Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

“Phân tích sự khác biệt về quyền nhận tiền gửi giữa các tổ chức tín dụng. Sử dụng dữ liệu của ít nhất hai tổ chức tín dụng để làm rõ sự khác nhau này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.95 KB, 18 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM
MƠN:

LUẬT NGÂN HÀNG
ĐỀ BÀI: 24
“Phân tích sự khác biệt về quyền nhận tiền gửi giữa các tổ chức
tín dụng. Sử dụng dữ liệu của ít nhất hai tổ chức tín dụng để làm
rõ sự khác nhau này.”
NHÓM

:

09

LỚP

:

NO3.TL3

Hà Nội, 2021
1


BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHĨM
Nhóm số: 09

Lớp: N03.TL3 – 4426



Tổng số thành viên của nhóm: 5
Có mặt:

Vắng mặt:

Đề bài: “Phân tích sự khác biệt về quyền nhận tiền gửi giữa các tổ chức tín
dụng. Sử dụng dữ liệu của ít nhất hai tổ chức tín dụng để làm rõ sự khác nhau
này.”
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong
việc thực hiện bài tập nhóm mơn. Kết quả như sau:
Đánh giá

STT

MSSV

Họ và tên

1

442642

Đào Thị Phương

Anh

X

2


442643

Hoàng Thị Huyền

Thương

X

3

442644

Lương Phạm Quỳnh

Trang

X

4

442645

Dương Diệu



X

5


442646

Nguyễn Thị Xuân

Ánh

X

A

B

C

Hà Nội, ngày 7 tháng 11 năm 2021
Kết quả điểm bài viết: ...............

NHÓM TRƯỞNG

Giáo viên chấm thứ nhất:.............

(đã ký)

Giáo viên chấm thứ hai:...............
Kết quả điểm thuyết trình:........
Giáo viên cho thuyết trình:...........

Nguyễn Thị Xuân Ánh


Điểm kết luận cuối cùng:............

2


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Ngày này sự ổn định và phát triển của hệ thống ngân hàng, tổ chức tín
dụng là một trong những điều kiện cơ bản cửa sự phát triển kinh tế. Các tổ
chức tín dụng với nhiều lọai hình, tên gọi khác nhau, nghiệp vụ khinh doanh
ngày càng đa dạng. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang tính nghề nghiệp
của tổ chức tín dụng. Trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, nhận tiền gửi
là một hình thức nghiệp vụ phổ biến. Khách hàng sẽ gửi tiền gửi tại tổ chức
tín dụng theo ngun tắc được hồn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận.
Giữa các hình thức tín dụng khác nhau quyền nhận tiền gửi cũng có những
khác biệt nhất định. Để nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này nhóm em xin chọn
đề số 24: “Phân tích sự khác biệt về quyền nhận tiền gửi giữa các tổ chức tín
dụng. Sử dụng dữ liệu của ít nhất hai tổ chức tín dụng để làm rõ sự khác
nhau này” để làm bài tâp nhóm của mình.

NỘI DUNG
1. Những vấn đề cơ bản về quyền nhận tiền gửi của tổ chức tín dụng
1.1. Khái niệm tổ chức tín dụng
Căn cứ theo khoản 1 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: Tổ
chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt
động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi
ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân.
1.2. Khái niệm về nhận tiền gửi
Trong các hình thức huy động vốn của tổ chức tín dụng, đây là phương

thức huy động vốn cổ xưa nhất và cho đến nay nó vẫn là hình thức huy động

3


vốn quan trọng nhất về mặt kinh tế và chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng nguồn
vốn huy động ở mỗi tổ chức tín dụng.
Ở Việt Nam, theo quy định trước đây tại khoản 9 điều 20 Luật các tổ
chức tín dụng năm 1997 ghi nhận: Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại
tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền
gửi tiết kiệm và các hình thức tiền gửi khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc
không được hưởng lãi và phải hoàn trả cho người gửi tiền.
Theo khoản 13 điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định: Nhận
tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi
khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền
gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo ngun tắc
có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
1.3. Khái niệm quyền nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng
Quyền là khái niệm dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và
đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức, theo đó cá nhân và tổ chức được
hưởng, được làm, được địi hỏi mà khơng ai được ngăn cản, hạn chế. Quyền
được nhận tiền gửi của các hình thức tổ chức tín dụng là hoạt động kinh
doanh nghiệp vụ của doanh nghiệp dưới nhiều hình thức: Tiền gửi khơng kỳ
hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ
phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo ngun tắc có hồn
trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
2. Sự khác biệt trong hoạt động nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại
và cơng ty tài chính.
Cả Ngân hàng thương mại và Cơng ty tài chính đều là tổ chức tín dụng
có quyền phát hành chửng chỉ tiền gửi, kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy

động vốn trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, hai tổ chức tín dụng này đều là
hai tổ chức được cho phép nhận tiền gửi theo quy định của Luật tổ chức tín
4


dụng 2010. Tuy nhiên, quyền nhận tiền gửi của Ngân hàng thương mại và
cơng ty tài chính có nhiều điểm khác biệt cụ thể như:
2.1.Về khái niệm
Ngân hàng thương mại
Theo khoản 3 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010: Ngân hàng thương
mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và
các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi
nhuận.
Cơng ty tài chính
Theo khoản 4 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010: Tổ chức tín dụng
phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số
hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền
gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách
hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm cơng ty tài chính, cơng ty cho
th tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
2.2. Chủ thể của hoạt động tiền gửi
Quan hệ nhận tiền gửi bao gồm hai loại chủ thể là người gửi tiền và Tổ
chức tín dụng.Trong đó, người gửi tiền là tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi tiền
và có tiền để gửi. Còn tổ chức nhận tiền gửi là các tổ chức tín dụng và các tổ
chức khác có hoạt động ngân hàng, được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực
hiện nghiệp vụ nhận tiền gửi của công chúng (sự cho phép của Ngân hàng nhà
nước được thể hiện bằng việc ghi nhận nghiệp vụ này trong giấy phép hoạt
động). Trong quan hệ nhận tiền gửi, tổ chức nhận tiền gửi đóng vai trị là bên
đi vay. Tuy nhiên, đây là hoạt động đi vay mang tính kinh doanh chuyên
nghiệp được chủ thể này thực hiện thường xuyên.

Trong quan hệ tiền gửi của Ngân hàng thương mại và Công ty tài chính
thì người gửi tiền tham gia vào quan hệ gửi tiền này không giống nhau:
5


Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động
ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuân. Với chức năng này, ngân hàng thương mại là
chủ thể duy nhất được thực hiện tất cả các hoạt động huy động vốn bao gồm
nhận tiền gửi với người gửi tiền có thể là tổ chức hoặc cá nhân dưới tất cả các
hình thức hay nói cách khác thì khách hàng gửi tiền tại ngân hàng thương mại
có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Cơng ty tài chính
Cơng ty tài chính chỉ được nhận tiền gửi từ tổ chức mà không được nhận
tiền gửi của cá nhân (Khác với quy định tại điều 45 của Luật tổ chức tín dụng
năm 1997, tổ chức tín dụng phi ngân hàng được nhận tiền gửi của tổ chức, cá
nhân từ 01 năm trở lên). Việc quy định không được nhận tiền gửi của cá nhân
và không được cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản khách hàng. Quy
định này phù hợp hơn với thông lệ áp dụng tại hầu hết các nước và tạo điều
kiện để một mặt giảm bớt rủi ro cho hệ thống tổ chức tín dụng mặt khác cho
phép các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được mở rộng phạm vi cung ứng các
dịch vụ ngân hàng khác của mình do các quy định về an toàn sẽ được áp dụng
ở mức độ thấp hơn so với các ngân hàng thương mại là những tổ chức nhận
tiền gửi của dân cư và tham gia vào hệ thống thanh toán. Song trên thực tế,
quy định này gây khó khăn trên thực tế áp dụng đối với tổ chức tín dụng phi
ngân hàng tại Việt Nam.
2.3. Các hình thức tiền gửi
Ngân hàng thương mại
Theo khoản 1 Điều 98 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, ngân hàng
thương mại được nhận tiền gửi dưới các hình thức sau: Nhận tiền gửi khơng

kì hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền khác.

6


Tiền gửi không kỳ hạn: Là khoản tiền gửi đúng như tên gọi của nó là
thời gian gửi tiền khơng xác định, người gửi tiền có quyền rút ra bất kỳ lúc
nào do đó lãi suất thường thấp. Mục đích của khách hàng đối với loại tiền này
là hưởng những tiện ích trong thanh tốn khi có nhu cầu chi trả trong hoạt
động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Hình thức này chủ yếu là mở cho các
doanh nghiệp.Vì vậy, đây là bộ phận tiền chỉ nhàn rỗi tạm thời chứ khơng
phải là khoản để dành.
Tiền gửi có kỳ hạn: Ngược với tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn
là khoản tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng trong một thời hạn nhất
định theo thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức tín dụng với nguyên tắc hoàn
trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho khách hàng. Đối tượng khách hàng của loại tiền
gửi này chỉ có doanh nghiệp. Một số lợi ích của tiền gửi có kì hạn như: Sinh
lời, An tồn, Cầm cố, chứng minh năng lực tài chính.
Do có sự xác định rõ ràng về kỳ hạn, nên nguồn tiền gửi có kỳ hạn là
nguồn tiền có sự ổn định cao, ngân hàng có thể sử dụng để cho vay với thời
hạn tương ứng hoặc có thể chuyển đổi một phần tiền gửi ngắn hạn để cho vay
trung dài hạn. Chính vì lý do này mà lãi suất của các khoản tiền gửi kỳ hạn
thường cao hơn nhiều lãi suất tiền gửi khơng kỳ hạn. Bởi vì mục đích chính
của việc gửi tiền vào ngân hàng là tiền lãi, do đó thơng thường thì lãi suất tỷ
lệ thuận với kỳ hạn, tức là khoản tiền gửi càng lâu thì lãi suất càng cao và
ngược lại. Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại ln tìm cách đa dạng hịa
loại tiền gửi này bằng cách áp dụng nhiều kỳ hạn với mức lãi suất khác nhau
nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng.
Bên cạnh các loại tiền gửi trên, ngân hàng thương mại cịn huy động vốn
dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm. Khác với tiền gửi có kỳ hạn (áp dụng cho cả

các tổ chức và cá nhân), tiền gửi tiết kiệm chỉ áp dụng cho các cá nhân. Bởi,
tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại tổ chức tín dụng
theo ngun tắc được hồn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với tổ chức
7


tín dụng.Vì vậy mức lãi suất của loại tiền gửi này cao hơn lãi suất của tiền gửi
có kỳ hạn. Hình thức phổ biến nhất của tiền gửi tiết kiệm là thẻ tiết kiệm do
ngân hàng cấp cho người gửi tiền ghi nhận số tiền, mức lãi suất, kỳ hạn gửi
tiền… Tiền gửi tiết kiệm cũng có hai loại là tiền gửi tiết kiệm khơng có kỳ
hạn và có kỳ hạn.
Cơng ty tài chính
Đối với hoạt động nhận tiền gửi của cơng ty tài chính trước đây được
quy định tại Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về
tổ chức và hoạt động của cơng ty tài chính như sau: “Nhận tiền gửi có kỳ hạn
từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước”. Theo đó, vì cơng ty tài chính thuộc loại hình tổ chức tín dụng phi ngân
hàng nên cơng ty tài chính chỉ được phép nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm
trở lên của tổ chức.
Tuy nhiên, quy định này đã hết hiệu lực và thay thế bởi Nghị định số
39/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động của cơng ty tài chính. Theo đó, cơng
ty tài chính chỉ được thực hiện các hoạt động ngân hàng được quy định tại
khoản 1 điều 108 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. Trong đó, cơng ty tài
chính được phép nhận tiền gửi của tổ chức, chứ không quy định phải là tiền
gửi có kì hạn trên một năm như trước kia.
Ngồi ra, tại điều 2 Thơng tư số 49/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi
có kỳ hạn, các tổ chức tín dụng nhận tiền gửi có kỳ hạn trong đó có bao gồm
tổ chức tín dụng phi ngân hàng, điều này kết hợp với quy định cơng ty tài
chính được nhận tiền gửi của tổ chức. Vì vậy, có thể khẳng định cơng ty tài
chính sẽ được nhận tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức.

2.4. Thời hạn nhận tiền gửi
Ngân hàng thương mại

8


Theo quy định của pháp luật: ngân hàng thương mại được nhận tiền gửi
dưới các hình thức sau: Nhận tiền gửi khơng kì hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền
gửi tiết kiệm và các loại tiền khác nên thời hạn nhận tiền gửi của các hình
thức tiền gửi này cũng khác nhau.
Đối với tiền gửi khơng kì hạn: Vì là tiền gửi khơng kì hạn nên khách
hàng cũng khơng bị giới hạn số ngày gửi tiền.
Đối với tiền gửi có kì hạn: Theo khoản 5 điều 5 Thơng tư số 49/2018/TTNHNN thì “Thời hạn gửi tiền được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức
tín dụng và khách hàng. Đối với khách hàng là tổ chức và cá nhân nước
ngoài là người khơng cư trú, cá nhân nước ngồi là người cư trú, thời hạn
gửi tiền không được dài hơn thời hạn hiệu lực còn lại của Giấy tờ xác minh
thông tin quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Thông tư này”. Trên thực tế,
thời hạn nhận tiền gửi theo hình này khách hàng có thể lựa chọn các kì hạn
gửi khác nhau như 1 tuần; 2 tuần; 1 tháng; 2 tháng; 3 tháng; 6 tháng; 9 tháng;
12 tháng; 18 tháng; 24 tháng; 36 tháng,...
Đối với tiền gửi tiết kiệm: Theo điểm a khoản 1 điều 6 Thông tư số:
48/2018/TT-NHNN quy định về thời hạn gửi tiền bao gồm tiền gửi tiết kiệm
không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Thời hạn gửi tiền cụ thể do tổ
chức tín dụng xác định. Do đó, mỗi tổ chức tín dụng sẽ quy định thời hạn gửi
tiền tiết kiệm phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của ngân hàng thương mại đó.
Cơng ty tài chính
Căn cứ theo khoản 5 điều 5 của Thông tư số 49/2018/TT-NHNN thì “
Thời hạn gửi tiền được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và
khách hàng. Đối với khách hàng là tổ chức và cá nhân nước ngoài là người
khơng cư trú, cá nhân nước ngồi là người cư trú, thời hạn gửi tiền không

được dài hơn thời hạn hiệu lực còn lại của Giấy tờ xác minh thông tin quy
định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Thông tư này”.
9


2.5. Hợp đồng nhận tiền gửi
Hợp đồng tiền gửi là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa một bên là tổ chức
tín dụng (được Ngân hàng Nhà nước quy định cho phép nhận tiền gửi) với
một bên là người gửi tiền nhằm thiết lập quan hệ gửi giữ, quan hệ cho vay
hoặc ủy nhiệm quan hệ thanh toán. Tiền gửi có thể được hưởng lãi hoặc
khơng được hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền. Hợp đồng
tiền gửi được ký kết dưới hình thức văn bản theo quy định của pháp luật hiện
hành.
Ngân hàng thương mại và Cơng ti tài chính có sự tương đồng về hợp
đồng tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức. Hoạt động này được quy định chung tại
điều 6 Thông tư 49/2018/TT-NHNN về thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn. Theo
đó, thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phải
được lập thành văn bản, trong đó bao gồm tối thiểu các nội dung như: thơng
tin khách hàng; thơng tin tổ chức tín dụng; số tiền, loại tiền; lãi suất; thỏa
thuận về chi trả trước hạn, kéo dài thời hạn gửi tiền…
Điểm khác biệt chủ yếu là ở chủ thể của hợp đồng tiền gửi. Ngân hàng
thương mại khơng chỉ thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn đối với khách hàng là tổ
chức mà còn thỏa thuận đối với cả khách hàng là các cá nhân.
Thông tư số 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm giữa tổ
chức tổ chức tín dụng và người gửi tiền, khơng có quy định cụ thể về hợp
đồng tiền gửi tiết kiệm. Chỉ quy định ở điều 7 nội dung thẻ tiết kiệm như sau:
“ a) Thẻ tiết kiệm phải có tối thiểu các nội dung sau:
(i) Tên tổ chức tín dụng, con dấu; Họ tên, chữ ký của giao dịch viên và
của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng;
(ii) Họ tên, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền

hoặc của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung) và thông tin

10


của người đại diện theo pháp luật của người gửi tiền trong trường hợp gửi
tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật;
(iii) Số Thẻ tiết kiệm; số tiền; đồng tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn
(đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn); thời hạn gửi tiền; lãi suất; phương thức
trả lãi;
(iv) Biện pháp để người gửi tiền, tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm;
(v) Xử lý đối với trường hợp nhàu nát, rách, mất Thẻ tiết kiệm;
b) Ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản này, Thẻ tiết kiệm có
thể có các nội dung khác theo quy định của tổ chức tín dụng.”
3. Thực trạng về quyền nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại và cơng
ty tài chính hiện nay
3.1. Ngân hàng thương mại
Pháp luật về huy động vốn bằng nhận tiền gửi đã có nhiều thay đổi tích
cực hơn so với những quy định trước đây. Cụ thể:
Về tiền gửi tiết kiệm, đã có sự thống nhất quy chế pháp lý áp dụng với
các loại tiền gửi tiết kiệm trong một văn bản thay vì để quy chế đó nằm tản
mát trên nhiều văn bản như trước đây. Việc hợp nhất các quy chế pháp lý này
là cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại
nghiên cứu, tham chiếu và áp dụng trên thực tế. Ngoài ra, pháp luật đã quy
định cụ thể về điều kiện để các đối tượng được gửi tiết kiệm tại các tổ chức
tín dụng theo hướng chỉ ghi nhận cá nhân được gửi tiết kiệm. Bởi lẽ, nếu cho
phép các tổ chức, doanh nghiệp gửi tiền tiết kiệm để sinh lời thì các đối tượng
này sẽ có xu hướng khơng thực hiện đầu tư vào sản xuất, kinh doanh mà đem
tiền gửi ngân hàng để hưởng lãi. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sự
phát triển của nền kinh tế. Như vậy, so với thông lệ quốc tế, pháp luật về huy

động vốn bằng nhận tiền gửi của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã tiệm

11


cận và tạo ra một hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động này. Tuy nhiên
vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:
Theo pháp luật thực định, ngân hàng và khách hàng có thể thỏa thuận với
nhau về việc lựa chọn hình thức nhận tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn, tiền
gửi tiết kiệm hay các hình thức tiền gửi khác. Có thể dễ dàng nhận thấy sự
phân biệt giữa các hình thức nhận tiền gửi này hiện nay không được phản ánh
rõ ràng trong các văn bản pháp luật về nhận tiền gửi, khiến cho khách hàng
khơng hình dung được sự khác nhau giữa các hình thức gửi tiền này là gì và
tại sao lại có sự khác nhau như vậy, để từ đó họ đưa ra quyết định lựa chọn
hình thức gửi tiền thích hợp với mình. Rõ ràng, các văn bản pháp luật hiện
hành về hoạt động nhận tiền gửi với những quy định hết sức sơ sài, đơn giản,
chậm được bổ sung đã tỏ ra kém hiệu quả và không đủ sức tạo ra sự khác
nhau mang tính bản chất giữa những giao dịch nhận tiền gửi có kỳ hạn với
giao dịch nhận tiền gửi không kỳ hạn và giao dịch nhận tiền gửi tiết kiệm.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ quy định và công bố lãi suất cơ
bản đối với cả hoạt động huy động vốn và cho vay để trên cơ sở đó các ngân
hàng thương vận dụng và tự quy định lãi suất kinh doanh của mình. Điều này
đã tạo ra sự khác nhau về lãi suất tiền gửi và sự cạnh tranh lãi suất tiền gửi
giữa các ngân hàng thương mại. Để ngăn chặn nguy cơ bùng phát cuộc đua lãi
suất, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ban hành cơ chế lãi suất trần, đồng thời
liên tục có những sự thay đổi về mức lãi suất cơ bản. Tới thời điểm hiện tại,
lãi suất ở hầu hết các kỳ hạn đều giảm so với thời kỳ trước. Tuy nhiên, cơ chế
này đã bộc lộ một số hạn chế: Bởi muốn huy động được vốn thì các ngân
hàng thương mại tăng lãi suất nhưng tăng thế nào để khơng vi phạm lãi suất
huy động trần. Vì vậy, các ngân hàng có sự gian dối trong giao dịch cũng như

trong hạch tốn làm sai lệch báo cáo tài chính, các cơ quan quản lý nhà nước
sẽ khó kiểm sốt, từ đó ẩn chứa rủi ro lường trước được đối với nền kinh tế.
Và để có thể phát hiện được việc vi phạm lãi suất trần thì lực lượng thanh tra
12


ngân hàng nhà nước phải thực hiện giám sát thường xuyên các hoạt động
nhận tiền gửi của khách hàng.
3.2. Công ty tài chính
Trên thực tế, việc các cơng ty tài chính khơng được nhận tiền gửi của cá
nhân sẽ đảm bảo an toàn cho nhân dân trong việc gửi tiền tại các tổ chức tín
dụng. Bởi vì tiền gửi là của cải chủ yếu, thuộc sở hữu của số đông dân cư, là
lợi ích của những người gửi tiền nhỏ, có ít thơng tin, hạn chế năng lực về lĩnh
vực tài chính – ngân hàng. Tuy nhiên có thể thấy rằng, ở một góc độ khác so
với các quy định trước đấy sẽ khiến cơng ty tài chính gặp những khó khăn
nhất định trong q trình huy động vốn để cấp tín dụng.
Xét về khái niệm về tiền gửi, hay nhận tiền gửi ở Việt Nam chưa được
quy định một cách rõ ràng. Định nghĩa về tiền gửi trước đây theo Luật các tổ
chức tín dụng năm 2004 sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng năm 1997
quy định tại điều khoản 20 Điều 9: “Tiền gửi là số tiền của tổ chức, các nhân
gửi tại tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng dưới
hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các
hình thức khác. Tiền gửi được hướng lãi hoặc không hướng lãi và phải được
hoàn trả cho người gửi tiền”. Sau khi Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 ra
đời cũng không đưa ra định nghĩa về tiền gửi mà lại đưa ra định nghĩa về
nhận tiền gửi. Theo quy định tại điều khoản 13 điều 4 Luật các tổ chức tín
dụng năm 2010, “Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân
dưới hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm,
phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền
gửi khác theo ngun tắc có hồn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền

theo thỏa thuận.”
Như vậy, cả hai định nghĩa trên đều chưa rõ ràng, không nêu lên được
bản chất thế nào là tiền gửi mà chỉ định nghĩa theo phương pháp liệt kê. Bên
cạnh đó, nếu như trên các hiểu trước đây của Luật các tổ chức tín dụng năm
13


1997 sửa đổi năm 2004 có một phần quy định riêng về huy động vốn của các
tổ chức tín dụng gồm nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá. Thì so với quy
định trước đây, luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đã gộp chung hoạt động
nhận tiền gửi và phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu vào thành
khái niệm “nhận tiền gửi”. Quy định này vừa gây khó hiểu về khái niệm bản
chất thực sự của tiền gửi, vừa có những mâu thuẫn định trong những điều
khoản quy định trong những điều khoản quy định về hoạt động vốn của cơng
ty tài chính tại khoản 1 Điều 108 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy
định, cơng ty tài chính được: “ a) Nhận tiền gửi của tổ chức; b) Phát hành
chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ
chức;…”. Như vậy hoạt động nhận tiền gửi tại điểm a khoản này được hiểu là
các hoạt động nào, cơng ty tài chính có được nhận tiền gửi có kỳ hạn, khơng
kỳ hạn, hay tiền gửi tiết kiệm hay khơng. Bên cạnh đó hoạt động phát hành
chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn tại điểm b,
khoản này có được hiểu là hoạt động nhận tiền gửi như quy định tại điểm a
hay là một hoạt động huy động vốn độc lập.
Pháp luật về hoạt động nhận tiền gửi của công ty tài chính nói chung và
các tổ chức tín dụng phi ngân hàng nói riêng ngồi các quy định khung của
luật các tổ chức tín dụng thì hiện tại chưa có một văn bản hướng dẫn cụ thể
nào của Ngân hàng Nhà nước, nhiều văn bản đã lạc hậu, không còn phù hợp
với các quy định hiện hành.
4. Định hướng hoàn thiện pháp luật về quyền nhận tiền gửi của Ngân
hàng thương mại và Cơng ty tài chính

4.1. Đối với Ngân hàng thương mại
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật huy động vốn bằng hình thức nhận tiền
gửi phải được thực hiện đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản pháp luật trong
lĩnh vực ngân hàng. Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi
hành cụ thể, hoàn thiện theo hướng khắc phục những bất cập của pháp luật
14


hiện hành về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng
thương mại phù hợp với thực tiễn, trên cơ sở đó tạo tính khả thi cho các văn
bản pháp luật.
Thứ hai, cần hoàn thiện cơ chế hình thành lãi suất cơ bản làm cơ sở định
hướng chuẩn mực cho lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, thị trường tiền
tệ. Cơ chế lãi suất trần không còn phù hợp với thực tế, cần phải thay đổi cơ
chế cũ bằng một cơ chế mới. Tuy nhiên trong bối cảnh thị trường tiền tệ hiện
nay của Việt Nam việc thả nổi hoàn toàn lãi suất chưa thể đáp ứng được, về
lâu dài khi các xu hướng đầu tư đã rõ nét nên kinh tế Việt Nam dần ổn định
thì việc tháo dỡ trần lãi suất huy động sẽ được thực hiện nhằm tuân thủ các
nguyên tắc trên con đường tự do hóa lại suất đã chọn. Tuy nhiên, trước mắt
cần phải thiết lập một mức lãi suất cơ bản định hướng được lãi suất thị
trường. Theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để có thể phát huy
được tốt vai trò định hướng của lãi suất cơ bản chỉ bản thân ngân hàng trung
ương của quốc gia đó phải xác định được những mục tiêu điều hành cụ thể,
trên cơ sở định lượng cụ thể về lạm phát, tăng trưởng hoặc lãi suất ngân hàng
mà tại đó nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng. Lãi suất trần thực sự cần thiết
nếu NHNN dỡ trần lãi suất huy động trong thời điểm này để tạo điều kiện cho
các ngân hàng nhỏ chạy đua lãi suất huy động, khiến các ngân hàng lớn đang
duy trì lãi suất tiền gửi ổn định vì khơng muốn mất khách hàng sẽ phải lao
vào cuộc đua.
Thứ ba, cần ban hành đầy đủ và đồng bộ quy chế pháp lý về hoạt động

huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại. Tức là
cần ban hành một quy chế pháp lý thống nhất về giao dịch nhận tiền gửi của
khách hàng, xây dựng các quy định chung áp dụng cho tất cả các loại hình
giao dịch nhận tiền gửi. Đồng thời xây dựng các quy định đặc thù áp dụng
riêng cho từng loại hình giao dịch nhận tiền gửi. Việc ban hành quy chế pháp
lý nhày không những tạo ra sự thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật
15


mà cịn góp phần tiêu chuẩn hóa hoạt động huy động vốn bằng tiền gửi của
các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam, tạo ra sự chuyên nghiệp và gây dựng
lịng tin của khách hàng.
4.2. Đối với Cơng ty tài chính
Thứ nhất, về phía nhà nước, cần tạo mơi trường thuận lợi cho các cơng
ty tài chính phát triển bằng việc hoàn thiện khung pháp lý nhằm điều chỉnh
và chi phối hoạt động của các cơng ty tài chính, các tổ chức tín dụng phi ngân
hàng. Hầu hết các quốc gia đều xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý để
điều chỉnh và tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này được phát triển một
cách vững chắc. Hoàn thiện cơ chế giám sát, quản lý hỗ trợ về mặt chuyên
môn, nghiệp vụ cho các công ty tài chính. Tiến hành các biện pháp hỗ trợ
nhằm duy trì lịng tin của cơng chúng đối với các hệ thống cơng ty tài chính.
Thứ hai, cần có xây dựng các quy định cụ thể, rõ ràng về các loại tiền
gửi, hình thức nhận tiền gửi đối với cơng ty tài chính nói riêng và các tổ chức
tín dụng phi ngân hàng nói chung. Ngồi ra, pháp luật vẫn chưa có một quy
định nào giải thích thật cụ thể, rõ ràng về các hình thức gửi tiền hay các loại
tiền gửi. Do vậy cần có những quy định cụ thể về vấn đề này trong đó xác
định rõ tiền gửi bao gồm những loại nào, đặc điểm, tính chất của từng loại,
quyền, nghĩa vụ của bên nhận tiền gửi và bên gửi tiền đối với mỗi loại tiền
gửi.
Thứ ba, thay vì việc cấm các cơng ty tài chính nhận tiền gửi của cá nhân,

pháp luật nên cân nhắc quy định các điều kiện để các cơng ty tài chính nhận
tiền gửi của cá nhân. Trên thực tế có những cơng ty tài chính lớn mạnh hồn
tồn có thể đảm bảo an tồn trong việc nhận tiền gửi của các nhân. Việc
khơng cho phép cơng ty tài chính nhận tiền gửi của cá nhân làm hạn chế khả
năng tiếp cận nhiều hơn các nguồn vốn trong xã hội, có tác động tiêu cực đến
các hoạt động kinh doanh của công ty tài chính, giảm khả năng cạnh tranh với
các ngân hàng như đã phân tích ở phần trên.
16


KẾT LUẬN
Nhận tiền gửi là một trong những hoạt động then chốt của tổ chức tín
dụng, tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, lợi nhuận và sự phát triển
khơng chỉ của tổ chức tín dụng mà cả của nền kinh tế. Hoạt động nhận tiền
gửi diễn ra rất đa dạng và phức tạp. Vì vậy, cần đổi mới hoàn thiện các quy
định của pháp luật sao cho phù hợp với thực tiễn khách quan của hoạt động
nhận tiền gửi. Xuất phát từ mục đích đó, bài tập nhóm của nhóm 09 đi sâu vào
phân tích đề số 24: “Phân tích sự khác biệt về quyền nhận tiền gửi giữa các
tổ chức tín dụng. Sử dụng dữ liệu của ít nhất hai tổ chức tín dụng để làm rõ
sự khác nhau này” hoạt động nhận tiền gửi của Ngân hàng thương mại và
Cơng ty tài chính trên thực tế và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Do khả năng và hiểu biết của các thành viên nhóm cịn nhiều hạn chế,
nên trong q trình làm bài khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm 09
rất mong nhận được những góp ý chân thành từ thầy cơ để bài làm hoàn thiện
hơn.

17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội - Giáo trình Luật Ngân hàng, Nxb CAND,
2019;
2. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010;
3. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi bổ sung 2017;
4. Luật các tổ chức tín dụng năm 1997;
5. Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về
hoạt động của cơng ty tài chính và cơng ty cho th tài chính;
6. Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tổ chức
và hoạt động của cơng ty tài chính;
7. Thơng tư số 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm giữa tổ chức
tổ chức tín dụng và người gửi tiền;
8. Thơng tư số 49/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi có kỳ hạn giữa tổ
chức tín dụng với tổ chức, cá nhân;
9. Luận văn thạc sĩ luật học Đào Ánh Tuyết, “Pháp luật về huy động vốn của
tổ chức tín dụng ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp”, 2013;
10. Luận văn thạc sĩ luật học Hoàng Tuyết Mai, “Hoàn thiện pháp luật về huy
động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, 2010;
11. Luận văn thạc sĩ luật học Vũ Thị Huyền Trang, “Pháp luật về hoạt động
huy động vốn của ngân hàng thương mại từ các tổ chức tín dụng và Ngân
hàng Nhà nước - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, 2015.

18



×