Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SỐ HOÁ TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH MẶT ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.17 KB, 76 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HUY TỒN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SỐ HỐ TRUYỀN DẪN
PHÁT SĨNG TRUYỀN HÌNH MẶT ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HUY TOÀN
ĐẮK LẮK, NĂM 2021
1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HUY TỒN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SỐ HỐ TRUYỀN DẪN
PHÁT SĨNG TRUYỀN HÌNH MẶT ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐẮK LẮK

Ngành: Chính sách cơng
Mã số: 8.34.04.02


Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH KHẮC TUẤN

ĐẮK LẮK, NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, tất cả nội dung trong bản luận văn được trình bày là
sự dày cơng nghiên cứu, thu thập các tài liệu có liên quan. Được sự hướng
dẫn khoa học của TS. Đinh Khắc Tuấn đề tài đã được triển khai và hoàn thiện
với những kết quả và giải pháp đề ra là nỗ lực của bản thân, không sao chép
bất kỳ luận văn nào.
Trong q trình thực hiện, tơi có tham khảo một số tài liệu và sách, báo
có liên quan đến vấn đề thực hiện chính sách cơng trong lĩnh vực phát thanh truyền hình. Những nguồn tài liệu trích dẫn đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ rõ
ràng hợp pháp.
Nếu có bất cứ vấn đề gì gian lận trong luận văn tơi xin hồn tồn chịu
mọi hình thức kỷ luật theo quy định.
Đắk Lắk, tháng 01 năm 2022
Học viên thực hiện:

Nguyễn Huy Toàn


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin cảm ơn TS. Đinh Khắc Tuấn, người đã dìu dắt,
hướng dẫn tơi trong suốt quá trình làm luận văn. Sự định hướng và chỉ bảo
của thầy đã giúp tôi nghiên cứu và giải quyết vấn đề một cách khoa học.
Trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, Khoa Chính sách cơng - Học viện
Khoa học xã hội, đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, hồn thành khóa luận
một cách thuận lợi. Xin cảm ơn quý thầy cô giáo đã dạy dỗ, truyền đạt kiến
thức cho tôi trong suốt thời gian qua.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Đài
truyền hình Đăk Lăk đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi trong cơng việc để tơi có
thể theo học và hồn thành khóa học một cách tốt nhất.
Xin chân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ......................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
Chương 1......................................................................................................... 10
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH...............................10
SỐ HĨA TRUYỀN DẪN PHÁT SĨNG TRUYỀN HÌNH MẶT ĐẤT..........10
1.1. Một số khái niệm cơ bản về chính sách số hố truyền dẫn phát sóng

Truyền hình mặt đất.........................................................................................10
1.2. Cơ sở thực tiễn số hố truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất......18
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện chính sách số hố truyền dẫn phát sóng

truyền hình mặt đất..........................................................................................28
1.4. Bài học kinh nghiệm của một số địa phương trong thực hiện chính sách

truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất.......................................................33
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 41
Chương 2......................................................................................................... 42
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SỐ HĨA TRUYỀN DẪN,....42
PHÁT SĨNG TRUYỀN HÌNH MẶT ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN........................42
TỈNH ĐẮK LẮK.............................................................................................42

2.1. Yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách số hố truyền dẫn phát

sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn, tỉnh Đắk Lắk.......................................42
2.2. Tổ chức thực hiện chính sách số hố truyền dẫn phát sóng, truyền hình

mặt đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk................................................................... 46
2.3. Kết quả thực hiện chính sách số hố truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt

đất trên địa bàn, tỉnh Đắk Lắk..........................................................................51


Tiểu kết chương 2............................................................................................ 61
Chương 3......................................................................................................... 62
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH
SỐ HĨA TRUYỀN DẪN, PHÁT SĨNG TRUYỀN HÌNH MẶT ĐẤT TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK........................................................................... 62
3.1. Định hướng thực hiện chính sách số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình

mặt đất tại Đắk Lắk......................................................................................... 62
3.2. Một số giải pháp nhằm, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách số hóa

truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất tại Đắk Lắk giai đoạn tới.............62
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 76
KẾT LUẬN.....................................................................................................77


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATSC
ASI


Advanced Television Systems

Ủy ban Truyền hình Tiên

Committee

tiến, Mỹ

Asynchronous Serial Interface

Giao diện nối tiếp khơng
đồng bộ

AVG

Cơng ty CP Nghe nhìn Tồn
cầu

CAS

Condistion Access System

Hệ thống truy nhập có điều
kiện

CG

Computer Graphics

Hệ thống kỹ xảo hình và chữ


DB

DataBase and Storage

Hệ thống lưu trữ giữ liệu

DiBEG

Digital Broadcasting Experts

Nhóm phát triển truyền hình

Group

số, Nhật Bản

DTV

Cơng ty CP truyền hình số miền
Bắc

DVB

Digital Video Broadcasting

Truyền hình số, Châu Âu

DVB-C


Digital Video Broadcasting –

Truyền hình số trên mạng

Cable

cáp

Digital Video Broadcasting –

Truyền hình số vệ tinh

DVB-S

Satellite
DVB-T

Digital Video Broadcasting –

Truyền hình số mặt đất

Terrestrial
EPG

Electronic Programming Guides Giới thiệu ngắn về chương
trình


HDTV


High-Definition Television

Truyền hình độ nét cao

IP

Internet Protocol

Giao thức mạng internet

IPTV

Internet Protocol Television

Truyền hình số qua mạng
internet

LAN

Local Area Network

Mạng kết nối nội bộ

NLE

Non Linear Editing

Hệ thống dựng hình phi
tuyến


OFDM

Orthogonal Frequency-Division

Điều chế tần số vng góc

Multiplexing
OTT

Over The Top

Giải pháp cung cấp các nội
dung số

Quadrature Amplitude

Điều chế biên độ theo bốn

Modulation

trạng thái

QPSK

Quadature Phase Shift Keying

Điều chế pha bốn trạng thái

SDTV


Standard Digital Television

Truyền hình độ nét tiêu

QAM

chuẩn
SMS

Subscriber Management System Hệ thống quản lý thuê bao

SPTS

Single Program Transport

Dịng tín hiệu chứa một

Stream

chương trình

VTC

Đài truyền hình kỹ thuật số Việt
Nam

VTV

Đài truyền hình Việt Nam


WAN

Wide Area Network

Mạng kết nối diện rộng


MPTS
MPEG

Multi Program Transport

Dịng tín hiệu chứa nhiều

Stream

chương trình

Moving Picture Experts Group

Tổ chức, nghiên cứu nén
hình ảnh động

MPEG4

Moving Picture Experts Group

Tiêu chuẩn nén hình ảnh

version-2


động thế hệ 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
Hình 1.2. Quy trình thực hiện chương trình truyền hình cơng nghệ tương
tự (cơng nghệ analog).
Hình 1.3. Quy trình thực hiện chương trình truyền hình cơng nghệ số
(cơng nghệ digital).
Hình 1.4. Kỹ thuật truyền hình tương tự (analog).
Hình 1.5. Kỹ thuật truyền hình số (Digital)
Hình 1.6. Cấu hình chung của hệ thống truyền dẫn phát sóng.
Hình 3.1. Mơ hình sản xuất chương trình truyền dẫn phát sóng số.
Hình 3.2. Mơ hình số hóa kỹ thuật tiền kỳ.
Hình 3.3.. Mơ hình biên tập nội dung qua mạng LAN/WAN.
Hình 3.4. Mơ hình hệ thống dựng phi tuyến qua mạng LAN/WAN.
Hình 3.5. Mơ hình hệ thống trường quay.
Hình 3.6. Mơ hình số hóa và kết nối dữ liệu file trong sản xuất tin tức.
Hình 3.7. Mơ hình hình phát sóng và tổng khống chế.
Hình 3.8. Mơ hình hệ thống phát sóng số mặt đất.
Hình 3.9. Mơ hình hệ thống phát sóng IPTV.


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài.

Với sự phát triển về khoa học và công nghệ, việc thực hiện chính sách số hóa và
chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay là yếu tố cấp thiết và quan trọng đã và đang tác động

ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Việt Nam
ngày càng hội nhập sâu rộng với các nước trên thế giới cùng với sự phát triển về khoa học
công nghệ và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng
đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân. Cốt lõi của cuộc cách mạng
cơng nghiệp lần thứ 4 chính là chuyển đổi số với sự tích hợp của số hóa, kết nối, siêu kết nối
và xử lý dữ liệu thông minh. Đây là q trình phát triển tất yếu trên tồn cầu và Việt Nam
cũng khơng thể nằm ngồi lộ trình ấy.
Chủ thể ban hành chính sách cơng về chuyển đổi số là nhà nước. Cơ quan trong bộ
máy nhà nước là chủ thể ban hành chính sách chuyển đổi số. Các quyết định về chính sách
chuyển đổi số là những quyết định chính trị, bao hàm ý chí chính trị và thực tiễn cuộc sống
nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.
Số hóa, là việc chuyển tất cả các dạng tín hiệu vật lý thành tín hiệu điện tử dạng số,
để thực hiện và xử lý dễ dàng trên các thiết bị cơng nghệ số tạo ra mơi trường tín hiệu số.
Chuyển đổi số là quá trình, quy trình, hệ thống có tính xã hội được làm việc trên mơi trường
tín hiệu số nhằm tăng cường hiệu xuất, hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề xã hội. Số hóa
là q trình đầu tiên và tất yếu trong việc thực thi chuyển đổi số và cũng là trình tự logic để
trả lời câu hỏi công cuộc chuyển đổi số bắt đầu từ đâu? Để các Chính sách và Quyết định
cần được ban hành trên cơ sở những nghiên cứu đáng tin cậy.
Các Đài truyền hình trên cả nước và truyền hình Đắk Lắk cũng đang gấp rút xây
dựng lộ trình và thực hiện chính sách số hóa và chuyển đổi số nhằm thực hiện tốt mục tiêu
tuyên truyền, quảng bá, đồng thời gia tăng giá trị thôngtin và nguồn nhân lực. Thơng qua hệ
thống các phương tiện truyền hình như: Truyền hình số vệ tinh (DVB-S, Digital Video
Broadcasting – Satellite), truyền hình số mặt đất (DVB-T, Digital Video Broadcasting –
Terrestrial), truyền hình số trên mạng cáp (DVB-C, Digital Video Broadcasting – Cable),
truyền hình số đa phương tiện trên mạng internet (IPTV, Internet Protocol TV), người dân
được tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất, bình đẳng nhất, tạo dựng một cuộc sống, môi
11


trường sống hiện đại, văn minh và thông minh. Hiệu quả của chính sách số hóa và chuyển đổi

số là thử thách với các đài truyền hình trong nước nói chung và truyền hình Đắk Lắk nói
riêng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của Đảng,
Nhà nước và đáp ứng nhu cầu thơng tin, giải trí của Nhân dân.
Do đó, việc chọn đề tài: “Thực hiện chính sách số hố truyền dẫn phát sóng
truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Đắk lắk” làm luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành
Chính sách công, với mong muốn đáp ứng những yêu cầu cấp thiết đã và đang đặt ra như đã
nêu ở phần trên. Đề tài hướng tới việc, hệ thống hóa được cơ sở lý luận số hóa truyền dẫn
phát sóng truyền hình mặt đất, nghiên cứu và xây dựng mơ hình số hóa hệ thống sản xuất
chương trình và truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất, làm cơ sở xây dựng chính sách
chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền hình, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
2. Tình hình nhiên cứu liên quan đến đề tài.
Nghiên cứu thực hiện chính sách số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Việt Nam nói chung là một nội dung cịn mới mẻ, tuy
nhiên cũng đã thu hút sự quan tâm của không ít nhà khoa học, quản lý. Một số cơng trình,
tác phẩm, bài báo tiêu biểu như:
1.

Bộ Thông tin và Truyền thơng, Đề án số hóa Truyền dẫn, phát sóng Truyền hình

mặt đất đến năm 2020 [3].
-

Kết thúc phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại một tỉnh, thành phố để

chuyển sang phát sóng truyền hình số mặt đất khi 95% số hộ gia đình tại tỉnh, thành phố đó
có máy thu hình thu được các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị,
thơng tin tun truyền thiết yếu bằng những phương thức truyền dẫn, phát sóng khác nhau,
bao gồm: truyền hình số mặt đất, truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình qua
Internet.
2.


Nghị quyết số 52-NQ/TW năm 2019 : "Về một số chủ trương, chính sách chủ

động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư" [2] đã chỉ rõ:
-

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt

ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân; đã và đang tác động ngày càng
mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Thời gian qua, Đảng
và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa
12


học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ
động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
chỉ thị về nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và phê duyệt
Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành và địa phương đã xây
dựng và triển khai thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp
công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông. Cơ sở hạ tầng viễn thông được xây dựng khá đồng
bộ. Kinh tế số được hình thành, phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của
nền kinh tế; công nghệ số được áp dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch
vụ; xuất hiện ngày càng nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới, xuyên quốc gia, dựa trên
nền tảng công nghệ số và Internet đang tạo nhiều cơ hội việc làm, thu nhập, tiện ích, nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân.
3.

Đài PT-TH tỉnh Đắc Lắk (2021), "Khái quát tình hình hoạt động giai đoạn 2016-

2020, định hướng phát triển giai đoạn 2021- 2025 và một số đề xuất, kiến nghị ", 2021.

-

Nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động theo yêu cầu của Nghị quyết 19-

NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu BCHTW Đảng khóa XII, Quy hoạch phát triển và quản lý báo
chí tồn quốc đến năm 2025của Chính phủ, Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình
số mặt đất đến năm 2020của Chính phủ, xu thế phát triển của ngành Phát thanh - Truyền hình
Việt Nam trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 vàphát triển trong mơi trường cạnh tranh
thơng tin, báo chí ngày càng khắc nghiệt, Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk xây dựng
định hướng phát triển giai đoạn 2021-2025. Đổi mới hoạt động của DRT nhằm thực hiện tốt
hơn vai trò cơ quan báo chí chủ lực của tỉnh; là phương tiện thơng tin, cơng cụ tun truyền,
vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và diễn đàn của Nhân dân trong tỉnh,
đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Tỉnh ủy, chỉ đạo, quản lý trực tiếp của UBND
tỉnh; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luậtvà phát triển bền vững.
4.

Đài Truyền hình Việt Nam (2020), Tăng tốc trên hành trình chuyển đổi số, Tạp

chí truyền hình, tháng 1 năm 2020 [8].
-

Trong giai đoạn 2017 - 2019, Đài THVN tiếp tục tập trung thực hiện nhiều chính

sách, trong đó có chính sách chuyển đổi số phát sóng truyền hình mặt đất một cách sâu rộng
và đạt được nhiều kết quả hết sức quan trọng. Việc hồn thiện dây chuyền số hố HD, bao
gồm việc đầu tư các thiết bị sản xuất chương trình, trường quay, hậu kì theo tiêu chuẩn HD,
13


4K và IP. Xác định công nghệ là yếu tố đồng hành và thúc đẩy nội dung thực hiện chính sách

số hố truyền dẫn một cách có hiệu quả, đi cùng với việc tiếp tục đầu tư đồng bộ về hạ tầng
và cơ sở vật chất thích nghi với xu hướng sản xuất hiện đại, VTV bắt đầu chú trọng đến
mảng nội dung phân phối trên nền tảng số nhằm bắt kịp với thịhiếu của khán giả thời đại số.
Công cuộc chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số vào sản xuất truyền hình là yêu cầu bắt buộc và cấp thiết
trong hành trình phát triển của Đài THVN ở giai đoạn hiện nay. Các sản phẩm truyền hình đã không đơn
thuần là sản phẩm một chiều với lịch phát sóng cố định mà mở rộng phân phối trên nhiều nền tảng, cung cấp
các tính năng mở rộng như xem lại, đặt lịch xem, chia sẻ qua mạng xã hội…
5.

Đài PT-TH tỉnh Lào Cai (2021), "Nỗ lực bắt nhịp xu thế chuyển đổi số", LCTV,

1-2021 [7].
“ Để chuyển đổi số thành cơng thì chúng ta nên tiếp xúc từ góc độ thị trường, bởi
các nhãn hàng họ muốn tiếp xúc nhiều khán giả nhất, và việc tiếp cận hiệu quả chỉ có thể tiếp
cận qua các chương trình do đài sản xuất, đó là cách tiếp cận rất logic, giúp chúng ta tìm
được lời giải trong quá trình chuyển đổi số” - Nhà báo Lê Quang Minh, Giám đốc Trung tâm
Sản xuất và Phát triển nội dung số VTV chia sẻ. Xác định rõ nhiệm vụ sứ mệnh và thách
thức của mình trong xu hướng của truyền hình hiện đại. Ngay từ đầu, Đài PT - TH tỉnh Lào
Cai đã thực hiện triệt để chính sách, truyền số hố truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất
và đã có các bước đầu tư phù hợp để sản xuất, phát sóng các chương trình phát thanh, truyền
hình trên nền tảng số; xây dựng kế hoạch chuyển đổi số cụ thể có tính tốn đầy đủ đến các
yếu tố để đài tỉnh chuyển đổi số thành công, đặc biệt là tập trung vào khâu sản xuất, phân
phối các sản phẩm truyền hình.
Nghiên cứu việc thực hiện chính sách số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt
đất tại Đắk Lắk là một nội dung còn mới mẻ. Tuy nhiên, với những cơng trình nghiên cứu
nêu trên là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho tác giả. Cho đến nay, việc thực thi chính
sách này vẫn là “khoảng trống” (Số hóa là q trình đầu tiên và tất yếu trong việc thực thi
chuyển đổi số và cũng là trìnhtự logic để trả lời câu hỏi công cuộc chuyển đổi số bắt đầu từ
đâu?), cần tiếp tục nghiên cứu.


3.1 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá đúng thực trạng thực hiện chính sách
số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Từ đó, đề xuất
14


giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách số hóa truyền dẫn phát sóng
truyền hình mặt đất tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình

-

Đánh giá đúng thực trạng việc thực hiện chính sách số hóa truyền dẫn phát sóng

mặt đất.
truyền hình mặt đất, trên địa bàn tỉnh Đắk Đắk, giai đoạn 2017-2020
-

Đánh giá ưu điểm, tồn tại, hạn chế việc thực hiện chính sách số hóa truyền dẫn

phát sóng truyền hình mặt đất tại Đắk Lắk.
-

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách số hóa và

chuyển đổi số truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

3.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Thực hiện chính sách số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk và khu vực Miền Trung Tây Nguyên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu việc thực hiện chính sách số hóa truyền dẫn phát sóng truyền
hình mặt đất trên địa bàn Đắk Lắk. Thời gian từ 2017-2020 và định hướng tiếp theo.
Sau khi dừng phát sóng truyền hình truyền thống Analog vào ngày 28/12/2020. Từng
bước chuyển đổi sang hạ tầng sản xuất chương trình, truyền dẫn phát sóng truyền hình từ
cơng nghệ tương tự sang cơng nghệ số nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng
kênh chương trình, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
tài nguyên số. Mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất và các phương thức truyền dẫn
số khác nhau nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, quốc phịng, an ninh của Đảng và Nhà
nước. Đảm bảo cung cấp các dịch vụ truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao, phù
hợp với nhu cầu và thu nhập của mọi người dân. Tổ chức và sắp xếp lại hệ thống các đài
phát thanh, truyền hình trên địa bàn ĐắkLắk theo hướng chun mơn hóa, chun nghiệp
hóa, hoạt động hiệu quả. Đáp ứng nhiệm vụ số hóa truyền hình mặt đất tại tỉnh Đắk Lắk theo
đúng lộ trình số hóa truyền hình mặt đất do Chính phủ quy định. Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư số hóa thiết bị, cơng nghệ sản xuất chương trình, nhằm nâng cao
15


chất lượng, tăng thời lượng, mở thêm các chương trình mới để đáp ứng yêu cầu tuyên truyền
của Đảng bộ tỉnh và nhu cầu ngày càng cao về hưởng thụ thơng tin, văn hóa của cơng
chúng.
Để hồn thành nội dung nghiên cứu, bản thân đã tham khảo, sử dụng những tài liệu
nghiên cứu của nhiều chuyên gia trong ngành, các nội dung Nghị quyết và văn bản quy định
của các cấp ban ngành và một số nghiên cứu trên lĩnh vực chuyển đổi số truyền hình có liên
quan phục vụ cho đề tài.
3.4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm của Đảng ta về khoa học và công nghệ, về chuyển đổi số trong thời đại cuộc cách
mạng 4.0.
5.2. Phương pháp cụ thể:
-

Phương pháp thu nhập thông tin,số liệu từ các Nghị quyết, Văn kiệncủa Đảng;

Các văn bản Luật của quốc hội; Các Quyết định, Hướng dẫn, Quản lý nhà nước của các Bộ,
ban, ngành về lộ trình số hố và chuyển đổi số. Từ cơ sở dữ liệu ngành thông tin truyền thông,
từ các báo cáo tổng kết lộ trình số hố trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, các minh chứng về thực
trạng chuyển đổi sang truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất trên địa bàn Tỉnh ĐắkLắk.
Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng và kế thừa thành quả của một số bài viết nghiên cứu, báo cáo và
các tài liệu liên quan khác về lĩnh vực phát thanh – truyền hình…
-

Phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê, khảo sát, phân tích, đánh giá hiệu quả

truyền dẫn- phát sóng truyền hình số mặt đất trên thế giới, các đài PT-TH trong nước ảnh
hưởng đến xu hướng phát triển PT-TH Đắk Lắk.
-

Phương pháp nghiên cứu xã hội học, nghiên cứu định tính như tham khảo các

tham luận và thu thập các báo cáo, các bài báo nói về thực hiện chính sách chuyển đổi truyền
dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại Việt Nam và trên địa bàn các tỉnh miền Trung -Tây
Nguyên.
3.5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
6.1. Về lý luận:

Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận gồm: các khái niệm cơ bản, nội dung, quan điểm,
16


chính sách của Đảng, Nhà nước về số hóa truyền dẫn truyền hình mặt đất; vị trí, vai trị của
số hóa truyền hình…
6.2. Về thực tiễn:
Đề tài đánh giá đúng thực trạng việc thực hiện chính sách số hóa truyền dẫn phát
sóng truyền hình mặt đất tại Đắk Lắk, giai đoạn 2017-2020. Kết quả nghiên cứu của luận văn
là tài liệu nghiên cứu, học tập có giá trị trong các Trung tâm chính trị cấp Tỉnh, cấp Huyện
về chun mơn, chuyên ngành PT-TH và tại Đắk Lắk.
Những nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng số hóa, xu hướng chuyển đổi số của
truyền hình Việt Nam và thế giới là cơ sở để đề tài tiến hành xây dựng mô hình sản xuất,
truyền dẫn phát sóng truyền hình số tại đài PT-TH Đắk Lắk, làm giải pháp để nâng cao hiệu
quả thực hiện chính sách truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn Tỉnh. Đề
xuất, kiến nghị chính quyền các cấp và Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk sớm ban hành Nghị
quyết, Quyết định, thực thi các chính sách, xây dựng phương hướng lộ trình chuyển đổi số
truyền hình mặt đất trên địa bàn Tỉnh.
3.6 Kết cấu nội dung của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu,
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của thực hiện chính sách số hóa truyền dẫn phát sóng
truyền hình mặt đất
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình
mặt đất trên địa bàn Đắk Lắk
Chương 3: Định hướng và giải pháp, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách số hóa
truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

17



Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
SỐ HĨA TRUYỀN DẪN PHÁT SĨNG TRUYỀN HÌNH MẶT ĐẤT
1.1.

Một số khái niệm cơ bản về chính sách số hố truyền dẫn phát sóng
Truyền hình mặt đất

1.1.1. Khái niệm chính sách cơng
Chính sách trong tiếng Anh là Policy. Chính sách là những nội dung mang tính chất
hướng dẫn, phương pháp, thủ tục cụ thể về những cơng việc hành chính được thiết lập để hỗ
trợ công việc hướng tới các mục tiêu đề ra.
Chính sách cơng có bản chất thuộc về chính trị. Q trình ra quyết định chính sách
là một q trình chính trị và chính sách cơng được làm ra bởi nhà nước. Có nghĩa là nhà
nước là chủ thể có thẩm quyền quyết định ban hành chính sách cơng, với những nguồn lực
cơng để đảm bảo chính sách được ban hành ra tốt nhất có thể, và thực thi sao cho hiệu lực,
hiệu quả nhất.
Hiện nay, trên thế giới, các cuộc tranh luận về định nghĩa về chính sách công vẫn là
một chủ đề sôi động và khó đạt được sự nhất trí rộng rãi. Có thể dẫn chứng một định nghĩa
gần đây nhất của một học giả đã được chấp nhận tương đối rộng rãi trên thế giới, william
jenkin “ Chính sách cơng là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà
chính trị hay một nhóm nhà c.trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để
đạt được các mục tiêu đó”
Tuy nhiên đối với việt nam, nhiều học giả trong nước đã tổng kết, phân tích một
cách cụ thể để chỉ rõ rằng Chính sách cơng chính là kết quả của các quyết định của chính
phủ, các quyết định này nhằm duy trì tình trạng của xã hội hoặc giải quyết các vấn đề xã hội
trong đó, vấn đề kinh tế, chính trị, văn hố xã hội sẽ theo mục tiêu tổng thể của Đảng đã
vạch ra từ trước. Như vậy, cóthể nói trong trường hợp của việt nam có thể định nghĩa về
khái niệm chính sách cơng như sau:

Chính sach cơng là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của nhà nước
nhằm lựa chọn mục tiêu cụ thể và các giải pháp, công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề của
xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định.
Như vậy có thể thấy: thứ nhất,chủ thể ban hành chính sách cơng là nhà nước, phản


ánh mối quan hệ nhà nước –xã hội - công dân. Đây là chính sách của nhà nước và được hiểu
là chính sách của cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước bao gồm quốc hội các bộ,
chính quyền địa phương các cấp. Ở nước ta, Đảng Cộng Sản là lược lượng chính trị duy nhất
lãnh đạo nhà nước, Lãnh đạo xã hội (điều 4, hiến pháp), Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội
thông qua việc vạch ra các cương lĩnh, chiến lược, các định hướng chính sách. Đây là căn cứ
chỉ đạo để nhà nước ban hành các chính sách cơng.
Như vậy, chính sách cơng là chính sách của nhà nước và chính sách này cụ thể hóa
đường lối, chiến lược của Đảng nhằm phục vụ lợi ích cho nhân dân.
Thứ 2, chính sách cơng phản ánh và thể hiển hoạt động cũng như quản lý đối với
khu vực công, phản ánh việc đảm bảo hàng hóa, dịch vụ cơng cộng.
Thứ 3, là một cơng cụ quản lý nhà nước, được nhà nước sử dụng để khuyến khích
việc khai thác, sản xuất, đảm bảo hàng hóa, dịch vụ cơng, khuyến khích cả với khu vực cơng
và cả với khu vực tư, quản lý nguồn lực công một cách hiệu quả, hiệu lực, thiết thực đối với
cả kinh tế, chính trị, xã hội, cả trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn.
1.1.2. Thực hiện chính sách cơng
1.1.2.1.

Khái niệm thực hiện chính sách cơng

Thực hiện chính sách cơng là q trình đưa chính sách vào đời sống xã hội, với
hình thức ban hành các văn bản, chương trình, dự án, kế hoạch... trên cơ sở đó, triển khai
thực hiện chính sách nhằm đạt các mục tiêu chính sáchcơng mà Đảng, nhà nước đã đề ra.
Thực hiện chính sách là khâu rất quan trọng trong chu trình chính sách nhằm duy trì sự tồn
tại của cơng cụ chính sách theo yêu cầu quản lý nhà nước và đạt mục tiêu chính sách đề ra.

1.1.2.2.

Các bước tổ chức thực hiện chính sách cơng

Hiện nay việc thực hiện quy trình chính sách cơng tại việt nam, nhằm mục đích để
đáp ứng nhu cầu về phát triển và thực hiện chính sách một cách đồng bộ và hiệu quả đó là:
Xác định vấn đề: Dựa trên những mâu thuẫn thực tế từ đời sống để xác định vấn đề
chính sách. Vấn đề cẩn phải được phân tích cẩn thận để xác định đâu là vấn đề cốt lõi, đâu là
vấn đề phụ trợ thực hiện theo, để có các hành động thực hiện chính sách cơng hiệu quả và
thiết thực.
Đề xuất các lựa chọn chính sách dựa trên phân tích vấn đề uớc tính rủi ro, và hiệu quả
đem lại, xem xét các phương án chính sách khác nhau, đánh giá hiệu quả kinh tê – xã hội –


mơi trường của các phương án chính sách khác nhau.
Xây dựng chính sách: là soạn thảo chính sách thành văn bản; Tham vấn ý kiến của
cả các bên tham gia soạn thảo, đối tượng thụ hưởng trực tiếp và gián tiếp của chính sách.
Ban hành chính sách: Hồn thiện trình duyệt để ban hành; Mỗi nước có các cơ quan
trình duyệt và ban hành chính sách pháp luật khác nhau tùy theo hệ thống chính trị và tổ chức
nhà nước của mỗi nước. Nguyên tắc ban hành chính sách pháp luật, dựa trên nguyên tắc
chính trị của pháp luật và nguyên tắc rút ra từ trạng thái của hệ thống chính trị trong xã hội;
Thơng tin tun truyền, đảm bảo thơng tin về chính sách được minh bạch và đến với tất cả
các đối tượng liên quan; Hỗ trợ thực hiện, chính phủ hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện chính sách
như đưa ra quy trình thực hiện chính sách, hướng dẫn thực hiện đối với các chính sách mới
Đánh giá chính sách: Sau khi chính sách được thực hiện phải tổ chức tổng kết đánh
giá một cách khách quan với đối tượng hưởng lợi; Sau khi đánh giá, vấn đề chính sách ban
đầu được xem xét lại kèm theo các đánh giá xem vấn đề đã được giải quyết tận gốc chưa,
nếu chưa thì phải chỉnh lại từ khâu xác định vấn đề và giải pháp chính sách.
1.1.3. Khái niệm về số hoá truyền truyền hình măt đất.
Là quá trình chuyển đổi và ngưng phát sóng truyền hình analog để chuyển sang phát

sóng kỹ thuật số. Mục tiêu chính là chuyển đổi phát sóng analog mặt đất sang phát sóng số
mặt đất. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này cũng bao hàm sự chuyển đổi từ truyền hình cáp
analog sang truyền hình cáp số cũng như chuyển đổi từ truyền hình vệ tinh analog sang truyền
hình vệ tinh kỹ thuật số.
Mỗi quốc gia có cách số hóa truyền hình khác nhau; tại một số quốc gia, việc số hóa
được thực hiện theo từng giai đoạn như tại Ấn Độ, Việt Nam và Anh, nơi mỗi khu vực có kế
hoạch tắt sóng riêng. Tại các nước khác, cả quốc gia sẽ được chuyển đổi vào cùng một thời
điểm, như tại Hà Lan, nơi tất cả các kênh analog đồng loạt tắt sóng vào 11 tháng 12 năm
2006. Một số quốc gia có kế hoạch tắt sóng riêng cho từng kênh, như tại Trung Quốc, các
kênh CCTV từ 1-5-2006 sẽ được tắt sóng đầu tiên.
1.1.3.1 Khái niệm về chính sách số hố truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất.
Chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự
sang công nghệ số (sau đây gọi là số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất) theo
hướng hiện đại, hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng


dịch vụ, tăng số lượng kênh chương trình, nâng cao hiệu quả sử dụng tần số truyền hình,
đồng thời giải phóng một phần tài nguyên tần số để phát triển các dịch vụ thông tin di động
và vô tuyến băng rộng.
Từng bước mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất nhằm phục vụ phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội, cung cấp các dịch vụ truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng
cao, phù hợp với nhu cầu và thu nhập của người dân và đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ
chính trị, quốc phịng, an ninh của Đảng và Nhà nước.
Hình thành và phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất
nhằm thu hút các nguồn lực của xã hội để phát triển hạ tầng kỹ thuật truyền hình, trên cơ sở
đảm bảo sự quản lý thống nhất, có hiệu quả của Nhà nước.
Tạo điều kiện để tổ chức và sắp xếp lại hệ thống các đài phát thanh, truyền hình
trên phạm vi cả nước theo hướng chun mơn hóa, chun nghiệp hóa, hoạt động hiệu quả
và phân định rõ hoạt động về nội dung thông tin với hoạt động về truyền dẫn, phát sóng.
1.1.3.2.


Lộ trình chuyển đổi số hố truyền hình tại Việt nam và các yếu tố ảnh

hương đến việc thực hiện chính sách này.
Nội dung các giai đoạn thực hiện chính sách chuyển đổi số:
Giai đoạn I
-

Từ năm 2012 đến năm 2015, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát

sóng truyền hình số mặt đất tồn quốc và khu vực có trách nhiệm triển khai và hồn thành
việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các thành phố thuộc
nhóm I để chuyển tải các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thơng tin tun
truyền thiết yếu của các đài truyền hình trung ương và địa phương trên địa bàn;
-

Căn cứ vào tình hình triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình, các đài

truyền hình trung ương và địa phương thực hiện việc phát sóng song song các kênh chương
trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thôngtin tuyên truyền thiết yếu trên hạ tầng truyền dẫn,
phát sóng truyền hình số mặt đất và truyền hình tương tự mặt đất tại các thành phố thuộc nhóm I;
-

Trước ngày 31 tháng 12 năm 2015, các đài truyền hình trung ương và địa phương

kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát
sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hồn tồn sang phát sóng trên hạ tầng truyền
dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các thành phố thuộc nhóm I;



-

Các đài truyền hình trung ương có giải pháp phù hợp để tiếp tục phủ sóng các

kênh chương trình truyền hình tương tự, phục vụ nhiệm vụ chính trị, thơng tin tuyên truyền
thiết yếu tại các tỉnh, thành phố lân cận với các thành phố thuộc nhóm I bị ảnh hưởng bởi
việc ngừng phát sóng truyền hình tương tự tại các thành phố này.
Giai đoạn II
-

Từ năm 2013 đến năm 2016, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát

sóng truyền hình số mặt đất tồn quốc và khu vực có trách nhiệm triển khai và hồn thành
việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh, thành phố
thuộc nhóm II để chuyển tải các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thơng tin
tun truyền thiết yếu của các đài truyền hình trung ương và địa phương trên địa bàn;
-

Căn cứ vào tình hình triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình, các đài

truyền hình trung ương và địa phương thực hiện việc phát sóng song song các kênh chương
trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu trên hạ tầng
truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất và truyền hình tương tự mặt đất tại các tỉnh,
thành phố thuộc nhóm II;
-

Trước ngày 31 tháng 12 năm 2016, các đài truyền hình trung ương và địa phương

kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát
sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hồntồn sang phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn, phát

sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh, thành phố thuộc nhóm II;
-

Các đài truyền hình trung ương có giải pháp phù hợp để tiếp tục phủ sóng các

kênh chương trình truyền hình tương tự, phục vụ nhiệm vụ chính trị, thơng tin tun truyền
thiết yếu tại các tỉnh lân cận với các tỉnh thuộc nhóm II bị ảnh hưởng bởi việc ngừng phát
sóng truyền hình tương tự tại các tỉnh này.
Giai đoạn III
-

Từ năm 2015 đến năm 2018, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát

sóng truyền hình số mặt đất tồn quốc và khu vực có trách nhiệm triển khai và hồn thành
việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm
III để chuyển tải các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thơng tin tun truyền
thiết yếu của các đài truyền hình trung ương và địa phương trên địa bàn;
-

Căn cứ vào tình hình triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình, các đài


truyền hình trung ương và địa phương thực hiện việc phát sóng song song các kênh chương
trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thơng tin tun truyền thiết yếu trên hạ tầng
truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất và truyền hình tương tự mặt đất tại các tỉnh
thuộc nhóm III;
-

Trước ngày 31 tháng 12 năm 2018 các đài truyền hình trung ương và địa phương


kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát
sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hồn tồn sang phát sóng trên hạ tầng truyền
dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm III;
-

Các đài truyền hình trung ương có giải pháp phù hợp để tiếp tục phủ sóng các

kênh chương trình truyền hình tương tự, phục vụ nhiệm vụ chính trị, thơng tin tun truyền
thiết yếu tại các tỉnh lân cận với các tỉnh thuộc nhóm III bị ảnh hưởng bởi việc ngừng phát
sóng truyền hình tương tự tại các tỉnh này.
Giai đoạn IV
-

Từ năm 2017 đến 2020, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát

sóng truyền hình số mặt đất tồn quốc và khu vực có trách nhiệm triển khai và hồn thành
việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm
IV để chuyển tải các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền
thiết yếu của các đài truyền hình trung ương và địa phương trên địa bàn;
-

Căn cứ vào tình hình triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình, các đài

truyền hình trung ương và địa phương thực hiện việc phát sóng song song các kênh chương
trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thơng tin tuyên truyền thiết yếu trên hạ tầng
truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất và truyền hình tương tự mặt đất tại các tỉnh
thuộc nhóm IV;
-

Trước ngày 31 tháng 12 năm 2020, các đài truyền hình trung ương và địa phương


kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát
sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hồn tồn sang phát sóng trên hạ tầng truyền
dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm IV
1.1.3.3.

Chính sách chuyển đổi truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại

khu vực Tây Nguyên và tỉnh Đắk Lắk.
Theo Thông báo số 148/TB-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc kết


luận tại phiên họp lần thứ 16 của Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam, tỉnh Đắk
Lắk thuộc nhóm IV và thời điểm ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất đối với các
trạm phát chính và trạm phát lại trên địa bàn tỉnh từ 0 giờ ngày 28-12-2020. Đài Phát thanh
và Truyền hình Tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền; chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh trong việc lựa
chọn thuê doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất (DVB-T2) trên địa bàn
tỉnh…
Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu Thuê dịch vụ
đường truyền tín hiệu và phát sóng kênh truyền hình Đắk Lắk chuẩn HD trên vệ tinh Vinasat2 thuộc Đề án phát sóng quảng bá kênh truyền hình Đắk Lắk trên vệ tinh Vinasat – 2 giai
đoạn 2021-2025. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện thuê
dịch vụ đường truyền tín hiệu và phát sóng kênh truyền hình Đắk Lắk chuẩn HD trên vệ tinh
Vinasat- 2 thuộc Đề án phát sóng quảng bá kênh truyền hình Đắk Lắk trên vệ tinh Vinasat – 2
giai đoạn 2021-2025 theo đúng quy định hiện hành của pháp luật và các văn bản khác có liên
quan.
1.2.

Cơ sở thực tiễn số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình sớ mặt đất.

Tổng quan về hệ thống sản xuất, truyền dẫn, phát sóng truyền hình số tạo góc nhìn

hiện thực khách quan làm cơ sở thực hiện số hóa và chuyển đổi mơi trường làm việc trên
nền tảng số.
Công nghệ sản xuất, truyền dẫn, phát sóng truyền hình truyền hình số bắt dầu từ
những năm cuối của thập kỷ 90 thế kỷ thứ 20. Mở đầu là tiêu chuẩn ATSC (Advanced
Television Systems Committee) của Mỹ (1995), tiếp theo là DVB (Digital Video
Broadcasting) của châu Âu (1997) và cuối cùng là DiBEG (Digital Broadcasting Experts
Group) của Nhật (1997), Việt Nam đã lựa chọn tiêu chuẩn truyền hình DVB để truyền dẫn
phát sóng trên các hệ thống vệ tinh (DVB-S), cáp (DVB-C) và mặt đất (DVB-T). Hiện nay
truyền hình bằng cơng nghệ số có q nhiều ưu điểm nổi bật so với công nghệ tương tự,
cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều nước phát triển đã loại bỏ hẳn công nghệ
tương tự ra khỏi dịch vụ truyền hình và số hóa đã trở thành xu thế tất yếu của ngành Truyền
hình. Bên cạnh những quốc gia đã hồn thành q trình chuyển đổi sang số hóa, còn nhiều
nước đang trong quá trình chuyển đổi, trong đó có Việt Nam.


1.2.1. Vị trí, vai trị của số hố truyền hình tại Việt Nam.
Quy trình thực hiện chương trình truyền hình, sự so sánh giữa công nghệ tương tự
(analog) và công nghệ số (digital) được thể hiện qua hình 1.2 và hình 1.3
Hình 1.1. Quy trình thực hiện chương trình truyền hình cơng nghệ tương

Nguồn: Tổng hợp từ VTV


×