuy nhiên, các
u cầu cũng như điều kiện gia nhập thị trường theo quy định của hai luật này còn hết
sức ngặt nghèo. Đầu tư nước ngoài đã và đang trở thành một cấu phần quan trọng của
khu vực tư nhân ở Việt Nam. Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực doanh
nghiệp tư nhân trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đang
phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Việt Nam ngày càng trở nên dễ tiếp cận hơn đối với
các khoản đầu tư nước ngoài sau khi tham gia rất nhiều những những tổ chức kinh tế
và ký kết các hiệp định kinh tế, hiệp định thương mại. Dòng vốn FDI vào Việt Nam đã
và đang phát triển ổn định và mạnh mẽ. Tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 386,233 tỷ

USD vào năm 2020.
1.2. Hàng hóa cơng cộng và hàng hóa cá nhân
1.2.1. Hàng hóa cơng cơng
a. Khái niệm
Hàng hóa cơng cộng là những loại hàng hóa mà việc một cá nhân này đang
hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra khơng ngăn cản những người khác cùng đồng
thời hưởng thụ lợi ích đó. Ví dụ rõ nhất về hàng hố cơng cộng là hải đăng hay an ninh
quốc phịng.
Lợi ích tiêu dùng hàng hóa này chỉ có thể được thụ hưởng chung giữa tất cả mọi
người, điều này giúp chúng ta có thể phân biệt giữa hàng hóa cơng cộng với một loại
hàng hóa khác trong nền kinh tế.
7


b. Thuộc tính
Hàng hóa cơng cộng có hai thuộc tính sau:
(1) Tính khơng loại trừ

Tính khơng loại trừ trong tiêu dùng của hàng hóa cơng cộng có nghĩa là khi hàng
hóa đã được cung cấp, khơng thể loại trừ hoặc có thể loại trừ nhưng rất tốn kém để loại
trừ những cá nhân từ chối không chịu trả tiền cho việc tiêu dùng của mình. Ví dụ pháo
hoa, hải đăng.
(2) Tính khơng cạnh tranh

Tính khơng cạnh tranh trong tiêu dùng của hàng hóa cơng cộng có nghĩa là khi
hàng hóa đã được cung cấp, việc có thêm một hay nhiều người cùng đồng thời sử dụng
hàng hóa này cũng khơng làm ảnh hưởng tới lợi ích của những người tiêu dùng hiện
có. Hơn nữa, tính khơng cạnh tranh trong tiêu dùng của hàng hóa cơng cộng khơng bó
hẹp trong phạm vi địa phương, quốc gia mà cịn có tính chất quốc tế. Ví dụ đường sá.
Vì hàng hóa cơng cộng có tính khơng cạnh tranh trong tiêu dùng nên với một

lượng hàng hóa cơng cộng nhất định đã được cung cấp trên thị trường, chi phí tăng
thêm để phục vụ thêm một người sử dụng (chi phí biên của việc tiêu dùng) bằng 0.
Tuy nhiên, chi phí tăng thêm để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa cơng cộng (chi phí
biên của việc sản xuất) khác 0.
c. Phân loại
Một hàng hóa được gọi là hàng hóa cơng cộng khi nó có hai thuộc tính cơ bản là
tính khơng loại trừ và tính khơng cạnh tranh trong tiêu dùng. Tuy nhiên, khơng phải
mọi loại hàng hóa cơng cộng đều mang đầy đủ hai thuộc tính trên. Đa số các hàng hóa
cơng cộng chỉ có một trong hai thuộc tính và có ở những mức độ khác nhau.
Căn cứ vào 2 thuộc tính chúng ta có thể chia hàng hố nói chung thành các
nhóm:
(1) Hàng hố cơng cộng thuần tuý (Pure Public Good). Đây là hàng hóa mang đồng thời

cả hai thuộc tính là khơng có tính loại trừ và khơng có tính cạnh tranh.
Hàng hóa cơng cộng thuần túy là loại hàng hóa cơng cộng khơng thể định suất sử
dụng và việc đinh suất sử dụng là không cần thiết. Có nghĩa là mọi người đều có thể sử
dụng hàng hóa.. mức độ sử dụng phụ thuộc vào nhu cầu của họ và các quy định
chung.
Ví dụ: Chương trình quốc phịng, hải đăng, khơng khí trong sạch… Đối với loại
hàng hóa cơng cộng này người ta hồn tồn khơng thể dịnh suất hoặc loại trừ một cá
8


nhân nào đó trong việc sử dụng hàng hóa. Điều đó là khơng thực hiện được. Dù có trả
tiền hay khơng thì các cá nhân vẫn có thể được sử dụng hàng hóa.
(2) Hàng hố cơng cộng khơng thuần tuý (Impure Public Good):

Hàng hóa cơng cộng khơng thuần túy hàng hố chỉ mang một trong hai thuộc
tính và được chia tiếp làm hai loại: hàng hóa cơng cộng có thể loại trừ bằng giá và
hàng hóa cơng cộng có thể tắc nghẽn.

Thứ nhất, đối với loại hàng hoá thể loại trừ bằng giá.
Đây là loại hàng hố có tính loại trừ nhưng khơng có tính cạnh tranh: truyền hình
cáp, Internet. Đường cáp vơ tuyến truyền hình, mạng lưới điện thoại, đường cao tốc,
lớp học… bằng việc sử dụng con người hoặc những phương tiện kĩ thuật thiết bị,
người ta hoàn tồn có thể kiểm sốt, định suất hoặc loại trừ việc sử dụng các hàng hóa
này. Việc tính xem có bao nhiêu thời gian cho việc xem một kênh truyền hình, có bao
nhiêu cuộc gọi điện thoại trong tháng, có bao nhiêu lần đi trên đường cao tốc…của
một cá nhân nào đó hồn tồn có thể thực hiện. Điều đó lý giải vì sao trong lĩnh vực
này có sự xuất hiện của các nhà sản xuất tư nhân và vì lẽ dĩ nhiên họ có quyền sỡ hữu
cá nhân về hàng hóa mà họ sản xuất ra.
Thứ hai, đối với loại hàng hố có thể tắc nghẽn.
Đây là những hàng hóa mà khi có thêm nhiều người cùng sử dụng thì có thể
gây ra sự ùn tắc hay tắc nghẽn khiến lợi ích của những người tiêu dùng trước đó bị
giảm sút. Hàng hóa cơng cộng có thể tắc nghẽn có hai thuộc tính là: khơng loại trừ
và có cạnh tranh trong tiêu dùng.
d. Vấn đề “kẻ ăn không”
Do thuộc tính khơng loại trừ của hàng hóa cơng cộng nên các cá nhân đều nhận
thấy rằng dù mình có trả tiền để được tiêu dùng hàng hóa cơng cộng hay khơng thì
cũng khơng ảnh hưởng gì đến việc hưởng thụ những lợi ích do hàng hóa đó mang lại.
Vì vậy, họ sẽ có xu hướng tiêu dùng hàng hóa đó mà không muốn bỏ ra một khoản
tiền nào cả. Lúc này, họ đã trở thành những kẻ ăn không - những người tìm cách
hưởng thụ lợi ích của hàng hóa cơng cộng mà khơng đóng góp một đồng nào cho chi
phí sản xuất và cung cấp hàng hóa đó.
Trong một cộng đồng nhỏ như thơn xóm, khu tập thể, nếu chỉ có một số ít người
muốn trở thành “kẻ ăn khơng” thì thị trường có thể vẫn cung cấp hàng hóa cơng cộng
mà khơng cần đến sự can thiệp của Chính phủ. Vì trong một cộng đồng nhỏ, mọi
người đều biết hết nhau thì việc che dấu lợi ích cá nhân là rất khó bởi dư luận xã hội,
nên các cá nhân sẽ trung thực khi bộc lộ lợi ích của mình. Do vậy, các cá nhân trong
cộng đồng nhỏ có thể tự thoả thuận với nhau về kinh phí đóng góp cho các cơng trình
9



công cộng như đường làng, hệ thống đèn chiếu sáng... Tuy nhiên, khi cộng đồng càng
lớn thì việc che dấu lợi ích cá nhân càng dễ dàng, sự phát hiện và trừng phạt của xã hội
đối với “kẻ ăn không” càng khó khăn thì động cơ trở thành “kẻ ăn không” càng lớn.
Nếu các thành viên trong xã hội hay phần lớn thành viên trong xã hội chọn chiến lược
hành động như những “kẻ ăn khơng”, thì kết cục sẽ khơng có HHCC nào được cung
cấp. Đây chính là lý do mà tư nhân hay thị trường cạnh tranh thất bại trong việc cung
ứng HHCC, họ khơng có cơ chế nào để buộc cá nhân phải trả tiền cho việc sử dụng
HHCC thuần tuý.
Như vậy, với HHCC thuần tuý, do xuất hiện “kẻ ăn không” nên thị trường tự do
đã thất bại trong việc cung ứng, vì thế Chính phủ cần đứng ra tài trợ cho việc cung ứng
HHCC và cung cấp nó với hình thức cung cấp cơng cộng. Đây là hình thức cung cấp
miễn phí tại thời điểm sử dụng hàng hóa nhưng khơng có nghĩa là cho khơng, bởi
nguồn kinh phí Chính phủ sử dụng để trang trải cho việc cung cấp hàng hóa được lấy
từ ngân sách với thuế là nguồn thu chủ yếu do tất cả các cá nhân trong xã hội đóng
góp.
1.2.2. Hàng hóa cá nhân
a. Khái niệm
Hàng hóa cá nhân có quyền tài sản được xác định rõ có thể được chuyển giao cho
người khác, nhưng chỉ khi người khác trả tiền để có được quyền sở hữu. Những hàng
hóa này có thể được trao đổi dễ dàng và hiệu quả thông qua các thị trường, nghĩa là
thông qua các hành động của người sản xuất và người tiêu dùng của khu vực tư nhân.
Hàng hóa cá nhân là những hàng hóa mà sau khi người sản xuất đã nhận lại đầy
đủ chi phí cơ hội cho việc sản xuất của mình, thì nó chỉ tạo ra lợi ích cho người mua
nó mà khơng tạo ra lợi ích cho bất kỳ ai khác.
Ví dụ về hàng hóa cá nhân rất phong phú, từ những thanh kẹo cho đến ô tô đến
truyện tranh cho đến áo khoác thể thao. Trong thực tế, hầu hết, khơng phải tất cả
nhưng hầu hết, hàng hóa được giao dịch qua thị trường là hàng hóa cá nhân.
b. Thuộc tính

Hàng hóa cá nhân và hàng hóa cơng cộng là hai loại hàng hóa có tính chất trái
ngược nhau. Hàng hóa cơng cộng được đặc trưng bởi sự khơng cạnh tranh trong tiêu
dùng và khơng có khả năng loại trừ người khơng trả tiền. Ngược lại, hàng hóa cá nhân
là hàng hóa và dịch vụ mang hai tính chất cạnh tranh và loại trừ.
(1) Tính có cạnh tranh

10


Bởi vì hàng hóa cá nhân có tính cạnh tranh trong tiêu dùng, việc tiêu dùng của
một người hay nhiều người đồng thời ngăn chặn việc tiêu dùng của người khác, và do
đó gây ảnh hưởng tới việc nhận được lợi ích tiêu dùng của người khác. Điều này có
nghĩa là tiêu thụ một hàng hóa cá nhân áp đặt chi phí cơ hội làm cho những người khác
khơng thể tiêu thụ.
Ví dụ, giả sử rằng bạn đang cân nhắc việc uống một chai nước nước khoáng
LAVIE. Khi bạn uống chai nước khống này, bạn nhận được sự hài lịng và dinh
dưỡng từ chai nước. Hơn nữa, khi bạn uống chai nước khống, khơng ai khác có thể
tiêu thụ nó, ví dụ như em của bạn. Em bạn khơng thể thưởng thức chai nước khống
LAVIE này.
Với tính cạnh tranh trong tiêu dùng, hiệu quả đạt được tốt nhất khi người được
hưởng lợi từ hàng hóa trả một mức giá bằng với chi phí cơ hội. Thị trường làm điều đó
rất tốt.
(2) Tính có loại trừ

Thơng thường, hàng hóa cá nhân là hữu hạn, do đó chúng có tính loại trừ. Đó là
những hàng hóa mà lợi ích do chúng tạo ra có thể định giá.
Hàng hóa cá nhân rất lý tưởng cho việc trao đổi trên thị trường một cách hiệu
quả. Phần lớn hàng hóa tư nhân phải được trả giá để mua. Mức giá này bù đắp cho
thực tế rằng việc người khác sử dụng hàng hóa này ngăn chặn việc người khác sử dụng
chúng. Việc mua một mặt hàng tư nhân đảm bảo cho người mua có quyền tiêu thụ nó.

Người khơng trả tiền có thể được loại trừ khỏi tiêu dùng và điều này hoàn toàn hợp lý.
Nói cách khác, hàng hóa cá nhân có quyền tài sản được xác định rõ. Chủ sở hữu của
một hàng hóa cá nhân có thể thiết lập và thực thi các điều khoản theo đó quyền sở hữu
của hàng hóa được chuyển sang một người khác. Hiệu quả đạt được nếu những người
tiêu thụ hàng hóa cá nhân trả giá bằng với chi phí cận biên của cạnh tranh tiêu dùng áp
đặt lên người khác.
Với khả năng loại bỏ người khơng trả tiền, hàng hóa cá nhân có thể được trao đổi
thông qua các thị trường. Thị trường là nơi lý tưởng phù hợp để trao đổi hàng hóa cá
nhân.
Ví dụ, một mẫu giày được thiết kế riêng chỉ có số lượng sản xuất hữu hạn, vì vậy
khơng phải ai cũng có thể có những đơi giày đó. Nếu muốn giành quyền sở hữu mẫu
giày, có lẽ là để đi, trưng bày… thì ta phải trả cho cửa hàng mức giá đã được đưa ra.
Khơng thanh tốn có nghĩa là khơng có giày. Khơng chỉ là từng đơi giày được coi là
hàng hóa cá nhân, mà tồn bộ dịng sản phẩm đó cũng coi thể coi là hàng hóa cá nhân.

11


Sự kết hợp giữa tiêu dùng cạnh tranh và người khơng trả tiền có nghĩa là hàng
hóa cá nhân được cung cấp hiệu quả thông qua thị trường và đồng thời rất lý tưởng
cho trao đổi trên thị trường.
Như vậy, hàng hóa cơng cộng và hàng hóa cá nhân được phân biệt dựa trên hai
thuộc tính là tính cạnh tranh và tính loại trừ, cụ thể như sau:
Tính cạnh tranh


Khơng

Hàng hố cá nhân thuần tuý:


Hàng hố cơng cộng khơng
thuần tuý:

- Nhà cửa, thức ăn, quần áo...

Tính
loại

- Con đường đơng người, có
thu phí

- Truyền hình cáp...
- Con đường vắng người qua
lại, có thu phí.

Hàng hố cơng cộng khơng
Hàng hố cơng cộng thuần
thuần tuý:
tuý:

trừ
Khơng

- Cá ở biển

- Pháo hoa, hải đăng, quốc
phịng...
- Con đường đơng người,
khơng thu phí
- Con đường vắng người qua

lại, khơng thu phí.

II. Hàng hóa và khu vực cung cấp hàng hóa
1.1. Hàng hóa cơng cộng và khu vực cung cấp hàng hóa cơng cộng.
Như đã phân tích ở trên, hàng hóa cơng cộng bao gồm hàng hóa cơng cộng thuần
túy và hàng hóa cơng cộng khơng thuần túy. Việc phân loại các loại hàng hóa trên dựa
vào hai thuộc tính là tính loại trừ và tính cạnh tranh. Từ những lý luận đó, nhóm
nghiêm cứu tiến hành phân tích nhận định “Hàng giá cơng cộng phải được cung cấp
bởi khu vực cơng cộng” bằng ví dụ cụ thể là dịch vụ “truyền hình cáp” – một hàng hóa
cơng cộng không thuần túy và xem xét liệu rằng dịch vụ này chỉ được cung cấp bởi
khu vực tư nhân hay khơng?
Truyền hình cáp hay CATV là một hệ thống các chương trình truyền hình trả tiền
theo thuê bao được truyền qua tín hiệu tần số vơ tuyến (RF) được truyền tải qua cáp
đồng trục hoặc cáp quang. Điều này trái ngược với truyền hình mặt đất truyền thống,
trong đó tín hiệu truyền hình được truyền qua khơng khí bằng sóng vơ tuyến và nhận
tín hiệu bằng ăng-ten truyền hình đi kèm với TV. Các chương trình FM radio, Internet
tốc độ cao, dịch vụ điện thoại, và các dịch vụ phi truyền hình tương tự cũng có thể
được cung cấp thông qua các loại cáp trên.
12


“Truyền hình cáp” là hàng hóa cơng cộng khơng thuần túy có thể loại trừ bằng
giá. Và có 2 thuộc tính là tính có thể loại trừ bằng giá và tính khơng cạnh tranh.
Dịch vụ truyền hình cáp có tính loại trừ bằng giá vì: khách hàng bắt buộc phải bỏ
tiền ra mua gói dịch vụ truyền hình cáp thì mới có quyền truy cập và sử dụng được, và
ngược lại khách hàng khơng bỏ tiền mua thì khơng được quyền sử dụng và quy cập
được gói dịch vụ hay nói cách khác là truyền hình cáp là hàng hóa cơng cộng khơng
thuần túy có thể loại trừ bằng giá
Mỗi nhà cung cấp sẽ có mức giá và nơi cung ứng khác nhau, vì vậy người dùng
có thể chọn lựa từng dịch vụ phù hợp với nhu cầu của bản thân

Dịch vụ truyền hình cáp khơng có tính cạnh tranh vì: mỗi khách hàng đều có thể
sử dụng gói dịch vụ như nhau, vậy nên khi có thêm một khách hàng sử dụng nữa thì
chi phí bỏ ra để sản xuất truyền hình cáp vẫn khơng bị thay đổi. Tương tự, lợi ích của
khách hàng cũng khơng thay đổi mọi người đều có quyền được xem và tận hưởng
những dịch vụ đó. Những lợi ích đó bao gồm giải trí, cập nhật tin tức, ... Mọi kênh
truyền hình có thể được nhiều người theo dõi cùng 1 lúc. Việc có thêm ai đó mở hoặc
tắt tivi cũng khơng ảnh hưởng đến mức độ tiêu dùng và sử dụng của người khác. Việc
có thêm một cá nhân tiêu dùng hàng hóa này khơng ảnh hưởng đến việc xem truyền
hình giải trí hay cập nhật tin tức của những người khác. Ngoài những lợi ích chung
như trên, mỗi một nhà cung cấp truyền hình cáp khác nhau cịn mang đến cho những
người trải nghiệm của mình những lợi ích riêng, tạo nên tính cạnh tranh cho doanh
nghiệp của mình.
Một lần nữa, có thể khẳng định lại rằng “truyền hình cáp” là hàng hóa cơng cộng
khơng thuần túy có thể loại trừ bằng giá. Thực tế tại Việt Nam, có rất nhiều nhà cung
cấp dịch vụ “truyền hình cáp”, trong đó có cả khu vực tư nhân và khu vực công cộng.
Và sau đây là phân tích cụ thể về truyền hình cáp được cung cấp ở khu vực công cộng
và khu vực tư nhân
1.1.1. Hàng hóa cơng cộng được cung cấp bởi khu vực cơng cộng
VTVcab chính là đơn vị thuộc khu vực cơng cộng cung cấp dịch vụ truyền hình
cáp. Truyền hình cáp do VTV cung cấp thuộc tổng cơng ty truyền hình cáp Việt Nam
(VTVcab), là đơn vị duy nhất trực thuộc trực tiếp Đài truyền hình Việt Nam với nhiều
kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền.
Tổng cơng ty truyền hình cáp Việt Nam ( VTVcab) là nhà cung cấp truyền hình
trả tiền số 1 Việt Nam, cung cấp mạng truyền hình cáp phủ sóng rộng nhất ( ~ 60 tỉnh,
thành phố), số thuê bao truyền hình trả tiền lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là đơn
vị truyền hình trả tiền có số lượng chi nhánh, văn phịng đại diện, showroom lớn nhất
13


Việt Nam. Trong đó, VTVcab - Truyền hình cáp Việt Nam là đơn vị cung cấp dịch vụ

truyền hình trả tiền với 100% vốn sở hữu của Đài Truyền Hình Việt Nam, cung cấp
các dịch vụ truyền hình kỹ thuật số HD – dịch vụ internet băng thông rộng.
Tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 và Công văn số 56/TTgĐMDN ngày 7/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ thì VTVcab nằm trong nhóm
DN Nhà nước phải thực hiện cổ phần hố giai đoạn 2016 – 2020 với tỉ lệ Nhà
nước nắm giữ 51% vốn điều lệ. Theo ơng Trần Bình Minh, Tổng giám đốc VTV, cổ
phần hóa các doanh nghiệp trực thuộc VTV là một trong những chủ trương VTV thực
hiện theo chỉ đạo của Chính phủ và triển khai đến hết năm 2016. Việc thối vốn, rút
dần vai trị của VTV tại các doanh nghiệp truyền hình trả tiền (VTVCab) là để doanh
nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, mang lại lợi ích cho cổ đơng và người sử dụng th
bao.
Trên cơ sở đó, dịch vụ truyền hình cáp do VTV cung cấp là một hàng hóa cơng
cộng được cung cấp bởi khu vực cơng cộng ( Nhà nước)
Tính loại trừ và tính khơng cạnh tranh của dịch vụ truyền hình cáp do VTV cung
cấp được biểu hiện cụ thể như sau:
(1) Truyền hình cáp do VTV cung cấp có tính loại trừ bằng giá

VTVcab cung cấp các gói cước truyền hình cáp đa dạng tới người dùng. Truyền
hình VTVCab với hơn 200 kênh đặc sắc, trong đó hơn 100 kênh độ nét cao Full HD
1080P.
Các gói cước truyền hình cáp Việt: VTVcab hiện đang cung cấp 2 gói dịch vụ Truyền
hình cáp: Truyền hình cơ bản và Truyền hình số HD.
+ Gói truyền hình cáp cơ bản (Analog / DVB-T2): cung cấp gói truyền hình xem được từ
70 ~ 80 kênh. Với giá cước trung bình từ 88.000đ ~ 90.000 đ/tháng (ở các tỉnh/thành
phố khác nhau).
+ Gói truyền hình số HD: gồm 2 gói cước Chất & Đỉnh. Cung cấp hơn 200 kênh truyền
hình cáp đặc sắc. Trang bị bộ đầu thu HD sắc nét. Hỗ trợ xem truyền hình K+ trên hệ
thống Truyền hình cáp Việt Nam (áp dụng cho gói Đỉnh).
-

Giá cước truyền hình gói Việt Nam:

Gói cước

Giá cước

Số lượng kênh

Số lượng ti vi

Truyền hình cáp cơ
bản

90.000 đ/ tháng

70~80 kênh

Sử dụng từ 01 ~ 05
tivi

Truyền hình số
Chất

130.000 đ/ tháng

~ 150 kênh

Sử dụng 01 tivi

Truyền hình số

160.000 đ/ tháng


~ 200 kênh

Sử dụng 01 tivi
14


Đỉnh
Theo website: www.vtvcab.biz
Đối với dịch vụ truyền hình cáp do VTV cung cấp là hàng hóa mà lợi ích được
tạo ra có thể định giá. Trên cơ sở đó là dùng giá để loại trừ bớt người tiêu dùng. Người
tiêu dùng sẽ phải trả tiền để sử dụng dịch vụ và mức độ dịch vụ sẽ phụ thuộc vào số
tiền mà khách hàng trả cho gói cước. Như vậy, dịch vụ truyền hình cáp do VTV cung
cấp là một hàng hóa cơng cộng có tính loại trừ.
(2) Truyền hình cáp do VTV cung cấp khơng có tính cạnh tranh. Những lợi ích mà truyền
hình cáp do VTV cung cấp:
-

-

-

Dịch vụ tốt và đa dạng: Xem được nhiều kênh truyền hình hơn, chất lượng tín hiệu tốt
hơn hẳn cùng nhiều tiện ích khác như lịch phát sóng điện tử, truyền hình tương tác... là
những lợi ích mà người xem có được khi sử dụng. Với những người dùng chưa thể
chuyển đổi sang tivi có tích hợp thu tín hiệu truyền hình số DVB-T2, những hộ gia
đình ở vị trí khuất sóng thì lựa chọn sử dụng dịch vụ truyền hình cáp là một giải pháp
để đáp ứng nhu cầu xem truyền hình đa kênh. Cung cấp đường truyền ổn định, truyền
dẫn cả hai phương thức truyền hình tương tự và truyền hình số, VTVcab đảm bảo
người dùng hồn tồn chủ động trong việc thu, xem truyền hình số chất lượng hình

ảnh độ nét cao, tín hiệu ổn định trong mọi thời tiết.
Cập nhật xu thế: Bên cạnh những tính năng vốn có, truyền hình cáp VTV ln đổi mới
và cập nhật thêm các kênh truyền hình nhằm mục đích đưa đến những gì tốt nhất cho
người xem. Năm 2020, VTVcab đã ra mắt dịch vụ VTVcab ON dựa trên truyền hình
cáp VTV mang đến nhiều cách thức tiếp cận cho khách hàng. Trên các kênh của
VTVcab nội dung chương trình ln được cập nhật và đưa tin hàng ngày cùng với
những vấn đề nóng của đất nước cũng như trên thế giới.
Tính giải trí và gắn kết: Slogan “ gắn kết gia đình” được xây dựng để thực hiện sứ
mệnh gắn kết mọi thành viên trong gia đình dưới một mái nhà bằng những giá trị dịch
vụ ưu tiên và tiện ích. Có thể nói, đã từ rất lâu VTV từ những kênh truyền hình lâu đời
như VTV1, VTV3, ... đã quen thuộc với người dân Việt Nam với những tin tức giải trí
và ngày nay những gì mà VTVcab mang lại sẽ phát triển hơn, đa dạng hơn, mang
nhiều tính giải trí hơn.
Tổng quan lại, qua 2 thuộc tính phân tích ở trên có thể đi đến kết luận rằng: “
Truyền hình cáp do VTV cung cấp là hàng hóa cơng cộng khơng thuần túy có tính loại
trừ”.

15


1.1.2. Hàng hóa cơng cộng được cung cấp bởi khu vực tư nhân
Để chứng minh hàng hóa cơng cộng (cụ thể là dịch vụ truyền hình cáp) được
cung cấp bởi khu vực tư nhân, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích dịch vụ truyền
hình cáp K+ được cung cấp bởi cơng ty TNHH truyền hình số vệ tinh Việt Nam.
Truyền hình K+ là dịch vụ truyền hình vệ tinh được cung cấp bởi cơng ty
TNHH truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV). Cơng ty TNHH truyền hình số vệ
tinh Việt Nam (VSTV), liên doanh đầu tiên giữa hai cơ quan truyền thông hàng đầu
của Việt Nam và Tập đồn Truyền thơng Pháp là VTV/VCTV và Canal+/Canal
Overseas. VSTV chính thức được thành lập từ tháng năm 2009 với thương hiệu K+, có
trụ sở chính đặt tại 521 Kim Mã – Ba Đình - Hà Nội.

Ứng dụng nền tảng DTH (Direct-To-Home), là công nghệ truyển tiên tiến nhất
trên thể giới hiện nay, dịch vụ truyền hình vệ tinh K+ phủ sóng tồn quốc, mang lại sự
khác biệt về chất lượng hình ảnh, âm thanh cơng nghệ số và Cơng ty đã có rất nhiều
năm hoạt động cung cấp trong lĩnh vực truyền hình trả tiền. Nó là tinh hoa của sự kết
hợp giữa hai công ty lớn VTV/VCTV và Canal+/Canal Overseas. Cung cấp các kênh
truyền hình trả tiền theo yêu cầu của khách hàng, làm thỏa màn tốt nhất nhu cầu nghe
nhìn của khách hàng.
Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp là nhà cung cấp loại hình dịch vụ truyền
hình trả tiền sử dụng cơng nghệ truyền dẫn từ tín hiệu vệ tinh. Công ty VSTV (K+)
hiện cung cấp 89 kênh truyền hinh có bản quyền bao gồm các thể loại kênh tin tức,
kênh giải trí tổng hợp, kênh thể thao, kênh âm nhạc, kênh phim truyện, kênh phim tài
liệu, kênh thiểu nhi, ... K+ đáp ứng nhu cầu giải trí khác nhau của khán giả truyền hình
với hai lựa chọn linh hoạt về gói cước như Access+ và PremiumHD+.
Ngồi ra, K+ đã và đang xây dựng một số kênh truyền hình dành riêng cho hệ
thống thuê bao của K+. Hiện nay, kênh truyền hình K+1, K+PM, K+NS, K+PC chỉ có
duy nhất ở gói cước Premium HD+. Đây là kênh những truyền hình chuyên về thể
thao và phim với những giải bóng đá quốc tế hấp dẫn và nhiều thể loại phim đặc sắc
như phim truyện, phim truyền hình, phim hoạt hình, phim tư liệu, ...
Như vậy, cơng ty TNHH truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV) là một doanh
nghiệp tư nhân hoạt động trên thị trường Việt Nam có nền tảng vững mạnh về cơng
nghệ, kỹ thuật, giải trí, ... cung cấp những dịch vụ giải trí và thông tin đa chiều đến
người xem. Đây là một doanh nghiệp vững mạnh, toàn diện, định hướng trở thành một
trong những nhà cung cấp truyền hình cáp tốt nhất tại Việt Nam, đem đến những dịch
vụ chất lượng nhất, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người Việt.

16


Cụ thể về tính loại trừ và tính khơng cạnh tranh của dịch vụ truyền hình cáp K+
được thể hiện như sau:

(1) Truyền hình cáp do K+ cung cấp có tính loại trừ bằng giá

Phí cước gian hạn thuê bao bao K+ như sau:
Premium+

Multiroom

TV Box

1 tháng

145.000

50.000

145.000

3 tháng

435.000

150.000

435.000

6 tháng

870.000

300.000


870.000

12 tháng

1.500.000

600.000

1.500.000

Theo: kpluss.com.vn
Gói cước K+ xem qua ứng dụng K+
Khám phá

Gắn kết

VOD

Thể thao

Trọn vẹn

15.000đ/tháng

19.00đ/tuần

19.000đ/tuần

39.000đ/tuần


49.000đ/tuần

49.000đ/tháng

49.000đ/tháng

119.000đ/tháng

145.000đ/tháng

Theo: kpluss.com.vn
(2) Truyền hình cáp do K+ cung cấp khơng có tính cạnh tranh

Những lợi ích mà truyền hình cáp K+ mang lại cho người xem bao gồm:
Thứ nhất, những nội dung đặc sắc, độc quyền; thưởng thức trọn vẹn các nội dung
có trên kênh K+:
+ Các giải bóng đá đỉnh cao: Ngoại hạng Anh, La Liga và ĐẶC BIỆT: 3 mùa giải từ nay
+
+
+
+
+

tới 2021 của UEFA Champions League và Europa League, Giải VĐQG V-League...
Các chương trình đồng hành Thể thao đặc sắc: Đội tuyển tôi yêu, Thứ 7 Ngoại hạng,
Trên đỉnh Châu Âu, Liga Arena, Data Room...
Phim điện ảnh Việt chiếu rạp mới nhất
Phim truyền hình Châu Á, Mỹ, Pháp... nổi tiếng
Toàn bộ hệ thống giải quần vợt ATP1000, 500, 250.

Các giải golf PGA Tour
Thứ hai, người xem có thể xem K+ trên nhiều hạ tầng: Xem tất cả nội dung đặc
sắc trên hệ thống K+ qua các đối tác đồng phân phối gồm VTVcab, Truyền hình FPT,
SCTV, Truyền hình Viettel, myTV, Truyền hình cáp Hồ Chí Minh HTVC và trên FPT
Play Box. Khán giả khắp mọi miền đất nước đều có thể dễ dàng chọn lựa được gói
dịch vụ phù hợp nhất.
Dựa trên những lợi ích trên, mọi người đều có thể được thỏa mãn trọn vẹn các
nhu cầu về giải trí, thơng tin, ... khi xem các kênh truyền hình, sử dụng dịch vụ của
17


K+ mà khơng bị ảnh hưởng lợi ích do có quá nhiều người cùng sử dụng dịch vụ. Mọi
kênh truyền hình có thể được nhiều người theo dõi cùng 1 lúc và việc thêm hay bớt
người xem cũng không ảnh hưởng đến mức độ tiêu dùng của người khác. Do đó, sẽ
khơng xảy ra tình trạng tắc nghẽn đối với mọi người khi xem. Vì vậy, có thể nói truyền
hình cáp K+ khơng có thuộc tính cạnh tranh.
1.2. Hàng hố cá nhân và khu vực cung cấp hàng hoá cá nhân:
Trong phần trên ở mục 2.1, chúng ta đã tìm hiểu về hàng hố cơng cộng và khu
vực cung cấp hàng hố cơng cộng qua sự phân tích ví dụ “tuyển hình cáp”. Ở phần
này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về một nội dung liên quan là hàng hoá cá nhân và khu
vực cung cấp hàng hoá cá nhân. Trong đó, hàng hố cá nhân bao gồm hai thuộc tính cơ
bản: Tính cạnh tranh; Tính loại trừ bằng giá.
Theo tiến trình phát triển của nền kinh tế có rất nhiều hàng hoá cá nhân được ra
đời và dịch vụ y tế là một trong số đó. Dịch vụ y tế mang trong mình đầy đủ hai thuộc
tính của một hàng hố cá nhân:
Đầu tiên, dịch vụ y tế có tính cạnh tranh. Điều này nghĩa là khi tăng thêm một số
lượng bệnh nhân lên sẽ làm giảm lợi ích khám chữa bệnh của bệnh nhân khác. Ví dụ,
vào các dịp tất niên và lễ tết hàng năm, lượng bệnh nhân nhập viện yêu cầu hỗ trợ
truyền máu tăng vọt lên so với các tháng khác trong năm khiến xảy ra tình trạng thiếu
máu. Vì vậy, lợi ích khám chữa bệnh các bệnh nhân ở đây là chịu tác động qua lại.

Ngồi ra, lợi ích khám chữa bệnh của dịch vụ y tế sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố
khác như: Cơ sở vật chất, hạ tầng và trang thiết bị y tế của bệnh viện; Số lượng và chất
lượng của các y tá, bác sĩ trong bệnh viện;… Bệnh nhân thường phải cạnh tranh lợi ích
khám chữa bệnh với các bệnh nhân khác. Chẳng hạn, lượng giường bệnh, máy móc
trang thiết bị y tế và số y tá bác sĩ trong một bệnh viên là giới hạn, khi số lượng bệnh
nhân vượt qua giới hạn ấy sẽ dễ dàng xảy ra tình trạng quá tải, bệnh nhân tới sau sẽ
làm ảnh hưởng tới lợi ích khám chữa bệnh của bệnh nhân đến trước, các bệnh nhân
phải nằm ghép, thậm chí khong có giường bệnh để nằm do q tải, hay thời gian khám
chữa bệnh của bệnh nhân bị giảm xuống. Do đó, chúng ta có thể hồn tồn khẳng định
rằng dịch vụ y tế có tính cạnh tranh.
Thứ hai, dịch vụ y tế có tính loại trừ bằng giá. Điều này có nghĩa là bệnh nhân
khi tham gia sử dụng dịch vụ y tế sẽ phải trả một khoản phí khám chữa bệnh, mức phí
này được quy định rõ ràng theo Bộ Y tế và có sự thống nhất giá giữa các bệnh viện
cùng hạng trên toàn quốc (quy định trong Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYTBTC), và có sự khác nhau giữa bệnh viện cơng và bệnh viện tư nhân. Mức phí khám
chữa bệnh này đã loại trừ những người có mong muốn khám chữa bệnh nhưng lại
không đủ khả năng chi trả.
18


Bắt đầu từ 1989 trở đi, sau khi có Quyết định số 45 – HĐBT ngày 25/4/1989 của
Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), chúng ta đã tiến hành thu một phần viện phí ở
tất cả các viện cơng.Từ việc người dân được sử dụng hồn tồn miễn phí các dịch vụ y
tế dã chuyển sang phải trả phí khi sử dụng (trừ một số đối tượng như trẻ em, người tàn
tật, người có cơng với cách mạng…). Tuy nhiên, việc thu viện phí tạo gánh nặng cho
người dân, đặc biệt là người nghèo. Vì vậy, đồng thời với việc thu phí dịch vụ y tế,
Nhà nước đã xây dựng và ban hành các chính sách nhằm đảm bảo người dân có nguồn
chi trả phí khám chữa bệnh, trong đó có chính sách về Bảo hiểm y tế và các chính sách
hỗ trợ chăm sóc người nghèo. Tuy vậy, vẫn có rất nhiều những dịch vụ y tế và thuốc
chữa bệnh khơng thuộc chi trả của BHYT.
Chúng ta có thể hoàn toàn khẳng định dịch vụ y tế là một hàng hố cá nhân. Và

sau đây, nhóm sẽ chỉ rõ dịch vụ y tế nói riêng và hàng hố cá nhân nói chung được
cung cấp bởi cả hai khu vực tư nhân và khu vực cơng cộng.
1.2.1. Hàng hố cá nhân được cung cấp bởi khu vực tư nhân:
Dịch vụ y tế được cung cấp bởi bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là cơ sở y tế tư nhân được xây dựng và thành
lập bởi Công ty TNHH Tổ hợp Y tế Phương Đông - Đơn vị thành viên của Tập đoàn
Intracom (Intracom là nhà đầu tư chuyên nghiệp trong các lĩnh vực Bất động sản;
Thủy điện; Chăm sóc sức khỏe; Tài chính; Xây dựng; Vật liệu Xây dựng; Công nghiệp
– Nông nghiệp xanh. Sau nhiều năm hoạt động và phát triển, Intracom đã tạo lập được
mạng lưới lên tới hàng chục các công ty thành viên.)
Ngày 24/09/2018 Bệnh viện đa khoa Phương Đông đã chính thức đón nhận
“Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh” số 234/BYT – GPHD do Bộ Y tế cấp
phép. Nằm trên địa bàn phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, tọa lạc giữa
các khu dân cư có mật độ dân số cao như: khu dân cư Cổ Nhuế, khu dân cư Tây Hồ
Tây, khu đô thị Ciputra, khu đô thị Bắc Cổ Nhuế Chèm, Bệnh viện Đa khoa Phương
Đông được coi là điểm sáng về y tế khu vực phía Tây Hà Nội, là địa chỉ khám chữa
bệnh tin cậy cho gần 180.000 cư dân có nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế chất lượng cao.
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với bộ máy lãnh đạo là: Ông Nguyễn Thanh
Việt (Chủ tịch Intracom, Chủ tịch Hội đồng thành viên Bệnh viện Đa khoa Phương
Đông), ông Nguyễn Trung Chính (Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đơng), ơng
Nguyễn Cơng Minh ( Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông) và gần 700
bác sĩ và y tá. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông quy tụ đội ngũ chuyên gia, giáo sư,
bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại các bệnh viện tuyến đầu

19


trong cả nước và tu nghiệp tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe, bệnh viện lớn ở nước
ngồi.
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong những đơn vị y tế tư tiên phong

tại Việt Nam với bộ máy lãnh đạo là: Ông Nguyễn Thanh Việt (Chủ tịch Intracom, Chủ
tịch Hội đồng thành viên Bệnh viện Đa khoa Phương Đơng), ơng Nguyễn Trung Chính
(Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đơng), ơng Nguyễn Cơng Minh ( Phó Giám
đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông) và gần 700 bác sĩ và y tá. Xây dựng theo mơ
hình bệnh viện xanh kết hợp điều trị và nghỉ dưỡng thuần tự nhiên. Tịa nhà chính
được bao quanh bởi khn viên hàng nghìn cây xanh, hồ điều hòa, quảng trường rộng
lớn với tổng diện tích gần 10ha. Với tổng mức đầu tư 198 triệu USD, bệnh viện có quy
mơ hơn 1.000 giường bệnh, đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị nhập khẩu
từ các thương hiệu hàng đầu thế giới như: Philips (Hà Lan/Mỹ), GE Healthcare (Mỹ),
Beckman Coulter (Mỹ), Roche-Hitachi (Nhật Bản), Olympus (Nhật Bản), Nihon
Kohden (Nhật Bản), ... đảm bảo các tiêu chí về hiệu quả, an tồn, tiết kiệm thời gian,
chính xác và thân thiện với mơi trường. Với 9 chuyên khoa: Khoa Phụ Sản, Khoa Nhi,
Khoa Ngoại, Khoa Nội, Khoa Xét Nghiệm, Khoa Khám Bệnh, Khoa Chẩn Đốn Hình
Ảnh, Khoa Liên Chun Khoa, Khoa Dược, Trung Tâm Tư vấn và Tiêm chủng Vắcxin...Bệnh viện Đa khoa Phương Đơng quy tụ đội ngũ bác sĩ có trình độ chun mơn
cao, giàu kinh nghiệm, có nhiều năm cơng tác và giữ vị trí quan trọng tại các bệnh viện
tuyến trung ương cũng như hợp tác với đông đảo đội ngũ các chuyên gia đầu ngành
trong và ngoài nước tư vấn chuyên môn và thăm khám trực tiếp. Bên cạnh đó, đội ngũ
điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên tại bệnh viện đều là những gương mặt trẻ, nhiệt
huyết, giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, hết
lịng tận tụy với cơng việc, tận tâm với người bệnh, giúp người bệnh an tâm, thoải mái
trong suốt quá trình thăm khám và điều trị.
Bảng giá dịch vụ của bệnh viện Đa khoa Phương Đơng. Mức phí khám, chữa và
các dịch vụ cụ thể tại bệnh viện sẽ khác nhau và được quy định rõ ràng để bệnh nhân
theo dõi.
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông mở cửa và tiếp nhận bệnh nhân đến thăm
khám, chữa bệnh với khung giờ cụ thể: Từ Thứ Hai – Chủ nhật: 7h00 – 19h00 (Luôn
sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân 24/7.) Bệnh nhân có thể đặt lịch khám trước với bệnh
viện theo số hotline để không mất thời gian chờ đợi. Khi đặt lịch khám trước, bệnh
nhân sẽ cần đến bệnh viện sớm lịch hẹn 15 phút để làm thủ tục khám bệnh. Hàng
tháng, bệnh viện sẽ có những chương trình giảm giá nhất định. Ví dụ như ngày Gia

đình Việt Nam (28/06), ngày Quốc khánh (2/9) ... hay khi đăng ký thẻ thành viên tại
bệnh viện sẽ được áp dụng ưu đãi 10-20%.
20


Bệnh viện Đa khoa Phương Đơng là bệnh viện ngồi cơng lập có nền tảng sức
mạnh vững chắc về mọi mặt, từ năng lực tài chính, bộ máy con người, cơ sở vật chất,
hạ tầng kỹ thuật, cung cấp những dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cao cấp
và toàn diện. Như vậy bệnh viện Đa khoa Phương Đông không thuộc quyền hoạt động
của nhà nước, bộ máy tổ chức bệnh viện hoạt động độc lập, tự chủ. Vì vậy dịch vụ y tế
được cung cấp bởi bệnh viện Phương Đơng là hàng hóa cá nhân được cung cấp bởi
khu vực tư nhân.
1.2.2. Hàng hoá cá nhân được cung cấp bởi khu vực công cộng:
Dịch vụ y tế được cung cấp bởi bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh viện Bạch Mai ban đầu là Nhà thương Cống Vọng nhỏ bé chuyên để thu
nhận bệnh nhân và điều trị bệnh nhân truyền nhiễm do người Pháp thành Lập. Sau
cuộc đảo chính Nhật – Pháp, nó được đổi tên thành bệnh viện Bạch Mai, Ngày 2 tháng
10 năm 1975, tại Hà Nội Bộ y tế ban hành nghị định thành lập hội đồng quản lý bệnh
viện, bệnh viện trong thời chiến là nơi bám trụ của vệ quốc quân, dân quân, du kích, tự
vệ Thủ đơ. Sau ngày giải phóng thủ đơ Bộ y tế đã bổ nhiệm BS. Đỗ Xuân Dục làm
giám đốc bệnh viện đồng thời là hiệu trưởng trường y tá Bạch Mai. Bệnh viện Bạch
Mai dưới sự chi phối của cơ quan nhà nước (Bộ y tế) bổ nhiệm các cán bộ bệnh viện
quản lý bệnh viện để tạo ra các dịch vụ y tế thiết yếu cho nhân dân.
Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện lớn tại thủ đô Hà Nội được
nhiều bệnh nhân lựa chọn trong khám và điều trị bệnh. Đây cũng là một trong những
bệnh viện đi đầu cả nước trong khám, điều trị, ứng dụng những công nghệ hiện đại
trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bệnh viện Bạch Mai thực hiện nhiệm vụ cung cấp
dịch vụ y tế và phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn, khám chữa
bệnh.
Bộ y tế tổ chức, giao nhiệm vụ quản lý bệnh viện, Bộ Y tế đã bổ nhiệm GS.TS

Ngơ Quý Châu, phó giám đốc phụ trách Bệnh viện Bạch Mai - làm chủ tịch hội đồng
quản lý đồng thời tiếp nhận và bổ nhiệm GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, giám đốc Bệnh
viện Tim Hà Nội, làm giám đốc Bệnh viện Bạch Mai. Bộ Y tế cũng giao trách nhiệm
cho Bệnh viện Bạch Mai đưa cơ sở 2 tại Hà Nam vào hoạt động chính thức vào cuối
năm 2020.
Với bộ máy gồm ban lãnh đạo: Hội đồng quản lý bệnh viện; ban giám đốc;ban
kiểm soát bệnh viện; ban chấp hành cơng đồn; ban chấp hàng đồn thanh niên và ban
chấp hành Đảng ủy – thuộc khu vực nhà nước thì bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện
cơng lập đầu tiên ở Việt Nam áp dụng mơ hình bệnh viện tự chủ toàn diện theo quyết
định mới vừa được Thủ tướng Chính phủ cho phép, với hội đồng quản lý gồm các
21


thành viên từ Bộ Y tế và lãnh đạo bệnh viện, được quyết định về đầu tư, giá khám
chữa bệnh theo yêu cầu (các dịch vụ thông thường áp dụng theo khung giá của liên bộ
Y tế - Tài chính), được bổ nhiệm nhân sự đến phó giám đốc bệnh viện... Bộ y tế là cơ
quan của chính phủ thức hiện chức năng năng quản lý nhà nước về y tế tham gia vào
nhiều hoạt động của bệnh viện Bạch Mai tạo ra dịch vụ y tế đẩm bảo cho người dân
Việt Nam.
Như vậy bệnh viện Bạch Mai thuộc quyền hoạt động của nhà nước, nhà nước ban
hành nghị quyết trong bộ máy tổ chức bệnh viện, điều tiết chi phối mọi hoạt động của
bệnh viện để cung cấp dịch vụ ý tế. Vì vậy dịch vụ y tế được cung cấp bởi bệnh viện
Bạch Mai là khu vực công cộng.
III. Kết luận
Theo như phân tích trên cở sở lý thuyết đồng thời đưa ra một số ví dụ minh họa
theo phân tích ở trên chúng ta thấy được rằng, hàng hóa cơng cơng được cung cấp cả
bởi khu vực tư nhân lẫn khu vực công công. Cụ thể như đối với dịch vụ truyển hình
cáp có thể được cung cấp bởi cơng ty TNHH truyền hình số Việt Nam (khu vực tư
nhân) và cũng được cung cấp bởi thuộc tổng cơng ty truyền hình cáp Việt Nam (thuộc
khu vực công cộng ). Một điều tương tự xảy ra, đối với hàng hóa cá nhân. Như đã

phân tích, hàng hóa cá nhân được cung cấp bởi cả khu vực tư nhân và cả khu vực công
cộng (Dịch vụ y tế được cung cấp bởi bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Đa khoa
Phương Đơng_ 2 khu vực khác nhau.). Có thể thấy, cùng một loại hàng hóa, nhưng
chúng có thể được cung cấp bởi cả hai khu vực. Từ đó chúng ta có thể kết luận rằng
quản điểm “Hàng hóa công cộng phải được cung cấp vởi khu vực công cơng, hàng
hóa cá nhân phải được cung cấp bởi khu vực tư nhân” là SAI.
Những ví dụ phân tích của nhóm là những mặt hàng được sản xuất và cung cấp
tại Việt Nam. Trên thế giới cũng vậy, có nhiều hàng hóa cơng cộng được cung cấp bởi
cả khu vực công cộng và khu vực tư nhân, tương tự với hàng hóa cá nhân. Việc cân
bằng giữa cung cấp của công cộng và tư nhân ở các nước rất khác
nhau và thường thay đổi qua thời gian. Việc thay đổi cân bằng giữa
cung cấp HHCC và tư nhân một phần có liên quan đến thay đổi cơng
nghệ.

22


Tài liệu tham khảo:
1. PGS.TS. Phạm Văn Vận – TH.S Vũ Cương (2005), Kinh tế công cộng, Đại học Kinh
2.
3.
4.
5.

6.
7.
8.
9.
10.
11.

12.
13.
14.

tế Quốc dân, NXB. Thống kê
1997. Kinh tế học. Hà nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
A. Samuelson, P., 1997. Kinh tế học. Hà nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, p.88.
Gruber, J., n.d. Public finance and public policy. 3rd ed. p.182.
Vi.wikipedia.org. 2022. Hàng hóa cơng cộng – Wikipedia tiếng Việt. [online] Available
at: < [Accessed 18 February
2022].
“Hàng hóa tư nhân (Private Good) là gì? So sánh hàng hóa tư nhân và hàng hóa cơng
cộng.” VietnamBiz, 3 October 2019
“Hàng Hóa Cá Nhân (Private Good) Là Gì?” Saga.vn, 9 November 2020
PGS.TS Phạm Thị Tuệ “Giáo trình Kinh tế cơng cộng”- Trường đại học Thương mại
Website chính thức của truyền hình cáp VTV: www.vtvcab.biz
Website chính thức của truyền hình cáp K+: kpluss.com.vn
“ Giới thiệu về truyền hình cáp” – truyenhinhcapsongthu.net 06/12/2018
Xuyên Kim, “Ngạc nhiên khi có trên 1 triệu cơng dân Úc không đủ tiền khám chữa
bệnh chuyên khoa”, ngày 02/12/2018.
Quốc Lê, “Nhìn lại lịch sử hào hùng của Bệnh viện Bạch Mai”, ngày 29/03/2020.
Bùi Thảo Vy, Bệnh viện STO Phương Đông: Các dịch vụ khám chữa bệnh, ngày
3/5/2021

23


PHỤ LỤC 1:
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐƠNG
STT


Tên dịch vụ

Giá dịch vụ

1

Khám bệnh giáo sư, phó giáo sư

500.000

2

Khám bệnh tiến sĩ, Bác sĩ CKII

250.000

3

Khám chuyên khoa mắt ( bao gồm đo thị lực)

200.000

4

Khám chuyên khoa Tai Mũi Họng

150.000

5


Nội soi Tai Mũi Họng

250.000

5.1

Nội soi tai

100.000

5.2

Nội soi mũi xoang

150.000

5.3

Nội soi họng – thanh quản

150.000

6

Khám răng hàm mặt

150.000

7


Khám thai

150.000

8

Khám phụ khoa

150.000

9

Khám chuyên khoa Nội

150.000

10

Khám chuyên khoa Ngoại

150.000

11

Khám chuyên khoa Nhi

200.000

12


Khám cấp cứu cấp độ bình thường

300.000

13

Khám cấp cứu cấp độ nặng, phức tạp

500.000

14

Khám ngồi giờ

150.000

CHUẨN ĐỐN HÌNH ẢNH X-QUANG KỸ THUẬT SỐ
STT

Mã BHYT

Tên dịch vụ

Giá dịch vụ

Giá
BHYT

1


18.0119.0028

Chụp Xquang ngực thẳng

150.000

65.400

2

18.0089.0028

Chụp Xquang cột sống cổ C1-C2

150.000

65.400

3

18.0092.0029

Chụp Xquang cột sống thắt lưng
chếch hai bên

150.000

65.400


4

18.0120.0028

Chụp Xquang ngực hoặc chếch
mỗi bên

150.000

65.400

24


PHỤ LỤC 2:
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ Y TẾ BỆNH VIỆN BẠCH MAI
- Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện Bạch Mai:
Khám bệnh thông thường với bác sỹ

50,000

Khám bệnh với giáo sư

100,000

Hội chẩn trong xác định ca bệnh khó (chuyên gia hội
chẩn)

200,000


Khám, chứng thương, giám định y khoa (khơng có
xét nghiệm, X-quang)

100,000

Điều trị hồi sức tích cực, chống độc (chưa bao gồm
máy thở nếu có)

150,000 – 335,000

Giường bệnh nội khoa

45,000 – 80,000

Giường bệnh ngoại khoa; bỏng

70,000 – 145,000

Siêu âm, siêu âm màu, siêu âm nội soi
Chiếu chụp X – Quang

35,000 – 1,800,000
20,000 – 600,000

Chụp CT Scanner

2,100,000 – 3,400,000

Chụp MRI (có thuốc cản quang và khơng cản quang)


1,700,000 – 2,200,000

Chụp PET/CT

~ 19,000,000

Nội soi ổ bụng (có thuốc mê và không thuốc mê)

570,000 – 670,000

Nội soi thực quản-dạ dày- tá tràng (sinh thiết và
không sinh thiết)

145,000 – 220,000

Nội soi đại trực tràng

190,000 – 260,000

Nội soi bàng quang

330,000 – 680,000

25


×