Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN ( CÓ HD CHẤM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.91 KB, 4 trang )

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
Năm học: 2021-2022
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I (3,5 điểm) :
Cho đoạn văn:
“Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho
kĩ. Nếu đọc 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10
quyển ấy mà đọc lấy một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc 10 quyển sách mà chỉ lướt
qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc 10 lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán –
Thuộc lịng ngẫm nghĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người
đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều khơng thể coi là vinh dự, đọc ít
cũng khơng phải xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp nghĩ sâu xa, trầm ngâm
tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ
sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay
không mà về. ”
( “Bàn về đọc sách” – Chu Quang Tiềm)
1. Đoạn văn trên được triển khai theo phép lập luận nào?
2. Từ lời bàn của Chu Quang Tiềm trong đoạn văn trên, em rút ra cho mình bài học
gì về việc đọc sách?
3. Đọc sách mỗi ngày là một trong những phương pháp tự học của mỗi người. Nói
về việc học của học sinh hiện nay, có ý kiến cho rằng: Nhiều học sinh có phương pháp tự
học hiệu quả nhưng cũng khơng ít học sinh chưa biết tự học. Hãy bày tỏ suy nghĩ của em
(khoảng 12 câu) về ý kiến trên.
Phần II (6,5 điểm):
Đọc đoạn thơ sau : “Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lịng mẹ
Ni lớn đời ta tự buổi nào.
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.


Vẩy bạc đi vàng lóe rạng đơng,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
( “Đồn thuyền đánh cá” - Huy Cận )
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
2. Suốt hành trình ra khơi đánh cá (từ hồng hơn đến bình minh), người ngư dân
luôn cất lên câu hát. Hãy ghi lại những câu thơ viết về câu hát của họ và cho biết ý nghĩa
của những câu hát đó.
3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu thơ:
“Biển cho ta cá như lịng mẹ
Ni lớn đời ta tự buổi nào.”
4. Bằng đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu), hãy phân tích đoạn thơ trên để làm rõ
vẻ đẹp của con người lao động. Trong đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và câu cảm thán
(gạch chân thành phần khởi ngữ và câu cảm thán).


5. Nêu tên một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở viết về
hình ảnh người ngư dân và đoàn thuyền ra khơi đánh cá, ghi rõ tên tác giả.
------------------------------------------Hết----------------------------------------Ghi chú: Điểm phần I: 1(0,5 điểm); 2(1,0 điểm); 3(2,0 điểm)
Điểm phần II: 1(0,5 điểm); 2(1,25 điểm); 3(0,75 điểm); 4(3,5điểm); 5(0,5 điểm)

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần I (3,5 điểm) :
Câu
Nội dung
1
- Phép lập luận: diễn dịch
2
HS rút ra bài học :
- Chọn những cuốn sách có giá trị và phù hợp với bản thân ;
- Đọc kĩ, đọc suy ngẫm, tích lũy kiến thức, rèn luyện bản thân, phát

huy những giá trị của sách ;
- Đọc sách, không nên đọc qua loa mất thời gian, công sức…
( GV ghi nhận cách diễn đạt khác của học sinh, nhưng phải là bài
học hữu ích từ lời bàn sâu sắc của tác giả trong đoạn văn.)
3
* Yêu cầu về hình thức: HS có thể viết đoạn văn hoặc bài văn
ngắn, sử dụng phương thức nghị luận kết hợp các phương thức biểu
đạt khác, trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý, đúng ngữ pháp, viết đúng
chính tả…
* Yêu cầu về nội dung: suy nghĩ, bàn luận về ý kiến: nhiều học
sinh có phương pháp tự học hiệu quả và khơng ít học sinh chưa biết
tự học.
- Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận, bày tỏ nhận xét, suy nghĩ, thái độ
của bản thân (đồng tình với ý kiến hoặc bổ sung cho ý kiến…)
- Làm rõ những biểu hiện của học sinh có phương pháp tự học và
hiệu quả của việc học chủ động, tích cực đó :
+ Đọc sách, tư liệu, tra cứu từ điển…
+ Sử dụng hiệu quả mạng Internet: tự học Tiếng Anh, giải Toán…
+ Học nhóm ;
+ Thực hành ; bước đầu nghiên cứu khoa học ;
+ Lập thời gian biểu, có phương châm, định hướng học tập tốt…
-> Chuẩn bị bài và hoàn thành bài tập, có kết quả học tập tốt, vận
dụng được kiến thức, có kĩ năng giải quyết các vấn đề trong cuộc
sống phù hợp với lứa tuổi, tự tin, bản lĩnh…
- Biểu hiện của học sinh chưa có biết tự học:
+ Lãng phí thời gian chơi game, đọc những cuốn truyện, cuốn sách
không phù hợp, bê trễ bài tập, làm bài một cách hình thức, đối
phó…
-> Kết quả học tập thấp, thiếu tự tin, thiếu kĩ năng trong cuộc


Điểm
0,5
0,25
0,5
0,25
0,5

1,5
(0,25)
(0,5)

(0,25)


sống…
( Học sinh lấy được một số dẫn chứng cụ thể, chân thực, thuyết
phục phục vụ cho lập luận của mình)
(0,5)
- Bàn luận, mở rộng vấn đề :
- Liên hệ, rút ra bài học nhận thức và hành động:
+ Tự học là con đường học tập suốt đời;
+ Ngày nay học sinh có nhiều điều kiện và cơ hội tự học : thời gian,
môi trường, phương tiện, công nghệ thông tin hiện đại…Hơn thế tự
học để đáp ứng và bắt kịp với những yêu cầu của xã hội.
+ Học sinh cần biết nắm bắt cơ hội, điều kiện học tập tốt; có
phương pháp tự học phù hợp với bản thân, điều kiện của nhà
trường, gia đình để gặt hái thành công trong học tập, trong cuộc
sống…
+ Học tập bằng niềm say mê, hứng thú, góp phần xây dựng cộng
đồng, xã hội học tập, tiến bộ…


* GV tôn trọng, ghi nhận những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá riêng
của học sinh, song những ý kiến đó phải có sự lí giải phù hợp,
thuyết phục. Phần bài học cần cụ thể, chân thành, sâu sắc. Khơng
cho điểm bài làm có suy nghĩ lệch lạc, tư tưởng tiêu cực…
Phần II (6,5 điểm) :
1
Nêu rõ hoàn cảnh sáng tác bài thơ :
- Năm 1958,
- Khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp,
miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới ;
- Bài thơ là kết quả chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh của
tác giả…
HS trả lời 1 trong 2 ý (ý 2 hoặc ý 3: hoàn cảnh rộng, hoàn cảnh
hẹp) hoặc gộp 2 ý : 0,25 điểm
2
- Những câu thơ có câu hát của người ngư dân :
+ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi,”
+ “ Hát rằng cá bạc biển Đơng lặng…Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!”
+ “ Ta hát bài ca gọi cá vào…”
+ “Câu hát căng buồm với gió khơi, ”
- Câu hát thể hiện:
+ Niềm vui, niềm hứng khởi và hăng say lao động;
+ Tình yêu và niềm tự hào về biển cả quê hương;
+ Tinh thần lạc quan, niềm tin, niềm hi vọng vào thành quả lao
động, vào cuộc sống mới đang hồi sinh trên quê hương, đất nước
của người ngư dân…
3
- Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa
- Khẳng định giá trị lớn lao của biển: đem đến sự sống, sự bình yên

cho người ngư dân. Đó chính là lời ca ngợi và cảm tạ biển cả của
người ngư dân muôn đời gắn liền với biển quê hương ;
- Thể hiện lòng đồng cảm, sự trân trọng của tác giả đối với công

0,25
0,25

0,5

0,75

0,25
0,25
0,25


4

5

việc lao động của người ngư dân và niềm tự hào về biển – nguồn tài
nguyên quý giá của đất nước…
- Hình thức, ngữ pháp: viết đúng đoạn văn quy nạp, đảm bảo dung
lượng, trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý, khơng mắc lỗi chính tả, ngữ
pháp, sử dụng và gạch chân khởi ngữ, câu cảm thán;
( Viết không đúng đoạn văn quy nạp: trừ 0,25 điểm, sử dụng thành
phần khởi ngữ, câu cảm thán nhưng không gạch chân hoặc chú
thích: trừ 0,5 điểm, đoạn văn khơng đảm bảo độ dài, quá ngắn hoặc
quá dài ( dưới 9 câu, trên 14 câu trừ 0,25 điểm)
- Nội dung: làm rõ vẻ đẹp của người ngư dân

HS có nhiều cách viết, song cần đảm bảo ý cơ bản sau :
+ Khai thác các tín hiệu nghệ thuật : bút pháp lãng mạn kết hợp bút
pháp tả thực, sự kết hợp giữa hai nguồn cảm hứng(cảm hứng về
thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về con người lao động); giọng điệu
lúc thiết tha, lúc thư thái; từ ngữ, hình ảnh thơ giàu chất tạo hình
cùng các biện pháp tu từ…
+ Làm rõ vẻ đẹp của con người lao động khỏe khoắn, hăng say,
khẩn trương, náo nức với thành quả tuyệt vời dành cho người ngư
dân làm việc quên mình vì sự nghiệp xây dựng đất nước. Họ biến
công việc vốn rất nặng nhọc trở thành công việc thi vị cùng lời cảm
tạ biển cả giàu có, bao dung…
-> Đó là vẻ đẹp của con người lao động mới làm chủ thiên nhiên,
đất nước, cuộc đời…
- Quê hương
- Tế Hanh

1,0

2,5
(0,75)

(1,5)

(0,25)
0,25
0,25

---------------------------------------------------HẾT---------------------------------------------------




×