Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Xây dựng Website thương mại điện tử kinh doanh đèn trang trí trực tuyến cho siêu thị ánh sáng Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 64 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học vừa qua được sự quan tâm và giảng dạy nhiệt tình của các
thầy cơ giáo trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt Hàn giúp em nắm
vững những kiến thức chuyên ngành em đang theo học. Đó là những kiến thức làm
nền tảng giúp em thực hiện đồ án tốt nghiệp này và công việc trong tương lai.
Em xin gửi lời cảm ơn đến:
Giáo viên chủ nhiệm Trần Quang Tính đã tận tụy hướng dẫn cho chúng em
trong suốt ba năm học vừa qua, từ lúc chúng em còn bỡ ngỡ cho đến lúc chúng em ra
trường.
Ths.Lê Công Võ người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong
thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp này, em chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình
của thầy.
Cùng tập thể lớp TM03C đã đóng góp nhiều ý kiến giúp em hồn thiện đồ án
tốt nghiệp này.
Trong q trình thực hiện đồ án tốt nghiệp, với kiến thức chuyên môn có hạn,
tài liệu thu thập chưa phong phú nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự góp ý chân thành từ quý Thầy Cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Trang i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................v
DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ...............4
1. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ............4


1.1 Khái niệm về Thương mại điện tử ................................................................4
1.2 Các đặc trưng của Thương mại điện tử .......................................................4
1.3 Các loại hình giao dịch trong Thương mại điện tử .....................................5
1.4 Lợi ích của Thương mại điện tử ...................................................................7
1.5 Hạn chế của Thương mại điện tử .................................................................8
1.6 Những trở ngại của việc tiếp cận Thương mại điện tử ...............................8
1.7 Sơ lược tình hình Thương mại điện tử ở Việt Nam ....................................9
1.8 Giải pháp và phương hướng phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam .
........................................................................................................................10
2. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI SIÊU THỊ ÁNH
SÁNG ĐÀ NẴNG ....................................................................................................11
2.1 Tình hình thương mại điện tử tại siêu thị ánh sáng Đà Nẵng ..................11
2.2 Giải pháp và phướng phát triển thương mại điện tử cho siêu thị ánh
sáng Đà Nẵng .......................................................................................................12
PHẦN II: XÂY DỰNG WEBSITE BÁN ĐÈN TRANG TRÍ TRỰC TUYẾN .13
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI XÂY DỰNG WEBSITE
BÁN ĐÈN TRANG TRÍ TRỰC TUYẾN ..............................................................13
1.1. Giới thiệu sơ lược về đề tài ..........................................................................13

Trang ii


1.1.1.Thị trường và xu thế phát triển của thị trường đèn trang trí ở Việt Nam
...............................................................................................................................13
1.1.2. Hiệu quả kinh tế xã hội của đề tài ..........................................................13
1.2. Các công cụ xây dựng website bán đèn trang trí trực tuyến ...................14
1.2.1. Microsoft Visual Studio.Net 2005 ...........................................................14
1.2.2. Hệ quản trị cở sở dữ liệu SQL Server 2005 ............................................16
1.3. Một số công cụ hỗ trợ thiết kế giao diện ....................................................17
1.4. ASP.NET .......................................................................................................18

1.5. ADO.NET ......................................................................................................19
1.6. Các cơng cụ khác ..........................................................................................19
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG .........................................20
2.1. Xác định yêu cầu của website ......................................................................20
2.1.1. Đối với khách hàng ..................................................................................20
2.1.2. Đối với nhà quản trị .................................................................................20
2.2. Phân tích yêu cầu .........................................................................................21
2.3. Phân tích thiết kế hệ thống ..........................................................................28
2.3.1. Biểu đồ phân rã chức năng .....................................................................28
2.3.2. Biểu đồ dòng dữ liệu ................................................................................28
2.3.2.1. Mức ngữ cảnh ...................................................................................28
2.3.2.2. Mức 0 ................................................................................................29
2.3.2.3. Mức 1 ................................................................................................30
2.3.3. Mơ hình hóa dữ liệu ................................................................................33
2.3.3.1 Biểu đồ thực thể quan hệ (ERD) ......................................................33
2.3.3.2 Mơ hình dữ liệu quan hệ (RDM) ......................................................34
2.4. Thiết kế cơ sở dữ liệu ...................................................................................35
2.4.1. Các bảng dữ liệu ......................................................................................35
2.4.2. Tạo quan hệ ..............................................................................................40

Trang iii


CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG WEBSITE BÁN ĐÈN TRANG TRÍ TRỰC
TUYẾN .....................................................................................................................41
3.1. Giới thiệu kỹ thuật mơ hình 3 layer ...........................................................41
3.1.1. Data Access Layer ....................................................................................41
3.1.2. Business Logic Layer ...............................................................................42
3.1.3. Presentation Layer ...................................................................................42
3.2. Giao diện website bán đèn trang trí trực tuyến ........................................43

3.2.1. Phân hệ quản trị ......................................................................................43
3.2.2. Phân hệ khách hàng ................................................................................47
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN .............................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Các loại hình giao dịch Thương mại điện tử

6

2.1

Chức năng đăng nhập quản trị.

21

2.2

Chức năng thêm sản phẩm


21

2.3

Chức năng thêm danh mục sản phẩm

22

2.4

Chức năng sửa thơng tin sản phẩm

22

2.5

Chức năng xóa sản phẩm

22

2.6

Chức năng thêm tin tức

23

2.7

Chức năng sửa thông tin tin tức


23

2.8

Chức năng xóa tin tức

23

2.9

Chức năng quản lý đơn hàng

24

2.10

Chức năng tìm kiếm thơng tin sản phẩm

24

2.11

Chức năng đăng ký tài khoản

24

2.12

Chức năng đăng nhập


25

2.13

Chức năng quên mật khẩu

26

2.14

Chức năng hiển thị danh mục sản phẩm

26

2.15

Chức năng chi tiết sản phẩm

26

2.16

Chức năng thống kê truy cập

27

2.17

Chức năng giỏ hàng


27

2.18

Chức năng đơn hàng

27

3.1

Bảng SanPham

35

3.2

Bảng DanhMucSanPham

35

3.3

Bảng HinhSanPham

36

Trang v



3.4

Bảng DonHang

36

3.5

Bảng ChiTietDonHang

36

3.6

Bảng TinhTrangDonHang

37

3.7

Bảng NguoiDung

37

3.8

Bảng KieuNguoiDung

37


3.9

Bảng GioHang

38

3.10

Bảng TinTuc

38

3.11

Bảng HinhTinTuc

38

3.12

Bảng LuotTruyCap

39

3.13

Bảng LienKet

39


Trang vi


DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hiệu hình vẽ

Tên hình vẽ

Trang

2.1

Biểu đồ phân rã chức năng

29

2.2

Mức ngữ cảnh

29

2.3

Mức 0

30

2.4


Mức 1 Chức năng Quản lý Người dùng

31

2.5

Mức 1 Chức năng Quản lý Bán hàng

31

2.6

Mức 1 Chức năng Quản lý Sản phẩm

32

2.7

Mức 1 Chức năng Quản lý Tin tức, liên kết

32

website
2.8

Mức 1 Chức năng thống kê

33

2.9


Biểu đồ thực thể quan hệ (ERD)

34

2.10

Mơ hình dữ liệu quan hệ (RDM)

35

2.11

Cơ sở dữ liệu

40

3.1

Mơ hình website 3 lớp

41

3.2

Trang đăng nhập admin

43

3.3


Trang cập nhập đơn hàng

44

3.4

Trang sản phẩm

45

3.5

Trang hiển thị tin tức

46

3.6

Trang thống kê doanh thu

46

3.7

Trang Chủ

48

3.8


Trang Giới thiệu sản phẩm

49

3.9

Trang Liên hệ

50

3.10

Trang Giỏ hàng

51

Trang vii


3.11

Trang Thông báo

51

3.12

Trang Đăng nhập thành viên


51

3.13

Trang Đổi mật khẩu

52

3.14

Trang cập nhật tài khoản

52

Trang viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TMDT

: Thương mại điện tử.

TMTT

: Thương mại truyên thống

CSDL

: Cơ sở dữ liệu.


ID

: Identification

CLR

: Common Language Runtime

CNTT

: Công nghệ thông tin

SQL

: Structured Query Language

ANSI

: American National Standards Institute

Trang ix


Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh đèn trang trí trực tuyến

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay việc ứng dụng Website trong các lĩnh vực giáo dục, y tế…và đặc biệt
là trong lĩnh vực kinh doanh đang trở nên phổ biến tại Việt Nam và các nước trên thế
giới. Nó giúp cho cơng ty quảng cáo và kinh doanh các sản phẩm của mình một cách

nhanh chóng và tiện lợi, giảm được rất nhiều chi phí so với việc bán hàng truyền thống
trước đây.
Cùng với sự phát triển kinh tế, cơng nghệ thơng tin thì thương mại điện tử tại
thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây cũng có những bước phát triển đáng ghi
nhận, đặc biệt là khi số người thường xuyên sử dụng Internet ngày càng lớn. Nhưng
việc khách hàng phải mất thời gian và công sức để trực tiếp đi mua hàng, xem từng
mặt hàng khiến khách hàng khơng có sự lựa chọn tốt nhất. Do đó nhằm giúp những
khách hàng muốn mua một số sản phẩm đèn trang trí mà có thể ngồi ở nhà mà vẫn tìm
được cho mình một món hàng ưng ý mà khơng tốn nhiều cơng sức mà vẫn có thể tìm
và so sánh các mặt hàng, nắm được các thông số của sản phẩm và giá cả của sản phẩm.
Hiện nay trên thị trường Đà Nẵng siêu thị ánh sáng được biết đến như một nhà
phân phối lớn chuyên cung cấp các loại đèn trang trí cho cơng trình kiến trúc có uy tín
trong khu vực, có lượng khách hàng đơng đảo, sản phẩm đa dạng phong phú, địa điểm
bán hàng uy tín cho mọi cơng trình… vốn là một siêu thị với quy mơ lớn nhưng hiện
tại siêu thị ánh sáng Đà Nẵng vẫn chưa có một Website chính thức chun giới thiệu
về các sản phẩm của siêu thị, siêu thị vẫn áp dụng hình thức bán hàng truyền thống,
giống như đa số các doanh nghiệp khác trên thị trường siêu thị vẫn chưa áp dụng các
hình thức bn bán thương mại điện tử vào kinh doanh làm giảm đi sức cạnh tranh của
siêu thị trên thị trường vì vậy để tăng sức cạnh tranh trên thị trường siêu thị cần có một
Website chuyên giới thiệu và bn bán các sản phẩm của mình trên mạng Internet,
đồng thời thông qua mạng Internet, Website của doanh nghiệp có thể quảng bá hình
ảnh siêu thị rộng rãi hơn.
Với hiệu quả thiết thực của Website mang lại, em đã chọn đề tài “Xây dựng
Website thương mại điện tử kinh doanh đèn trang trí trực tuyến cho siêu thị ánh
sáng Đà Nẵng” làm đề tài tốt nghiệp, nhằm vận dụng kiến thức đã được học tại
SVTH: Trần Đăng Khoa – Lớp CCTM03C

Trang 1



Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh đèn trang trí trực tuyến

trường, đồng thời giúp em bước nắm bắt được quy trình phát triển và xây dựng
Website thương mại điện tử mà em dự định sẽ áp dụng trong cơng việc của mình sau
này.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu Thương Mại Điện Tử và lợi ích của nó.
- Các cơng cụ xây dựng Website.
- Xây dựng Website thương mại điện tử để giới thiệu, giao dịch sản phẩm đèn
trang trí.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng Thương mại điện tử tại Việt Nam.
- Tìm hiểu một số cơng cụ và ngơn ngữ hỗ trợ q trình xây dựng Website.
- Các chức năng của Website Thương mại điện tử.
- Quy trình xây dựng Website Thương mại điện tử.
- Một số kỹ thuật trong Thương mại điện tử.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Tiến hành thu thập và phân tích những thơng tin, tài liệu liên quan đến đề tài để
hình thành nên những ý tưởng tổng quan (mục đích cần đạt đến của Website,
đối tượng cần hướng đến là ai?, thông tin gì đã có trong tay và sử dụng chúng
như thế nào?).
- Xác định các yêu cầu nhằm phân tích thiết kế hệ thống chương trình phù hợp
với nhu cầu của khách hàng.
- Xây dựng chương trình theo những yêu cầu đã đặt ra.
- Triển khai chương trình và đánh giá kết quả đạt được.
5. Dự kiến kết quả
- Một bản báo cáo chi tiết về quy trình xây dựng Website sử dụng công nghệ
ASP.net.
- Website thương mại điện tử kinh doanh đèn trang trí trực tuyến.
SVTH: Trần Đăng Khoa – Lớp CCTM03C


Trang 2


Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh đèn trang trí trực tuyến

6. Ý nghĩa khoa học thực tiễn
- Giúp doanh nghiệp có một cái tổng quan về Thương mại điện tử cũng như lợi
ích mà Website Thương mại điện tử mang lại.
- Cung cấp các kiến thức cũng như kỹ thuật xây dựng Website thương mại điện
tử bằng cơng nghệ ASP.Net
- Đề tài sẽ là một ví dụ minh họa thu nhỏ về “Ứng dụng Thương mại điện tử” nói
chung và “mua bán hàng qua mạng” nói riêng.
- Thơng qua Website, doanh nghiệp có được một kênh bán hàng mới vượt giới
hạn về không gian và thời gian.
- Tối ưu chi phí (cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng), nâng cao năng lực
cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.
Nội dung đồ án gồm có 3 phần
Phần 1: Tổng quan cơ sở lý thuyết
Phần 2: Phân tích thiết kế hệ thống
Phần 3: Xây dựng Website

SVTH: Trần Đăng Khoa – Lớp CCTM03C

Trang 3


Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh đèn trang trí trực tuyến

PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
1.1 Khái niệm về Thương mại điện tử
Thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thơng qua mạng
máy tính tồn cầu.
Phạm vi của TMĐT rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế.
Việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của
TMĐT. Theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành
trên mạng máy tính mở như Internet. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại
thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ Thương mại điện tử.
TMĐT gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện
tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ
phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng,
mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến đến người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán
hàng. TMĐT được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu
dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung
cấp thơng tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc
sức khỏe, giáo dục) và các hoạt động mới (ví dụ siêu thị ảo). TMĐT đang trở thành
một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người.
1.2 Các đặc trưng của Thương mại điện tử
So với các hoạt động TMTT, TMĐT có một số điểm khác biệt cơ bản như sau:
- Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và
khơng địi hỏi biết nhau từ trước
Trong TMTT các bên thường gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch. Các
giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật lý như chuyển tiền, hóa đơn, vận
đơn, gửi báo cáo. Các phương tiện viễn thông như: fax, telex... chỉ được sử dụng để
trao đổi số liệu kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong
TMTT chỉ để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một
giao dịch.
SVTH: Trần Đăng Khoa – Lớp CCTM03C


Trang 4


Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh đèn trang trí trực tuyến

TMĐT cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các
khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội
ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và khơng địi hỏi nhất thiết phải
có mối quen biết với nhau.
- Các giao dịch TMTT được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc
gia, còn TMĐT được thực hiện trong một thị trường khơng có biên giới (thị trường
thống nhất toàn cầu). TMĐT trực tiếp tác động tới mơi trường cạnh tranh tồn cầu
TMĐT càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp
hướng ra thị trường trên khắp thế giới. Với TMĐT, một doanh nhân dù mới thành lập
đã có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức và Chilê... mà không hề phải bước ra khỏi nhà,
một công việc trước kia phải mất nhiều năm.
- Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ thể,
trong đó có một bên khơng thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ
quan chứng thực
Trong TMĐT, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống như giao
dịch TMTT đã xuất hiện một bên thứ ba đó là cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan
chứng thực… là những người tạo ra môi trường cho các giao dịch TMĐT. Nhà cung
cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin
giữa các bên tham gia giao dịch TMĐT, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các
thông tin trong giao dịch TMĐT.
- Đối với TMTT thì mạng lưới thơng tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu,
còn đối với TMĐT thì mạng lưới thơng tin chính là thị trường
Thơng qua TMĐT, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành. Ví dụ: các
dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên các nhà trung gian ảo làm
các dịch vụ môi giới cho giới kinh doanh và tiêu dùng, các siêu thị ảo được hình thành

để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng máy tính.
1.3 Các loại hình giao dịch trong Thương mại điện tử
Trong TMĐT có ba chủ thể tham gia: Doanh nghiệp giữ vai trò động lực phát
triển TMĐT, người tiêu dùng giữ vai trị quyết định sự thành cơng của TMĐT và
chính phủ giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý. Từ các mối quan hệ giữa các
SVTH: Trần Đăng Khoa – Lớp CCTM03C

Trang 5


Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh đèn trang trí trực tuyến

chủ thể trên ta có các loại giao dịch TMĐT: B2B, B2C, B2G, C2G, C2C... Sau đây là
các loại hình giao dịch Thương mại điện tử
Bảng 1.1 Các loại hình giao dịch Thương mại điện tử
Chủ thể

Doanh nghiệp

Khách hàng

Chính phủ

(Business)

(Customer)

(Government)

Doanh nghiệp


B2B

(Business)

Internet,

thơng

qua B2C bán hàng qua B2G thuế thu nhập
mạng

và thuế doanh thu

Extranet, EDI
Khách hàng

C2B bỏ thầu

C2C đấu giá trên C2G thuế thu nhập
Ebay

(Customer)
Chính phủ

G2B mua sắm cơng G2C quỹ hỗ trợ trẻ G2G giao dịch giữa

(Government)

cộng


em, sinh viên, học các cơ quan chính
sinh

phủ

Trong các loại hình giao dịch TMĐT trên thì 2 loại hình: B2B và B2C là 2 loại
hình quan trọng nhất:
B2B (Business To Business): Là mơ hình TMĐT giữa các doanh nghiệp với
doanh nghiệp.
B2C (Business To Customer): Là mơ hình TMĐT giữa doanh nghiệp và người
tiêu dùng.
Cả hai hình thức thươnng mại điện tử này đều được thực hiện trực tuyến trên
mạng Internet. Tuy nhiên, giữa chúng tồn tại sự khác biệt. Trong khi Thương mại điện
tử B2B được coi là hình thức kinh doanh bán buôn với lượng khách hàng là các doanh
nghiệp, các nhà sản xuất thì thương mại điện tử B2C lại là hình thức kinh doanh bán lẻ
với đối tượng khách hàng là các cá nhân.
Trên thế giới, xu hướng thương mại điện tử B2B chiếm ưu thế vượt trội so với
B2C trong việc lựa chọn chiến lược phát triển của các công ty kinh doanh trực tuyến.
Trong thương mại điện tử B2B, việc giao dịch giữa một doanh nghiệp với một
doanh nghiệp khác thường bao gồm nhiều công đoạn: từ việc chào bán sản phẩm, mô
SVTH: Trần Đăng Khoa – Lớp CCTM03C

Trang 6


Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh đèn trang trí trực tuyến

tả đặc tính kỹ thuật của sản phẩm cho đến đàm phán giá cả, điều kiện giao hàng,
phương thức thanh tốn... Chính vì vậy mà các giao dịch này được coi là phức tạp hơn

so với bán hàng cho người tiêu dùng. Thương mại điện tử B2B được coi như là một
kiểu “phòng giao dịch ảo”, nơi sẽ thực hiện việc mua bán trực tuyến giữa các cơng ty
với nhau, hoặc có thể gọi là phịng giao dịch mà tại đó các doanh nghiệp có thể mua
bán hàng hóa trên cơ sở sử dụng một nền cơng nghệ chung. Khi tham gia vào sàn giao
dịch này, khách hàng có cơ hội nhận được những giá trị gia tăng như dịch vụ thanh
toán hay dịch vụ hậu mãi, dịch vụ cung cấp thông tin về các lĩnh vực kinh doanh, các
chương trình thảo luận trực tuyến và cung cấp kết quả nghiên cứu về nhu cầu của
khách hàng cũng như các dự báo công nghiệp đối với từng mặt hàng cụ thể.
1.4 Lợi ích của Thương mại điện tử
- Mở rộng thị trường: tìm kiếm và tiếp cận với nhà cung cấp và khách hàng và
đối tác trên khắp thế giới...
- Giảm chi phí:
 Chi phí sản xuất, tạo lập, duy trì, phân phối, lưu trữ và sử dụng thơng tin
trên giấy
 Chi phí giao dịch: mặc dù khoản dịch vụ ngân hàng cho việc giao dịch
bằng séc giấy là khơng lớn, nhưng nếu thanh tốn qua Internet có thể
giảm đến 80%
- Cải thiện hệ thống phân phối
 Giảm gánh nặng lưu trữ hàng hóa.
 Giảm độ trễ trong phân phối hàng hóa
- Có thể tìm kiếm thơng tin về sản phẩm, dịch vụ và tiến hành giao dịch mà
khơng cần quan tâm đến thời gian.
- Có quyền lựa chọn nhờ khả năng chủ động về thông tin được tiêu dùng sản
phẩm với giá thấp.
- Vận chuyển, phân phối sản phẩm, dịch vụ với tốc độ ngày càng được cải tiến,
nhất là sản phẩm số hóa.

SVTH: Trần Đăng Khoa – Lớp CCTM03C

Trang 7



Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh đèn trang trí trực tuyến

- Khách hàng có thể tham gia trực tuyến vào các phiên đấu giá, mua/bán, sưu tầm
các món hàng quan tâm tại mọi nơi trên thế giới.
- Thông qua TMĐT khách hàng trao đổi kinh nghiệm mua bán, giao dịch trên
mạng, trong việc sử dụng những sản phẩm.
- Trên đường đua dành lấy sự thỏa mãn của khách hàng, khi đó khách hàng sẽ có
nhiều cơ hội mua được hàng hóa chất lượng, giá rẻ và chính sách khuyến mãi hấp dẫn.
1.5 Hạn chế của Thương mại điện tử
- Hạn chế về kỹ thuật
 Chưa có tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn và độ tin cậy
 Tốc độ Internet vẫn chưa đáp ứng được, chi phí cao
 Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn chưa đáp ứng
 Khó khăn trong việc kết hợp phần mềm ứng dụng, phần mềm TMĐT và
CSDL
 Cần có máy chủ TMĐT đặc biệt
- Hạn chế về thương mại
 An ninh và riêng tư
 Khách hàng thiếu lòng tin vào người bán
 Luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ
 Cần thời gian để thay đổi thói quen tiêu dùng
 Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô
 Gian lận ngày càng tăng
 Thu hút vốn đầu tư khó
1.6 Những trở ngại của việc tiếp cận Thương mại điện tử
Trong hầu hết các trường hợp, nếu có một hệ thống TMĐT sẽ mang lại nhiều
thuận lợi và lợi ích trong kinh doanh. Thế nhưng, tại sao nhiều doanh nghiệp vẫn
không tận dụng các tiến bộ kỹ thuật tuyệt vời của Internet và TMĐT? Đó chính là một


SVTH: Trần Đăng Khoa – Lớp CCTM03C

Trang 8


Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh đèn trang trí trực tuyến

số rào cản hay nói cách khác đó chính là những khó khăn khi các doanh nghiệp tiếp
cận đến TMĐT:
- Khơng thích thay đổi.
- Thiếu hiểu biết về công nghệ.
- Sự chuẩn bị đầu tư và chi phí.
- Khơng có khả năng để bảo trì.
- Thiếu sự phối hợp với các công ty vận chuyển.
Trong tất cả các lý do trên, “khơng thích thay đổi” là lý do phổ biến nhất ngăn
cản doanh nghiệp tham gia vào TMĐT, họ cảm thấy đơn giản hơn với những gì họ đã
làm. Ví dụ một chủ doanh nghiệp nhỏ, họ đã có nhiều năm thành cơng trong cơng việc
kinh doanh của họ, rõ ràng họ không muốn chuyển đến một hệ thống TMĐT vì nếu
vậy họ phải có một thời gian khá dài để thích ứng với sự thay đổi này. Đây là loại tư
duy thường liên quan trực tiếp đến lý do “thiếu hiểu biết về công nghệ” mà nhiều cá
nhân ngày nay đang lo ngại bởi kỹ thuật - công nghệ cao và cũng không thạo trong
lĩnh vực cơng nghệ của doanh nghiệp. Vì vậy, điều lo sợ về cơng nghệ (hoặc các khía
cạnh của học tập mới của công nghệ) là một rào cản lớn trong thị trường TMĐT.
Ngồi ra, TMĐT sẽ ln u cầu một đầu tư ngay từ ban đầu để thiết lập một hệ
thống. Bên cạnh đó, để nâng cao hệ thống TMĐT sẽ phải duy trì qua thời gian và đây
cũng chính là một rào cản. Vì vậy, để tiếp cận TMĐT, các doanh nghiệp phải xem xét
mọi tình huống trên cở sở cá nhân doanh nghiệp và dự thảo một chiến lược để vượt
qua những trở ngại đó.
1.7 Sơ lược tình hình Thương mại điện tử ở Việt Nam

Doanh nghiệp Việt Nam đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên TMĐT sẽ là cầu
nối giúp mở rộng thị trường, tham gia hội nhập tích cực. Với một chi phí rất thấp, khả
thi, bất cứ một doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có thể nhan chóng tham gia TMĐT
để đem lại cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
TMĐT ở Việt Nam đang trong quá trình phát triển. Số người tham gia truy cập
internet còn thấp nên chưa tạo được một thị trường nội địa. Mặt khác các cơ sở để
phát triển TMĐT ở Việt Nam cịn chưa hồn thiện: hạ tầng viễn thông chưa đủ mạnh
SVTH: Trần Đăng Khoa – Lớp CCTM03C

Trang 9


Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh đèn trang trí trực tuyến

và cước phí cịn đắt, hạ tầng pháp lý cịn đang xây dựng, hệ thống thanh tốn điện tử
chưa phát triển. Tất cả điều là những rào cản cho phát triển TMĐT.
Việt Nam đang trong quá trình tích cực hội nhập vào kinh tế khu vực và thế
giới. Dù muốn hay không các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết
liệt không chỉ trong nước và thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp nước ngồi, mạnh
về vốn, cơng nghệ và kinh nghiệm sẽ thơng qua TMĐT để đi vào thị trường Việt Nam,
cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt Nam.
Vì vậy dù muốn hay không các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận và tham
gia thương mại điện tử. Không nên nghĩ tham gia TMĐT là phải mua bán hàng hoá và
dịch vụ. Thực tế có thể tham gia TMĐT ở nhiều cấp độ khác nhau. Doanh nghiệp Việt
Nam ngay từ bây giờ có thể tham gia TMĐT để:
 Giới thiệu hàng hoá và sản phẩm của mình
 Tìm hiểu thị trường: nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường
 Xây dựng quan hệ trực tuyến với khách hàng
 Mở kênh tiếp thị trực tuyến
 Tìm đối tác cung cấp nguyên vật liệu nhập khẩu

 Tìm cơ hội xuất khẩu
Quá trình tham gia TMĐT là quá trình doanh nghiệp từng bước chuẩn bị nguồn
lực và kinh nghiệm. Nếu không bắt tay vào tham gia TMĐT thì sẽ bỏ lỡ một hình thức
kinh doanh qua mạng, sẽ là hình thức phổ biến trong thế kỷ này.
Vấn đề khó khăn nhất đối với doanh nghiệp khi triển khai TMĐT là nguồn lực.
Đó là cán bộ am hiểu CNTT, kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên nếu không bắt đầu tư
bây giờ thì cũng sẽ khơng bao giờ tiếp cận được.
1.8 Giải pháp và phương hướng phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam
- Chính sách thương mại đúng đắn, phù hợp nhằm khai thác triệt để lợi thế so
sánh thông qua quan hệ buôn bán quốc tế để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường khu vực
và thị trường thế giới cho mình.
- Lựa chọn thị trường và mặt hàng có lợi nhất cho mình để phát triển và mở rộng
quan hệ quốc tế.
SVTH: Trần Đăng Khoa – Lớp CCTM03C

Trang 10


Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh đèn trang trí trực tuyến

- Hồn thiện khung pháp luật cho hoạt động thương mại cả ở thị trường trong
nước và thị trường nước ngoài. Đây là vấn đề hết sức cần thiết để phát triển lành mạnh
thị trường trong nước làm cơ sở hậu phương cho phát triển thị trường ngoài nước. Thị
trường trong nước phát triển vững chắc là điều kiện quan trọng để mở rộng ra thị
trường ngoài nước.
- Phát huy tốt vai trò quản lý và điều tiết của nhà nước về thương mại.
- Nhà nước đóng vai trò là người định hướng chiến lược, quy định khung pháp
luật, đề ra những mục tiêu chung cho sự phát triển, cơng bằng thống nhất điều hịa các
quyền lợi chung và cá nhân.
- Nhà nước cần có những chính sách thương mại quốc tế khôn ngoan, linh hoạt,

mềm dẻo, vừa phù hợp với điều kiện của nước mình, vừa phù hợp với thông lệ quốc
tế, vừa đảm bảo pháp luật quốc gia, vừa đảm bảo luật lệ của “sân chơi” thị trường
quốc tế.
2. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI SIÊU THỊ ÁNH
SÁNG ĐÀ NẴNG
2.1 Tình hình thương mại điện tử tại siêu thị ánh sáng Đà Nẵng
Vốn là một siêu thị có tầm cỡ nhưng việc ứng dụng TMĐT vào siêu thị ánh
sáng Đà Nẵng còn gặp nhiều khó khăn, cũng giống như những doanh nghiệp khác trên
thị trường trong khu vực với thói quen bn bán sản phẩm bằng phương pháp truyền
thống không muốn mở rộng hình thức bn bán của mình. Việc áp dụng TMĐT vào
siêu thị có gặp nhiều khó khăn trong đó khó khăn lớn nhất vẫn là nguồn nhân lực, đó
là cán bộ am hiểu CNTT, kinh doanh trực tuyến. Thiếu hiểu biết về công nghệ cũng là
ngăn cản lớn trong việc siêu thị áp dụng TMĐT và hoạt động kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó TMĐT u cầu một sự đầu tư ngay từ ban đầu để thiết lập thành một hệ
thống và phát triển, nâng cao hệ thống sẽ phải duy trì qua thời gian dài địi hỏi doanh
nghiệp có nguồn tài chính ổn định, cơ sở hạ tầng thanh toán trong nước vẫn chưa
phong phú, tiện lợi và tạo được độ tin cậy từ phía người dùng là một trong những điều
kiện gây khó khăn trên con đường hội nhập vào TMĐT của siêu thị.

SVTH: Trần Đăng Khoa – Lớp CCTM03C

Trang 11


Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh đèn trang trí trực tuyến

Vì vậy hiện nay siêu thị đang xem xét mọi tình huống và dự thảo một chiến
lược lâu dài để tiếp cận và áp dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của siêu thị trong
thời gian sắp tới.
2.2 Giải pháp và phướng phát triển thương mại điện tử cho siêu thị ánh sáng

Đà Nẵng
- Áp dụng các chính sách khuyến áp dụng TMĐT của chính phủ vào siêu thị.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hội phục vụ cho quá trình hội nhập TMĐT
nước nhà.
- Đầu tư nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình kinh doanh, mua bán trực tuyến
tại siêu thị.
- Thực hiện các chính sách thương mại phù hợp, đúng đắng để khai thác triệt để
lợi thế cạnh tranh của siêu thị.
- Chọn phương thức thanh toán trực tuyến tin cậy, đảm bảo sự an toàn tăng độ tin
cậy đối với khách hàng của mình.

SVTH: Trần Đăng Khoa – Lớp CCTM03C

Trang 12


Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh đèn trang trí trực tuyến

PHẦN II: XÂY DỰNG WEBSITE KINH DOANH ĐÈN TRANG TRÍ
TRỰC TUYẾN
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI XÂY DỰNG
WEBSITE KINH DOANH ĐÈN TRANG TRÍ TRỰC TUYẾN
1.1. Giới thiệu sơ lược về đề tài
1.1.1. Thị trường và xu thế phát triển của thị trường đèn trang trí ở Việt Nam
Trước đây, đèn trang trí được xem như là một mặt hàng hết sức xa xỉ và hầu
như chỉ xuất hiện trong một số tòa nhà quan trọng hoặc những khách sạn hạng sang ở
Việt Nam. Nhưng bây giờ điều đó đã thay đổi, những người có thu nhập cao thậm chí
là trung bình đang có xu hướng sử dụng đèn trang trí trong nhà của mình thay cho các
thiết bị chiếu sáng thông thường bởi chúng đáp ứng được những tiêu chí nhất định về
mặt thẩm mĩ. Sự đơn điệu và nhàm chán của những bóng đèn chiếu sáng thông thường

đang dần được thay thế bởi một thế giới ánh sáng với đầy đủ những cung bậc, hoa văn,
màu sắc cũng như chất liệu của đèn trang trí. Vì vậy, đèn trang trí là một vật thể không
thể thiếu trong một không gian kiến trúc hiện đại ngày nay.
Xác định được nhu cầu đó, năm 2007 siêu thị ánh sáng Đà Nẵng ra đời với các
sản phẩm đèn trang trí cao cấp đến từ Italia, Mỹ, Hàn Quốc…Phù hợp với với mọi
không gian kiến trúc nội thất nhằm tạo thêm nét duyên cho ngôi nhà của gia chủ. Để
tăng khả năng giao dịch với khách hàng siêu thị cần một Website mang đến cho khách
hàng một bộ sưu tập những mẫu đèn trang trí, đèn chùm, đèn treo tường, đèn ngủ lung
linh kỳ ảo, sống động đầy đam mê với sự huyền hoặc của ánh sáng.
Trong những năm gần đây được đánh giá cịn nhiều khó khăn đối với các doanh
nghiệp, nhưng “sân chơi” vẫn còn rất nhiều, bởi năm qua, cơ chế chính sách đã mở tạo
nhiều phân khúc thị trường mới để nhiều doanh nghiệp tham gia.
Tất cả những cơ hội đó sẽ được hiện thực hóa vào năm 2012, doanh nghiệp nào
nhanh chân và thức thời thì doanh nghiệp ấy sẽ tiếp tục chiếm lĩnh thị trường.
1.1.2. Hiệu quả kinh tế xã hội của đề tài
Từ sự phát triển không ngừng của các khu chung cư, tòa cao ốc, khách sạn, nhà
hàng, resort trong nước như hiện nay sẽ kéo theo sự tăng trưởng khơng ngừng của các
thị trường sản phẩm có liên quan, trong đó các sản phẩm đèn trang trí là một trong
SVTH: Trần Đăng Khoa – Lớp CCTM03C

Trang 13


Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh đèn trang trí trực tuyến

những mặt hàng có khả năng phát triển nhất, qua đây có thể thấy thị trường đèn trang
trí ở nước ta đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn. Nắm bắt được nhu cầu hiện nay
siêu thị ánh sáng Đà Nẵng đã tiên phong đứng ra làm trung gian phân phối cho các
hãng đèn trang trí nổi tiếng trong khu vực miền trung và tây nguyên, phục vụ nhu cầu
thẩm mĩ của khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Tận dụng cơ sở hạ tầng trong nước ngày

càng phát triển đồng thời kết hợp với sức mạnh Internet để mở rộng thị trường, hướng
đến các khách hàng trên tồn quốc trong giai đoạn hiện tại và có thể vươn ra khỏi thị
trường nội địa trong tương lai. Hiện siêu thị chỉ mới cung cấp sản phẩm trong khu vực
miền trung và tây nguyên nhưng cũng đã đạt được những thành tựu về doanh thu khá
nổi bật trong thời gian vừa qua. Với phương châm mang lại cho khách hàng những sản
phẩm chất lượng, đa dạng về mẫu mã, hình dáng và màu sắc với dịch vụ giao hàng
đáng tin cậy, chi phí hợp lý, chúng tơi tin chắc rằng, siêu thị sẽ nhận được nhiều sự tín
nhiệm của khách hàng hơn nữa, đó là một trong những yếu tố giúp siêu thị ngày càng
tiến xa hơn nữa và chiếm được thị phần vững chắc trong thị trường đèn trang trí Việt
Nam. Có được những thành cơng to lớn đó, khơng chỉ góp phần làm tăng doanh thu
của siêu thị mà còn giúp xã hội ngày càng phát triển, con người sẽ hướng đến các hoạt
động mua hàng trực tuyến bên cạnh những phương thức mua hàng truyền thống, hòa
nhập và từng bước đi lên cùng với sự phát triển không ngừng của thế giới.
1.2. Các công cụ xây dựng Website kinh doanh đèn trang trí trực tuyến
1.2.1. Microsoft Visual Studio.Net 2005
Microsoft Visual Studio.Net 2005 là môi trường phát triển tích hợp (Integrated
Development Environment, viết tắt là IDE) được phát triển từ Microsoft. Đây là một
loại phần mềm máy tính được sử dụng trong việc phát triển phần mềm. Các mơi
trường phát triển tích hợp bao gồm:
- Một trình soạn thảo mã (source code editor): dùng để viết mã.
- Trình biên dịch (compiler) và trình thơng dịch (interpreter).
- Công cụ xây dựng tự động: khi sử dụng sẽ biên dịch (hoặc thông dịch) mã
nguồn, thực hiện liên kết (linking), và có thể chạy chương trình một cách tự động
- Trình gỡ lỗi (debugger): hỗ trợ dị tìm lỗi.

SVTH: Trần Đăng Khoa – Lớp CCTM03C

Trang 14



Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh đèn trang trí trực tuyến

- Ngồi ra, cịn có thể bao gồm hệ thống quản lí phiên bản và các cơng cụ nhằm
đơn giản hóa cơng việc xây dựng giao diện người dùng đồ họa (GUI).
- Nhiều môi trường phát triển hợp nhất hiện đại cịn tích hợp trình duyệt lớp
(class browser), trình quản lí đối tượng (object inspector), lược đồ phân cấp lớp (class
hierarchy diagram),…Để sử dụng trong việc phát triển phần mềm theo hướng đối
tượng.
- Như vậy, Microsoft Visual Studio 2005 được dùng để phát triển console (thiết
bị đầu cuối – bàn giao tiếp người máy) và GUI (giao diện người dùng đồ họa) cùng
với các trình ứng dụng như Windows Forms, các Websites, cũng như ứng dụng, dịch
vụ web applications và web services. Chúng được phát triển dựa trên một mã ngôn
ngữ gốc (native code ) cũng như mã được quản lý (managed code) cho các nền tảng
được được hỗ trợ Microsoft Windows, Windows Mobile, .NET Framework, .NET
Compact Framework và Microsoft Silverlight.
- Visual Studio hỗ trợ rất nhiều ngơn ngữ lập trình, có thể kể tên như sau: C/C++
( Visual C++), VB.NET (Visual Basic .NET), và C# (Visual C#)… cũng như hỗ trợ
các ngôn ngữ khác như F#, Python, và Ruby; ngồi ra cịn hỗ trợ cả XML/XSLT,
HTML/XHTML, JavaScript và CSS…
 Ưu điểm:
- Ưu điểm lớn nhất của nó là tốc độ phát triển rất nhanh, với cùng một project
nếu bạn phát triển bằng Java sẽ tiêu tốn thời gian gấp rưỡi đến gấp đôi so với bạn phát
triển nó trên Visual Studio.
- Ưu điểm thứ hai đáng kể đến chính là sự linh hoạt và thư viện hàm, và đối
tượng khổng lồ của nó.
- Ưu điểm kế tiếp của nó chính là cơng cụ lập trình thân thiện dễ sử dụng cùng
với hệ thống thư viện online MSDN có thể đáp ứng tối đa nhu cầu học hỏi của lập
trình viên.
 Nhược điểm:
- Khuyết điểm lớn nhất của các sản phẩm làm từ Visual Studio là phải phụ thuộc

vào thư viện nền Framework. Và gần như chỉ có thể chạy trên hệ điều hành Windows.
SVTH: Trần Đăng Khoa – Lớp CCTM03C

Trang 15


Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh đèn trang trí trực tuyến

- Khuyết điểm thứ hai: Visual Studio khơng phải là Open source, do đó rất khó
tìm thấy một bộ mã nguồn hồn chỉnh đâu đó trên mạng.
1.2.2. Hệ quản trị cở sở dữ liệu SQL Server 2005
Microsoft SQL Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (HQTCSDL) quan hệ
(Relational Database Management System – RDBMS) hoạt động theo mơ hình khách
chủ cho phép đồng thời nhiều người dung cùng truy xuất dữ liệu, quản lý việc truy
nhập hợp lệ và các quyền từng người dung trên mạng.
SQL Server 2005 là HQTCSDL được dung phổ biến trên thế giới nói chung và
ở Việt Nam nói riêng. SQL Server 2005 nâng cao hiệu năng, độ tin cậy, khả năn lập
trình đơn giản và dễ sử dụng hơn so với các phiên bản trước đó. SQL Server 2005 tập
trung vào khả năng xử lý giao dịch trực tuyến trên di động, ứng dụng vào Thương mại
điện tử và kho dữ liệu ( Data warehousing).
Ngôn ngữ truy vấn của Microsoft SQL Server là Transact–SQL(T–SQL). TSQL là ngôn ngữ SQL mở rộng dựa trên tiêu chuẩn của ISO (International
Organization for Standardization) và ANSI(American National Standards Institute)
được sử dụng trong SQL Server.
Ngôn ngữ T-SQL trong SQL Server 2005 mở rộng dựa trên chuẩn ANSI SQL99 trong khi SQL 2000 mở rộng dựa trên chuẩn ANSI -92.
SQL Server 2005 cách cung cấp thêm nhiều tiện ích thơng dụng, kiểu dữ liệu,
hàm, mệnh đề và đối tượng mới…Giúp nhà phát triển phần mềm lưu trữ, tính tốn,
thống kê, tìm kiếm và lập báo cáo cho mọi ứng dụng quản lý.
 Ưu điểm
- Độ bảo mật cao.
- Thích hợp cho những dự án lớn.

- Giao diện đồ họa dễ sử dụng.
 Nhược điểm
- Muốn sử dụng thì phải mua bản quyền của nhà cung cấp.

SVTH: Trần Đăng Khoa – Lớp CCTM03C

Trang 16


×