Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Quy luật giá trị và tác đông của quy luật giá trị trong nền kinh tế Việt nam hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.63 KB, 10 trang )

TIỂU LUẬN MƠN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Đề tài:
Quy luật giá trị và tác đông của quy luật giá trị trong nền kinh tế Việt nam
hiện nay.


MỤC LỤC

1.Phần mở đầu
2 Phần nội dung
2.1 Quy luật giá trị
2.2 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam
2.3 Tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay
3. Phần kết luận


1.Phần mở đầu
Kinh tế Việt Nam dưới sự điều hành của chính phủ cịn nhiều vấn đề tồn tại cần giải
quyết, các vấn đề tồn tại gắn liền với gốc rễ của bất ổn kinh tế vĩ mô đã ăn sâu, bám
chặt vào cơ cấu nội tại của nền kinh tế nước ta, cộng với việc điều hành kém hiệu
quả, làm dẫn đến liên tục gặp lạm phát cũng như nguy cơ đình đốn nền kinh tế.
Chúng ta đã biết được quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng
hóa, quy định bản chất của sản xuất hàng hóa. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng
hóa thì ở đó có sự xuất hiện của quy luật giá trị. Mọi hoạt động của chủ thể kinh tế
trong sản xuất và lưu thông hàng hóa đều chịu sự tác động của quy luật này. Quy
luật giá trị là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế chu kì, phân hố
giàu nghèo, những cuộc cạnh tranh khơng lành mạnh…Chính vì thế, chúng ta cần
nghiên cứu về quy luật giá trị, tìm hiểu vai trị và tác động của nó tới nền kinh tế,
đặc biệt trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, để có thể vận dụng nó khắc phục
những nhược điểm của nền kinh tế và phát triển đất nước. Vì vậy em đã quyết định


lựa chọn đề tài “Quy luật giá trị và tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế
Việt Nam hiện nay”.
2. Phần nội dung
2.1 Quy luật giá trị
*Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thơng hàng hóa, ở
đâu có sản xuất và trao đổi hàng hố thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của
quy luật giá trị. Yêu cầu chung của quy luật giá trị là việc sản xuất và trao đổi hàng
hóa phải dựa trên cơ sở hao phí sức lao động xã hội cần thiết.
*Nội dung của quy luật giá trị
Thứ nhất: Sản xuất hàng hóa được thực hiện theo sự hao phí sức lao động xã hội
cần thiết, tức là cần phải tiết kiệm lao động nhằm: đối với một hàng hóa thì giá trị
của nó phải nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra

3


hàng hóa đó, tức là giá cả thị trường của hàng hóa, có như vậy, việc sản xuất ra
hàng hóa mới đem lại lợi thế cạnh tranh cao.
Thứ hai: Trong trao đổi hàng hóa phải tuân theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là
phải đảm bảo bù đắp được chi phí chí người sản xuất (chi phí hợp lý) và đảm bảo
hoạt động sản xuất đó có lãi để tiếp tục tái sản xuất
Sự tác động, vận hành của quy luật giá trị được thể hiện thông qua sự vận động của
giá cả hàng hố. Vì giá trị là tiền đề của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền
của giá trị. Vì vậy nên phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa.
Trên thị trường cịn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: cạnh tranh, cung – cầu,
sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá
trên thị trường tách rời giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Sự tác
động, thay đổi này là cơ chế hoạt động của hoạt động của quy luật giá trị.
*Tác động của quy luật giá trị
Thứ nhất: Điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng hố trên thị trường.

Thứ hai: Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động,
làm cho lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
Thứ ba: Làm cho sự phân hoá người sản xuất hàng hoá thành người giàu, người
nghèo.
2.2 Nền kinh tế Việt Nam
Không một nền kinh tế nào có thể coi là hồn thiện, là phát triển tốt tuyệt đối cho
dù đó có là nền kinh tế của một quốc gia phát triển nhất thế giới đi nữa. Lúc nào nó
cũng chứa những mặt trái, những mặt còn chưa tốt, những hạn chế cần được tiếp
tục khắc phục. Việc áp dụng các quy luật kinh tế vào việc vận hành và quản lý nền
kinh tế của một quốc gia luôn luôn tiềm ẩn những nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế do vận
dụng không đúng cách, khơng đúng u cầu thực tế. Đó vẫn là một trong những
vấn đề nan giải của rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả nước Việt Nam
của chúng ta.
4


Thứ nhất, để phát triển nền kinh tế thì chúng ta cần phải có vốn, đó là vấn đề đáng
quan tâm hàng đầu của nước ta hiện nay. Vậy mà trên thực tế những năm gần đây
nước ta luôn trong tình trạng thiếu hụt nguồn vốn vì tổng thu ngân sách luôn nhỏ
tổng chi ngân sách.
Thứ hai, là cơ sở vật chất của đất nước. Điều không thể thừa nhận là nước ta là cơ
sở vật chất kém phát triển, chậm phát triển. Các khu cơng nghiệp ít, hệ thống máy
móc trang thiết bị lạc hậu. Cơ sở vật chất không đáp ứng đủ cho việc thu hút vốn
đầu tư nước ngồi. Hệ thống giao thơng khơng thuận tiện lợi, kém phát triển, lại
thêm sự ảnh hưởng của thiên nhiên và môi trường càng làm cho hệ thống cơ sở vật
chất của nước ta ngày càng bị sa sút nghiêm trọng. Chính sách đầu tiên cho phát
triển cơ sở hạ tầng cịn chưa được quan tâm thích đáng. Các nguồn tài nguyên thiên
nhiên bị lãng phí hoặc bị bỏ quên cịn nhiều. Những điều đó đã gây ảnh hưởng
khơng nhỏ tới nền kinh tế quốc dân.
Thứ ba, là con người. Trình độ văn hóa của con người cịn thấp kém, khả năng ứng

dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại trong phát triển sản xuất không đạt yêu cầu
thực tế. Hơn nữa những người có tay nghề, kỹ thuật cao chiếm ít trong lực lượng
lao động của đất nước. Thái độ lao động của nhiều người không nghiêm túc. Những
người có trình độ, có tri thức vận dụng tài năng của mình để tham ơ tài sản nhà
nước. Tất cả các yếu tố trên đã góp một phần khơng nhỏ vào việc kìm hãm sự phát
triển của nền kinh tế đất nước.
Thứ tư, là vấn đề kỹ thuật và công nghệ. Trình độ khoa hoặc kỹ thuật và cơng nghệ
cịn yếu. Khơng có thành tựu nào đáng kể trong nghiên cứu khoa học mà chỉ thừa
hưởng những công nghệ lạc hậu ở nước tiên tiến trên thế giới chuyển giao lại. Điều
đáng nói là ngay cả việc giám định các cơng nghệ chuyển giao lại cũng khơng có.
Nó đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước rất nhiều vì chúng ta phải nhận những máy
móc, cơng nghệ đã qua sử dụng với giả cả ngang bằng giá của máy móc, công nghệ

5


mới. Nguyên nhân cơ bản là do Nhà nước không có chính sách đầu tư thích đáng
cho nghiên cứu, ứng dụng triển khai các thành tựu khoa học kỹ thuật mới.
Thứ năm, là cơ cấu kinh tế. Tuy nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị
trường nhưng cơ cấu kính tế của nước ta vẫn chưa chặt chẽ, hợp lý, vẫn còn nhiều
kẻ hở lớn, cơ cấu ngành nghề còn nhiều điều bất cập. Các vùng kinh tế chưa được
chú ý phát triển đồng đều về các mặt. Do đó sự phát triển của nền kinh tế quốc dân
vẫn bị kìm hãm.
Thứ sáu, là mức tăng dân số quá nhanh. Tuy những năm gần đây tỷ lệ tăng dân số
có giảm hơn trước nhưng vấn đề cịn cao. Nó đồng nghĩa với việc số lao động ngày
càng gia tăng trong kho việc làm thì ngày càng ít do sự phát triển của khoa học
công nghệ. Chính những người thất nghiệp này là nguy cơ dẫn đến sự gia tăng của
tệ nạn xã hội, an ninh không được bảo đảm.
Cuối cùng là thể chế chính trị và quản lý của Nhà nước. Đây cũng là nhân tố quan
trọng nhất có vai trị quyết định trong phát triển kinh tế của đất nước. Tuy rằng

nước ta có một thể chế chính trị ổn định và tiến bộ nhưng khả năng định hướng cho
sự phát triển kinh tế còn nhiều khuyết điểm, mà lý do chính là sự điều tiết hướng
phát triển của nền kinh tế còn chưa phù hợp, gây ơ nhiễm mơi trường, làm phân
hóa giàu nghèo, nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng.
2.3 Tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay
Nhận thức và vận dụng quy luật giá trị thể hiện chủ yếu trong việc hình thành giá
cả. Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị, giá cả phải lấy cái giá trị làm cơ sở thì
mới có căn cứ kinh tế, mới có tác dụng kích thích tăng năng suất lao động, cải tiến
kỹ thuật, hạ tầng, sản phẩm. Nhà nước phải chủ động lợi dụng cơ chế hoạt động
của quy luật giá trị nghĩa là khả năng giá cả tách rời giá trị và xu hương đa giá cả
trở về giá trị. Thơng qua chính sách giá cả, Nhà nước vận dụng quy luật giá trị
nhằm:

6


Thứ nhất, là kích thích sản xuất phát triển. Đối với xí nghiệp quốc doanh, chủ yếu
là xây dựng một hệ thống giá bán buôn để đa chế độ hạch tốn kinh tế đi vào nề
nếp và có căn cứ vững chắc.
Thứ hai, là điều hịa lưu thơng hàng tiêu dùng. Trong chế độ kinh tế thị trường, tổng
khối lượng và cơ cấu hàng tiêu dùng do kế hoạch lưu chuyển hàng hóa quyết định
căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức tăng thu nhập quốc dân
và thu nhập bằng tiền của nhân dân, nhu cầu về hàng tiêu dùng trong điều kiện sức
mua không đổi, nếu giá cả của một loại hàng đó giảm xuống thì lượng hàng tiêu thụ
sẽ tăng lên và ngược lại. Nhà nước có thể định giá cả cao hay thấp để ảnh hưởng
đến khối lượng tiêu thụ một số loại hàng nào đó nhằm làm cho nhu cầu và mức
tăng của sản xuất về một số hàng tiêu dùng ăn khớp với kế hoạch lưu chuyển hàng
hóa của Nhà nước.
Thứ ba, là phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân thơng qua chính sách giá
cả, việc quy định hợp lý các tỷ giá, Nhà nước phân phối và phân phối lại thu nhập

quốc dân giữa các ngành nhằm phục vụ cho yêu cầu nâng cao đời sống của nhân
dân lao động.
Cuối cùng, nhận thức và vận dụng quy luật giá trị, nói rộng ra là biết cách sử dụng
các địn bẩy của kinh tế hàng hóa như tiền lương, giá cả, lợi nhuận dựa trên cơ sở
hoa phí lao động xã hội cần thiết để tổ chức và thực hiện chế độ hạch tốn kinh tế.
Tóm lại, những điều trình bày trên đây nói lên trong nền kinh tế có sự cần thiết
khách quan phải kết hợp kế hoạch với thị trường, lấy cái sau bổ sung cho cái trước.
Q trình kết hợp đó cũng là một q trình phát huy tác dụng tích cực của quy luật
giá trị, là một quá trình tự giác vận dụng quy luật giá trị và quan hệ thì trường như
là một công cụ để xây dựng các mặt kinh tế, kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng năng
suất lao động, làm cho giá trị hàng hóa ngày càng hạ, đảm bảo tốt hơn cho nhu cầu
đời sống, đồng thời tăng thêm khối lượng tích lũy.

7


Đi đơi với việc phát huy tác dụng tích cực của quy luật giá trị phải đồng thời ngăn
chặn những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với việc quản lý kinh tế.
Quy luật giá trị tồn tại một cách khách quan trong nền kinh tế. Nhờ nắm bắt vững
tác dụng chủ đạo của các quy luật kinh tế, tự giác sử dụng tác dụng tích cực và hạn
chế cá tác dụng tiêu cực của quy luật giá trị. Nhà nước đã nâng cao dần trình độ
cơng tác, kế hoạch hóa kinh tế. Trung ương Đảng đã nhấn mạnh: Về cơ bản chúng
ta đã nắm được nội dung, tính chất và tác dụng của quy luật giá trị đối với các
thành phần kinh tế khác nhau trong hai lĩnh vực sản xuất và phân phối khác nhau
về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng và đã vận dụng nó phục vụ các nhiệm vụ
chính trị và kinh tế của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ; công tác kế hoạch
hóa giá cả cũng đã tiến bộ, phạm vi ngày càng mở rộng, trình độ nghiệp vụ cũng
được nâng lên một bước.
*Ví dụ thực tế về tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế Việt Nam hiện
nay:

Thủy hải sản từ lâu vốn là một món ăn được ưa chuộng không chỉ bởi người dân
bản địa mà cả những du khách trong và ngoài nước . Rất nhiều khách du lịch đến
với các bãi biển nổi tiếng Việt Nam như Sầm Sơn, Đồ Sơn, Nha Trang, Đà Nẵng
bên cạnh mục đích chính là tận hưởng khơng khí mát mẻ vùng biển , cịn để thưởng
thức các loại hải sản tươi sống nơi đây . Nắm bắt được tâm lý đó vào ngày
26/6/1978, Tổng Cơng Ty Thủy Sản Việt Nam (SEAPRODEX) đã được thành lập
với 21 đơn vị thành viên và 15 doanh nghiệp cổ phần, SEAPRODEX có một hệ
thống sản xuất kinh doanh rộng khắp trên toàn quốc trong lĩnh vực chế biến, xuất
nhập khẩu thủy sản, dịch vụ tổng hợp , dầu ăn và nước mắm. Sản lượng chế biến
của nhà máy đạt 6000 tấn/năm với những sản phẩm truyền thống và mở rộng như
tôm, cua, ghẹ, cá biển , cá nước ngọt …. Các mặt hàng này phần lớn được đưa vào
tiêu thụ ở các thành phố lớn không giáp biển trong nước như Hà Nội, Lào Cai, Bắc
Ninh… Với giá cao hơn từ 20 đến 30%.
8


Tuy nhiên tới năm 2007, Việt Nam bị tác động mạnh bởi khủng hoảng tài chính
tồn cầu , các món thủy hải sản dần trở thành các món ăn xa xỉ đối với người dân
tại các thành phố trong cả nước . Điều này làm ảnh hưởng nặng tới doanh số của
công ty thủy sản Việt Nam. Nhận thức được vấn đề này , ban lãnh đạo công ty đã
quyết định thu hẹp quy mô sản xuất chế biến hàng thủy sản mà thay vào đó, chuyển
sang sản xuất dầu ăn và nước mắm , những mặt hàng thiết yếu đối với nhu cầu của
người tiêu dùng trong thời kì khủng hoảng .
Phân tích:
Ở vùng biển , hải sản có nhiều nên giá cả thấp bởi cung lớn hơn cầu , ngược lại ở
vùng lục địa , hải sản vô cùng khan hiếm , cung nhỏ hơn cầu đồng nghĩa với việc
giá cả cao hơn . Sự biến động của giá hải sản này có tác dụng thu hút luồng hàng
từ vùng biển ( nơi giá cả thấp ) đến vùng lục địa ( nơi giá cả cao hơn ) mà dần dần
dẫn tới sự thành lập của công ty thủy sản Việt Nam , một đơn vị thuộc nhà nước
chịu trách nhiệm chính cung cấp các sản phẩm thủy hải sản cho các thành phố lớn

trong cả nước .
Qua đó, ta thấy rõ được nội dung cũng như tính chất hình thành giá cả và đảm bảo
nguồn hàng lưu thơng của tác động điều tiết lưu thơng hàng hóa – quy luật giá trị .
3.Phần kết luận.
Quy luật giá trị là quy luật cơ bản của sản xuất hàng hóa, tác động đến sản xuất và
lưu thơng hàng hóa. Đây cũng là một quy luật kinh tế có vai trị quan trọng đối với
sự hình thành và phát triển nền kinh tế của nước ta trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Thực tế cho thấy rất rõ ràng rằng quy luật giá trị và những biểu hiện
của nó như giá cả, tiền tệ, giá trị hàng hóa, …là lĩnh vực tác động rất lớn đến đời
sống kinh tế xã hội. Đảng và nhà nước nước ta đã nhận thức đúng đắn về tầm quan
trọng của việc dổi mới xã hội và vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế đất nước.
Việc tuân theo nội dung của quy luật giá trị để hình thành và xây dựng nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu đáng kể.
9


Tuy nhiên, sự vận dụng đó vẫn cịn những hạn chế nhất định và rất cần phải thực
hiện các biện pháp kịp thời để khắc phục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – LeNin; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

2.

Hà Nội – 2004;
Sách Kinh tế chính trị Mác – LeNin; Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội 2000.

10




×